Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
IMG_20230616_121043.jpg
Thêm
Giúp em giải phần Đọc hiểu với ạ, em cảm ơn
  • Like
Reactions: Vanhoctre
414
1
0
Đọc - hiểu là kĩ năng quan trọng trong chương trình Ngữ văn. Cùng Triều Anh tham khảo đề bài đọc hiểu sau:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Bức tranh tuyệt vời

Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi một giáo sỹ đề biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sỹ trả lời: “Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người.”

Họa sỹ cũng đặt câu hỏi với một cô gái và được trả lời: “Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho điều bé nhỏ trở nên quan trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu”.

Cuối cùng họa sỹ gặp một người lính mới từ trận mạc về. Được hỏi, người lính trả lời: “Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình, ở đó có cái đẹp”.

Họa sỹ tự hỏi mình: “Làm sao tôi có thể vẽ cùng một lúc niềm tin, hòa bình và tình yêu?”

Khi trở về ngôi nhà thân yêu của mình, thấy ánh mắt chờ đợi của các con, nụ cười dịu dàng của vợ, họa sỹ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là “Gia đình”.

(Theo Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ, 2004)​

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định một phương thức biểu đạt của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn: “Khi trở về ngôi nhà thân yêu của mình, thấy ánh mắt chờ đợi của các con, nụ cười dịu dàng của vợ, họa sỹ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian.”

Câu 4 (1,0 điểm): Qua văn bản, em rút ra được bài học gì cho bản thân.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Câu 1. Phương thức biểu đạt: Tự sự

Câu 2. Nội dung: Gia đình chính là “điều đẹp nhất trần gian”, giá trị bình dị mà vĩnh hằng nhất, tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời nhất của cuộc sống.

Câu 3.
- Biện pháp tu từ: liệt kê

"Ánh mắt chờ đợi của các con, nụ cười dịu dàng của vợ"

- Tác dụng:

+ Tạo cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn, tăng sức gợi hình, gợi cảm…

+ Giúp người đọc thấy được niềm hạnh phúc không hề xa vời mà vô cùng gần gũi trong chính ngôi nhà thân yêu cùng với những người thân của mình. Qua đó, thể hiện được thái độ yêu thương, trân trọng gia đình của tác giả.

Câu 4. Bài học

- Mỗi người phải hiểu được vai trò, ý nghĩa vô cùng to lớn của gia đình, nhận ra những giá trị bình dị, đích thực mà bền vững của gia đình ngay trong những điều nhỏ bé nhất…

- Biết trân trọng, giữ gìn và vun đắp mái ấm gia đình, yêu thương những người thân trong gia đình.

- Ra sức học tập để tích lũy tri thức, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe và kĩ năng sống đồng thời không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên… để tạo dựng cho mình một cuộc sống, một tương lai tốt đẹp, làm rạng rỡ thêm truyền thống của gia đình, đem đến niềm tự hào cho cha mẹ và những người thân yêu…
.............................................
Chúc các em ôn tập hiệu quả!​
Thêm
10K
0
0
Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá về chủ đề và một số đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ "nhớ thầy" (Trương Đức Thọ) trong phần đọc hiểu.

Mái trường ấp ủ yêu thương
Thước phim kỉ niệm vấn vương không rời
Tim tràn cảm xúc đầy vơi
Lòng xin khắc mãi một thời khó phai
Lặng nhìn bụi phấn trên vai
Nhớ hình bóng cũ vững tay lái đò
Người thầy tận tụy chăm lo

Mệt công mỏi sức giúp trò lớn khôn

(Trương Đức Thọ - Trường THPT Chuyên Nguyễn Bình Khiêm, Tập san 40 năm kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 – 20/11/2022 của Sở GD-ĐT Vĩnh Long trang 47)

[Đây là câu hỏi từ member gửi tới ad, lẽ ra mình sẽ yêu cầu các bạn tự lập chuyên đề hỏi đáp mình mới trả lời, nhưng mình sẽ giúp bạn lần này vì bạn đó không muốn lộ diện]
Nhớ thầy.jpg

Gợi ý trả lời:

I. Phần đọc hiểu

1. chủ thể trữ tình ẩn danh
2. thể thơ lục bát
3. Biện pháp tu từ sử dụng trong câu thơ "Nhớ hình bóng cũ vững tay lái đò" là Hoán dụ
4. Hiệu quả của biện pháp tu từ sử dụng trong dòng thơ "Nhớ hình bóng cũ vững tay lái đò":
Trong các tác phẩm văn học, ca dao, thơ thường sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Biện pháp tu từ ẩn dụ có tác dụng giúp tăng sức biểu cảm cho câu văn/câu thơ. Ẩn dụ giàu hình ảnh và có tính hàm súc cao giúp người đọc người nghe hấp dẫn và bị lôi cuốn.
Giúp cho câu văn, câu thơ có thêm sức biểu cảm
Giúp câu văn, câu thơ trở nên ngắn gọn hàm súc hơn nhưng lại giàu hình ảnh hơn
Khiến cho cách diễn đạt lôi cuốn người đọc/người nghe hơn.
Sự tương tự giữa hình ảnh người thầy với người lái đò ở chỗ:
Người lái đò: Muốn sang bờ sông thì chắc chắn phải có những người lái đò chở qua, nếu không sẽ chẳng qua được, tương tự: Muốn có sự hiểu biết thì phải có thầy cô qua những bài giảng, tiết học giúp cho học sinh có thêm kiến thức, mở ra cho các em một tương lai sáng ngời.
Họ đều có vai trò quan trọng không thể thiếu trên con đường mà chúng ta đi. Nếu không có người lái đò, chúng ta không thể thuận lợi qua bờ sông bên kia theo đúng lộ trình, thời gian. Không có người thầy thì con đường học vấn, tiếp thu tri thức của chúng ta sẽ ngắt quãng, hoặc cần rất nhiều thời gian, có lẽ là cẩ đời để lấp đi sự thiếu hụt tri thức ấy.

6. Nhận xét thái độ, tình cảm của tác giả đối với người thầy trong bài thơ trên:
Chủ thể trữ tình nhớ thương, biết ơn và cả thương cho những vất vả thầy đã bỏ ra. Tác giả luôn khắc ghi những khoảnh khắc về kỉ niệm khi ngồi trên ghế nhà trường, về những khó nhọc mà người thầy đã bỏ ra để giúp cho học sinh được tiếp thu tri thức, đi đúng con đường học vấn làm người.

II. Phần viết:​

(Bài thơ này là bài thơ viết về tình cảm về thầy cô mái trường, rất dễ dàng và quen thuộc với mỗi học sinh để có thể cảm nhận và viết ra phần viết của mình. Tuy nhiên, cá nhân tôi thấy bài thơ này không đặc sắc về hình ảnh, nghệ thuật lẫn nội dung, trắng ra là không có gì để nghiền ngẫm, tạo cảm xúc vì tứ thơ, ngôn từ, lối viết đã quá cũ, bản thân tôi rất khó để có thể viết hay cho được, tôi sẽ nêu ra những ý chính của nghệ thuật và phần cảm xúc các bạn học sinh tự viết phần này. Tôi cũng khuyến nghị các thầy cô giáo muốn các em học sinh yêu văn hơn cũng nên tìm và tạo đề thử thách hợp với sở thích của các em hơn).
***
Tuổi học trò chính là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người. Ở đó, chúng ta đã có một thời gắn bó với thầy cô, bè bạn cùng bao kỷ niệm chẳng thể phai mờ. Và chắc hẳn mái trường chính là nơi chứng kiến những cảm xúc vui buồn của thời mực tím. Ngôi trường gần gũi, thầy cô thân yêu- người đã chắp cánh cho những ước mơ của bao lứa học sinh đã trở thành một chủ đề vô cùng quen thuộc trong thơ ca, trong đó có bài "Nhớ thầy" của thầy Trương Đức Thọ:
Mái trường ấp ủ yêu thương
Thước phim kỉ niệm vấn vương không rời
Tim tràn cảm xúc đầy vơi
Lòng xin khắc mãi một thời khó phai
Lặng nhìn bụi phấn trên vai
Nhớ hình bóng cũ vững tay lái đò
Người thầy tận tụy chăm lo

Mệt công mỏi sức giúp trò lớn khôn
- Với chủ thể trữ tình được giấu đi, những hình ảnh và tình cảm trực tiếp được đẩy lên một cách rõ ràng, đậm nét hơn: Mái trường; thước phim kỉ niệm; Tim; Lặng; Nhớ; Người thầy. Chỉ cần những từ ngữ này đã tạo cho người đọc trường nghĩa về cái cần bày tỏ.
- Đề tài, Thể thơ lục bát quen thuộc, dễ đọc dễ nhớ với mỗi thế hệ học sinh, dễ để truyền đi những câu thơ trong trí nhớ học trò.
- "Lặng nhìn" : chỉ 2 từ thôi cũng diễn tả được đầy đủ và sống động hình ảnh chủ thể trữ tình âm thầm hướng ánh mắt quan sát người thầy của mình để rồi nhận ra những hạt bụi phấn vương trên vai - tượng trưng cho nghề giáo cũng là tượng trưng cho những vất vả âm thầm mà thầy chưa từng than vãn, để nay chính người học trò nhận ra và thấy một cảm xúc đè nén dâng lên trong tim: có lẽ là xót xa, thương cảm.
- "Tràn", "khắc": những động từ mạnh mẽ, thể hiện sự khẳng định về tình cảm, ghi nhận tình cảm một cách mãnh liệt.
- Biện pháp tu từ hoán dụ: "vững tay lái đò", không ngại nhọc nhằn, không ngại vất vả để hoàn thành sứ mệnh của nghề giáo một cách "vững vàng", đưa bao lớp học trò đến bến bờ tri thức - nơi mà các em đã có thêm hành trang sống đầy đủ hơn. Đó không chỉ là chốc lát tính bằng phút mà cả một chặng đường dài của tiếp xúc, gần gũi, nâng bước ước mơ, học thức....
=> Kết luận: Bài thơ với là lời nói từ trái tim, tượng trưng cho trài tim, lời tâm sự của bao thế hệ học trò muốn gửi gắm. Dù không chứa một lời cảm ơn/ xin lỗi nhưng những biến đổi trong tình cảm, sự xúc động khi gặp lại trường xưa, thầy cũ đã đủ nói hết những tình cảm mà tác giả muốn nói....
Thêm
Đọc hiểu bài thơ Nhớ thầy - Trương Đức Thọ
4K
3
2
Phần Đọc hiểu trong Đề Khảo sát lớp 12 của Sở GD - ĐT Hà Nội 2022

Tôi chẳng muốn kỷ niệm về tôi là một điệu hát buồn​


“Bao bài ca xáo trộn trong tôi
Có tiếng khóc của con chim gẫy cánh
Tiếng đau rên của ngôi nhà đổ sập
Tiếng con thuyền không về được bờ quen
Tiếng mưa rơi trên ngọn cỏ yếu mềm…
Nhưng đêm hội này, chỉ một lần tôi được hát
Chỉ sống một cuộc đời giữa vô cùng năm tháng
Chỉ một lần gặp bạn, bạn yêu thương
Chẳng muốn kỷ niệm về tôi là một điệu hát buồn

Tôi chọn bài ca của mùa hạ nắng
Tôi chọn bài ca của người gieo hạt
Hôm nay là mầm, mai sẽ thành cây
Khổ đau dẫu nhiều, tôi chọn niềm vui
Là suối mát lòng tôi gửi bạn
Một cuộc đời- một bài ca duy nhất
Tôi chẳng muốn điệu hát buồn là kỷ niệm về tôi.”

(Trích Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôiLưu Quang Vũ, Nxb Hội nhà văn, 2010, tr.185)

1. Xác định Thể thơ của bài thơ? – Thơ tự do​


2. Chỉ ra những chi tiết diễn tả nỗi buồn của nhà thơ.​


Có tiếng khóc của con chim gẫy cánh
Tiếng đau rên của ngôi nhà đổ sập
Tiếng con thuyền không về được bờ quen
Tiếng mưa rơi trên ngọn cỏ yếu mềm…

3. Anh/chị hiểu nhan đề bài thơ “Tôi chẳng muốn kỷ niệm về tôi là một điệu hát buồn” ntn?​


Kỷ niệm về tôi- tức là những hành động của tôi với người khác ở trong tâm trí, kí ức của họ, giống như cha mẹ, anh chị, bạn bè của tôi. Đây là một câu thơ mang dấu ấn cá nhân nhưng lại đậm tinh thần cộng đồng, vì cái chung, cái cao cả, do đó mang nhiều ý nghĩa và tầm vóc hơn rất nhiều.

Mỗi con người sống trên trái đất này để đều để lại dấu ấn cho ai đó dù ít dù nhiều. Mỗi cuộc gặp gỡ lại để lại kỉ niệm cho người kia. Có kỉ niệm nhạt nhòa, thoáng qua, có kỉ niệm sâu đậm đọng lại trong trí nhớ tới cuối cuộc đời, kỉ niệm có thể là vui, là buồn, là xúc động….và Lưu Quang Vũ đã viết “Tôi chẳng muốn kỷ niệm về tôi là một điệu hát buồn”. Chất lãng mạn trào ra khỏi câu thơ, khi ta nhắc về cụm từ “điệu nhạc buồn”, trong đầu mỗi người đã tự khắc hiện lên nhiều hình ảnh: một lãng tử u buồn ôm cây đàn lang thang, một cậu bé viết vội vài dòng từ biệt rồi mãi mãi ra đi…chắc hẳn điệu nhạc buồn ấy mỗi người cũng đã từng gặp qua, dù có thể là qua báo chí…

Ai cũng cố giấu nỗi buồn trong lòng, thể hiện trên gương mặt là niềm vui khi gặp người khác để rồi tự gặm nhấm nỗi buồn trong một góc vắng. Nỗi buồn tràn lên gương mặt, tạo dấu ấn trong lòng người khác là khi nó đã quá nhiều, chẳng còn thể tự giấu. Ấy là khi ta biết rằng cuộc đời con người ấy toàn những điều không vui vẻ.

“Tôi chẳng muốn kỷ niệm về tôi là một điệu hát buồn”, nhan đề vừa muốn nói về một con người muốn sống nên là một bài ca vui vẻ, có ý nghĩa, có sức thẩm thấu để lan tỏa niềm vui, niềm hạnh phúc đến cho người khác. Để khi ai đó nhớ về mình là nhớ về một con người có một cuộc đời đã sống hết mình, sống có ý nghĩa, sống vui vẻ, có hành động đẹp với người khác, cống hiến tạo giá trị cho xã hội.

Cũng vừa tự nhủ chính bản thân mình phải sống tốt để tạo niềm vui cho chính mình. Chúng ta sống cuộc đời của chúng ta, đâu phải vì người khác. Đừng coi câu thơ là từ một người ba phải chỉ biết sống để làm hài lòng người khác, trưng bộ mặt giả dối làm vui cho người mặc kệ chính mình. Đây là một câu thơ mà càng ngẫm nghĩ càng thấy nhiều ý nghĩa tích cực, sâu sắc. Ai cũng chỉ có một cuộc đời, vậy thì thay vì bản nhạc buồn rũ khiến lòng ta ê ẩm, sầu bi, hãy tạo ra một bản nhạc vui vẻ khiến ai nghe cũng cảm thấy yêu đời, nhảy nhót. Vì người cũng là vì ta. Lưu Quang Vũ đã viết những vần thơ khiến bạn đọc phải suy ngẫm mà vẫn giàu hình ảnh, giàu chất thơ.

4. Nội dung câu “Một cuộc đời- một bài ca duy nhất” có ý nghĩa như thế nào đối với anh/chị?​


Ai cũng có một cuộc đời. Và nếu coi màu sắc của cuộc đời ấy là một bài ca duy nhất, hãy tạo ra một bản nhạc vui với nhiều nốt bổng. Bạn có thể phản bác tôi rằng, bản nhạc buồn cũng có cái hay của nó, nó khiến cho các âm điệu phong phú hơn. Ai mà thích buồn bã, sầu bi, ai mà muốn âu sầu từng khoảnh khắc? Đồng ý rằng bản nhạc sẽ có lúc trầm lúc bổng, nhiều khi cuộc đời có những vấp váp, những chuyện buồn ập tới khiến ta chùn bước, nản lòng. Nhưng thái độ mà ta đối diện với những khó khăn, thử thách của cuộc sống thế nào, liệu rằng bản nhạc ấy là một nốt trầm sâu thẳm rồi kẹt phím giữ mãi ở một nốt trầm khiến bản nhạc đơn điệu, chán chường hay lúc thăng lúc trầm đầy giai điệu tạo nên một bản nhạc cuộc đời của riêng ta. Chúng ta chỉ có một cuộc đời, và chính chúng ta cũng là người nghệ sĩ sáng tạo ra cuộc đời của chính bạn mà không phải bởi tài năng âm nhạc mà được tạo thành bởi nghị lực, ý chí, bằng cách bạn nhìn nhận cuộc sống, bằng chính hành động của bạn. Hãy sống sao để cuối bản nhạc cũng là khi bạn về già, bạn nhìn lại và không hề nuối tiếc.

Trích đoạn này cũng thường được hỏi:​

1. Anh(chị) hiểu như thế nào về câu thơ "hôm nay là mầm, mai sẽ thành cây"

Ai cũng từng là trẻ em rồi mới thành người lớn. Để trưởng thành và cứng cáp hơn thì mỗi người cần một quá trình. Quá trình ấy cần sự chở che, bao bọc của người gieo trồng trước những tác nhân gây hại như mưa nắng, chim, sâu...Trẻ em để thành người lớn cũng cần sự chở che, dạy dỗ, nâng đỡ. Từ chiếc mầm nhỏ bé non nớt, yếu đuối thành cái cây giúp ích cho đời, tạo ra các giá trị (lá, hoa, quả...)

Câu thơ thể hiện một quy luật tự nhiên cũng là một quy luật đời người. Khẳng định trách nhiệm mà tác giả đã chọn - sống có ích.

Giọng thơ chứa chan niềm xúc cảm, sự tự hào và lòng quyết tâm. Bởi lẽ tác giả tin vào những nỗ lực trong cuộc sống. Mầm, cây ấy gắn với cả hi vọng của nhân vật "tôi" về một ngày mai tươi đẹp.

2: Qua bài thơ, anh(chị) nhận xét gì về tâm hồn tác giả

Lưu Quang Vũ là một thi sĩ có tâm hồn nhạy cảm, đồng cảm cao với tất cả mọi việc xảy ra quanh mình.

Tác giả cũng là người sống tích cực, nhìn mọi việc xảy ra trên cõi đời này một cách thấu hiểu và từ đó dùng vần thơ của mình để lan tỏa những ý nghĩa ấy với tất cả mọi người. Tâm hồn sôi nổi, trẻ trung, LQV gắn bó sâu sắc với đời sống thường nhật bình dị, giản đơn mà ý nghĩa, thiêng liêng. Tình yêu đời, yêu cuộc sống đã được gửi gắm trong sự gắn bó, sự yêu quý với từng bài ca: mùa hạ, người gieo hạt, ...Sự hướng đến cuộc sống tươi đẹp trong tác giả cũng giúp bạn đọc thêm trân trọng, thêm yêu quý cuộc sống và con người với những niềm vui, sự hướng đến tương lai bởi lựa chọn "niềm vui".
Thêm
5K
2
2
Em có một bài tập đọc hiệu mới được giao về nhà gần đây mà bài hóc quá, mn giúp em với ạ

BT đọc hiểu (1).jpg
Thêm
GIÚP EM VỚI Ạ
1K
2
1
"Mặt trường khát vọng" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một trong những bài thơ đặc sắc. Nó đã xuất hiện rất nhiều trong các đề thi thử với đa dạng câu hỏi
Cùng vanhoctre đi tìm hiểu một số câu hỏi đọc hiểu bài "Mặt đường khát vọng" - Nguyễn Khoa Điềm


5177

Đọc hiểu bài "Mặt đường khát vọng" - Nguyễn Khoa Điềm

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh c
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào

Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!...
Ta lớn lên khao khát những chân trời
Những mảnh đất chân mình chưa bén được
Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực
Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh…

(Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn nghệ giải phóng, 1974, tr.35-36)

Câu 1:
Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2:
Chất liệu văn học dân gian hiện lên qua hình ảnh, câu thơ nào? Có tác dụng như thế nào?

Câu 3:
“Niềm tin rất thật” mà tác giả nhắc đến trong khổ thơ đầu là gì?

Câu 4:
Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”?

Câu 5:
Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: "Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa/Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

Câu 6:
Chỉ ra và cho biết hiệu quả của phép liệt kê được sử dụng ở 4 câu thơ cuối đoạn trích.

Câu 7:
Từ đoạn trích trên anh/chị có suy nghĩ gì về sức mạnh và niềm tin trong cuộc sống?

Đáp án đọc hiểu Mặt đường khát vọng

Câu 1:
- Phong cách ngôn ngữ trong đoạn thơ trên là: nghệ thuật
- Phương thức biểu đạt chính là: biểu cảm.

Câu 2:
– Chất liệu văn học dân gian:
+ “Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu” sử dụng chất liệu cổ tích “Tấm cám”
+ “Cây khế chua có đại bàng đến đậu” – sử dụng cổ tích “Ăn khế trả vàng”.
+ “Hoa của đất” – chất liệu tục ngữ “Người ta hoa đất”
– Tác dụng: làm đoạn thơ trở nên gần gũi, thân thuộc, hấp dẫn. Qua đó làm hiện lên hình ảnh con người Việt Nam nhân hậu, nghĩa tình, giàu sức sống, giàu niềm tin.


Câu 3:
“Niềm tin rất thật” mà tác giả đề cập đến là: Niềm tin vào hạnh phúc và những điều tốt đẹp hoặc niềm tin vào những vất vả gian nan sẽ được đền đáp bằng hạnh phúc.

Câu 4:
“Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”, ý câu thơ muốn nói thiên nhiên khắc nghiệt, điều kiện tự nhiên không cho phép không phải là cản trở mà ngược lại, là thử thách để con người khẳng định mình. Con người nở hoa là con người đạt được thành quả, con người thành công sau rất nhiều thử thách.

Câu 5:

– Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là biện pháp tu từ: ẩn dụ
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

– Tác dụng: làm câu thơ trở nên mượt mà, bóng bẩy, phong phú, sinh động, hấp dẫn, giàu giá trị biểu cảm; hình ảnh thơ có chiều sâu, gợi nhiều liên tưởng ý vị. Qua đó làm nổi bật ý nghĩa: Bông hoa nở trên đất đai cỗi cằn cho ta thấy được sức sống mạnh mẽ, sức trỗi dậy mãnh liệt bất chấp hoàn cảnh của nó. Đó cũng chính là hình ảnh sức mạnh của con người Việt Nam đã vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn thử thách để tỏa sáng, để khẳng định mình. Tác giả cũng khẳng định – con người chính là loài hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất, đáng trân trọng nhất thế gian.

Câu 6:
- Xác định phép liệt kê: những chân trời, những mảnh đất , những biển khơi, những ngàn sao
- Hiệu quả biểu đạt: nhấn mạnh những sự phong phú của những khát khao , ước mơ hoặc nhấn mạnh những khát khao khám phá được nhiều điều lớn lao, nhiều vẻ đẹp của cuộc đời.

Câu 7:
– Nội dung của đoạn thơ: ca ngợi niềm tin và sức sống của con người Việt Nam.
– Nội dung ấy gợi cho em suy nghĩ:
  • Con người Việt Nam là những con người chịu thương chịu khó, sống giàu niềm tin, nhân hậu.
  • Có ý chí vươn lên dù trong nghịch cảnh ngặt nghèo.
  • Ngay thẳng, lạc quan, yêu đời.
Thêm
"Mặt đường khát vọng" đọc hiểu
2K
0
1

baivanhay

Moderator
Thành viên BQT
19/8/19
131
63
62,937
Xu
1,357
"Mặt đường khát vọng" - Nguyễn Khoa điều: Tác phẩm này thường sẽ rơi vào phần đọc hiểu. Các bạn chú ý nhé
Mặt đường khát vọng đọc hiểu
 
Chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa là các bạn học sinh lớp 12 bước vào cuộc thi tốt nghiệp THPT. Chắc hẳn các bạn đang vô cùng lo lắng và gấp rút chuẩn bị cho kì thi nhằm đạt kết quả tốt đúng không?
Dưới đây là đề thi thử phần đọc hiểu môn Ngữ Văn mời các em cùng tham khảo

Đề thi thử môn Văn năm 2021
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu

Chúng ta thường có khuynh hướng ngả theo những lựa chọn dễ dàng, những con đường bằng phẳng và chỉ làm những gì cần thiết để hoàn thành công việc. Song, nếu chúng ta chỉ chấp nhận những mức độ sẵn có, chẳng muốn gắng sức vươn lên một tầm cao mới, thì mãi mãi bản thân ta cũng chỉ là một con người bình thường như bao người khác và lúc nào cũng dậm chân tại chỗ.

Luôn cố gắng phát huy khả năng của bạn đến mức xuất sắc là điều rất quan trọng trong cuộc sống. Bạn hãy xem xét những công việc nhỏ mà bạn thường làm, rồi tự hỏi xem: Mình có thể thực hiện chúng cách nào tốt hơn?

Ví dụ như: bạn hãy quét dọn, lau chùi nhà cửa, rửa xe tỉ mỉ hơn, sạch sẽ hơn hay sẵn sàng làm thêm một số công việc nơi công sở để công việc tiến triển ngày càng tốt. Nếu bạn biết đặt ra cho mình một tiêu chuẩn cao trong bất kỳ công việc nào thì chắc chắn bạn sẽ thấy hài lòng hơn về chính mình.


Khi bạn quyết tâm làm mọi việc với một kết quả tốt nhất, nội tâm và cảm xúc trong bạn sẽ sâu sắc hơn, bạn sẽ thấy cuộc đời mình đổi thay đáng kể và con đường tiến tới thành công sẽ rộng mở trước mắt bạn, dù có thể trước đó bạn thấy nó dường như đã đóng kín.

(Thay thái độ, đổi cuộc đời – Keith D. Harrell)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, chúng ta thường có xu hướng ngả theo lựa chọn nào?

Câu 3. Những ví dụ được nêu trong đoạn trích trên có tác dụng gì?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Nếu bạn biết đặt ra cho mình một tiêu chuẩn cao trong bất kỳ công việc nào thì chắc chắn bạn sẽ thấy hài lòng hơn về chính mình.”? Vì sao?

- Chúc các em đạt kết quả cao -​
Thêm
1K
0
0
Đề đọc hiểu luyện thi THPT quốc gia

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen ;đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía
vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn."
(Trích "Hai đứa trẻ" - Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11 tập 1; NXBGD năm 2014)

Câu hỏi:
a.Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
b.Nêu nội dung của đoạn văn?
c. Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn? Tác dụng?
d. Vẻ đẹp văn phong Thạch Lam qua đoạn văn trên
Thêm
  • Like
Reactions: Vanhoctre
2K
1
1
Đề thi thử văn thpt quốc gia 2021 trường Thành Nhân

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Chiến thắng của quốc gia thuộc về cách thức mà mỗi quốc gia và công dân của mình liên kết với nhau để vượt qua đại nạn. Còn chiến thắng của nhân loại, của thế giới, phụ thuộc vào năng lực quản trị của từng quốc gia và khả năng đoàn kết, chia sẻ với nhau. Trong tuyên bố COVID -19 đã trở thành “đại dịch toàn cầu”, ngày 11-3, Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ông Guterres khẩn thiết: “Việc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch ngày hôm nay là một lời kêu gọi hành động gửi tới mọi người, mọi nơi trên thế giới. Tuyên bố cũng là lời kêu gọi trách nhiệm và sự đoàn kết, các quốc gia cần đoàn kết lại và mọi người dân trên thế giới cần đoàn kết lại”.

Học giả Yuval Harari, tác giả của những cuốn sách: “Lược sử loài người”, “Lược sử tương lai” và “21 bài học của thế kỷ 21” nhận định, “thang thuốc giải hữu hiệu cho bệnh dịch không phải là chia rẽ mà là đoàn kết”, và phải là “với tinh thần đoàn kết ở mức độ toàn cầu”. Sự đoàn kết này thể hiện ở việc chia sẻ những nguồn thông tin khoa học đáng tin cậy, công khai minh bạch các thông tin vào dịch bệnh. Yuval Harari cho rằng, để có được sự đoàn kết, cần phải có niềm tin mạnh mẽ và sự hợp tác quốc tế cao độ giữa các quốc gia. Sự vắng mặt của niềm tin và gắn kết toàn cầu sẽ khiến dịch bệnh tiếp tục lây lan. Mỗi mối nguy đều tồn tại cơ hội. Dịch bệnh lần này hy vọng sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhân loại về sự nguy hiểm của chia rẽ toàn cầu.
Rõ ràng, đại dịch và khủng hoảng kinh tế là vấn đề của thế giới, của toàn thể nhân loại. Và với tầm mức đó, nó chỉ có thể được giải quyết hiệu quả nếu các quốc gia cùng hợp tác. Nhân loại đang chạy đua với virus để giành chiến thắng. Khi cuộc chiến này đi qua, chúng ta phải đối diện với những thảm họa tồi tệ về khủng hoảng kinh tế, tâm lý và nhiều điều khác nữa. Một thế giới bị tổn thương chỉ có thể hàn gắn và hồi phục bằng sự đoàn kết và chia sẻ.

(Trích Đoàn kết là sức mạnh trong cuộc chiến chống COVID-19, http://tuyengiao.vn ngày 12/4/2020)
1. Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản trên (0,5 đ)
2. Theo tác giả bài viết này, sự đoàn kết ở mức độ toàn cầu thể hiện ở những việc gì ? (0,5 đ)
3. Anh / chị có đồng ý rằng “Sự vắng mặt của niềm tin và gắn kết toàn cầu sẽ khiến dịch bệnh tiếp tục lây lan” không ? Vì sao? (1,0 đ)
4. Theo anh/ chị, tại sao ông Tổng thư kí Liên hiệp quốc khẩn thiết kêu gọi Các quốc gia cần đoàn kết lại và mọi người dân trên thế giới cần đoàn kết lại” ? (1,0 đ)
Thêm
3K
0
1

VHT

Diễn đàn Văn Học Trẻ
9/12/10
157
153
43,000
VietNam
Xu
121,202
Đáp án
1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là phương thức nghị luận. (0.5)
2. Theo tác giả bài viết này, sự đoàn kết ở mức độ toàn cầu thể hiện ở việc chia sẻ những nguồn thông...
 
  • Love
Reactions: Lan Hương
Phần đọc hiểu là một trong những phần vô cùng quan trọng trong mỗi đề thi. Để đạt được điểm tối đa đòi hỏi mỗi chúng ta cần chăm chỉ luyện tập, nâng cao vốn hiểu biết
Dưới đây là đề đọc hiểu mời các bạn cùng tham khảo

ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi :
Tôi là viên đá mọn không tên
Tôi tự hào sung sướng tuổi thanh niên
Chiến đấu lớn dưới ngọn cờ của Đảng.
Tôi yêu bản hùng ca không tắt
Mà lời ca sang sảng những tên người
Bế Văn Đàn hiến trọn tuổi hai mươi
Thân trai trẻ vì nhân dân làm giá súng.
Phan Đình Giót như một hòn núi lớn
Ngực yêu đời đè bẹp lỗ châu mai
La Văn Cầu vì rất quý những bàn tay
Đã chặt đứt cánh tay mình xông tới.
Lý Tự Trọng đầu không hề chịu cúi
Lúc ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du
Chị Sáu ơi! Bông hoa chị cài đầu
Còn thắm mãi giữa ngàn cây Côn Đảo.

(Vương Trùng Dương)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào là chính? Tác dụng.
Câu 3. Hình ảnh Lý Tự Trọng “ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du” và chị Võ Thị Sáu với “bông hoa chị cài đầu” gợi lên ý nghĩa gì?
Câu 4. Tại sao tác giả lại xem mình là “viên đá mọn không tên”.

ĐÁP ÁN
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là: Tự sự, biểu cảm
Câu 2.
- Biện pháp tu từ chính: liệt kê (tên tuổi và hành động dũng cảm của những anh hùng trẻ tuổi trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc.)
- Tác dụng:
  • Nhấn mạnh vẻ đẹp kiên cường, bất khuất của những cá nhân anh hùng đã làm nên thời đại anh hùng, qua đó bộc lộ niềm tự hào, ngợi ca, biết ơn của tác giả.
  • Tạo âm hưởng mạnh mẽ, hào hùng cho đoạn thơ.
Câu 3. Hình ảnh Lý Tự Trọng “ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du” và chị Võ Thị Sáu với “bông hoa chị cài đầu” gợi lên ý nghĩa:
- Làm nổi bật tư thế hiên ngang, bất khuất đến bất diệt trước sự tàn ác của kẻ thù của những con người sẵn sàng hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc.
- Khắc họa sâu đậm lòng yêu nước, tinh thần lạc quan, thư thái cùng vẻ đẹp tâm hồn đầy chất nhân văn ngay cả khi đối diện với cái chết.
Câu 4. Tác giả xem mình là “viên đá mọn không tên”vì:
- Tác giả cảm nhận sâu sắc vai trò và những đóng góp to lớn của các thế hệ cha anh đi trước đối với công cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Nhắc đến những tấm gương anh dũng tác giả cảm thấy mình nhỏ bé, thậm chí vô danh, vô nghĩa khi chưa có những đóng góp, cống hiến xứng đáng cho dân tộc.
- Việc xem mình là “viên đá mọn không tên” thể hiện thái độ khiêm tốn, chân thành và bộc lộ khao khát được thể hiện phần trách nhiệm của cá nhân với đất nước.
Thêm
  • Like
Reactions: Đỗ Tuấn Vũ
2K
1
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
Top