Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
1.Khai Bút là gì ?
- Khai bút là một phong tục tập quán xa xưa của người Việt ta và được xem là một nghi lễ không thể thiếu của các bậc nho sĩ ngày xưa. Khai bút nhằm mục đích thể hiện sự tôn trọng với việc học tập, cầu chúc cho một năm gặp nhiều may mắn và suôn sẻ mọi đường.
-Thời gian khai bút sẽ bắt đầu từ sau giao thừa đến mùng 5 Tết âm lịch.

2.Cần chuẩn bị gì để khai bút ?
-Để khai bút thì các bạn nên ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, ngồi vào bàn học tập hoặc bàn làm việc. Giấy và bút mà bạn thường sử dụng để học tập là những vật dụng không thể thiếu đấy nhé !

3.Khai bút như thế nào và nên viết gì ?
-Khi khai bút đầu năm, các bạn nên viết những điều may mắn, những câu chúc hay những mục tiêu mà bạn muốn đạt được trong năm mới. Các bạn có thể viết theo trình tự sau nhé :
- Viết câu đối Tết :
STU gợi ý một số câu đối mà bạn có thể tham khảo nhé :
“ Cát tường như ý - Cung chúc Tân xuân “
“ Địa sinh tài, thế nghiệp quang huy
Thiên tứ phúc, gia thanh hiện thái “
“ Phát tài phát lộc - Công thành danh toại “
- Những lời chúc đến gia đình, bạn bè và chính bạn :
Ở đây các bạn hãy viết những lời chúc chân thành gửi tới gia đình, bạn bè, người yêu và cả chính bạn trong năm mới nữa nhé.
- Những mục tiêu mà bạn muốn đạt được :
Ví dụ như bạn muốn đạt IELTS 8.0, đạt được danh hiệu học sinh giỏi, chinh phục ngôi trường cấp 3 hay đại học mà các bạn mong ước.

4. Sau khi khai bút nên làm gì ?
-Sau khi khai bút, các bạn hãy học môn học mà các bạn yêu thích hay muốn đạt thành tích cao trong 20 đến 30 phút nhé. Bên cạnh đó, tờ giấy hay cuốn sổ bạn khai bút nên được đặt ở nơi sạch sẽ nha.

5. Những khung giờ vàng để khai bút
-Trong năm Quý Mão 2023 sẽ có các khung giờ khai bút đẹp rơi vào mùng 2 và mùng 4 Tết :
-Mùng 2 :
1h - 3h : giờ Sửu
7h - 9h : giờ Thìn
11h - 13h : giờ Ngọ
13h - 15h : giờ Mùi
19h - 21h : giờ Tuất
21h - 23h : giờ Hợi
-Mùng 4 :
3h - 5h : giờ Dần
5h - 7h : giờ Mão
9h - 11h : giờ Tỵ
15h - 17h : giờ Thân
19h - 21h : giờ Tuất
21h - 23h : giờ Hợi
-Thêm vào đó, trong những khung giờ kể trên các bạn có thể lựa chọn khung giờ phù hợp với con giáp của bạn nhé. Dù trong năm 2022 các bạn đã gặp những khó khăn, vất vả hay trở ngại nào thì hãy để nó lại ở năm 2022, biến nó thành động lực và thành bài học để năm 2023 tiếp tục phấn đấu và “lấy lại phong độ vốn có của bạn” nhé! STU xin chúc mọi may mắn, vạn sự tốt lành sẽ đến với các bạn trong năm 2023 này.
1674139013054.png
Thêm
Khai bút đầu xuân
595
3
0
Từ ngàn xưa, ông bà mình đã dạy ăn phải trông nồi, ngồi phải trông hướng. Nghĩa là từ những chuyện nhỏ nhất như ngồi ăn cơm cùng gia đình, cùng tập thể mình phải biết nhìn mọi người xem đã đầy đủ chưa, sắp xếp chỗ ngồi có hợp lí không? Ngày xưa còn thiếu thốn, cơm ăn có khi chưa đủ no, không chỉ bởi no bụng mình mà ăn cạn miếng cháy cuối cùng, phải xem còn ai chưa ăn để phần lại, xem người khác ăn đã no chưa, mỗi người nhìn nhau nhường một chút, tất cả mọi người đều hài lòng. Ngoài ra còn chuyện vai vế trong mâm cơm Việt. Ngày xưa còn có nồi cơm tro, tất cả thành viên quây quần trong chiếu xoay quanh mâm cơm tròn, không thể để người già và khách ngồi đầu nồi xới cơm, đĩa đồ ăn ngon (thường tính là thịt thà) sẽ được xếp gần khách hơn.... Những quy định trong mâm cơm ấy dần dà thành những ý nghĩa rộng hơn khi con người trưởng thành hơn, đi ra xã hội. Đó là việc mỗi người phải nhìn vào tình huống hoàn cảnh để xử lí khéo léo theo hoàn cảnh đó. Không thể mời người Hindu ăn heo bò, cũng không thể mời người theo đạo Phật ăn thịt cá, không thể ép trẻ em ăn chay...Không thể đi Chùa mặc quần áo ngắn, đi đám ma mặc váy xòe, đi đám cưới đội khăn tang. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có văn hóa riêng, kiêng kị riêng. Mỗi nhà có quy định riêng về giờ giấc, quy định, mỗi người cũng có thói quen riêng, tính nết riêng.... chúng ta cần học cách quan sát và tìm cách hợp lí nhất để hài hòa lối sống. Không thể luôn nghĩ cho mỗi bản thân mình, sống theo ý thích của mình.

ăn trông nồi ngồi trông hướng.png
n phải trông nồi, ngồi phải trông hướng)

Có thời, dạy trẻ thơ, người ta quá chú trọng tới những phẩm chất cao siêu đến thành diệu vợi. Nên bắt đầu từ những điều nhỏ nhất: đi đứng, ăn nói, ứng xử... Nói chung là hành vi của con người. Phẩm giá của mỗi người được xác lập dần dà từ đó. Bởi, con người trước hết là con người xã hội, chúng ta phải quan hệ với người khác trong cộng đồng. Nhỏ là một gia đình. Rộng hơn là làng xã, phố phường, cơ quan... Từng người mẫu mực làm thành cộng đồng người mẫu mực. Khi ấy thì, nói như Chế Lan Viên:

Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ
Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn


Một trong những lời khuyên bảo liên quan tới điều vừa nói được người xưa đúc kết thành câu tục ngữ quen thuộc: Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Khởi đầu từ những việc rất cụ thể: ăn thế nào? ngồi thế nào? Chẳng là xưa kia, sống trong đại gia đình dòng tộc, thường chẳng dư giả gì. Cơm ăn lắm khi cũng thiếu. Đông người ăn, còn hết, nhiều ít lắm khi không để ý. Nhất là khi có thực khách. Chuyện mời ăn ở thôn quê như... cơm bữa. Tỏ thân tình, mật thiết mà! Vậy nên rất dễ "lố"- "lố" một cách vô tình. Tốt nhất là hãy để ý tới nồi cơm để tránh những gì nên tránh. Đẹp mặt mình mà cũng vừa lòng người khác. Ăn trông nồi là thế! Còn ngồi trông hướng? Hướng ở đây không hẳn là bốn phương, tám hướng. Hướng là vị thế ngồi trong tương quan với người khác. Tùy ở cương vị, giới tính và tuổi tác. Trong gia đình và ngoài xã hội. Phải nhận biết để điều chỉnh hàng vị. Có sự khác biệt nhất định giữa chủ và khách, giữa yếu nhân và người thường, giữa già và trẻ, giữa nam và nữ... Cũng cần phải lưu tâm đến không khí: trọng thể hay thân mật, vui vẻ hay buồn đau, thân hay sơ... Tất cả phải được xác định cho rành rọt. Để ứng xử cho phải nhẽ!

Tuy nhiên, ý nghĩa của câu Ăn trông nồi, ngồi trông hướng từ lâu đã được mở rộng, đúng hơn là được bồi đắp, không còn chỉ là chuyện ăn, chuyện ngồi nữa. Nó nhắc nhở chúng ta cần có phong thái, cử chỉ thích hợp trong một tình huống nhất định. Cuộc đời lại rộng dài. Chẳng thể có cách thức chung, lời giải chung cho mọi nơi, mọi lúc. Tốt nhất là thấm nhuần những quy tắc. Dựa vào đó, mỗi người vận vào tình huống của mình. Đó là người tinh nhạy và là người tự trọng. Họ ý thức được phẩm giá của mình và biết hành xử theo phẩm gía ấy.

Tôi nhớ một lần ăn ở một nhà hàng. Đập vào mắt tôi là hai hình ảnh hoàn toàn tương phản. Một thanh niên chân gác lên ghế, vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả, thỉnh thoảng cười ré lên với người bạn ngồi đối diện. Anh ta thuộc một thang bậc giá trị. Còn đây, một người đàn bà trung niên, có lẽ là một viên chức, lại thuộc một thang bậc giá trị khác. Chị ăn diện không sang trọng, cũng không diêm dúa, nhưng ngay ngắn và đúng mực. Lúc ấy khách đông. Chị nhanh chóng chọn một chỗ trống, kéo ghế đúng tầm, ngồi xuống. Rồi chị cầm đũa, thìa, và cơm, xỉa răng, uống nước... rất là thận trọng, lịch thiệp. Dường như mọi động thái dù là rất nhỏ nhất ở nơi chị đều được cân nhắc. Vì chị là người có ý thức về phẩm cách, giá trị của mình. Gía mà ai cũng được như vậy, cuộc sống sẽ đẹp, sẽ đáng sống biết bao!

Một chuyện khác, ở Liên Xô cũ. Hôm ấy, tôi cùng một người bạn thôn quê mới sang theo diện xuất khẩu lao động đi trên một chuyến tàu hỏa Lêningrát. Chung quanh hầu như không có người Việt nào, trừ hai chúng tôi. Tôi hiểu, tốt nhất là nên im lặng. Nói tiếng nước mình giữa những người xa lạ là không nên. Nếu không thể không nói thì nên nói nhỏ và chớ dơ tay, càng không nên chỉ chỉ chỏ chỏ. Bạn tôi lại không thế, cứ oang oang. Rồi vung tay, múa chân. Tôi đỏ mặt vì mắc cỡ. Đầu tiên tôi nhắc nhẹ nhàng. Không hiệu quả. Đã thành thói quen mất rồi. Chịu không nổi, chẳng cần ý tứ gì nữa, tôi thẳng thừng yêu cầu anh ta ngồi im và yên lặng. Bạn tôi buộc lòng phải nghe theo, trong bụng chắc tấm tức lắm! Biết làm sao được!

Nên dạy cho con trẻ từ lúc nhỏ những điều tưởng chừng nhỏ nhặt ấy. Để khi bước vào đời, chúng luôn có ý thức về hành vi của mình. Giá trị của mỗi người trong cộng đồng tùy thuộc ở ý thức ấy.

T/g: Phạm Quang Trung​
Thêm
Ăn phải trông nồi, ngồi phải trông hướng
384
2
1
Nhận được giải thưởng văn học là ước mơ của nhiều tác giả, một dấu hiệu cho thấy họ đã “ăn nên làm ra” với việc trở thành best-seller.

Trong thế giới văn học, có hàng nghìn giải thưởng khác nhau được trao cho các tác giả đầy tham vọng và đã thành danh mỗi năm. Tuy nhiên, một số giải thưởng đó được coi là danh giá nhất và chúng truyền cảm hứng cho các tác giả ở khắp mọi nơi tiếp tục nỗ lực sáng tạo không ngừng nghỉ để vươn lên đỉnh cao, chạm tay vào các giải thưởng danh giá đó. Các giải thưởng văn học danh giá nhất thế giới đó là:

1. Giải Nobel Văn học​

Giải thưởng này là một trong những giải thưởng uy tín nhất trong lĩnh vực văn học. Nó được trao dựa trên đóng góp đáng chú ý tổng thể. Được trao hàng năm kể từ năm 1901, Giải Nobel Văn học được trao hàng năm tại Stockholm, Thụy Điển cho một tác giả xuất sắc của bất kỳ quốc gia nào. Buổi lễ bắt đầu từ năm 1901 và được đặt tên theo người tạo ra nó, Alfred Nobel.. Ủy ban Nobel Văn học gửi thư mời “các cá nhân đủ điều kiện” gửi đề cử cho giải thưởng. Các nhà văn được đề cử giải thưởng. Họ phải được đề cử ít nhất hai lần trước đó để đủ điều kiện nhận giải thưởng.

Giải thưởng gần đây trao cho: Abdulrazak Gurnah​

Những người chiến thắng đáng chú ý: George Bernard Shaw (1925), William Faulkner (1949), Sir Winston Churchill (1953), Ernest Hemingway (1954), Pablo Neruda (1971), Gabriel Garcia Marquez (1982)..

2. Giải Pulitzer​

Một giải thưởng rất có uy tín khác, Pulitzer được trao bởi Đại học Columbia và được trao hàng năm. Giải thưởng Pulitzer được thành lập vào năm 1917 bởi Joseph Pulitzer, một nhà xuất bản báo nổi tiếng sinh ra ở Hungary. Ngày nay, giải thưởng do Đại học Columbia quản lý và được trao cho 22 hạng mục về báo chí, sách, kịch và âm nhạc.

Các giải thưởng được trao bởi Trường Đại học theo đề xuất của Hội đồng Giải thưởng Pulitzer, họp hai lần mỗi năm.

Giải thưởng gần đây:​

  • Tiểu thuyết: Người gác đêm của Louise Erdrich
  • Phi hư cấu: Lời nói dối của Wilmington: Cuộc đảo chính giết người năm 1898 và Sự trỗi dậy của uy quyền trắng của David Zucchino
  • Tiểu sử: Người chết đang trỗi dậy của Les Payne, Tamara Payne
  • Lịch sử: Nhượng quyền thương mại: The Golden Arches in Black America của Marcia Chatelain
  • Thơ: Bài thơ tình hậu thuộc địa của Natalie Diaz
Những người đoạt giải (tiểu thuyết) đáng chú ý: Giết con chim nhại của Harper Lee (1961); Người yêu dấu của Toni Morrison (1988); Những Chàng Trai Nickel của Colson Whitehead (2020)

3. Giải thưởng Sách Quốc gia​

Giải thưởng Sách Quốc gia vinh danh những tác phẩm văn học hay nhất ở Mỹ. Được thành lập lần đầu tiên vào năm 1950, Quỹ họp hàng năm và tập hợp 25 “nhà văn, dịch giả, nhà phê bình, thủ thư và nhà bán sách xuất sắc” để đánh giá các giải thưởng. Đệ trình mở vào giữa tháng Ba. National Book Foundation là một tổ chức phi lợi nhuận đã trao giải này từ năm 1989. Những giải thưởng này rất quan trọng đối với tất cả các thể loại và diễn ra hàng năm.

Giải thưởng gần đây:​

  • Giải thưởng Sách quốc gia dành cho tiểu thuyết: Địa ngục của một cuốn sách của Jason Mott
  • Giải thưởng Sách quốc gia dành cho sách phi hư cấu: Tất cả những gì cô ấy mang theo: Hành trình của Ashley's Sack, vật kỷ niệm của một gia đình da đen của Tiya Miles
  • Giải thưởng Sách Quốc gia về Thơ: Những người nổi: Những bài thơ của Martín Espada
  • Giải Sách Quốc gia về Văn học Dịch: Mùa đông ở Sokcho của Elisa Shua Dusapin
  • Giải thưởng Sách Quốc gia về Văn học Thanh niên: Đêm qua tại Câu lạc bộ Điện báo của Malinda Lo
  • Những người đoạt giải đáng chú ý: From Here to Eternity của James Jones (1952); Vùng đất ma ám của Tina Rosenberg; Bài tập tin cậy của Susan Choi (2019)

4. Giải Booker​

Giải Booker (trước đây là “Giải Man Booker”) được thành lập vào năm 1969. Giải thưởng này được trao cho tiểu thuyết hay nhất được viết bằng tiếng Anh và được xuất bản ở Ireland hoặc Vương quốc Anh.

Giải thưởng gần đây: Lời hứa của Damon Galgut​

Giải thưởng đáng chú ý: Life of Pi của Yann Martel (2002) ; Di chúc của Margaret Atwood (2019)

5. Giải Văn học Quốc tế Neustadt​

Giải thưởng Văn học Quốc tế Neustadt được thành lập bởi Ivar Ivask vào năm 1969 với tên gọi Giải thưởng Văn học Quốc tế về Sách ở nước ngoài trước khi đổi thành tên hiện tại vào năm 1976. Giải thưởng công nhận các tác phẩm xuất sắc trong lĩnh vực kịch, thơ và tiểu thuyết.

Giải thưởng này được tài trợ bởi cả Văn học Thế giới Ngày nay và Đại học Oklahoma. Kể từ năm 1970, giải thưởng nhằm mục đích công nhận các tác phẩm của một nhà văn nói chung và một cuốn sách riêng lẻ. Nó được trao hai năm một lần.

Giải thưởng gần đây:​

Murambi: Cuốn sách về xương của Boubacar Boris Diop
Những người chiến thắng đáng chú ý: Gabriel Garcia Marquez (1972); Czesław Miłosz (1978)

6. Giải dành cho phụ nữ viết tiểu thuyết​

Giải thưởng dành cho tiểu thuyết dành cho phụ nữ được thành lập vào năm 1992, sau khi giải thưởng Booker năm 1991 không bao gồm bất kỳ phụ nữ nào. Một ban giám khảo gồm các nữ giám khảo chọn ra tiểu thuyết hay nhất được viết bởi phụ nữ từ khắp nơi trên thế giới.

Những người đoạt giải đáng chú ý: When I Lived in Modern Times của Linda Grant (2000); Một cuộc hôn nhân kiểu Mỹ của Tayari Jones (2019)

7. Giải Mỹ​

Giải thưởng Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1994 để ghi nhận những thành tựu trọn đời trong lĩnh vực viết lách. Một phần nhiệm vụ của nó là đưa ra giải pháp thay thế cho giải Nobel Văn học nổi tiếng.
Mỗi năm, một ban giám khảo gồm 6–8 nhà phê bình văn học, nhà viết kịch, nhà thơ và nhà văn văn xuôi người Mỹ gặp nhau để chọn ra người chiến thắng. Nhà văn của tất cả các nước có đủ điều kiện.
Những người chiến thắng đáng chú ý: Peter Handke (2002), John Ashbery (2008)

8. Giải thưởng Hugo​

Giải Hugo là giải thưởng danh giá nhất được trao cho các nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng. Kể từ năm 1953, các thành viên của Hội nghị khoa học viễn tưởng thế giới đã tập hợp hàng năm để bỏ phiếu và quản lý các giải thưởng.

Những người chiến thắng đáng chú ý: Ender's Game của Orson Scott Card (1986); Harry Potter và Chiếc cốc lửa của JK Rowling (2001)

9. Giải thưởng Sách của Anh​

Giải thưởng Sách của Anh (hay còn gọi là “The Nibbies”) do Fred Newman khởi xướng vào năm 1990 nhằm tôn vinh những nhà văn Anh giỏi nhất, cũng như những cuốn sách, nhà xuất bản và hiệu sách hay nhất.

Những người chiến thắng đáng chú ý : Di chúc của Margaret Atwood (2019); Người Bình Thường của Sally Rooney (2019)

10. Giải thưởng văn học PEN America​

Được thành lập vào năm 1963, giải thưởng này ghi nhận những tác phẩm văn học xuất sắc thuộc nhiều thể loại. PEN America là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1922. Nó tập trung vào quyền tự do ngôn luận và biểu đạt ở Mỹ thông qua văn học. Cơ quan này trao giải thưởng PEN America hàng năm với một số sự công nhận uy tín nhất.

Giải thưởng gần đây:​

  • Giải PEN/Jean Stein Book: The Kissing Bug của Daisy Hernández
  • Giải thưởng Sách mở của PEN: Curb của Divya Victor
  • PEN/Robert W. Bingham Prize cho Tuyển tập truyện ngắn đầu tay: Skinship: Stories by Yoon Choi
  • Giải PEN/Hemingway cho Tiểu thuyết đầu tay: Detransition, Baby: A Novel của Torrey Peters
  • Giải PEN/Diamonstein-Spielvogel cho Nghệ thuật Tiểu luận: Graceland, at Last: Notes on Hope and Heartache from the American South của Margaret Renkl
  • Giải thưởng PEN/Voelcker cho Tuyển tập thơ: frank: sonnets của Diane Seuss
  • Giải PEN cho Thơ dịch: Everything I Don’t Know của Jerzy Ficowski (Sách thơ thế giới), Jennifer Grotz và Piotr Sommer dịch từ tiếng Ba LanGiải PEN Translation Prize: Migratory Birds của Mariana Oliver (Transit Books), Julia Sanches dịch từ tiếng Tây Ban Nha
  • PEN/E.O. Giải thưởng Viết về Khoa học Văn học Wilson: Fox & I: Một tình bạn không phổ biến của Catherine Raven (Spiegel & Grau)
  • PEN/Jacqueline Bograd Weld Award cho Tiểu sử: Tất cả những rắc rối thường gặp trong thời đại của chúng ta: Câu chuyện có thật về người phụ nữ Mỹ ở trung tâm của cuộc kháng chiến của Đức đối với Hilter của Rebecca Donner
  • Giải thưởng PEN/John Kenneth Galbraith cho tác phẩm phi hư cấu: Tất cả những gì cô ấy mang theo: Hành trình của Ashley's Sack, vật kỷ niệm của một gia đình da đen của Tiya Miles (Ngôi nhà ngẫu nhiên)

Giải thưởng đáng chú ý : Mayumi and the Sea of Happiness của Jennifer Tseng (2016); Con trai thành phố của Samrat Upadhyay

11. Giải thưởng Sách Costa​

Giải thưởng Sách Costa bắt đầu vào năm 1971 với tên gọi Giải thưởng Sách Whitbread, cho đến khi Costa Coffee nhận tài trợ vào năm 2006.
Giải thưởng công nhận nhiều tựa sách thuộc mọi thể loại, của các tác giả sống ở Vương quốc Anh và Ireland.
Những người chiến thắng đáng chú ý : Brooklyn của Colm Toibin; Người Bình Thường của Sally Rooney (2019)

12. Huy chương John Newbery​

Được thành lập vào năm 1922, Huân chương John Newbery được Hiệp hội Dịch vụ Thư viện dành cho Trẻ em trao tặng cho các tác giả có “đóng góp xuất sắc nhất cho nền văn học Mỹ dành cho trẻ em”.

Những người chiến thắng đáng chú ý: Holes của Louis Sachar (1999); Câu chuyện về Despereaux của Kate DiCamillo (2004)

13. Giải thưởng Hội phê bình sách quốc gia​

Bắt đầu từ năm 1976, những giải thưởng này được trao hàng năm ở Mỹ. Họ nhằm mục đích làm nổi bật những cuốn sách đáng chú ý nhất trong các thể loại của năm trước. Các tác phẩm được đề cử phải được xuất bản bằng tiếng Anh tại Hoa Kỳ

Giải thưởng gần đây:​

  • Giải NBCC cho tiểu thuyết: Những bản tình ca của W.E.B. Du Bois của Honorée Fanonne Jeffers
  • Giải thưởng NBCC dành cho sách phi hư cấu: Lời được truyền như thế nào: Sự tính toán với lịch sử chế độ nô lệ trên khắp nước Mỹ của Clint Smith
  • Giải thưởng NBCC cho Tiểu sử: Tất cả những rắc rối thường gặp trong thời đại của chúng ta: Câu chuyện có thật về người phụ nữ Mỹ ở trung tâm của cuộc kháng chiến chống lại Hitler của Đức bởi Rebecca Donner
  • Giải NBCC cho Tự truyện: Gay Bar: Why We Went Out của Jeremy Atherton Lin
  • Giải NBCC cho phê bình: Thời con gái của Melissa Febo
  • Giải NBCC về Thơ: Frank: Sonnets của Diane Seuss
  • Giải John Leonard của NBCC: Cuốn sách đầu tiên hay nhất ở mọi thể loại: Afterparties: Stories của Anthony Veasna So

14. Giải thưởng Edgar​

Những giải thưởng này được trao bởi Mystery Writers of America. Chúng diễn ra hàng năm và làm nổi bật tác phẩm nổi bật của thể loại này từ năm trước. Được đặt theo tên của Edgar Allan Poe, đây là giải thưởng phi hư cấu dựa trên tội phạm và bí ẩn lớn.

Giải thưởng gần đây:​

  • Giải Edgar cho Tiểu thuyết hay nhất: Djinn Patrol on the Purple Line của Deepa Anappara
  • Giải Edgar cho Tiểu thuyết đầu tay hay nhất của một tác giả người Mỹ: Please See Us của Caitlin Mullen
  • Giải Edgar cho Bản gốc bìa mềm hay nhất: When No One Is watching: A Thriller của Alyssa ColeGiải thưởng Edgar cho Tội phạm thực tế hay nhất: Cái chết trong bùn liếm: Cuộc chiến của một quốc gia than đá chống lại các công ty dược phẩm đã gây ra đại dịch thuốc phiện của Eric Eyre
  • Giải Edgar cho tác phẩm phê bình/tiểu sử hay nhất

15. Giải thưởng Baillie Gifford cho tác phẩm phi hư cấu​

Giải thưởng hàng năm dành cho tác phẩm phi hư cấu bằng tiếng Anh ở Vương quốc Anh. Giải thưởng này nêu bật tác phẩm phi hư cấu hay nhất về bất kỳ chủ đề nào.

Giải thưởng gần đây:​

Empire of Pain: The Secret History of the Sackler Dynasty của Patrick Radden Keefe

16. Giải thưởng Michael L. Printz cho Văn học Thanh niên Xuất sắc​

Được trao hàng năm, giải thưởng này được trao như một sự công nhận xuất sắc trong văn học dành cho giới trẻ.

Giải thưởng gần đây:​

Con gái lính cứu hỏa của Angeline Boulley

17. Huân chương John Newbery​

Giải thưởng này trao cho cuốn sách thiếu nhi hay nhất ở Mỹ từ một năm trước. Được thành lập vào năm 1922, nó được đặt theo tên của John Newbery. Nó được giới thiệu hàng năm bởi Hiệp hội Dịch vụ Thư viện cho Trẻ em (một phần của Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ).

Giải thưởng gần đây:​

Cuentista cuối cùng của Donna Barba Higuera

18/ Huy chương Caldecott​

Một giải thưởng công nhận những cuốn sách tranh dành cho trẻ em đáng chú ý nhất ở Mỹ từ năm trước. Nó được Hiệp hội Dịch vụ Thư viện cho Trẻ em tặng cho người minh họa cuốn sách đoạt giải.

Giải thưởng gần đây:​

Jason Chin (Người minh họa) Cải xoong của Andrea Wang

19/ Giải Horn Book – Văn học thiếu nhi và thanh thiếu niên​

Bộ giải thưởng này nêu bật những tác phẩm đáng chú ý trong văn học dành cho thanh niên và thiếu nhi. Nó bao gồm bốn loại. Nó được coi là một trong những giải thưởng uy tín nhất của thể loại này. Nó được thành lập vào năm 1967.

Giải thưởng gần đây:​

  • I Talk Like a River của Jordan Scott, minh họa bởi Sydney Smith
  • Ngồi ở St. James của Rita Williams-Garcia
  • Từ tiếng thì thầm đến tiếng kêu gào tập hợp: Vụ giết chết Vincent Chin và phiên tòa kích động phong trào người Mỹ gốc Á của Paula Yoo

20. Giải thưởng Coretta Scott King – Văn học Thiếu nhi và Thanh niên​

Được trao cho các tác giả và họa sĩ người Mỹ gốc Phi về văn học thiếu nhi và thanh thiếu niên. Đây là giải thưởng hàng năm dành cho sự xuất sắc trong thể loại này.

Giải thưởng gần đây:​

Before the Ever After của Jacqueline Woodson

21. Giải thưởng thơ Kingsley Tufts​

Giải thưởng thơ danh giá nhất dành cho những tập thơ hay nhất viết bằng tiếng Anh. Đó là một giải thưởng hàng năm cho công việc từ năm trước. Giải thưởng là một cặp giải thưởng do Claremont Graduate University trao tặng cho công dân hoặc cư dân hợp pháp của Hoa Kỳ.

Giải thưởng gần đây:​

Thơ Mỹ Mỹ đương đại của John Murillo

22. Giải thưởng thơ Griffin​

Được trao tặng hàng năm cho một nhà thơ hoặc dịch giả người Canada và một nhà thơ quốc tế. Nó dựa trên công việc của họ từ năm trước. Giải thưởng được đặt theo tên của Scott Griffin và được thành lập vào năm 2000.

Giải thưởng gần đây:​

  • Âm nhạc cho người chết và sống lại bởi Valzhyna Mort (quốc tế)
  • Dyzgraphxst của Canisia Lubrin (người Canada)
Hướng tới một giải thưởng sách lớn là mục tiêu dài hạn của nhiều tác giả. Nếu bạn đang tìm kiếm một cách khác để xây dựng uy tín với tư cách là một tác giả ngay bây giờ, thì việc có một trang web tác giả tuyệt vời sẽ tiến xa hơn rất nhiều về lâu dài.

Hy vọng bài viết này đã cho các bạn biết rõ hơn về những giải thưởng văn học danh giá nhất hành tinh. Các cuốn sách được viết ra đều tuyệt vời và đáng được học hỏi, tuy nhiên, xứng đáng có nhiều giải thưởng tôn vinh để chất lượng văn học thế giới ngày càng tiến bộ.
Thêm
500
3
0

Người xưa có câu "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng" để nói về cách ứng xử cần thiết nhất khi ăn uống của mỗi người, để thể hiện sao cho bữa cơm không chỉ là hành động thỏa mãn nhu cầu sinh lí mà còn là một nét đẹp văn hóa, thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người. Vậy, trên mâm cơm Việt có những quy tắc nào cần thiết, hãy cùng mình xem bài viết "Phép lịch sự trên mâm cơm Việt":​

Phép lịch sự trên mâm cơm Việt.jpg

1/ Vấn đề dùng đũa:

– Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng.
– Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn.
– Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung.
– Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn.
– Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm.
– Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm.
– Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác.
– Không được cắn răng vào đũa, thìa, miệng bát, không liếm đầu đũa.
– Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ 1 tay, cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác chẳng hạn như múc canh, đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa bàn nếu ăn trên bàn có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa.
mâm cơm Việt.jpg

2/ Khi ngồi ăn:

– Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ.
– Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá.
– Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông.
– Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng.
– Không ngồi chống cằm trên bàn ăn.
– Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói.
– Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa.
– Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa.
– khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm.
– Khi nhai tối kỵ chép miệng.
– Không tạo tiếng ồn khi ăn [ví dụ húp soàm soạp].
– Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm.
– Không gõ đũa bát thìa.
– Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu.
– Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm (trừ ra bạn được đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định).
– Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người.
– Không gắp liên tục 1 món dù đó là món khoái khẩu của mình.
– Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh v.v…, tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình.
– Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào.
– Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm…
– Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản.
– Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn.
– Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn. Ngày nay thì di động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh.
– Nhất thiết để phần người về muộn vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa.
– Ăn từ tốn, không ăn hối hả, không vừa đi vừa nhai.
– Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, đứng lên là khăn trải bàn vẫn sạch. Giặt thì giặt chứ dùng cả tuần khăn bàn vẫn trắng tinh không dính bẩn.
– Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn.
– Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự.
– Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt xỳ hơi, xỷ mũi.
– Nhà có khách cần cẩn trọng khi nấu, chất cay để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn được cay hay một vài gia vị đặc biệt.
– Tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.
– Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn.
– Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện.
– Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm.
– Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon.
– Phong tục mời tùy theo gia đình, có gia đình thì người cao tuổi nhất nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa “con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ cô chú anh chị… Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta.
– Ăn xong cần tô son lại thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác.
– Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi.
– Ngày xưa, có lúc người giúp việc ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp, chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp việc thế tay úp. Nhìn là biết ngay.
– Không được phép quá chén.
– Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng, dị ứng [nếu có] khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà.
– Không được hỏi chuyên học hành, vợ con khi đang trong mâm cơm” dễ gây mất tình cảm.

— Sưu tầm

Bạn còn biết những quy tắc nào cần tránh hoặc nên thực hiện khi ăn uống không? Để lại
bình luận giúp cho mâm cơm Việt ngày càng phong phú và đậm bản sắc dân tộc nhé.
Thêm
Phép lịch sự trên mâm cơm Việt
435
3
3

Vanhoctre

Văn Học Trẻ
Thành viên BQT
19/8/19
804
680
362,999
Việt Nam
vanhoctre.com
Xu
1,336,147
Thú thực, mâm cơm này là mâm tiêu chuẩn của văn hóa Việt chúng ta nhỉ? Rất hay gặp ở mỗi gia đình.

Mâm cơm trong mỗi gia đình thường có: cơm trắng, rau luộc, món canh, dưa hoặc cà muối. Và món...
 

Nhiều bạn cảm thấy có chữ đệm “thị”, “văn” trong tên của mình khiến cái tên ‘kém sang’ hẳn. Bài viết "Tại sao tên người Việt Nam lại phổ biến chữ thị, văn trong tên đệm?" sẽ giúp các bạn hiểu thêm về nguồn gốc xuất hiện của tên đệm trong văn hóa Việt Nam để yêu mến hơn cái tên của mình nếu có thêm một chữ “thị” ấy.​

Tại sao tên người Việt Nam lại phổ biến chữ thị, văn trong tên đệm.png

1. Thị

Nói tới thị xin mọi người trở về cái thời hồng hoang, ăn lông ở lỗ của bộ lạc và thị tộc. Xã hội khi đó rất lạc hậu nên cần người, sanh đẻ rất khó nuôi, thành ra vai trò người đàn bà rất quan trọng.
Thị tộc mẫu hệ là hình thức thị tộc đầu tiên và phổ biến của xã hội loài người. Người phụ nữ có vai trò lớn, là người đứng đầu gia đình và các thị tộc.Thị tộc phụ hệ là giai đoạn kế tiếp thị tộc mẫu hệ, ra đời từ thời kỳ đồ đá. Lúc đó thì các bà các mẹ (nói chung là phụ nữ) có vai trò quan trọng, nắm mọi quyền lực, đứng đầu trong gia đình và thị tộc, tên gọi cũng phải được ra đời để thể hiện sự rạch ròi quan hệ xã hội đó. Còn chữ “thị” trong tên lót của con gái bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam sau khi Trung Quốc đồng hóa dân ta qua thời kỳ Bắc Thuộc.

Về chữ thị (氏), đây là một từ Việt gốc Hán. Thị nguyên gốc từ có nghĩa là họ, nhưng chỉ 1 cá nhân riêng lẻ và chỉ dùng cho đàn bà đã lấy chồng.

Khi đó người phụ nữ Trung Quốc khi lấy chồng thì dùng chữ “thị” ghép với họ của chồng và ko dùng tên cúng cơm của mình nữa nữa.
VD: Nàng Tô Thị là nàng vợ của ông họ Tô.

Còn ở Việt Nam ngày xưa thì phụ nữ trong các gia đình quyền quý vẫn giữ họ cha và thêm chữ Thị phía sau như một cách để thể hiện giai cấp, đẳng cấp vậy.
VD: Trong những tài liệu cổ ta vẫn nghe những danh xưng như: Hoàng hậu Dương thị, bà phi Nguyễn Thị… dịch ra là bà hậu họ Dương, bà phi họ Nguyễn vậy đó

Đến khi chữ Nôm bắt đầu sử dụng rộng rãi và khi văn hóa Việt Nam bắt đầu có được những điểm độc đáo riêng biệt thì chữ “thị” chỉ người phụ nữ lại đứng trước tên riêng của họ, vd coi mấy vở chèo, kịch ngày xưa hay có các nhân vật như: Thị Mầu, Thị Kính… và đến khoảng thế kỷ 15 thì chữ Thị đi luôn vào tên và họ của con gái theo đến tận bây giờ.

Dân tộc Việt phải nhắc tới Hồng Bàng Thị (鴻龐氏) dịch ra là họ Hồng Bàng, nhưng ý nghĩa ban đầu là “người mẹ Hồng Bàng”.
Bên Tàu có, như: “Phục Hi thị” 伏羲氏, “Thần Nông thị” 神農氏, “Cát Thiên thị” 葛天氏, “Hữu Hỗ thị” 有扈氏 cũng là kiểu này.
Nữu Hỗ Lộc thị thời nhà Thanh là một trong bát kỳ, Sùng Khánh Hoàng thái hậu dòng tộc Nữu Hỗ Lộc thị là thân mẫu của Càn Long Hoàng đế. Hòa Thân, một nhân vật đầy quyền lực cũng thuộc Nữu Hỗ Lộc thị.

Thị là một danh xưng mặc định cho người đàn bà. Cả Tàu lẫn Việt đều chỉ đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít chỉ phụ nữ là”y thị”. Thành ra có những cách gọi, xưng hô đàn bà như bà Trần Thị,Nguyễn Thị,Lý Thị, Vương Thị.

Nên nhớ Việt tộc là một tộc khá cá biệt của thế giới văn minh, chúng ta theo chế độ mẫu hệ dài hơn người Tàu nữa, Hai Bà Trưng, Triệu Thị Trinh là bằng chứng. Việt tộc ta trường tồn là có một phần “mẫu hệ”, nhờ mẫu hệ mà 1000 năm bị Tàu đô hộ ta không mất gốc.
Cái chế độ mẫu hệ ở Việt Nam ta từ hồi Bà Trưng, Bà Triệu và tới nay đã là phụ hệ khi con mang họ cha. Tuy nhiên con mang họ cha là lý thuyết thôi, trong gia đình quyền lực của các bà vẫn bao trùm.

Cái câu “Hỏi má mày”/ "Đi mà hỏi mẹ mày" nghe trong xóm làng hơi bị nhiều. Ông bà xưa VN ta có câu : ”Mua heo chọn nái mua gái chọn dòng” là vì thế.
Người Việt mình rất nhân văn, không có tục bó chân đau đớn như Tàu, chẳng có tục tùy táng người hầu, vợ lẽ sau khi chết…

Việt cổ có tục xâm mình, ăn trầu và nhuộm răng đen. Người Việt đặt tên con gái thì bưng nguyên chữ 氏 thị vô làm chữ lót một cách bất di bất dịch.
Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu Tống Thị Lan, bà là chánh thất vua Gia Long, là mẹ đẻ của hoàng tử Cảnh. Đoan Huy Hoàng thái hậu Hoàng Thị Cúc –tên thường gọi là Bà Từ Cung là thứ thất của vua Khải Định –mẹ của vua Bảo Đại… rồi bà Nguyễn Hữu Thị Lan, bà Bùi Thị Xuân, Ngô Đình Thị Hiệp…

Người Việt đặt lót thị nhiều chứ người Tàu không thấy kiểu này. Nói dễ hiểu, Việt đặt là Bành Thị Chơi,Tàu đặt tên là Bành Sướng Chơi và Tàu kêu thông dụng là bà Bành thị.

Không phải con gái là cứ đặt thị, có người không lót chữ thị, tùy ý thích thôi.
Thí dụ như : Bà Đạm Phương nữ sử tên thật là Công Tôn Nữ Đồng Canh là cháu nội vua Minh Mạng. Ca sĩ Quỳnh Giao tên thiệt là Công Tằng Tôn Nữ Đoan Trang là cháu sơ vua Minh Mạng. Nhưng lại có bà Tôn Nữ Thị Ninh.

Kết luận: Lót chữ thị 氏 là dấu vết và nhắc nhớ tới mẫu hệ của Việt tộc ta.

2. Văn

Văn ra đời sau chữ thị vì phụ hệ đi sau mẫu hệ.

Trong Nho giáo xưa thì học là giỏi, trau dồi học vấn, văn ôn võ luyện. Võ thì mạnh bạo, nhưng sát phạt, không dám khoe, văn thì phải khoe.

Ông bà ta quan niệm học hành thi cử tiến thân.
“Trai nam nhơn thi chữ
Gái thục nữ thi tài”


Chữ 文 Văn xuất xứ đầu tiên nghĩa là “chữ”.
Chữ tượng hình là chữ bắt chước hình tượng các loài mà đặt ra kêu là “văn” 文, gộp cả hình với tiếng gọi là “tự” 字.
Văn tự là chữ viết, thành ra ta có Anh Văn, Pháp Văn, Hoa Văn…

Văn còn là“văn minh” 文明, “văn hóa” 文化.
Người xưa tôn thờ sao Văn Xương, Văn Khúc vì tượng trưng cho thông minh, hiếu học, học giỏi, văn chương, mỹ thuật, âm nhạc, thành đạt.

“Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh về học lấy chữ nhu
Chín trăng em đợi, mười thu em chờ”

Người Việt thích lót chữ văn cho con trai là muốn con mình học giỏi, thi đậu, thành đạt.
Các bạn nên hiểu là bên Tàu cũng có lót chữ văn, tuy nhiên không nhiều như Việt mình, thí dụ Triệu Văn Trác, Mã Văn Tài.

Nhưng con gái mà tên Phạm Văn Phương thì cũng lạ.
Văn cũng là một cái họ khá phổ biến của người Tàu và VN, thí dụ Văn Thiên Tường.
Nhưng cũng như thị, người Việt không phải cứ con trai là lót chữ văn.
Thí dụ như Hồ Quý Ly có con là Hồ Nguyên Trừng, Hồ Hán Thương.
Nhà Lê Sơ, con cháu Lê Lợi đặt tên là Lê Nguyên Long, Lê Bang Cơ, Lê Nghi Dân, Lê Tư Thành…
Chúa Nguyễn thì lót chữ Phúc cho con, Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Khoát…
Vua Minh Mạng thì làm bài phiên hệ “Miên-Hường…” đặt cho con.
Họ Ngô thì lấy chữ Đình lót cho con: Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm…

Tóm lại: Chữ lót văn là như vậy đó
“Đêm qua chớp bể mưa nguồn
Hỏi người tri kỷ có buồn hay chăng
Cá buồn cá lội tung tăng
Em buồn em biết đãi đằng cùng ai?”

Còn vài cách giải thích rất dân gian, gần gũi hơn các bạn có thể nghe để lí giải vì sao con trai đệm văn, con gái đệm thị như sau:

1/ Văn trong văn vở, phụ nữ thường thích những chàng trai miệng ngọt, khéo nói, giỏi giang nên tên thường để văn, còn đàn ông lại thích nhìn (thị) vẻ ngoài xinh đẹp của các cô gái nên con gái để thị với ngụ ý sinh ra mong con gái xinh đẹp như câu: “Con gái yêu bằng tai, con trai yêu bằng mắt” hoặc câu “Trai tài, gái sắc” như các cụ thường nói.

2/Thị = chợ, con gái cần khéo chợ búa, bếp núc, Văn vẫn thiên về khoa cử, tài năng như trên. Ngày xưa đàn bà phải buôn bán chợ búa để nuôi chồng ăn học.

(st, th)
Thêm
Tại sao tên người Việt Nam lại phổ biến chữ thị, văn trong tên đệm?
668
3
0
Nhờ vương miện hoa hậu hòa bình Miss Grand International 2021 của Nguyễn Thúc Thùy Tiên với vẻ đẹp của ngoại hình, trí tuệ và những gì Thùy Tiên thể hiện quá ấn tượng trong cuộc thi đã khiến danh tiếng của MGI tại Việt Nam tăng lên một cách nhanh chóng. Do đã có một nữ hoàng tại 2021 nên đa số người Việt Nam với đại diện Thiên Ân, chỉ có 3 ngày sau đăng quang hiểu rằng một vương miện nữ hoàng tiếp theo tại MGI là không thể. Tuy nhiên, tại sao người Việt Nam lại "xé rách mặt" với tổ chức MGI?

1. Do những phát ngôn thiếu não của chủ tịch MGI, ngài Nawat (mà khi còn 'yêu thương' nhau năm ngoái đều gọi là Dì Na)​


Đại diện Việt Nam bị loại khỏi top20 đầy ngỡ ngàng. Dù không dám mong chờ ở vị trí cao vì Thiên Ân đăng quang trong bất ngờ với chính bản thân cô, và cô gái cũng không có nhiều thời gian để chuẩn bị, không có kinh nghiệm trước đó để đến với cuộc thi cấp quốc tế như thế này, cộng thêm năm ngoái chúng ta đã có Crown. Do vậy, việc không có thứ hạng cao là điều dễ hiểu.

Những người yêu mến Thiên Ân và theo dõi cô gái suốt chặng đường luôn nghĩ rằng cô ấy nên được top10, nhưng mọi chuyện không diễn ra đúng với kì vọng của hầu hết fan Việt nên hết sức bất mãn với BTC cuộc thi. Có những điểm bất mãn cần được BTC làm rõ đó là:

- Thiên Ân tuy không phải xuất sắc nhất nhưng cũng nên ở top10, xứng đáng hơn 1 số đại diện quốc gia khác mà họ cho rằng không xứng đáng bằng. Bởi cô ấy có gương mặt đẹp, khả năng tiếng Anh cũng cao và phần thể hiện trang phục dân tộc, walk đều khá tốt so với mặt bằng cuộc thi.

- Ông Na từng tuyên bố để có được top cao ở MGI thì khả năng tiếng anh của thí sinh phải cao (bên cạnh những tiêu chí như đẹp, nhanh nhạy…) nhưng thí sinh của Thái Lan đã có khả năng tiếng Anh kém hơn cả Thiên Ân, thậm chí nghe không hiểu ông Nawat và các thí sinh khác nói chuyện. Và câu trả lời của cô còn thiếu tính hòa bình như cái tên cuộc thi đang có.

Điều này dẫn tới lượng theo dõi của kênh MGI trên Insta giảm mạnh từ 6,5tr xuống còn 4,3tr lượt theo dõi, và các lượt hủy này đều ở Việt Nam. Đáp trả, ông Nawat thay vì tinh tế trả lời các thắc mắc của fan hâm mộ Việt Nam về kết quả này thì ông đã rất ‘xắc xéo’ ở các điểm:

- MGI là của ông, ông sẽ tìm kiếm ai kiếm được nhiều tiền về cho ông, quyền lựa chọn thế nào là ở ông. Ồ, phát biểu này không sai nhưng nó làm giảm độ chuyên nghiệp của tổ chức quốc tế thành một giải cấp gia đình, cá nhân.

phát ngôn không hòa bình của Nawat.jpg

- Thiên Ân bị loại vì cơ thể không săn chắc, lưng dài chân ngắn, chậm chạp, top20 dành cho cô là đã quá cao. Đây dù là một sự thật chăng nữa song ông Nawat đã cực kì thiếu chín chắn, thiếu kiểm soát để ‘cái mỏ’ thốt ra những điều không hay. Đầu tiên phải kể đến, được vào top20 không phải do ông Nawat 'ban ơn' cho Thiên ÂN mà do tổ chức MGI đã tạo ra giải bình chọn 'Sức mạnh quốc gia" ( Country's Power of The Year ) nhằm mục đích tăng lượt theo dõi Insta của tổ chức. Thiên Ân đã thắng giải này nhờ fan hâm mộ lớn mạnh của cô ấy tại Việt Nam và chắc suất top20. Cơ thể Thiên Ân, như đã nói đúng là thiếu săn chắc vì cô không có đủ thời gian để siết cơ. Nhưng việc nhắc tới phần lưng dài là quá thể. Tỉ lệ lưng chân này giống như màu da, sinh ra là không thể thay đổi. Phân biệt màu da hay phân biệt tỉ lệ này đều là việc đáng lên án. Hơn nữa, nó đem lại một hệ quả rất xấu xí về sau. Thiên Ân dù không có tỉ lệ cơ thể đẹp nhưng cô ấy vẫn đẹp, vì vậy có thể nói đó là sự tự hào của nhan sắc Việt Nam, cô ấy cũng đủ thông minh, dì Dung chọn cô ấy bởi những điều cô ấy nói giống như bằng cả trái tim mình. Vậy, nếu năm sau chúng ta có một cô gái khác tài giỏi (thậm chí còn hơn Thiên Ân chẳng hạn), được tất cả nhưng lại có lưng dài liền bị phản bác rằng cô này không thể làm hoa hậu, chúng ta không thể cử một người như vậy đi bởi đã có tiền lệ là Thiên Ân, điều này thật thiếu công bằng làm sao. Một điều quan trọng hơn tôi muốn nói tới, đó là vì những kì thị ngoại hình này sẽ dẫn dắt fan sắc đẹp cũng có cái nhìn về hình thể tương tự, họ bắt đầu cho đó là tiêu chí quan trọng để đánh giá cái đẹp thay vì vẻ đẹp tâm hồn, tài năng và có thể nhờ sự can thiệp từ thẩm mỹ để đánh đổi sức khỏe lấy một tỉ lệ cơ thể hoàn hảo. Đó là lí do các cuộc thi sắc đẹp hiện tại vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng để những người đẹp đã qua PTTM nhận vương miện. Thiên Ân đủ đẹp, đủ nét riêng của người con gái Việt Nam để chúng ta yêu mến, chúng ta không cần tới một sự định hướng cái đẹp khác từ một kẻ ngu ngốc lên án thân hình cô ấy.

[Nguyên văn chia sẻ của ông Nawat:
"Công bằng mà nói, em ấy là cô gái duy nhất trong Top 20 có phần thân trên dài hơn phần thân dưới, phần hông cũng to. Vì vậy đạt được Top 20 với vị trí Country's Power of The Year là quá được và quá tốt rồi! Không biết có vị trí nào tốt hơn cho em ấy được nữa!
Chẳng lẽ cho Brazil out top rồi cho đại diện Việt Nam vào hả (cười), hay là cho chủ nhà out? Đại diện chủ nhà cũng đã cố gắng hết mình rồi!

Hoặc nếu cho Engfa out thì tôi sẽ bị người Thái chửi, cho nên bây giờ tôi đang khá thất vọng với dư luận của fan Việt".]


hoa hậu Thiên Ân.jpg

(Hoa hậu Hòa bình Việt Nam - Thiên Ân - người đang bị ông Nawat kì thị vì lưng dài chân ngắn, bắp đùi to và chậm chạp)

- Ông Na và MGI đe dọa fan sắc đẹp Việt Nam về những bất lợi cho đại diện quốc gia sau này. Nhận công lao về việc đã nâng đỡ Thùy Tiên nổi tiếng, đưa cô ấy đi này kia để được yêu mến hơn, quảng bá hình ảnh Việt Nam. Nhưng người VN chúng tôi không phải ngu dốt để đủ hiểu rằng: Quảng bá cho Thùy Tiên và TT càng nổi tiếng càng giàu có thì MGI càng có lợi chứ đó không phải là lợi ích một phía; Chúng tôi có rất nhiều cách để quảng bá hình ảnh VN và Tiên chỉ là một cách, cô ấy có tài và nếu không thông qua MGI cô ấy cũng có những cách khác để quảng bá và làm tốt bổn phận công dân của cô ấy dù có thể không đạt đỉnh cao như thông qua MGI. Hơn hết, không có MGI thì còn rất nhiều cuộc thi khác để tham gia, ông Na đừng nói như thể bản thân mình là trung tâm, ban phát bố thí cho Việt Nam như vậy.

Với tư cách một người đại diện của tổ chức quốc tế, ông Na chắc chắn phải là một kẻ có đầu óc và tài năng riêng biệt, song với những phát ngôn thiếu não lần này, thực sự hình ảnh của ông đã xấu tệ. Ông ta nên có cách khác để lấy lại hình ảnh nếu vẫn muốn vượt mặt MU trên đấu trường quốc tế. Còn với cách xử sự vừa qua nó chỉ chứng tỏ con đường này còn XA. Hủy follow và bớt quan tâm tới MGI thay vì soi từng phát ngôn của ông ta về VN. Bởi nó chỉ khiến độ nhận diện của MGI cao hơn, theo đúng hướng mà ông ta mong muốn.

Mỗi đại diện đi thi hoa hậu đều là một niềm tự hào của quốc gia họ. Thật ra khoảng cách giữa các thí sinh trong cuộc thi rất mong manh. Chúng ta ở bên ngoài không thể nhìn thấy được. Thắng thua cũng vì thế mà không thể khẳng định dưới con mắt của fan hâm mộ được, bởi người Việt Nam có tính bênh vực 'người nhà', họ phẫn nộ là điều rất dễ hiểu. Với một cái đầu có não thì ông Na nên bình tĩnh đưa ra những lời giải thích như: Chúng tôi đã làm tất cả bằng trái tim và sự công bằng; Mong các bạn hãy hiểu cho chúng tôi. Thay vì: MGI sẽ không hỗ trợ khi Việt Nam đăng cai tổ chức MGI 2023 diễn ra tại Việt Nam như một sự trừng phạt dành cho fan Việt Nam; Chỉ có fan Việt Nam mới hủy follow ; Cảm ơn vì Unfollow.

MGI tuyên bố không hỗ trợ VN.jpg

Đáp trả, hơn 2 triệu follow trên trang chính thức của MGI tại Insta bay màu, danh tiếng giảm sút và một số nhãn hàng tài trợ của Việt Nam cũng tuyên bố ngưng hợp tác:

Viettravel tuyên bố ngưng tài trợ MGI.jpg

2.jpg

Viettravel đã có thể hiện không chỉ được lòng của người Việt Nam mà còn được cộng đồng quốc tế thán phục về Sức mạnh quốc gia.

2. Màn cà khịa cuộc thi MU từ phía MGI khiến nhiều người CHÊ​

Trong đêm chung kết, BTC của MGI đã chiếu lên màn hình lớn hình ảnh MU (1 cuộc thi nhan sắc lớn lâu đời được công nhận big6 trên thế giới) và bị thay thế bởi MGI. Như một tuyên bố soán ngôi.

MGI cà khịa MU.jpg

FanViệt Nam ngay sau đó đã chuyển lượt theo dõi từ MGI sang MU để Nawat tức chơi. Dù hành động có hơi trẻ con, ăn thua nhưng...vui là được.

3. Phát ngôn của Á hậu 1 - Engfa Wahara trong phần thi ứng xử​

"Nếu bạn được nói với tổng thống Nga, thì bạn sẽ nói điều gì?" - đại diện Thái Lan đã đáp rằng:

"Gửi tổng thống Putin, những điều mà ông đã làm không khác gì với qúai vật. Ông đã khiến rất nhiều người đăng xuất. Sao ông lại làm thế? Ông nghĩ gì mà lại làm thế? Mọi người trên thế giới chỉ muốn hòa bình, tình yêu, hạnh phúc. Dừng lại chiến tranh, Please! Cả nhà iu có đồng ý với em không ạaa?? (nhắc lại 3 lần)

Một câu hỏi không hòa bình, một câu trả lời kém tinh tế, tiếng Anh cũng không ổn (make love not war). Không nên phủ định tài năng và vẻ đẹp của Engfa dù cô ấy không tốt tiếng Anh, chiều cao không nổi trội (1m71) và thuộc cộng đồng LGBT, chỉ là khó chấp nhận được quyết định của BTC.

Cuộc thi Hòa bình nhưng đưa câu hỏi ứng xử chính trị nhạy cảm, thí sinh xúc phạm nguyên thủ quốc gia, cuộc thi xúc phạm cuộc thi khác, thí sinh không biết tiếng Anh vẫn top đầu (Cần giải thích chuyện tiếng Anh này, vốn không phải là một tiêu chí quá quan trọng, giống như Hen Nie của Việt Nam tại MU đã dành Á hậu 3 và không hề biết tiếng ANh nhưng cô ấy tự tin tỏa sáng và truyền cảm hứng rất tốt - Nhưng chính ông Na tại MGI lại đánh giá rất cao tiêu chí này và liên tục loại các thí sinh với lí do không giỏi tiếng Anh nhưng lại tự phá vỡ lời nói của mình với top 5 với hai thí sinh không hề giỏi tiếng Anh. Nó khiến người xem nghi vấn Giỏi tiếng Anh cũng phân biệt this - that, một tiêu chuẩn kép khó chấp nhận từ Nawat);...

Với tiêu chí "Chấm dứt chiến tranh và bạo lực" nhưng chính cuộc thi đã dấy lên những màn bạo lực và hành vi không mấy hòa bình. Có lẽ nếu năm sau cuộc thi tổ chức tại Việt Nam và không mang lại những giá trị hữu ích, MGi sớm biến mất trên đấu trường sắc đẹp quốc tế.
Thêm
Cuộc thi hoa hậu hòa bình nhưng "không an bình"
545
2
2
Ban tổ chức Đường lên đỉnh Olympia mới đây đã giải đáp thắc mắc về một số câu hỏi trong cuộc thi chung kết ngày 2-10 sau khi làm việc với GS Lê Văn Lan, thành viên Ban cố vấn cuộc thi.

Ở phần thi "Về đích" của thí sinh Bùi Anh Đức (trường THPT Chuyên Sơn La, tỉnh Sơn La), chương trình đã hỏi: Dân gian có những câu: "Chu tri rành rành, Cái đanh nổ lửa, Con ngựa đứt cương, Ba vương tập đế/ Cấp kế đi tìm, Hú tim bắt ập". Ở đây, "Ba vương" là ba vị vua nào?

Theo nhà sử học Lê Văn Lan, trong sách Kinh Thi Việt Nam (NXB Tri thức - được thực hiện theo ấn bản Kinh Thi Việt Nam của Hàn Thuyên xuất bản cục 1941 - 1945), tác giả Trương Tửu có đoạn viết về những câu này như sau:

Chu tri rành rành: nghĩa rằng bá cáo cho mọi người đều biết.

Câu thứ hai là: Cái đanh nổ lửa nói về việc quân đội Pháp bắn súng vào cửa Đà Nẵng.

Câu thứ ba là: Con ngựa đứt cương chỉ sự băng hà của vua Tự Đức và sự rối loạn của triều đình lúc bấy giờ.

Hồi đó, Tường - Thuyết chuyên quyền giết hại nhiều người trung trực. Họ làm trái cả di chúc của Tiên Vương, bỏ Dục Đức vào ngục tối, lập Hiệp Hòa làm vua. Sau lại giết Hiệp Hòa đem Kiến Phúc thay vào. Rồi lại giết Kiến Phúc tôn Hàm Nghi lên ngôi vua. Ba ông vua kế tiếp nhau liền như thế nên mới có câu: Ba vương tập đế.

Đến triều vua Hàm Nghi thì Thuyết nổi lên bài Pháp bị thất bại phải đem vua đi trốn. Một mặt quân đội Pháp lo dẹp loạn, một mặt tìm kế bắt Hàm Nghi cho yên lòng dân. Vì thế mà có câu: Cấp kế đi tìm".

Nhà sử học Lê Văn Lan xác nhận lại: "Việc phế - lập ba vua trên diễn ra trong khoảng 1 năm chứ không phải trong vòng chưa đầy 4 tháng".

FB_IMG_1664855597800.jpg


"Do đó, đáp án "Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi" mà chương trình đưa ra là không sai"- thông báo của Ban tổ chức cuộc thi khẳng định.

Theo VTV
Thêm
"Ba Vương" là ba vị vua nào?
508
0
0
Thành công là một khái niệm được sử dụng để chỉ kết quả khi một người đặt ra mục tiêu và đạt được nó hay nói cách khác thành công là kết quả tích cực mà một người hướng tới. Vậy làm gì để thành công? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!


Người thành công phải tư duy như sói đầu đàn: Không chỉ độc ác với người khác, mà phải độc ác với chính mình. Sư tử rất mạnh. Hổ là chúa sơn lâm vô địch thiên hạ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, Sói mới là loài chưa bao giờ xuất hiện trong rạp xiếc mua vui cho loài người. Phẩm chất của một con sói đầu đàn chính là chìa khóa thành công nhiều người phải học hỏi.

Người thành công phải tư duy như sói đầu đàn: Không chỉ độc ác với người khác, mà phải độc ác với chính mình. Người Mỹ có một câu ngạn ngữ: “The Lion and the Tiger may be more powerful, but the Wolf does not perform in the circus.” Tức là: “Hổ và Sư tử có thể mạnh hơn, nhưng bạn sẽ không bao giờ thấy Sói trình diễn trong rạp xiếc.” Nó xuất phát từ một thực tế mà chắc hẳn nhiều người cũng nhận ra. Trên đời có đủ loại xiếc thú: hổ, sư tử, gấu, thậm chí là cá, hải cẩu… Nhưng rất hiếm khi thấy sói bị bắt đi nhảy dây bao giờ. Một thợ săn kỳ cựu nhất khi vào rừng cũng phải lo sợ khi gặp sói hơn là gặp phải hổ báo hay sư tử. Lý do là bởi, loài sói luôn sống theo bầy đàn, chúng có một tinh thần tập thể đáng ngạc nhiên, khả năng tuân theo mệnh lệnh, săn mồi có tổ chức kết hợp với khứu giác nhạy bén, cơ thể linh hoạt và bản tính hung ác, con mồi bị chúng nhắm tới hầu như đều bỏ mạng, không có nhiều cơ hội chạy thoát. Cho nên, dù sư tử vô cùng oai hùng, hổ là chúa sơn lâm, nhưng loài sát thủ rừng xanh mới được biết tới là kẻ đi săn gan lỳ và dẻo dai bậc nhất.

Để làm được điều này, không thể bỏ qua công sức của con sói đầu đàn, được biết đến với cái tên “Alpha wolf”. Nó chính là thủ lĩnh về mặt tinh thần, cũng là người dẫn dắt và tổ chức cả đội chiến đấu với nhau. Sói đầu đàn càng thể hiện dũng mãnh, khỏe mạnh và đầy quyết đoán thì đàn sói của nó càng trở thành những chiến binh gan dạ, quả cảm và hung tàn hơn.

Trong các bài học về năng lực cạnh tranh, bảo vệ lợi ích của mình, học phương thức tư duy như sói đầu đàn sẽ giúp bạn tiến gần hơn tới thành công. Đặc biệt nhất là 5 đặc điểm sau đây:

1. Kiên trì, bền bỉ và tập trung

- Một khi sói đầu đàn đã quyết định được con mồi, nó sẽ yêu cầu cả đàn theo dõi liên tục trong một thời gian dài, có thể lên tới vài ngày, bất kể hành trình đó có trải qua bao nhiêu khó khăn và nguy hiểm, bất kể lộ trình chạy trốn của con mồi có xa đến mấy. Chúng chỉ dừng lại khi đã săn giết con mồi thành công, không bao giờ có chuyện bỏ cuộc giữa chừng.
Tìm kiếm, phát hiện, truy đuổi và giành lấy; đây là quy luật sinh tồn của loài sói.
Một người đàn ông muốn làm nên chuyện lớn thì luôn biết đặt mục tiêu cao cả cho bản thân. Trên con đường theo đuổi mục tiêu của mình, họ cũng sẽ gặp phải những chông gai và khó khăn nhất định. Chỉ những ai không sợ hãi, kiên trì, dám nghĩ dám làm và không bao giờ bỏ cuộc mới có thể đi đến cùng. Đây mới là tư duy của kẻ mạnh nên có.

2. Nằm gai nếm mật, độc ác với chính bản thân

- Một chiến binh săn mồi khôn ngoan như sói sẽ không bao giờ tấn công con mồi một cách bộp chộp, không tính toán. Nếu cơ hội chiến thắng không cao, chúng thường biết cách che giấu và ẩn mình. Bên cạnh đó, loài sói cũng đặc biệt có tính kiên nhẫn, sẵn sàng nằm gai nếm mật để chờ đợi thời cơ. Chúng liên tục thay đổi vị trí, thậm chí đặt mình vào gian nan, để nâng cao khả năng thành công chung của cả bầy. Nhất là với sói đầu đàn, để dẫn dắt tất cả cùng đạt thắng lợi, chúng không chỉ độc ác với con mồi mà còn ác với chính bản thân.

Khi con người rơi vào tình cảnh bất lợi, chúng ta cũng phải học cách chịu đựng và chờ đợi thời cơ thích hợp nhất. Ví dụ điển hình chính là thành công của Tư Mã Ý trong thời Tam Quốc chiến loạn. Ông lặng lẽ giấu giếm tài năng và dã tâm của mình suốt chục năm, đợi tới khi Tào Tháo qua đời, người cầm quyền mới không đủ bản lĩnh, mới bộc lộ mũi nhọn và giành chiến thắng trong nháy mắt.

3. Đoàn kết một lòng, bầy đàn trên hết.

Sói là loài động vật máu lạnh nhưng có tập tính bầy đàn nổi tiếng nhất. Tập tính này càng thể hiện ưu điểm tốt nhất khi cả đàn tiến hành công cuộc đi săn. Sói đầu đàn chính là người phân công lao động rõ ràng và yêu cầu thực thi chặt chẽ. Dưới sự lãnh đạo của nó, cả bầy sói đoàn kết hướng tới một mục tiêu thống nhất. Chúng luôn cùng tiến, cùng lùi và không bao giờ là loài tráo trở. Nhờ có tinh thần đoàn kết này, chúng sẽ giảm thiểu thiệt hại xuống thấp nhất mà đảm bảo gia tăng lợi ích lên cao nhất.

Xã hội hiện nay cũng không còn thích hợp để chiến đấu một mình. Nếu một người muốn đứng vững, trước tiên anh ta phải học cách đoàn kết sức mạnh và nguồn lực xung quanh mình. Giống như cách mà tác giả người Mỹ Ken Blanchard từng viết: “None of us is as smart as all of us”, tức là, không ai trong chúng ta thông minh bằng tất cả chúng ta. Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau!

4. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.

Một khi nhắm trúng mục tiêu, sói sẽ luôn tôn trọng và không bao giờ khinh thị đối thủ. Chúng chuẩn bị rất nhiều cho việc săn mồi, không vì sĩ diện mà liều mạng sống. Khi gặp kẻ thù mạnh mẽ hơn như một con sư tử sung sức, chúng sẽ không chủ động chiến đấu vì biết rằng, chiến thắng mà chịu tổn thất nặng nề thì không khác gì thua trận. Áp dụng vào cuộc sống cũng vậy, biết người biết ta chính là chìa khóa quan trọng để giành được những thắng lợi to lớn.

5. Biết dùng mưu trí, chiến thuật tinh ranh.

Nói về chiến thuật săn mồi, cả rừng xanh không ai có thể tranh vị trí thứ nhất với loài sói. Nếu đụng độ loài hung dữ cao lớn, chúng phô diễn sức bền dẻo dai. Nếu săn mồi những loài nhỏ bé nhanh nhẹn, chúng phô diễn khả năng tốc chiến tốc thắng. Chẳng hạn như, trong một cuộc đối đầu với đàn bò rừng, sói đầu đàn sẽ lựa chọn những ứng viên tiềm năng nhất: con non, con ốm yếu nhất. Khi phát lệnh, cả đàn sẽ ập tới gây ra sự hoảng loạn nhằm tách con mồi ra khỏi số đông. Sau đó, cuộc chạy đua bắt đầu và phần thắng nghiễm nhiên thuộc về giống loài mưu trí hơn.

Có thể thấy rằng, biết cách sử dụng chiến lược và trí tuệ sẽ giúp chúng ta dễ dàng đạt được thắng lợi hơn, tìm được con đường tiếp cận thành công ngắn hơn.

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/van-hoa-nghe-thuat.1069/
Thêm
Làm gì để thành công?
  • Like
Reactions: Vanhoctre
587
1
0
Trong cuộc sống ai ai cũng muốn trở thành người tử tế nhằm góp chút công sức của mình cho quê hương, đất nước. Nhưng tử tế là gì? Làm thế nào để trở thành người tử tế thì không phải ai cũng làm được. Cùng tham khảo bên dưới để hiểu "Tử tế là gì" nhé!


Tử tế: chữ “tử” có nghĩa là những chuyện nhỏ bé, chữ “tế” có nghĩa là những chuyện bình thường. Hai chữ “tử tế” có nghĩa là cẩn trọng từ những việc nhỏ bé.

Tử tế là một chuẩn mực đạo đức quan trọng trong cuộc sống, là một phép tắc cần thiết trong giao tiếp giữa con người với con người trong cách đối nhân xử thế, là một giá trị đẹp và nhân văn.

Tử tế không phải là có tiền bạc mà mua được hoặc muốn là có ngay, mà phải được học hành, được rèn luyện, kế thừa và giữ gìn.

Tử tế không chỉ là một phẩm chất mà còn là một thái độ sống, một lối sống. Sống tử tế là cách cơ bản để mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta. Không chỉ vậy, sự tử tế còn đem niềm vui đến cho những người ở quanh ta. Sống tử tế giúp ta giao tiếp tốt hơn, có lòng trắc ẩn sâu sắc hơn và cũng tạo ra nguồn lực tích cực trong cuộc sống của mỗi người. Sự tử tế là điều thuần khiết ẩn sâu bên trong bạn, và bên cạnh những người tử tế từ khi sinh ra, ai cũng có thể lựa chọn để nuôi dưỡng sự tử tế vốn có của mình.

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/van-hoa-nghe-thuat.1069/
Thêm
Tử tế là gì?
  • Like
Reactions: Vanhoctre
482
1
0
Tại sao lại gọi là lòng đỏ trong khi nó có màu vàng cam? Tại sao lại gọi sông Hồng trong khi nước sông có màu vàng nâu? Tại sao lại gọi là bánh mì trắng khi nó có màu vàng nhạt?

6193

Để giải thích vấn đề này, dựa trên mấy ý như sau có thể là hợp lý nhất:

1. Vốn từ vựng ngày xưa để mô tả màu sắc hạn chế hơn bây giờ (như một số ý kiến ở trên đã nêu) - đây cũng là một khía cạnh, tuy nhiên không phải là một ý lớn. Theo ý này, có thể lấy ví dụ minh họa như sông Hồng - trong đó chữ hồng được hiểu là màu đỏ - hay là màu hồng đi nữa, thì thực tế sông Hồng có phải màu hồng hay đỏ đâu - là màu phù sa dạng nâu nâu, vàng vàng thôi chứ nhỉ...? Vậy thì có thể xa xưa người ta chưa có tên cho nhiều màu chi tiết đến thế - cứ nhóm màu nóng thì gọi là "hồng" hết cả hay chăng?

Ý sau đây có lẽ là có ý nghĩa lớn hơn:

2. Khi chỉ cần phân biệt 2 đối tượng với nhau, người ta thường áp dụng theo quy tắc "nhị nguyên"- tức là tách thành 2 mặt đối lập để mô tả cho tiện (theo cách gọi truyền thống là "âm - dương"). Khi đó, 2 mặt đối lập được mô tả đại diện bằng 2 khái niệm đối lập điển hình - trong trường hợp về màu sắc thì sẽ là các cặp như: trắng - đen, đỏ - đen, đỏ - trắng, đỏ - xanh...

Tức là mỗi đối tượng sẽ được gọi đại diện bằng 1 trong 2 màu đối lập hoàn toàn để dễ hình dung, chứ không phải là màu thực tế của nó. Có thể thấy ví dụ tương tự ngay cả ở phương Tây: bánh mì có 2 loại là bánh mì đen và bánh mì trắng - gọi như vậy thôi chứ không có cái nào màu đen hay trắng, thậm chí cũng không phải là màu nằm giữa đen và trắng (xám)...thực tế màu của bánh mì dạng màu nâu vàng ở các mức độ sáng tối khác nhau... Tuy nhiên nếu gọi đúng tên màu là nâu vàng đậm hoặc vàng nâu nhạt thì sẽ dài dòng quá - người ta chỉ gọi trắng - đen thôi, có lẽ cũng đủ để mô tả, người nghe ai cũng hiểu - vậy là được rồi.

Ngôn ngữ chính là như vậy đó - không nên áp dụng lối tư duy logic kiểu khoa học tự nhiên vào nó.

Quy tắc thứ hai này có lẽ là hợp lý hơn cả. (Kể cả theo quy tắc này, áp dụng vào ví dụ sông Hồng - có lẽ người ta cũng dùng nó để mô tả màu nước sông Hồng so với nước ở sông khác gần đó, như sông Đà chẳng hạn -là một nhánh đổ vào sông Hồng - nhưng màu nước sông Đà trong hơn và hơi có sắc xanh - vậy có thể ai đó, để phân biệt 2 màu nước sông, đã dùng cặp đối lập "xanh - đỏ" để gọi tên chúng.

(Tìm hiểu nguồn gốc của từ - ngữ Tiếng Việt)
Thêm
Tại sao lại gọi "lòng đỏ trứng gà" trong khi nó có màu vàng?
2K
0
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
  2. hưnga @ hưnga:
    cho em hỏi xu có những tác dụng gì ạ
Top