Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Đọc tác phẩm của Phạm Duy Tốn chúng ta đều thấy những sáng tạo của tác giả trong cách kể chuyện để phản ánh những nội dung tư tưởng của mình. Do đó, khi phân tích, nên xuất phát từ cách kể chuyện, từ nghệ thuật kể chuyện của tác giả để khám phá những nội giá trị nội dung của tác phẩm.

- Trước hết là nhan đề của câu chuyện.

Nhan đề của tác phẩm có ý nghĩa khá quan trọng. Nó là cái tên của sản phẩm nghệ thuật. Các nhà văn khi sáng tác rất chú ý đặt tên cho đứa con tinh thần của mình. Nhan đề nhiều khi chính là sự đúc kết tư tưởng của tác phẩm, nó là chìa khóa giúp ta mở cánh cửa đi vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Văn bản Sống chết mặc bay rất độc đáo ở cách đặt nhan đề. Nó tạo được sự hấp dẫn, sự tò mò ở người đọc đối với nội dung câu chuyện. Nó phản ánh được nội dung tư tưởng của truyện. Sống chết mặc bay gợi lên thái độ không quan tâm, hờ hững, thờ ơ, vô trách nhiệm trước sự sống chết của người khác. Trong tác phẩm, những kẻ đã vô trách nhiệm với sự sống của người khác chính là bọn quan lại, đứng đầu là tên quan phủ lòng lang dạ thú, còn những người đang phải đối mặt với sự sống chết đó chính là những người dân lao động. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo, trong đó rõ nhất là ý nghĩa phê phán đã thể hiện ngay trong nhan đề của tác phẩm.

- Tiếp đến là nghệ thuật tạo tình huống truyện.

Người ta thường ví truyện ngắn giống như một khoảnh khắc, cho ta thấy một đời người, một nhát cắt ngang của một thân cây hay một khe hẹp, để nhìn ra thế giới. Tất cả những điều này cho thấy cách khám phá hiện thực đặc trưng của truyện ngắn. Nói như nhà văn Nguyên Ngọc: “Truyện ngắn điểm huyệt hiện thực bằng cách nắm bắt chúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt của cuộc sống hàng ngày. Nhìn chung, mỗi truyện ngắn bao giờ cũng được xây dựng trên một tình huống, khai thác tình huống ấy”. Tình huống sẽ bộc lộ được những quan hệ nhân sinh, quan hệ giữa các nhân vật hay trong chính bản thân của nhân vật. Trong truyện ngắn Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn đã tạo một tình huống là trong khi nhân dân hộ đê vất vả ngoài trời thì trong đình quan phủ và hệ thống quan lại phong kiến đang say sưa chơi bài. Đó là tình huống có tính chất đối lập, có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo cao. Truyện cứ phát triển theo diễn biến của cuộc chơi tổ tôm của viên quan phủ, cho đến khi ván bài ù cũng là lúc đê vỡ thì câu chuyện kết thúc. Tình huống truyện như vậy chính là nhát cắt của hiện thực đời sống, cho phép chúng ta nhận ra những mâu thuẫn đối lập trong hiện thực, những góc khuất trong quan hệ nhân sinh. Phân tích truyện chính là nương theo tình huống như thế để giải mã thông điệp nghệ thuật của tác giả gửi gắm trong tác phẩm.

- Chi tiết và nhân vật trong truyện ngắn là những yếu tố nghệ thuật cần đặc biệt chú ý.

Nhân vật trong truyện ngắn chính là những con người cụ thể được tác giả miêu tả và thể hiện. Có thể thấy nhân vật trong truyện hiện đại đã được khắc họa phong phú hơn, sinh động hơn so với các nhân vật trong truyện trung đại. Truyện Sống chết mặc bay tập trung khắc họa hình tượng nhân vật tên quan phủ. Nhà văn đã kết hợp miêu tả, kể, đối thoại để thể hiện nhân vật này. Những chi tiết miêu tả chỗ ở, điều kiện sinh hoạt, lề lối sinh hoạt, cách ngồi, tư thế của nhân vật này đã tố cáo bản chất ăn chơi sa đọa của hắn. Những chi tiết kể về thái độ, hành động của nhân vật, nhất là ngôn ngữ nhân vật đã vạch trần bộ mặt của hắn. Ta chú ý đến thái độ dửng dưng của hắn đối với mọi diễn biến bên ngoài, nhất là ngôn ngữ của hắn với bọn quan lại, tay sai và người dân. Nhất là chi tiết khi có người dân vào bẩm đê vỡ thật rồi, tên quan phủ đã “đỏ mặt tía tai”, quát tầm lên, không hề để ý đến nội dung thông báo mà chỉ để ý đến việc đảo lộn phép tắc nhà quan (Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?). Hành động vỗ tay xuống sập kêu to, miệng cười nói rổn rảng ng của hắn khi ù to mới thật là tàn nhẫn và vô nhân đạo biết bao. Nhân vật đã được khắc họa qua hành động, thái độ, ngôn ngữ đối thoại nên sinh động hơn và phong phú hơn.

- Cuối cùng là ngôn ngữ của tác phẩm.

Cần chú ý đến ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật. Tất nhiên, với các truyện ngắn đầu thế kỷ, ngôn ngữ nhân vật chưa được sắc nét và cá tính như trong các tác phẩm truyện ngắn đỉnh cao giai đoạn 1930 – 1945. Trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn ta có thể nhận thấy nét đặc biệt của ngôn ngữ người kể chuyện. Dường như có một người kể chuyện hiện lên rất rõ nét qua từng câu, từng chữ trong văn bản: “Tình cảnh trông thật là thảm. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. Ấy! Lũ con dân đang chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ,đem thân hèn yếu mà chống với mưa to nước lớn của trời, để bảo thủ lấy tính mạng, gia tài, thế thời nào quan cha mẹ ở đâu? Thưa rằng: đang ở trong đình kia….”. Giọng điệu của người kể chuyện khi thì đầy lo âu, thông cảm với hoàn cảnh nguy khốn của người dân, khi lại hết sức mỉa mai, căm phẫn với sự ăn chơi, nhẫn tâm, vô trách nhiệm của những kẻ làm quan lẽ ra phải chăm lo cho dân trong cảnh nước sôi lửa bỏng. Người kể chuyện ở đây không che dấu được thái độ, cảm xúc của mình đối với nhân vật và sự việc được kể.

Đặc điểm thứ hai của lời kể trong truyện ngắn này là chất biền ngẫu trong câu văn. Câu văn biền ngẫu du dương, có nhịp điệu chính là đặc điểm nổi bật của văn xuôi thời trung đại. Câu văn của Phạm Duy Tốn trong truyện ngắn này cũng vậy: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.Tình cảnh trông thật thảm”

“Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”
Câu văn thường dài, chia thành nhiều khúc đoạn ngắn, có cấu trúc mỗi tiết đoạn gần giống nhau. Do đó rất đăng đối, giàu nhịp điệu. Tuy nhiên, so với văn xuôi biền ngẫu thời trung đại, câu văn trong tác phẩm này đã khá sáng gọn, sinh động.

Ngôn ngữ nhân vật bao gồm các thành phần: ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại. Ngôn ngữ của nhân vật quan phụ mẫu trong tác phẩm Sống chết mặc bay chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm chưa phát triển. Nhưng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật được xây dựng đã có màu sắc, cá tính, góp phần thể hiện được bản chất của nhân vật. Điều đó được thể hiện ở những câu văn ngắn: “Mặc kệ!”, “Có ăn không thì bốc chứ?”, Ðê vỡ rồi!... Ðê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày… Có biết không... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?” … Giọng điệu nói chung là giọng quát, mắng, gắt. Ngôn ngữ đối thoại đã cho thấy bản chất hách dịch, độc ác, tàn bạo, thái độ vô trách nhiệm của quan phụ mẫu. Từ những phân tích trên, ta có thể thấy, khi phân tích tác phẩm truyện, không thể bỏ qua phân tích ngôn ngữ tác phẩm, nhất là lời kể và ngôn ngữ nhân vật.
Thêm
1K
0
0
Một số đề luyện tập, nhận định tác phẩm Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn và bài hướng dẫn làm đề.

ĐỀ SỐ 1: Nhận định về tác phẩm Sống Chết mặc bay của Phạm Duy Tốn, có ý kiến cho rằng: “Tên quan phủ lòng lang dạ thú ấy chính là hiện thân cho bản chất xấu xa, tàn bạo, vô nhân đạo của chế độ phong kiến thời bấy giờ.” Bằng hiểu biết của mình về tác phẩm Sống chết mặc bay ( Ngữ văn 7, tập 2), hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

* Hướng dẫn làm bài:

Về kỹ năng:

- Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh, lập luận chặt chẽ, bố cục hợp lí, hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp cơ bản.

- Quá trình phân tích tác phẩm có kĩ năng bám sát yêu cầu của đề bài. Phân tích cho điểm nhấn, hành văn trong sáng, không mắc lỗi …

Về kiến thức:

Thí sinh có thể trình bày, sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau:

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Phạm Duy Tốn, tác phẩm Sống chết mặc bay
- Giới thiệu quan phụ mẫu và nêu vẫn đề nghị luận ( Phải trích dẫn được vấn đề nghị luận).

2. Thân bài:

a. Nêu hoàn cảnh sáng tác; Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm.
b. Chứng minh nhận định bằng kiến thức tác phẩm:

*Tên quan phủ là một kẻ xấu xa, tàn bạo, vô trách nhiệm:

+ Đi hộ đê nhưng lại chọn ở trong đình cao ráo, an toàn (dẫn chứng) đối lập với cảnh dân hộ đê.
+ Mang theo những đồ dùng sang trọng, xa xỉ, kẻ hầu người hạ tấp nập. ( dẫn chứng)
+ Công việc chính của quan phủ không phải cùng dân hộ đê mà là đánh tổ tôm.

*Tên quan phủ là một kẻ vô nhân đạo, lòng lang dạ thú.

+ Bỏ mặc tính mạng người dân trước nguy cơ đê vỡ ( ham mê tổ tôm, bỏ ngoài tai khi có bẩm báo, gắt, quát, đe dọa..)
+ Thái độ hả hê sung sướng, mãn nguyện khi thắng bài mà đó cũng là đê vỡ, nhân dân rơi vào cảnh “ muôn sầu nghìn thảm”

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Thủ pháp tăng cấp và tương phản trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình xuất sắc mang ý nghĩa khái quát cao.

* Đánh giá:

- Truyện có có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc:
+ Lên án, phê phán tố cáo tên quan phụ mẫu lòng lang dạ sói.
+ Cảm thương cho số phận thê thảm của người dân.
- Nghệ thuật: tăng cấp và tương phản..

3. Kết bài:

- Khẳng định giá trị tác phẩm thông qua nhận định.
- Bày tỏ thái độ của người viết.


ĐỀ SỐ 2: Xung quanh một không gian hẹp nhưng “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn lại đề cập đến vấn đề xã hội to lớn: “đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội, thờ ơ vô trách nhiệm của bọn quan lại…”. Hãy chứng minh nhận định trên.

* Hướng dẫn làm bài:

1. Giới thiệu vấn đề:

- Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn được coi là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

- Có ý kiến cho rằng: “Xung quanh một không gian hẹp nhưng “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn lại đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại...”. Nhận xét này đã góp phần khẳng định giá trị của tác phẩm.

2. Giải thích, chứng minh, phân tích, bàn luận vấn đề

- Ý nghĩa nhan đề.

Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Câu tục ngữ phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những người con người mà mình phải có trách nhiệm.

- “Sống chết mặc bay” không phải để “tiền thầy bỏ túi” mà để các quan thoái thác trách nhiệm, “tự do” với cuộc ăn chơi của mình.

- Phân tích những chi tiết để lám sáng rõ nhận xét

+ Bối cảnh là một cuộc hộ đê của dân làng X… giữa mùa nước dâng cao. Không gian tác phẩm chỉ gồm hai địa điểm: đê và đình. Ngoài đê, dân tình hối hả, cực nhọc hộ đê. Trong đình, quan phụ mẫu và nha lại chơi đánh bài tổ tôm.

+ Không gian truyện rất hẹp nhưng hai đối tượng xã hội mà tác phẩm dựng lên lại là hai giai cấp tiêu biểu, vốn có những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội đương thời: nông dân và quan lại phong kiến.

+ Qua công việc hộ đê trong phạm vi một làng nhỏ, tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại…”.

+Trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt, trời tối đen như mực, nước sông Nhị Hà đang dâng lên, thế mà hàng trăm con người đang phải đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió để cố giữ lấy đê. Ngược lại hoàn toàn với cảnh đó cách đó vài trăm thước, trong đình đèn điện sáng trưng nhộn nhịp người đi lại, “quan phụ mẫu” uy nghi chễm chệ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài: “Một người quan phụ mẫu uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuộc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác.

+ Nhà văn đã dùng thủ pháp tương phản để đan xen hai hoàn cảnh: sự khốn khổ, điêu đứng của người dân và sự ung dung, an nhàn vô trách nhiệm của tên quan “phụ mẫu”.

+ Sự tài tình, khéo léo trong ngòi bút của tác giả thể hiện ở chỗ, hai hình ảnh hoàn toàn đối ngược với nhau tạo nên hai nghịch cảnh. Phép tăng cấp đã được sử dụng để miêu tả tình cảnh nguy ngập của khúc đê Chính điều này càng gây ra nỗi căm phẫn trong lòng người đọc. Trời càng lúc càng mưa to, đê càng lúc càng sụt lở nhiều, dân càng lúc càng đuối sức. Thì ở trong đình, ván bài của quan càng lúc càng hồi hộp, càng gần đến hồi “gay cấn”. Kết hợp với nghệ thuật tương phản là thủ pháp tăng cấp, Phạm Duy Tốn ép không gian truyện đến nghẹt thở. Cao trào của tác phẩm dâng lên khi có người nhà quê chạy vào run rẩy báo: “Đê vỡ mất rồi”, quan phụ mẫu không những không lo lắng mà còn lớn tiếng quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi tiếp tục thản nhiên đánh bài!

+Với ngòi bút sắc sảo khi nhà văn miêu tả cảnh dân – quan, ta thấy cuộc sống nhân dân khổ đến cùng cực, sự sống mong manh, bè lũ quan lại tiêu biểu là tên quan phụ mẫu thì vô trách nhiệm và lòng lang dạ thú đến tận cùng. Hiện thực ấy được thu nhỏ qua bức tranh hộ đê vô cùng gian khổ. Nhà văn cảm thông chia sẻ với cuộc sống thê thảm của người dân trong cảnh hộ đê và cảnh điêu linh của dân sau khi đê vỡ. Đó là sự tố cáo phê phán thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của bè lũ quan lại. Thái độ vô trách nhiệm ấy đã trở thành một tội ác đối với dân. Trong xã hội lúc bấy giờ, không phải chỉ có một mình tên quan phụ mẫu sống vô trách nhiệm với dân mà còn rất nhiều tên quan cũng thờ ơ với số phận của nhân dân giống tên quan phụ mẫu này. Xây dựng hình ảnh một tên quan phụ mẫu nhưng tác giả đã thay lời nhân dân tố cáo những tên quan lại vô lại làm hại dân hại nước đang tồn tại trong xã hội mà tác giả đang sống.

3. Kết thúc vấn đề:

- “Xung quanh một không gian hẹp nhưng “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn lại đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại…”. Ý kiến nhận xét đó đã khái quát được thành công về mặt nội dung tư tưởng của truyện ngắn hiện đại đầu tiên trong nền văn học nước nhà.

- Trong cuộc sống xã hội phong kiến xưa có rất nhiều những kẻ vô lương tâm, lòng lang dạ thú như tên quan phụ mẫu. Trong xã hội nay thì khác, nhà nước đã rất chú trọng đến đời sống nhân dân nhưng vẫn không ít kẻ vì lợi riêng mà mặc cho số phận, sinh mang của nhân dân. Và bởi vậy, có thể khẳng định rằng, giá trị hiện thực của truyện ngắn này vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa tới ngày nay.

- Có thể nói tác phẩm Sống chết mặc bay là lời tố cáo của nhân dân với xã hội phong kiến thối nát, tạo điều kiện cho những kẻ mất nhân tính tồn tại và gieo rắc nỗi khổ cho nhân dân. Tác giả đã thương cảm cho số phận của nhân dân phải chịu nhiều áp bức bóc lột.


ĐỀ SỐ 3: Hình ảnh người lao động qua “Những câu hát than thân” và truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn.

* Hướng dẫn làm bài:

1. Nội dung:

a/ Mở bài:

- Dẫn dắt, giới thiệu về hình ảnh người lao động trong văn học.
- Giới thiệu hai văn bản Những câu hát than thân và Sống chết mặc bay và nêu cảm nhận chung về hình ảnh người dân lao động.

b/ Thân bài:

* Khái quát chung: Các tác phẩm ra đời ở hai thời điểm và hoàn cảnh khác nhau nhưng đều gặp gỡ ở sự cảm nhận sâu sắc, tinh tế về hình ảnh, thân phận của người dân lao động với sự cảm thương, lo lắng, xót xa trước cuộc sống lầm than của họ trong xã hội cũ.

* Trước hết đó là hình ảnh người dân lao động được thể hiện sâu sắc trong chùm ca dao than thân.

- Số phận người nông dân nghèo khó lam lũ, lận đận được khắc họa qua hình ảnh con cò:

Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con?


Bằng biện pháp ẩn dụ kết hợp câu hỏi tu từ, cách sử dụng thành ngữ khéo léo, bài ca dao đã làm nổi bật nỗi vất vả, lận đận, truân chuyên của người nông dân trong xã hội xưa.

- Số phận người lao động gian khổ, nhọc nhằn, bị áp bức, bóc lột tàn tệ, chịu nỗi oan khuất không thể giãi bày:

+ Trước hết, hai chữ Thương thay được điệp lại bốn lần ở vị trí đầu câu lục là lời than cho những kiếp người khốn khổ, nhọc nhằn. Từ đó gợi lên giọng điệu đầy xót thương, oán trách.

+ Con tằm và lũ kiến li ti là hai hình ảnh ẩn dụ cho những thân phận nhỏ nhoi, sống âm thầm dưới đáy xã hội. Đó là những kiếp người suốt đời đầu tắt mặt tối bị bòn rút sức lực, kiếm ăn được mấy mà cả đời phải đi tìm mồi.

+ Hạc và con cuốc lại là ẩn dụ về những thân phận phải nếm trải nhiều oan trái, bi kịch cuộc đời. Hạc muốn lánh đường mây để tìm một cuộc sống khoáng đạt, để thỏa chí tự do nhưng chim cứ bay mỏi cánh giữa bầu trời với những cố gắng thật vô vọng. Con cuốc lại là biểu hiện của phận người với nỗi oan trái, bất công dù có kêu ra máu cũng không được lẽ công bằng nào soi tỏ.

=> Đánh giá: Với biện pháp nghệ thuật điệp ngữ và ẩn dụ, bài ca dao như một bức tranh sống động về nỗi khổ nhiều bề của người dân lao động trong xã hội cũ, qua đó, thể hiện niềm đồng cảm, xót thương, đồng thời lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công.

* Hình ảnh người dân lao động với trăm nỗi đớn đau còn thể hiện chân thực trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn:

- Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn được coi là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Với hai thủ pháp đặc sắc là tương phản và tăng cấp, tác giả đã làm sống lại cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân lao động dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.

- Trong tác phẩm, Phạm Duy Tốn đã đặt người dân vào bối cảnh: Ra sức vật lộn để giữ đê, giữ gìn tính mạng (học sinh lựa chọn chi tiết để phân tích). Đó là một cảnh tượng nhốn nháo, căng thẳng, cơ cực, khốn khổ và nguy hiểm vô cùng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc.

- Sự bất lực của sức người trước sức nước, sự yếu kém của thế đê trước sức mạnh ngày càng tăng của thiên nhiên thì thảm họa tất sẽ xảy ra: cảnh đê vỡ. Người dân rơi vào thảm cảnh, “kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết”.

=> Tác phẩm đã thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân lao động đồng thời lên án, tố cáo thái độ vô trách nhiệm, vô nhân tính của quan lại phong kiến với bản chất lòng lang dạ thú.

* Nhận xét chung:Qua hai văn bản, ta dễ dàng nhận thấy sự giao thoa trong cảm xúc của các tác giả. Nếu tác giả dân gian sử dụng hình thức lời thơ lục bát với giọng điệu xót xa, thương cảm cùng những hình ảnh mang tính biểu tượng thì Phạm Duy Tốn lại dùng lời văn cụ thể, sinh động với việc vận dụng khéo léo hai thủ pháp tương phản và tăng cấp. Sự cảm nhận và phản ánh của các tác giả thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm với lòng cảm thương, xót xa trước cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân lao động. Đó còn là lời phản kháng, lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, vô nhân tính.

c. Kết bài:

- Khái quát lại vấn đề và rút ra bài học.

2. Hình thức:

- Bài viết thể hiện rõ bố cục 3 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài.
- Diễn đạt mạch lạc trôi chảy, lập luận chặt chẽ, luận cứ đầy đủ, phù hợp, có liên kết mạch lạc.
- Chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, dùng từ...

3. Sáng tạo:

- Bài viết thể hiện được tính sáng tạo của bản thân người viết, sử dụng đa dạng các kiểu câu, lập luận sắc sảo, thuyết phục...
Thêm
1K
0
0
Phạm Duy Tốn sáng tác văn rất ít, chỉ có 4 tác phẩm. Tuy nhiên, ông vẫn được xem là một nhà văn có sức ảnh hưởng đến nền văn học Việt Nam. Ông được xem là người tiên phong mở lối cho giai đoạn thành tựu rực rỡ của nền văn học Việt Nam cách tân giai đoạn sau này. Bằng ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, những câu văn cảm thán xen lẫn những lời bình luận trong "Sống chết mặc bay", đặc biệt sự kết hợp khéo léo hai phép tương phản và tăng cấp tạo kịch tính cho câu chuyện, Phạm Duy Tốn đã làm nổi bật hình ảnh tên quan phụ mẫu vô trách nhiệm, vô lương tâm, lòng lang dạ thú, thể hiện thái độ mỉa mai châm biếm phê phán lên án sự táng tận lương tâm của bọn chúng trước sinh mạng của người dân. Đồng thời, tác giả còn phản ánh và thể hiện niềm cảm thương sâu sắc với tình cảnh khốn cùng, nghìn sầu muôn thảm của người dân do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của những kẻ cầm quyền gây nên.

TÌM HIỂU VĂN BẢN: SỐNG CHẾT MẶC BAY (Phạm Duy Tốn)

1. Tác giả

* Tiểu sử

- Nhà văn Phạm Duy Tốn sinh (1883 – 1924) tại Thành phố Hà Nội.
- Phạm Duy Tốn là một nhà văn tiên phong của văn học mới Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20. Ông có một số bút danh như Ưu Thời Mẫn, Đông Phương Sóc, Thọ A. Ông là cha của nhà văn, nhà báo Phạm Duy Khiêm và nhạc sĩ Phạm Duy.
- Nhà văn Phạm Duy Tốn từng viết bài cho 11 tờ báo khác nhau, trong đó có tờ Đông Dương tạp chí, với bút hiệu Ưu Thời Mẫn. Các tờ báo khác như, Trung Bắc tân văn, Lục tỉnh tân văn, Công thị báo, Nam phong, Nông cổ mín đàm, (bút hiệu Đông Phương Sóc), Thực nghiệp dân báo, Đăng cổ tùng báo, Đông Pháp thời báo...
- Trong lĩnh vực báo chí, Phạm Duy Tốn đã gây được dấu ấn mạnh mẽ với bài "Hoạn nạn tương cứu". Đây là một bài viết về trận lũ lụt ở Bắc Kì năm 1915 đã làm 60.000 người thiệt mạng. Sau bài báo này, đã có một hội từ thiện được thành lập để gây quỹ gửi cho người dân gặp nạn ở miền bắc.
- Nhà văn Phạm Văn Tốn qua đời ngày 25 tháng 2 năm 1924, tại nhà riêng ở số 54, đường Felloneau, Hà Nội.

*. Sự nghiệp văn học

Phạm Duy Tốn sáng tác văn rất ít, chỉ có 4 tác phẩm. Tuy nhiên, ông vẫn được xem là một nhà văn có sức ảnh hưởng đến nền văn học Việt Nam. Ông được xem là người tiên phong mở lối cho giai đoạn thành tựu rực rỡ của nền văn học Việt Nam cách tân giai đoạn sau này.

- Bực mình hay Câu chuyện thương tâm (Ðông Dương tạp chí số 55, Hà Nội, 1914)
- Sống chết mặc bay! (báo Nam Phong, Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 1918)
- Con người Sở Khanh (báo Nam Phong, Hà Nội, tháng 2 năm 1919)
- Nước đời lắm nỗi (báo Nam Phong, Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 1919)
- Tiếu lâm An Nam (bút danh Thọ An, hai tập, nhà xuất bản Ích Ký, Hà Nội, 1924).

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

- “Sống chết mặc bay” được sáng tác tháng 7 năm 1918, in trên báo Nam Phong số 18.
- Đây là tác phẩm được xem là thành công nhất của Phạm Duy Tốn

b. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “khúc đê này vỡ mất”): Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân
- Phần 2 (tiếp đó đến “Điếu, mày!”): Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm khi “đi hộ đê”
- Phần 3: Còn lại: Cảnh đê vỡ

c. Tóm tắt

Gần một giờ đêm nước sông Nhị Hà lên cao khúc Đêm làm ích của thích xem chừng Đúng thế lắm hai ba đoạn đã thẩm lậu nguy cơ vỡ đê đang đến rất gần trong khi những người dân đen đang từng giờ từng phút lấy chút sức tàn để cố giữ cho con dê khỏi vỡ thì quan phụ mẫu được giao trọng trách là hộ đê cứu dân lại đang cùng đám tay chân chơi bời cờ bạc hưởng thụ ở trong mình để dân sống chết mặc bay ai khi có người và báo tin đê vỡ ngày đe dọa cách cổ của tùy người báo tin ra ngoài và vẫn say sưa với bản sắc của to niềm vui tàn bạo phi nhân tính của viên quan khi được phổ thông Tôn chi này cũng là lúc đê vỡ dân chơi nhân dân lâm vào tình cảnh nghìn sầu muôn thảm

d. Giá trị nội dung và nghệ thuật

*. Nội dung

- Giá trị hiện thực: Phản ánh cuộc chống chọi với thiên tai của nhân dân lao động và bộ mặt vô trách nhiệm của bọn quan lại thời Pháp thuộc, bỏ mặc nhân dân đói rét, lầm than.
- Giá trị nhân đạo:
+ Phê phán, tố cáo thái độ bàng quan, thờ ơ, vô trách nhiệm của bè lũ thống trị, đại diện là tên quan phụ mẫu.
+ Đồng cảm, xót xa trước tình cảnh thê thảm của người dân do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của những kẻ cầm quyền lên.

b. Nghệ thuật
- Kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo
- Lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc
- Miêu tả nhân vật sắc nét.
3. Phân tích tác phẩm

A. MỞ BÀI:

Thủy-hỏa-đạo-tặc, trong bốn thứ giặc ấy nhân dân xếp giặc nước, giặc lụt lên hàng đầu. Cho đến nay đã hàng bao thế kỷ, người dân vùng châu thổ sông Hồng miền Bắc Việt Nam đã luôn phải đương đầu với cảnh “thủy thần nổi giận”: lũ lụt, vỡ đê, nhà trôi, người chết. Hệ thống đê điều, dù đã được gia cố hàng năm, nhưng nhiều đoạn, nhiều chỗ vẫn không chống nổi sức nước hung bạo. Lại thêm sự bàng quan, vô trách nhiệm của không ít tên quan lại cầm quyền, thiên nạn ấy càng thêm thê thảm. Nhà văn Phạm Duy Tốn, một người con của vùng châu thổ sông Hồng đã tái hiện lại bức tranh hiện thực đầy đau xót ấy qua truyện ngắn “Sống chết mặc bay”để lại trong lòng người đọc nhiều ám ảnh.

- Tác phẩm sáng tác năm 1918, in trên Tạp chí Nam Phong số 18, được coi là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại. Bằng lời văn cụ thể, sinh động, bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phụ lòng lang dạ thú và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.

B. THÂN BÀI:
* Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.

- Truyện ngắn lấy bối cảnh là khúc đê làng X, phủ X vào thời điểm “gần một giờ đêm”. Đây là thời điểm khuya khoắt, là lúc mà lẽ ra mọi người đang nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Xác định thời gian nửa đêm như thế, phải chăng nhà văn muốn nói với chúng ta rằng: cuộc hộ đê của người dân ở đây đã kéo dài suốt cả ngày đến tối, tới tận đêm khuya mà giờ vẫn chưa được nghỉ ngơi. Nặng nề và căng thẳng biết bao! Vậy mà, trong khi đó, mưa gió mỗi lúc một mạnh “mưa tầm tã” rồi lại “trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống”. Phối hợp với mưa, nước sông cũng mỗi lúc một dâng cao: “nước sông Nhị Hà lên to quá” rồi lại “dưới sông nước cứ cuồn cuộn bốc lên”. Thiên tai mỗi lúc một dữ dằn, bạo liệt. Tác giả thốt lên như tai họa của chính mình: Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. Nỗi lo lắng không làm sao kể xiết bởi lẽ đê có làm sao thì người dân nơi đây cũng không còn đường sống.

- Trong tình thế vô cùng nguy nan, khẩn cấp ấy, để bảo thủ lấy tính mạng và gia tài, những người dân đen đang từng giờ, từng phút lấy chút sức tàn để cố giữ cho con đê khỏi vỡ: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Bằng việc sử dụng hiệu quả nhiều động từ, từ láy, phép liệt kê, phép so sánh, tác giả đã tái hiện khung cảnh hộ đê nhốn nháo, căng thẳng, vất vả và nguy hiểm vô cùng. Kết hợp với phép tương phản và tăng cấp, các câu văn bình luận, bộc lộ cảm xúc; tác giả đã tô đậm sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu kém của thế đê trước thế nước. Từ đó, làm nổi bật cuộc sống lầm than, bi thảm của nhân dân, đồng thời thể hiện thái độ cảm thông, thương xót của nhà văn.

- Đoạn văn như như 1 thước phim quay chậm đưa người đọc ngược dòng thời gian trở về quá khứ của XH Việt Nam đầu TK XX, để tận mắt chứng kiến hiện thực xã hội phong kiến thối nát mà những người dân đen chính là nạn nhân trực tiếp của xã hội đó. Bằng việc sử dụng khéo léo ngòi bút tả thực với biểu cảm và trữ tình, kết hợp với NT tương phản và tăng cấp , PDT đã dẫn người đọc đến một cuộc hộ đê hết sức khẩn trương, vất vả của những người dân chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu mà chống với sức mưa to, gió lớn của trời. Và cảnh tượng ấy đã lay động lòng người, đánh thức những tình cảm sâu sắc trong mỗi chúng ta. Ai mà không xót thương trước những tai họa đang giáng xuống đầu những người dân vô tội. Biết bao tình cảnh bi thảm sẽ xảy ra nếu đê vỡ...

* Cảnh “hộ đê” của quan phủ.

- Trong hoàn cảnh nghìn cân treo sợi tóc ấy, quan phụ mẫu người được coi là “cha mẹ dân”, được giao trọng trách là hộ đê cứu dân lại đang làm gì và ở đâu? Thưa rằng, ngài cũng đi hộ đê đấy, cơ mà hộ đê ở ... trong đình “đình ấy cũng ở trên mặt đê nhưng cao và vững chãi, dẫu nước to thế nữa cũng không việc gì”. Trong khi ngoài đê trăm họ đang vất vả gội gió, tắm mưa như đàn sâu, lũ kiến thì ở trong đình, quang cảnh, không khí vô cùng tĩnh mịch, trang nghiêm, đường bệ, nguy nga.

- Nổi bật lên trong khung cảnh đó là hình ảnh quan phụ mẫu: “Trên sập, mới kê ở gian giữa, có một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi”. Quả là một dáng ngồi oai vệ, đường bệ và nhàn nhã làm sao!

- Đâu chỉ có thế, ngài đi hộ đê mà mang theo bao nhiêu đồ dùng sang trọng, quý giá, đắt tiền như đi dự tiệc: bát yến hấp đường phèn khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông”. Đúng là hình ảnh của 1 kẻ giàu sang phú quý, mang danh đi chỉ đạo dân hộ đê mà như đi chơi, đi để khoe khoang của cải...đi hộ đê mà mang theo cả một bầy đoàn, đồ dùng lỉnh kỉnh, sang trọng, bay biện sắp đặt trong ngoài , trên dưới, tôn ti trật tự như chốn công đường, giữa buổi thái bình thịnh trị.Ta có cảm giác QPM rất nhàn nhã. Nhưng đó là cái dáng nhàn nhã của một kẻ thất phu, lỗ mãng, khoe của.

- Thức ăn toàn của ngon vật lạ, đồ dùng sang trọng,quý phái, quan phủ ung dung, nhàn nhã vui sướng cuộc tổ tôm trong lúc nhân dân đang gội gió tắm mưa. Chỉ bằng một vài chi tiết miêu tả nhưng nhà văn đã biến QPM thành nhân vật trung tâm của một bức tranh biếm họa. Bức tranh vẽ cảnh đi hộ đê cứu dân của QPM nhưng thực chất lại đang đi hưởng thụ một cuộc sống xa hoa nhàn nhã. Đó không chỉ là hình ảnh của một viên quan phụ mẫu mà đó còn là bản chất chung của tất cả bọn quan lại, những kẻ tự cho mình cái quyền là cha, mẹ của dân trong xã hội phong kiến thối nát trước kia.

- Không chỉ là một kẻ béo tốt, nhàn hạ, hách dịch, thích hưởng lạc mà QPM còn là kẻ ham mê cờ bạc. Trong khi ngoài kia, người dân đang phải chịu cảnh lầm than như đàn sâu lũ kiến thì ở trong đình, QPM lại ung dung cùng đám nha lại tay chân đắm mình trên chiếu bạc, để dân sống chết mặc bay.

+ Trong đình, có đông và đủ những kẻ có trách nhiệm với cuộc hộ đê. Nhưng lạ thay, không ai tỏ ra lo lắng, không ai đả động gì đến chuyện hộ đê ra sao. Tất cả đều mải mê với cuộc tổ tôm. Quan lại địa phương thì nín thin thít, ra sức bợ đỡ, tạo mọi điều kiện để quan được thắng bạc bởi vì “quan ù ấy là hạnh phúc”

+ Từ giọng văn xót xa thương cảm ở phần đầu, tác giả chuyển sang giọng chế giễu, mỉa mai và cả những lời bình luận. Đặc biệt lời bình luận: Thật là tôn kính, xứng đáng với một vì phúc tinh" thật chua chát, đầy hàm ý mỉa mai. Những tưởng QPM là vì phúc tinh sẽ đem lại bình yên, hạnh phúc cho nhân dân. Nhưng không, hắn chỉ là kẻ ham mê cờ bạc, bàng quan, vô trách nhiệm trước cuộc sống và tính mạng của nhân dân. Hắn là sản phẩm, là công cụ của chế độ thực dân nửa phong kiến, là điển hình cho sự thối nát của chế độ quan trường thời Pháp thuộc:

Chữ y, chữ chiểu không phê đến
Ông chỉ quen phê một chữ tiền


- Thói ham mê cờ bạc của viên quan phụ mẫu mỗi lúc một tăng gắn với bản chất vô trách nhiệm, vô lương tâm. Mê bài bạc mà không trực tiếp chứng kiến cảnh hộ đê đã đành, nhưng ngay cả khi trước sân đình, mưa đổ xuống mỗi lúc 1 to mà ngài vẫn không hề hay biết.

- Khi ngoài xa có tiếng kêu vang trời, dậy đất, mọi người ai nấy ở trong đình đều giật nảy mình, duy chỉ có quan vẫn ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt mải trông đĩa nọc, “lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Vì ngài sắp ù to”.

- Khi có người khẽ nói: "Bẩm! Dễ có khi đê vỡ”, ngài cau mặt gắt: “Mặc kệ”. Thật là vô trách nhiệm. Quan ham mê tới mức chỉ vì chờ 1 con bài ù mà quên hết nhiệm vụ. Ngài đặt toàn tâm, toàn ý vào ván bài. Ngoài đánh bài ra, mọi việc đối với quan lúc này dường như không quan trọng. Cho nên quan mới cáu, gắt vì có kẻ vào phá đám cuộc vui đang dở. Gắt xong, quan lại quay gối, dựa sang bên tay phải, thái độ rất điềm nhiên như không có chuyện gì xảy ra, nghiêng mình bảo thầy đề: Có ăn không thì bốc chứ....

- Trong khi đó, ngoài kia điều khủng khiếp nhất cũng đã xảy ra: Đê vỡ thật: “tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác chảy xiết; rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía” . Cảnh diễn ra khi đê vỡ được tác giả miêu tả bằng một loạt hình ảnh, âm thanh, song có một tác động ngoại cảnh bằng xương, bằng thịt để lại trong lòng người đọc nhiều ám ảnh. Đó là hình ảnh người nhà quê “mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời”. Hình ảnh người nhà quê xuất hiện như là một minh chứng cho tình cảnh thảm sầu mà người dân đang phải đối mặt. Họ đã rơi xuống tận cùng của vực thẳm, họ đã không cứu đc con đê, điều đó đồng nghĩa với việc c/s và tính mạng của họ đang trong cảnh nghìn cân treo sợi tóc. Và chỗ dựa cuối cùng của họ lúc này là quan - người mang danh là cha mẹ của những con dân khốn khổ kia. Họ tìm đến quan như tìm đến một vì phúc tinh.

+ Khi ấy, thầy đề tay run cầm cập thò vào đĩa nọc, ít ra hắn vẫn còn chút nhân tính biết động lòng trước thảm cảnh của nhân dân, nhưng vẫn phải theo lệnh quan chơi bài như một cái máy. Sự vô trách nhiệm của viên quan PM đã vô tình tiếp tay và trở thành mệnh lệnh cho cấp dưới.

+ Còn quan lớn thì đỏ mặt tía tai, quay ra quát tháo, đe dọa cách cổ, bỏ tù, đuổi người báo tin ra ngoài và vẫn say sưa với ván bài sắp ù to.

- Niềm vui tàn bạo phi nhân tính của viên quan phủ khi vừa được ù ván bài “thông tôm chi chi nảy” cũng là lúc đê vỡ, dân trôi, nhân dân lâm vào tình cảnh thảm sầu.

- Đến đây diễn biến thật truyện thật là căng thẳng, sự tương phản đối lập quả là gay gắt, mâu thuẫn không thể dung hòa. Từ thái độ “mặc kệ” khi đê sắp vỡ đến thái độ “đỏ mặt tía tai”, lên giọng quát nạt bọn tay chân khi đê vỡ thật, rồi đuổi người báo tin ra ngoài và rồi quay lại tiếp tục đánh tổ tôm cho đến lúc “Ù thông tôm, chi chi nảy” trong một niềm vui sướng cực độ. Tất cả đã cho thấy bản chất vô trách nhiệm, vô lương tâm nói như tác giả là “lòng lang dạ thú” của viên quan phụ mẫu. Người đọc như bị cuốn vào câu chuyện và cũng cảm thấy thật căng thẳng, ngột ngạt, bức bối và tràn đầy nỗi tức giận căm ghét tên quan vô trách nhiệm, vô lương tâm, lòng lang dạ thú. Ta cũng tràn đầy tình cảm xót thương cho tình cảnh thảm thương của những người dân khốn khổ, bị lãng quên, bị bỏ mặc: Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!

* Khái quát: Tóm lại, bằng ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, những câu văn cảm thán xen lẫn những lời bình luận, đặc biệt sự kết hợp khéo léo hai phép tương phản và tăng cấp tạo kịch tính cho câu chuyện. Phạm Duy Tốn đã làm nổi bật hình ảnh tên quan phụ mẫu vô trách nhiệm, vô lương tâm, lòng lang dạ thú, thể hiện thái độ mỉa mai châm biếm phê phán lên án sự táng tận lương tâm của bọn chúng trước sinh mạng của người dân. Đồng thời, tác giả còn phản ánh và thể hiện niềm cảm thương sâu sắc với tình cảnh khốn cùng, nghìn sầu muôn thảm của người dân do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của những kẻ cầm quyền gây nên.
Thêm
529
0
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
  2. hưnga @ hưnga:
    cho em hỏi xu có những tác dụng gì ạ
Top