Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 7 trang 126 Tập 1 sẽ giúp các bạn trả lời các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 7 một cách đầy đủ, chính xác nhất giúp cho bài học trên lớp được thuận lợi.

Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 7 trang 126 Tập 1 KNTT.png

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 126 Ngữ văn 7 Tập 1 - Kết nối tri thức​

Câu 1 (trang 126 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Kẻ bảng vào vở theo mẫu và điền các thông tin về hai văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt và Chuyện cơm hến:


Chuyện cơm hến
Thể loại​
Những hình ảnh nổi bật​
Đặc điểm lời văn​
Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả​
Trả lời:
Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt
Chuyện cơm hến
Thể loại​
Tùy bútTản văn
Những hình ảnh nổi bật​
- Hình ảnh về xuân HN đầu tháng giêng: có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh…
- Sua rằm tháng giêng: Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không còn mát xanh nhưng để lại một mùi hương man mác.
- Giới thiệu về đặc điểm trong thói quen ăn uống của người Huế- ăn cay.
- Giới thiệu về các nguyên liệu để làm món cơm hến.
- Hình ảnh nguyên liệu thứ mười ba: ngọn lửa.
Đặc điểm lời văn​
- Uyển chuyển, linh hoạt, như lời tâm tình với bạn đọc.
- Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất thơ và chất trần thuật.
Ngắn gọn, xúc tích như một cuộc trò chuyện với độc giả.
Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả​
Tác giả đã thể hiện tình yêu da diết với thiên nhiên của đất trời khi mùa xuân sang, tháng Giêng tới.- Thể hiện sự trân quý và tự hào về món ăn của quê hương xứ Huế, coi “một món ăn đặc sản cũng giống như là một di tích văn hóa”.
- Tác giả còn bày tỏ thái độ gay gắt khi có sự cải biến món ăn trở thành “giả mạo” và không giữ được nét xưa cũ. Món ăn cũng là một nét đẹp góp phần tạo nên nét đậm đà của bản sắc dân tộc.

Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm đọc một số tùy bút và tản văn viết về các đề tài cảnh sắc, ẩm thực. Chọn trong số đó một tác phẩm mà em thích nhất và trả lời các câu hỏi sau:​

a. Tác phẩm viết về vùng miền hay món ăn cụ thể nào?
b. Tác giả biểu lộ tình cảm, cảm xúc gì?
c. Những từ ngữ nào diễn tả tình cảm, cảm xúc của tác giả làm em xúc động?
d. Em thấy chi tiết nào thú vị nhất?

Trả lời:
Em thích nhất tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
a. Tác giả viết về vẻ đẹp của sông Hương ở xứ Huế.
b. Tác giả thể hiện tình yêu dạt dào, niềm tự hào đối với sông Hương, với kinh thành Huế.
c. Những từ ngữ diễn tả tình cảm, cảm xúc của tác giả khiến em xúc động là:
+ “một bản trường ca của rừng già”
+ “Sông Hương đã sống nửa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”.
+ “trở thành người mẹ phù sa của của một vùng văn hóa xứ sở”
+ “Sông Hương đã trở thành người tài nữ đánh đàn đêm khuya” …

Câu 3 (trang 126 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm đọc một số văn bản viết về những văn hóa truyền thống ở vùng miền trên đất nước Việt Nam hoặc nước ngoài.​

Trả lời:

Một số văn bản viết về những văn hóa truyền thống ở vùng miền trên đất nước Việt Nam hoặc nước ngoài là:
- Mùi của kí ức, Nguyễn Quang Thiều
- Nửa vòng trái đất uống một ly trà, Di Li
- Miếng ngon Hà Nội, Vũ Bằng.
- Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.

Xem các bài viết liên quan tới chủ đề Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 126 Tập 1 tại mục Màu sắc trăm miền
Thêm
Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 126 Tập 1
629
0
0
Soạn bài Trình bày ý kiến về vấn đề văn hoá truyền thống trong xã hội hiện đại - Kết nối tri thức sẽ giúp bạn soạn phần kiến thức về cách trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa nhất là khi giới trẻ được làm quen và tiếp cận nhiều với nền văn minh mới hiện đại và tiên tiến hơn, thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trở nên cần thiết hơn bất cứ khi nào hết.

Soạn bài Trình bày ý kiến về vấn đề văn hoá truyền thống trong xã hội hiện đại.png

Soạn bài Trình bày ý kiến về vấn đề văn hoá truyền thống trong xã hội hiện đại​

* Trình bày kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại​

- Ở phần Đọc, em đã được học các văn bản nói về những nét đẹp riêng của các vùng miền. Những nét đẹp đó gắn với đời sống sinh hoạt của người dân, thể hiện những giá trị văn hoá lâu đời của mỗi địa phương nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. - Tuy nhiên, những nét đẹp đó liệu có còn hiện diện và có ý nghĩa đối với cuộc sống của chúng ta ngày nay hay không? Trong những bài học trước, em đã được làm quen với cách trình bày ý kiến về các vấn đề trong đời sống. Tiếp nối nội dung nói và nghe đó, bài học này, em sẽ tập trình bày ý kiến riêng của mình về vấn đề văn hoá truyền thống trong xã hội hiện đại.

1. Trước khi nói​

a. Chuẩn bị nội dung nói​

- Hiện nay, trong bối cảnh đất nước đang hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, văn hóa truyền thống có nhiều cơ hội cũng như thách thức, nên văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
- Gợi ý một số vấn đề em có thể trình bày:
+ Thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại
+ Việc sử dụng các sản phẩm thủ công truyền thống trong đời sống sinh hoạt hàng ngày
+ Giới trẻ và việc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống
+ Trình bày ý kiến về việc mọi người thực hiện văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại
….
- Em tự lập đề cương cho bài nói

* Gợi ý dàn ý:​

I. Mở bài​

- Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng. Và ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ.

II. Thân bài​

- Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử….
- Qua những biểu hiện trên, có thể thấy rõ ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam là như thế nào?
- Xem xét nguyên nhân của vấn đề này phải nhìn ở cả 2 mặt: khách quan và chủ quan. Khách quan là sự tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Chủ quan là bản thân sự vận động trong tư duy của đối tượng: các thanh niên, thiếu niên đã quan tâm, suy nghĩ ở mức độ nào về vấn đề này.
- Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như vậy, thanh thiếu niên Việt Nam đang tác động như thế nào đến bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kết quả ra sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động.

- Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.

III. Kết bài​

- Bản sắc văn hoá là cái riêng của mỗi dân tộc. Giữ gìn cái riêng đó là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ.

b. Tập luyện​

2. Trình bày bài nói​

a. Mở đầu
b. Triển khai
c. Kết luận

3. Sau khi nói​

- Trao đổi về bài nói theo gợi ý, với vai trò người nói, người nghe.

* Bài mẫu tham khảo​

Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự ru nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mĩ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác:TẠI ĐÂY
Thêm
Soạn bài Trình bày ý kiến về vấn đề văn hoá truyền thống trong xã hội hiện đại
  • Love
Reactions: QuangNhat
445
1
2
Bản tường trình là một loại văn bản được tạo lập nên khi xảy ra một sự việc mang tích chất tiêu cực, gây hậu quả xấu cho một cá nhân, tổ chức hay toàn xã hội. Cùng Soạn bài Viết văn bản tường trình SGK Ngữ văn 7 bộ Kết nối tri thức để hiểu hơn về cách viết văn bản tường trình như thế nào cho đúng,

Soạn bài Viết văn bản tường trình.png

* Viết văn bản tường trình​

- Tường trình là một loại văn bản thông tin được dùng rất phổ biến trong đời sống. Nhiều khi chúng ta phải viết, đọc hay xử lí các văn bản tường trình về một vụ việc nào đó, nhằm giải quyết kịp thời, đúng đắn những vấn đề đáng tiếc nảy sinh.
- Do vậy, biết cách viết văn bản tường trình đẳng thể thức là điều mà mọi người đều phải quan tâm.

* Thể thức của văn bản tường trình:​

- Phía trên cùng văn bản ghi quốc hiệu và tiêu ngữ (chính giữa dòng).
- Tiếp đó, ghi địa điểm và thời gian viết tường trình (góc bên phải).
- Tên văn bản tường trình ghi chính giữa. Dòng trên ghi ba chữ BẢN TƯỜNG TRÌNH (chữ in hoa), dòng dưới ghi: Về việc.
- Dưới tên văn bản, ghi tên người hoặc cơ quan nhận bản tường trình sau cụm từ Kính gửi.
- Nếu thông tin về người viết tường trình (họ và tên, chức danh; chức vụ, đơn vị học tập, công tác,...), có thể bắt đầu bằng cụm từ Tôi tên là... hoặc Tôi là …
- Ghi nội dung chính: thuật lại vụ việc với đầy đủ thông tin về thời gian, địa điểm, những người có liên quan, nguyên nhân, diễn biến, hậu quả, người chịu trách nhiệm. - Ghi lời cam đoan về sự khách quan, trung thực của nội dung tường trình cùng lời hứa hoặc đề nghị đối với người (cơ quan) xử lý vụ việc.
- Sau cùng, người viết tường trình kí và ghi đầy đủ họ, tên.

Lưu ý: Nếu bản tường trình được viết tay, chú ý chừa lề hợp lí; không viết sát mép giấy bên trái, bên phải, không để phần trên trang giấy có khoảng trống quá rộng. Nếu bản tường trình được đánh máy, cần dùng khổ giấy A4, phông chữ tiếng Việt Times New Roman; cỡ chữ thường là 13 – 14; lề trang cách mép trên và mép dưới 20 – 25 mm, cách mép trái 30 – 35 mm, cách mép phải 15 - 20 mm...

* Phân tích bản tường trình tham khảo:​

- Quốc hiệu và tiêu ngữ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc​
- Địa điểm và thời gian viết bản tường trình:
+ Địa điểm: Hà Nội
+ Thời gian: ngày 22 tháng 9 năm 2020
- Tên văn bản tường trình: Bản tường trình về việc vi phạm nội quy nơi tham quan
- Người yêu cầu viết bản tường trình: Cô Lâm Thanh H
- Tên người viết tường trình: Trương Khánh Ng.
- Nội dung tường trình:
+ Thời gian xảy ra vụ việc: Sáng ngày 22 tháng 9 năm 2020
+ Địa điểm xảy ra vụ việc: Bảo tàng Dân tộc học
+ Nguyên nhân xảy ra vụ việc: Do người viết tường trình muốn có một bức ảnh chụp bên bộ quần áo dân tộc Dao nên đã bước qua dây chắn, vào khu vực cấm và sờ tay vào hiện vật
+ Hậu quả: Người viết tường trình đã làm hỏng một chi tiết trên trang phục
+ Người chịu trách nhiệm: Trương Khánh Ng.
- Cam đoan và cam kết: Trương Khánh Ng. cam đoan điều mình tường trình là đúng sự thật và cam kết không bao giờ tái phạm nữa.
- Kí tên hoàn tất bản tường trình: Trương Khánh Ng.

* Thực hành viết theo các bước​

1. Trước khi viết​

- Nếu định tường trình về một vụ việc có thật trong đời sống mà bản thân em có liên quan, cần hình dung lại mọi chuyện đã xảy ra theo những gì em biết và nhớ rõ.
- Nhớ chú ý cách tường trình của bản thân, thông qua việc tự đặt câu hỏi

2. Viết bản tường trình​

- Viết phần mở đầu theo đúng thể thức. Chú ý chứa khoảng cách rộng hơn giữa dòng ghi nơi, ngày tháng làm bản tường trình với những thông tin ngay phía trên và tiếp dưới đó.
- Tên văn bản tường trình phải thể hiện được nội dung khái quát nhất của vụ việc. Khi viết dòng này, cũng chú ý chứa khoảng cách trên, dưới hợp lí như khi viết dòng ghi địa điểm, thời gian làm bản tường trình ở trên.
- Đề tên người hoặc cơ quan nhận bản tường trình.
- Xưng danh với đầy đủ họ tên.
- Trình bày vụ việc ngắn gọn nhưng rõ ràng, đảm bảo có đủ các thông tin về thời gian, địa điểm, người liên quan, nguyên nhân, diễn biến và hậu quả để lại. Đặc biệt, cần nói rõ tư cách, trách nhiệm của em trong vụ việc.
- Nêu cam kết về tính trung thực của nội dung tường trình. Mẫu cầu thường dùng: Tôi xin cam đoan nội dung trình bày trên là trung thực, Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về điều mình đã viết;...
- Nêu lời hứa hoặc lời đề nghị.
- Kí và ghi đầy đủ họ tên ở phần dưới cùng, lệch góc phải trang giấy.

3. Chỉnh sửa bản tường trình​

- Dựa vào thể thức của văn bản tường trình, em tự rà soát và chỉnh sửa.

* Bản tường trình mẫu tham khảo​


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bình Phước, ngày 7, tháng 4, năm 2021​

BẢN TƯỜNG TRÌNH
(Về việc vi phạm nội quy nhà trường)​
Kính gửi: BGH Trường THPT Thị xã Bình Long
Họ tên em là: Nguyễn Văn T.
Sinh ngày: 29/3/2004
Nơi ở hiện tại: Tổ 1, khu phố a, phường b, tx X,tỉnh Y
Là học sinh lớp: 12D1 Trường THPT Thị xã Bình Long

Hôm nay, ngày 7 tháng 4 năm 2021 em viết đơn này nhằm tường trình về hành vi vi phạm nội quy nhà trường của em, cụ thể: Em đã không mặc đồng phục đúng quy định. Căn cứ theo nội quy của trường, em nhận thấy hành vi của mình đã vi phạm đến nội quy của trường và xứng đáng phải chịu kỷ luật theo Điều 7 của nội quy.

Em cam đoan những thông tin trong bản tường trình này là đúng sự thật. Em sẽ chịu phạt đúng như nội quy quy định và xin hứa sẽ không tái phạm!
Người viết tường trình
(Kí tên)
Nguyễn Văn T.​

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác liên quan tới chủ đề Soạn bài Viết văn bản tường trình tại: Màu sắc trăm miền
Thêm
Soạn bài Viết văn bản tường trình
  • Like
Reactions: QuangNhat
430
1
1

Xuân Hòa

Thành Viên
26/7/21
156
154
43,000
Xu
1,660,339

Hiểu thêm về Văn bản tường trình​

Bản tường trình là gì?​

- Bản tường trình là một loại văn bản được tạo lập nên khi xảy ra một sự việc mang tích chất tiêu cực, gây hậu quả xấu cho...
 
Mỗi mùa Xuân sang, trên khắp các bản làng của dân tộc Tày, người dân lại tưng bừng, rộn ràng đón chờ ngày hội Lồng tồng. Lễ hội nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, nhà nhà khỏe mạnh, no ấm. Cùng Soạn bài Hội lồng tồng trong SGK Ngữ văn 7 để hiểu thêm về lễ hội này bằng cách đọc, trả lời trước các câu hỏi trong SGK nhằm phục vụ việc học trên lớp tốt hơn.

Soạn bài Hội lồng tồng.png

Lễ hội Lồng tồng cũng thường gọi là Lễ hội xuống đồng, là một lễ hội của dân tộc Người Tày, cũng là nét quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc như: Nùng, Dao, Sán Chỉ.... Được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Nơi tổ chức tại những ruộng tốt nhất, to nhất. Vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu, khẳng định lễ hội này có từ bao giờ. Nhưng chắc chắn rằng, khởi nguồn của lễ hội phải được sinh ra từ xã hội của người Tày khi đã sống thành làng bản quần cư trong cộng đồng.

Tìm hiểu tác giả - tác phẩm: Hội lồng tồng - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức​

I. Tác giả văn bản Hội lồng tồng

Trần Quốc Vượng – Lê Văn Hảo – Dương Tất Từ

II. Tìm hiểu tác phẩm Hội lồng tồng

1. Thể loại:

Hội lồng tồng thuộc thể loại văn thuyết minh

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Mùa xuân là mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật, cỏ cây. Giữa tiết trời ấm áp ấy, người dân rủ nhau đi hội, hành hương về cội nguồn, vui chơi và cầu mong cho mùa màng tốt tươi, cuộc sống hạnh phúc. Mùa xuân, với những phong tục lâu đời gắn liền trong nhân dân ta rất bền chặt. Mùa xuân chính là mùa hội tụ nhiều phong tục và lễ hội nhất.

Quyển sách “Mùa xuân và phong tục Việt Nam” do Trần Quốc Vượng, Lê Văn Hảo và Dương Tất Từ biên soạn sẽ đưa người đọc khám phá những khía cạnh khác nhau của phong tục và lễ hội vào mùa xuân ở nước ta. Sách do Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Phát hành năm 2006.

3. Phương thức biểu đạt:

Văn bản Hội lồng tồng có phương thức biểu đạt là thuyết minh.

4. Tóm tắt văn bản Hội lồng tồng:

Khi ngao du tìm hiểu về Hội mùa Tây Bắc, tác giả thuyết minh về hội lồng tồng ở vùng Việt Bắc, hội được mở từ sau tết Nguyên Đán đến tết Thanh minh.

5. Bố cục bài Hội lồng tồng:

Văn bản Hội lồng tồng có bố cục gồm 2 phần
- Phần 1 (từ đầu đến “một cách tài tình”): Giới thiệu về hội lồng tồng.
- Phần 2 (còn lại): Các hoạt động và ý nghĩa của hội lồng tồng.

6. Giá trị nội dung:

Bài văn thuyết minh về hội lồng tồng ở vùng Việt Bắc, hội được mở từ sau tết Nguyên Đán đến tết Thanh minh.

7. Giá trị nghệ thuật:

- Miêu tả chi tiết hội lồng tồng
- Kiến thức xã hội sâu sắc thể hiện qua ngôn ngữ thuyết minh của tác giả

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Hội lồng tồng

1. Giới thiệu về hội lồng tồng

- Thời gian tổ chức:
+ Sau tết Nguyên đán đến tết Thanh minh
- Địa điểm tổ chức:
+ Vùng Việt Bắc
- Vùng miền có lễ hội:
+ Tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang
- Phần cúng tế – lễ:
+ Người dân mang cỗ đến cúng thần nông
+ Sau khi cúng lễ, người ta ăn cỗ: thịt gà, thịt lợn, bánh chưng, …
- Phần vui chơi – hội:
+ Trò chơi dân gian: đánh vật, kéo co, thi bắn, múa sư tử, lượn lồng tồng, …

2. Các hoạt động và ý nghĩa của hội lồng tồng.

- Sản vật cúng tế trong hội lồng tồng có liên quan với tục mở hội xuống đồng và tục thờ thành hoàng – thần nông:
+ Những sản vật cúng tế như: thịt lợn, thịt gà, bánh chưng, hoa quả ở hội lồng tồng giống ở hội xuống đồng và tục thờ thành hoàng – thần nông
- Văn bản miêu tả những hoạt động của cư dân trong phần hội:
+ Trò chơi ném còn
+ Múa sư tử
+ Lượn lồng tồng
- Những hoạt động đó biểu thị những phẩm chất và khả năng của con người:
+ Vui vẻ, tinh tế, duyên dáng, nhạy bén, sáng tạo và khéo léo
- Người dân gửi gắm mong ước khi tổ chức hội lồng tồng, đó là: sự may mắn, tốt lành, ca ngợi cái đẹp của thiên nhiên, của mùa xuân, của tình yêu, của cuộc sống lao động.
→ Người viết thấu hiểu sâu sắc và yêu mến, trân trọng trò chơi dân gian lượn của hội lồng tồng.

Soạn bài Hội lồng tồng - Kết nối tri thức​

* Đọc văn bản​

* Sau khi đọc​

Nội dung chính:
Bài văn thuyết minh về hội lồng tồng ở vùng Việt Bắc, hội được mở từ sau tết Nguyên Đán đến tết Thanh minh.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:​

Câu 1 (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

- Thời gian tổ chức:
+ Sau tết Nguyên đán đến tết Thanh minh
- Địa điểm tổ chức:
+ Vùng Việt Bắc
- Vùng miền có lễ hội:
+ Tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang
- Phần cúng tế – lễ:
+ Người dân mang cỗ đến cúng thần nông
+ Sau khi cúng lễ, người ta ăn cỗ: thịt gà, thịt lợn, bánh chưng, …
- Phần vui chơi – hội:
+ Trò chơi dân gian: đánh vật, kéo co, thi bắn, múa sư tử, lượn lồng tồng, …

Câu 2 (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

- Sản vật cúng tế trong hội lồng tồng có liên quan với tục mở hội xuống đồng và tục thờ thành hoàng – thần nông:
+ Những sản vật cúng tế như: thịt lợn, thịt gà, bánh chưng, hoa quả ở hội lồng tồng giống ở hội xuống đồng và tục thờ thành hoàng – thần nông

Câu 3 (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

- Văn bản miêu tả những hoạt động của cư dân trong phần hội:
+ Trò chơi ném còn
+ Múa sư tử
+ Lượn lồng tồng
- Những hoạt động đó biểu thị những phẩm chất và khả năng của con người:
+ Vui vẻ, tinh tế, duyên dáng, nhạy bén, sáng tạo và khéo léo

Câu 4 (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

- Người dân gửi gắm mong ước khi tổ chức hội lồng tồng, đó là: sự may mắn, tốt lành, ca ngợi cái đẹp của thiên nhiên, của mùa xuân, của tình yêu, của cuộc sống lao động.

Câu 5 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

- Em thấy người viết thấu hiểu sâu sắc và yêu mến, trân trọng trò chơi dân gian lượn của hội lồng tồng.
Thêm
Soạn bài Hội lồng tồng
987
0
0
Bài soạn Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 116 Tập 1 sẽ giúp các bạn trả lời các câu hỏi trong SGK để có nguồn tư liệu đầy đủ, tin cậy giúp bạn đối chiếu với phần chuẩn bị đã làm, phục vụ học tập chính xác hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 116 Tập 1.png

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 116 Tập 1 - Kết nối tri thức​

* Từ ngữ địa phương
Từ ngữ địa phương là gì? Đó là loại từ ngữ được sử dụng chỉ ở bộ phận một hoặc một số địa phương nhất định. Nếu nói từ ngữ của địa phương thì có thể người dân của địa phương khác sẽ không hiểu vì nó không được dùng phổ biến trong toàn dân.

Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong câu văn sau, những từ ngữ nào có thể được xem là từ ngữ địa phương? Vì sao?​

Tất cả được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít…
Trả lời:
- Từ ngữ địa phương: thẫu, vịm, trẹc, o
- Vì những từ ngữ này chỉ được dùng ở vùng, miền nhất định: Miền Trung

Câu 2 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Liệt kê một số từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản Chuyện cơm hến. Những từ ngữ đó có nghĩa tương đương với những từ ngữ nào được dùng ở địa phương em hoặc trong từ ngữ toàn dân?​

Trả lời:
Từ ngữ địa phươngTừ ngữ toàn dân
- Bún tàu
- Nhiêu khê
- Trẹc
- Mè
- Lạt
-Duống
-Né
- Phỏng
- Túi mắt túi mũi
- Tui
-Xắt
- Nhiêu khê
-Thẫu
- Vị tinh
- môn bạc hà
- o
- Trụng
- Miến
- Phức tạp
- Cái mẹt, mâm
- Vừng
- Nhạt
- Đưa xuống
-Tránh
- Bỏng
- Tối mắt tối mũi
- Tôi
- Thái
- Lôi thôi, phức tạp
- Thẩu
- Bột ngọt
- cây dọc mùng
- cô
- Nhúng

Câu 3 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Cho biết tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến.​

- Tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến: Việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến có tác dụng khắc họa không khí, sắc thái riêng của Huế, miêu tả lối nói riêng của người Huế. Tính chất địa phương của bài tản văn góp phần tạo ấn tượng sâu đậm về Huế và văn hóa Huế. Nói về không gian văn hóa Huế bằng một số từ ngữ Huế thì sẽ nêu bật được sắc màu của Huế.

Câu 4 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu một số từ ngữ địa phương chỉ sự vật (người, cây cối, con vật,...) ở các vùng miền mà em biết và tìm từ ngữ toàn dân tương ứng​

Trả lời:
Từ ngữ địa phươngTừ ngữ toàn dân
- Thầy, tía, cha, ba
- Mô
- Trái thơm
- Cái chi
- Má, u, bầm, mạ
- Bá
- Tru
- Mần
-Bố
- Đâu
- Quả dứa
- Cái gì
- Mẹ
- Bác
- Trâu
- Làm

Xem các bài soạn văn 7 chủ đề Màu sắc trăm miền TẠI ĐÂY
Thêm
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 116 Tập 1
361
0
0
Chuyện cơm hến của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một tùy bút về món ăn đặc sản xứ Huế. Tất cả những tinh hoa trong món cơm hến đã được tác giả cảm nhận và ghi lại một cách tinh tế, thể hiện hồn cốt của chính nó trong đời sống nhân dân. Cùng VHT Soạn bài Chuyện cơm hến SGK Ngữ văn 7 bộ Kết nối tri thức để tìm hiểu về món ăn đặc sắc này cũng như ngòi bút văn chương hiếm thấy của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Văn bản Chuyện cơm hến

Người Huế ăn giống như học bài học cuộc đời, phải nếm đủ vị mặn, lạt, chua, cay, ngọt, bùi... không chê vị nào; lại còn tỏ ra thích thú với hai vị mà thiên hạ đều sợ là cay và đắng. Vườn Bắc cũng trồng mướp đắng, chỉ dùng trái chín đỏ độn thịt làm món hầm, còn trái xanh chỉ dùng...xoa sảy cho trẻ con. Người Huế thích dùng mướp đắng lúc còn xanh; nấu canh phải đuống nồi nước sôi xuống mới thả mướp vào để đảm bảo là đắng, lại còn bóp mướp sống làm món nộm, đắng một cách tuyệt vời! Có hôm tàu dừng ở ga Lăng Cô, thấy nấm tràm bán rẻ như cho không, tôi bèn hí hửng mua luôn một rổ làm quà cho chú bạn tôi ở Đà Nẵng, gọi là đặc sản xứ Huế. Cháo nấm tràm nấu ra ngon đến thế, nhưng chỉ có đám dân Huế sì sụp vừa húp vừa khen, còn bạn nhậu người Quảng đều né hết, vì đắng chịu không nổi. Hoá ra chỉ cách nhau một cái đèo Hải Vân mà thôi mà cách ăn uống của người Huế lạ đời đến thế!

Nhưng lạ nhất là thói ăn cay, đến nỗi chính tôi cũng không hiểu sao mình ăn cay đến như vậy. Người Huế có đủ cung bậc ngôn ngữ để diễn tả vị cay, bao gồm hết mọi giác quan, càng nói càng “sướng miệng”: cay phỏng miệng, cay xé lưỡi, cay điếc mũi, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi, cay điếc tai, cau điếc óc. Có thể nói rằng người Huế bắt đầu thực đơn hàng ngày bằng một tô bún bò “cay dễ sợ”, tiếp theo là một ngày cay “túi mắt túi mũi”, để kết thúc với tiếng rao “Ai ăn chè?”, một chén ngọt lịm trước khi ngủ.

Tôi xin giới thiệu một ngày “hạnh phúc trời hành” của dân Huế, tui bắt đầu bằng món cơm hến. Những món ăn Huế như bún bò, cháo lòng...bây giờ trở thành phổ biến khắp nước (dù đã mất đi bản chất cay của nó), chỉ món cơm Hến này không nơi nào có, Hà Nội, Sài Gòn cũng có vài ba quán Huế có cả cơm hến, tôi đã thử xem, đều toàn là nghêu xắt nhỏ, đâu phải là hến! Vậy thì, cơm hến là gì?

Trước hết, nói về cơm. Người Việt mình ăn cơm kiểu nào cũng phải nóng, duy chỉ cơm hến nhất thiết phải là cơm nguội. Hình như người Huế muốn bày tỏ một quan niệm rằng trên đời chẳng có một vật gì đáng phải bỏ đi, nên bày ra món cá lẹp kẹp rau mưng, và món cơm nguội với những con hến nhỏ lăn tăn làm sốt ruột người chế biến món ăn, gọi là cơm hến. Sau này ở Huế người ta bày thêm món bún hến, dùng bún thay cơm nguội. Tôi rất ghét những lối cải tiến tạp nham như vậy. Bún đã có bún bò, ai có giang sơn nấy, việc gì phải cướp bản quyền sáng chế của người khác. Vả lại, người Huế (Huế xưa, không phải bây giờ) rất kiên định trong “lập trường ăn uống” của mình. Tôi nghĩ rằng trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ la một yếu tố văn hoá hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản. Với tôi, một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hoá, cứ phải giống y như nghìn xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”!

Xin tiếp tục chuyện cơm hến. Hến ở Huế, ngon nhất là hến cồn, do đó cái gò nổi chiếm vị trí “tả thanh long” rất mực sang trọng trong Dịch Lý của kiến trúc kinh thành, dân chỉ gọi nôm na là Cồn Hến. Đáy sông quanh cồn có một lớp bùn sâu, là môi sinh màu mỡ của loài hến. Điều lạ là con hến, dù không có tay chân, nhưng khi thời tiết thay đổi làm dòng nước chảy mạnh, nó có thể lặn sâu xuống đáy bùn để khỏi bị nước cuốn đi. Dân cồn làm nghề xúc hến mỗi năm đều có lễ cúng hến vào tháng bảy, trên những con đò cờ xí rộn rịp, tiếng trống vang lừng. Người ta luộc hến xong đem ra sông đãi trong những chiếc rỗ lớn, tách vỏ, lấy riêng mặt hến đem đong chén bán cho những người làm cơm hến.

Mặt hến này là vị chủ của cơm hến, xào kèm theo bún tàu (miến), măng khô và thịt heo thái chỉ. Món thứ ba trong cơm hến là rau sống. Chỉ một nhúm thôi, nhưng rau sống này làm bằng thân chuối hoặc bắp chuối xắt mảnh như sợi tơ, trộn lẫn với môn bạc hà, khế và rau thơm thái nhỏ, có khi còn điểm thêm những cánh bông vạn thọ vàng, nhìn tươi mắt và có thêm mùi hương riêng.

Nước luộc hến được múc ra từ chiếc nồi bung bốc khói nghi ngút, bằng chiếc gáo làm bằng sọ dừa xinh xắn, cho vào đầy một cái tô đã gồm đủ cơm nguội, hến xào, rau sống và được gia thêm đủ vị đồ màu. Nước hến có giã thêm gừng, màu trắng đùng đục. Vâng, mê nhất cái màu đùng đục ấy, ăn cơm hến mà chê nước đục là...dại!

Bộ đồ màu của cơm hến là nhiêu khê nhất thiên hạ. Đây là bảng liệt kê các món gia vị mà tôi từng quan sát được ở một gánh cơm hến, chắc có thể coi là "lý tưởng", như sau: 1.Ớt tương, 2. Ớt màu, ớt dầm nước mắm, 3. Ruốc sống, 4. Bánh tráng nướng bóp vụn, 5. Muối rang, 6. Hạt đậu phụng rang mỡ, giã hơi thô thô, 7. Mè rang, 8. Da heo rang giòn, 9. Mỡ và tóp mỡ,10.V ị tinh. Tất cả được đựng trong những thẩu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù-u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít như là rây...nước thánh!

Hương vị bát ngát suốt đời người của tô cơm hến là mùi ruốc thơm dậy lên tận óc, và vị cay đến trào nước mắt. Người “máu” cơm hến vẫn chưa vừa lòng với vị cay sẵn có, còn đòi thêm một trái ớt tươi để cắn kêu cái rốp! Nước mắt đầm đìa, mồ hôi ròng ròng nhỏ giọt vào tô cơm, thế mà cứ sì sụp, xuýt xoa kêu “ngon, ngon!”; đi xa nhớ lại thêm tới đứt sợi tóc, ở nước ngoài về bay ra Huế để ăn cho được một tô cơm hến lấy làm hả hê, thế đấy, chao ôi là Huế!

Tôi nhớ lần ấy, chiều mưa râm ri cữ tháng mười một, tôi ngồi ăn cơm hến ở nhà Bửu Uỳ ở đường Hàng Me. Tôi vừa đi Tây về, suốt hai tuần ở cung đại hội các nhà văn, bữa ăn nào cũng toàn thịt, bơ, phó mát..., đến nỗi tôi thất kinh, nhiều ngày chỉ mang một trái mớ cây về phòng, ăn trừ bữa. Nhiều tuần lễ không có một hột cơm trong bụng, nghe tiếng rao cơm hến, tôi thấy xúc động tận chân răng. Đây là lần đầu tiên, tôi ăn một tô cơm hến bằng tất cả tâm hồn. Thấy chị bán hàng phải cho quá nhiều thứ trong bát cơm nhỏ, công thế mà chỉ bán có năm đồng bạc, tôi thấy làm ái ngại hỏi chị:

Lời lãi bao nhiêu mà chị phải công kỹ đến thế. Chỉ cần ba bốn thứ, vừa vừa thôi, có đỡ mất công không? Chị nhìn tôi với đôi mắt giận dỗi rất lạ: Nói như cậu thì... còn chi mà là Huế!

Chị gánh hàng đi, dáng gầy mỏng manh, chiếc áo dài đen cũ kỹ, chiếc nón cời và tiếng rao lanh lảnh, bây giờ tôi mới phát hiện thêm vị thứ mười lăm, là lửa. Vâng, một bếp lửa chắt chiu, ấp ủ đi trong mưa suốt mùa đông, bền bỉ theo bước chân người...


Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tìm hiểu tác giả, tác phẩm: Chuyện cơm hến - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức​

I. Tác giả văn bản Chuyện cơm hến

- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937, quê ở Quảng Trị, sống và làm việc nhiều năm ở Huế.
- Những sáng tác của ông toát lên cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là Huế. Trong mảng tản văn, nhà văn thể hiện vốn văn hoá sâu rộng, cách tiếp cận đời sống độc đáo, tâm hồn nhạy cảm, ngòi bút tài hoa, cái tôi công dân giàu trách nhiệm với xã hội.
- Một số tác phẩm chính của Hoàng Phủ Ngọc Tường: Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1984), Huế - Di tích và con người (2001), Miền cỏ thơm (2007),...

Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.png
(Chân dung tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường)

II. Tìm hiểu tác phẩm Chuyện cơm hến

1. Thể loại:

Chuyện cơm hến thuộc thể loại tùy bút

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Tác phẩm Chuyện cơm hến được trích trong “Huế - Di tích và con người” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, xuất bản năm 2001.

3. Phương thức biểu đạt:

Văn bản Chuyện cơm hến có phương thức biểu đạt là tự sự

4. Người kể chuyện:

Văn bản Chuyện cơm hến được kể theo ngôi thứ nhất

5. Tóm tắt văn bản Chuyện cơm hến:

Bài văn giới thiệu về món cơm Hến đặc sản của Huế cùng tình cảm mà tác giả dành cho món ăn quê hương mình.

6. Bố cục bài Chuyện cơm hến:

Chuyện cơm hến có bố cục gồm 2 phần
- Phần 1 (từ đầu đến “những “đồ giả””): Món cơm hến, đặc sản xứ Huế
- Phần 2 (còn lại): Món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa của Huế

7. Giá trị nội dung:

Bài văn giới thiệu về món cơm Hến đặc sản của Huế cùng tình cảm mà tác giả dành cho món ăn quê hương mình.

8. Giá trị nghệ thuật:

- Ngôn ngữ đậm chất vùng miền
- Thuyết minh chi tiết, không chỉ để giới thiệu về một món ăn mà như đang bày tỏ lòng mình, kể cho người đọc nghe về món cơm hến đậm đà bản sắc dân tộc.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chuyện cơm hến

1. Món cơm hến, đặc sản xứ Huế
- Một món ăn bình dân:
+ Nguyên liệu cơm hến bình dân: hến, bún tàu, rau sống
+ Gia vị: ớt, ruốc, bánh tráng, muối rang, đậu phụng, …
- Món cơm hến cho thấy đặc điểm trong phong cách ăn uống của người Huế:
+ Ăn cơm hến phải nguội vì: trên đời chẳng có một vật gì đáng phải bỏ đi
+ Tính bảo thủ để bảo toàn di sản: món ăn đặc sản
- Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn
- Tác giả còn bàn tới những điều xung quanh món cơm hến:
+ Trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa quan trọng để bảo toàn di sản
+ Món ăn đặc sản cũng giống như di tích văn hóa, mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”

2. Món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa của Huế
- Mọi ý đồ cải tiến như cải tiến di tích văn hóa đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”
→ Cơm hến cũng giống như một di tích văn hóa.
- Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em suy nghĩ về ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa của cư dân bản địa:
+ Tác giả thắc mắc khi thấy chị làm cơm hến rất tỉ mẩn, công phu mà chỉ bán có “năm trăm đồng bạc”, tác giả kêu chị làm kĩ như vậy làm gì cho mất công
+ Chị bán hàng giận dỗi: “Nói như cậu thì … còn chi là Huế”
→ Đây chính là ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của cư dân bản địa, dù bán suất cơm hến lời lãi không nhiều nhưng họ không bỏ qua bước nào, vẫn cẩn thận, tỉ mẩn làm đủ các bước cho món ăn đặc sản này.

- Lời tác giả như đang trò chuyện với bạn đọc, thể hiện qua những từ ngữ:
+ Tôi xin giới thiệu
+ Vậy thì cơm hến là gì?
+ Tôi nghĩ rằng
+ Xin tiếp tục chuyện cơm hến

- Cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến: Một con người yêu quê hương, hiểu rõ và muốn bày tỏ lòng mình, kể cho người đọc nghe về món cơm hến đậm đà bản sắc dân tộc
Soạn bài Chuyện cơm hến.png

Soạn bài Chuyện cơm hến​

* Trước khi đọc​

Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của cộng đồng người Việt và các dân tộc thuộc Việt trên đất nước Việt Nam. Tuy có ít nhiều sự khác biệt, ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nhưng đã tương đối phổ thông trong cộng đồng người Việt.

Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

Dê núi Ninh Bình là tên thường gọi của các món đặc sản ẩm thực được chế biến từ thịt dê sống ở miền núi đá vôi của người Ninh Bình như tái dê, lẩu dê, dê xào, dê nướng, dê né, dê hấp, dê hầm... Cùng với cơm cháy Ninh Bình, Dê núi Ninh Bình có mặt trong "Top 50 món ăn đặc sản người Việt Nam" do Trung tâm kỷ lục Việt Nam xác lập ngày 7.9.2012.

* Đọc văn bản: Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:​

1. Theo dõi: Chú ý nét riêng trong khẩu vị của người Huế​

- Phải nêm đủ vị mặn, lạt, chua, cay, ngọt bùi

2. Suy luận: Tác giả là người vùng nào? Chi tiết nào cho thấy điều đó​

- Tác giả là người Huế
- Chi tiết: Người Huế có đủ cung bậc ngôn ngữ để diễn tả vị cay, …

3. Theo dõi: Chú ý câu văn nêu ý kiến riêng của tác giả về món ăn đặc sản​

- “Với tôi, một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa, cứ phải giống y như ngày xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”

4. Theo dõi: Chú ý các nguyên liệu làm cơm hến​

- Hến, bún tàu, măng khô, thịt heo thái chỉ, rau sốngg, môn bạc hà, khế, rau thơm, giá trần, bông vạn thọ vàng

5. Theo dõi: Chú ý vị thứ mười lăm của cơm hến​

- Vị thứ mười lăm của cơm hến là lửa

* Sau khi đọc​

Nội dung chính:
Bài văn giới thiệu về món cơm Hến đặc sản của Huế cùng tình cảm mà tác giả dành cho món ăn quê hương mình.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:​

Câu 1 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

- Chi tiết cho em thấy cơm hến là món ăn bình dân:
+ Nguyên liệu cơm hến bình dân: hến, bún tàu, rau sống
+ Gia vị: ớt, ruốc, bánh tráng, muối rang, đậu phụng, …

Câu 2 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

- Món cơm hến cho thấy đặc điểm trong phong cách ăn uống của người Huế:
+ Ăn cơm hến phải nguội vì: trên đời chẳng có một vật gì đáng phải bỏ đi
+ Tính bảo thủ để bảo toàn di sản: món ăn đặc sản

Câu 3 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

- không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn
- Tác giả còn bàn tới những điều xung quanh món cơm hến:
+ Trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa quan trọng để bảo toàn di sản
+ Món ăn đặc sản cũng giống như di tích văn hóa, mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”

Câu 4 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

- Theo em, tác giả cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa” vì:
+ Mọi ý đồ cải tiến như cải tiến di tích văn hóa đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”

Câu 5 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

- Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em suy nghĩ về ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa của cư dân bản địa:
+ Tác giả thắc mắc khi thấy chị làm cơm hến rất tỉ mẩn, công phu mà chỉ bán có “năm trăm đồng bạc”, tác giả kêu chị làm kĩ như vậy làm gì cho mất công
+ Chị bán hàng giận dỗi: “Nói như cậu thì … còn chi là Huế”
→ Đây chính là ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của cư dân bản địa, dù bán suất cơm hến lời lãi không nhiều nhưng họ không bỏ qua bước nào, vẫn cẩn thận, tỉ mẩn làm đủ các bước cho món ăn đặc sản này.

Câu 6 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

- Những từ ngữ:
+ Tôi xin giới thiệu
+ Vậy thì cơm hến là gì?
+ Tôi nghĩ rằng
+ Xin tiếp tục chuyện cơm hến

Câu 7 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

- Em cảm thấy tác giả là một người yêu quê hương, thấu hiểu sâu sắc về món ăn đặc sản của quê hương mình. Chính vì thế ông viết tản văn “Chuyện cơm hến” không chỉ để giới thiệu về một món ăn mà như đang bày tỏ lòng mình, kể cho người đọc nghe về món cơm hến đậm đà bản sắc dân tộc

* Viết kết nối với đọc: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em sống.​

Đoạn văn tham khảo:​

Quê em ở Nha Trang. Nhà em cách biển không xa. Những đêm trăng đẹp, em thường được cha mẹ cho ra ngắm biển. Biển quê em đẹp tuyệt vời trong những đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm dát vàng khổng lồ. Xa xa, ánh đèn trên những chiếc thuyền câu lúc ẩn lúc hiện như những ánh sao trong đêm. Trên bãi biển, những du khách đang thả bước một cách thanh bình. Họ như muốn tận hương vẻ đẹp kì diệu của đêm trăng. Một vài bạn nhỏ đang chơi đùa dưới ánh trăng với những trò như cút bắt, trốn tìm. Chơi hết buổi tối mà em cũng chưa muốn về vì luyến tiếc vẻ đẹp của nó.

Xem thêm các bài viết liên quan tới chủ đề Soạn bài Chuyện cơm hến tại mục:

Màu sắc trăm miền

Thêm
Soạn bài Chuyện cơm hến
1K
0
0
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 110 Tập 1 bộ Kết nối tri thức sẽ giúp các bạn giải bài tập trong SGK chi tiết, rõ ràng, giúp bạn có thể đối chiếu kết quả, soạn bài trước cho phần học trên lớp thuận lợi.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 110 Tập 1.png

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 110 Tập 1​


* Dấu câu:​

Câu 1 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

(1) Công dụng của dấu gạch ngang trong các câu văn trên là:
a. Công dụng của dấu gạch ngang: Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích
b. Công dụng của dấu gạch ngang: Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích
(2) Theo em, nếu không có các cụm từ được tách ra bởi dấu gạch ngang thì nội dung của những câu văn trên sẽ không rõ ràng, dễ hiểu như khi có dấu gạch ngang để đánh dấu phần chú thích.

* Biện pháp tu từ​

Câu 2 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

a.
- Biện pháp tu từ so sánh: yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần
- Điểm tương đồng giữa các đối tượng được so sánh với nhau: Đôi mày tương đồng với trăng
- Ý nghĩa của sự tương đồng: Giúp câu văn trở nên sinh động, gợi cảm hơn
b.
- Biện pháp tu từ so sánh: trời sáng lung linh như ngọc
- Điểm tương đồng giữa các đối tượng được so sánh với nhau: trời sáng – ngọc
- Ý nghĩa của sự tương đồng: Giúp câu văn trở nên sinh động, gợi cảm hơn

Câu 3 (trang 111 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

a.
- Biện pháp tu từ: Nhân hóa: đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động
- Tác dụng: Giúp câu văn trở nên sinh động, có hồn hơn
b.
- Biện pháp tu từ: Nhân hóa: con ong siêng năng
- Tác dụng: Giúp câu văn trở nên sinh động, có hồn hơn

Câu 4 (trang 111 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

a. Biện pháp tu từ: Điệp ngữ
b. Biện pháp tu từ đó còn được thể hiện ở những từ ngữ khác trong câu: thương
c. Tác dụng của biện pháp tu từ: Nhấn mạnh tình cảm dành cho mùa xuân

Câu 5 (trang 111 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

- Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh: Tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu văn
- Cách so sánh trong câu này khác với cách so sánh trong những câu văn ở bài tập 2: Nhấn mạnh, nâng cao hơn tính chất của sự vật, sự việc.

Bài viết liên quan tới chủ đề Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 110 Tập 1 các bạn có thể xem tại:

Màu sắc trăm miền

Thêm
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 110 Tập 1
730
0
0
Soạn bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt SGK Ngữ văn 7 bộ Kết nối tri thức sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin về tác giả Vũ Bằngtác phẩm Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt, đồng thời trả lời các câu hỏi trong SGK chi tiết và chính xác giúp các bạn học bài trên lớp tốt hơn.
Soạn bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt.png

Tìm hiểu tác giả tác phẩm​

I. Tác giả văn bản Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt​

- Vũ Bằng (1913-1984), sinh ra tại Hà Nội
- Ông là nhà văn và nhà báo đã sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí
- Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn vừa viết văn, vừa làm báo vừa hoạt động cách mạng
- Năm 2007, Vũ Bằng được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

II. Tìm hiểu tác phẩm Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt​

1. Thể loại:​

Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt thuộc thể loại tùy bút.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:​

- Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống ở vùng kiểm soát của Mĩ – Ngụy, xa cách quê hương đất Bắc. Nhà văn đã gửi gắm vào trong trang sách nỗi niềm thương nhớ da diết quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất
- Bài văn được trích từ thiên tùy bút “Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tùy bút “Thương nhớ mười hai”

3. Phương thức biểu đạt:​

Văn bản Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt có phương thức biểu đạt là miêu tả, kết hợp biểu cảm

4. Tóm tắt văn bản Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt:​

Văn bản "Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt" là lời của một người con xa quê hương, khao khát được đoàn tụ viết về mùa xuân trên mảnh đất Bắc. Trước tiên là những dòng suy nghĩ về quy luật chung của thiên nhiên, mùa xuân sau đó đi vào cảm nhận sâu sắc từng chi tiết mùa xuân của đất Bắc trên những phương diện: cảnh sắc, thời tiết, những lễ nghi, phong tục. Theo dòng cảm xúc đó, tác giả tiếp tục miêu tả lại không khí và sự thay đổi của mùa xuân sau ngày rằm tháng Giêng. Từ đó giúp người đọc cảm nhận được tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.

5. Bố cục bài Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt:​

Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt có bố cục gồm 3 phần
- Phần 1 (từ đầu đến “mê luyến tâm hồn”): Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với màu xuân
- Phần 2 (tiếp đó đến “mở hội liên hoan”): Cảnh sắc, không khí mùa xuân Hà Nội
- Phần 3 (còn lại): Cảnh sắc và không khí màu xuân sau ngày rằm tháng Giên

6. Giá trị nội dung:​

Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. Bài tùy bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả

7. Giá trị nghệ thuật:​

- Trình bày nội dung văn bản theo dòng cảm xúc lôi cuốn, say mê
- Lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh
- Có nhiều so sánh, liên tưởng độc đáo, giàu chất thơ

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt​

1. Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân​

- Ai cũng chuộng mùa xuân
- Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió
- Ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng
- Nghệ thuật: điệp ngữ
- Giọng văn: nhẹ nhàng, say đắm
⇒ Tình yêu mùa xuân là điều hiển nhiên, luôn tồn tại trong sâu thẳm trái tim mỗi người, đấy là một quy luật.

2. Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội​

- Thời tiết: mưa riêu riêu, gió lành lạnh
- Âm thanh:
+ Tiếng nhạn kêu trong đêm
+ Tiếng trống vọng chèo từ xa
+ Câu hát ân tình của cô gái đẹp
- Khung cảnh gia đình: bàn thờ, đèn nên, nhang trầm và tình cảm gia đình yêu thương, gắn bó
- Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh so sánh mới mẻ, sinh động, hấp dẫn diến tá ức sống của mùa xuân
+ Mùa xuân khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người
+ Mùa xuân thần thánh
⇒ Mùa xuân đã khơi dậy sức sống cho muôn vật, muôn loài và cho cả con người. Mùa xuân đất Bắc có những nét đặc trưng riêng mà không nơi nào có được. Tất cả được thể hiện trong tình yêu và nỗi niềm thương nhớ mùa xuân đất Bắc của tác giả

3. Cảnh sắc và không khí màu xuân đất Bắc sau ngày rằm tháng Giêng​

- Tết hết mà chưa hết hẳn, đào phai mà nhụy vẫn còn phong
- Có không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác
- Trời đã hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn
- Con người trở về với bữa cơm gia đình giản dị
- Các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc

Nội dung chính​

Qua ngòi bút của Vũ Bằng, mùa xuân ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng vừa đẹp, vừa mang đặc trưng riêng của một vùng đất có khi hậu, thời tiết khá đặc trưng cho tiết xuân, khí xuân. Đưa lại cho người đọc những rung cảm đặc biệt trước thiên nhiên, đất trời và gợi lên trong mỗi chúng ta một niềm mong nhớ về mùa xuân, mong nhớ về những nét đẹp của thiên nhiên cũng là cách làm cho tâm hồn của chúng ta thêm đẹp hơn.

Soạn bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

* Trước khi đọc​

Câu 1 (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

- Em biết những bài hát như:
+ Câu chuyện đầu năm
+ Ước nguyện đầu xuân
+ Mùa xuân đó có em
+ Đón xuân này nhớ xuân xưa
- Tranh ảnh về mùa xuân:

Câu 2 (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

- Em thích nhất là thời tiết và khung cảnh mùa xuân ở quê em: Thời tiết mùa xuân ấm áp, dễ chịu chứ không lạnh giá như mùa đông. Hoa đào, hoa mơ nở rực rỡ đầy cành tô điểm cho đời sức sống mới. Cây cối trút bỏ lớp áo xám xịt của mùa đông để nô nức đâm chồi, nảy lộc. Con đường làng em rộn ràng người đi lại: người đi chúc tết, đi hội làng, đi chợ xuân... ai nấy đầy vui mừng, rạng rỡ.

* Đọc văn bản​

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Kết nối: Có phải “ai cũng chuộng mùa xuân” không?​

- Đúng vì: “Tự nhiên như thế: Ai cũng chuộng mùa xuân”

2. Hình dung: Những loài cây sắp trổ lá, đơm hoa vào mùa xuân.​

- Những loài cây sắp trổ lá, đơm hoa vào mùa xuân:
+ Cây mai
+ Cây đào
+ Cây chổi mận

3. Hình dung: Không gian đặc trưng của mùa xuân ở miền Bắc.​

- Không gian đặc trưng của mùa xuân ở miền Bắc:
+ Có mưa riêu riêu
+ Gió lành lạnh
+ Có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh
+ Có tiếng trống chèo
+ Có câu hát huê tình

4. Theo dõi: Chú ý những cảm giác của tác giả trong mùa xuân​

- Những cảm giác của tác giả trong mùa xuân:
+ Thấy một cái thú giang hồ “êm ái”
+ “lòng mình say sưa”
+ “muốn phát điên”
+ “ngồi yên không chịu được”
+ Tim “trẻ hơn”, “đập mạnh hơn”
+ Thấy ai cũng muốn “yêu thương”
+ Lòng ấm lạ lùng
+ Lòng cảm như hoa nở, bướm ra ràng

5. Hình dung: Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp thời điểm sau rằm tháng Giêng​

- Tết chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong… nức một mùi man mác
- Mưa xuân thay cho mưa phùn
- Trên giàn hoa lím, ong đi kiếm nhị hoa
- Trên nền trời có làn sáng hồng hồng lúc tám, chín giờ

6. Hình dung: Khung cảnh đêm trăng tháng Giêng​

- Đêm xanh biêng biếc
- Có mưa dây
- Thấy rõ cánh sếu bay
- Trời rét một cách nên thơ
- Có những đêm không mưa, trời sáng lung linh và mười giờ tối trăng mọc cao lên đỉnh đầu

* Sau khi đọc​

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:​

Câu 1 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

- Chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội vào đầu tháng Giêng:
+ Cây mai, cây đào, cây chổi mận tràn đầy nhựa sống
+ Mưa riêu riêu, không khí lành lạnh
+ Có tiếng nhạn kêu trong đêm, tiếng trống chèo, câu hát huê tình

- Chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội sau rằm tháng Giêng
+ Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt như đầu Giêng nhưng nức một mùi hương man mác
+ Mưa xuân thay cho mưa phùn
+ Độ tám, chín giờ: nền trời sáng hồng hồng
+ Cuối tháng Giêng có những đêm trăng đẹp
- Chi tiết miêu tả không gian gia đình.
+ Đoàn tụ, êm đềm
+ Trên kính, dưới nhường
+ Bàn thờ Phật, Thánh, Tổ tiên khiến lòng ấm l

Câu 2 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

* Trong cái rét ngọt đầu xuân, sức sống của thiên nhiên và con người được khơi dậy:

- Con người
+ Thấy một cái thú giang hồ “êm ái”
+ “lòng mình say sưa”
+ “muốn phát điên”
+ “ngồi yên không chịu được”
+ Tim “trẻ hơn”, “đập mạnh hơn”
+ Thấy ai cũng muốn “yêu thương”
+ Lòng ấm lạ lùng
+ Lòng cảm như hoa nở, bướm ra ràng

- Thiên nhiên:
+ Con nai thấy nắng ấm thì “bò ra nhảy nhót”
+ Mầm non cây cối trỗi dậy

Câu 3 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

- Nhận xét:
+ Tác giả diễn tả lòng mình khi mùa xuân đến thật tinh tế, uyển chuyển: Đó là cái cảm giác vui mừng, phấn khởi, thấy lòng “say sưa”, “muốn phát điên”, “ngồi yên không chịu được” khi xuân đến.

Câu 4 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

- Tác giả đã triển khai bài tùy bút theo mạch chủ đề về mùa xuân bắt đầu từ “ai cũng chuộng mùa xuân”:
+ Tác giả đưa ra vấn đề: Ai cũng chuộng mùa xuân
+ Tiếp theo, tác giả giải thích lí do ai cũng chuộng mùa xuân vì cảnh đẹp, không khí đoàn tụ bên gia đình, …
+ Cuối cùng, tác giả bày tỏ cảm xúc yêu mùa xuân và miêu tả cảnh cuối tháng Giêng

Câu 5 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

- Trong đoạn trích, khi nói về mùa xuân, tác giả dùng các cụm từ như mùa xuân của tôi, mùa xuân thần thánh của tôi, mùa xuân của Hà Nội thân yêu.
- Cách viết này cho em hiểu tác giả là một người sống vui vẻ, lạc quan, yêu đời. Ông yêu quê hương và mùa xuân trên quê hương tha thiết.

Câu 6 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

- Em chọn câu: “Ấy đấy cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy”
- Theo em, đặc điểm đó của lời văn có tác động đến cảm nhận của người đọc: Giúp người đọc hình dung rõ hơn về cảm xúc yêu mùa xuân của tác giả.

* Viết kết nối với đọc: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân.

Đoạn văn tham khảo:

Thế là mùa xuân tươi đẹp đã tới. Đàn chim én từ đâu rủ nhau về, bay lượn khắp bầu trời. Chúng cất cao tiếng hót đón chào mùa xuân. Thoảng trong bầu không khí trong lành, làn mưa bụi quyện theo hoa xoan tím lớp lớp rơi đầy ngõ. Cũng có những ngày nắng xuân yếu ớt, ửng hồng, nhuộm vào cảnh vật. Hoa đào, hoa mơ nở rực rỡ đầy cành tô điểm cho đời sức sống mới. Cây cối trút bỏ lớp áo xám xịt của mùa đông để nô nức đâm chồi, nảy lộc. Con đường làng em rộn ràng người đi lại: người đi chúc tết, đi hội làng, đi chợ xuân... ai nấy đầy vui mừng, rạng rỡ. Mùa xuân đã mang lại cho thiên nhiên, đất trời bao điều kì diệu và tươi mới.
Thêm
Soạn bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt
1K
0
0
Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 7 trang 106 Tập 1 bộ Kết nối tri thức sẽ giúp các bạn tìm hiểu trước những tri thức căn bản về thể loại Tùy bút, tản văn, văn bản tường trình và ngôn ngữ vùng miền để chuẩn bị cho phần chủ đề Màu sắc trăm miền sắp tới đây.

Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 7 trang 106 Tập 1​

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 106  Ngữ văn 7 bộ Kết nối tri thức.png

1. Tuỳ bút​

- Tuỳ bút là một thể loại văn xuôi thuộc loại hình kí. Điểm tựa của tuỳ bút là cái tôi của tác giả. Qua việc ghi chép về con người, sự kiện cụ thể, có thực, tác giả tuỳ bút thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của mình. Tuỳ bút thiên về tính trữ tình, có thể kết hợp trữ tình, suy tưởng, triết lí, chính luận. Bố cục bài tuỳ bút khá tự do, được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định. Tuỳ bút không nhất thiết phải có một cốt truyện cụ thể hay nhân vật hoàn chỉnh. Ngôn từ của tuỳ bút giàu hình ảnh, giàu chất thơ.

2. Tản văn​

- Tản văn là thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc. Người viết tản văn thường dựa trên một vài nét chấm phá về đời sống để thể hiện tâm trạng, suy nghĩ, chủ kiến của mình. Tản văn khá tự do trong cách biểu hiện, có sự kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả, khảo cứu,... Ngôn từ của tản văn gần gũi đời thường, như lời chuyện trò, bàn luận, tâm sự.

Xem thêm bài viết: Tản văn là gì? Đặc trưng của tản văn, sự khác và giống nhau giữa tản văn, tự sự, ký sự là gì?

3. Văn bản tường trình​

- Văn bản tường trình là một loại văn bản thông tin được tổ chức theo thể thức riêng. có nội dung trình bày về một vụ việc đang cần được xem xét, làm rõ và giải quyết.

- Người viết tường trình là người có liên quan đến vụ việc, có trách nhiệm cung cấp thông tin xác thực theo phạm vi quan sát, nhận thức của mình cho cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó.

4. Ngôn ngữ vùng miền​

- Ngôn ngữ vùng miền (phương ngữ) là biến thể theo mỗi địa phương của một ngôn ngữ, được thể hiện chủ yếu trên các phương diện ngữ âm và từ vựng. Mỗi phương ngữ có những đặc điểm riêng về ngữ âm, thể hiện qua cách phát âm của người dân mỗi địa phương. Đặc biệt, trong mỗi phương ngữ bao giờ cũng có một số từ ngữ không có nghĩa tương đương trong ngôn ngữ toàn dân như nhút (phương ngữ Trung), chôm chôm (phương ngữ Nam) hoặc có nghĩa tương đương nhưng có hình thức ngữ âm khác biệt như cả quả, lợn, ngã (phương ngữ Bắc), cá tràu, heo, bổ (phương ngữ Trung), cá lóc, heo, té (phương ngữ Nam).

Xem các bài soạn văn phần Màu sắc trăm miền TẠI ĐÂY
Thêm
Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 7 trang 106 Tập 1
446
0
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
  2. hưnga @ hưnga:
    cho em hỏi xu có những tác dụng gì ạ
Top