Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
7 bước để xây dựng một thói quen tốt

Chỉ cần cam kết thực hiện 07 bước dưới đây, bạn sẽ có được cho mình bất cứ thói quen nào bạn muốn hay thay đổi thói quen mà bạn không còn hài lòng nữa:

Bước 1: Ra quyết định cho sự thay đổi

Đầu tiên, hãy ra quyết định và cam kết bạn sẽ thực hiện theo đúng thời gian biểu đã đề ra. Nếu như muốn hình thành thói quen dậy sớm & tập thể dục vào lúc 5 giờ sáng, hãy đặt báo thức vào đêm hôm trước & đúng 5 giờ sáng hôm sau khi chuông reo, hãy ngay lập tức thức dậy.

dau-khop-vai-4.jpg

Việc đầu tiên cần làm để xây dựng thói quen là ra quyết định và cam kết với chính bản thân (Ảnh: theyogameditation)

Bước 2: Loại bỏ bất cứ "lý do biện minh" ảnh hưởng thói quen mới

Trong khoảng thời gian bắt đầu hình thành thói quen tốt, hãy nói không với bất cứ "lý do biện minh" nào ảnh hưởng đến quá trình đó. Đừng cố gắng bao biện, phàn nàn hay hợp lý hoá tình huống như: "Mình có thể ngủ thêm 5 phút nữa" hoặc "Còn sớm mà" hoặc "Mình sẽ sửa soạn sớm thôi". Đừng để con tàu chệch khỏi đường ray. Nếu bạn đã ra quyết định dậy vào lúc 5 giờ sáng, hãy kỷ luật bản thân dậy và làm theo đúng kế hoạch, tiếp tục thực hiện điều đó cho đến khi nào nó trở thành thói quen tự động thì thôi.

Bước 3. Tuyên bố mạnh mẽ với mọi người xung quanh

Hãy nói với mọi người, càng nhiều người càng tốt, đặc biệt là những người quan trọng với bạn, rằng bạn đang trong quá trình hình thành thói quen mới. Bằng cách này, bạn sẽ phải tự kỷ luật bản thân nhiều hơn nữa để hoàn thiện thói quen, vì có rất nhiều người đang theo dõi bạn từng ngày để xem bạn có đủ sức mạnh ý chí để vượt qua quán tính cũ và hướng đến sự thay đổi tích cực hay không.

buoc-4.png

Luôn hình dung mình đã sở hữu thói quen làm bạn nhanh chóng sở hữu nó hơn. (Ảnh: MindFresh)
Bước 4. Luôn quan niệm "Tôi có thể làm được"

Thường xuyên hình dung việc mình sẽ thức dậy lúc 5 giờ sáng để tập thể dục trong tâm trí sẽ giúp in sâu trong tiềm thức và nó sẽ trở thành thói quen tự động của bạn lúc nào không hay.

Bước 5. Hình thành những lời khẳng định tích cực

"Tôi sẽ thức dậy vào 5 giờ sáng mỗi ngày để tập thể dục". Lặp đi lặp lại câu này ngay trước khi ngủ. Thường thì sáng hôm sau bạn sẽ thức dậy trước khi chuông reo vài phút và sau một thời gian thì bạn cũng chẳng cần đến chuông báo thức nữa

Bước 6. Phát triển tính kỷ luật cá nhân

Kiên trì và kỷ luật bản thân trên con đường hình thành thói quen mới cho đến khi bạn quen thuộc với sự thay đổi và cảm thấy bứt rứt, khó chịu khi phải ra quyết định không thực hiện điều đó. Đến bước này, gần như 90% bạn đã có thói quen tốt mà bạn mong muốn rồi!

Bước 7. Tưởng Thưởng Cho Bản Thân

Điều cuối cùng, cũng là quan trọng nhất: luôn tự tưởng thưởng cho bản thân mỗi khi hình thành được một thói quen mới. Dần dần một cách vô thức, bạn sẽ hình thành thái độ trông ngóng: phần thưởng luôn luôn sẽ xuất hiện khi hoàn thiện thói quen tốt. Điều đó giúp truyền thêm động lực để bạn tiến lên phía trước.

Nguồn : anyhoc.com
Thêm
7 Bước chinh phục thói quen cần làm những gì?
1K
0
0
Theo bạn điều gì quý hơn vàng, không thể mua được, con người chúng ta không thể tự tạo ra, cũng không bao giờ giữ được và bạn sẽ thấy mình chẳng bao giờ có đủ?

Câu trả lời tất nhiên và duy nhất là thời gian!

Thời gian là thứ khó nắm bắt, chỉ thoáng qua và là tài sản quý giá. Ai cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày vì thế điều quan trọng làm sao để bạn có thể quản lý thời gian thật hiệu quả và đó cũng là cách tốt nhất để tối đa hóa thời gian. Một trong những cách để tối đa hóa thời gian là sử dụng nguyên tắc 80/20.


Thời gian là thứ một khi mất đi sẽ không thể lấy lại được.
Thời gian là thứ một khi mất đi sẽ không thể lấy lại được.

Quy luật 80/20: Quy luật thiểu số quan trọng

Quy luật 80/20 hay Nguyên lý Pareto (đặt tên theo nhà kinh tế người Ý Vilfredo Pareto) hoạt động dựa trên các tiền đề: 80 % kết quả là do 20% nguyên nhân gây ra. Đây cũng là quy luật phổ biến trong kinh doanh chẳng hạn:

80% các vấn đề là do 20% nguyên nhân gây ra

80% lợi nhuận của một công ty đến từ 20% khách hàng

80% khiếu nại đối với một công ty cũng đến từ 20% khách hàng.

Sự thật là chúng ta đang lãng phí rất nhiều năng lượng và thời gian vào những việc tạo ra năng suất thấp. Bạn có muốn hoàn thành được nhiều việc hơn với công sức ít hơn hay tiêu diệt những hoạt động lãng phí, và sống một cuộc sống chất lượng hơn?

Tối đa hóa thời gian bằng cách sử dụng Quy tắc 80/20

Khi hiểu rõ quy luật 80/20 thì chắc hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ phả thừa nhận mình đã quá lãng phí thời gian vàng bạc. Trong một thế giới đầy những công việc nhàm chán, khó khăn và tẻ nhạt, vậy làm thế nào để chúng ta có thể áp dụng được nguyên tắc này trong cuộc sống hàng ngày ?


Một câu hỏi rất thú vị! Dưới đây là một vài bí kíp đơn giản để giúp bạn có thể tối đa hóa thời gian và đảm bảo những nỗ lực của bạn mang lại kết quả cao hơn và có ý nghĩa hơn:

1. Xác định đối tượng ưu tiên

Đây là nhân tố quan trọng nhất trong quản lý và tố ưu hóa thời gian dựa trên nguyên tắc 80/20. Để làm được điều này cần phải tập trung cả tâm lực và trí lực. Thay vì vô thức làm những việc thường nhật như một thói quen, hãy học cách làm thế nào để rút ngắn hoặc cắt giảm những công việc mang lại kết quả thấp.

Chúng ta đều biết rằng những điều nhất thiết phải làm lại tiêu tốn khá nhiều thời gian tuy nhiên giá trị mang lại không cao. Những điều như đi lại, nấu ăn, dọn dẹp, ủi quần áo, mua sắm hàng hóa chắc chắn phải làm và cuối cùng chúng ta lại có rất ít thời gian để theo đuổi mục tiêu và nềm đam mê. Vì vậy hãy xác định rõ mục tiêu ưu tiên của mình để tránh lãng phí thời gia không đáng có.

2. Học cách lên lịch trình hiệu quả và khoa học hơn

Học cách để lên lịch trình hiệu quả và rút ngắn thời gian dành cho những công việc không quan trọng là chìa khóa để thiết lập nguyên tắc 80/20 trong cuộc sống. Chúng ta có thể thuê người cắt cỏ, sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc Uber để có thể vừa di chuyển vừa làm việc và dành thời gian đó trả lời email hay cho kế hoạch của bạn.

3. Thiết lập và sửa đổi mục tiêu thường xuyên

Xác định rõ ràng mục tiêu mà bạn tập trung hướng vào giúp bạn tập trung và quản lý thứ tự ưu tiên tốt nhất. Vạch ra kế hoạch để đạt được mục tiêu và điều chỉnh thường xuyên sao cho phù hợp nhất. Cuộc sống thường xảy ra những điều bất ngờ và kế hoạch bạn đặt ra rất dễ chệch hướng. Khi bạn thấy kế hoạch của mình dần trượt ra khỏi mục tiêu ban đầu hãy tập hợp chúng lại và tính toán lại càng sớm càng tốt. Đừng mất nhiều thời gian vào những việc không nằm trong mục tiêu, kế hoạch của bạn.

4. Thiết lập sự cân bằng giữa nỗ lực và đãi ngộ

Trước tiên, đánh giá chế độ đãi ngộ tùy vào từng nhiệm vụ, sau đó sẽ xác định những nỗ lực cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ. Một số người cầu toàn và thích làm tốt nhất mọi thứ trong khả năng của mình, điều đó rất đáng ngưỡng mộ tuy nhiên nó không thực tế và cũng không đem lại hiệu quả. Cân nhắc kỹ lưỡng để sự nỗ lực, thời gian và năng lượng chúng ta bỏ ra sẽ tập trung chủ yếu vào những điều thực sự quan trọng.

Quy luật 80/20 trong cuộc sống

Áp dụng nguyên tắc này trong cuộc sống khá dễ dàng. Trước hết chúng ta hãy bắt đầu tự hỏi bản thân bằng những câu hỏi dưới đây:

20% loại tài sản nào mà bạn đang sở hữu có giá trị cao nhất?

Bạn dành 20% thời gian của mình vào việc gì có thể mang lại cho bạn 80% hạnh phúc?

20% số người giúp bạn cảm thấy 80% hạnh phúc khi ở cạnh họ, vậy họ là ai?

20% những bộ trang phục nào mà bạn mặc đến 80% thời gian?

20% loại thực phẩm nào mà 80% thời gian dành cho việc ăn uống, bạn đều ăn chúng?

Điều bất ngờ là những câu hỏi này rất dễ để trả lời và bạn không cần phải cân nhắc quá lâu để tìm được đáp án.

Khi đã xác định được, bạn có thể dễ dàng tập trung vào những điều này để tăng năng suất cho cuộc sống của mình. Chẳng hạn, 80% số người bạn dành thời gian kết nối với họ chỉ khiến bạn cảm thấy được 20% hạnh phúc thì tốt nhất là không nên ở cạnh họ quá nhiều. Hay 80% bộ quần áo mà bạn chỉ mặc khoảng 20% thời gian trong cuộc đời thì tốt nhất là hãy bán đi hoặc dành tặng cho những người khác.

Chúng ta không nhất thiết phải áp dụng cứng nhắc nguyên tắc 80/20 vào cuộc sống. Tuy nhiên, hãy nghĩ về nó như một công cụ và một thấu kính để soi các khía cạnh của cuộc sống. Mục tiêu là để đơn giản hóa cuộc sống và dành thời gian cho những điều quý giá một cách khôn ngoan.

Nguồn : anyhoc.com
Thêm
1K
0
0
  1. Xây dựng cho mình một ý thức cá nhân về thời gian
    Đừng ỷ lại vào trí nhớ, ghi chép lịch làm việc và cách mà bạn sử dụng thời gian
  2. Lập kế hoạch trước khi thực hiện
    Lên kế hoạch hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng về cơ hội, kết quả, mức độ ưu tiên cũng như hạn chót để thực hiện.
  3. Tranh thủ tối đa thời gian mà mình sáng suốt nhất, làm việc hiệu quả nhất
    Sắp xếp làm những công việc quan trọng để làm vào khoảng thời gian mà mình thường làm việc có hiệu quả cao nhất.
  4. Tranh thủ ngay cả những khoãng thời gian ít ỏi
    Tranh thủ ngay cả thời gian mà bạn bị buộc phải trôi qua như: chờ tàu, chờ máy bay, chờ họp .v.v.
  5. Làm việc một cách gọn gàng
    Phân loại tài liệu giấy tờ một cách khoa học, theo từng loại riêng.
  6. Làm ngay
    Thời điểm hiện tại không bao giờ lập lại, nên điều gì có thể làm ngay thì không nên để đến ngày mai.
    Cố gắng để xử lý dứt điểm các loại giấy tờ, công văn trong một lần là xong.
  7. Sử dụng các công cụ kỹ thuật để tiết kiệm thời gian
    Email, máy tính cầm tay.
  8. Học cách nói không
    Đừng để người khác lạm dụng thời gian vàng ngọc của bạn.
    Hỏi lại người ấy nếu muốn bạn phải làm việc đấy thì bạn có thể gác một việc khác lại làm sau không.
  9. Giao việc cho cấp dưới
    Học cách phân bổ công việc cho cấp dưới của mình, càng nhiều càng tốt.
Thêm
772
0
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
Top