Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Choáng ngợp về hình ảnh, choáng ngợp về sự khổ hạnh, cái ác, sự kìm nén và đặc biệt là về tình yêu.

Thời đại : Ông sinh ra trong thời đại quá nhiều những biến động, vô vàn nghịc lí dưới vẻ hào nhoáng. Một Paris thời kì bị chi phối bởi thần học, cái ác và cái thiện lẫn lộn bất phân. Những biểu tượng tượng trưng cho cái thiện, cái đẹp có sự tráo đổi, ẩn sâu trong cái hào hoa phong nhã là những tâm hồn của quỷ dữ, tràn đầy nhục dục. Một Paris tăm tối với những kẻ lang thang, cướp bóc tồn tại ngay trong lãnh địa của Chúa. Đến cuối cùng, người đáng hạnh phúc thì bi kihcj, kẻ đáng đau khổ thì an nhàn

Ý nghĩa tên nhân vật : Quasimodo là ngày lễ chủ nhật đầu tiên sau lễ phục sinh. Thằng gù đặt tên này vì hắn bị bỏ rơi trước cửa nhà thờ đức bà ngày lễ chủ nhật đầu tiên sau lễ phục sinh đó

Hình tượng : Thằng gù Quasimodo là một con quỷ, con quái vật ở Nhà thờ Đức bà. Không ai dám nhìn nó quá lâu, không ai dám tiếp xúc với nó. Một hình nhân dị dạng, quái gở nhưng có một đức tin và sức khoẻ phi thường. Được miêu tả với 1 bên mắt bị chột vưới một cái mụn cóc phía trên, cái mũi thì to bè, hàm răng vỗ lổm chổm, lưng thì gù, bị câm và bị điếc không phải do bẩm sinh mà khi lớn lên ở nhà thờ, nó trở thành người kéo chuông và tiếng chuông làm nó bị điếc. Nó bị chính xã hội Pháp tàn ác bấy giờ hô hào rằng “ treo cổ nó đi” chứ không có chút lòng thương. Quasimodo được phó giám mục nhận làm con nuôi và gã hết lòng phò tá người cha của mình. Hình tượng thằng gù ở nhà thờ Đức bà Paris là một trong những hình tượng kinh điển của văn học thế giới. Tượng trưng cho giới hạn cao nhất của cái đẹp và vĩ đại sâu thẳm của tình yêu, khiến người ta phải thốt lên, tình yêu của một con người tại sao lại có thể cao thượng như vậy. Quasimodo yêu theo cách riêng của cậu, chỉ lặng lẽ ngắm nhìn, lặng lẽ cảm thương, và lặng lẽ hi sinh. Một tình yêu thầm lặng đến mức độ chỉ tới những trang cuối cùng độc giả mới phát hiện ra sự cao quý và thiêng liêng của nó. Esméralda đã bỏ qua một tình yêu như thế. Hình ảnh của một tên gù chiến đấu với phó giám mục và đẩy hắn xuống dưới nhà thờ như cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối mà phần thắng đã thuộc về ánh sáng. Có rất nhiều ý nghĩa chứa trong đó. Đó là sự phản kháng, sự chối bỏ hoàn toàn cái lốt quỷ, một đêm rùng rợn và bí ẩn bao quanh nhà thờ, là đỉnh điểm của tấn bi kịch làm người và đòi được quyền làm người. Dấu chấm hết cho một thế lực đen tối cực đoan, và sự vùng dậy của một tâm hồn khát khao được làm người. Cho đến cuối cùng Quasimodo đã đấu tranh được cho tình yêu đẫm nước mắt của mình.

  • Có một sự xung đột trong Quasimodo là mặc dù hắn yêu Esméralda đến thế nhưng hắn cũng tự chất vấn mình khi đối diện với viên đại úy Phoebus – kẻ mà Esméralda căm ghét tột cùng
  • Tình yêu : Được người cha nuôi khắc nghiệt nuôi dạy, hắn sống trong nhà thờ như một bóng ma nhưng từ ngày gặp Esméralda hắn đã không còn là bóng ma nữa. Hắn đã trở thành con người và cuồng si với tình yêu của mình. Trong ba người đàn ông yêu Esméralda, tình yêu của hắn vĩ đại, vô tư và hiến dâng nhất. Quasimodo cướp nàng không thành và bị bắt, Esméralda đã cứu vớt hắn, chăm sóc hắn và chính sự thương yêu của nàng đã khiến hắn nảy sinh một tình yêu tột bậc. Tên sĩ quan trẻ Phoebus thì yêu nàng bởi nhục dục, phó giám mục yêu nàng vì muốn chiếm đoạt một viên ngọc tinh khiết, còn thằng gù Quasimodo, hắn yêu Esméralda bởi nàng đúng là một con người thực sự, tình yêu của hắn vĩ đại và ở nấc thang cao nhất. Bởi hắn đã không còn là con quỷ nữa từ khi gặp Esméralda, tất cả trái tim, nhiệt huyết và sức lực của hắn đã hiến dâng cho nàng. Tác phẩm kết thúc với hình ảnh của hai bộ xương ôm chặt lấy nhau qua thời gian bão tố, tấn bi kịch giữa thành phố hoa lệ đã kết thúc, những con người đã tìm thấy điểm tựa cuối cùng của mình, ngọt ngào và bình yên. Câu chuyện giữa người đẹp và quái vật đã khép lại nơi Paris một thời đen tối, nay bỗng rực sáng bởi tình yêu của hai nhân vật.
Tác phẩm không tô hồng tình yêu. Nó đặt ra câu hỏi thế nào là tình yêu thật sự. Ba tình yêu vùng vẫy trong sự tuyệt vọng, rốt cuộc chỉ một trong số đó mới tìm ra được thánh ca thật sự của mình. Những con người tự nhân xưng vì tình yêu nói cho cùng cũng chỉ là vị bản thân mình chỉ khao khát muốn chiếm hữu trọn vẹn mà quên đi sự đồng cảm cần có giữa hai người. Cái ác nuốt trọn cái thiện, bởi vậy mà nhà văn đã không để cái kết có hậu khi khép lại tác phẩm, như một hồi chuông cảnh báo về sự tinh vi của cái ác, ngấm ngầm và xảo quyệt trong vỏ bọc đẹp đẽ; đồng thời tiếc thương cho những vẻ đẹp thật sự bị lãng quên.

Nhà thờ : Nhà thờ Đức Bà như một chứng nhân lịch sử bất biến, là nơi đã xảy ra một cuộc hoán đổi ngoạn mục giữa hai con người đại diện cho hai tầng lớp xã hội khác nhau. Những miêu tả của Victor Hugo về nhà thờ vô cùng ấn tượng, tỉ mỉ. Đường lên gác chuông tối om và nguy hiểm, những hình con thú trang trí ở bên ngoài gờ mái như những con quỷ đáng sợ và thằng gù di chuyển trong bóng đêm, leo trèo như một quái nhân duy nhất chiếm lĩnh được mọi ngóc ngách của ngôi nhà thờ hùng vĩ bậc nhất này. Miêu tả nhà thờ giúp làm nổi bật ngòi bút ưa trữ tình ngoại đề, mang lại da thịt cho những vật vô tri, vô giác

Bức tranh rộng lớn trong tác phẩm với mọi sắc thái của nền văn hóa Trung Cổ, từ sinh hoạt đên s phong tục, tập quán đều gắn với nhân dân và làm toát lên sức mạnh vô tận của quần chúng
Thêm
Viết về Nhà thờ đức bà Paris - V.Hugo
796
2
0

Xa quê rồi lấy vợ, sinh con. Bận bịu với công việc, gia đình, con cái ăn học nên đã mấy cái Tết trôi qua Quang không về quê. Trời mưa phùn, gió bấc, những cánh đồng lúa, đồng khoai tắm mình trong sương sớm và những cuộc vui tụ tập cùng bạn bè đã không còn giữ hồn anh nữa.​


Quang nhớ quê nhà, nhớ ba mẹ, nhớ Tết ở quê hương đến da diết. Ký ức tuổi thơ với những cái Tết quê như đeo bám tâm hồn, thúc giục và Quang đã quyết định về quê đón Tết.

Khỏi nói niềm vui của gia đình, nhất là hai trẻ nhỏ khi nghe Quang thông báo “Quyết định đón Tết ở quê hương”. Bảo Duy, cậu trai lớn nhảy lên, nhảy xuống ở sân nhà mấy lần, rồi chạy đến bồng em gái Lê Na lên trong sung sướng:

- Tết này về quê anh em mình tha hồ xuống đồng chơi nghe. Em biết không, những cánh đồng ở quê mình rộng bạt ngàn và đẹp làm sao. Khi mùa xuân đến, cũng là lúc những ruộng lúa lên xanh mơn mởn. Gió nhẹ chao nghiêng, những sóng lúa uốn bay theo vạt nắng. Mùa hè lúc bà con thu hoạch xong, cánh đồng chỉ còn những gốc rạ khô, là nơi tốt nhất để bọn trẻ thả diều, đá banh… Chưa được về quê những mùa này, nên nghe anh kể Lê Na cứ ngơ ngác và muốn Tết đến nhanh hơn để được về quê.

cho-tet-que - Vanhoctre forum.jpg

Chợ Tết quê. Ảnh sưu tầm

Lấy chồng, về quê và đã nghe Quang kể nhiều về quê hương, nhưng lần đầu tiên về quê chồng đón Tết nên chị Thúy, vợ của Quang cũng thấy lo lo, hồi hộp. Tuy có đơn giản hơn, nhưng việc chuẩn bị cho cái Tết ở quê cũng khiến gia đình Quang bận rộn.

Hằng ngày xong công việc, Quang sửa chữa, thay thế lại những thứ trong nhà đã cũ, hư hỏng. Chị Thúy thì lên kế hoạch và tất bật chuẩn bị cho gia đình về quê đón Tết. Ngoài quần áo và một số thứ “phần ăn” không thể thiếu cho chồng con, chị còn chuẩn bị quà cho bà con họ hàng và những lễ vật đem về thăm mộ, cúng viếng ông bà tổ tiên. Cũng không có gì nhiều nhưng cái gì cũng phải sạch sẽ, đầy đủ.

Người ở quê thường kỹ tính, nhất là các ông bà già, ngày Tết trên bàn thờ phải có mâm ngũ quả đẹp, tươi, hương trầm thơm, khói trắng bay cuộn… Người ở nơi khác đến, ở thành phố về đến dâng hương ở các nhà thờ tộc mà không mang theo lễ vật, hoặc đơn giản là coi như không tôn trọng ông bà quá cố, không quan tâm người ở quê. Chính vì thế, vợ Quang rất cẩn thận trong việc mua sắm mọi thứ đem về quê. Chị cũng không quên đổi tiền mới và mua những túi quà lì xì cho người già và trẻ con.

Năm nào cũng vậy, cứ đến những ngày trước tháng Chạp ở quê tôi hay bị mưa bão, kéo theo những thiệt hại nặng nề cho người dân. Năm nay trong làng, nhất là trong họ tộc có hơn 10 gia đình bị nước lũ đến thăm hỏi, nhiều tài sản bị ngập ướt, hư hỏng nên về phải đến thăm và có chút quà hỗ trợ cho ngày Tết thêm tươm tất. Lại thêm ông chú vừa dựng nhà mới dịp cuối năm, về Tết cũng phải có món quà mừng tân gia; đứa cháu ruột cưới nhau hơn 10 năm “mới chịu sinh con” trước thềm năm mới... Thế rồi quà cáp cho người này, người nọ khiến cả chiếc xe nhà Quang không còn chỗ trống, chật ních.

Tuy bận rộn nhưng Quang rất vui, vì sau mấy năm vất vả, nay vợ chồng, con cái cùng về quê ăn Tết nên rất vui và thấy mình hạnh phúc. Đây cũng là dịp để họ hàng đoàn viên, tụ tập, ôn lại kỷ niệm, nói với nhau những câu chuyện cũ khiến tình thân thêm gắn bó.

Sau thời gian ngồi quây quần làm bánh, rồi những đêm ngồi thức trông nồi bánh đang luộc, cái rét của ngày cuối năm chẳng thể nào bì được với không khí ấm áp gia đình. Tiếng củi lửa tí tách trên bếp, tiếng nồi bánh đang sôi, tiếng mọi người trò chuyện... tất cả mang đến những ngày giáp Tết thật tuyệt vời.

Nhà anh trai trưởng (anh Hai) lâu rồi mới đón gia đình em trai đông đủ ở thành phố về thăm, cùng ăn Tết. Anh bê hũ rượu bọc lá chuối khô, ủ gần cả năm rồi mời cả họ uống mừng. Quang cũng đem về và góp thêm mấy chai rượu vang. Anh vui vẻ bật nắp rồi mời mỗi người nhấp một ly rượu đón xuân mới. Cậu cả con bà chị cũng làm con lợn “chân đất” mời gia đình cậu mợ ở thành phố về làng ăn Tết. Mọi người thân tình, vui vẻ hơn mọi ngày, cùng nhau trò chuyện, huyên náo cả một khoảng sân nhà.

Khác với Tết ở thành phố, sáng mùng Một ở quê bà con ra đường rất đông. Gặp nhau tay bắt mặt mừng và không quên chúc nhau những lời đẹp và may mắn nhất. Hai đứa nhỏ con Quang thì lúc nào cũng vòng tay lễ phép:

- Chúc ông bà, chúc hai bác, chúc anh chị năm mới!

Tết về quê là phải đến thăm bà con nội ngoại, thành kính đốt nén nhang thắp lên bàn thờ gia tiên. Đến nhà nào cũng có rượu, thịt, nên men tửu cũng làm cho gương mặt Quang đo đỏ, chị Thúy đi bên sợ chồng say lâu lâu cũng “liếc mắt, nhắc nhở”. Anh vừa chia quà cho mọi người vừa cười nói vui vẻ và không quên mừng tuổi người già, trẻ nhỏ. Bảo Duy và Lê Na, hai đứa con của vợ chồng Thúy chạy quanh sân làng.

Đã lâu rồi chúng mới lại thấy cảnh đồng quê nên không bỏ lỡ cơ hội tận hưởng cái cảm giác về quê ăn Tết. Đám trẻ ở quê, con của mấy người thân vừa chạy nhảy, vừa rủ rê bọn trẻ lạ leo lên mấy cái cây ổi ở góc sân hái trái ăn chơi. Rồi cả bọn lại cùng nhau chạy ra cánh đồng tìm châu chấu, bắt chuồn chuồn… Mùi cỏ úa, hương lúa thơm thơm, tỏa khắp cánh đồng thật lôi cuốn và mới lạ với chúng. Chơi chán ở cánh đồng rồi chúng rủ nhau chơi ú tim, bịt mắt trốn tìm rồi cười vang mỗi khi tóm được một đứa trốn trong đống rơm khô.

Vốn là người thân tình, cởi mở, chị Thúy vui vẻ ngồi trò chuyện với mấy chị em, cùng nhau ôn lại chuyện xưa, vừa chia sẻ bí quyết nấu mấy món ăn đồng quê. Chị cũng không quên hỏi và tìm mua mấy món nguyên liệu để hôm sau mang về nấu cho cả nhà cùng ăn những món ngon quê hương. Không khí nhà nào cũng rôm rả tiếng người cười nói. Người thành phố trở về thì vui với cảnh vật ở quê, còn người quê thì vui với hương vị những món ăn của gia đình Quang từ thành phố mang về, khiến những ngày xuân ngập tràn tiếng cười và những niềm vui lan tỏa.



Những ngày Tết ở quê, được sống lại trong ngôi nhà một thời gắn bó, khung cảnh làng quê mở ra trước khung cửa, Quang cảm thấy quê hương mình, gia đình mình đẹp quá, gần gũi quá. Buổi tối, làng quê tĩnh mịch mờ mờ sương, nghe đâu đây mùi hương của cây và đất càng khiến khung cảnh thêm phần hấp dẫn. Mấy đứa con nhà Quang lại chạy chơi với đám bạn, lại cười, lại nói có lúc còn nghe cả tiếng cãi nhau, nhưng rất vui vẻ… ngày Tết và trẻ thơ thiệt đẹp. Còn vợ chồng Quang thì hàn huyên, kể cho nhau nghe chuyện tuổi thơ êm ả ở quê nhà. Vợ Quang bảo:

- Ngày mai em theo mấy cô đi chợ làng để tận hưởng không khí chợ quê. Gặp lại bà con và mua thêm mấy món ăn đang còn thiếu. Nếu trời không mưa gió, thì cho hai đứa nhỏ theo cùng cho vui.

Quang thì không quên hẹn với mấy anh em cùng tuổi tối mai ra đồng cắm câu, thả lưới. Anh muốn trải nghiệm lại cảm giác thích thú của cánh đồng quê ngày thơ bé. Đã bao năm xa quê, Quang vẫn còn nhớ như in những quả dưa trên cát mà ngày bé anh đã cùng với mấy bạn học hái ăn ngọt nước, rồi cùng nhau vẽ nên những giấc mơ cho ngày mai lập nghiệp. Dạo đó, trong lớp đứa nào cũng nuôi “giấc mơ đại học” rồi đến một thành phố nào đó công tác. Để rồi sau này khi ước mơ đã thành hiện thực, lại ngồi nhớ về quê hương và mong có ngày được trở lại.

Hôm trở lại thành phố, gia đình Quang cứ bịn rịn mãi như không muốn rời xa. Quay trở lại nhịp sống nơi phố phường, Thúy và hai đứa nhỏ cứ ngỡ như mới ngày hôm qua còn ở quê. Đón Tết ở quê đoàn tụ, vui vẻ nhưng cũng ít tốn kém. Mặc dù vợ chồng anh đã chi tiêu và mua sắm nhiều thứ, nhưng cuộc sống ở quê mọi thứ đều rẻ, nên sau Tết gia đình Quang vẫn còn một khoản tiền kha khá so với mọi năm. Thúy cười và bảo với chồng:

- Ăn Tết ở quê vừa ít tốn kém, lại vui và thích, năm sau cả nhà lại về quê ăn Tết và ở lại lâu hơn mọi năm để tận hưởng thỏa thích “hương đồng, gió nội”.

Những ngày không Tết sau đó của cả nhà Quang vẫn thấy vui như Tết. Đặt tay lên bờ vai của vợ, Quang cười bảo:

- Quê hương đẹp và hấp dẫn, bà con thân tình, giản dị, lại ấm áp mộc mạc, chân chất thì chẳng thể nào lẫn vào đâu được. Các món ăn đồng quê lại ngon, sạch nên việc gì phải đi đâu xa đón Tết. Cứ về quê tận hưởng niềm vui là nhất.

Bảo Duy và Lê Na hai đứa nhỏ của vợ chồng Thúy thì lúc nào cũng nhắc đến quê hương, nhắc đến hương vị Tết quê với một ước mơ gặp lại. Duy nói:

- Con nhớ bữa cơm tất niên được quây quần với mọi người. Nhớ đêm Giao thừa ở quê mình, nhớ tiếng lũ trẻ bạn con râm ran cười đùa, chạy chơi từ nhà này đến nhà khác. Nhớ cánh đồng lúa khoe màu xanh trong nắng xuân, nhớ cả nhà mình đi lễ chùa đầu năm, rất ý nghĩa.

Thế là cả nhà Quang lại lên kế hoạch cho năm sau đón Tết ở quê...

Truyện ngắn LÊ QUANG HỒI
Nguồn: Báo Quân Đội
Thêm
Đón Tết ở quê
  • Like
Reactions: Ngu Van
489
1
0
Tôi sống bên bà ngoại trong căn nhà cao tít trên đồi núp dưới vô vàn tán lá vải cao um. Vào mùa hoa, ong, bướm bay rập rờn. Tôi yêu mùa vải chín sai chì chịt. Những buổi chiều tha thẩn trên đồi chỉ để tìm cho mình những bông hoa dại màu tím biếc mà tôi chẳng biết tên chúng là gì. Ngoại bảo những cây hoa dại thường mang cái tên do người làng đặt, cũng đơn giản và dễ nhớ như tên những đứa con của họ vậy. Ngoại không cho tôi gọi tên những loài hoa ấy.

- Sao tên con thì đẹp thế? Đứa nào cũng bảo tên con đẹp.

- Ừ, tên mày đẹp, đẹp như những bông hoa dại trên đồi ấy...

Trong mắt ngoại có ánh chiều buông chầm chậm. Ngoại nhớ mẹ, nhớ ba tôi. Những người bỏ xóm núi này đi biệt tăm để lại cho ngoại nỗi nhớ hi hút như khói chiều bảng lảng trên những vạt đồi. Và ngoại đặt tên cho tôi... Thương Hoài. Đời ngoại buồn trôi theo những mùa quả, mùa hoa trên vừng đồi này. Ngoại trồng cây, trồng ngô, trồng sắn trên những khoảng đồi đã vạt cỏ, xới đất. Ngoại yêu những vụ mùa còn tôi yêu những mảng đồi đầy hoa và cỏ dại. Tôi tha thẩn mang nó vào những trang vở học trò và gọi đó là... Thơ! Vững là người bạn bên tôi từ những ngày thơ bé. Chúng tôi lớn lên bên nhau, đi học cùng nhau, ngồi cùng bàn và về chung một lối. Những buổi chiều mùa hè chúng tôi lên đồi nhặt những cành cây khô. Vững tìm hái những bông hoa dây leo trên đồi quấn thành chiếc vòng nguyệt quế đội lên đầu tôi. Tôi tưởng mình như nàng công chúa trong truyện ngoại hay kể bên bếp lửa đỏ rực những ngày đông lạnh. Những chiều nhặt đầy củi hai đứa ngồi bên triền đồi nhìn ra xa xa ngắm những đám mây lởn vởn bay. Xóm núi chìm trong mây huyền ảo mà man mác buồn. Tôi thích ngồi nghe Vững kể về thành phố, nơi Vững đôi lần cùng cha lên đó bán vải và ở lại qua đêm. Vững bảo đó là nơi rực rỡ ánh đèn và những loài hoa ngát hương thơm cả trong đêm.

vải đẹp lục ngạn.jpg

Mùa vải ngọt. Ảnh sưu tầm
Người trong làng bảo sau này lớn tôi sẽ lấy Vững. Vậy mà khi lớn lên một chút chẳng hiểu vì sao chúng tôi xa nhau. Có lẽ vì cái lần Vững nhìn vào ngực tôi khi hai đứa bị bết mưa trên đồi. Mặt Vững đỏ bừng. Vững nhìn chằm chằm vào ngực áo tôi, thẫn thờ... và rồi Vững lao vào trong mưa...Tôi hiểu mình đã thành thiếu nữ. Tôi mơ về thành phố và ánh đèn màu rực rỡ khi mặt trời lấp sau những vạt đồi ló ánh chiều yếu ớt xuống xóm núi nghèo bảng lảng khói và mây. Gió hè vi vút trên những cành vải. Những chùm quả xanh bé xíu chụm vào nhau. Vải năm nay được mùa. Chỉ mấy tháng nữa thôi người ta sẽ kéo nhau về đây thu mua vải, không khí trên những vạt đồi sẽ tấp nập hơn nhiều. Đó cũng là lí do tôi yêu những mùa vải chín. Những người thành phố với những sọt, những xe thồ về bẻ vải, cân, trả tiền rồi hò nhau du xe qua những con dốc. Họ mang đến một không khí sôi nổi cho xóm nghèo của chúng tôi. Tôi bẻ vải sâu trên vườn đồi. Những tán lá vải xanh um rập rạp, từng chùm đỏ lự, sai chì chịt. Người đàn ông có hàng râu rậm đi theo thu vải thỉnh thoảng đưa mắt nhìn tôi. Ông ta cố ý chạm vào ngực áo tôi. Một cảm giác buốt nhẹ chạy dọc sống lưng. Ánh mắt ông ta chằm chặp nhìn vào nơi ngực tôi đang phập phồng thở... Ông ta chìa bàn tay to bản với những đồng tiền phẳng phiu về phía tôi cười ma mãnh. Bàn tay ông ta giữ chặt hai cánh tay gầy nhẳng của tôi. Tiếng vải áo “roạt”. Một đường máu nhỏ hằn lên ngực tôi. Miệng tôi ứ lại bởi bàn tay đen ngòm. Tôi ngã ra “Vững ơi! Ngoại ơi!... Không!” Tôi cắn vào cánh tay gân guốc nhễ nhại mùi hôi hăng hắc. Tiếng cành vải sột soạt. Rồi một tiếng “bịch”. Gã đàn ông quay giật người lại.

- Vững! Vững cầm cành vải quật mạnh vào mặt gã.

Những quả vải nát bét, tung bắn ra hằn lên mặt gã những cái lằn đỏ tím. Vững giữ lấy tôi như bằng cả sức lực còn lại của mình lặng yên không nói. Đôi bàn tay Vững hằn những đường gân đỏ. Vững trưởng thành, mạnh mẽ và lì lợm.

- Hoài đừng lên đồi một mình nữa, biết không?

-Hoài phải làm mà.

-Cấm đấy. Người thành phốtoàn người xấu thôi.

Mây xà xuống ngang lưng đồi. Tôi ủ đầu vào ngực ngoại ngủ. Ngoại đặt nhẹ tay lên ngực tôi:

- Con gái lớn rồi đấy nhé!

- Con sợ ngoại à.

- Ừ, đừng đi một mình lên đồi, đừng gần thằng Vững đấy.

- Vững không phải người xấu đâu ngoại.

- Ừ, nhưng đừng gần. Biết chưa. Rồi khổ.

Tôi biết ngoại sợ đời tôi như đời mẹ. Mẹ mang thai tôi khi mới 17 tuổi. Mẹ là cô gái đẹp nhất xóm núi này. Có bao chàng trai theo đuổi nhưng mẹ không ưng ai. Cho đến khi có đám sinh viên trường Mỹ thuật về vẽ tranh nơi xóm núi. Nhóm sinh viên ấy nghỉ tại các ngôi nhà trong xóm. Chàng thanh niên ôm đàn ghi ta hát trong buổi giao lưu với đoàn Thanh niên xã đã làm trái tim mẹ xôn xao. Rồi anh ta xin được theo mẹ lên đồi vẽ mùa vải chín... Và rồi trọ lại nhà ngoại trong suốt thời gian đi thực tế. Ba tháng sau chàng thanh niên khoác ba lô về thành phố cùng với những người bạn. Ngoại nhìn mẹ thẫn thờ mang tấm hình người con trai ấy giữ chặt trên ngực mình. Còn gió núi cứ vô tình mang tình yêu, niềm hy vọng của mẹ bay đi từng ngày. Vài tháng sau mẹ sinh tôi. Ngoại ẵm tôi từ lúc lọt lòng vì mẹ chỉ biết úp mặt vào gối... Khi tôi chưa đầy hai tuổi mẹ ôm quần áo bỏ xóm núi đi trong sương.

Vững bỏ học theo cha đi buôn vải. Tôi thi đậu một trường Đại học trên thành phố, mang niềm tự hào về cho xóm núi nghèo, cho những đứa trẻ nghèo suốt nhiều năm chỉ biết cõng con chữ lên đồi nuôi ước mơ một ngày đặt chân lên thành phố. Tôi nghĩ về thành phố với rực rỡ ánh đèn màu, vô số những loài hoa đẹp, ngát hương thơm, những con người với những cái tên kiêu kỳ, những bộ quần áo lịch sự... Trên cao mặt trời rọi nắng lên những tán cây, gió vẫn rì rào như đang hát.

Ngoại sắp cho tôi đủ thứ trong chiếc ba lô vải đã sờn li khóa:

- Lên đó học hành chăm chỉ. Con gái lớn rồi làm gì cũng phải cẩn thận biết chưa?

- Trên đó không có đồi đâu ngoại. Không sợ ma rừng mà ngoại...

Tôi lên xe, nhìn dáng Vững chắc nịch rồi dần nhỏ bé đứng giữa hai vạt hoa dại trắng ngút ngàn. Nhớ Vững lắm, nhớ ngoại lắm nhưng phải đi, phải sống khác thôi. Thành phố đêm rực rỡ ánh đèn màu, những con người ăn mặc lịch lãm trên những chiếc xe đẹp đẽ lao đi trong nắng sớm và trong cả ánh đèn nhấp nhoáng đêm về. Tôi đạp xe sát vào lề đường, ngơ ngác với những sắc màu. Tôi trọ gần cô bạn gốc thành phố tên Diệu Linh. Phòng Linh ở sát phòng tôi trọ nhưng phòng Linh đẹp và rực rỡ với màu giấy dán tường đầy hoa, lọ thủy tinh luôn có hoa hồng tươi và những bó hoa khô lấp lánh trong ánh nhũ treo bên cửa sổ. Linh viết văn và làm thơ. Linh ký dưới những bài thơ: Cao Thi. Tôi đọc thơ Linh. Những con chữ như những bậc thang nối tiếp nhau. Linh cười mỉm:

- Chưa ai lại mang vào thơ những rau và hoa dại như Hoài. Thơ là cái gì đó rất sang trọng, phải lấp lánh và lãng mạn... nói chung là để khi đọc người ta không cần hiểu hết...

Linh là cây bút trẻ chuyên cộng tác với tạp chí đắt tiền, đăng hình nhiều hơn đăng thơ. Những người bạn thơ của Linh vẫn thường ghé qua thăm Linh và tặng cho Linh những bó hồng đỏ lấp lánh những hạt ngọc bằng nhựa trong suốt như pha lê. Tôi nhớ mùa vải quê mình nhưng không kể với Linh về những mùa vải ấy. Linh không biết mùi thơm hoa vải và màu đỏ mọng của những chùm vải lúc sương chưa tan... Lung linh lắm nhưng cũng rất đời thường đấy thôi. Nụ cười của ngoại, ánh mắt của Vững và con đường dốc dài những đá và bùn đỏ nhão... tất cả những thứ ấy hiện lên trên những trang giấy tôi thức cùng ánh đèn đường tím ngắt... Tôi gửi thơ đến một vài địa ch ỉvà nhận được những phản hồi tốt. Họ gọi điện hẹn gặp tôi. Họ hỏi tên, hỏi quê, hỏi tuổi rồi ngạc nhiên khi biết nơi tôi sinh cũng chẳng cách xa với họ là mấy.

Cái tên Thương Hoài được đưa vào một bài báo với dòng tít “Tác giả trẻ mang hơi thở cuộc sống trong những dòng thơ”. Những dòng thơ đang được viết ra còn thiếu sức sống? Vậy là thơ tôi được quan tâm?! Linh sang phòng tôi, lục tung mớ giấy ố màu trong chiếc hòm gỗ của tôi:

- Tớ không hiểu tại sao người ta lại ca ngợi những tác phẩm của cậu được. Thật vớ vẩn.

Linh bĩu môi bỏ lại mớ giấy hỗn độn trên nền căn phòng ẩm. Có một dấu giày cao gót in lên những dòng thơ xô nghiêng... Tôi nhặt chúng lên, vuốt phẳng phiu và lau đi dấu giày trên đó. Dãy trọ im lìm. Con Milu của ông chủ đã quen với vị khách làm thêm hay về đêm như tôi. Phòng bên, đèn Linh vẫn bật sáng. Tiếng gõ máy tính lạch cạch. Tôi chào khẽ ông chủ phòng trọ đang ló đầu ra từ ô cửa trên tầng hai... Gió ào ào, những vệt sáng lóe. Giông kéo tới. Cửa phòng ọp ẹp như muốn tung ra. Có tiếng xầm xì lẫn trong cơn giông giật. Cái lạnh buốt dọc nơi sống lưng. Ánh mắt ông chủ nhà trọ lẫn trong ánh chớp sáng xanh. Đôi cánh tay rắn chắc giữ trọn tôi. Tim tôi như ngừng thở. “Vững ơi! Ngoại ơi!”. Nụ cười ngoại lấp lánh trong ý nghĩ tôi, hình ảnh Vững bên những chùm vải ngọt mọng...Tiếng ông ta kêu thất thanh. Tôi nhào ra ngoài. Gương mặt Linh sau song cửa sáng lòa cùng ánh chớp. Những câu thơ gãy khúc của Linh cứ mãi chập chờn trong giấc mơ tôi...Lại một mùa vải sai chì chịt trên những vạt đồi. Những chiếc xe thồ vào tận trong vườn đồi thu mua vải. Ngoại nhìn tôi hàm răng phai lấp lánh trong tia nắng sớm len qua kẽ những tán lá xanh um. Vững hái cho tôi chùm vải mọng. Tôi cắn ngập răng mình trái vải chín ngọt lừ... Ánh điện màu thành phố loang loáng trong ý nghĩ. Gương mặt Linh hiện lên với những vần thơ gãy vụn... Những mơ hồ về thành phố trôi về xa lắm. Chỉ còn đây những mùa vải ngọt lịm đầu lưỡi nhắc tôi về những câu thơ đằm hương vải ngọt lành, thơm dịu như tình quê, tình yêu thương. Và sẽ có một con đường thơ với những mùa hoa trắng tôi qua.

Tác giả: chưa biết tên
Thêm
Mùa Vải Ngọt
2K
5
0

Trang cá nhân

Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Hiện tại có cuộc thi nào không các bạn
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. hưnga @ hưnga:
    cho em hỏi xu có những tác dụng gì ạ
Top