Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Đang có mặt

Trong cuộc sống, ai ai cũng từng có những kỉ niệm đẹp cùng với tuổi thơ đáng nhớ. Nguyễn Ngọc Tư cũng vậy, bà đã sử dụng ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ, không hề cao sang chau chuốt mà bình dị gần gũi với cuộc sống đời thường để kể những câu chuyện đời thường của những người nông dân bình dị, quê mùa nhưng lôi cuốn bởi cái nhìn đầy chân thật và nhân hậu. Để hiểu hơn về tác phẩm "Mùa phơi sân trước", mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Mùa phơi sân trước.png

Mùa phơi sân trước
Nội dung chính
Văn bản là một văn bản văn xuôi ngắn gọn, mang tính trữ tình, tự sự, miêu tả sâu sắc về những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả trước mùa phơi sân trước. Qua văn bản, tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm yêu mến, suy nghĩ vấn vương về những kỉ niệm nơi đây.

Câu 1 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:

Đọc văn bản tìm từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả và gọi tên tình cảm, cảm xúc ấy

Lời giải chi tiết:
- Một số từ ngữ, hình ảnh: “Vậy là nước miếng mình ứa ra, trên từng mét đường về nhà ngoại. Tâm hồn mệt nhoài với những món ăn cực kì mời gọi trong sân thiên hạ”; “chuối xiêm chín cây sẵn ngoài vườn, lột vỏ phơi một nắng, rồi đem ép mỏng. Không như cá khô rủ rê bọn ruồi nhặn đến mức phải đốt nằm nhang cắm nơi đầu gió để xua đuổi chúng, mật chuối tươm ướt rượt chỉ mê dụ quyến rũ lũ ong. Kéo tới dập dìu, lảo đảo bay đậu như say, những con ong sa đà ở giàn phơi cho đến khi những miếng chuối ép mỏng bắt đầu khô quắt, vàng óng như vừa nướng trên than hồng”, “Nhận ra trên giàn cũng phơi những thân phận người. Ngó qua khoảng sân đã rợp những cây mồng gà, vạn thọ biết ai ăn Tết lớn ai chịu đìu hiu, như ngó qua cái sào phơi quần áo biết nhà ai đông nhà ai đơn chiếc, ai khá giả ai nghèo. Nắng gió khiến mọi niềm vui nỗi buồn bày ra như một cuộc diễu hành, không che giấu khách qua đường”, “chân rõ ràng không mỏi, nhưng tâm rã rời, cứ chạy theo đeo đuổi miết trên những giàn phơi. Hụt hơ, chới với”,…
- Đó là tình cảm, cảm xúc: yêu mến, nhớ nhung, bồi hồi, xao xuyến,... với những món ăn mang hương vị quê nhà, đồng thời là niềm thương đối với những mảnh đời nghèo khó

Câu 2 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:

Nêu lên suy nghĩ của bản thân về chất trữ tình trong văn bản

Lời giải chi tiết:
- Dòng hồi tưởng của nhân vật tôi với những tình cảm, cảm xúc, tâm trạng khác nhau.
- Khung cảnh thiên nhiên và cảnh vật trong kỷ niệm về mùa phơi sân trước
- Ngôn từ giàu cảm xúc, giàu tính tạo hình kết hợp cùng giọng điệu tâm tình, thủ thỉ
=> Chất trữ tình được thể hiện rõ qua những cảm xúc, suy nghĩ nhân văn của tác giả kết hợp với những hình ảnh miêu tả chân thực, mộc mạc song vẫn đầy chất thơ đối với quê hương

Câu 3 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:

Dựa vào phần tri thức Ngữ văn và suy nghĩ của bản thân em, cảm nhận về cái “tôi” của tác giả.

Lời giải chi tiết:
Cái tôi tinh tế, rất chân thực, nhẹ nhàng mà sâu lắng, nhạy cảm và giàu tình yêu thương, trân trọng những kỉ niệm đẹp đẽ thời ấu thơ của mình

Câu 4 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:

Đọc văn bản, xác định chủ đề và nêu lý do

Lời giải chi tiết:
- Chủ đề: đưa đến hình ảnh giàn phơi đặc biệt phong phú vào tháng Chạp của một miền quê nghèo ở Nam Bộ, qua đó tác giả thể hiện tình yêu thương sâu sắc đối với cảnh vật quê hương và thân phận con người
- Xác định dựa vào: nhan đề văn bản, từ ngữ, hình ảnh, các ý, các câu, các đoạn được triển khai trong văn bản

Câu 5 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:

Dựa vào văn bản và phần tri thức Ngữ văn, nêu đặc điểm của tản văn có trong văn bản

Lời giải chi tiết:
- Hình thức: văn bản văn xuôi ngắn gọn, mang tính trữ tình, tự sự, miêu tả sâu sắc về những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả trước mùa phơi sân trước.
- Chất trữ tình: được tạo nên từ chính hình ảnh thiên nhiên cùng những cảm xúc, suy nghĩ sâu sắc của tác giả
- Cái tôi của tác giả vô cùng tinh tế, nhạy cảm.
- Ngôn ngữ: giản dị, quen thuộc, sinh động và mang hơi hướng trữ tình

Trên đây là bài soạn "Mùa phơi sân trước". Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_​
Thêm
Mùa phơi sân trước
  • Like
Reactions: QuangNhat
948
1
0
Chủ đề trong các các phẩm là một trong những điều vô cùng quan trọng đem đến cho bài viết lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Để hiểu hơn về cách tìm chủ đề, nội dung của tác phẩm, mời các bạn cùng tham khảo bài soạn "Thực hành tiếng Việt" dưới đây nhé!

Thực hành tiếng Việt bài 4 Quà tặng của thiên nhiên.png

Thực hành tiếng Việt bài 4: Quà tặng của thiên nhiên

Câu 1 (trang 86, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:

a. Đọc văn bản và tìm ra chủ đề xuyên suốt các đoạn, các câu.
b. Trình bày suy nghĩ của em và giải thích

Lời giải chi tiết:
a. Chủ đề: giới thiệu và ca ngợi vẻ đẹp, vị ngon, hương thơm và giá trị của cốm
b. Có vì dựa vào bố cục 3 phần của văn bản, đây là trình tự hợp lý của các ý, thể hiện trình tự hợp lí của câu, của đoạn

Câu 2 (trang 86, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:

Dựa vào suy nghĩ của em trả lời câu hỏi và tìm ra những cách thay đổi trật tự rồi trao đổi ý kiến của mình cho các bạn

Lời giải chi tiết:
- Nội dung văn bản sẽ trở nên đứt đoạn, thiếu sự mạch lạc trong cấu trúc, khi đó nội dung văn bản sẽ trở nên thiếu hấp dẫn và không tạo hứng thú cho bạn đọc.
- Thay đổi trật tự theo các cách khác nhau:
+ Cách 1: Giới thiệu cách thưởng thức cốm => Quá trình làm ra cốm => Cách gói cốm
+ Cách 2: Quá trình làm ra cốm => Cách thưởng thức cốm => Cách gói cốm.
+ Cách 3: Cách gói cốm => Thưởng thức cốm => Cách làm ra cốm
=> Em thấy cách 1 phù hợp hơn

Câu 3 (trang 86, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý bố cục trình bày văn bản

Lời giải chi tiết:
Văn bản như vậy không phải thiếu đi tính mạch lạc vì các câu, các đoạn được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, đều tập trung hướng tới chủ đề vẻ đẹp của Trùng Khánh gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau.

Câu 4 (trang 86, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về từ địa phương để trả lời

Lời giải chi tiết:
Từ ngữ
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
ba má+ Bố mẹ
+ Thầy u
+ Thầy bu
+ Bọ mạ
+ Ba mạ
+ Tía má
Ba má
đìaKênh, hồKênh, hồĐìa
thức quàmón quàthức quàmón quà
chè xanhChè xanhTrà xanh+ Chè xanh (chỉ cây trồng)
+ Trà xanh (chỉ sản phẩm chế biến)
răng rứaSao đấy / Sao thếRăng rứaSao đấy / Sao thế
mô têĐâu kiaMô têĐâu kia

Trên đây là bài soạn "Thực hành tiếng Việt bài 4: Quà tặng của thiên nhiên". Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_​
Thêm
Thực hành tiếng Việt bài 4: Quà tặng của thiên nhiên
579
0
0
Mỗi người sẽ có một cách thể hiện khác nhau tùy thuộc theo sự cảm nhận của họ về mùa thu. Với các nhà thơ, họ tả mùa thu một cách chân thực nhưng cũng cực kì sinh động. Viết về mùa thu, phần lớn các tác giả miêu tả nét đẹp trong thu. Riêng với Đỗ Trọng Khơi, mùa thu với ông là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh của bức tranh thiên nhiên. Để hiểu hơn về tác phẩm "Thu sang", mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
thu sang.png

Thu sang
Câu 1 (trang 86, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ, chú ý những từ ngữ miêu tả âm thanh, màu sắc

Lời giải chi tiết:
-
Âm thanh: rộn rã, náo nhiệt kết hợp cùng những gam màu tươi sáng, rực rỡ => vẻ đẹp của mùa thu với sự sinh động, có hồn và tràn ngập sức sống.
- Từ ngữ: “tràn ngập nỗi mong manh”, “kiệt sức hè”, “nắng nồng”, “rộn”, “ngậm”, “rong chơi”, “khoảng ngày xanh”...
- Hình ảnh: “tiếng chim đẩy khoảng ngày xanh sang mùa”; hình ảnh về “nắng”, hình ảnh “vườn chiều”, “mảnh trăng vàng”,...

Câu 2 (trang 86, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của bản thân về tình cảm của tác giả và cách thể hiện tình cảm ấy trong bài thơ.

Lời giải chi tiết:
Tác giả thể hiện sự giao cảm với thiên nhiên, nhìn thiên nhiên như một chủ thể. Tình cảm của tác giả được thể hiện gián tiếp qua cách miêu tả thiên nhiên

Câu 3 (trang 86, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ để xác định chủ đề

Lời giải chi tiết:
Chủ đề: Bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, sinh động khi thu sang, qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước của tác giả

Trên đây là bài soạn "Thu sang" của Đỗ Trọng Khơi. Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_​
Thêm
Thu sang - Quà tặng của thiên nhiên, Chân trời sáng tạo, Ngữ văn 7
503
0
0
Viết về thu, đã có bao áng thơ hay tuyệt tác nhưng có lẽ chỉ khi đến với Đỗ Trọng Khơi ta mới thấy được sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh của bức tranh thiên nhiên. Để hiểu hơn về tác phẩm "Thu sang", mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tác giả, tác phẩm "Thu sang"
I. Tìm hiểu chung
1. Bố cục

- Phần 1 (Hai câu thơ đầu): Dấu hiệu thu sang
- Phần 2 (Hai câu tiếp): Sắc vàng của thu
- Phần 3 (Hai câu tiếp): Sắc xanh thu sang
- Phần 4 (còn lại): Khu vườn chiều lúc sang thu

2. Nội dung chính
Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh của bức tranh thiên nhiên. Ta có thể thấy âm thanh ở đây vô cùng rộn rã, náo nhiệt kết hợp cùng những gam màu tươi sáng, rực rỡ. Qua đó thể hiện được rõ nét vẻ đẹp của mùa thu với sự sinh động, có hồn và tràn ngập sức sống.

II. Tác giả
1. Tiểu sử

- Đỗ Trọng Khơi (1960) tên thật là Đỗ Xuân Khơi
- Quê quán: làng Trần Xá, xã Văn Cẩm, huyện Hưng Hà (Thái Bình)
- Năm lên 8 tuổi, đang học lớp 1 thì bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp, dính khớp teo cơ và đến lớp 4 thì phải bỏ học vì bệnh nặng.
- Bệnh nặng, nằm một chỗ nhưng ông quyết không để tháng ngày trôi uổng phí, Đỗ Trọng Khơi bắt đầu một đời đọc sách

2. Sự nghiệp
- Đỗ Trọng Khơi bắt đầu sáng tác truyện, thơ, ca khúc từ cuối những năm 1980 và được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001.
- Ông đã có hàng chục tác phẩm thơ văn viết về hình tượng người chiến sĩ và các thể tài khác đăng trên các ấn phẩm của Bác Quân đội nhân dân, Tạp chí Văn nghệ Quân đội
- Các tác phẩm tiêu biểu: Con chim thiêng vẫn bay (năm 1992), Gọi làng (năm 1999), Cầm thu (năm 2002), ABC (năm 2009), Với tay ngắt bóng (năm 2010)… và tập truyện ngắn Ma ngôn (năm 2001), Hành trạng tâm linh (năm 2011); tập bình thơ (năm 2007)…
- Ông đạt nhiều giải thưởng văn học có giá trị.
Sơ đồ tư duy về tác giả Đỗ Trọng Khơi:
2022-08-24-145515.jpg


III. Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
-
In trong Tuyển tập thơ Việt Nam 1975-2000
b. Thể loại: thơ lục bát
c. Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả
d. Chủ đề: Bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, sinh động khi thu sang, qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước của tác giả

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung

Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh của bức tranh thiên nhiên. Ta có thể thấy âm thanh ở đây vô cùng rộn rã, náo nhiệt kết hợp cùng những gam màu tươi sáng, rực rỡ. Qua đó thể hiện được rõ nét vẻ đẹp của mùa thu với sự sinh động, có hồn và tràn ngập sức sống.
b. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm
- Hình ảnh thơ đầy màu sắc, tượng thanh phong phú
Sơ đồ tư duy về bài thơ Thu sang:

2022-09-05-110402.jpg

Trên đây là bài soạn tác giả, tác phẩm "Thu sang". Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_​
Thêm
Tác giả, tác phẩm "Thu sang"
544
0
1
"Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát" là tác phẩm nổi tiếng của Y Phương. Tác phẩm chính là những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả trước mùa phơi sân trước qua đó bộc lộ trực tiếp tình cảm yêu mến, suy nghĩ vấn vương về những kỉ niệm nơi đây. Để hiểu hơn về tác phẩm này, mời các bạn cùng tham khảo một số câu hỏi và câu trả lời dưới đây nhé!
Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát.png

Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

I. Chuẩn bị (trang 82, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:

Hãy chia sẻ lại trải nghiệm của em về đặc sản địa phương mình (Ví dụ: cốm, phở,...)
Gợi ý:
- Đó là đặc sản gì?
- Nêu nguồn gốc, thông tin ngắn gọn về món đặc sản đó
- Nêu cảm nhận của em khi trải nghiệm món ăn đặc sản đó

Lời giải chi tiết:
Gợi ý 1:

- Cốm là đặc sản lâu đời của Hà Nội.
- Mang hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ.
- Khi ăn cốm, phải ăn từng chút ít, thong thả, nhón từng chút một, không được phũ phàng. Cảm nhận cái tươi mát của lá non, cái chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc; thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một.

Gợi ý 2:
- Vải thiều thuộc vùng đất Thanh Hà, Hải Dương - một trong những đặc sản vô cùng nổi tiếng và đã được xuất khẩu cả trong nước và cả nước ngoài.
- Quả rất tròn và đều nhau, quả nào quả ấy cũng căng mọng nước.
- Khi cho vào miệng, từng thớ vải ngọt thanh như tan ra trong miệng mình
=> Đây thực sự là trải nghiệm em không bao giờ có thể quên trong những chuyến hành trình khám phá những đặc sản của tất cả các vùng miền

II. Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1 (trang 84, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ “Hạt dẻ rơi rơi rơi…vừa dày vừa cứng” và nêu suy nghĩ của bản thân về cảnh được tả
Lời giải chi tiết:
Em hình dung: hạt dẻ ở đây nhiều, tràn trề, đong đầy như mưa rơi, mang một vẻ đẹp như “bản nhạc mùa thu”.

Câu 2 (trang 85, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ “Ở những vùng núi cao…cười sung sướng”
Lời giải chi tiết:
Mối quan hệ gắn bó, gần gũi, thiên nhiên và con người hòa quyện, quấn quýt với nhau như những người bạn thân thiết, đồng hành suốt một đời

III. Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 (trang 85, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:

Đọc đoạn văn và tìm ra những từ ngữ, hình ảnh ấy

Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ, hình ảnh: Trên khắp đất nước ta, không đâu có giống mác lịch ngon ngọt và thơm bùi như ở Trùng Khánh; Cái đó thì ...vưỡn; Cốm trộn hạt dẻ là một thứ vật quý, dùng để khoản đãi quý nhân; Hạt dẻ rơi rơi như mưa màu nâu. Đó là bản nhạc mùa thu ở quê tôi không thể nào quên; Đó là điểm du lịch mang màu sắc, hương vị của tình yêu; Thật là tuyệt vời, khi được lang thang trong một khu rừng dẻ cực kì lãng mạn; Rừng dẻ khe khẽ hát như rang bởi đây đang là mùa lá đỏ; Nắng chiều quê tôi sánh vàng như mật bủa lấy rừng vàng

Câu 2 (trang 85, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của bản thân về cái tôi tác giả

Lời giải chi tiết:
Đó là một cái tôi tinh tế, độc đáo, mới lạ chứa đựng sự nhạy cảm với sự rung động về cảnh vật thiên nhiên, những sản vật tinh túy của đất trời

Câu 3 (trang 85, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:

Đọc văn bản, xác định chủ đề và nêu lý do

Lời giải chi tiết:
- Chủ đề: Tình cảm say mê, tự hào của tác giả đối với hạt dẻ, rừng dẻ và niềm mong muốn được giao hòa với thiên nhiên
- Em xác định dựa vào bố cục của văn bản.

Câu 4 (trang 85, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:

Dựa vào phần Tri thức Ngữ văn, chỉ ra những đặc điểm của tản văn thể hiện trong văn bản

Lời giải chi tiết:
- Chất trữ tình: văn bản thể hiện sự say mê, tự hào của tác giả đối với hạt dẻ, rừng dẻ.
- Cái tôi của người viết: thể hiện rõ nét qua tình cảm, thái độ, suy nghĩ
- Ngôn ngữ: sử dụng khẩu ngữ, từ láy, văn phong gợi hình, gợi cảm

Câu 5 (trang 85, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:

Sau khi đọc văn bản, trình bày suy nghĩ của bản thân

Lời giải chi tiết:
Sau khi đọc văn bản trên em thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, sản vật mà đất trời ban tặng cho mảnh đất Trùng Khánh. Có lẽ đây là một vẻ đẹp trù phú, đầy sức sống, mang hơi hướng lãng mạn và thơ mộng. Chắc hẳn mỗi nơi đều có một sản vật riêng để “những người con ở đó” cảm thấy tự hào, trân trọng và cảm xúc đó cũng được thể hiện qua văn bản trên. Đó chính là niềm tự hào, vui sướng, hạnh phúc khi đặc sản quê mình được coi là thứ đặc sản có một không hai

Trên đây là bài soạn "Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát". Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_​
Thêm
Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát
629
0
0
Y Phương là nhà thơ của dân tộc Tày nói riêng, thơ Việt Nam nói chung có thêm một giọng điệu mới, phong cách mới. Ông luôn tự hào là một người con của dân tộc Tày và ý thức sâu sắc về những giá trị văn hóa Tày. Đặc biệt qua tác phẩm “ Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” ta càng thấy rõ niềm tự hào, tình yêu quê hương mãnh liệt của Y Phương. Để hiểu hơn về tác giả, tác phẩm này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát.png

Tác giả, tác phẩm "Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát"

I. Tác giả
1. Tiểu sử

- Y Phương (sinh năm 1948) tên thật là Hứa Vĩnh Sước
- Quê quán: Trùng Khánh - Cao Bằng , ông là người dân tộc Tày.
- Ông nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại sở văn hóa và thông tin tỉnh Cao Bằng.
- Năm 1993 là chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng

2. Sự nghiệp
a. Tác phẩm chính

“Người hoa núi”, “Lời chúc”, “Đàn then”…
b. Phong cách nghệ thuật
Thơ ông thể hiện tâm hồn mạnh mẽ, chân thực và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi, mang đậm bản sắc vùng cao.
c. Giải thưởng
Năm 2007 ông được nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Đây quả là một giải thưởng cao quý rất xứng đáng với những gì ông đã cống hiến cho nền văn học nước nhà
Sơ đồ tư duy về nhà thơ Y Phương:

capture_3.PNG



II. Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ

- Trích Tháng Giêng - tháng Giêng một vòng dao quắm
b. Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến “…cốm trộn hạt dẻ là một thứ vật quý, dùng để khoản đãi quý nhân”): giới thiệu về vị ngon và giá trị của hạt dẻ Trùng Khánh
- Phần 2 (tiếp đến “…trên đầu mẹ có cả một rừng dẻ đang độ ngọt bùi…”): Ca ngợi vẻ đẹp và giá trị văn hóa, du lịch của rừng dẻ
- Phần 3 (còn lại): Ý nghĩa của mối tương giao giữa con người với tự nhiên
c. Thể loại: thể loại tùy bút
d. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung

Cái tôi tinh tế, độc đáo, mới lạ chứa đựng sự nhạy cảm với sự rung động về cảnh vật thiên nhiên, những sản vật tinh túy của đất trời
b. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ giàu cảm xúc
- Lối viết hấp dẫn, thú vị
- Cách triển khai ý kiến, lí lẽ mạch lạc, rõ ràng
Sơ đồ tư duy về văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát:

2022-08-23-115551.jpg


Trên đây là tác giả, tác phẩm "Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát". Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_​
Thêm
Tác giả, tác phẩm "Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát"
558
0
0
Y Phương - một tài năng đặc biệt, một nhà thơ độc đáo của dân tộc Việt Nam. Các tác phẩm của ông thể hiện tâm hồn mạnh mẽ, chân thực và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi, mang đậm bản sắc vùng cao. Trong đó không thể không kể đến "Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát". Để hiểu hơn về tác phẩm này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát.png

Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

I. Tóm tắt
Những ý chính của văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát:
- Theo tác giả, không đâu có giống mác lịch ngon ngọt và thơm bùi như ở Trùng Khánh
- Hạt dẻ Trùng Khánh nếu mang đi nơi khác trồng, sẽ cho mùi vị hoàn toàn khác lạ. Nó phụ thuộc vào thổ nhưỡng và người trồng
- Hạt dẻ Trùng Khánh thông thường mang hình tròn đều, thỉnh thoảng cũng có hạt méo mó, dị dạng.
- Hạt dẻ Trùng Khánh chỉ xuất hiện vào mùa thu
- Cốm trộn hạt dẻ là một phát minh mới của người anh rể tác giả, trở thành món ăn đặc sản, sang trọng
- Lí do hạt dẻ Trùng Khánh ngọt thơm bởi tay người trồng và bón chăm

II. Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến “…cốm trộn hạt dẻ là một thứ vật quý, dùng để khoản đãi quý nhân”): giới thiệu về vị ngon và giá trị của hạt dẻ Trùng Khánh
- Phần 2 (tiếp đến “…trên đầu mẹ có cả một rừng dẻ đang độ ngọt bùi…”): Ca ngợi vẻ đẹp và giá trị văn hóa, du lịch của rừng dẻ
- Phần 3 (còn lại): Ý nghĩa của mối tương giao giữa con người với tự nhiên

III. Nội dung chính
Văn bản là một văn bản văn xuôi ngắn gọn, mang tính trữ tình, tự sự, miêu tả sâu sắc về những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả trước mùa phơi sân trước. Qua văn bản, tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm yêu mến, suy nghĩ vấn vương về những kỉ niệm nơi đây.

Trên đây là tóm tắt, bố cục và nội dung chính tác phẩm "Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát". Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_
Thêm
Tóm tắt, bố cục và nội dung chính tác phẩm "Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát"
640
0
0
"Cốm Vòng" là tác phẩm nôi tiếng của Vũ Bằng thể hiện tình cảm yêu quý, trân trọng của tác giả đối với cốm và đối với văn háo của dân tộc cũng như cách sống đẹp, giàu văn hóa của người Hà Nội. Để hiểu hơn về tác phẩm này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
_Cốm vòng.png

Cốm Vòng

I. Chuẩn bị
Câu 1 (trang 78, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:

Kể lại trải nghiệm thực tế của em

Lời giải chi tiết:
- Em đã từng ăn cốm
- Mùi vị của cốm: dẻo, có vị ngọt nhẹ, mùi vô cùng thơm.

Câu 2 (trang 78, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:

Đọc nhan đề và dự đoán nội dung

Lời giải chi tiết:
Dự đoán 1: giới thiệu về cốm làng Vòng
Dự đoán 2: giới thiệu về cách làm cốm
Dự đoán 3: giới thiệu về nơi sản xuất ra cốm Vòng

II. Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1 (trang 78, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ “Đó là những cô gái” đến “có tiếng là sành ăn”

Lời giải chi tiết:
Em hình dung đó là những cô gái mộc mạc, ưa nhìn, “đầu trùm nón lá”.

Câu 2 (trang 80, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ “Người ta lấy mạ giã ra” đến “mùa xuân tươi tốt”

Lời giải chi tiết:
Để làm ra sản phẩm cốm, cần 6 công đoạn:
1. Ngắt lúa
2. Tuốt lúa
3. Đảo trong nồi rang
4. Xay, giã thóc
5. Sàng thóc
6. Hồ

II. Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 (trang 80, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:

Đọc các đoạn văn và tìm từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả từ đó cho biết đó là tình cảm, cảm xúc như thế nào

Lời giải chi tiết:
- Từ ngữ, hình ảnh: Cho ra; thanh lịch; biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi; phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng; nhai nhỏ nhẹ; ngẫm nghĩ; tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!
=> Tình cảm yêu mến, trân trọng, nâng niu từng hạt cốm; sự am hiểu, quý trọng, lưu giữ từng hương thơm của cốm

Câu 2 (trang 81, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:

Đọc văn bản và tìm các chi tiết sau đó nêu tác dụng

Lời giải chi tiết:
- Một số chi tiết đó là:
+ “Một ngày đầu tháng Tám...phơi phới”.
+ “Ta vừa nhai nhỏ nhẹ… vào lòng”

- Tác dụng: Hình ảnh thiên nhiên hiện ra rõ nét hơn, trở nên sinh động đồng thời thể hiện những tình cảm trân trọng nét đẹp văn hóa người Việt

Câu 3 (trang 82, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức văn bản, nêu cảm nhận của bản thân về tâm hồn nhà văn Vũ Bằng

Lời giải chi tiết:
Một tâm hồn tinh tế, bay bổng, thiết tha, ông có một tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc, sự trân trọng và nâng niu món ăn dân dã, bình dị của người dân Việt Nam

Câu 4 (trang 82, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:

Đọc văn bản, xác định chủ đề và nêu lý do

Lời giải chi tiết:
- Chủ đề: tình cảm yêu quý, trân trọng của tác giả đối với cốm và đối với văn háo của dân tộc cũng như cách sống đẹp, giàu văn hóa của người Hà Nội
- Em xác định dựa vào: nhan đề, từ ngữ, hình ảnh trong văn bản và cách triển khai các ý, các câu, các đoạn

Câu 5 (trang 82, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:

Dựa vào phần Tri thức Ngữ văn, chỉ ra những đặc điểm của tùy bút thể hiện trong văn bản

Lời giải chi tiết:
- Chất trữ tình: Cốm Vòng thể hiện tình cảm yêu quý, say mê, trân trọng của tác giả đối với vẻ đẹp của cốm, cửa văn hóa ẩm thực.
- Cái tôi của người viết: hiện ra rõ nét qua tình cảm, thái độ, suy nghĩ
- Ngôn ngữ: giản dị, sống động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình

Câu 6 (trang 82, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:
Hai câu hỏi trên là một sự phủ định để khẳng định tầm quan trọng trong của lá sen và rơm tươi trong việc gói cốm. Dường như tác giả đã biết được câu trả lời cho hai câu hỏi trên. Chỉ có dùng lá sen thì hương vị của cốm mới có thể giữ lại một cách trọn vẹn nhất. Bọc trong lá sen là những hạt cốm thơm ngon, dẻo quánh, bên ngoài được buộc bằng những cọng rơm tươi ở cây lúa tạo nên một sự dân dã, bình dị, quen thuộc mà không kém phần chắc chắn. Chính vì vậy, lá sen và rơm tươi là hai nguyên liệu quan trọng trong việc lưu giữ nét đẹp truyền thống nhất của cốm, không gì có thể thay thế được

Trên đây là bài soạn "Cốm Vòng". Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_​
Thêm
Cốm Vòng - Quà tặng của thiên nhiên, Ngữ văn 7, sách Chân trời sáng tạo
793
0
0
Vũ Bằng là cây bút trẻ của Việt Nam. Các sáng tác của ông giàu chất chữ tình, chất thơ, hướng vào biểu hiện nội tâm, hướng về phong cảnh thiên nhiên bốn mùa xứ sở; văn phong tràn đầy cảm xúc, cảm giác tinh tế.Để hiểu hơn về ông và tác phẩm "Cốm Vòng", mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
tác giả, tác phẩm Cốm vòng.png

Tác giả, tác phẩm "Cốm Vòng"

I. Tác giả
1. Tiểu sử

- Vũ Bằng (03/06/1913-07/04/1984), tên đầy đủ là Vũ Đăng Bằng. sinh tại Hà Nội
- Quê quán: làng Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
- Gia đình: cha mất sớm, Vũ Bằng ở với mẹ là chủ một tiệm bán sách ở phố Hàng Gai (Hà Nội) nên không bị thiếu thốn.

2. Sự nghiệp
- Ngay còn nhỏ đã say mê viết văn, làm báo. Năm 116 tuổi ông đã có truyện đăng báo, liền sau đó ông lao vào nghề văn, nghề báo với tất cả niềm say mê
- Năm 17 tuổi, ông xuất bản tác phẩm đầu tay Lọ Văn
- Ngay còn lúc rất trẻ, ông đã là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký toàn soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật và cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội, Sài Gòn…
- Phong cách sáng tác: trữ tình, giàu chất thơ, hướng vào biểu hiện nội tâm, hướng về phong cảnh thiên nhiên bốn mùa xứ sở; văn phong tràn đầy cảm xúc, cảm giác tinh tế.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Lọ Văn (tập văn trào phúng, 1931), Miếng ngon Hà Nội (bút kí, 1960), Miếng lạ miền Nam (bút kí, 1969), Thương nhớ mười hai (bút kí, 1972)...

II. Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ

- Thuộc chương 8 trong Miếng ngon Hà Nội (1952)
- Vài nét về tác phẩm Miếng ngon Hà Nội: là một tác phẩm bút ký tập trung giới thiệu mười lăm món ăn đặc sản của Hà Nội cũng như cảm nhận, tâm tình và kỷ niệm của tác giả với Hà Nội thông qua các món ăn.
b. Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến "sản xuất được cốm quý"): Giới thiệu về đặc sản cốm Vòng và truyền thống làm cốm của người làng Vòng
- Phần 2 (tiếp đến "tinh khiết và thơm tho lạ lùng"): Mô tả nguyên liệu và các công đoạn chế biến công phu để ra được sản phẩm cốm Vòng
- Phần 3 (còn lại): Những suy tư, cảm nhận của tác giả về cốm, từ đó nhấn mạnh sự trân trọng, nâng niu cốm chính là trân trọng nâng niu công sức của đất trời, của con người.
c. Thể loại: tùy bút
d. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung

Qua văn bản, ta thấy tâm hồn của nhà thơ Vũ Bằng là một tâm hồn tinh tế, bay bổng, thiết tha, ông có một tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc, sự trân trọng và nâng niu món ăn dân dã, bình dị của người dân Việt Nam

b. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ giàu cảm xúc
- Lối viết hấp dẫn, thú vị
- Cách triển khai ý kiến, lí lẽ mạch lạc, rõ ràng

Trên đây là một số nội dung chính về tác giả và tác phẩm "Cốm vòng". Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_​
Thêm
Tác giả, tác phẩm "Cốm Vòng"
438
0
0
Khi nhắc tới cốm làm cho người đọc liên tưởng đến một món ăn đồng quê thanh nhã mang đậm những hương vị đồng quê,không những vậy nó khiến chúng ta không thể không nghĩ đến hình ảnh Hà Nội với những ngọn gió heo may mỗi khi thu về. Hiểu được những hương vị độc đáo của cốm, nhà thơ Vũ Bằng đã dùng ngòi bút của mình viết nên tác phẩm "Cốm Vòng". Để hiểu hơn tác phẩm này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tóm tắt, bố cục và nội dung chính tác phẩm Cốm vòng.png

Tóm tắt, bố cục và nội dung chính tác phẩm "Cốm Vòng"

1. Tóm tắt
Những ý chính của văn bản Cốm Vòng:
- Cốm và hồng nhìn tương phản nhưng thực chất khi ăn cùng lại nâng vị ngon của nhau lên
- Hình ảnh những cô gái làng Vòng đi bán cốm thật mộc mạc, bình dị
- Thôn Vòng Hậu và Vòng Sở ở Làng Vòng chính là nơi sản xuất ra cốm
- Cách làm cốm:
+ Cốm nguyên là cái hạt non của “thóc nếp hoa vàng”. Lúa ngắt ở cánh đồng về, phải tuốt cho những hạt thóc rơi ra.
+ Những người đàn bà làng Vòng khéo léo đảo cốm, hay giã cốm cũng đều tay.
+ Thóc giã ra rồi sàng, rồi hồ cốm và cuối cùng được trình bày trên lá chuối, lá sen để đem đi bán.
- Người thưởng thức cốm cũng phải thật tinh tế.

2. Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến "sản xuất được cốm quý"): Giới thiệu về đặc sản cốm Vòng và truyền thống làm cốm của người làng Vòng
- Phần 2 (tiếp đến "tinh khiết và thơm tho lạ lùng"): Mô tả nguyên liệu và các công đoạn chế biến công phu để ra được sản phẩm cốm Vòng
- Phần 3 (còn lại): Những suy tư, cảm nhận của tác giả về cốm, từ đó nhấn mạnh sự trân trọng, nâng niu cốm chính là trân trọng nâng niu công sức của đất trời, của con người.

3. Nội dung chính
Qua văn bản, ta thấy tâm hồn của nhà thơ Vũ Bằng là một tâm hồn tinh tế, bay bổng, thiết tha, ông có một tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc, sự trân trọng và nâng niu món ăn dân dã, bình dị của người dân Việt Nam

Trên đây là tóm tắt, bố cục, nội dung chính trong tác phẩm "Cốm Vòng". Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_​
Thêm
Tóm tắt, bố cục và nội dung chính tác phẩm "Cốm vòng"
  • Like
Reactions: QuangNhat
356
1
0

Trang cá nhân

Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Hiện tại có cuộc thi nào không các bạn
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. hưnga @ hưnga:
    cho em hỏi xu có những tác dụng gì ạ
Top