Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Thư gửi cụ Nam Cao

Cụ Nam Cao thương mến,

Tôi viết lá thư này gửi đến cụ với tư cách là một nhân chứng của thời đại, ghi lại dấu nét thời gian gửi gắm trên từng mảnh linh hồn. Âu có lẽ, từ xưa đến nay thì bản chất con người vẫn chẳng hề đổi thay? Chúng ta vẫn là những mảnh đời lưu lạc chịu đựng sự biến thiên vạn hóa của tạo hóa và của cả chính con người. Vậy liệu rằng những tình yêu thương những điều tốt đẹp trên đời này có còn hay chỉ còn tàn dư những tha hóa và đen tối của cuộc đời và của con người?

Ở thế kỷ hai mươi mốt này liệu cụ và tôi có còn đồng tình những quan niệm trước kia của cụ: chỉ có tình yêu thương mới cứu rỗi được linh hồn con người.

Tôi vẫn sẽ đồng ý với cụ rằng ở đâu đó trên thế giới này, vẫn luôn tồn tại điều tốt lành, và điều tốt lành nhất là tình yêu thương. Tình yêu thương luôn dang rộng đôi vòng tay ôm ấp, che chở, để cùng thấu hiểu và sẻ chia với tất cả mọi người. Đó là cội nguồn của hạnh phúc và của những điều tốt đẹp. Cũng giống như Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo” của cụ, một người “xấu đến ma quỷ hờn” về ngoại hình nhưng lại đẹp về phẩm chất. Nàng đã làm một điều mà dường như chẳng ai làm hoặc thậm chí đoái hoài đến, vừa bình dị vừa giản đơn mà đầy lòng trắc ẩn. Chính bát cháo hành là kết tinh cho tình yêu thương cao cả. Chính tình yêu đã hoàn lương một “con” người. Và như cụ từng tâm niệm: chỉ có lòng tốt mới cứu rỗi được linh hồn sa ngã.

Trong đời sống hiện nay, tình thương sẽ giúp con người gần nhau hơn, thấu hiểu nhau hơn và san sẻ khó khăn cùng nhau. Cụ có biết ở trên thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng hiện nay, có một quán cà phê tên là “Thời thanh xuân”. Đó là nơi rất đặc biệt, đặc biệt ở chỗ rất im lặng. Không nhốn nháo hay huyên náo. Bởi, những anh chỉ phục vụ là những người khiếm thính. Họ không thể nghe, thậm chí chẳng thể nói nhưng họ rất siêng năng. Họ trao nhau ánh mắt trìu mến và phục vụ với trái tim không một khiếm khuyết. Họ ở bên nhau, bù đắp dần, thế vào nhưng khoảng lặng bị tước đoạt. Không than vãn. Bởi, cách họ giao tiếp là nhịp đập con tim. Cụ hãy thử nghĩ xem nếu không nhờ tình yêu thương, liệu những anh chị đó có ngày hôm nay?

Nhưng bên cạnh đó, nhìn vào thực tế tôi sẽ phải nói với cụ rằng xã hội nơi tôi hiện sống, nơi tôi đang là nhân chứng đã ngày một tha hóa dần. Tha hóa như cái cách mà Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào vòng đời tội lỗi, không lối thoát.

Tha hóa là quá trình con người đánh mất đi bản chất tốt đẹp của mình, họ dần thay đổi theo một chiều hướng tiêu cực. Ngày trước, con người sống với nhau, thân thiết, gần gũi, coi trọng tình nghĩa và có trách nhiệm với công động. Ngày nay, con người sống gần nhau hơn nhưng chẳng còn thân thiết. Con người hiện đại đã vươn tới những vì sao nhưng vẻ mặt người láng giềng bỗng xa xôi. Hay sống chung dưới một mái nhà nhưng lại không thấy bóng nhau. Họ bị cuốn theo vòng xoáy của công việc. Dần dần, họ không thể thoát ra khỏi những cái vòng vèo và chùng chình của cuộc đời; cứ mãi chạy cố theo tiếng gọi của tiền tài và danh vọng mà lãng quên những người xung quanh, và tệ hơn là quên chính bản thân mình. Họ quên rằng bản ngã hay lương tâm cũng cần họ như mầm xanh cần nước, như hương thơm cần gió. Một lần tặc lưỡi cho qua, một lần vô tâm, một lần hèn nhát sẽ thành mọi lần. Dần dần, những cảm xúc, những rung động trước cuộc sống và cả tình yêu thương vốn có bị tiêu phai dần, nhưng họ nào có hay.

Cụ có biết một trong những khuyết tật trong đời sống hiện đại này là gì không? Là thói vô cảm! Vô cảm trước sự đời, trước sự sống, rồi không chút gì còn sót lại trong họ, không có gì cả… Đó là khi con người ta đánh mất tính chủ động trong cuộc sống. Con người không còn thân thiện, không còn xích lại gần nhau như xưa mà thay vào đó là suy nghĩ mạnh ai nấy lo, tiết kiệm lời, tiết kiệm lòng thương. Cụ cứ thử nghĩ khi một người gặp nạn trên đường thì số đông sẽ làm gì? Vâng, họ sẽ vô cảm, dửng dưng lướt qua như không có gì. Vô hình chung như cái cách mà cả làng Vũ Đại “tránh tà” chàng trai Chí Phèo tội nghiệp “chắc nó trừ mình ra!”; một số khác sẽ hiếu kì mà bu lại xem và tám chuyện; chẳng ai màng tới người gặp nạn cả. Cụ có hiểu xã hội bấy giờ tàn ác thế nào? Nhưng chắc chắn bên cạnh đó vẫn sẽ có những tấm lòng tốt đẹp lại giúp đỡ, ở đây tôi chỉ nói số đông.

Không chi dừng lại ở đó, sự tha hóa đã biến con người trở nên thú tính, cái phần “con” trong người cứ trỗi dậy và gây tổn thương cho người khác. Cụ nghĩ sao khi nạn ấu dâm đang tràn lan trên đất nước thuần phong mỹ tục này? Hay chuyện nữ sinh giao gà bị ức hiếp đến chết? Hay những ngôi sao K-pop Hàn Quốc phải tự kết liễu tuổi xuân sau một thời gian chịu đựng những lời chỉ trích, đả kích từ những kẻ nhân danh người hâm mộ? Vậy liệu giờ những gì cụ quan niệm có còn đúng? Cụ nghĩ tình thương sẽ lại cảm hóa họ để họ không tha hóa sao? Tình thương sẽ xóa nhòa mọi vết nhơ tội lỗi, là công cụ đổi đen thành trắng?! Tình thương chắc chắn không toàn năng như thế! Và dù có đi chăng nữa họ vẫn không chọn yêu thương.

Cái bi kịch của Chí Phèo là sinh ra là một con người nhưng không được thừa nhận và được sống như là con người. Nhưng cái bi kịch hiện nay là sinh ra là một con người, được thừa nhận và được sống như con người nhưng lại không sống đúng là một con người. Họ lựa chọn cái thói vô cảm, lối sống dửng dưng và ích kỉ cho bản thân mình. Cụ biết tại sao không? Tại họ nghĩ rằng người ta ai cũng giống mình, người xấu cũng đầy ra đấy thì tại làm sao phải làm người tốt cho mang thêm họa?! Theo số đông số nhiều, chớ dại làm cừu giữa bầy sói. Giống như việc họ bỏ đi hay chỉ dừng lại bàn tán, chỉ trỏ mà không ra tay giúp đỡ người gặp nạn là vì họ sợ bị liên lụy, sợ phải mang họa và gặp rắc rối. Sẽ có ai đó trừ họ ra làm người tốt, làm anh hùng của truyện. Họ tha hóa rồi…

Cũng như một câu nói trong tác phẩm của Remarque: “cái mà nhân loại thiếu, đó là một lòng tốt bình thường”. Và liệu cái “lòng tốt bình thường” ấy có đủ để cảm hóa một con người?

Tôi tin là có! Chỉ cần lòng tốt ấy được đặt đúng chỗ, đúng lúc thì chắc hẳn sẽ tạo nên kì tích. Một người có thể bị tha hóa bởi cái đầu lạnh nhưng chắc chắn sẽ được sưởi ấm bằng một trái tim nóng. Trái tim và tâm hồn, tôi tin có lực đàn hồi. Có thể chai sạn nhưng không mất đi mà cần được khai mở và cần lòng tin. Và một phần nào đó, tôi vẫn tin vào quan niệm của cụ, tin vào tình yêu thương có thể cảm hóa con người.

Nhưng để thực hiện được điều đó và để cho những người như Chí Phèo có thể thực hiện được ước mơ thì chúng ta cần thay đổi. Chúng ta nên cảm thông, thấu hiểu những người xung quanh, nhất là những kẻ khác biệt bất đắc dĩ, như cách mà cụ đã ghé sát tai nghe Chí Phèo. Sau đó là mở lòng ra, dùng tình yêu thương để cảm hóa họ, đưa họ, chỉ dẫn họ về con đường thiện lương. Ngoài ra, còn phải giáo dục và khơi gợi cho học sinh về tình yêu thương và truyền ngọn lửa yêu thương ấy cho mọi người. Chỉ có như thế thì cả tôi và cụ mới còn tia hi vọng vào lòng tốt cứu rỗi linh hồn.

Chúng ta có thể phạm sai lầm nhưng đừng để sai lầm đó tha hóa chúng ta. Một sai lầm không định được cả một cuộc đời. Người ta cứ nghĩ buông xuôi và theo dòng là đúng khi trót một lần trượt tay nhưng không biết rằng là nước ta vẫn có thể xoáy để trở nên tinh khiết. Dẫu cho xã hội có dần tha hóa thì đâu đó sâu trong tâm hồn mỗi con người vẫn luôn le lói tình yêu thương, lòng tốt và nhân tính. Nhưng cần nhiều hơn nữa để tình thương từ bản năng ấy được thành hình. Ta học chữ thương từ khi còn trong tử cung người mẹ, lời kể chuyện của người cha. Nhưng khi lớn rời xa bước vào môt xã hội đầy cảm bẫy, khi mọi định nghĩa bị lẫn lộn, ta cần dũng cảm. Tình thương là chyện trái tim và ta cần sự dũng cảm từ lý trí để chỉ lối. Dũng cảm để nhìn nhận sai lầm bản thân và quay đầu, dũng cảm để lên tiếng trước cái xấu cái bất công, dũng cảm để biến tình thương thành hành động, vượt qua mọi lời chỉ trích khi quá khác biệt. Họ xấu và bêu riếu nhưng rồi trong thành tâm cũng phải ngả phục việc ta làm và họ âm thầm thay đổi. Có ai muốn mình xấu mãi? Thị Nở không phải là nhân vật xấu nhất văn học bởi còn nhiều người xấu hơn nàng ấy. Xấu từ tâm, mãi không chịu gội rửa.

Tôi thầm cảm ơn cụ đã dạy cho tôi và nhân loại bài học sâu sắc như vậy. Dũng cảm là khi cụ đã biểu dương cho nhân vật Chí Phèo đoạn cuối nhưng tiếc là hắn lại không đủ yêu thương bản thân, không tin vào tình thương có thể cảm hóa được những dân làng máu lạnh. Tình thương lại sáng lên ở nhân vật Thị Nở, không oán trách kẻ chì chiết mình hay kẻ ai cũng oán trách. Cả hai là mảnh ghép không thể thiếu biểu tượng cho tư chất con người. Cụ Nam cao, cụ có khuyên tôi điều gì không?

Một nhân chứng thời đại
Thêm
450
3
1
Những Ngày Thơ Ấu “ là một tác phẩm hồi ký viết về những đắng cay, tủi hổ của chú bé Hồng ( nguyên mẫu của chính tác giả Nguyên Hồng thời bé thơ. Đọc tác phẩm người đọc có dịp cùng cười, cùng khóc với các nhân vật trong truyện. Thấy hết được sự đen tối của xã hội Việt Nam trước CMTT. Ở xã hội đó tiếng chuông nhà thờ đêm noel không dành cho những đứa trẻ nghèo hèn. Ở xã hội đó, số phận người phụ nữ bị trói buộc bởi những luật lệ hà khắc, những quan niệm nghiệt ngã. Hãy cùng đọc “ những ngày thơ ấu” với tôi và bạn sẽ khóc....
Hôm nay tôi xin giới thiệu với quý vị bạn đọc Chương 1 của tác phẩm nổi tiếng này.
Chương 1 - Tiếng Kèn.

Thầy tôi làm cai ngục. Mẹ tôi con một nhà buôn bán rau đậu, trầu cau lần hồi ở các chợ và trên đường sông Nam Định -Hải Phòng. Tuổi thầy tôi hơn ba mươi, gấp đôi tuổi mẹ tôi. Hai thân tôi lấy nhau không phải vì quen biết nhau lâu mà thương yêu nhau. Chỉ vì hai bên cha mẹ, một bên hiếm hoi muộn cháu và có của; một bên sợ nguy hiểm giữ con gái đẹp đến thì ở trong nhà và muốn cho người con ấy có chỗ nương tựa chắc chắn, được cả một dòng họ trọng đãi nếu mắn con... Tôi đẻ ra đã được bao nhiêu người nhà những tội nhân có máu mặt đến mừng, biết bao nhiêu kẻ nhờ vả ông bà tôi lại thăm nom. Đồ vàng bạc, các thứ lụa là, gạo thơm, gà béo, trứng mới, cá biển tươi... từng tráp, từng thúng, từng bu đã chật ních cả tủ áo và chạn thức ăn. Vú bõ trong nhà đã hả hê có số tốt được hầu hạ một cửa "quyền quý".
Sau này, mỗi lần nhắc tới ngày sinh vui vẻ của tôi, trong cái giọng nói hổn hển thỉnh thoảng lại ngắt quãng với những tiếng ho khan của bà nội tôi, tôi thấy có nhiều sự cảm động lắm. Cảm động vì nhớ tiếc, vì đau xót. Thầy mẹ tôi lấy nhau không phải vì thương yêu nhau, trái ngược cay đắng đó tôi đã hiểu biết rõ rệt và thấm thía ngay từ năm tôi lên bảy lên tám, ở vào cái tuổi mà tính tò mò rất dễ bị kích thích và trí ngây thơ trong suốt đã ghi giữ một hình ảnh gì, một nỗi niềm nào thì ghi giữ mãi mãi. Những buổi chiều vàng lặng lẽ, lạnh lẽo của mùa đông, những buổi chiều mà bụi mưa như có một thứ tiếng van lơn thầm thì trong hơi gió vu vu, lửa lò than rực rỡ vờn lên chân tường những áng hồng lấp lánh hay rủ rê tâm trí người ta vào những cõi buồn nhớ, là những buổi chiều làm tê tái mẹ tôi hơn hết. Tuy mẹ tôi có tôi ngồi trong lòng cười nô với mấy con búp bê, tuy trước mặt mẹ tôi có cả một bữa cơm thức ăn tỏa mùi thơm ngon lành trong hơi cơm tám soan bùi ngọt, tuy mẹ tôi vẫn tươi cười và luôn luôn thưa gửi dịu dàng với thầy tôi và bà tôi.
Lúc bấy giờ, trong đầu óc mẹ tôi quằn quại những hình ảnh, những ý nghĩ gì, thầy tôi đoán biết sao được. Vẻ mặt xinh tươi kia, sự thùy mị kính cẩn kia, sao có thể là của một người đàn bà mà tâm tư hằng giá buốt vì những phiền muộn, những đau đớn cay chua nhất, tối tăm nhất? Hay thầy tôi cũng như mẹ tôi cả hai đều thản nhiên và lặng lẽ để che giấu cả một lòng đau đớn? Có lẽ đúng! Vì thầy tôi, nếu là một người vô ý thức hay là một kẻ xốc nổi, chỉ biết có sắc đẹp và sự chiều chuộng của mẹ tôi, thì đã chẳng yên lặng nhìn tôi, miệng hơi nhếch về một bên, khi tôi níu lấy tay, lay lay hỏi:
- Cậu ơi! Em Quế con không phải là con cậu mà là con cai H. phải không? Cùng lúc nghe câu tôi hỏi ấy, mắt mẹ tôi bỗng sáng lên, gò má hơi ửng hồng. Mẹ tôi nhìn nhanh thầy tôi rồi hoặc quay mặt nhìn đi chỗ khác, hoặc cúi xuống thẫn thờ nhìn tôi. Trời! Thốt lên câu hỏi dại dột trên kia nếu tôi là con một người cha độc ác hay ghen, phát uất ức, và một người mẹ bỗng hổ thẹn, sợ hãi vì có kẻ mớm lời cho con mình để phá hoại sự thanh khiết của đời mình, đời phải chung thủy của một người làm vợ, thì cảnh tình giữa cha tôi và mẹ tôi lúc bấy giờ sẽ ra sao? Nhưng không! Thầy mẹ tôi chỉ lặng lẽ nhìn nhau và tôi cũng vẫn được nưng niu vỗ về trên hai đầu gối mẹ tôi ấm áp.
* * *
Quế, em gái tôi, là con một người khác: cai H, sự ngờ vực trong đầu óc tôi thoát ra với những câu hỏi trên kia không bao giờ được trả lời cả. Đem hỏi thầy tôi, thầy tôi yên lặng. ạm ấp trong lòng mẹ tôi, được mẹ tôi vuốt ve là tôi nhắc đến câu hỏi ấy. Cũng như thầy tôi, mẹ tôi không đáp. Nhưng hai con mắt sáng ngời trên nước da mịn màng như trứng gà bóc ấy khác hẳn cặp mắt sâu tối của thầy tôi. Và, những lúc ấy, mẹ tôi hay áp má lên lùm tóc tôi, hai ngón tay nhẹ nhẹ vuốt từng sợi một. Không chịu thắc mắc, tôi còn hỏi cả hai cô tôi, hai anh họ tôi, bà tôi, và những người hàng xóm. Cô tôi, hai anh họ tôi không trả lời còn có lý chứ bà nội tôi và những người ở gần nhà tôi thấy tôi hỏi lắm thì hoặc làm lơ đi, hoặc gắt lên thì thật vô lý quá chừng. Chính mấy người này đã gieo cái ý nghĩ vẩn vơ ngờ vực vào tâm trí tôi. Đã một lần bà tôi vẫy tôi lại, ôm tôi vào lòng xoa đầu nói:
- Ai đẻ mày? Nhìn những miếng bánh kẹo thơm phức trong giấy bóng xanh đỏ ở tay bà tôi, tôi nũng nịu đáp:
- Bà đẻ con. Bà tôi lừ mắt, tát vào má tôi:
- Bố mày, chỉ được cái hóm thôi. Không phải!
- Vậy con là con cậu bà nhỉ? Bà tôi lườm tôi một cái dài, lại hỏi:
- Cậu làm gì?
- Cậu làm ông xếp đề lao. Bà tôi, vẫn một giọng ngọt ngào:
- Còn cái Quế là con ai?
Tôi đã hơi cáu vì thèm ăn lắm mà chưa được miếng nào, tôi ngoẹo đầu ngoẹo cổ, phụng phịu:
- Con không biết! Bà tôi lại tát nhẹ vào má tôi:
- Láo nào! Bố mày! Nói đi rồi bà cho. Nhưng tôi dại gì chậm nói để chậm ăn, tôi liền kéo tay bà tôi cầm bánh thấp xuống tí nữa:
- Em Quế cũng là con cậu. Tôi đã thất vọng. Bà tôi hừ mạnh một tiếng, đổi nét mặt:
- Không phải! Tôi gắt lên:
- Chả con cậu là con ai? Không cho con thì thôi! Dứt lời, tôi gỡ tay bà tôi, chực chạy đi chỗ khác. Bà tôi phải bóc ngay phong bánh, bẻ cho tôi một nửa rồi cặp chặt tôi vào hai đầu gối:
- Bà bảo không phải là không phải mà. Tôi không cắn bánh vội, cau mặt nhìn bà tôi:
- Thế nó không phải là con cậu con, sao nó lại được ăn sữa bò, lại có vú bế? Tôi lý luận như thế vì tôi cho rằng được vú em chăm bẵm và ăn sữa bò là một vinh hạnh, một sự biệt đãi. Tôi có biết đâu rằng bà tôi chẳng muốn mẹ tôi bận bịu vì em gái tôi, để tôi được độc quyền hưởng sự nuôi nấng chăm bẵm của mẹ tôi. Bà tôi lại xoa đầu tôi và cười. Nụ cười làm rung động cặp môi rạn nứt, chảy xệ ấy, tôi vẫn chẳng thấy gì là vui vẻ. Và nụ cười vừa tắt, bà tôi lặng ngay nét mặt nói:
- Không phải! Cái Quế nó là con thằng cai H. Tôi mở to mắt, lay mạnh vai bà tôi:
- Bà nói dối để không cho con nốt chỗ bánh kia. Nó cũng là con cậu.
Cặp mày lơ phơ trên đôi mắt nâu càng chau lại, nhưng giọng nói bà tôi lại trở lại nhẹ nhàng, ngọt ngào:
- Không! Bà bảo thật mày đấy, nó không phải là con cậu mày mà là con thằng... Bà tôi ngừng lại, đăm đăm nhìn vào mặt tôi:
- Mày có biết thằng cai H. không? Tôi lắc đầu. Bà tôi nghiêm nét mặt:
- Cái thằng buổi chiều nào cũng dẫn lính sang đề lao và thổi kèn ấy mà. Tôi reo lên:
- Thế thì con biết rồi! Nhưng tôi chẳng cần hiểu biết rõ rệt hơn đứa em gái thật là con thầy tôi hay là con ai cũng được, thấy bà tôi hớ hênh tôi liền giật phăng cả gói bánh và mấy chiếc kẹo, chạy tót ra đường...
Và một lần, dưới gốc cây xoan tây, trước một cái bếp bằng những hòn gạch vỡ và đốt bằng những cành xoan và lá vàng khô, tôi được ẵm trong lòng một người đàn bà vẫn đong gạo và vay tiền của mẹ tôi. Trước thì tôi mải chơi với một con mèo nhỏ vờn quấn dưới chân tôi nên tôi không để ý đến chuyện trò của người đàn bà ấy với một người đàn bà khác, nhiều tuổi hơn, yếm trắng, thắt lưng xanh, cũng là vợ một người cai lính khố xanh, và cặp mắt vẻ mày cũng sắc sảo lắm. Khi con mèo bị tôi nắm đuôi chặt quá chóe lên một tiếng, cào tôi rồi chạy đi chỗ khác, tôi mới bắt đầu chú ý nghe. Người đàn bà ôm tôi cười toe toét. Người kia lại còn lắm miệng hơn. Nhiều lúc cả hai cùng nhìn tôi, mắt ánh hẳn lên rồi cười rũ rượi. Tôi không ngạc nhiên lâu mà liền căm tức. Cái căm tức dội lên nghẹn ngào. Nhưng tôi phải yên lặng. Không biết một sức mạnh gì đã giữ riết lấy tôi không cho tôi chồm lên, không cho tôi văng vào mặt họ mà đấm đá mà chửi rủa. Hai người đàn bà này chê bai bới móc mọi người hàng xóm chán rồi lại quay về chuyện nhà tôi. Nào thầy tôi nghiệt ngã, thâm hiểm lắm. Trái lại, mẹ tôi vừa trai lơ, vừa dễ dãi, và gần như đần độn nữa ấy, chẳng biết gì cả. Còn bà tôi thì đủ các tính ác, tính xấu, những cái ác, cái xấu của những người đàn bà từ thuở lọt lòng đã phải sống với những thành kiến, những lề thói tối tăm cay nghiệt, rồi phải coi học thức như là một sự quái gở, tự do như là tội lỗi, và thích thú sự áp chế, hành hạ nếu mình được dịp và có quyền áp chế, hành hạ kẻ khác. Sau cùng, giọng nói của người đàn bà nhiều tuổi có cặp mắt sắc sảo bỗng nhỏ đi. Y trỏ một người trắng trẻo, không phải bồng súng, đương chắp tay sau lưng đi lại ở cổng đề lao, thì thầm với người đàn bà ôm tôi bỏm bẻm nhai trầu:
- Con bé em thằng này là con hắn ta đấy!
* * *
Buổi chiều nào cũng vậy, dù nắng nực hay mưa rét, tốp lính khố xanh ấy cũng phải đi qua nhà tôi. Vừa đúng hai chục người: mùa hạ, quần áo vải vàng, mùa đông, quần áo dạ tím. Họ đi chân không, quấn xà cạp, đội nón chóp đồng. Ba người hàng đầu đeo ở cánh tay áo một chiếc lon màu hoa lý to hơn chiếc đũa. Cùng hàng với ba người này, ở bên trái, cách chừng một bước là một người tầm thước, gương mặt trắng hồng, mắt sáng, sống mũi hơi cao, hai hàm răng trắng phau. Y ăn vận gọn ghẽ hơn cả. Tay y đeo hai lon vàng đính thêm một đường chỉ đỏ thêu to. Chân y đi giày vải đen, bít tất bao giờ cũng trắng như mới. Không phải bồng súng, y ung dung cầm một chiếc kèn đồng có tua đỏ mỗi lần hoa nhanh lên lại tỏa ra một làn ánh sáng vàng diệp dưới ánh nắng rực rỡ của chiều hè.
Cứ khi nào tốp lính đến gần nhà tôi ở xế cổng đề lao thì tiếng kèn vang lên, vui vẻ quá, hùng tráng quá. át cả tiếng vỏ lưỡi lê đập phanh phách vào đùi và những bước chân xoàn xoạt, tiếng kèn mỗi giây một dướn cao, một vang to, rung động cả làn không khí êm ả của một góc trời. Rồi nương tiếng gió lao xao trong những chòm cây phấp phới, âm thanh nao nức, dồn dập của tiếng kèn càng cuốn lên cao, tràn ra xa, rất xa, đến những vùng xa sáng tươi nào đó. Càng về sau tiếng kèn càng niềm nở, ân cần như những lời thúc giục thống thiết rồi đổ hồi trong giây khắc đoạn im bặt. Một lúc lâu sau, một tốp lính khác ở cổng đề lao đi ra, vẫn người thổi kèn ấy. Lần này tiếng kèn nhanh hơn trước, nhịp với bước chân vội của tốp người nhọc mệt và đói ngấu mong ngóng sự nghỉ ngơi, no say... Hay bước đi, bước đi, như làn lá nhỏ bay theo gió... Tiếng kèn vồn vã vẫn rõ ràng, trong sáng, và bầu trời mở rộng vẫn rung vang. Sau tốp lính, một lũ đàn bà, trẻ con long tong chạy theo, trên lưng, những đứa bé ngổm lên ngổm xuống như cưỡi ngựa. Quá nhà tôi một quãng ngắn, tiếng kèn lại dần dần dướn cao lên. Đến khi tốp lính và lũ đàn bà trẻ con bị những lớp găng dày của một góc vườn um tùm và một hàng cây che khuất thì tiếng kèn tắt hẳn. Gió chiều bỗng rít dài lên, nền mây rung mạnh, khi âm vang của tiếng kèn không còn một gợn sóng. Đương nắm tay tôi, tự nhiên mẹ tôi buông mạnh ra bước xô xuống thềm gạch, ra đường. Tôi ngạc nhiên, níu chặt lấy vạt áo mẹ tôi, cuống quít:
- Mợ ơi! Chờ con với. Mợ ơi!...
* * *
Bao nhiêu buổi chiều như thế? Đã mấy năm chiều như thế? Tôi không thể ghi rõ là bao nhiêu mà chỉ nhớ rằng mẹ tôi đã không biết bao nhiêu lần dắt tôi ra sân trước, đón những tốp lính kia đi qua với tiếng kèn rộn rã tưng bừng để rồi một lúc lâu sau chậm chạp dắt tôi trở vào. Mẹ tôi đã đứng trong tươi sáng và ấm áp ở ngoài trời hay trong gió lạnh, mưa bay ở dưới mái hiên, và, bao nhiêu buổi chiều êm ả đã qua, óc non nớt của tôi ghi làm sao được không lầm, không sót những con số nhất định? Nhưng trong hồn tôi thì mãi mãi rõ ràng thắm nét hình ảnh những con mắt của mẹ tôi sáng lên nhìn người thổi kèn và hai gò má mẹ tôi ửng hồng khi gặp cặp mắt long lanh của người đàn ông nọ chiếu tới. Và cho tới ngày trọn đời, tôi không thể nào quên được cái cảm giác là lạ do một bàn tay nhỏ nhắn run run bỗng từ đầu tuột xuống vai tôi, và một màng lành lạnh mong manh vương qua một cặp mắt lờ đờ nhìn vào mắt tôi chợt làm ngực tôi lạnh dợi đi... Rồi đến một giọng van lơn khi tôi níu lấy áo mẹ tôi kéo vào nhà lúc không còn bóng dáng và tiếng kèn của tốp lính nữa.
- Đừng quấn mãi lấy chân mợ mà!... Thôi!... Con đi trước đi mợ xin theo con...
Rồi một buổi chiều, tôi cũng không thể nhớ rõ là một buổi chiều rực rỡ hay âm u, mẹ tôi không dắt tôi ra sân nữa. Và từ buổi ấy trở đi, chỉ có mình tôi lon ton chạy ra đón xem tốp lính đi qua với một người thổi kèn khác. Lắm lúc thấy tiếng kèn vui quá tôi chạy vào nhà, nắm tay mẹ tôi, hết sức kéo dậy. Nhưng mẹ tôi hoặc gỡ tay tôi ra rồi quay mặt vào tường hoặc tiện thể kéo ngả người tôi vào lòng mà ôm lấy tôi. Bên tai tôi, tiếng ngực mẹ tôi đập mạnh lạ thường, và từ mảng ngực phập phồng nóng ran lên đó truyền sang da thịt tôi những cảm giác ấm áp giữ tôi lại rất lâu trong cánh tay mẹ tôi. Lúc bấy giờ mắt tôi như mờ đi vì hơi thở nóng sực của mẹ tôi và tôi càng bâng khuâng trong đôi mắt thẫn thờ như muốn khóc của mẹ tôi.
* * *
Em Quế chính là con "cậu" tôi. Anh họ tôi, các cô tôi, cả bà tôi và những người hàng xóm dần dần bảo tôi như thế sau ngày người cai kèn kia đổi đi nơi khác không biết là đóng ở đâu và mẹ tôi càng kính cẩn hầu hạ bà tôi, càng chiều chuộng thầy tôi và chăm nom anh em tôi. Nhưng cũng từ ngày ấy tôi càng ít thấy hai thân tôi trò chuyện vui vẻ với nhau trừ khi ở trước mặt bà tôi hay những người nào thân thiết nhất. Tới năm em gái tôi khôn lớn cũng thế, thầy mẹ tôi không bao giờ nhìn thẳng vào nhau mà hỏi gọi nhau, cười nói với nhau. Trong con mắt, giọng nói và nụ cười của hai thân tôi bao giờ cũng đượm vẻ trầm lặng, chua chát, hờn tủi. Sự đau đớn âm thầm ấy theo dõi mãi mãi thầy tôi và mẹ tôi với cái kỷ niệm sâu sa của mấy đêm kia
- tôi tin chắc chỉ mấy đêm thôi
- hai con người đã phải gắng gượng ăn nằm với nhau, và để khỏi tủi lòng hai đứa con có phúc lọt vào một cửa giàu có và hiếm hoi, hai người càng cố phải gần gũi nhau trong một sự êm ấm giả dối vô cùng.
Vũ Hường ( sưu tầm)
Thêm
1K
0
0
"Tiếng chim hót trong bui mận gai" là cuốn sách chiếm số phiếu áp đảo cho vị trí quán quân trong danh sách do biên tập viên và độc giả Reader’s Digest bình chọn.

10 cuon tieu thuyet tinh yeu hay nhat moi thoi dai hinh anh 1
Tiếng chim hót trong bụi mận gai (Colleen McCullough – 1977): Lấy b

Bối cảnh tại Australia những năm 1915, Tiếng chim hót trong bụi mận gai là câu chuyện tình yêu đẹp vấp phải sự cấm đoán giữa một cô gái bướng bỉnh và một cha xứ ngoan đạo. Cuốn sách đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc pha trộn giữa nụ cười và nước mắt. Tác phẩm luôn là cái tên lọt top những tiểu thuyết tình cảm lãng mạn nhất mọi thời đại.

10 cuon tieu thuyet tinh yeu hay nhat moi thoi dai hinh anh 2
Đồi gió hú (Emily Brontë – 1847) và Jane Eyre (Charlotte Brontë – 1847):

Hai chị em nhà Brontë đều là những tác giả có tiếng trong làng văn học thế giới và thật khó để độc giả chọn ra
Heathcliff hay Rochester ai mới là nhân vật
"
đúng chuẩn soái ca" hơn trong cặp đôi tiểu thuyết Đồi gió húJane Eyre. Càng khó khăn hơn khi phải chọn bối cảnh nào khiến người đọc nhớ mãi: vùng quê nước Anh ẩm ướt qua con mắt của Emily Brontë hay căn biệt thự cô lập
với nỗi cô đơn của Charlotte Brontë.

10 cuon tieu thuyet tinh yeu hay nhat moi thoi dai hinh anh 3
The English Patient (Michael Ondaatj – 1992):

Tác phẩm xoay quanh 4 binh lính bị thương sống tại một tu viện Ý giai đoạn cuối Thế chiến thứ 2, trong đó phải kể đến mối tình ngọt ngào giữa bệnh nhân người Anh bị bỏng nặng và nữ y tá xinh đẹp Hana.

10 cuon tieu thuyet tinh yeu hay nhat moi thoi dai hinh anh 4
True Believers (Nicholas Sparks - 2005):

Nicholas Sparks một lần nữa khiến làng văn thế giới bất ngờ với một chuyện tình ngọt ngào khác là True Believers. Nhân vật chính trong tác phẩm là một nhà báo New York và một thủ thư. Cả hai đều đã chịu tổn thương tình cảm trước khi đến với nhau. Cuốn sách cũng là lời nhắn nhủ tới độc giả rằng tình yêu vẫn có thể khơi nguồn từ những nơi ít ngờ nhất.

10 cuon tieu thuyet tinh yeu hay nhat moi thoi dai hinh anh 5
The French Lieutenant’s Woman (John Fowles - 1969):

Truyện viết về một người đàn ông giàu có thời Victoria được rất nhiều thiếu nữ ngưỡng mộ, nhưng anh lại chỉ xiêu lòng trước người yêu của một thiếu úy quân đội Pháp.

10 cuon tieu thuyet tinh yeu hay nhat moi thoi dai hinh anh 6
Chesapeake Blue (Nora Roberts - 2002):

Bối cảnh truyện là vùng biển Maryland thơ mộng, nơi chàng trai Seth Quinn đã chiến thắng trái tim của cô gái xinh đẹp nhất thị trấn – Drusilla. Tác phẩm được đánh giá cao về xây dựng nhân vật, bên cạnh lời văn vô cùng dí dỏm và cuốn hút đã góp phần tạo nên Chesapeake Blue được các cặp đôi yêu thích.

10 cuon tieu thuyet tinh yeu hay nhat moi thoi dai hinh anh 7
The Remains of the Day (Kazuo Ishiguro - 1989):

Nhân vật chính của The Remains of the Day là Stevens – một quản gia lớn tuổi đã có trên 30 năm kinh nghiệm trong nghề. Tác phẩm mang lối tự sự xuất sắc, trong đó nhân vật chính thể hiện những suy nghĩ, đam mê và ưu tư trong nhiều năm làm nghề, đặc biệt là những chân lý về tình yêu mà đến cuối đời ông mới nhận ra.

10 cuon tieu thuyet tinh yeu hay nhat moi thoi dai hinh anh 8
Anna Karenina (Leo Tolstoy - 1877):
T
rong cuộc hôn nhân không tình yêu, Anna Karenina không tránh khỏi ngoại tình với chàng trai Vronsky phong độ. Tuy nhiên, tác giả Leo Tolstoy lại không dành một kết thúc có hậu cho cặp đôi.

10 cuon tieu thuyet tinh yeu hay nhat moi thoi dai hinh anh 9
Outlander (Diana Gabaldon - 1991):

Outlander là một trong những tác phẩm tình yêu du hành vượt thời gian được đánh giá cao, khiến cái tên Diana Gabaldon dần được thế giới biết đến. Nhân vật chính trong truyện là Claire Randall – người kết hôn với một người đàn ông ở thế kỷ này nhưng lại yêu một người ở thế kỷ khác.

10 cuon tieu thuyet tinh yeu hay nhat moi thoi dai hinh anh 10
Follow the Stars Home (Luanne Rice - 2000):

Follow the Stars Home là câu chuyện về mối tình tay ba đầy trái ngang giữa cô gái Dianne và hai anh em trai ruột nhưng tính cách hoàn toàn trái ngược nhau. Quyết định gắn bó với người em làm nghề đánh cá đã khiến cô đau khổ, nhưng liệu chạy chốn cùng người anh là bác sĩ có cứu giúp cuộc đời cô?

Nguồn : http://anyhoc.com/
Thêm
10 quyển tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại
  • Like
Reactions: Vanhoctre and VHT
849
2
0
1. Truyện ngắn: 7 ngày trên sa mạc
Tác giả: Di Li
Thể loại: Trinh thám
7-ngay-tren-sa-mac.jpg


Review truyện
Được vote 4.91/5 nên có thể thấy “7 ngày trên sa mạc" là một trong những truyện ngắn hay nhất trên Waka. Truyện được viết bởi nhà văn Di Li - một nhà văn nữ viết truyện trinh thám kinh dị được đánh giá cao tại Việt Nam hiện nay. Truyện của Di Li mang hơi thở hiện đại pha trộn với sự thần bí phương Đông nên rất dễ lôi cuốn độc giả.
“7 ngày trên sa mạc" gồm 9 câu chuyện ngắn xoay quanh những con người thuộc tầng lớp khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, cùng trải nghiệm khác nhau. Nhưng tựu chung lại là cái nhìn về cuộc sống, về con người, về luật nhân quả. Con người dù có giàu có hay sang hèn nhưng đều bình đẳng khi đứng trước nhân quả cuộc đời, hễ cứ làm sai thì đều phải trả giá khắc nghiệt.


2. Truyện ngắn: Yêu người không nên yêu
Tác giả: GreenStar - Thuỳ Dương
Thể loại: Truyện ngắn
cover_l.jpg


Review truyện
Khác với “7 ngày trên sa mạc" nói về cuộc đời và nhân quả, “Yêu người không nên yêu" là cuốn truyện ngắn hay ý nghĩa về tình yêu của những người trẻ. Truyện là những kinh nghiệm, những câu chuyện xung quanh hai tác giả trẻ GreenStar và Thuỳ Dương. Bởi vậy, “Yêu người không nên yêu" mang lại không khí trẻ trung, sinh động, nhiệt huyết rất phù hợp với đối tượng độc giả trẻ.
“Yêu người không nên yêu" là tuyển tập 27 truyện ngắn viết về tình yêu của người trẻ. Có những tình yêu ngọt ngào, lắng đọng của những người yêu và được yêu. Lại có chuyện buồn bã, đau thương xoay quanh tình yêu vụn vỡ, tình yêu không được đáp trả. Thế nhưng, sau mỗi câu chuyện, GreenStar và Thuỳ Dương mong muốn gửi đến độc giả cái nhìn lạc quan, tích cực và hi vọng vào một tình yêu chân thành, thuần khiết.

3. Truyện ngắn: Yêu đi rồi khóc

Tác giả: Nhiều tác giả
Thể loại: Truyện ngắn, tản văn
yeu-di-roi-khoc.jpg


Review truyện:
“Yêu đi rồi khóc" là tập truyện ngắn, tản văn của Hamlet Trương, Võ Vi Vân, Tango Trần, Hàn Vi. Trong đó, Hamlet Trương - một trong bốn tác giả của cuốn sách là một nhà văn nổi tiếng chuyên viết về tình yêu và có những chiêm nghiệm sâu sắc về cuôc sống. Ngay từ khi ra mắt, “Yêu đi rồi khóc" đã nhận được sự ủng hộ của nhiều độc giả trẻ.
Theo nhóm tác giả, từ “khóc" trong “Yêu đi rồi khóc" mang nhiều tầng ý nghĩa. Có thể là khóc vì hạnh phúc, khóc vì nuối tiếc, hay khóc vì đau thương. Không phải cứ buồn mới khóc, đôi khi cả vui con người cũng khóc. Nhất là trong tình yêu - một trạng thái cảm xúc vô cùng nhạy cảm. Thông qua cuốn truyện ngắn hay ý nghĩa này, nhóm tác giả muốn chia sẻ một ước nguyện nhỏ bé mà bất cứ ai yêu nhau cũng đều hi vọng “chỉ muốn được bình an, nắm tay người đi giữa nhân gian…”.


4. Truyện ngắn: Vĩnh biệt Facebook
Tác giả: Nguyễn Đông Thức
Thể loại: Truyện ngắn, Văn học
vinh-biet-fb.jpg


Review truyện
Với một tựa đề cực kỳ lôi cuốn - “Vĩnh biệt Facebook", tác giả Nguyễn Đông Thức đã chia sẻ cái nhìn của mình về mạng xã hội lớn nhất hiện nay. Câu chuyện mà anh viết ra là câu chuyện của chính tác giả, cũng có thể là câu chuyện chung của nhiều người dùng facebook hiện nay.
Ban đầu, khi facebook mới xuất hiện, tác giả bị choáng ngợp và mê mẩn bởi sự hiện đại, tính tương tác cao của mạng xã hội ảo này. Nhưng dần dần, anh nhận thấy những mặt tiêu cực của facebook khi con người sống giả dối, “sống ảo" để làm đẹp bản thân qua màn hình. Vì vậy, Thức quyết định ngừng sử dụng mạng xã hội facebook. Câu chuyện của Thức vừa dí dỏm, hài hước, vừa ý nhị, thâm sâu cảnh tỉnh những người dùng đang bị lún quá sâu vào cuộc sống ảo trên facebook.


5. Truyện ngắn: Viết về nước Mỹ: Nước Mỹ, người Mỹ trắng và tôi
Tác giả: Nhiều tác giả
Thể loại: Truyện ngắn
viet-ve-nuoc-my.jpg


Review truyện
Trong suốt gần mười năm qua, tờ báo Việt Báo Daily phát hành tại Hoa Kỳ tổ chức cuộc thi Viết về nước Mỹ. Những bài viết tham gia đều là những truyện ngắn hay nhất mô tả, trải nghiệm của người nước ngoài, đặc biệt là người Việt trên đất Mỹ như cách hoà nhập với cộng động Hoa Kỳ, cách giao tiếp với người Mỹ, và du nhập văn hoá phương Tây hay lấy chồng Mỹ.
Đó có thể là những cảm xúc lạ lẫm khi được hoà mình vào một nền văn hoá tự do, dân chủ. Là nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ hương vị Việt. Cũng có thể là nỗi vất vả, tủi hờn trong công cuộc khẳng định vị thế của bản thân tại một đất nước xa lạ với quá nhiều người tài giỏi. Mỗi câu chuyện mang đến cho độc giả cái nhìn khác nhau về nước Mỹ xa hoa, lộng lẫy.


6. Truyện ngắn: Viết lên hy vọng
Tác giả: Erin Gruwell
Thể loại: Truyện ngắn
viet-len-hi-vong.jpg


Review truyện
Là một trong những truyện ngắn hay nhất Waka, “Viết lên hy vọng" đem đến niềm tin về bản thân cũng như cuộc sống dành cho mỗi độc giả. Câu chuyện về một người thầy truyền cảm hứng sống cho thế hệ học sinh không phải là một cốt truyện mới, nhưng được Eric viết lại bằng chính kinh nghiệm của bản thân cùng những trải nghiệm khó quên nên càng tăng tính chân thực và sự gần gũi.
Erin Gruwell là một giáo viên Ngữ văn được phân công chủ nhiệm một lớp vô cùng cá biệt với những học sinh được mô tả là “nguy hiểm, hung dữ". Qua nhiều lần tiếp xúc, Erin dần nhận ra những khuyết điểm và khó khăn của mỗi học sinh. Từ đó, cô dạy cho các em về lòng khoan dung, niềm tin vào bản thân, vào con người và cuộc sống.


7. Truyện ngắn: Thất tình tạm thời
Tác giả: Đông Giang
Thể loại: Thơ - Tản văn, Truyện ngắn
that-tinh-tam-thoi.jpg


Review truyện
Nhà văn Đông Giang đã lựa chọn thất tình - một trạng thái bi luỵ của tình yêu mà hầu hết ai cũng phải trải qua trong cuộc đời để làm chủ đề cho truyện ngắn của mình. Viết về thất tình, nhưng câu chuyện không phải toàn màu sắc bi thương mà giống như một lời an ủi, chia sẻ của tác giả. Thất tình, ban đầu sẽ là những dòng trạng thái facebook buồn thương, đến việc cố chứng minh mình ổn, tham gia thật nhiều những buổi tiệc tùng cùng đám bạn. Nhưng sau cùng, trái tim trống hoác vẫn chẳng thể được lấp đầy. Với ngòi bút nữ tính, pha thêm chút châm biếm, hài hước, Thất tình tạm thời đã biến chuyện thất tình tưởng như to tát trở nên nhẹ nhàng, đơn giản hơn.


8. Truyện ngắn: Phụ nữ vạn người mê
Tác giả: Huyền Trang Bất Hối
Thể loại: Thơ - Tản văn, Truyện ngắn
phu-nu-van-nguoi-me.jpg


Review truyện
Huyền Trang Bất Hối là một nhà văn Việt Nam viết hay về tình yêu và cuộc sống, truyện của cô thường nằm trong top những truyện ngắn hay nhất. Trong đó, “Phụ nữ vạn người mê" là cuốn sách nhận được nhiều sự ủng hộ của độc giả.
Cùng viết về tình yêu và cuộc sống nhưng ngòi bút của Huyền Trang Bất Hối lựa chọn khai thác sâu vào những người phụ nữ, đặc biệt là những người phụ nữ hấp dẫn. Phụ nữ càng quyến rũ càng nhiều người mê đắm, càng nhiều kẻ tán tỉnh, càng nhiều thành công. Nhưng liệu họ có cần những điều phù phiếm đấy? Hay chỉ mong muốn một người chân thành ở bên cạnh lắng nghe và bao dung họ cả đời? Huyền Trang Bất Hối chỉ ra những điều mà bất cứ phụ nữ nào cũng mong muốn.


9. Truyện ngắn: Ông già và biển cả
Tác giả: Ernest Hemingway
Thể loại: Tác phẩm kinh điển, Tiểu thuyết
sach-ong-gia-va-bien-ca.jpg


Review truyện
“Ông già và biển cả” là một truyện ngắn cực kỳ nổi tiếng và có sức ảnh hưởng qua nhiều thập kỷ trên toàn cầu. Cuốn sách vừa giống một câu chuyện ngụ ngôn lại vừa mang triết lý nhân sinh sâu sắc, vừa phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi lại dành cho cả độc giả lớn tuổi.
Câu chuyện kể về ông lão đánh cá Santigo cố gắng đánh nhau ba ngày ba đêm cùng một con cá kiếm khổng lồ trên vùng biển Giếng Lớn. Cuối cùng ông cũng chiến thắng và đem nó trở về đất liền nhưng lại bị đàn cá mập trên biển rỉa hết. Câu chuyện tưởng như đơn giản nhưng được Hermingway sử dụng thành công nguyên lý “tảng băng trôi" để gài gắm nhiều bài học ý nghĩa.


10. Truyện ngắn: Anh không là con chó của em
Tác giả: Lê Hoàng
Thể loại: Truyện ngắn, Văn học, Hài hước
anh-k-la-con-cho-cua-em.jpg


Review truyện:
“Anh không là con chó của em" là một cuốn truyện ngắn có tựa đề độc đáo, truyện từng được chuyển thể thành phim “Chờ em đến ngày mai" do Trấn Thành và An Nguy đóng vai chính.
Truyện kể về Ly Cún - một cô gái cá tính, lạc quan. Sau khi giúp đỡ một bà lão lạ mặt, xung quanh Ly Cún xảy ra rất nhiều chuyện kỳ lạ. Một tên cướp trẻ măng đụng độ với cô bị biến thành … chó Mic. Một ca sĩ bảnh bao, lịch thiệp luôn làm Ly Cún say mê. Một cô ca sĩ đỏng đảnh, kiêu kỳ luôn ngáng đường Ly Cún. Những con người đặc biệt cùng câu chuyện kỳ quái đã tác động mạnh làm thay đổi cuộc đời của cô.


Truyện ngắn không có dung lượng đồ sộ như truyện dài nên vì vậy cốt truyện cũng sẽ sơ lược hơn, nhưng không vì vậy mà truyện ngắn mất đi ưu thế của mình. Truyện ngắn thường mang những chiêm nghiệm súc tích, rõ ràng về con người và cuộc sống, phù hợp với những độc giả không có nhiều thời gian đọc truyện dài hoặc đọc giải trí.

Trên đây là 10 truyện ngắn hay nhất tại Waka. Ngoài ra, các mọt có thể tìm nhiều truyện ngắn hay và hấp dẫn hơn trên Waka nhé.
Thêm
Top 10 Truyện ngắn 2018 hay nên đọc một lần
  • Like
Reactions: VHT
1K
1
1

phuhuu

Thành Viên
6/3/20
16
6
3,000
32
Xu
0
1. Truyện ngắn: 7 ngày trên sa mạc
Tác giả: Di Li
Thể loại: Trinh thám
7-ngay-tren-sa-mac.jpg


Review truyện
Được...
 
  • Like
Reactions: VHT
Nhiều năm trước, tôi cùng trò chuyện với một người bạn học. Khi đó, vợ anh vừa mới mất chưa được bao lâu, anh ấy nói với tôi rằng, trong lúc anh đang thu dọn đồ vật của vợ, phát hiện một chiếc khăn choàng cổ làm bằng tơ lụa. Chiếc khăn đó được mua ở một cửa hàng nổi tiếng khi hai vợ chồng họ đến du lịch ở New York. Đó là một chiếc khăn choàng hàng hiệu tao nhã, đẹp đẽ. Cái tem giá cả đắt đỏ vẫn còn treo trên đó, vợ anh cứ mãi không nỡ lấy ra dùng mà cứ đợi đến ngày đặc biệt. Nói đến đây, anh ngừng lại, tôi cũng không nói gì thêm, đợi đến một hồi lâu, anh nói: “Đừng bao giờ để dành những thứ tốt đến ngày đặc biệt mới dùng, mỗi một ngày ta sống đều là ngày đặc biệt rồi“.

dung-de-danh


Về sau, mỗi lần nghĩ đến câu nói này, tôi thường sẽ gác lại những chuyện vặt vãnh trên tay, cầm lấy một cuốn tiểu thuyết, mở nhạc lên, nằm trên ghế sô pha, tận hưởng một chút thời gian cho riêng mình. Tôi thỉnh thoảng say sưa ngắm nhìn cảnh sắc ngoài bờ sông từ bên cửa sổ, mà không cần quản bụi đất bám trên những tấm kiếng. Tôi sẽ dẫn cả nhà ra bên ngoài ăn cơm để tận hưởng chút không khí bên ngoài, mặc cho thức ăn trong nhà nên phải thế nào. Cuộc sống nên là một loại kinh nghiệm mà chúng ta nên phải trân quý, chứ không phải những ngày mà chúng ta phải trì hoãn qua đi.

Tôi cũng từng chia sẻ cuộc trò chuyện trên với một cô bạn thân. Về sau, khi gặp mặt, cô ấy nói với tôi rằng cô hiện giờ đã không còn để mấy bộ đồ sứ đẹp đẽ trong tủ giống như trước đây nữa. Trước đây, cô cũng cho rằng cần phải chờ đến ngày đặc biệt mới đem chúng ra dùng, về sau phát hiện ngày đó cứ mãi không thấy đến. Những từ đại loại như “tương lai”, “sẽ có một ngày” đã không tồn tại trong từ điển cuộc sống của cô nữa. Nếu như có chuyện gì đáng để vui mừng, có chuyện gì tâm đắc, cô bây giờ đều muốn được nghe thấy, được nhìn thấy ngay.

Chúng ta luôn muốn có cuộc gặp gỡ, đi chơi cùng bạn bè, nhưng luôn nói “đợi lúc nào rảnh đã”.
Chúng ta thường muốn ôm chầm lấy đứa con thân yêu mà nay đã khôn lớn một cái, nhưng lại thường luôn đợi đến lúc thích hợp.

Chúng ta thường muốn viết thư cho một nửa kia của mình để bày tỏ tình ý sâu sắc, hoặc là muốn để anh ấy (cô ấy) biết được rằng bạn cảm mến anh ấy (cô ấy) nhiều đến mức nào, nhưng lại luôn nói với bản thân không cần phải vội.

Kỳ thật, mỗi buổi sáng khi chúng ta vừa mở mắt, bạn hãy nói với bản thân mình rằng đây là một ngày đặc biệt. Mỗi một ngày, mỗi một phút, đều là đáng quý biết bao.

Có một lời thoại, nói rằng:
Bạn hãy cứ thỏa thích nhảy múa, giống như không có ai nhìn thấy vậy.
Bạn hãy cứ tận lòng yêu thương người khác, giống như trước nay chưa từng bị tổn thương vậy.
Bởi cuộc sống vốn nên là như vậy!
Thêm
Đừng bao giờ để dành những gì tốt nhất đến ngày đặc biệt mới dùng
887
0
0
Thấy ngoài trời phủ lớp sương mù của mùa đông đùng đục ngoài cửa số trong mình tưởng tượng ra rặng cây rụng trơ trụi lá hồi chiều qua mới gặp. Bất giác, ngẫm ngợi về mùa lá rụng. Miên man nghĩ suy đã dẫn mình về lại một tác phẩm văn học, về cây, về người, về gia đình và xã hội: Mùa lá rụng trong vườn.

Mùa lá rụng trong vườn là một tiểu thuyết của nhà văn Ma Văn Kháng, hoàn thành vào tháng 12 năm 1982 và được xuất bản lần đầu vào năm 1985. Lấy bối cảnh một gia đình truyền thống vào những năm 80 của thế kỉ XX, khi đất nước bắt đầu có những bước chuyển mình mạnh mẽ sau chiến tranh, gây ra nhiều thay đổi tốt có, xấu có; truyện đã phản ánh chân thực những biến động trong xã hội thời bấy giờ và những ảnh hưởng to lớn của nó tới gia đình - tế bào của xã hội.

Mua_la_rung_trong_vuon.jpg

Truyện đã giành giải thưởng loại B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986.

Mùa lá rụng trong vườn kể về gia đình ông Bằng, một nhân viên bưu điện đã nghỉ hưu tại Hà Nội. Ông Bằng có năm người con trai. Anh cả Tường đã hi sinh ngoài mặt trận, vợ anh là Hoài đã tái giá nhưng vẫn thường xuyên viết thư thăm hỏi gia đình. Đông là anh hai, trung tá đã xuất ngũ, sống cuộc sống đơn giản và thậm chí là hơi lười biếng với Lý, cô con dâu đảm đang, nhanh nhẹn. Con trai thứ ba của ông là Luận, một nhà báo có nhiều trăn trở, suy tư về cuộc sống. Vợ anh là Phượng, một người tốt bụng, luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Trái ngược với các anh em, người con thứ tư - Cừ, lại hư hỏng, không nghe lời cha mẹ, đã từng bị đuổi khỏi quân đội. Cuối cùng, em út Cần đang đi học ở Liên Xô, sắp về nước.

Ông Bằng cùng với gia đình Đông và Luận sống trong căn nhà đầu phố tĩnh mịch, cách khá xa sự ồn ào, hỗn loạn của chốn thị thành. Tuy nhiên, trong ngôi nhà yên tĩnh ấy, bi kịch ập tới khi Cừ bỏ việc ở xí nghiệp, trốn ra nước ngoài, bỏ lại vợ và hai con nhỏ. Đối với ông Bằng, người cha vốn rất nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái, vốn đề cao những giá trị tinh thần truyền thống, đề cao đạo đức thì đây là một cú sốc quá lớn. Sau khi trốn sang Canada, Cừ mới nhận ra lỗi lầm của mình thì đã muộn. Anh liền gửi bức thư cuối cùng về nhà trước khi uống thuốc tự tử. Nhận được thư, bệnh cao huyết áp của ông Bằng tái phát, khiến ông phải nhập viện, rồi qua đời. Đồng thời, vợ và hai con trai của Cừ vô cớ bị sa thải khỏi nông trường, phải đến ở nhờ nhà ông Bằng, rồi nhà chị Hoài. Trước tình cảnh khó khăn, Luận, Phượng và Hoài đã tỏ rõ mình là những người có tinh thần trách nhiệm cao đẹp, thương người như thể thương thân.

Chuyện của Cừ chưa nguôi ngoai thì bi kịch khác lại đến. Lý cảm thấy quá mệt mỏi và chán chường khi sống cạnh Đông, người chồng lôi thôi, tối ngày chỉ biết đánh tổ tôm, không quan tâm tới vợ. Chị bị ông trưởng phòng vật tư ở cơ quan dụ dỗ. Vốn là con người ít học, nhiễm lối sống thị thành xô bồ từ nhỏ, Lý dần dần bị cám dỗ. Chị đã có lần đi công tác Sài Gòn gần tháng trời với ông ta, sống cuộc sống ăn chơi, hưởng lạc, bỏ bê gia đình. Rồi cuối cùng chị bỏ chồng, theo ông ta vào Sài Gòn hẳn. Chỉ tới lúc đã đi khỏi nhà chị mới nhận ra lỗi sai của mình, viết thư tỏ ý muốn quay trở về. Câu chuyện kết thúc vào một đêm giáp Tết, khi mọi người nhận được thư của Lý.

  • Ông Bằng là người cha nghiêm khắc, mẫu mực, luôn cố gắng giữ gìn nền nếp gia đình. Ông luôn dạy con cái phải tôn trọng những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, đặc biệt là trong thời kì đất nước đi lên với nhiều thay đổi cả tích cực lẫn tiêu cực. Bề ngoài, ông luôn tỏ ra là một người bình tĩnh, cố gắng giữ thế cân bằng trước mọi biến chuyển lớn trong gia đình. Ông yêu âm nhạc và chỉ nghe đi nghe lại bản nhạc Vườn khuya. Sau khi bà Bằng mất, ông chỉ có bà lang Chí hàng xóm làm bạn.
  • TườngHoài: Tường là anh cả, đã hi sinh vào năm 1959. Lúc đó, Hoài vẫn chưa có con với anh. Sau khi chịu tang chồng, chị về quê, kết hôn và có con với người khác. Tuy vậy, tình cảm của Hoài với gia đình ông Bằng vẫn còn rất sâu nặng. Chị thường xuyên viết thư thăm hỏi, theo sát mọi việc trong nhà, sẵn sàng giúp đỡ ba mẹ con Cừ khi họ gặp khó khăn.
  • Đông: Đông là trung tá, đã về hưu. Trước một xã hội càng ngày càng phức tạp và biến đổi không ngừng, Đông lại sống và suy nghĩ vô cùng đơn giản. Trong cuộc sống thường ngày, Đông là người chậm chạp, thậm chí có hơi lười biếng, thường xuyên đi đánh tổ tôm... Vợ anh là Lý, một tính cách trái ngược: nhanh nhạy, năng động, đảm đang. Chị luôn luôn làm tốt mọi công việc trong gia đình, cơ quan. Tuy nhiên, Lý cũng bộc lộ những điểm chưa tốt: ham mê quyền lực, muốn chuyện gì cũng theo ý mình, hơn nữa lại có lối suy nghĩ thực dụng, quá coi trọng vật chất, coi trọng đồng tiền. Luận đã nhận xét về chị: "Thiếu sự bảo trợ của những giá trị tinh thần khác, những gì là tốt đẹp trong bản chất chị bỗng trở thành bấp bênh", để rồi cuối cùng, không được mọi người quan tâm, nhắc nhở, chị đã sa ngã.
  • LuậnPhượng là hai con người tốt bụng, giàu lòng thương người. Là một nhà báo, Luận biết rất rõ những ảnh hưởng mà nền kinh tế thị trường đã và đang gây ra cho xã hội, cũng như cho gia đình anh. Qua con mắt nhìn tinh tế, anh dễ dàng hiểu được tính tình những người trong gia đình, nắm rõ điểm tốt, điểm chưa tốt trong nhân cách mỗi người. Luận thiên về tư duy, còn Phượng lại thiên về hành động. Học ở trường Kinh tế - Tài chính, chị lại phải lên Hoàng Liên Sơn làm một công việc không phù hợp với khả năng của mình, rồi mãi mới về Hà Nội, làm kế toán trong xí nghiệp in. Phượng và Luận luôn chứa chan tình thương yêu mọi người. Vì vậy, hai người sẵn sàng bán cả nhẫn, cả áo để có tiền chăm sóc cho ba mẹ con Cừ khi họ ở nhà ông Bằng, và dễ tha thứ cho Lý khi chị mắc sai lầm. Họ cũng luôn luôn yêu thương, gắn bó thuỷ chung với nhau.
  • Cừ, người con thứ tư, lại được xem như một sự thất bại trong việc dạy con của ông Bằng. Ngay từ khi còn nhỏ, những giá trị đạo đức được bố mẹ đề cao thì anh lại xem thường, không coi ra gì. Khi đi bộ đội, viết thư về nhà, anh chỉ kêu khổ và đòi tiền của cha mẹ; rồi sau đó bị đuổi vì tội ăn cắp quân trang. Cừ đã có hai con với một cô dệt chiếu ở nông trường. Sau này, nhờ có Luận giúp đỡ, Cừ được đi học nghề ở nước ngoài, rồi về nước làm việc trong một xí nghiệp. Chứng nào tật nấy, anh cùng với một cô gái lên tàu thuỷ trốn sang Canada. Chỉ khi làm việc ở trại tị nạn, anh mới có thời gian suy ngẫm và nhận ra: "Khinh rẻ giá trị tinh thần thì đời trống rỗng, hoang tàn". Cuối cùng, Cừ uống thuốc độc tự tử để chấm dứt cuộc đời vô nghĩa lý của mình.
  • Cần là em út, được cử đi học tập ở Liên Xô. Anh đã có một mối tình đẹp với cô bạn học Vân, mặc dù bị cha mẹ Vân tìm đủ mọi cách ngăn cản. Sau năm năm đi học ở nước ngoài, anh đã từ bỏ cơ hội học lên cao để giữ đúng lời hứa với Vân, lúc này đã là cô công nhân xí nghiệp Nhuộm-Giặt-Là. Trong một cuộc gặp gỡ ở vườn nhà Cần, anh đã ngỏ lời cầu hôn Vân.
Lang thang internet, bắt ngặp được nhiều người viết những tâm trạng đồng điệu quá. Xin trích lại:

"Hôm nay mình viết về một cuốn sách đã cũ rồi, được viết bởi tác giả mình rất thích - Ma Văn Kháng. Truyện đã được chuyển thể thành phim. "Mùa lá rụng trong vườn" được mở ra bằng khung cảnh Tết Nguyên đán những năm miền Bắc bắt đầu xây dựng sau chiến tranh, còn nghèo nàn và nhiều khó khăn. Nhưng bất chấp thế, gia đình nhà ông Bằng vẫn cố gắng có bữa Tất niên đủ đầy và ấm cúng bởi đây là nếp nhà ông, là truyền thông dân tộc Việt. Thế nhưng, sau những ngày Tết ấy, gia đình ông gặp những thăng trầm lạnh lẽo, thử thách lòng người, thử thách nếp nhà, giàu giá trị nhân văn nhưng phải đánh đổi bằng nhiều mất mát.

Khi đọc truyện, có nhiều lúc mình thấy hơi nản, dù mình rất thích Ma Văn Kháng. Nản vì những khó khăn mà gia đình ông Bằng gặp phải là một điều rất quen, nhưng quen đến độ mình - một người trẻ kém tuổi cuốn truyện cả hơn chục năm trời - cho rằng là chuyện đương nhiên, và những đấu tranh (có phần vật vã) của nhân vật khiến mình khó liên hệ. Thậm chí có lúc mình nhủ bản thân nhân vật này dở hơi à!

Nhưng thực ra nhé, đến khi đọc hết truyện, mình mới thấy việc mình cho rằng những đấu tranh của tất thảy các nhân vật khó hiểu là do xã hội bây giờ tha hóa quá, và mình tự nhiên cho rằng việc tha hóa là bình thường. Đọc xong sách, mình đã thấy bản thân hơi tệ đấy.

Kết thúc câu chuyện là một mùa Tết mới. Tết đến là một khởi đầu mới, dù một năm qua cuộc đời có ngược đãi bản thân mỗi con người đến đâu. Cây trong vườn trút lá, rồi qua Tết, chúng lại trổ mầm thôi".

mua-la-rung-trong-vuon-ma-van-khang.jpg


----

"
Một cuốn sách đưa người trẻ của năm 2017 về đến năm những năm 80, sau khi đất nước vừa hòa bình con người còn chật vật giữa cơm áo gạo tiền với con đường đi tìm lối sống đúng đắn, giữ nếp nhà, giữ những nét đẹp đáng quý của dân tộc khi xã hội bước đầu chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường.

Từng nhân vật trong cuốn truyện này đều rất thật và chắc chắn đến tận ngày hôm nay vẫn có. Một ông Bằng cả đời trăn trở lo toan cho gia đình và luôn nghĩ về cội nguồn văn hóa; một Đông hời hợt, sống giản đơn, đứng bên lề cuộc sống; một Lý đảm đang tháo vát nhưng ít học, nhiều tham vọng lại không được định hướng đúng đắn, không có điểm tựa về tinh thần vững chãi mà mắc phải sai lầm; một Luận rất tỉnh táo, rất khoa học, nhìn nhận phải trái đúng sai trong mọi mối tương quan; một Phượng rất tình cảm, rất nhẫn nại, rất biết hy sinh, luôn lo nghĩ cho người khác; một Cừ bồng bột nông nổi không nhận được cách giáo dục đúng cách từ gia đình mà phạm phải những sai lầm lớn để dẫn đến cái chết; một Cần, một Vân đại diện cho lớp người trẻ biết đấu tranh vì cuộc sống.

Những người trẻ nghĩa tình báo hiệu cho một tương lai rực rỡ hơn của lớp người sau trong xã hội hiện đại. Tin rằng vậy, vì gia đình người Hà Nội này chính là một xã hội thu nhỏ; những thăng trầm biến đổi theo 4 mùa lá trong vườn cũng gợi nên những đổi thay, những biến động về cả mặt vật chất và tình cảm của xã hội đương thời".

---

Ngay khi đặt quyển "Mùa lá rụng trong vườn" xuống, mình phải ngay lập tức viết review trước khi những suy nghĩ, cảm xúc vụt đi mất. Phải nói là quá tuyệt vời! Khi đọc cuốn sách này chẳng khác gì so với việc đi tàu lượn siêu tốc cả, nó lôi cuốn thu hút người đọc với sự hóm hỉnh, đáng yêu vô cùng. Càng về sau thì nó lại in dấu ấn trong lòng bạn đọc với những biến cố thăng giáng, có nhiều lúc chuyến tàu lên cao trào, rồi trượt xuống không phanh, rồi lúc thì xoay một vòng. Đọc mà nhấp nhổm không yên, tò mò không biết kết ra sao.

Dù là thế hệ đi sau cụ Bằng, bác Đông, bác Luận,... khi đọc cuốn sách này mình thấu hiểu tình cảnh khốn khó của người dân ta thời kì bao cấp, đồng cảm với những khổ đau đến mức bi đát, tuyệt vọng và cũng vỡ oà trong hạnh phúc, sung sướng. Tuyệt phẩm! Chắc chắn đây không phải là lần duy nhất mình cầm cuốn sách này lên, phải nói là cảm thấy phần nào may mắn khi đã quyết định đọc "Mùa lá rụng trong vườn".

...

Đọc trong file đính kèm nhé cả nhà!
Thêm
Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng
1K
0
1

Viet Jack

Thành Viên
19/8/19
16
4
3,000
Xu
0
Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn – được viết ra nhằm chia sẻ với người đọc giữa đời về niềm lo lắng sâu sắc cho các giá trị truyền thống trước những biến động, đổi thay của thời buổi...
 
[ m ộ t n g à y b u ồ n ]



10/12-11/12

Nay sang nhà con bạn chơi bạn gì nhở gần thân một chút và ngủ luôn bên nhà nó. Nó kể cho nghe là hôm trước “người yêu m gọi điện cho tao”

Mình: Thế á! Nó bảo gì?

N: nó bảo là có người yêu mới rồi.

Mình: nó dám nói vậy á

N: sao mày lại nghĩ nó không dám!

Cười nhẹ ....

Rồi đến giờ tôi phải nằm đây suy nghĩ một chút. Tôi buồn vì sao tự nhiên người yêu gọi điện cho con bạn mình mà trong khi mình gọi thì đa số là bận. À số lần chủ động gọi cho mình cũng đếm trên đầu ngón tay. Tôi không biết làm gì nên tin bạn hay tin người yêu. Tôi đã xin tài khoản facebook của người yêu rồi cậu dồn dập hỏi mình là để làm gì? Xem gì đó? Để làm gì?. Trước đó người yêu có nói tài khoản cho mình một lần nhưng mình nghĩ không cần phải dò xét tin nhắn của người yêu làm gì nên không quan tâm và không bao giờ vào. Giờ cậu cứ hỏi dồn tôi vậy làm tôi lại càng nghĩ cậu ấy có gì giấu mình. Rồi mình cũng lặng im đăng nhập vào mes của cậu. Đến tin nhắn của cậu với con bạn đầu tiên. Kéo mãi kéo mãi không thấy tưởng cậu đã xoá tin nhắn... à đây rồi... cuộc trò chuyện vào giữa tháng trước... không có cuộc gọi nào. Nhưng mình đọc được đoạn tin nhắn. Cô bạn hỏi thăm cậu ấy và cậu ấy nhắn tin vài câu quan tâm. Haiz nhói tim quá đi cô ấy bảo không ngủ được, cậu ấy hỏi: ốm? Uầy nói câu như kiểu hiểu bạn mình lắm luôn. Rồi cũng nhắc bạn ngủ sớm. Xã giao... xã giao thôi.... tôi nghĩ vậy

........

Bạn mình tốt lắm nhà điều kiện, cao này và cực kì xinh luôn. Hôm bạn ấy vào trường cậu ấy thì nghe cậu ấy kể là nhiều người cứ nhìn. Tôi thì không thu hút được như bạn ấy đâu nên nghĩ hơi tủi thân như vậy. Tôi lại nghĩ là chắc người con trai nào chả thích, chả muốn tự hào người yêu mình xinh nhỉ? Nhiều khi nghĩ cậu ấy và bạn mình cũng xứng đôi. Đi ăn nhóm cùng nhau thì 2 cậu ấy có vẻ sành sỏi về mọi thứ ở quán lắm còn mình thì lại chẳng biết gì; cô bạn cũng kiếm được ra nhiều tiền rồi mà mình lại suốt ngày than cậu ấy là mình hết tiền.



.......

Mình cần thay đổi một vài thứ...



_m e o_
Thêm
906
0
2

Didi

Thành Viên
5/12/19
12
15
3,000
23
Xu
0
[ m ộ t n g à y b u ồ n ]



10/12-11/12

Nay sang nhà con bạn chơi bạn gì nhở gần thân một chút và ngủ luôn bên nhà nó. Nó kể cho nghe là hôm trước “người yêu m gọi điện cho tao”

Mình: Thế á...
 
Để viết về chuyện tình cảm của mình đôi lúc tôi lại ngồi ngây người ra một lúc, trầm tư và suy nghĩ về quãng thời gian thanh xuân đi qua của mình. Tôi là một cô gái khá cá tính với vẻ ngoài không có gì nổi bật nhưng cũng được kha khá chàng trai để ý. Hồi đó tôi còn nhỏ chỉ nghĩ rằng yêu làm gì cho lãng phí thời gian học ra bởi mục tiêu lúc đó của tôi chỉ có học và học. Nhiều lúc thấy bạn bè mình có người yêu tôi cũng muốn yêu một ai đó cho đúng nghĩa nhưng chuyện tình cảm thật khó nói lúc nào tôi cũng cảm thấy sợ. Sợ tôi không đủ yêu thương người ta sẽ khiến người ta cảm thấy buồn, Sợ bị bố mẹ phát hiện khi đang yêu ai đó lúc còn đi học. Tôi sợ lắm và nỗi sợ đó càng khiến tôi né tránh các chàng trai.
Tôi cũng đã từng mở lòng mình vài lần để yêu một ai đó nhưng rồi tình yêu chỉ mới bắt đầu tôi đã nghĩ mình không phù hợp với người ta và cuộc tình cũng kết thúc nhanh chóng. Tôi chợt hiểu ra rằng tình yêu phải xuất phát từ trái tim, phải là khi thật sự rung động với một ai đó chứ không phải là khi nhận lời bừa cho có để rồi làm người khác bị tổn thương. Và rồi tôi gặp anh một chàng trai do bạn thân của tôi giới thiệu. Tôi cũng mở lòng đi gặp anh nhưng ấn tượng giữa tôi và anh không tốt lắm. Ngày nào anh cũng gọi điện thoại nói chuyện với tôi mặc dù không đề cập đến vấn đề tình yêu nhưng tôi cũng thẳng thừng từ chối, vì tôi sợ anh phí thời gian với tôi. Thời gian đó anh có thể để dành cho người khác, cho những mối quan hệ khác. Nhưng lâu dần do duyên số tôi lại gặp lại anh sau 2 năm không liên lạc. Anh chủ động nhắn tin và trò chuyện với tôi như hai người bạn, lúc đó tôi cũng buồn, chán nản nhiều chuyện không vui nên hay tâm sự với anh. Lâu dần tôi phát hiện mình cũng có chút ít rung động với anh. Bắt đầu biết thế nào là ghen, cảm thấy không vui khi anh đi chơi bên người con gái khác. Rồi cũng đến một ngày anh tỏ tình với tôi và tôi đồng ý. Tuy chúng tôi gần nhà nhau nhưng anh đi làm xa nên rất ít khi chúng tôi gặp mặt. Yêu xa............ Anh vẫn thường xuyên quan tâm tôi bằng những cuộc gọi kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Anh vẫn hay nhắn tin cho tôi vì sợ tôi ở nhà sẽ buồn. Rồi thời gian êm đềm cứ trôi như thế. Công việc của anh ngày càng nhiều, anh cố gắng làm thêm để kiếm thêm thu nhập, anh dành thời gian nhiều hơn cho những trận bóng đá đến 11h đêm. Anh đi ăn với bạn bè đến 12h, 1h sáng. Những lúc như vậy anh không hề biết tôi vẫn thức để chờ đợi tin nhắn từ anh. Thời gian càng dài tôi càng cảm thấy anh lạnh nhạt với tôi, anh quá vô tâm khi cứ hàng tuần và hàng tháng bận rộn như thế. Cuộc tình đó khiến tôi cảm thấy đau khổ, tôi rất buồn và một chuỗi ngày dài tôi cảm thấy tình càm của anh dành cho tôi không còn như trước nữa. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định chia tay anh mặc dù vẫn còn yêu. Sau lần chia tay đó anh bỏ việc bắt xe về nhà và đến xin lỗi mong tôi tha thứ, anh đã uống rất nhiều rượu đến đau dạ dày phải nhập viện. Tôi đã cho anh cơ hội làm lành nhưng rồi sự vô tâm đó anh vẫn hờ hững, khiến tôi cảm nhận được rằng tôi không còn quan trọng với anh nữa. Thật sự tôi rất buồn, không còn muốn tiếp tục yêu xa, yêu một người vô tâm. Tôi và anh kết thúc hẳn. Mặc dù vẫn còn yêu nhưng thà không yêu không làm nhau thêm tổn thương còn hơn tiếp tục một mối quan hệ mà biết chắc rằng rôi cũng sẽ không có kết thúc tốt đẹp.
Tôi chỉ muốn nói với anh rằng khi anh yêu một ai đó hãy dành tình yêu, sự quan tâm của mình cho họ đừng nghĩ rằng họ sẽ chẳng thể rời xa mình mà vô tâm thêm lần nữa. Thành xuân của tôi yêu anh, tôi không hề hối hận, chúng ta đã có những khoảng thời gian tươi đẹp cũng đã có những khoảng thời gian tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc phải cùng nhau nắm giữ chứ không phải một người nắm một người buông. Tôi đã từng yêu một người vô tâm.
Thêm
2K
0
7
Một lít nước mắt

Một Lít Nước Mắt cũng là một tác phẩm được chuyển thể thành phim


Tác phẩm là câu chuyện có thật dựa trên nhật ký của cô bé Aya Kitou. Cố bé bị mắc căn bệnh hiểm nghèo thoái hóa tiểu não khi mới 15 tuổi. Căn bệnh như một bi kịch đối với cô bé và gia đình cô. Nhưng với niềm tin vào cuộc sống và khát vọng về tương lai, cô bé vẫn kiên trì tham gia các buổi trị liệu và luyện tập, kiên cường chiến đấu với căn bệnh cho đến khi qua đời ở tuổi 25. Cuộc sống ngăn ngủi của cô bé đã trở thành niềm cảm hứng cho mọi người cũng như là bài học quý giá: Hãy trân trọng hạnh phúc mình đang có, chấp nhận mọi khó khăn trong cuộc sống, vươn lên và cố gắng hết sức mình để không bao giờ hối tiếc.

Chương 1: Gia Đình Tôi


Ba tôi 41 tuổi . Ông là người hay cáu kỉnh, nhưng với tôi, ba là một người tuyệt vời.

Mẹ tôi thì 40 tuổi. Tôi thỉnh thoảng hay ra vẻ người lớn trước mẹ, nên bị mẹ rầy la hoài.

Còn tôi 14 tuổi. Bắt đầu lên trung học . Với tầm tuổi này, rất khó để bảo tôi mô tả về bản thân mình, chà, xem nào, ngắn gọn thôi , đơn giản tôi là ... mít ướt. Có lẽ vì tâm hồn tôi chứa nhiều cảm xúc, đơn giản là tuy tôi ngờ nghệch, nhưng rất dễ phát khùng và cười to sau đó. Buồn cười nhỉ.

Tôi có một em gái , nó 12 tuổi thôi, nhưng từ khi nó sinh đến giờ, nó đã coi tôi như kinh địch cả trong nhà và ở trường rồi. Nhưng gần đây chúng tôi hay to tiếng, thực sự điều này làm tôi buồn.

Ah, tôi còn một cậu em nhỏ nữa, nó 11 tuổi . Một đứa quỷ quyệt đáng sợ. Tuy nhỏ tuổi hơn tôi, nhưng đôi lúc lại ra vẻ anh trai. Tôi thì chẳng quan tâm, cùng lắm thì nó cũng chỉ như bố của Koro mà thôi (ah, Koro là tên con chó nhà chúng tôi.)

Tôi còn một đứa em bé tý nữa. Nó kém tôi 10 tuổi lận. Nó có một trí tưởng tượng thật kì quặc nhưng trông rất vụng về và vô dụng ( tất nhiên nó mới có 4 tuổi mà ).

Ah, lại nói về đứa em gái kém tôi 2 tuổi. Nó có mái tóc quăn của mẹ nè, có khuôn mặt của ba nè , nhưng đặc biệt nhất là có cặp mắt trông như đồng hồ lúc 8:20 haha ). Nhưng nó rất dễ thương.

Mary đã chết...

Hôm nay là sinh nhật tôi đấy. Đúng là tôi đã lớn rồi.

Tôi nghĩ mình phải biết cảm ơn ba mẹ rất nhiều

Tôi nghĩ mình phải học chăm chỉ hơn , khỏe mạnh hơn, như thế thì tôi sẽ không làm ba mẹ phải phiền lòng nữa. Vì thế, với tuổi trẻ của mình (mà tôi nghĩ là một giai đoạn quan trọng của cuộc đời) , tôi phải làm bằng đươc, tuyệt đối không hối tiếc.

Tôi sẽ được đi cắm trại vào ngày kia. Tôi sẽ làm hết bài tập ở nhà đã, như thế thì không còn phải lo lắng gì nữa.

Cố lên! Cố lên! Aya!

Tiger, con chó hung tợn nhà bên đã cắn đứt đầu của Mary , giết chết nó.

Mary rất nhỏ bé, nó đã đên gần nghịch đuôi của Tiger

Tôi đã kêu hết mức có thể : "Mary, không . Quay trở lại đây!" nhưng ... có lẽ Mary đã nản chí, không chịu quay lại .... thế rồi nó đã chết mà không kịp thốt nên lời nào. Nếu nó không lại gần con quái thú Tiger thì đã không ra đi nhanh như vậy Mary hẳn ắt hạnh phúc ở một nơi nào đó.

Ngôi nhà mới cuối cùng cũng xong.

Phòng của tôi và em gái khá lớn, ở tầng 2, có cửa sổ mở ra hướng Đông. Trần nhà có màu trắng, còn tường thì bằng gỗ nâu. Sinh hoạt cả nhà giờ đã có khác ngày trước. Tôi rất vui vì cuối cùng thì mình đã có 1 phòng riêng , chỉ tiếc là nó hơi rộng rãi quá nên trông mọi thứ trong phòng có vẻ lẻ loi. Có lẽ đêm nay sẽ rất khó ngủ đây, hihi.

Nào bắt tay vào việc nào!

1. Tôi sẽ mặc áo phông với quần đùi để tiện di chuyển.

2. Những việc vặt hàng ngày như: tưới cỏ, may vá, kiểm tra rệp ở lá cà chua mà tôi trông . Đuổi gián và bọ ở mấy cây hoa cúc nữa. Nếu tôi mà tìm thấy bọn chúng, tốt nhất là bọn chúng nên biết bảo trọng.

3.Không trễ nải việc nhà (tôi là chị cả mà )

4.Viết nhật ký hàng ngày.

Còn bây h, tôi đi làm những thứ đó đây !
- Nguồn : Sưu tầm
Thêm
Tiểu thuyết " Một lít nước mắt"
3K
2
26
Có những nỗi buồn
Cất nước mắt vào trong
Chờ đợi niềm vui
Hé nở trên nụ hồng....

3401

Sài Gòn bước vào mùa nóng. Cái nóng chen chúc trong từng tán lá cây ít ỏi ven đường. Xe cộ bên ngoài vẫn tấp nập, hối hả càng khiến không khí trở nên ngột ngạt, khó chịu.

Xóm trọ vốn dĩ yên tĩnh, quanh năm ai nấy sống cuộc sống của người đó, nay lại được phen xáo động

"Thằng....thằng nào hả, mày nói cho tao nghe coi"

Tiếp nối âm thanh ngắt quãng, là tiếng của cây gỗ ma sát với gió tạo nên những tiếng động rợn người "bốp, bốp", rồi tiếng người đàn bà như vừa mếu vừa can ngăn

"Tôi lạy ông"

Xung quanh ai cũng mở cửa phòng, hướng mắt về căn trọ cuối dãy. Đấy là nhà của chị Nhàn.

Gia đình chị tít tận ngoài Bắc, cũng không rõ cụ thể là ở đâu, vào đây thuê trọ để chị đi học. Chị là sinh viên năm 4, người vừa xinh lại vừa tốt tính. Mỗi lần về quê là lại mang đặc sản lên tặng mỗi phòng 1 ít. Chẳng hiểu sao hơn tháng nay bố mẹ chị từ ngoài đó vào ở với chị suốt. Chị cũng ít khi ra khỏi nhà. Ai cũng thắc mắc nhưng cứ ngại nên cũng không hỏi gì nhiều. Tiếng ban nãy chắc là của bố chị, giọng nghe khàn lại rất to tiếng, chắc có chuyện gì lớn lắm.

Nãy đến giờ, vẫn không nghe tiếng chị Nhàn đáp lại. Chỉ có giọng mẹ chị vừa gấp gáp lại rất xót xa

"Ông muốn đánh nó chết luôn sao? Ông đánh chết tôi luôn đi"- Giọng bà nức nở

"Mày không nói hả, mày muốn ôm hết trách nhiệm một mình hả. Đồ hư đốn"

Rồi lại tiếng "bốp bốp"

Người trong xóm bắt đầu xì xào

"Chuyện gì không biết?"

"Chắc nó bỏ học hay sao đó, dạo này có thấy nó đi học đâu"

"Con tui học chung nó cũng bảo dạo này nó học nửa buổi rồi nửa buổi nghỉ, có hôm không đến trường luôn mà"

........

Tiếng xì xào dần biến thành những âm thanh náo loạn. Ai nấy cũng vẽ ra một câu chuyện trước mặt, người hào hứng kể, người thì hào hứng nghe. Khu trọ phút chốc thành phiên chợ chiều của những quí cô rỗi việc.

"Hay là nó có chửa" - Một người phụ nữ đột nhiên chen vào

Và để khẳng định lời nói của mình, bà ta nói thêm

"Hôm bữa, đi ngang tôi nghe nó ói trong nhà đấy. Hai ba lần rồi"

Xung quanh bắt đầu xôn xao

"Trời ơi, thiệt hông vậy trời? Con nhỏ còn đi học mà"

"Bà nói thiệt hả, đừng có nói bừa không là người ta vả tét mồm chứ chẳng đùa"

Rồi từ những câu nói phủ định biến thành những câu thương xót

"Tội quá, tuổi còn trẻ mà"

"Đã vậy còn chưa có chồng, rồi học hành làm sao được nữa"

Âm thanh bàn tán càng lúc càng lớn. Đủ để cả dãy trọ nghe thấy và dĩ nhiên bao gồm cả căn phòng của chị Nhàn. Ba chị từ trong phòng bước ra, cây roi vẫn còn nguyên trên tay nhưng bị dập ra cả. Nhìn cũng đủ tưởng tượng, những vết roi kia đã "vẽ" lên những hình thù đáng sợ thế nào trên làn da trắng nõn của chị Nhàn. Gương mặt bố chị xám lại, những nếp nhăn càng lún sâu hơn trên khuôn mặt hốc hác của người đàn ông trung niên. Hốc mắt ông hình như rướm nước, đôi tay run rẩy quăng cái roi vào góc tường rồi lảo đảo ra ngoài. Những bước đi như vô thức, chẳng biết mình sẽ đi đâu, đi để làm gì. Mọi người cũng im bặt. Thấy dáng ông xa dần rồi mới đi tới phòng chị Nhàn. Hai mẹ con chị đang ôm nhau khóc. Chị Nhàn vẫn còn quì trên sàn, gục đầu lên vai mẹ chị, nước mắt không ngừng chảy ra. Mẹ chị cũng ôm đứa con đang mếu máo, bà nghẹn ngào vuốt tóc chị

"Không sao đâu con, đừng khóc nữa"

Bà chủ trọ bước vào trong, đặt tay lên vai chị

"Con gái, con có sao không?"

Chị Nhàn lau nước mắt, ánh mắt ngại ngùng không dám đối diện với bà. Chị quay đầu vào trong nhà. Mẹ chị lên tiếng

"Tôi cảm ơn, cháu nó không sao đâu ạ"

Bên ngoài bàn tán, một giọng nói khàn khàn vang lên, cũng không biết là của ai

"Lỡ có chửa rồi thì phá đi, con nhỏ còn trẻ mà có con tương lai biết làm sao"

Một vài người cũng lên tiếng

"Đúng đó, không biết thằng nào thì giữ làm gì. Một thân nuôi con sao mà nổi, huống chi còn đi học"

Chị Nhàn nãy giờ im lặng, bả vai bắt đầu run khẽ. Chị đang khóc. Có thể thấy những vết roi hằn rõ trên da của chị. Là màu của máu. Nhưng chắc chị không còn cảm nhận được nỗi đau xác thịt nữa rồi, vì nỗi đau đang giày vò tâm hồn chị còn nhiều hơn, đau hơn. Chị không hề muốn vậy. Chị đã 22 tuổi, chị cũng biết yêu. Chị yêu một chàng trai trẻ hơn chị 3 tuổi. Tình cảm của chị giúp chị mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn. Chị biết anh ta cũng yêu chị. Anh ta từng dắt chị về nhà ra mắt gia đình. Chị còn nhớ hôm đấy chị hồi hộp đến nỗi chân tay run rẩy. Gia đình anh ta cũng không giàu có mấy, nhưng rất có gia giáo lễ nghi. Bố mẹ anh ta là những người truyền thống, kĩ tính nhưng cũng rất thích chị. Cứ lâu lâu lại bảo anh ta dắt chị về nhà chơi. Hai người yêu nhau 2 năm. Thời gian đủ để chị suy ngẫm về một mối quan hệ lâu dài. Một người con gái suốt 20 năm cuộc đời, lần đầu được yêu, đem cả cuộc đời mình để yêu, yêu bằng tất cả mọi thứ mình có. Rồi chị có thai. Hai người trước đó đã chia tay, anh ta phải đi du học. Chị đau khổ, chịu đựng. Bố mẹ anh ta không đời nào chấp nhận chị, khi chưa cưới đã mang thai. Chị không dám nói với ai, một mình chị cam chịu tất cả, chị cũng không cho anh ta biết, chị không muốn anh ta vướng bận gì cả. Chị yêu hết lòng, nhưng cũng thẳng thắn dứt khoát. Chị muốn giấu, nhưng không thể giấu được bố mẹ chị. Cơ thể chị ngày càng yếu, những ngày đi học cũng ít dần, cứ hay ói không ăn được món gì nên cả người mất sức, xanh xao. Bố mẹ chị lặn lội từ xa vào thăm chị, tưởng chị bệnh nặng nên ở lại chăm sóc. Khi chị nói thật cho bố mẹ chị biết, họ vô cùng đau khổ. Bố chị muốn biết bố của đứa bé. Nhưng chị không nói. Nói để làm gì, họ đã không còn mối quan hệ nào trước khi biết đứa bé tồn tại. Chị không cần anh ta cũng có thể nuôi con của chị. Đó là con của chị. Chị cảm thấy có lỗi với bố mẹ mình, nhưng chị không biết nên làm gì cả. Đầu óc chị rối bời.

Lúc này, mẹ chị cúi gầm mặt, nước mắt nhỏ từng giọt trên tay bà. Bà không dám nhìn thẳng vào mọi người chỉ khe khẽ đáp lại

"Tôi....tôi cũng tính thế"

Chị Nhàn bấy giờ mới quay đầu nhìn mẹ mình, đôi tay run rẩy chạm vào bả vai của bà rồi nức nở thốt lên

"Mẹ, con không muốn"

"Bốp"

Bà tát một bạt tay vào mặt chị. Cái tát bất ngờ khiến ai cũng trố mắt nhìn

"Mày không muốn? Mày làm nhục nhã mày rồi đến bố mẹ mày chưa đủ hả. Mày không muốn, mày muốn để bố mày giết mày à. Mày chỉ biết nói không muốn, mày có biết nghĩ cho gia đình này không hả? Người ta rồi sẽ nói gì, mày có biết không hả?"

Rồi bà với tay lấy cây chổi quét nhà, đánh tới tấp vào người chị

"Người ta sẽ bảo tao không biết dạy mày, người ta sẽ chửi thứ đàn bà mất nết, cái thứ không chồng mà chửa, con mày sẽ bị chửi là con hoang...... Sao mày chỉ biết nghĩ cho mày thế hả. Trời ơi"

Vừa đánh, vừa khóc. Có lẽ trong tâm trí người đàn bà có tuổi này, những xót xa nhiều hơn là sự tức giận. Bà xót xa cho đứa con gái ngốc của bà. Bà xót xa cho đứa cháu mà bà chưa thấy mặt. Bà chủ nhà bây giờ mới kịp định thần, vội vã giành lấy cây chổi, can ngăn

"Thôi chị, chuyện gì cũng giải quyết được. Con bé mang thai, không nên đánh nó như vậy"

Mẹ chị gục xuống sàn, nước mắt vẫn đầm đìa. Chị Nhàn cắn môi chịu đau. Một tiếng rên rỉ cũng không có. Chị không cho phép mình than thở hay yếu đuối. Lỗi là ở chị. Chị không có cái quyền cho phép bản thân trách móc ai cả. Nhưng con của chị, nó không có lỗi. Nó có quyền được sống, được yêu thương. Chị đã có lỗi với gia đình chị, với bố mẹ chị, chị không thể lại có lỗi với con của chị nữa. Chị càng không thể ích kỷ tước đi sinh mạng bé nhỏ đang dần lớn lên trong người chị

"Mẹ, con không bỏ con của con đâu"

Mẹ chị lặng thinh, chỉ biết khóc.

"Vậy con định nuôi con một mình sao?"-Bà chủ nhà lên tiếng

"Con sẽ tập làm mẹ, con sẽ cố gắng"

Giọng chị yếu ớt, nhợt nhạt nhưng kiên quyết và mạnh mẽ. Đôi mắt chị ửng đỏ vì khóc nhiều, nhưng lại rất sáng.

Bên ngoài mọi người không còn bàn tán nữa, ai cũng lặng thinh. Chị Nhàn hắng giọng

"Mẹ, con biết mẹ sẽ ủng hộ con. Nếu con bỏ con của con thì con khác gì thú dữ. Mẹ, mẹ khuyên bố giúp con. Một mình con cũng sẽ nuôi con của con trưởng thành mà...."

"Mẹ, đừng bắt con bỏ đứa bé. Con lạy mẹ"- Chị Nhàn nức nở

Mẹ chị nhìn chị, ánh mắt thương tâm, dằn vặt

"Con ơi là con"

Rồi bà ôm chị. Cái ôm như chấp thuận lời thỉnh cầu của đứa con tội nghiệp. Chị nở nụ cười, nụ cười cay đắng nhưng mãn nguyện. Ai nấy đều chạnh lòng. Trước mắt họ như hiện ra những gam màu cuộc sống chân thực nhất. Là những mảng màu trầm tối của mây đen khi mưa sắp kéo đến, cả những tia nắng lấp ló ẩn sau những đám mây. Chờ khi mưa tan ánh mặt trời sẽ vươn mình chiếu xuống. Mọi người ai về nhà nấy. Mẹ con chị Nhàn cũng thôi khóc, dọn dẹp lại nhà cửa. Có lẽ chị không biết tương lai gì sẽ chờ đón mẹ con chị, nhưng chị sẽ luôn hết lòng bảo vệ đứa nhỏ này.

Mấy tuần sau đó....

Mọi người thấy chị Nhàn đã hoạt bát như xưa. Bố mẹ chị cũng không còn to tiếng về việc của chị và đứa bé trong bụng chị. Nghe nói, chị đã lên trường xin bảo lưu kết quả học, chờ khi sanh xong chị sẽ lại tiếp tục đi học. Cứ chiều chiều, chị lại ra trước ngõ, đâm chiêu nghĩ ngợi. Không ai nhắc đến bố của đứa nhỏ nữa. Chính chị cũng cảm thấy nhẹ nhõm. Chị sẽ dành hết tình yêu thương để bù đắp luôn phần tình cảm của người bố. Tuổi trẻ của chị đã bồng bột, nhưng con chị không nên là người ghánh lấy sai lầm của chị. Chị sẽ cho nó một gia đình tốt nhất, hạnh phúc nhất. Chị sẽ tự tay nuôi dưỡng nó, chăm sóc nó. Rồi con chị sẽ có được hạnh phúc trọn vẹn. Chị đặt tay lên bụng, xoa xoa nhẹ. Ánh mắt chị hướng về ánh mặt trời đang dần khuất sau hàng cây, thì thầm

"Con ơi, thế giới này vĩ đại nhường nào. Con mau chào đời nhé, 2 mẹ con ta sẽ cùng ngắm hoàng hôn"

Chị mỉm cười. Ánh sáng cuối cùng của ngày rọi vào nụ cười của chị rồi tắt hẳn. Nụ cười rạng rỡ nhất của tuổi xuân. Nụ cười mãn nguyện nhất chẳng phải là nụ cười của sự can đảm, dám yêu, dám hi sinh và mưu cầu hạnh phúc sao?

Yến Nhi
Thêm
Thế giới vĩ đại đến nhường nào?
1K
0
1

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
Top