Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Ý nghĩa các biểu tượng tự nhiên trong Ông già và biển cả giống như phần băng chìm mà nếu không khám phá ta không thể biết được vẻ đẹp mà Hemingway muốn gửi gắm. Và càng hiểu biết về các biểu tượng ấy, ta càng thấy sự một thế giới rất rộng được bày ra.
Ông già và biển cả ( bản gốc: The Old Man and the Sea) là một tiểu thuyết ngắn được tác gia nổi tiếng của Hoa Kì, Ernest Hemingway, viết ở Cuba năm 1951 và xuất bản năm 1952. Ông già và biển cả thuộc thể loại truyện ngắn viễn tưởng, là tiểu thuyết cuối cùng thuộc thể loại này được viết bởi Hemingway. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng và là một trong những đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của ông. Tác phẩm đoạt giải Pulitzer cho tác phảm hư cấu năm 1953, góp phần quan trọng để ông nhận giải Nobel văn học năm 1954.

Ernest Hermingway (1899-1961) sống xuyên qua cả hai cuộc chiến tranh khủng khiếp và tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại, đó là cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1937-1945). Đây cũng là những dấu mốc quan trọng nhất và tác động sâu sắc nhất đến nhà văn.

“Những cuộc phiêu lưu lớn của Hemingway bắt đầu với cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cũng từ đó Hemingway sáng tác những tác phẩm lớn của mình. Khi ngọn lửa Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng lên, Hemingway không chờ nước Mỹ tham chiến. Ông đã gia nhập đội quân tình nguyện, làm người lái xe cho Hội Chữ thập đỏ, và đến nước Ý. Rồi ông lại xung vào đội lục quân Ý Arditi nổi tiếng. Chiến tranh kết thúc, ông mang trong mình 247 mảnh đạn, hai lần được khen thưởng và được một phụ cấp hằng tháng là năm mươi đô la.

Nhưng cái quý nhất là cuộc chiến đấu đó đã đem lại cho ông và cho nhân loại một trong những tác phẩm hay nhất của ông phản đối chiến tranh...

...Sau hiến tranh thế giới thứ hai, Hemingway không về nước Mỹ mà trở về sống ở Cuba trong trại Finca Vigía trên bờ biển, cách La Habana vài cây số. Ở đây quanh năm ông sống ngoài trời, giữa thiên nhiên, câu cá trên biển cả... Hemingway đã viết một tác phẩm nổi tiếng , “Ông già và biển cả” (The Old Man and the Sea). Đây là câu chuyện một ông lão đánh cá biển khơi đã thức suốt đêm để câu một con cá lớn. Nhưng ông lão trở về chỉ đem theo được một bộ xương cá lớn đã bị cá mập róc hết thịt. Hemingway đã tìm đề tài trong những cảnh sống thực ông đã trải qua. Cuốn tiểu thuyết mang một tình cảm mới, đậm đà, sâu sắc với con người. “Ông già và biển cả” ca ngợi sự chiến thắng của con người đối với con vật và thiên nhiên. Ông nghĩ rằng:”Con người có thể bị hủy diệt chứ không chịu bị khuất phục”. - Phạm Thành Vinh (Xuân 1963).

Hemingway có một phong cách sáng tác rất đặc biệt, tách biệt ra khỏi các nhà văn khác, ông là người tạo ra “nguyên lý tảng băng trôi” (Iceberg Theory), được mô tả bằng sự kiệm lời vả hàm súc. Nói theo nghĩ hình ảnh, nguyên lý của Hemingway giống như một tảng băng trôi, bảy phần tám chìm dưới nước và chỉ có một phần tám nổi lên bề mặt để cho mọi người có thể nhìn thấy. Mỗi người đọc nhìn nhận tác phẩm theo các cấp độ, chiều sâu khác nhau sẽ khám phá được những phần chìm của “tảng băng trôi” khác nhau: đó chính là mạch ngầm của văn bản. Hemingway đã từng nhấn mạnh: “Bảy phần chìm dưới nước cho một phần nhìn thấy. Phần chìm là nền tảng đem lại sức mạnh và sự hùng vĩ cho phần đỉnh mà người ta thấy. Bạn càng biết nhiều bao nhiêu, phần chìm càng lớn bấy nhiêu, tảng băng của bạn càng hùng vĩ bấy nhiêu”.

“Ông già và biển cả” là một nhan đề tuy ngắn gọn nhưng súc tích, bao quát hết nội dung của tác phẩm: chuyến đi biển dài ba ngày ba đêm của ông lão Santiago. Với mong ước mong manh rằng: lần đi biển này, ông lão sẽ bắt được một con cá to. Và với niềm tin và sự kiên nhẫn suốt tám mươi tư ngày rong ruổi trên biển mà không có kết quả, mong ước của ông lão đã gặp được vận may và dần trở thành hiện thực: một con cá kiếm đã cắn câu. Ông già và biển cả là một nhan đề có sức gợi tả sâu xa, dường như bật lên khát vọng chinh phục ước mơ trong cuộc đời rộng lớn. Trước bể khổ cuộc đời, con người ta đơn độc, già yếu, bệnh tật nhưng phải gắng gượng trước gió bão và nguy hiểm chực chờ để khẳng định vị thế của bản thân trước xã hội. Không những vậy, nhan đề tác phẩm còn là sự chống đối quyết liệt, một bên là ông già hiền lành, nhỏ bé, cô độc; một bên là biển cả dữ dội, bao la và luôn tìm tàng nguy hiểm chực cuốn lấy người đi biển. Con người quá nhỏ bé trong khi biển cả lại quá rộng lớn. Nhưng, Hemingway lại thẳng tay so sánh “ông già” và “biển cả”, ý muốn nói con người ngang hàng với tự nhiên. Khẳng định niềm tin bất diệt của nhà văn đối với sức mạnh và ý chí của con người luôn trong tâm thế sẵng sàng đối mặt với cuộc đời đầy những khó khăn, nhiều biến động.

Tác phẩm xoay quanh nhân vật Santiago, một ông lão đánh cá bảy mươi bốn tuổi, suốt tám mươi tư ngày liền không bắt được một mống cá nào, mọi người cho rằng ông đã không còn nắm giữ được vận may, ngay cả người bạn, người thân duy nhất là cậu bé Manolin cũng bị cha mẹ cấm không cho đi câu cùng ông nữa. Vào ngày thứ tám mươi lăm, ông lão quyết định ra khơi, Lần này ông quyết định đi thật xa đất liền để đi tìm con cá to của mình. Đến trưa, một con cá kiếm lớn cắn câu, kéo thuyền đi về hướng Tây Bắc. Đến hôm sau con cá nhảy lên, lần đầu tiên ông lão chạm trán con cá và cũng là lần đầu tiên ông thấy một con cá kiếm lớn nhất mà ông từng nhìn thấy, lớn hơn tất cả mọi con cá từng được đưa vào cảng La Havana. Sang đến ngày thứ ba, con cá không ăn không ngủ cùng với hơn mười hai lần nhảy lên khỏi mặt nước, không khí vào những chiếc túi dọc lưng đã làm nó kiệt sức, con cá bơi về hướng Đông, theo chiều dòng nước, và bắt đầu lượn vòng. Dù không còn nhiều sức lực nhưng ông lão vẫn cố gắng thu ngắn dây câu và dốc toàn lực phóng mũi lao đâm vào lồng ngực xuyên qua tim giết chết con cá. Nhưng bầy cá mập đã đánh hơi được mùi máu và tìm đến con cá kiếm. Từ khoảng khắc con cá mập đầu tiên suất hiện, ông lão đã chống chọi trong tuyệt vọng với sức tàn của mình để bảo vệ từng miếng thịt cá, nhưng ông lão biết con cá kiếm không còn gì ngoài bộ xương dù cho ông có phóng lao, vung chày…và thậm chí giết được rất nhiều con cá mập. Đến khuya, ông lão đã trở về Terrace, một cách mệt mỏi và kiệt sức ông ngã vật xuống giường và rồi lại mơ về những con sư tử…

Tôi đã từng đọc qua một đoạn nhận xét về nhân vật của Ernest Hemingway: “Nhân vật của Hemingway không bao giờ chịu buông xuôi, không bao giờ chịu khất phục. Dù đã rơi vào cảnh ngộ sức tàn lực kiệt đến đâu chăng nữa, nhưng hễ còn sống, họ phải dốc toàn lực ra mà chiến đấu để có thể tồn tại đúng nghĩa một con người. Họ sống để khẳng định một điều, ngay cả lúc cùng cực nhất của số phận, con người vẫn luôn biết ngẩng cao đầu, kiên trì chịu đựng, chiến đấu để vượt qua. Và đây là ý nghĩa sống tích cực nhất cho mọi lẽ sống: Con người có thể bị hủy diệt chứ không chịu khuất phục”. Ý nghĩa sống này được đúc kết từ nhân vật Santiago, một người lao động lành nghề, có thiên lương cao đẹp, và khát vọng lớn lao chinh phục ước mơ. Khi cậu bé Manolin hỏi: ”Ông sẽ đến đâu?”, Ông lão đã trả lời cậu bé rằng: ”Đi thật xa, khi gió trở thì mới quay về…”. Hemingway luôn đặt nhân vật của mình đơn độc trước thử thách từ đó để họ phô bày vẻ đẹp của bản thân, vượt qua giới hạn của mình. Cũng từ đó mà sức mạnh của ý chí, nghị lực được tìm thấy nơi ông lão Santiago như tìm thấy vật báu tìm tàng.

Rõ rành rành đây là một cuộc chiến hoàn toàn bất lợi cho ông lão, ông “gầy gò, giơ cả xương, gáy hằn sâu nhiều nếp nhăn. Những vệt nám vô hại trên làn da má của lão do bị ung thư bởi ánh mặt trời phản hồi trên mặt biển nhiệt đới. Những vệt ấy kéo dài xuống cả hai bên má, tay lão hằn những vết sẹo sâu bởi kéo những con cá lớn…”. Không chỉ tuổi già mà còn những thương thế trong cuộc chiến với con cá; bị chuột rút một tay, đau lưng do sợi dây câu xiết vào khi con cá kiếm kéo đi... “Mọi thứ trên cơ thể lão đều toát lên vẻ già nua, trừ đôi mắt; chúng có cùng màu với nước biển, vui vẻ và không hề thất bại”. Đôi mắt phản ánh chân thực tâm hồn của ông lão, một tâm hồn trái ngược hoàn toàn với cái cơ thể già nua kia, nó điềm tĩnh, vui vẻ và hãy còn rất trẻ vì một người có tâm hồn già cỗi sẽ không bao giờ còn có thể theo đổi ước mơ của mình nữa. Còn hơn thế nữa khi một con người nhỏ bé ấy lại cả gan thách thức thế lực tự nhiên: “Mày cảm thấy thế nào hở cá? – lão hỏi lớn. – Còn tao thì thấy khỏe, bàn tay trái cũng đã khá hơn. Tao có đủ thức ăn cho một đêm, một ngày nữa. Có giỏi thì cứ kéo thuyền đi, cá”. Tất cả được bộc lộ qua trận chiến với con cá, “Mình khuất phục được nó, lão nghĩ. Có lẽ lần này mình sẽ cho nó đi đứt. Kéo đi, tay ơi, lão thầm giục. Hãy đứng vững, đôi chân kia. Tỉnh táo vì tao, đầu à. Hãy tỉnh táo vì tao. Bọn mày chưa bao giờ bại trận. Lần này ta sẽ khử nó”. Khi sức khỏe đang dần kiệt quệ, Santiago đã chiến đấu bằng tất cả còn lại: kinh nghiệm già dặn và ý chí vững vàng. Tuy đôi khi kinh nghiệm của ông thể hiện qua cảm nhận nhưng nó lại luôn luôn chính xác đến mức hoàn hảo. Santiago biết khi nào con cá đã thấm mệt, khi nào nó xoay vòng, và dù không thấy được qua dòng nước nhưng ông biết “lưỡi kiếm của con cá đang quật vào đoạn dây thép đáy”… Santiago đã xử lý tình thế không một chút sai sót trước mọi động thái của con cá. Từ những kinh nghiệm được đút kết đã làm cho tay nghề của ông lão trở nên siêu việt.

Mục đích của ông lão không phải để bắt được con cá nhiều cân, chắc thịt mà vì một điều cao cả hơn: thực hiện được ước mơ chinh phục của mình. Không chỉ vậy, ông còn xem con cá là một người anh em, ca ngợi sự hùng dũng của con cá.

Hình ảnh con cá được khắc họa như một bản thể khác của ông lão Santiago vậy. Qua mối quan hệ của Santiago và con cá kiếm, nhân vật của Hemingway chỉ tìm được sự đồng cảm, tri âm khi quay trở về với thiên nhiên. Sức mạnh để chiến thắng con cá của Santiago không phải là một dạng sức mạnh tràn trề sung mãng, mà sức mạnh của ông lão bắt nguồn từ tất cả những gì còn lại, còn tỉnh táo, bắt nguồn từ những đau đớn khắp cơ thể: “Cố nén cơn đau, dồn hết tàn lực, dốc hết lòng kiêu hãnh còn lại, lão mang ra đương đầu với nỗi đớn đau vô bờ của con cá…”. Đó chính là giá trị đích thực của con người trên cuộc hành trình khẳng định bản thân: vượt qua nỗi đau của chính mình và sẵng sàng trả giá cho nỗi đau ấy để có được thành quả. Ông lão Santiago còn là một con người nhân hậu, ông rất yêu đại dương: “Lão yêu giống rùa xanh, lưng khòm, duyên dáng, nhanh nhẹn và giá trị lớn của chúng; lão có tình cảm suồng sã theo kiểu bạn bè vói cái giống to đầu, nặng nề, đần đần, da vàng phía trong mai, giao cấu theo kiểu kì quặc và hồ hởi chén thị sứa với đôi mắt nhắm tịt ấy.”, “Thỉnh thoảng những người yêu biển cũng buông lời nguyền rủa biển như thể biển là phụ nữ”,… Tình yêu dành cho biển của ông lão Santiago gần gũi và thân thuộc, gắn liền với quá khứ và cảm nhận chân thực về từng sinh vật trên biển cả.

Về phần con cá, nó toát lên vẻ đẹp dũng mãnh, hiên ngang như một vị tướng; nó toàn diện, hoàn mỹ trên mọi phương diện từ ngoại hình đến phẩm cách. Mang tướng mạo oai hùng, bệ vệ; con cá trở thành ước mơ vĩ đại, “Cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẫm. Nó lại lặn xuống và khi con cá hãy còn mấp mé mặt nước, ông lão có thể nhìn thấy thân hình đồ sộ và những sọc tím sẫm trên mình nó. Cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to lớn bên sườn đang xòe rộng”. Qua lời nhận xét của ông lão về con cá, vẻ đẹp nhân phẩm hiện trong một con cá kiếm mà ngay cả với con người ít ai có được, “Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ”. Qua con cá kiếm đẹp đẽ, oai vệ đó, tôi lại có câu hỏi về con người, hiện nay giống loài chúng ta chi phối toàn cần, nhưng liệu chúng ta xứng đáng với thiên nhiên? Loài người đã không còn tiến hóa từ rất lâu, trong khi đó sinh vật vẫn cứ tiếp tục sinh sôi nảy nởi, thậm chí nhiều loài còn tiến hóa dù cho con người là nguyên nhân cho các loài khác tuyệt chủng, vậy con người có lạc hậu so với tự nhiên? Và dựa trên những phẩm chất và đức tính của con cá kiếm, con người có đang dần dần từng bước tự tha hóa bản thân mình, có còn là giống loài cao quý nữa không? Xã hội càng phát triển, tuy không thể phủ định lại những sự tiến bộ của con người, nhưng sự tiến bộ này hầu như chỉ thể hiện ở một khía cạnh vật chất. Còn đạo đức, nhân phẩm của con người lại dần bị xem nhẹ đi mà thay vào đó là lợi ích cá nhân được đặt lên trên hết. Con người không còn nghĩ cho nhau, sống vì nhau như trước đây nữa, không còn “tối lửa tắt đèn” mà trở thành “đèn nhà ai nấy rạng”. Với một sự thật rằng khi mà “trí óc” của con người ngày càng lớn mạnh, “trái tim” chúng ta sẽ càng trở nên nhỏ bé hơn. Loài người là một sinh vật sở hữu một trí tuệ siêu việt và một trái tim cao thượng nhưng đáng tiếc thay không nhiều người có khả năng sở hữu được cùng một lúc cả hai thứ “kho báu” đó. Ông lão Santiago xem con cá kiếm như một người anh em, xem biển là nhà vì ông, nói thẳng ra không còn một ai là tri âm tri kỉ cùng giống loài nữa. Cho dù khao khát muốn có được một người tri âm với mình để cùng nhau vượt qua khó khăn. Tuy luôn nghĩ về cậu bé Manolin suốt cuộc hành trình dài lênh đênh trên biển và luôn muốn cậu bé ở bên để giúp đỡ mình, nhưng cuối cùng chỉ có duy nhất bản thân ông lão là tự thân vượt qua khó khăn, đương đầu với thế lực tự nhiên. Cuộc sống loài người với các giá trị bị đảo lộn, với phần nhân phẩm của Santiago chỉ có thể tìm được tri âm nơi biển khơi vô tận. Chỉ khi được trở về với thiên nhiên, ông lão mới tìm được một góc lắng đọng, phần dịu dàng đồng cảm trong tâm hồn của cơ thể già nua kia.

Ông lão không dựa vào bất cứ ai hay bất kì điều gì mà duy chỉ có tự thân ông vượt qua mọi trắc trở, nghịch cảnh. Cũng giống như tất cả nhân vật của Hemingway, không dựa vào Chúa, họ dựa vào chính bản thân mình. Họ không phải là những con chiêng ngoan đạo, cũng không tin vào các thế lực tâm linh siêu thực, họ là chính họ, họ chỉ tin vào sức mạnh, ý chí của bản thân mình mà chinh phục vinh quang. Với ông lão Santiago, đức tin giống như là một món ăn, có thể ăn và cũng có thể không. Cho dù đến khi cùng kiệt nhất, đến khi thể xác cần có “món ăn tinh thần” đó để tìm cho mình một chỗ dựa thì ông lão vẫn không lựa chọn dựa vào nó để mà tiếp tục chiến đấu. Con người muốn thành công phải tự tay làm mọi việc của mình. Cho nên việc ông lão Santiago hứa đọc kinh cũng chỉ là một “phản xạ văn hóa” nhất thời. Với lối suy nghĩ tin tưởng vào bản thân của mình, ông lão chỉ xem đức tin là một điều giúp mình giảm tỏa bớt phần nào sự căng thẳng trong khi mải chiến đấu với ước mơ của mình: “Ta không thể lả người chết vì một con cá như thế này được, - lão nói - Bây giờ là lúc ta đưa nó lên một cách thật hoàn hảo, Chúa giúp ta chịu đựng. Ta sẽ đọc một trăm lần bài kinh Lạy Cha và một trăm lần bài kinh Mừng Đức Mẹ. Nhưng lúc này thì ta chưa thể. Cứ xem như mình đã hứa. Mình sẽ đọc sau vậy”. Qua lời nói nhìn thấy được khía cạnh hài hước của một ông lão khắc khổ, một phần tảng băng trôi dần lộ lên trên mặt biển. Như một điều hiển nhiên khi con người đến ngưỡng chịu đựng của thể xác và tinh thần, họ sẽ tìm đến những thế lực không thể lý giải được. Con người cũng cần có một niềm tin để gắn kết với thế giới tâm linh nhưng không phải lạm dụng nó như một phương thuốc chữa bách bệnh và vượt qua mọi khổ đau. Để thực hiện được ước mơ của mình con người phải tự dựa trên chính mình, chính khả năng của mình vì chỉ có chúng ta mới quyết định cuộc đời của bản thân và chỉ có sự quyết tâm đến cùng mới quyết định thành bại. Cựu Tổng thống Hoa Kì Thomas Jefferson từng nói: “Không gì có thể ngăn cản một người với sự quyết tâm cao độ đạt được giấc mơ của họ; không gì trên thế giới này có thể giúp được một người không có sự quyết tâm”. Con người phải biết đứng lên chiến đấu vì bản thân, chiến đấu cho ước mơ của mình. Santiago tự đặt ra mục đích và tự chọn cho mình cách sống. Khi mà ước mơ đã cận kề với ông lão hơn bao giờ hết, con cá kiếm sắp bị chinh phục, không còn thế lực nào có thể ngăn cản ông lão ngoại trừ chính bản thân lão. Vì trong cuộc chiến này, ông lão phải chinh phục đồng thời cả hai đối tượng là con cá và bản thân ông. Và phần thưởng cao nhất là chiến thắng chính mình, con cá kiếm chỉ là món phần thưởng đi kèm, vì phần thưởng lớn nhất luôn xuất phát từ tâm hồn.

Chiến thắng của ông lão không tạo nên từ cái tôi mà từ mọi nỗi lực vượt qua đau đớn thể xác và tin thần. Không chỉ vậy, nó còn là một tấm gương phản chiếu một thời huy hoàng khi ông còn trẻ, tất cả mọi sự tốt xấu trong suốt cuộc đời người ngư dân già hiện về để chứng kiến ước mơ được chinh phục. “Cố nén cơn đau, dồn hết tàn lực, dốc hết lòng kiêu hãnh còn lại, lão mang ra đương đầu với nỗi đớn đau vô bờ của con cá”. Cơn đau, tàn lực của hiện tại được đặt ngang hàng với lòng kiêu hãnh của quá khứ. Sức mạnh mà Santago có được để chiến đấu với con cá không phải là thứ sức mạnh tràn trề nhựa sống của tuổi trẻ mà là chút tàn lực còn lại cùng với tuổi già và đôi tay bị thương, đôi mắt bị mờ, đầu óc bị choáng... Nhưng đến cuối cùng ông lão vẫn là người chiến thắng. Đó là giá trị cao quý tiềm ẩn trên hành trình khẳng định sự sống mà con người có được. Càng đến gần đoạn cuối cuộc hành trình, sự kiên trì của con người lại trở thành vật cản cho những bước tiến cuối cùng. Một khi con người ở trạng thái kiệt sức nhất, nản lòng nhất cũng chính là khi họ tiến gần đích đến nhất. Hầu như mọi người đều muốn bỏ cuộc khi sắp thành công. Vì không có quyết tâm mà đến cuối cùng con người chỉ còn lại bản thân với sự thất bại ê chề trên con đường ước mơ chẳng bao giờ có thể hoàn thành. Nói cách khác, ước mơ như một đường chạy, chỉ những vận động viên thực sự hiểu được ý nghĩa của việc chạy là về đích mới có thể hoàn thành được nó. Còn với những người dễ dãi với bản thân, dễ dàng chấp nhận thất bại sẽ không bao giờ có thể tiến về phía trước mà ngày càng tụt lại với mọi người để rồi trở thành hạt muối hòa trong đại dương rộng lớn. Con người sống là để chinh phục những ước mơ chứ không phải để chết trong quên lãng.

Để hoàn thành ước mơ, phải luôn hành động. Santiago; một người nhìn thấy bình minh trong bóng tối, người có thể nghe được sự sợ hãi của đàn cá chuồn tung mình khỏi mặt nước; là người chủ động điều khiển con cá kiếm, luôn luôn hành động, vì hành động là con người ông. Đối với Santiago sự vận động là dấu hiệu của sự sống, không hành động cùng nghĩa với chết. Ông lão không muốn chết, ít nhất là khi chưa chinh phục được ước mơ của mình. Bởi thế mà Santiago luôn ở trong thế chủ động, từ suy nghĩ đến từng cử chỉ; ngay cả khi cánh tay trái của ông không cử động được do chuột rút, nó vẫn phải giữ sợi dây câu lúc ông lão ngủ.

Nhưng dù con người có muốn quyết định cuộc sống bản thân thì nó cũng vẫn nằm trong một vòng lặp, chịu sự chi phối của nó, vòng lặp của số phận. Cuộc hành trình lênh đênh trên biển của ông lão Santiago là một ẩn dụ cho vòng tuần hoàn của số phận, con người là một quân cờ trong trò chơi may rủi của số phận. Sự may rủi chỉ cách nhau gan tấc mà không ai có thể sở hữu hay hiểu biết về nguyên lý của nó. Tuy vậy, với Hemingway lại khác, ông khắc họa hình tượng nhân vật của mình đầy nghị lực sống, ý chí mạnh mẽ và tài năng để đương đầu với vòng lặp ấy. Hành trình sống của họ là những điều may rủi phải vượt qua để đến ước mơ. Tuy rằng mọi phấn đấu rồi cũng không còn ý nghĩa nữa, khi chúng ta chết đi. Nhưng nhân vật của Hemingway chưa bao giờ và không bao giờ chịu khuất phục. Họ vẫn luôn kiên trì “chịu đựng như một con người” dù hoàn cảnh có khốn khổ thế nào đi chăng nữa. Ý nghĩa sống đầy triết lý nhân sinh quan, “Con người có thể bị hủy diệt chứ không chịu khuất phục”. Như trước khi ước mơ bị đoạt mất, Santiago vẫn chiến đấu đến cùng để bảo vệ con cá kiếm cho dù ông biết rằng không thể nhưng ông vẫn cứ làm, tất cả những gì có thể vượt qua khả năng mà một ông già kiệt quệ sức lực có thể làm được. Nhân vật của Hemingway luôn phải đối chọi với những thế lực siêu nhiên, hư vô, vượt khỏi tầm với của con người. Nhưng, mục tiêu của họ là chứng minh bản thân, thông qua việc chiến đấu với những thế lực siêu thực đó. Dẫu biết rằng không ai có thể chiến thắng thứ mà ngay cả bản thân mình còn không biết, không phải vì cái tôi ngông nghênh cao hơn số mệnh, cao hơn tự nhiên; họ vẫn tiếp tục chiến đấu đến cùng với lý do đơn thuần rằng họ không chịu buông xuôi.

Ngoài những tảng băng trôi ngôn từ, những tảng băng còn hiện lên qua những hình ảnh đặc sắc.​

Trong ”Ông già và biển cả”, ngoài những khung cảnh đại dương, thủy sinh; ta còn bắt gặp hình ảnh của đàn sư tử trên bờ biển trong giấc mơ của ông lão Santiago. Sẽ chẳng có gì khác biệt với những hình ảnh khác nếu như giấc mơ của ông lão không xuất hiện đến ba lần trong tác phẩm và thay vì mơ về các loài sinh vật sống dưới nước mà ông lão yêu quý như rùa biển, cá chuồn hoặc mơ về Manolin, người bạn con người duy nhất của ông, mà là giấc mơ “…về các vùng đất, về những con sư tử trên bờ biển. Chúng nô đùa như những chú mèo con trong hoàng hôn; lão yêu chúng như yêu thằng bé”. Vì cuộc đời con người khi về già, khi mà đã trải qua bao nhiêu vui thú của tuổi trẻ rồi để ngậm ngùi trong nỗi cô đơn lúc xế chiều, con người thường sẽ hoài niệm về những năm tháng tươi đẹp đó; ông lão cũng vậy, ông mơ về thời trai trẻ huy hoàng của mình, ông đi đến mọi nơi, học hỏi nhiều điều và ông yêu những kỉ niệm quá khứ vui vẻ đó cũng như yêu thương cậu bé Manolin, niềm vui trong hiện tại của ông. Con người trong bất kì khoảng khắc nào nếu luôn luyến tiếc những cảm xúc dù nhẹ nhàng nhưng đôi khi cũng rất đỗi sâu sắc đều là những người có tâm hồn tinh tế và nhạy cảm trước sự thay đổi của không thời gian, đặc biệt là những người từng trải. Những con sư tử chỉ xuất hiện ở bờ biển vì Santiago yêu biển, như yêu người vợ đã khuất của mình, và vì ông gắn liền với biển, với tình yêu của ông lão dành cho biển cả.

ý nghĩa biểu tượng con sư tử.png

(Đàn sư tử là một biểu tượng đặc sắc chứa đựng nhiều ý nghĩa trong tác phẩm Ông già và biển cả)
Lần thứ hai, đàn sư tử xuất hiện khi Santiago ngủ trên thuyền sau một ngày nhọc nhằn với con cá kiếm và ông lão cần nghỉ ngơi. “Mình mong nó ngủ và mình có thể ngủ và mình có thể mơ về những con sư tử, lão nghĩ”. Hình ảnh đàn sư tử xuất hiện trong hoàn cảnh khó khăn giữa cuộc chiến của con người đối đầu với thiên nhiên. Sư tử là hình tượng chúa tể của muôn thú, nó biểu tượng cho sức mạnh – điều mà ông lão mong muốn nhất bấy giờ. Và nó cũng là ông lão, cho dù đối thủ có mạnh mẽ và to lớn đến đâu chăng nữa thì cũng sẽ khuất phục trước vị chúa tể. Điển hình là con cá kiếm, nó mạnh mẽ, oai vệ cùng với những đức tính cao đẹp cuối cùng cũng thua trận trước một ông lão nhỏ bé.

Sau thất bại, Santiago trở về “trong căn lều, ông lão lại ngủ. Lão vẫn nằm úp mặt ngủ, thằng bé ngồi bên cạnh nhìn lão. Ông lão đang mơ về những con sư tử”. Đến lần xuất hiện thứ ba, ý nghĩa thực sự của những con sư tử một cách rõ nét hiện ra, chính là ước mơ. Trước khi ông lão bắt đầu cuộc hành trình xuyên suốt ba ngày đêm, ông mơ về những con sư tử - ước mơ bắt được con cá lớn - rồi khi đang trên con đường thực hiện với ước mơ của mình, hình ảnh đàn sư tử lại hiện ra. Nhưng lần này ông lão không mơ mà là muốn mơ về đàn sư tử - ông muốn bắt con cá kiếm. Khát vọng thực hiện ước mơ của bản thân hiện lên rõ rệt như một khát vọng sinh lý. Ý nghĩa sâu sắc về quyết tâm dám ước mơ và dám thực hiện cho dù có vấp ngã vẫn luôn kiên trì theo đuổi ước mơ. Đó là lý do vì sao ông lão vẫn tiếp tục mơ về đàn sư tử, ông có một khát vọng to lớn để đứng lên sau thất bại.

Một khái niệm khác liên quan đến ước mơ, đó chính là bản chất thật của ước mơ. Đôi khi con người ta lý tưởng hóa ước mơ của mình rồi sau khi thực hiện được nó, ước mơ lại không “đẹp” như chúng ta vẫn hằng mộng tưởng. Trước khi giết con cá, nó là hình mẫu của tất cả mọi thứ, sinh động trong làn nước, một con cá hoàn thiện hoàn mỹ. Nhưng khi con cá kiếm chết, ước mơ trở nên trần trụi đến khó tin, nó không còn đẹp đẽ và hoàn hảo nữa, “Da cá chuyển từ màu gốc, tím sẫm ánh bạc, sang màu trắng bạc và những cái sọc cũng có cùng màu tím nhạt như đuôi nó. Những đường sọc ấy lớn hơn cả bàn tay người xòe rộng, còn mắt nó trông đờ đẫn như những tấm kính trong kính viễn vọng hay như mắt một vị Thánh trong đám nước”. Con cá trước khi chết linh hoạt biết bao, bây giờ chỉ còn lại một khối thịt cứng đờ. Cái hào nhoáng của ước mơ đôi khi lại che khuất đi bản chất thật của nó.

Trong khi các hình ảnh khác đều xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, có một hình ảnh chỉ xuất hiện ở cuối tác phẩm nhưng lại lột trần sự thật đáng buồn về con người và về thời đại, hình ảnh đàn cá mập. Con cá mập đầu tiên “không phải là tình cờ. Nó ngoi lên từ phía biển sâu khi đám mây máu đen sẫm được hình thành rồi lan nhanh xuống vùng nước sâu hơn ngàn thước. Nó bơi đến rất nhanh và hoàn toàn bất cẩn đến mức đã xé tung mặt nước xanh thẳm, nhao mình trong ánh nắng. Thoáng chốc, nó rơi thẳng xuống biển, bắt mùi bơi theo chiếc thuyền và con cá”. Con cá mập, hình ảnh ẩn dụ cho không ai khác chính là tầng lớp tư sản, nói cách khác là những kẻ có địa vị và quyền lực trong mọi thời đại. Chỉ cần nghe “mùi” của của phúc lợi dù chỉ thoảng qua là ngay lập tức bóc lột cho bằng được. Những người như Santiago, những người không địa vị hay tiền tài bao năm tháng ấp ủ một ước mơ, khổ cực nhọc nhằng để thực hiện cuối cùng lại tay trắng vào cái “bao tử” của những kẻ ngồi chiếu trên. Dù cho có những người như Santiago, họ chống trả quyết liệt để bảo vệ thành quả lao động của mình, nhưng cuối cùng chỉ là kháng cự trong tuyệt vọng. Ông lão Santiago đã chiến đấu với lũ cá dữ kia, giết rất nhiều con và chỉ hi vọng còn giữ lại được một ít thịt. Nhưng cuối cùng thứ còn lại là bộ xương cá. Cho dù có bị trừng trị kẻ này thì kẻ khác lại lên thay, nối tiếp nhau mà bóc lột một cách tàn nhẫn, không còn chừa lại một tí gì cả. Rồi những con người lương thiện đó chỉ biết đứng nhìn thành quả bao năm ra đi thoáng chốc trong tuyệt vọng và bất lực. Cho dù trong thời đại nào đi nữa, luôn có những thành phần cướp bóc giữa ban ngày. Lấy đi tất cả, từ vật chất đến niềm tin, trả lại cho những người hiền lành thấp cổ bé họng con số không.

Nhưng điều đáng sợ nhất là lớp bình phong cao quý che khuất tầm mắt mọi người của những kẻ này. “Chiều hôm ấy có đoàn du khách ở Terrace nhìn xuống khoảng nước ngổn ngang lon bia rỗng và xác cá nhồng, một người phụ nữ trông thấy bộ xương sống dài, trắng phau, cực lớn với chiếc đuôi đồ sộ dính đằng cuối dập dềnh, đung đưa theo làn sóng trong lúc gió Đông thổi trên vùng biển cồn sóng không ngớt phía ngoài cửa cảng.

- Cái gì kia? – bà ta hỏi anh bồi và đưa tay chỉ chiếc xương sống dài của con cá khổng lồ, bây giờ chỉ là đồ rác thải đang đợi thủy triều cuốn đi.
- Tiburon, - anh bồi đáp. – Cá mập ấy mà. – Anh ta hàm ý giải thích chuyện gì đã xảy ra.
- Tôi không ngờ cá mập lại đẹp như thế, dáng đuôi thật duyên dáng”.

Những kẻ luôn cố thể hiện mình là người đẹp đẽ nhất, cao thượng nhất thực chất lại là những kẻ xấu xí nhất, đớn hèn nhất. Khoác lên mình bộ áo của những bậc quý nhân nhưng vẫn không thể thay đổi được bản chất xấu xa, tham lam kia. Nhưng nhiều thiên niên kỉ trôi qua, bản chất này vẫn không bao giờ thay đổi, cái ác vẫn là cái ác, vẫn hiện hữu và ngự trị trên hết thảy. Chỉ thay đổi ở hình thức bộc lộ ra bên ngoài ngày càng tinh vi hơn và thâm độc hơn. Cái xấu không được bài trừ bởi vì cái xấu luôn ở vị thế cao nhất.

Tất cả những hình ảnh đàn cá mập đều góp phần lên án những bất công trong thời đại mà những con người như ông lão Santiago phải chịu đựng.

“Ông già và biển cả” là một tác phẩm kinh điển, mang nhiều ý nghĩa lẫn chiều sâu. Càng đọc, càng hiểu biết lại càng thấm thía hơn những triết lý và mở mang tầm hiểu biết để hòa vào một phần tri thức vô tận của vũ trụ. Tác phẩm xuất sắc từ nội dung đến nghệ thuật. Với văn phong giàu hình ảnh, ngắn ngọn hàm súc; Ernest Hemingway đã sáng tác ra một tuyệt tác mang đầy ý nghĩa cuộc sống, thế giới quan mới mẻ, xây dựng hình tượng con người với nhiều khía cạnh với nhiều điểm nhìn khác nhau. Từ đó thấy được con người là một giống loài đặc biệt với khả năng vô hạn. Con người xứng đáng với thiên nhiên.



Nguyễn Kha​
Xem thêm tác phẩm ấn tượng của Hemingway: Rặng đồi tựa đàn voi trắng
Thêm
Ý nghĩa các biểu tượng tự nhiên trong Ông già và biển cả
2K
0
0
Nhà văn Hê-minh-uê là một người sáng tác ra nguyên lý tảng băng trôi. Ông chính là nhà văn nổi tiếng và vĩ đại nhất của đất nước Mỹ xa xôi trong thế kỉ XX. Hê-minh-uê đã sáng tác nhiều tác phẩm tiểu thuyết có giá trị cuộc sống trong đó có tác phẩm "Ông lão và biển cả"
6474


Phân tích truyện ngắn "Ông già và biển cả" của Huê-minh-uê
Ông già và biển cả của Hê-minh-uê kể về một chuyến hải trình đi câu cá của một lão ngư đơn độc giữa biển khơi, suốt ba ngày hai đêm một mình chiến đấu với con cá kiếm nhất lớn trong đời đi câu của lão, và khi chiến thắng trở về đất liền, ông lão kéo về được chỉ một bộ xương cá. Thế nhưng, với tài nghệ văn chương bậc thầy, tác giả thiên truyện đã tạo nên giá trị và ý nghĩa của thiên truyện này vượt ra khỏi chuyện đánh bắt cá đơn thuần, mở ra những tầng bậc mới về giá trị cuộc sống và các chiều kích của nhân cách và tâm hồn con người, vinh danh con người.

Như vậy, câu chuyện được nhìn và miêu tả, tường thuật không phải từ góc độ của việc đánh bắt hải sản chỉ nhằm phục vụ nhu cầu thực phẩm của con người, mà là được nhìn từ góc độ của nhân văn. Các bình diện tiêu biểu của thi pháp truyện như cái nhìn nghệ thuật, ngôn từ nghệ thuật, đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn độc đáo và giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm. Trong đó, con người được nhìn trong nhiều mối quan hệ: Với thiên nhiên, với đối tượng lao động, mục đích lao động, và đặc biệt là trong quan hệ với chính mình.

Thế giới bề mặt của Ông già và biển cả của Hê-minh-uê là câu chuyện câu cá của ông lão San-ti-a-gô, được tác giả thiên truyện kể một cách hấp dẫn, thú vị. Đằng sau bề mặt đó là thế giới bên trong – phần chìm của tảng băng – hàm chứa nhiều ý nghĩa. Đó là hành trình của con người trong quá trình lao động biến ước mơ thành hiện thực; sự vất vả, cơ cực nhưng thú vị; sự cô đơn đối mặt với tất cả và phải tự mình giải quyết; sinh lực tinh thần và sự vượt lên chính mình; sự trân trọng, nâng niu và thương cảm, xa xót cho con người; là thân phận con người mong manh, đơn độc giữa thiên nhiên hãi hùng và giữa cuộc đời mưu sinh cơ cực.

Theo đó, tác giả thiên truyện triển khai cái nhìn nghệ thuật về con người ở nhiều điểm, trong đó có ba điểm nổi bật: Một là ông lão San-ti-a-gô với biển khơi. Hai là, ông lão San-ti-a-gô với chính mình. Ba là, ông lão San-ti-a-gô với con cá kiếm.

Ở điểm nhìn thứ nhất, tác giả đặt cái nền cho sự kiện và tạo điểm nhấn về những vấn đề phổ quát của con người: Thiên nhiên bao la, rợn ngợp, mênh mông và diệu kì, còn con người thì đơn độc và nhỏ bé trước thiên nhiên. Trên cái nền biển khơi bao la ấy, hình bóng con người, nhân vật San-ti-a-gô, chỉ là một cái chấm nhỏ nhoi. Ở điểm nhìn thứ hai, tác giả thiên truyện chủ yếu sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm để diễn trình các góc cạnh, phương diện của nhân vật, đặc biệt là hai con người trong một con người San-ti-a-gô trò chuyện, tâm tình, bộc bạch với nhau trong cảnh huống lao động vô cùng gian nan, khó khăn.

Nếu chỉ nhìn con người San-ti-a-gô như một ngư phủ đơn thuần thì chuyện không thành văn, nhưng nếu chỉ nhìn San-ti-a-gô như một nghệ sĩ, một nhà nhân văn thì chuyện thành không tưởng, không thuyết phục vì nó thiếu cơ sở hiện thực. Hai con người trong một con người San-ti-a-gô được miêu tả và thể hiện một cách hài hòa, thống nhất. Con người San-ti-a-gô sáng lên cả ở vẻ đẹp của dũng cảm, mưu lược, tài trí khi bắt con cá kiếm, và đặc biệt cả ở những vẻ đẹp của đời sống nội tâm, nhân cách. Những độc thoại nội tâm với chính mình để bằng sức mạnh tinh thần chiến thắng con người thể chất, vượt lên trong những thời điểm gay cấn, giành chiến thắng của nhân vật San-ti-a-gô cho thấy con người có sức mạnh tinh thần to lớn biết nhường nào. Nhiều đoạn văn độc thoại nội tâm rất giàu ý nghĩa, chẳng hạn như:

– Lời văn động viên mình với sự khẳng định sức mình phải hơn loài cá: “Ta không thể tự chơi xỏ mình và chết trước một con cá như thế này được”, lão nói.
– Lời văn đối thoại với chính mình, tinh thần gọi thể xác và giao nhiệm vụ: “Ta không để bị chuột rút”, lão nói, “chốc nữa nó sẽ ngoi lên và ta có thể cầm cự. Mày phải cầm cự”. Chớ có nói lằng nhằng…
– Tinh thần gọi tên từng bộ phận thân thể, động viên, khích lệ: Kéo đi, tay ơi”, lão thầm giục. “Hãy đứng vững, đôi chân kia. Tỉnh táo vì tao, đầu à. Hãy tỉnh táo vì tao. Bọn mày chưa bao giờ bại trận. Lần này ta sẽ lật được nó”…;
– Tinh thần tiếp tục động viên thể xác, đề cao giá trị con người: “Cứ thêm vài vòng nữa thì mình sẽ đuối sức. Không, mày khỏe”, lão tự nhủ, “mày luôn khỏe”… Giờ thì đầu óc mày đang lú lẫn lên hết cả rồi, lão nghĩ. Mày phải giữ đầu óc tỉnh táo. Hãy giữ đầu óc tỉnh táo và biết cách chịu đựng như một con người.

Trong điểm nhìn thứ ba, mối quan hệ giữa lão San-ti-a-gô và con cá kiếm chứa đựng nhiều ý nghĩa: Thứ nhất là phản ánh chân thực và sinh động sự gian lao, vất vả, khó nhọc trong lao động mưu sinh của con người qua cuộc đấu cam go của San-ti-a-gô và con cá kiếm; thứ hai, tiếp tục triển khai những phẩm chất tốt đẹp của San-ti-a-gô trong những lời thoại với con cá kiếm; thứ ba, hình tượng hóa quá trình chinh phục mục tiêu của con người từ khởi đầu, diễn biến, đạt mục tiêu và chuẩn bị cho mục tiêu mới. Trong kết cấu bề chìm, tác giả thiên truyện kết hợp nhuần nhuyễn giữa khả năng, kỹ thuật, kỹ năng, sự dẻo dai bền bỉ trong việc câu cá, giằng co với cá và cuối cùng là chiến thắng với những phẩm chất bên trong như hài hước, thông minh, dí dỏm, nhân ái, nghệ sĩ…, của lão ngư phủ không chỉ là ngư phủ San-ti-a-gô. Những lời văn lão ngư phủ này nói với cá chứa đựng nhiều giá trị, ý nghĩa góp phần làm nên phần chìm của tảng băng, tiêu biểu như:

– Lời thân mật: “Đừng nhảy, cá”, lão nói. “Đừng nhảy”.
– Lời cần sự cảm thông: “Cá ơi”, ông lão nói, “cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chết. Mày muốn tao cùng chết nữa à?”
– Lời trò chuyện thân mật với cá, tôn trọng và đề cao vẻ đẹp của cá, công bằng trong cuộc đấu: “Mày đang giết ta, cá à”, ông lão nghĩ. “Nhưng mày có quyền làm như thế. Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ. Hãy đến và giết ta đi. Ta không quan tâm
chuyện ai giết ai”…

Trong điểm nhìn về mối quan hệ giữa ông lão San-ti-a-gô và con cá kiếm, ở phần cuối của mối quan hệ, tác giả nhìn hình tượng này theo cách hai đối tượng thẩm mỹ ấy thân mật, hòa đồng, cùng hướng đích: Với cái miệng mím chặt, cái đuôi nhịp nhàng, chúng ta lái thuyền đi như thể hai anh em…; Ông lão và con cá lại đang cặp kè lướt đi nên lão nghĩ, cứ để cu cậu đưa ta vào bờ nếu việc đó làm hài lòng cu cậu…; Họ lái thuyền êm… Cách nhìn đó nâng cao vẻ đẹp của hình tượng với ý nghĩa: Sự tuân phục của đối tượng một khi tâm phục khẩu phục đối phương, sự hài lòng và an nhiên của chủ thể lao động khi công việc kết thúc mĩ mãn.

Thế giới bên trong, phần chìm của tảng băng trong Ông già và biển cả không chỉ nằm ở cấp độ vĩ mô, khái quát với nhiều giá trị và ý nghĩa về cuộc sống và con người – con người trong quan hệ với lao động, với thiên nhiên, và với chính mình mà còn được thể hiện một cách đa dạng và phong phú ở từng lời văn nghệ thuật của tác phẩm, luôn thống nhất trong quan niệm nghệ thuật và cái nhìn nghệ thuật của tác giả.

Ngôn từ nghệ thuật – một kênh dẫn vào phần chìm của tảng băng trôi mang những dấu ấn sáng tạo mới mẻ của tác giả. Trong đó, ngôn từ đối thoại trong hình thức độc thoại là một phương diện nổi bật.

Trong phần cuối của thiên truyện, dù chỉ có một mình ông lão San-ti-a-gô trên thuyền giữa biển khơi mênh mông, nhưng với thủ pháp tách đôi nhân vật thành con người thể xác và con người tinh thần, tâm hồn và tư tưởng, tác giả đã tạo ra những màn đối thoại hấp dẫn, mới lạ trên hai bình diện. Bình diện thứ nhất là ông lão đối thoại với chính mình. Bình diện thứ hai là ông lão đối thoại với con cá kiếm, trong đó chủ thể đối thoại là ông lão san-ti-a-gô, đối tượng đối thoại là con cá kiếm.

Ở bình diện thứ nhất, bên trong nhân vật san-ti-a-gô, con người tinh thần và tư tưởng đối thoại với con người thể xác. Nhìn chung, những cuộc đối thoại ngắn ngủi này diễn ra nhắm tới mục tiêu để con người thể xác không gục ngã, không khuất phục hoàn cảnh, cố gắng nhiều hơn, nhiều thêm nữa để đứng vững. Sức hấp dẫn của những màn đối thoại này là ở chỗ nó được thể hiện nhiều lần, mỗi lần là một sắc thái riêng; mặt khác, toàn bộ cơ thể cũng như các bộ phận của cơ thể cần được huy động vào cuộc chiến này đều được lão ngư nhắc tới để an ủi, động viên, khích lệ và cả để ra lệnh. Ở bình diện thứ hai, lão ngư nói chuyện với con cá kiếm, bộc lộ những vẻ đẹp bên trong mang tính nhân văn của con người trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên; tinh thần trân trọng, nhân ái, bao dung.

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/ong-gia-va-bien-ca-hemingway.1128/
Thêm
Phân tích truyện ngắn "Ông già và biển cả" của Huê-minh-uê (dưới góc độ thi pháp)
563
0
0
Hê-minh-uê là nhà văn Mỹ, được giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1954. Vốn là phóng viên từng tham gia hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, Hê-minh-uê để lại dấu ấn sâu sắc trên mảng đề tài: Những cuộc săn bắt thú, Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, … Trong đó nổi bật là tác phẩm "Ông già và biển cả" kể lại chuyên ông chài Xan-chi-a-gô trong một chuyến ra khơi may mắn đã đánh bắt được một con cá kiếm khổng lồ.

6443

Ông già và biển cả (Hê-minh-uê)

Bố cục
- Phần 1 (từ đầu ... "ông lão và con thuyền"): Cuộc chiến đấu của ông lão Xan-ti-a-gô
- Phần 2 (còn lại): Xan-ti-a-go mang thành phẩm trở về

Câu 1 (trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Hình ảnh con cá kiếm được miêu tả lặp đi lặp lại mang nhiều hàm ý
Mặc dù cho thấy đã ba ngày hai đêm theo đuổi con cá kiếm nhưng ông lão chưa nhìn thấy con cá

+ Ông cảm nhận con cá qua sợi dây, qua vòng lượn từ rộng tới hẹp, từ gần tới xa, cho thấy ông lão giàu kinh nghiệm
+ Hình ảnh của con cá chính là khát vọng, hoài bão của con người, con người luôn theo đuổi ước mơ cua mình một cách bền bỉ

Câu 2 (trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Bằng sự nhạy bén của ông già nhiều năm kinh nghiệm, ông đã huy động mọi khả năng vào cuộc chiến

+ Về thị giác: phán đoán con cá thông qua đường bơi nghiêng, sức căng của sợi dây
+ Về xúc giác: Cảm nhận được từng cử động của nó qua sợi dây
+ Ông lão đâm trúng con cá, nó vụt lên khỏi mặt nước, phô hết vẻ khổng lồ, sức lực

→ Các chi tiết được sắp xếp theo trình tự cuộc chinh phục cá kiếm, từ quan sát, cảm nhận khi con cá cố vùng vẫy để thoát rồi sau đó tới gần hơn.

Câu 3 (trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Đoạn trích: ông lão cảm nhận con cá với cảm xúc của kẻ đi săn, muốn giết đối thủ nhưng lại con đối thủ như người xứng tầm, người anh em, cảm phục nó

+ Lời thoại thân mật với cá: đừng nhảy, cá ơi, tao chưa từng thấy … anh em ạ → Coi cá như con người
+ Chiêm ngưỡng con cá kiếm, vẻ đẹp của nó
+ Thán phục hành động chấp nhận cuộc chiến của nó ( làm đứt dây câu, hoặc lật thuyền)

- Mối quan hệ ông lão và con cá: đa chiều, phức tạp

+ Người đi câu – con mồi được câu
+ Hai đối thủ cân sức, cần tài
+ Hai người bạn chí cốt
+ Cái đẹp, người thưởng thức cái đẹp
+ Cách đối xử con người với môi trường

Câu 4 (trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Con cá trước khi chếtCon cá sau khi chết
- Khổng lồ, đẹp: đuôi lớn hơi hai lưỡi hái lớn, màu tím hồng, thân hình đồ sộ
- Phẩm chất: khôn ngoan, kiên cường, chịu đựng…
→ Mang tầm vóc, vẻ đẹp, sự oai hùng, kì vĩ, duyên dáng
- Vẫn mang nét kiêu hùng:
+ Cố vùng vẫy, nhô lên phô diễn cái đẹp, không chấp nhận cái chết
+ Con cá trắng bạc, thẳng đơ, bồng bềnh trôi theo sóng
→ Vẫn kiêu hùng, kì vĩ

Luyện tập
Bài 1 (trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Ngoài việc miêu tả bằng lời kể chuyện, còn có nguồn gốc trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm thì đó là ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật Xan-ti-a-gô

- Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:

+ Người đọc hình dung được sự việc đang diễn ra trực tiếp
+ Hình thức đối thoại chứng tỏ Xan-ti-a-go chiêm ngưỡng được con cá kiếm như một con người
+ Vẻ đẹp của con người khi chinh phục, hoàn thiện giấc mơ của mình

→ Hình tượng ông lão và con cá kiếm mang ý nghĩa biểu tượng, gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm
→ Hình tượng ông lão và con cá kiếm mang nghĩa biểu tượng, gợi lên triết lí tảng băng trôi của tác giả

Câu 2 (Trang 315 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Cách dịch ông già và biển cả tạo nên nhịp cân xứng của tiêu đề, không chỉ thế, tiêu đề này gợi lên cho người đọc sự đối lập của hai hình tượng:

+ Người già cả, sức yếu >< biển lớn, bao la, dữ dội
+ Con người có hạn >< tự nhiên vô hạn
+ Con người và tự nhiên song song cùng tồn tại

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/ong-gia-va-bien-ca-hemingway.1128/
Thêm
Ông già và biển cả (Hê-minh-uê)
  • Like
Reactions: Vanhoctre
547
1
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
  2. hưnga @ hưnga:
    cho em hỏi xu có những tác dụng gì ạ
Top