Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
ĐỀ THI
Số 01
Fourm Văn Học Trẻ
KÌ THI GIỮA HỌC KÌ 1 LỚP 8
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 90 phút

Phần 1. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

… “Hết năm ấy sang năm khác, vợ chồng đầu tắt mặt tối, không dám chơi không ngày nào. Thế mà vần cứ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Bao nhiêu công trình khó nhọc, bao nhiêu thuốc cam thuốc sài, nuôi từ hòn máu nuôi đi, mới được đứa con bảy tuổi. Bây giờ chỉ vì một suất tiền sưu, đã phải rứt ruột đem nó đi bán, lại đèo thêm hai gánh khoai và năm con chó nữa, cũng vẫn chưa đủ. Chồng vẫn bị đánh bị trói suốt ngày suốt đêm. Không biết trong lúc đau ốm, lại bị hành hạ như thế, anh ấy có thể sống được đến mai hay không? Và ngày mai chạy đâu cho ra hai đồng bảy bạc để chuộc chồng về? Nếu không lo đủ được số tiền ấy, số phận anh ấy sẽ ra sao? Vả lo được đủ tiền chuộc được chồng về đi nữa, cũng đã thiệt mất một đứa con rồi, sau này còn có ngày nào đem được nó về nhà nữa không? Từ chiều đến giờ nó ăn với ai, nó ngủ với ai?....

Thế rồi chị trở vào thềm, rũ rượi ngồi tựa cột hiên, nước mắt rơi xuống lã chã. Bóng trăng chênh chếch nhòm vào trong thềm. Bụi tre trước nhà, con cú sắp đi kiếm mồi, báo hiệu bằng những tiếng ghê sợ buồn rầu, có thể tưởng như ma quỷ, yêu quái. Mấy con cò ngủ giật mình thức giấc, phành phạch vỗ cánh, tự trong bóng tối bay ra. Các nhà láng giềng, gà gáy te te. Trống canh ngoài đình gắt gỏng điểm dịp ba tiếng.” …

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn, Chương XV, theo Sachhayonline.com).

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2: Tìm yếu tố miêu tả trong đoạn văn.
Câu 3: Tìm từ ngữ liên kết các đoạn văn và cho biết ý nghĩa của từ ngữ đó.
Câu 4: Cho biết ý nghĩa (tác dụng) của việc sử dụng 5 câu hỏi ở phần cuối đoạn văn thứ nhất.

Phần 2. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về số phận người nông dân trong xã hội cũ.

Câu 2 (5 điểm):

Chứng kiến cảnh Lão Hạc sang kể cho ông giáo nghe chuyện bán chó (trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao). Em hãy ghi lại câu chuyện lúc đó.

đề thi học kì 1 ngữ văn 8 năm 2021.jpg




ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC – HIỂU
3,0
1
- Phương thức: tự sự
0,5​
2
Yếu tố miêu tả: chị trở vào thềm, rũ rượi ngồi tựa cột hiên, nước mắt rơi xuống lã chã; Bóng trăng chênh chếch nhòm vào trong thềm; con cò ngủ giật mình thức giấc, phành phạch vỗ cánh, nhà láng giềng, gà gáy te te. Trống canh ngoài đình gắt gỏng điểm dịp ba tiếng.
(HS nêu được từ 2/3 cho 0,5đ; từ ½ cho 0,25đ; không cho điểm nếu HS tìm dưới ½ hoặc không nêu được, nêu sai.).
0,75​
3
- Từ ngữ liên kết: Thế rồi
- Ý nghĩa (quan hệ): liệt kê.
0,75​
4
Tác dụng: Diễn tả nỗi đau đớn, dằn vặt, lo lắng cho chồng, cho con của chị Dậu.
(GV căn cứ mức độ hợp lí của câu trả lời để cho điểm
1,0​
II
LÀM VĂN
7,0
1
Viết đoạn văn về vấn đề: nêu suy nghĩ của mình về số phận người nông dân trong xã hội cũ.
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc – xích, song hành.
0,25​
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Làm thế nào để có hạnh phúc?
0,25​
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
- Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề: nêu suy nghĩ của mình về số phận người nông dân trong xã hội cũ.
- Người nông dân trong xã hội cũ phải sống cuộc đời vô cùng cơ cực, quanh năm lam lũ vất vả vẫn nghèo đói, túng thiếu.
- Phải chịu sự áp bức bất công, hà khắc của bộ máy cầm quyền, chịu sưu cao thuế nặng;
- Người nông dân thấp cổ bé họng không những không được pháp luật, nhà nước bảo hộ mà còn bị đối xử bất công, tàn nhẫn, vô nhân đạo.
(Có thể dẫn chứng từ các tác phẩm đã học)
1,0​
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
0,25​
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0,25​
2
Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương.
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25​
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Chứng kiến cảnh Lão Hạc sang kể cho ông giáo nghe chuyện bán chó (trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao). Em hãy ghi lại câu chuyện lúc đó.
0.5​
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm rõ ràng
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:
- Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo để kể chuyện bán chó. Ở đó có ông giáo và người kể.
0,5​
- Kể: Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo:
Lão Hạc báo tin bán chó
Lão Hạc kể lại chuyện bán chó
Miêu tả: Nét mặt đau khổ của lão Hạc
Biểu cảm: Nỗi ân hận của lão Hạc về việc bán chó và thái độ của ông giáo.
Lão Hạc: Chua chát kết thúc việc bán chó.
- Miêu tả: Nét mặt của ông giáo khi nhận được tin => suy tư nghĩ ngợi và đau khổ với lão Hạc
- Biểu cảm:
Nêu những suy nghĩ của bản thân với câu chuyện.
Nêu những suy nghĩ về các nhân vật ở trong đó (về ông giáo và lão Hạc)
2,5​
Kết bài
Nhắc lại sự việc bán chó. Đặc biệt là khi sự việc kết thúc. Nhận định, đánh giá chung về sự việc đó. Trở lại hoàn cảnh thực tại của mình.
0,5​
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
0,25​
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
0,5​
Tổng kết
10


Đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 năm 2021 có đáp án - Văn học trẻ đã gửi tới các bạn học sinh và quý thầy cô đề thi và đáp án tham khảo để làm tư liệu cho các cuộc thi khảo sát chất lượng học kì 1 năm học 2021. Rất mong các bạn có được tài liệu hữu dụng, bổ ích để có một kì thi thuận lợi.
Thêm
Đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 năm 2021 có đáp án
  • Like
Reactions: Vanhoctre
2K
1
0
Hệ thống ngân hàng câu hỏi Ngữ Văn 8, giúp quý thầy cô và các bạn học sinh có thể hệ thống lại bài học, nắm vững các kiến thức một cách khoa học và chính xác nhất.

Các câu hỏi đưa ra bám sát trong khung chương trình Ngữ Văn 8. Bên cạnh các câu hỏi, người soạn đã đưa ra các gợi ý để giúp người đọc có thể hình dung và định hướng tốt hơn về câu trả lời.

Hy vọng đây sẽ là nguồn tài liệu giúp cho các bạn thêm yêu môn Văn, đặc biệt Văn 8.

5099




NGÂN HÀNG CÂU HỎI NGỮ VĂN 8

Câu 1 (Kiến thức tuần 1)

Chức năng chính của câu nghi vấn là gì?

Đáp án: Dùng để hỏi.

Câu 2 (Kiến thức tuần 1)

Tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ “Nhớ rừng “là gì?

Đáp án:
Niềm khát khao tự do mãnh liệt.

Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường, giả dối.
Lòng yêu nước kín đáo và sâu sắc.

Câu 3 (Kiến thức tuần 1)

Căn cứ vào nội dung bài thơ “Nhớ rừng” hãy giải thích vì sao tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú, việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ?

Đáp án:

Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ một cách kín đáo, sâu sắc nỗi chán ghét thực tại và khao khát tự do mãnh liệt.

Tạo cho bài thơ có nhiều lớp nghĩa, tạo tính khách quan của cảm xúc.

Giai đoạn 1930 - 1945 nước ta đang ở trong vòng nô lệ của thực dân Pháp, đây là bài thơ được đăng lên báo chắc chắn bị bọn thực dân kiểm duyệt vì vậy tác giả phải mượn hình tượng con hổ để nói lên tâm sự thầm kín của mình.

Câu 4 (Kiến thức tuần 2)

Trong bài thơ “Quê Hương”, Tế Hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào?

Đáp án: Mảnh hồn làng.

Câu 5 (Kiến thức tuần 2)
Cách đặt tên bài thơ “Khi con tu hú” của tác giả có gì đặc sắc?

Đáp án:

Nhan đề của bài thơ đó chưa phải là một câu, mới chỉ là một mệnh đề phụ. Tên bài thơ tự nó đặt ra câu hỏi: Khi con tu hú cất tiếng hót thì điều gì sẽ sảy ra? Nội dung bài thơ là câu trả lời cho câu hỏi đó.

Cách đặt tên bài thơ như vậy là một sự gợi ý cho người đọc về tâm trạng của người tù cách mạng khi nghe tiếng hót của tu hú từ ngoài vọng vào trong ngục.

Câu 6 (Kiến thức tuần 2)

Phân tích cái hay của câu thơ:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Đáp án:
Câu thơ hàn chứa ba vẻ đẹp:
Các động từ giương, rướn nói về sức vươn mạnh mẽ.

Cách so sánh độc đáo: cánh buồm - mảnh hồn làng khiến cho người đọc nhận thấy cả hình xác và linh hồn sự vật. Tất cả gần gũi nhưng thiêng liêng cao cả.

Màu sắc và tư thế của con thuyền làm tăng thêm vẻ đẹp lãng mạn và bay bổng của hình tượng.

Câu 7 (Kiến thức tuần 3)

Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến?

Đáp án:
Sử dụng từ cầu khiến.
Thường kết thúc câu bằng dấu chấm than.
Sử dụng ngữ điệu cầu khiến.

Câu 8 (Kiến thức tuần 3)
Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”?

Đáp án:

“Tức cảnh” là ngắm cảnh mà có cảm xúc, nảy ra tứ thơ, lời thơ. “Tức cảnh sinh tình” là ngắm cảnh mà có cảm xúc muốn làm thơ. Đây là một lối làm thơ truyền thống của cha ông ta xưa. Bác Hồ vốn là người có hiểu biết sâu rộng về thơ văn cổ nên Bác dùng lối xưa mà viết bài thơ này.

Câu 9 (Kiến thức tuần 3)

Nguyễn Trãi đã từng ca ngợi “Thú lâm tuyền” trong bài thơ “Côn Sơn ca”. Hãy cho biết thú lâm tuyền ở Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh có gì giống nhau?

Đáp án:
Giống:

Cả hai đều hòa hợp với thiên nhiên, yêu thiên nhiên sâu sắc, tìm thấy trong chốn lâm tuyền một cuộc sống thanh cao.

Khác:

Nguyễn Trãi tìm về thú lâm tuyền vì bất mãn thời cuộc nên từ bỏ công danh phú quý, lánh đục tìm trong để giữ mình trong sạch - là một ẩn sĩ.

Bác tìm đến chốn lâm tuyền để hoạt động cách mạng, tìm cách cứu dân tộc, cứu đất nước ra khỏi vòng nô lệ lầm than - một chiến sĩ.

Câu 10 (Kiến thức tuần 4)

Bài thơ “Ngắm trăng” thuộc thể thơ gì?

Đáp án: Thất ngôn tứ tuyệt
Thêm
Ngân hàng câu hỏi Ngữ Văn 8
  • Like
Reactions: Vanhoctre
580
1
4

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
Câu 41 (Kiến thức tuần 14)

Nêu những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản: “Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ”, “Nước Đại Việt ta”...
 
ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 - HỌC KÌ II



A. NỘI DUNG




I. Phần văn bản:




1.Nhớ rừng

2.Ông đồ

3.Quê hương

4.Khi con tu hú

5.Tức cảnh Pác Bó

6.Ngắm trăng.

7.Đi đường

8.Chiếu dời đô

9.Hịch tướng sĩ

10.Nước Đại Việt ta

11.Bàn luận về phép học.

12.Thuế máu.

13.Đi bộ ngao du.

14.Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục



* Yêu cầu:

- Nắm được thể loại, tên tác giả, nội dung, nghệ thuật cơ bản của các văn bản.



II. Phần Tiếng Việt:

1. Câu nghi vấn.

2. Câu cầu khiến.

3. Câu cảm thán.

4. Câu trần thuật.

5. Câu phủ định

6. Hành động nói.

7.Hội thoại.

8. Lựa chọn trật tự từ trong câu.



* Yêu cầu:

- Nắm được các khái niệm, đặt câu, viết được đoạn hội thoại, đoạn văn.



III. Phần Tập làm văn.

1. Văn bản thuyết minh.

2. Văn bản nghị luận.



* Yêu cầu:

- Nắm được đặc điểm của mỗi loại văn bản.

- Biết cách tìm hiểu đề, lập dàn ý cho các đề bài.

* Lưu ý: Về văn nghị luận có yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.



B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ



Phần I. Văn bản.

1.Lập bảng thống kê các văn bản, tác giả, thể loại, nội dung cơ bản theo mẫu dưới đây.


Tt
Tên vb
Tác giảThể loại

Nội dung
1.
Nhớ rừng

Thế Lữ

Thơ mới tám chữ
Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Bài thơ đã khơi gợi niềm yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
2.
Ông đồ

Vũ Đình Liên
Thơ mới ngũ ngônLà bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của " ông đồ" qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
3.Quê hươngTế HanhThơ mới tám chữVới những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
4.Khi con tu húTố HữuThơ lục bátLà bài thơ lục bát giản dị ,thiết tha, thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
5.Tức cảnh Pác Bó


Hồ Chí Minh



Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác hồ trong cuộc sống cách mạng đầy khó khăn gian khổ ở Pác Bó. Vời Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
6.Ngắm trăngLà bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm..
7.Đi đườngLà bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc; từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời : vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
8.Chiếu dời đôLí Công UẩnChiếu (Chữ hán)Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đát nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình.
9.
Hịch tướng sĩ

Trần Quốc Tuấn

Hịch (Chữ hán)
Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm,thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đây là một áng văn chính luận xuất sắc, có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ , sắc bén với lời văn thống thiết có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
10Nước Đại Việt ta
Nguyễn Trãi

Cáo
Với cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn, đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.

11

Bàn luận về phép học

Nguyễn Thiếp

Tấu

Với cách lập luận chặt chẽ , bài văn giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành.
12

Thuế máu

Nguyễn Ái Quốc​

Phóng sự​
Chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự thực ấy bằng những tư liệu phong phú, xác thực, bằng ngòi bút sắc sảo. Đoạn trích Thuế máu có nhiều nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, có giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai, chua chát.
13
Đi bộ ngao du

Ru-xô

Tiểu thuyết
Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, bài Đi bộ ngao du lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lại rất sinh động do các lí lẽ và thực tiễn cuộc sống tác giả từng trải qua luôn bổ sung cho nhau. Bài này còn thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.
14Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
Mô-li-e

Kịch
Là một lớp kịch trong vở "Trưởng giả học làm sang" của Mô-li-e được xây dựng hết sức sinh động, khắc họa tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi làm sang, gây nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.


Phần II. Tiếng Việt.

1. Kiểu câu.

KC
Khái niệm
1.Câu nghi vấn* Câu nghi vấn là câu:
- Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao...) hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn).
- Có chức năng chính là dùng để hỏi.
* Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
*Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc... và không yêu cầu người đối thoại trả lời
2.Câu cầu khiến* Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như : hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...
* Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
3.Câu cảm thán* Là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi...dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói hoặc người viết, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
- Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
4.Câu trần thuật* Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận đinh, miêu tả,..
- Ngoài những chức năng trên đây câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc...( vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).
* Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
* Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến trong giao tiếp.
5.Câu phủ định* Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, đâu.....
*Câu phủ định dùng để :
- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (Câu phủ định miêu tả)
- Phản bác một ý kiến, một nhận định.(Câu phủ định bác bỏ).


2. Hành động nói


* Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm những mục đích nhất định.

* Những kiểu hành động nói thường gặp là :

- Hành động hỏi ( Bạn làm gì vậy ? )

- Hành động trình bày( báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán..) ( Ngày mai trời sẽ mưa )

- Hành động điều khiển ( cầu khiến, đe dọa, thách thức,...) ( Bạn giúp tôi trực nhật nhé )

- Hành động hứa hẹn .( Tôi xin hứa sẽ không đi học muộn nữa )

- Hành động bộc lộ cảm xúc. ( Tôi sợ bị thi trượt học kì này )

* Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó ( cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác ( cách dùng gián tiếp)

3. Hội thoại.

*Vai hội thoại là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại . Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:

- Quan hệ trên- dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) .

- Quan hệ thân-sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình)

* Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời .

* Để giữ lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc tranh vào lời người khác.

* Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.

4. Lựa chọn trật tự từ trong câu.

* Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự , mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói,viết cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.

* Trật tự từ trong câu có tác dụng :

- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm.

- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.

- Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói.

Bài đăng Instagram ngoài trời hình ảnh thiên nhiên với hình khối (8).jpg
Thêm
Ôn tập Ngữ Văn 8 học kì 2
782
0
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
  2. hưnga @ hưnga:
    cho em hỏi xu có những tác dụng gì ạ
Top