Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Ở bài 2 chúng ta đã học một số nội dung liên quan đến chủ đề "Bài học cuộc sống". Để củng cố lại kiến thức đã học, mời các bạn cùng tham khảo bài soạn "Ôn tập bài 2" nhé!
Ôn tập bài 2.png

Ôn tập bài 2

Câu 1 (trang 53, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Dựa vào đâu có thể khẳng định rằng Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con là truyện ngụ ngôn?

Phương pháp giải:
Từ những hiểu biết của bản thân và những gì em đã được học, nêu ý kiến của bản thân.

Lời giải chi tiết:
Để khẳng định Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con là truyện ngụ ngôn em đã dựa vào những đặc điểm tiêu biểu nhất của truyện ngụ ngôn như: nhân vật, đề tài, sự kiện, cốt truyện, tình huống, không gian, thời gian và thông điệp truyền tải. Từ đó xác định được, những câu chuyện trên có đầy đủ các điều kiện cần và đủ để trở thành truyện ngụ ngôn

Câu 2 (trang 53, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Cái nhìn hạn hẹp của nhân vật con ếch và các ông thầy bói đã gây ra hậu quả thế nào? Bài học chung có thể rút ra từ hai truyện Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi là gì?

Phương pháp giải:
Đọc lại hai văn bản Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi

Lời giải chi tiết:
- Cách nhìn hạn hẹp của nhân vật con ếch và các ông thầy bói đã mang lại hậu quả không mấy tốt đẹp:
+ Con ếch thì bị trâu đi qua dẫm bẹp
+ Các ông thầy bói thì đánh nhau toác đầu chảy máu, thương tật đầy mình
- Bài học chung có thể rút ra từ hai truyện Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi là: Cần cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan mà nên khiêm tốn học hỏi

Câu 3 (trang 53, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Trong hai văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con, em thích văn bản nào hơn? Vì sao?

Phương pháp giải:
Sau khi học hai văn bản, dựa vào cảm nhận của bản thân chọn truyện em yêu thích và giải thích

Lời giải chi tiết:
Em thích truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu hơn vì câu chuyện này đã giúp em nhận ra được bài học sâu sắc về tình bạn khi hoạn nạn. Không chỉ vậy truyện còn đề cao trí thông minh của con người khi người bạn ở dưới đất đã vờ chết để tránh khỏi sự hung dữ của con gấu.

Câu 4 (trang 53, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
a. Khi viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử, em cần lưu ý đến những điều gì?
b. Tìm trong bài văn em mới viết một vài đoạn văn, câu văn mà theo em là nên dùng dấu chấm lửng, chỉnh sửa và đặt dấu chấm lửng sao cho phù hợp

Phương pháp giải:
Đọc lại phần Viết trang 45, SGK Ngữ văn 7 tập 1

Lời giải chi tiết:
a. Khi viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử, em cần lưu ý:
- Sự kiện được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử
- Sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) thuật lại sự việc theo một trình tự hợp lí
- Sử dụng chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc, nhân vật/ sự kiện
- Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hợp lí, tự nhiên
- Bố cục bài viết cần đảm bảo: mở bài, thân bài, kết bài

b. Câu văn theo em nên dùng dấu chấm lửng là:
- Câu văn: Ông là một vị vua hiền minh, đức độ và vô cùng thương yêu dân chúng. (Trích trong bài văn Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu từ tiết học trước)
- Sửa lại: Ông là một vị vua hiền minh, đức độ,... và vô cùng thương yêu dân chúng.
=> Tác dụng: Biểu đạt ý còn nhiều đức tính của vua Trần Nhân Tông chưa được liệt kê hết

Câu 5 (trang 53, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Cho biết:
a. Nên chuẩn bị và trình bày bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn thế nào cho hấp dẫn?
b. Có thể rèn luyện khả năng sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong khi nói và nghe bằng cách nào?

Phương pháp giải:
Đọc lại phần Nói và nghe trang 50, SGK Ngữ văn 7 tập 1

Lời giải chi tiết:
a. - Chuẩn bị:
+ Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói
+ Tìm ý, lập dàn ý cho bài nói
- Trình bày:
+ Tìm cách mở đầu và kết thúc sao cho hấp dẫn như: xem lại ảnh, một bức tranh, một câu tục ngữ,... liên quan đến truyện ngụ ngôn sắp kể
+ Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói
+ Nói to, rõ, hào hứng, tự nhiên
+ Phân bố thời gian nói hợp lí

b. Có thể rèn luyện khả năng sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm trong khi nghe bằng cách:
- Nhấn mạnh tính hài hước trong câu chuyện.
- Sử dụng hình thức chế, nhại.
- Sử dụng cách chơi chữ, nói quá, so sánh

Câu 6 (trang 53, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Nêu một số điểm cần lưu ý khi sử dụng dấu chấm lửng.

Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về dấu chấm lửng để trả lời

Lời giải chi tiết:
Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng dấu chấm lửng:
- Cần sử dụng dấu chấm lửng đúng nơi, đúng chỗ và đúng mục đích của từng câu.
- Không nên đặt dấu chấm lửng sai vị trí, tránh làm sai lệch ý câu văn .
Ví dụ: Đừng đánh cờ... đánh bạc con nhé!
Ở đây là giọng người bố đã yếu, nói ngập ngừng ngắt quãng chứ không phải là dấu ngắt câu, khuyên người con không nên đánh cờ mà nên đánh bạc.
- Sử dụng dấu chấm lửng đúng công dụng của nó

Câu 7 (trang 53, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Nêu bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ một hay một số truyện ngụ ngôn.

Phương pháp giải:
Đọc các văn bản truyện ngụ ngôn, rút ra các bài học ý nghĩa mà em có thể học được

Lời giải chi tiết:
Qua các tình huống, câu chuyện, nhân vật trong truyện ngụ ngôn, có thể học được những bài học kinh nghiệm, triết lý sâu sắc, cách nhìn nhận sự việc, con người một cách toàn diện và bao quát nhất, đúc kết được những cách phòng thân và thái độ khi ứng xử trong cuộc sống
Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ một số truyện ngụ ngôn đã đọc: Đời sống có nhiều tình huống có nguy cơ dẫn đến sai lầm trong nhận thức, hành động, ứng xử, cần tỉnh táo cảnh giác để tránh sai lầm

Trên đây là bài soạn "Ôn tập bài 2". Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_​
Thêm
Ôn tập bài 2
371
0
0
Trong khi thực hiện hoạt động đọc, viết, nói và nghe, chúng ta đều có thể học cách thưởng thức và sử dụng những cách nói thú vị. Điều này sẽ giúp cho những câu chuyện được kể hay những lời nói, câu văn của chúng ta trở nên đậm đà, có sức lôi cuốn hơn. Cũng nhờ đó, sự đồng cảm, sự chia sẻ vui vẻ, cởi mở giữa người viết và người đọc, người nói và người nghe sẽ trở nên dễ dàng hơn. Dưới đây là bài soạn "Sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị hài hước trong khi nói và nghe", mời các bạn cùng tham khảo.

sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị hài hước trong khi nói và nghe.png

Sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị hài hước trong khi nói và nghe

Một số cách giúp bạn sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị:

1. Nhấn mạnh tính hài hước trong câu chuyện
- Sử dụng cách nói hài hước trong khi kể chuyện

2. Sử dụng hình thức chế, nhại
- “Chế” là chế tác, phỏng lại bản gốc nhằm mục đích gây cười, “nhại” là bắt chước, mô phỏng với ý hài hước, châm biếm.

3. Sử dụng cách chơi chữ, nói quá, so sánh

Biện phápTình huống, cách thức sử dụngVí dụ
Chơi chữSử dụng từ đồng âm khác nghĩa trong khi kể.Ông thứ năm “sờ đuôi” con voi, nhưng không nói vuốt đuôi mà nói: “Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi sể cùn.”
Nói quáTăng cấp quy mô của hình ảnh, sự việc.Gấu đến gần dí mõm vào tai người này ngửi, ngửi mãi
So sánhTạo ra những hình ảnh so sánh mà cái được so sánh và cái dùng để so sánh khác xa về loại.Năm ông thầy bói, mỗi ông đeo một cặp kính đen như mực tàu
Sử dụng cách nói hài hước học được từ người khácDùng lại đúng lúc một câu tục ngữ, thành ngữ có sắc thái hài hước hoặc những câu nói hài hước.Ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung!...

Trên đây là bài soạn "Sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong khi nói và nghe". Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_​
Thêm
Sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị hài hước trong khi nói và nghe
  • Like
Reactions: QuangNhat
467
1
0
Truyện ngụ ngôn là truyện kể theo văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện của loài vât, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy chúng ta một bài học nào đó trong cuộc sống. Vậy các bạn đã từng kể truyện ngụ ngôn cho ai đó nghe chưa? Cùng soạn bài "Kể lại một truyện ngụ ngôn" nhé!
Kể lại một truyện ngụ ngôn.png

Kể lại một truyện ngụ ngôn

Đề bài:
Em đã đọc và sưu tầm thêm được nhiều truyện ngụ ngôn. Phần tiếp theo của bài học sẽ giúp em biết cách kể lại một truyện ngụ ngôn; biết vận dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong nói và nghe.

Lời giải chi tiết
Dàn ý:

- Mở đầu: giới thiệu câu chuyện, nhân vật và nêu câu hỏi để người nghe có thể dự đoán về bài học sau khi nghe kể
- Phần chính: kể theo diễn biến câu chuyện (từ sự kiện thứ nhất đến sự kiện cuối cùng); giọng điệu thay đổi phù hợp, thể hiện tính hài hước ở những thời điểm cần thiết; có thể xen vào lời kể một số từ ngữ, câu văn miêu tả dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật;...
- Kết thúc: nêu nhận xét, đánh giá chung của bản thân về câu chuyện

Bài tham khảo: Kể lại một truyện ngụ ngôn

Tối thứ bảy hàng tuần, tôi đều được bà kể cho nghe truyện ngày xưa. Trong đó có những câu chuyện ngụ ngôn tuy ngắn nhưng thật hay và bổ ích, giúp con người thấy được nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm nay, bà đã kể cho tôi chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”.
Bà nội tôi thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ... Vì thế khi nói chuyện bà hay chêm vào đó những câu tục ngữ lạ mà tôi không hiểu. Những lúc như thế bà lại cặn kẽ giảng giải. Hôm nay, bà nói về câu tục ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” chỉ những kẻ dù hiểu biết rất hạn hẹp nhưng lúc nào cũng huênh hoang, tự đắc. Rồi để giải thích cho tôi hiểu hơn, bà kể lại cho tôi nguồn gốc câu thành ngữ ấy.

Ngày xưa, có một chú ếch sống trong một cái giếng nhỏ. Vì sống ở đó lâu ngày nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên nó tưởng rằng mình là to là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi nó kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật nhỏ khác rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, nó thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng nó cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, nó cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Nó đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng nó thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của nó. Nó đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đã bị dẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.

Nghe câu chuyện bà kể, tôi thấy chú ếch con thật đáng chê trách. Có nhiều người trẻ, ít kinh nghiệm, ít hiểu biết nhưng lại là những người có tính cách hung hăng, huênh hoang, ngông nghênh nhiều nhất. Có lẽ vì còn chưa hiểu biết nhiều nên họ mới làm những việc kém hiểu biết. Do đó, những người trẻ tuổi phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa.

Bao giờ kể chuyện xong bà cũng giúp tôi rút ra những bài học quý báu, không cao sang, xa vời mà rất thực tế, gần gũi. Tôi luôn lắng nghe những điều bà dặn để áp dụng vào cuộc sống. Bản thân tôi cũng như tất cả mọi người, không ai là hoàn hảo nên luôn phải học hỏi lẫn nhau, những khiếm khuyết của mình sẽ được tri thức của người khác bổ sung và ngược lại. Do đó, không được giấu điểm yếu kém. Bà còn bảo tôi phải học thật chăm để không bị kém hiểu biết, có như thế mới không suy nghĩ hay hành động thiếu hiểu biết. Quả thực những điều bà dặn dò tôi đòi hỏi một sự cố gắng nỗ lực và tự giác rất lớn nhưng dù có thế nào thì tôi cũng không thể để mình như chú ếch ngồi đáy giếng được.

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của ông cha ta thật sâu sắc: Nói chuyện của loài vật nhưng mục đích là nói chuyện loài người. Bất kỳ ai khi đọc truyện cũng sẽ tự rút ra được cho mình bài học cần thiết và bổ ích.

Trên đây là bài soạn "Kể lại một truyện ngụ ngôn". Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_​
Thêm
Kể lại một truyện ngụ ngôn
572
0
0
Chắc hẳn ai ai cũng từng kể cho người khác nghe một câu chuyện hay sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử rồi đúng không? Để hiểu hơn về cách viết bài văn kể lại sự việc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.png

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Câu 1 (trang 47, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Đoạn mở bài đã nêu được sự việc gì liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử được thuật lại?

Phương pháp giải:
Dựa vào ngữ liệu SGK, tìm những sự việc liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử được thuật lại

Lời giải chi tiết:
Đoạn mở bài đã nêu được sự việc liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử được thuật lại đó:
- Giới thiệu sự việc: Lễ hội tưởng nhớ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
- Không gian diễn ra sự việc: Thành phố Rạch Giá (Kiên Giang).
- Thời gian diễn ra sự việc: Hàng năm, từ ngày 26 đến 28 tháng 8 âm lịch

Câu 2 (trang 47, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phần thân bài, người viết đã thuật lại sự việc, sự kiện gì?

Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần thân bài

Lời giải chi tiết:
Phần thân bài, người viết đã thuật lại sự việc, sự kiện sau:
- Kể và miêu tả lại không khí, cảnh quan nơi thờ phụng Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
- Kể về cuộc đời và những chiến công của Nguyễn Trung Trực. (Phần lễ)
- Kể về các hoạt động gặp gỡ, giao lưu, sinh hoạt văn hóa, thiện nguyện. (Phần hội)

Câu 3 (trang 47, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Người viết có kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả khi thuật lại sự kiện không?

Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:
Người viết có kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả khi thuật lại sự kiện

Câu 4 (trang 47, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Nội dung đoạn kết bài là gì?

Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn kết

Lời giải chi tiết:
Đoạn kết nêu cảm nhận của tác giả và khẳng định lại công lao to lớn của Anh hùng Nguyễn Trung Trực và tầm quan trọng của lễ hội tưởng nhớ ông
Hướng dẫn viết
Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.

Phương pháp giải:

- Xác định đề tài
- Thu thập tư liệu

Lời giải chi tiết:
a. Dàn ý:

- Mở bài:
+ Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại
+ Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan

b. Thân bài:
Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật, sự kiện
+ Câu chuyện, huyền thoại liên quan đến nhân vật, sự kiện
+ Dấu tích liên quan
Thuật lại nội dung/ diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử
+ Bắt đầu - diễn biến - kết thúc
+ Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn,...); kết hợp kể chuyện với miêu tả
Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/ sự kiện lịch sử

c. Kết bài:
Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.

Trên đây là bài soạn "Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử". Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_​
Thêm
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
699
0
1

Lan Hương

Truyền thông VHT
Thành viên BQT
5/4/21
652
384
62,999
20
forum.vanhoctre.com
Xu
6,835,772
Bài tham khảo:
Nhân dịp Tết năm Nhâm Dần, tôi đã có dịp ghé thăm Hội xuân Yên Tử ở thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) để dự lễ dâng hương cầu nguyện quốc thái dân an Xuân Yên Tử 2022. Đây là một trong...
 
Từ xưa đến nay, ông cha ta luôn có một nhận thức đúng về đoàn kết, mối quan hệ qua lại lẫn nhau giữa các cá nhân trong đời sống cộng đồng. Không một ai có thể tách biệt xa khỏi cộng đồng vì khi đó sẽ bị cô lập và sẽ không thể làm được bất cứ việc gì. Truyện ngụ ngôn “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” đã phản ánh chân thực nhất hiện tượng trên, để lại một bài học vô cùng quý giá và cho chúng ta có một cách nhìn nhận đúng đắn về thế giới khách quan. Để hiểu hơn về tác phẩm này, mời các bạn cùng tham khảo bài soạn dưới đây nhé!
Chân, Tay, Mắt, Miệng.png

Chân, tay, tai, mắt, miệng

Câu 1 (trang 44, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Tóm tắt ngắn gọn văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý các sự việc chính để tóm tắt

Lời giải chi tiết:
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng chỉ ăn không làm nên bàn nhau không làm gì để lão Miệng không có gì ăn. Nhưng mấy ngày sau cả thảy đều mệt mỏi rã rời vì lão Miệng không ăn thì tất cả đều bị tê liệt, công việc lão Miệng là nhai thức ăn để tiếp sức lực. Nhận ra sai lầm, Chân, Tay, Tai, Mắt đến xin lỗi và cho lão Miệng ăn và trở lại khỏe mạnh. Từ đó họ sống hòa thuận với nhau

Câu 2 (trang 44, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Liệt kê những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là truyện ngụ ngôn (sử dụng bảng sau và làm vào vở):
Các yếu tố cần xem xét
Dấu hiệu nhận biết yếu tố của truyện ngụ ngôn trong Chân, tay, tai, mắt, miệng
Đề tài
Sự kiện, tình huống
Cốt truyện
Nhân vật
Không gian, thời gian

Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, nhớ lại kiến thức về truyện ngụ ngôn để trả lời

Lời giải chi tiết:
Các yếu tố cần xem xét
Dấu hiệu nhận biết yếu tố của truyện ngụ ngôn trong Chân, tay, tai, mắt, miệng
Đề tàiBài học về tinh thần đoàn kết, trách nhiệm.
Sự kiện, tình huốngSự so bì, hơn thua của Chân, Tay, Tai, Mắt với lão Miệng.
Cốt truyệnCô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng chỉ ăn không làm nên bàn nhau không làm gì để lão Miệng không có gì ăn
Nhân vậtCô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng
Không gian, thời gian-Không gian: trên cơ thể con người.
-Thời gian: Không xác định cụ thể.

Câu 3 (trang 45, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Sai lầm trong cách đối xử của các nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt đối với lão Miệng giúp em rút ra bài học gì?

Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý sai lầm của những nhân vật để rút ra bài cho bản thân

Lời giải chi tiết:
Sai lầm trong cách đối xử của các nhân vật chân, tay, tai, mắt đối với lão miệng giúp em rút ra được bài học:
- Khi sống trong một tập thể, mỗi người phải biết nương tựa, chia sẻ, giúp đỡ nhau, không thể sống tách biệt, sống một mình được.
- Mỗi người cần có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, hợp tác, tôn trọng công sức và vai trò của từng người, không nên so bì thiệt hơn

Trên đây là bài soạn "Chân, tay, tai, mắt". Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_​
Thêm
Chân, tay, tai, mắt, miệng
  • Like
Reactions: Vanhoctre
407
1
0
"Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" là tác phẩm không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Câu truyện mang đến thông điệp về tình yêu thương, gắn bó với nhau để cùng tồn tại. Để hiểu hơn về tác phẩm này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt, bố cục và nội dung chính tác phẩm Chân, Tay, Mắt, Miệng.png

Tóm tắt, bố cục và nội dung chính tác phẩm "Chân, Tay, Mắt, Miệng"

I. Tóm tắt
Tóm tắt 1:

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng chỉ ăn không làm nên bàn nhau không làm gì để lão Miệng không có gì ăn. Nhưng mấy ngày sau cả thảy đều mệt mỏi rã rời vì lão Miệng không ăn thì tất cả đều bị tê liệt, công việc lão Miệng là nhai thức ăn để tiếp sức lực. Nhận ra sai lầm, Chân, Tay, Tai, Mắt đến xin lỗi và cho lão Miệng ăn và trở lại khỏe mạnh. Từ đó họ sống hòa thuận với nhau.

Tóm tắt 2:
Chân, Tay, Tai, Mắt đều đều cho rằng mình phải làm việc vất vả và lão Miệng chỉ việc ăn không ngồi rồi nên họ quyết định đình công và không làm gì cả. Hậu quả là chỉ sau mấy ngày, họ quá mệt mỏi và nhận ra tầm quan trọng của lão Miệng và quyết định tiếp tục chung sống hòa thuận, đoàn kết.

Tóm tắt 3:
Truyện kể về các bộ phận trên cơ thể con người là Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Một ngày, Chân, Tay, Tai, Mắt ghen tị với lão Miệng chỉ biết ăn còn họ phải làm việc vất vả. Họ rủ nhau bỏ việc và không làm chịu làm lụng. Cuối cùng vì không có gì bỏ vào miệng nên họ trở nên mệt mỏi, rời rạc. Nhận ra được tầm quan trọng của lão Miệng, họ đã quay trở lại sống hòa thuận với nhau

II. Bố cục
- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “cả bọn kéo nhau về”): Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai quyết định chống lại lão Miệng.
- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “đành họp nhau lại để bàn”): Hậu quả của việc so bì, ganh tị.
- Đoạn 3 (Còn lại): Cách sửa chữa hậu quả.

III. Nội dung chính
- Từ câu chuyện của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, truyện nêu ra bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó, phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.

Trên đây là bài soạn "Tóm tắt, bố cục và nội dung chính bài Chân, Tay, Mắt, Miệng". Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_​
Thêm
Tóm tắt, bố cục và nội dung chính tác phẩm "Chân, Tay, Mắt, Miệng"
474
0
0
Các bạn có biết dấu chấm lửng có tác dụng gì? Để hiểu hơn về công dụng của dấu chấm phẩy, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Thực hành tiếng Việt.png

Thực hành tiếng Việt

Câu 1 (trang 41, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Nêu công dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong mỗi câu văn, đoạn văn dưới đây:
a. Gấu đến gần dí mõm vào tai người này ngửi, ngửi mãi,...
(Ê-dốp, Hai người bạn đồng hành và con gấu)
b. Tối, cái Bảng giải chiếu manh giữa sân. Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về; trong tiếng sáo diều vao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve; trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng;...
(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)
c. Bác Tai gật đầu lia lịa:
- Phải, phải… Bác sẽ đi với các cháu!
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
d. Những con chim mẹ bay chao chát theo anh Thả về tận nhà, gào thét mãi…
(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)
đ. Ò…ó…o…
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
(Sọ Dừa)
e. Tôi quắc mắt:
- Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?
- Thưa anh, thế thì… hừ hừ… em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi.
(Tô Hoài, Dế mèn phiêu lưu kí)

Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về dấu chấm lửng để trả lời

Lời giải chi tiết:
a. Dấu chấm lửng thể hiện còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
b. Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết
c. Dấu chấm lửng thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng
d. Dấu chấm lửng thể hiện còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
đ. Dấu chấm lửng biểu thị sự kéo dài của âm thanh gà gáy
e. Dấu chấm lửng thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng

Câu 2 (trang 41, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong hai đoạn thơ sau:
a.- Xin bệ hạ hãy nguôi cơn giận
Xét lại cho tường tận kẻo mà…

(La Phông-ten, Chó soi và chiên con)
b.- Chính mày khuấy nước, ai quên đâu là
Mày còn nói xấu ta năm ngoái…
(La Phông-ten, Chó sói và chiên con)

Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về dấu chấm lửng để trả lời

Lời giải chi tiết:
a. Dấu chấm lửng thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng của Chiên con khi bị sói bắt nạt
b. Dấu chấm lửng thể hiện còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết

Câu 3 (trang 42, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Hãy chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai cách diễn đạt trong các trường hợp a₁ và a₂; b₁ và b₂ dưới đây. Em thích cách diễn đạt a₁, b₁ hay a₂, b₂ ? Vì sao?
a₁. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể
a₂. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như… một vị chúa tể
b₁. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời
b₂. Nhưng bầu trời vẫn là… bầu trời
(Ếch ngồi đáy giếng)

Phương pháp giải:
Chỉ ra điểm tương và khác biệt giữa hai cách diễn đạt với cùng một chi tiết

Lời giải chi tiết:
a.jpg

Em thích cách diễn đạt a₂ và b₂ hơn vì sự xuất hiện của dấu chấm lửng tạo ra được nhịp điệu cho câu văn, gây sự tò mò, hứng thú cho người đọc về sự xuất hiện nội dung phía sau. Và khi nội dung sau dấm chấm lửng xuất hiện tạo ra tiếng cười châm biếm, gây bất ngờ cho người đọc

Câu 4 (trang 42, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Chỉ ra công dụng của việc sử dụng dấu chấm lửng trong các đoạn văn sau:
a. Cùng họ với diều hâu là quạ: quạ đen, quạ khoang. Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn. Không bắt được gà con, không ăn trộm được trứng, nó vào chuồng lợn [...]. Qụa vừa bay lên, chèo bẻo vây tứ phía, đánh. Có con quạ chết đến rũ xương…
(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)
b. Mùa đông, tôi không ra đường chơi được thì ở nhà đọc truyện Tàu cho cả nhà trong [...], nhà ngoài [...] nghe; hết một cuốn thì cầm hai xu chạy vù lại hiệu Cát Thành đầu phố hàng Gai đổi cuốn khác.
(Nguyễn Hiến Lê, Hồi kí Nguyễn Hiến Lê)

Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về dấu chấm lửng và nêu công dụng

Lời giải chi tiết:
a.
Dấu chấm lửng đầu tiên: biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.
Dấu chấm lửng thử hai: Thể hiện chỗ lời nói bị bỏ dở
b. Cả hai dấu chấm lửng đều dùng để biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt

Câu 5 (trang 42, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Cách sử dụng dấu chấm lửng trong các đoạn trích dưới đây có gì giống và khác với cách sử dụng loại dấu câu này ở trường hợp a và b, bài tập 4?
a. Thế là tôi lại lặp trò chơi cho đến khi chú phải thốt lên:
- Thật không thể tin nổi, cháu có con mắt thần!
[...]
Thằng Tý hay đem cho bố tôi những trái ổi. Nó trèo cây giỏi lắm, nhà nó có một vườn ổi. Những trái ổi to được nó lựa để dành cho bố đề có bịch ni-lông bọc lại đàng hoàng. Những trái ổi như thế bao giờ cũng vừa to vừa mềm, cắn vào rất đã. Bố tôi ít khi nào ăn ổi, nhưng vì nó, bố ăn,
(Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ)

b. Con gà mái cứ vào tầm này là nó đẻ xong, Nó bay khỏi ổ, chạy xuống đất tác ầm lên, cả xóm nghe tiếng: “Vừa đau vừa rát”. Con gà sống đứng ngơ ngác một lúc, rồi mổ mồi dỗ gà mái. Nó vừa mổ mồi nó vừa “cực… cực” ra vẻ thương gà mái. Hai con vịt bầu thì phớt lờ, vừa đủng đỉnh mang cái thân nặng nề, vừa toáng lên: “mặc… mặc”, rồi chúng nhảy xuống vũng bùn bên vại nước, vầy đục ngầu lên, không thấy mồi, chúng húc tung cả bãi húng dũi.
[...]
Anh em chúng tôi rủ nhau đi tắm ở suối sau nhà. Qua mấy vườn sắn xanh biếc là đến gần suối. Tiếng nước chảy ào ào.
(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)

Phương pháp giải:
Chỉ ra công dụng của dấu chẩm lửng trong hai ví dụ trên và so sánh với hai ví dụ ở bài tập 4

Lời giải chi tiết:
a. Dấu chấm lửng đầu tiên: biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.
b. Dấu chấm lửng thứ nhất: “cực...cực” Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng của con gà trống.
- Dấu chấm lửng thứ 2: “mặc, mặc,...”: Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng của con vịt.
- Dấu chấm lửng thứ 3: biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.
*So sánh
Bài tập 5
Bài tập 4
Giống nhauTác dụng của dấu chấm lửng ở cả hai bài đều để biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.Tác dụng của dấu chấm lửng ở cả hai bài đều để biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.
Khác nhau-Lời trích dẫn bị lược bớt ở đây là cả một đoạn văn.
-Dấu chấm lửng được tách thành hẳn một dòng riêng.
-Lời trích dẫn bị lược bớt chỉ là một từ hoặc một câu văn.
-Dấu chấm lửng ở trên cùng một dòng với câu văn.

Trên đây là bài soạn "Thực hành tiếng Việt". Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_
Thêm
Thực hành tiếng Việt
448
0
0
"Biết người, biết ta" là một chủ đề mà tác giả đã tổng hợp nhiều tác phẩm lại với nhau với mong muốn mượn hình ảnh của các sự vật để nói về thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Để hiểu hơn về chủ đề này, mời các bạn cùng tham khảo bài soạn dưới đây nhé!
Biết người, biết ta.png

Biết người, biết ta

Bố cục
- Phần 1 (2 câu đầu): Bài học giữa châu chấu và xe
- Phần 2 (2 câu tiếp theo): Bài học giữa con sắt và ông Đùng
- Phần 3 (còn lại): Bài học giữa đèn và trăng

Nội dung chính
Tác giả muốn mượn hình ảnh của các sự vật để nói về thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Mỗi người đều có những năng lực và thế mạnh riêng, ta không nên tự kiêu, so bì, cho mình là giỏi hơn và coi thường người khác vì mỗi người có điểm mạnh ở từng lĩnh vực khác nhau, có người này, người kia..

Câu 1 (trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Xác định biện pháp tu từ trong văn bản 1, 2 và nêu tác dụng của chúng.

Phương pháp giải:
Đọc kĩ các văn bản và chỉ ra biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:
- Biện pháp tu từ trong văn bản 1 và 2 là biện pháp nói quá
- Tác dụng: phóng đại tính chất của sự việc nhằm tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh vấn đề và gây ấn tượng cho người đọc.

Câu 2 (trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Nêu bài học mà em rút ra được từ văn bản 3

Phương pháp giải:
Đọc và rút ra bài học ý nghĩa

Lời giải chi tiết:
Bài học em rút ra được ở văn bản 3 là: Bài học về sự khoe khoang
- Lời tự khoe của trăng hay đèn đều đáng ngờ vì cả hai đều có những hạn chế của mình khi đối mặt với thử thách (mây che, gió thổi)
- Trăng chỉ sáng tỏ khi bầu trời không mây, đèn chỉ đủ sáng trong căn phòng không gió hoặc được che chắn cẩn thận
=> Tác giả muốn mượn hình ảnh của trăng, đèn, gió để nói về thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Mỗi người đều có những năng lực và thế mạnh riêng, ta không nên khoe khoang, so bì, cho mình là giỏi hơn và coi thường người khác vì mỗi người có điểm mạnh ở từng lĩnh vực khác nhau, có người này, người kia.

Câu 3 (trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Theo em, mục đích sáng tác ba văn bản trên có gì giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn?

Phương pháp giải:
So sánh mục đích của truyện ngụ ngôn với ba văn bản này để tìm ra điểm giống nhau

Lời giải chi tiết:
- Mục đích sáng tác ba văn bản trên giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn ở chỗ đều giàu tính triết lí, các bài học thường được gợi ra từ một tình huống, một sự việc nào đó.

Trên đây là bài soạn "Biết người, biết ta". Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_​
Thêm
Biết người, biết ta
340
0
0
Ở bài trước, chúng ta đã tìm hiểu nội dung chính bài "Những tình huống hiểm nghèo". Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đi hỏi - đáp một số câu hỏi liên quan đến "Những tình huống hiểm nghèo" dưới đây nhé!
Tổng hợp những câu hỏi bài Những tình huống hiểm nghèo.png

Tổng hợp những câu hỏi bài "Những tình huống hiểm nghèo"

Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Liệt kê một số từ ngữ chỉ không gian và thời gian trong văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con theo mẫu dưới đây (làm vào vở). Nhận xét về không gian được miêu tả trong hai văn bản.
Tên văn bản
Từ ngữ chỉ không gian
Từ ngữ chỉ thời gian
Hai người bạn đồng hành và con gấu
Chó sói và chiên con

Phương pháp giải:
Đọc hai văn bản và xác định

Lời giải chi tiết:
Tên văn bản
Từ ngữ chỉ không gian
Từ ngữ chỉ thời gian
Hai người bạn đồng hành và con gấuTrong rừng, trong đám lá, trong cát, trên cây.đương, bấy giờ
Chó sói và chiên conDòng suối trong, phía nguồn trên, rừng sâu.Tức khắc, năm ngoái, khi tôi còn chửa ra đời
Không gian trong hai văn bản đều là không gian tiêu biểu của truyện ngụ ngôn: thiên nhiên rộng lớn với suối, rừng, cây cối,.. -> Không gian mở, tạo ra chiều kích không gian vô tận.

Câu 2 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Xác định tình huống truyện trong hai văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu và Chó sói và chiên con. Tình huống ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện đặc điểm nhân vật?

Phương pháp giải:
Đọc phần Tri thức ngữ văn và văn bản, xác định tình huống của hai văn bản. Từ đó, nêu tác dụng của tình huống trong việc thể hiện đặc điểm nhân vật

Lời giải chi tiết:
Hai người bạn đồng hành và con gấu
Chó sói và chiên con
Tình huống truyệnSự xuất hiện bất ngờ và sự bỏ đi cũng bất ngờ của con gấu trước sự kinh hãi, ngạc nhiên của hai người bạn đồng hànhMột con sói đang đói bụng, lại gặp chiên con ra suối uống nước, bèn bịa ra đủ các lí do để ăn thịt
Tác dụng+ Thể hiện bản chất vì mạng sống của mình mà bỏ mặc bạn bè của nhân vật
+ Làm cho bài học từ câu chuyện trở nên sáng rõ, thấm thía
+ Thể hiện bản chất tàn ác, hành xử bất công của nhân vật chó sói
+ Làm cho bài học từ câu chuyện trở nên sáng rõ, thấm thía

Câu 3 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Tóm tắt truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu

Phương pháp giải:
Đọc kĩ truyện, chọn ra sự việc chính để tóm tắt

Lời giải chi tiết:
Hai người bạn đang đi trong rừng thì gặp gấu. Người bạn đi trước tìm được một cành cây và ẩn nấp, bỏ mặc người bạn còn lại. Người kia đành nằm bẹp xuống đất giả chết. Gấu ngửi tai anh này mãi thì hú lên một tiếng rồi bỏ đi. Khi được hỏi gấu đã nói gì thì anh này trả lời: “không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”.

Câu 4 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Trong văn bản ngụ ngôn cũng như trong các văn bản truyện nói chung, lời thoại của mỗi nhân vật thường góp phần thể hiện đặc điểm của nhân vật ấy. Hãy tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong Chó sói và chiên con và cho biết lời thoại đã góp phần thể thiện đặc điểm của mỗi nhân vật như thế nào?

Phương pháp giải:
Dựa vào văn bản, tóm tắt lại lời thoại giữa hai nhân vật. Từ đó, nêu tác dụng của lời thoại trong việc thể hiện đặc điểm từng nhân vật

Lời giải chi tiết:
- Tóm tắt lời thoại: Thấy chiên đang uống nước ở dòng suối, con sói liền tìm cách ăn thịt chiên con. Nó đổ tội cho chiền con dám “làm đục nguồn nước uống của mình”. Chiên con sửng sốt xin tha và giải thích chiên đang ở phía cuối dòng không thể làm đục nước phía đầu dòng. Nhưng con sói lại tìm cớ khác rằng năm ngoái chiên đã nói xấu nó. Chiên con sợ hãi bèn đáp rằng năm ngoái chiên con vẫn chưa ra đời. Con sói vẫn hung hăng tìm lí do “do anh của chiên đã nói xấu”, nhưng chiên lại không hề có anh. Sói vẫn ngang ngược cho rằng có kẻ nào đó thuốc giống nhà chiên, giống chó, giống người,... đã nói xấu sói. Sau đó chiên con lập tức bị sói lôi vào rừng ăn thịt “chẳng cầu đôi co”.
- Tác dụng của lời thoại trong việc thể hiện đặc điểm từng nhân vật:
+ Nhân vật sói hiện thân cho “kẻ mạnh”, kẻ bạo tàn; để thỏa mãn nhu cầu (cơn đói) của mình sẵn sàng bịa đặt, vu khống, bắt nạt, giết hại kẻ yếu.
+ Nhân vật chiên con hiện thân cho sự vô tội, sự thật, lẽ phải nhưng là kẻ yếu, bị kẻ mạnh ức hiếp, vùi dập, hãm hại.

Câu 5 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Xác định đề tài và nêu bài học mà em rút ra từ mỗi văn bản

Phương pháp giải:
Dựa vào phần Tri thức Ngữ văn, xác định đề tài mỗi truyện. Qua quá trình đọc văn bản, nêu suy nghĩ của bản thân về những bài học mà em đã rút ra

Lời giải chi tiết:
- Hai người bạn đồng hành và con gấu:
+ Đề tài: tình bạn, tình người
+ Bài học: Không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn
- Chó sói và chiên con:
+ Đề tài: Kẻ mạnh và chân lí
+ Bài học: Hãy coi chừng, “kẻ mạnh” thường chà đạp lên chân lí, đạo lí một cách tàn bạo, bất công.

Câu 6 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Trong hai văn bản Chó sói và chiên con, Chó sói và cừu non, em thích văn bản nào hơn? Vì sao? Viết một một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản ấy.

Phương pháp giải:
Dựa vào cảm nhận của bản thân, chọn văn bản em yêu thích và giải thích lý do sau đó viết đoạn văn từ 4 đến 5 câu nêu cảm nhận về văn bản em lựa chọn

Lời giải chi tiết:
Trong hai văn bản, em thích văn bản “Chó sói và chiên con” hơn vì truyện được viết dưới dạng một bài thơ khiến em cảm thấy dễ cảm nhận hơn. Truyện kể về cuộc đối thoại giữa chó sói và chiên con bên một dòng suối. Qua đó ta thấy rõ tính cách từng nhân vật, sói hiện lên là một kẻ gian manh, độc ác, vô tích sự, thích bắt nạt kẻ yếu. Còn chiên con là một nhân vật vô cùng đáng thương nhưng lại có sự hồn nhiên, đáng yêu và những lí lẽ của riêng mình để đối đáp lại với sói. Mỗi nhân vật với những nét tính cách khác nhau đã góp một phần không nhỏ vào việc thể hiện đề tài của truyện. Truyện ngụ ngôn luôn mang đến cho chúng ta những bài học bổ ích và ý nghĩa nên em rất yêu thích thể loại này.

Xem bài trước: Những tình huống hiểm nghèo

Trên đây là bài soạn "Tổng hợp những câu hỏi bài "Những tình huống hiểm nghèo"". Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_
Thêm
Tổng hợp những câu hỏi bài "Những tình huống hiểm nghèo"
482
0
0
"Những tình huống hiểm nghèo" là một chủ đề khá rộng mà ta thường xuyên gặp phải trong cuộc sống. Mỗi câu chuyện luôn để lại cho chúng ta nhiều bài học và ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Để hiểu hơn về chủ đề này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Những tình huống hiểm nghèo.png

Những tình huống hiểm nghèo

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ


- Truyện "Hai người bạn đồng hành và con gấu": In trong Truyện ngụ ngôn Ê-dốp, Phạm Khải Hoàn dịch, Nguyên Tâm giới thiệu, Đinh Huỳnh vẽ tranh
- Truyện "Chó sói và chiên con": In trong Ngụ ngôn chọn lọc La Phông-ten, truyện Chó soi và chiên con, Tú Mỡ dịch

b. Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “trong cơn hoạn nạn”): Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu
- Phần 2 (còn lại): Truyện Chó sói và chiên con

c. Thể loại:

- Truyện "Hai người bạn đồng hành và con gấu": truyện ngụ ngôn
- Truyện "Chó sói và chiên con": truyện thơ ngụ ngôn

d. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung


- Truyện "Hai người bạn đồng hành và con gấu": Câu chuyện phê phán những người bỏ mặc bạ bè trong hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm, đồng thời đề cao sự thông minh và mưu trí của con người

- Truyện "Chó sói và chiên con": Qua câu chuyện chúng ta thấy được sự độc ác, hung hăng của con sói. Hình ảnh con sói tượng trưng cho những kẻ xấu trong xã hội, ý mạnh hiếp yếu để thỏa mãn lợi ích cá nhân. Đồng thời bạn đọc thương cảm sâu sắc với chú chiên con nhút nhát, yếu đuối đã bị sói ăn thịt. Câu chuyện đáng nhớ trên đã đem lại cho người đọc bài học đáng quý về thói xấu trong xã hội

b. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ bình dị, gần gũi
- Lối kể chuyện hấp dẫn, thú vị…

Nội dung chính
- Truyện "Hai người bạn đồng hành và con gấu": Câu chuyện phê phán những người bỏ mặc bạ bè trong hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm, đồng thời đề cao sự thông minh và mưu trí của con người
- Truyện "Chó sói và chiên con": Qua câu chuyện chúng ta thấy được sự độc ác, hung hăng của con sói. Hình ảnh con sói tượng trưng cho những kẻ xấu trong xã hội, ỷ mạnh hiếp yếu để thỏa mãn lợi ích cá nhân. Đồng thời bạn đọc thương cảm sâu sắc với chú chiên con nhút nhát, yếu đuối đã bị sói ăn thịt. Câu chuyện đáng nhớ trên đã đem lại cho người đọc bài học đáng quý về thói xấu trong xã hội

Câu 1 (trang 36, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Theo em, một người bạn tốt cần có những đức tính gì?

Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của về đức tính của một người bạn tốt

Lời giải chi tiết:
Theo em, một người bạn tốt cần có những đức tính:
- Trung thực
- Lắng nghe và quan tâm bạn
- Đồng hành với bạn ngay cả khi gặp khó khăn.
- Trung thành
- Tôn trọng quyết định, bí mật... của nhau

Câu 2 (trang 36, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Trong trường hợp nào thì một người được xem là “kẻ mạnh”?

Phương pháp giải:
Trước hết em cần hiểu được thế nào là “kẻ mạnh”, từ đó suy ra “kẻ mạnh” sẽ xuất hiện trong trường hợp nào

Lời giải chi tiết:
- “Kẻ mạnh” là người có sức mạnh hơn người, chiếm ưu thế so với người khác về tri thức, bản lĩnh, ý chí,…
- Theo em, “kẻ mạnh” có thể xuất hiện trong mọi trường hợp, trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Đó có thể là người có sức khoẻ tốt nhất trong một lớp học, hay đó có thể là người có sức mạnh tri thức, là một người có thành tích nổi trội trong lớp,… Và “kẻ mạnh” là người luôn biết giúp đỡ, sẻ chia với người khác.

Trên đây là bài soạn "Những tình huống hiểm nghèo". Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_
Thêm
Những tình huống hiểm nghèo
294
0
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
  2. hưnga @ hưnga:
    cho em hỏi xu có những tác dụng gì ạ
Top