Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Xuống máy bay, rời Nội Bài, xe ông bon bon trên con đường nhựa phẳng lì về Vân Đình dưới hai hàng phượng vĩ đỏ rực rỡ tựa những quầng lửa chen lẫn lá xanh rì dưới bầu trời tháng năm cao xanh vời vợi. Tiếng ve kêu râm ran trong tán lá như khúc nhạc giao hưởng tuyệt diệu của mùa hè, đưa ông trở về với mảnh đất thân thương của tuổi thơ.

Ông Thanh đỗ xịch ô tô trước khu vườn dường như đã quen thuộc với mình từ rất lâu. Bước ra khỏi xe tay xách chiếc ca - táp là một người đàn ông quắc thước ra dáng một trí thức với kính trắng lấp loá và bộ thường phục giản dị quần kaki, áo phông trắng cùng giày thể thao. Dợm bước xuống nền con ngõ xi măng nóng rẫy, giữa cái nắng như đổ lửa ông rút khăn mùi soa thấm những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt chữ điền. Khu vườn vẫn nhiều cây cối sum suê và hơi tối mà khi nhắm mắt lại ông cũng có thể mường tượng ra, trên nền đất hiện ra những bông hoa nắng lung linh. Hương hoa bưởi thoang thoảng đâu đây cùng mùi hương của ổi chín thơm lựng như muốn níu chân người khách lạ phương xa.

Ông bỗng gọi lớn:

- Có ai ở nhà không ạ?

Không có tiếng đáp lại. Nhận thấy chiếc cổng gỗ hé mở, ông mạnh dạn đẩy vào trong. Một cảm giác mát mẻ vô cùng khoan khoái dễ chịu chiếm lấy cơ thể ông. Khu vườn vẫn như xưa, chỉ có ngôi nhà là đổi khác: nhà mới xây, mái bằng, nền lát gạch hoa sáng loáng. Ngôi nhà bị bóng râm của vườn cây trùm lên, phải định thần lại ông mới nhìn thấy rõ.

Bóng một người bé nhỏ, gầy guộc, lưng còng, tóc bạc trắng mang trên người bộ quần áo nâu sòng từ thế kỉ trước lầm lũi bước ra, khuôn mặt bà hằn in những nếp gấp của thời gian. Ngạc nhiên và bất ngờ, bà ngừng nhai trầu, lộ ra hàm răng đen bóng:

- Cậu là ai?

- Dạ, con là Thanh, học trò của thầy Đức đây ạ…


- Thanh nào ấy nhỉ?

Đoán chừng bà không nhận ra mình vì xa quê đã ngót mấy chục năm, ông phân trần:

- Cụ có nhớ bà Cả Bình hàng xóm ngày xưa của cụ có con trai là thằng cu Thanh hay sang nhà cụ trèo cây ổi bị ngã gãy chân không ạ?

- Bà Cả Bình thì…à, bà nhớ ra rồi. Thằng cu Thanh học giỏi nhất làng Vân Đình nhưng cũng nghịch ngợm không kém, xin được học bổng toàn phần bên Pháp đây mà. Nhanh quá, ra là thằng cháu học trò thầy Đức nhà này đây,...
- đôi mắt mờ đục của bà bỗng chốc đỏ hoe rồi hình như ươn ướt vì xúc động.

- Bố mẹ con bên ấy vẫn khoẻ cả chứ? Bà Cả Bình tuy là hàng xóm nhưng thân thiết với bà như hai chị em ruột. Cả gia đình chuyển đi khiến bà buồn lắm!

- Dạ, bố mẹ con vẫn khoẻ. Mẹ con vẫn cứ hay nhắc đến bà và thầy Đức đấy ạ!


Bà cầm lấy tay ông, kéo vào trong nhà khiến ông cảm nhận được đôi bàn tay gầy guộc nhiều vết chai sần thô ráp của người phụ nữ có cuộc đời lam lũ, tảo tần.

Mâm cơm đang ăn dở đơn sơ với cà muối, canh cua và đậu phụ rán. Bà lấy thêm bát và đũa mời ông.

- Ăn đi con. Bà chỉ có rau mắm qua ngày, con đừng khách sáo.

Mấy chục năm qua sống nơi đất khách quê người ông đã quen với vô vàn những sơn hào hải vị của những món ăn Pháp từ các loại bánh ngọt hảo hạng đến những món ngon khó cưỡng: bò bít tết + khoai tây chiên, súp hải sản, bánh Crepe, sườn cừu, gan ngỗng,...Nhưng chúng không thể nào so sánh được với hương vị những món ăn dân dã của quê hương với vị giòn tan mặn mặn chua chua của cà pháo quyện với vị béo béo ngậy ngậy của đậu phụ rán, chan thêm canh cua ngọt mát. Tay bưng bát cơm nóng gạo mới dẻo thơm mà lòng ông rưng rưng một cảm xúc trào dâng, khó tả. Giữa không gian yên lặng, tịch mịch chỉ có tiếng chim hót ríu rít, bao nhiêu kỉ niệm thời thơ ấu lại sống dậy trong ông.
-----o0o-----​

Ngày ấy giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc điên cuồng trong khi chiến trường miền Nam đang trên đà thắng lớn. Bác Hồ kêu gọi cả nước: “Dù đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải dành cho được tự do, độc lập”. Không khí thời chiến lan rộng, cả nước bước vào tư thế sẵn sàng tay cày - tay súng, tay búa - tay súng luôn trong tư thế vừa sản xuất vừa chiến đấu. Trước tình thế ngày một căng thẳng, một số cơ quan trường học được lệnh sơ tán ra khỏi thành phố.

Chị Hiền con bác họ ở Hà Nội sơ tán về nhà ông. Chị tuy bằng tuổi ông, học lớp bốn nhưng rất ra dáng người lớn, thông minh, lại hiểu biết rộng. Thấy ông nghỉ học giữa chừng hi sinh bản thân chỉ quanh quẩn ở nhà phụ mẹ, chăm sóc các em và đi dệt chị thương lắm. Ngày ông còn đi học cả nhà chỉ trông vào gánh hàng xén của mẹ ông nên bữa no thì ít mà bữa đói thì nhiều. Cơm không có mà ăn chỉ húp cháo loãng và độn khoai sắn qua ngày. Có khi húp nước gạo suông. Có hôm đói quá, lả đi trên lớp, thầy Đức dạy ở lớp bên biết chuyện đã cõng ông về nhà. Mẹ ông xót quá dằn lòng mình: “Dù có thiếu thốn thế nào hay nợ cũng cố cho các con được ăn cơm”. Chị Hiền biết chuyện đánh vào tình cảm của mẹ ông, nói ông mà thế này thì làm sao có tương lai. Rồi chị thì thào vào tai ông rằng chị có cách. Ông nghe xong mà trong lòng sướng rơn. Ông phục tài chị ấy thật, không biết chị nói thế nào mà mẹ ông đồng ý cho ông đi học trở lại. Vậy là ông lại được đi học cùng chúng bạn rồi.

Lớp học mới của ông là một cái lán tre lợp rạ, xung quanh bốn bề luỹ dày đắp đất. Trong lớp có hai dãy bàn ghế, dưới gậm bàn là hai dãy hào chạy xuyên ra ngoài có các nhánh hào dẫn vào các căn hầm tre hình chữ A, đắp đất rất kiên cố, nằm dưới những gốc cây. Lớp học nằm giữa một vườn ổi xum xuê, từ xa nhìn lại như một chiến luỹ xanh. Còn ông và các bạn đi học vai đeo túi cứu thương, cổ quàng khăn đỏ, đầu đội mũ rơm, tay mang cặp sách.

Nhận dạy lớp ông là thầy Đức, con trai duy nhất của cụ Mẫn, hàng xóm nhà ông. Ông vô cùng sung sướng vì thầy xếp chị Hiền ngồi cạnh ông. Thầy Đức học giỏi nổi tiếng làng Vân Đình, thầy học trường Đại học sư phạm Hà Nội khoa Toán ra trường với tấm bằng hạng ưu được giữ lại trường làm giảng viên nhưng không hiểu sao thầy xin về dạy cấp một ở quê. Hôm nay ông mới biết nguyên do nhờ đâu ông được đi học và tại sao thầy Đức nhất quyết về quê dạy học. Đó là từ câu chuyện của bà cụ Mẫn.

Ông tần ngần đứng trước bàn thờ với ba bát hương đặt trước di ảnh của hai người đàn ông rất trẻ, chưa đầy ba mươi tuổi có nét hao hao giống nhau, đặc biệt là đôi mắt to và sáng lấp lánh như hai vì sao với cái nhìn ánh lên nét hiền từ với người đối diện. Ông đặt lên bàn thờ cạnh đĩa ổi một gói bánh mà vợ ông khéo léo cài vào trong chiếc phong bì, nhẹ nhàng rút nén hương châm lên ngọn đèn con đặt ở một góc bàn thờ. Cắm nén hương xong, ông thành khẩn chắp tay khấn. Người đàn ông bên cạnh ảnh thầy Đức là cha thầy. Ông Tâm theo Cách mạng rải truyền đơn bí mật thời thuộc Pháp bị bắt và xử tử lúc tuổi đời hai chín. Lúc đó cụ Mẫn đang mang thai sắp sinh ra thầy, hay tin mà lòng đau như cắt nhưng bà cụ nén đau thương để bình tâm sinh ra đứa trẻ tội nghiệp mồ côi cha từ lúc đỏ hỏn. Nhà neo người, mẹ thầy ngày ngày rao tìm mua lông gà, lông ngan, lông vịt khắp làng Vân Đình và các làng khác từ sáng sớm đến tận chiều muộn. Cứ nghe tiếng rao: “Ai bán lông gà, lông ngan lông vịt đồng nát không?” là mọi người trong làng biết ngay là bà cụ Mẫn.

-----o0o-----​

Lại nói chuyện thầy Đức dạy lớp ông. Được đi học, ông vui như Tết nhưng cái lớp ông được xếp học kém nhất trường. Không thầy cô nào dám nhận dạy. Chỉ có thầy đồng ý. Các bạn ông đa phần là con em nông dân đen nhẻm đen nhèm như củ súng, đầu tóc cháy nắng khét lèn khét lẹt. Dù còn ít tuổi nhưng đứa nào đứa nấy phải lo phụ gia đình việc nhà nông: chăn trâu cắt cỏ, vớt bèo, nấu cám, bắt cá, đánh dậm...nên chẳng có thời gian học hành.

Ông ấn tượng nhất là hình ảnh buổi đầu nhận lớp, sau khi giới thiệu bản thân, thầy đã cho cả lớp làm bài kiểm tra tất cả các môn. Hôm trả bài, tất cả đều xơi trứng, chỉ có chị Hiền là được điểm 10.

Cách giảng bài của thầy vô cùng đặc biệt. Ví như môn sử, thầy không cho ghi chép dài mà chỉ cho ghi năm và sự kiện, do đó chỉ cần nhìn năm và nhớ ra bài học. Thầy kể những câu chuyện lịch sử bằng giọng trầm ấm dễ đi vào lòng người khiến cả lớp say sưa nghe giảng. Ngoài bài học thầy còn kể thêm những câu chuyện về những vị anh hùng dân tộc từ xưa đến nay, khiến cả lớp tưởng như nghe thấy tiếng ngựa hí, voi gầm tiếng quân hò reo lúc thắng giặc ngoại xâm khi vua Quang Trung kéo quân ra Bắc vào đúng mùa hoa đào nở hay hình ảnh Bác Hồ kính yêu lãnh đạo toàn dân chống Pháp và Mỹ. Khi câu chuyện hết rồi mà cả lớp nhao nhao đòi thầy kể tiếp.

Giờ toán thầy giảng rất kĩ những quy tắc rồi yêu cầu cả lớp phát biểu xem hiểu đến đâu, ai hăng hái phát biểu sẽ được cộng điểm đồng thời thầy kiểm tra ngay trên lớp nhiều lần làm sao cho học sinh thực sự hiểu bài mới thôi. Để động viên, khích lệ tinh thần ham học hỏi và sự sáng tạo của học trò thầy cho cả lớp làm báo tường, ai cũng phải làm văn hoặc thơ. Những minh hoạ tuy còn non nớt, nguệch ngoạc nhưng vẫn được thầy hoan nghênh.

Có một luồng gió mới đã thổi vào cái lớp học này, xua tan đi những tự ti, mặc cảm của lớp kém nhất trường. Yêu sao những giờ địa lí thầy vẽ bản đồ trên bảng, viết các địa danh rồi lần lượt gọi học sinh lên bảng chỉ vào bản đồ và phát biểu. Rất thực tế và dễ hiểu. Cả lớp hiểu bài ngay trong giờ học. Theo thời gian, điểm kém ít dần. Thầy ráo riết cho học sinh ôn tập, kiểm tra ngay tại lớp. Hết học kì một, mình thầy vực dậy cái lớp cá biệt ấy trở thành lớp đạt yêu cầu. Sang học kì hai thầy đề ra mục tiêu cho cả lớp phấn đấu để cuối năm trở thành lớp tiên tiến.

-----o0o-----​

Bà cụ Mẫn mời ông uống nước, ăn ổi và trò chuyện thân mật. Cụ nói:

- Thầy Đức quý con nhất trong cái lớp học tre lán ngày ấy. Chính thầy đã đến nhà vận động bà Cả Bình cho con được đi học đó. Thầy nói con có tố chất hơn người. Nếu con được ăn học tử tế sẽ trở thành người có tài, giúp ích cho quê hương, đất nước....Giờ con thành đạt rồi, quả là có phước lớn.

Giờ thì ông đã hiểu chị Hiền nhờ thầy giáo đến vận động mẹ ông cho ông được học trở lại.

- Vâng, con đã hoàn thành lời hứa khi xưa với thầy trở thành Giảng viên dạy ở Đại học Y Paris và mở bệnh viện chữa bệnh ngay ở đó.

- Sao con không quay về Việt Nam? Về giúp cho quê hương đất nước con ạ.

- Dạ, con đang triển khai chương trình chữa bệnh miễn phí cho trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo miền núi nước ta.

- Vậy à, thế thì tốt quá. Thầy Đức nơi chín suối chắc ngậm cười…Giá mà nó…
- Cụ Mẫn lấy vạt áo gạt nhẹ nước mắt.

Ông không biết nói gì hơn cũng rút khăn thấm nhẹ đôi mắt đang cay cay. Nếu thầy còn sống thì chắc giờ này đã con đàn cháu đống. Tự dưng một cảm giác vừa xót xa vừa thương cảm trào dâng trong lòng. Xót xa cho cuộc đời ngắn ngủi của thầy và thương cảm cho số phận éo le, ngang trái của mẹ thầy.

Nâng chén nước nhỏ trong tay ông nghe như dậy lên mùi hương nhè nhẹ dịu mát của hoa nhài, nước đi đến đâu toàn bộ cơ thể bỗng lâng lâng, nhẹ bẫng đến đó. Miếng ổi giòn ngọt tan nơi đầu lưỡi mới thấy ý vị của ngày xưa và nhất là cái kỉ niệm khó quên một lần trèo ổi bị gãy chân. Không có thầy chắc ông trở thành kẻ tàn phế suốt đời.

Hè nào ông cũng xin mẹ sang nhà thầy trèo ổi. Hôm đó lơ đễnh thế nào mà ông bị trượt chân ngã xuống đất xõng xoài. Sáng chủ nhật hôm đó, đang ngồi soạn bài thầy nghe tiếng bịch rất lớn, chạy ra thì ra thằng cu Thanh con bà Cả Bình bị ngã máu chảy lênh láng ở ống chân. Thầy vội vàng chạy đến lấy mấy chiếc khăn mặt, dùng kéo cắt thành những dải dài rồi dùng hai cái thước gỗ nẹp hai bên quấn tạm những chiếc dây - khăn mặt. Thầy lấy ngay chiếc xe cải tiến xốc ông lên đặt trên đó rồi chạy như bay đến bệnh viện ngay gần đó. Cũng may là bệnh viện gần nhà. May mà thầy sơ cứu kịp thời nên ông bị bó bột ba tháng.

Vì nghỉ học dài dài nên ông không theo kịp chương trình trên lớp. Tối nào thầy cũng phụ đạo kèm cho ông học. Kể từ đó hai thầy trò thân thiết như hai anh em. Có sách hay thầy lại cho ông đọc ké để nâng cao kiến thức. Trong thâm tâm ông biết rất rõ thầy thương yêu ông nhiều lắm. Dần dà ông học giỏi nhất lớp, vượt cả chị Hiền. Ông thổ lộ với thầy ước muốn sau này cũng trở thành thầy giáo. Biết được điều đó, thầy vô cùng xúc động. Thầy bảo rằng dạy chữ chỉ là một phần, trở thành người thầy có tâm, có đức, dạy học trò học làm người mới quan trọng. Lời dạy đó khiến ông khắc cốt ghi tâm.

Một cảm xúc vừa ngưỡng mộ vừa biết ơn của mình dâng đầy lên trong lòng như nhắc ông rằng sẽ trở thành một người tốt như thầy, giúp đỡ những kẻ yếu thế hơn mình với tấm lòng rộng mở.

-----o0o-----​

- Ngày đó, thầy Đức cứ nằng nặc đòi đi chiến trường. Bà biết thầy con có mối thù với những kẻ đã giết cha. Thầy đòi về đi dạy gần nhà là vì sợ bà cô đơn. Tội nghiệp thằng bé… Ngôi nhà này là xã xây tặng cho bà vì hoàn cảnh goá bụa, côi cút. Bà biết ơn Đảng, biết ơn cụ Hồ lắm…

Thật đáng thương cảm cho mẹ con thầy Đức quá! Hồi còn dạy lớp ông, sau tiết dạy nghỉ giữa giờ, trong khi học sinh nô đùa ầm ĩ thì một mình thầy ngồi đó với vẻ đăm chiêu, tư lự. Chị Hiền lôi ông ra một góc thì thào:

- Em đã biết chuyện gì chưa?

- Chuyện gì cơ?
- ông ngơ ngác.

- Thầy giáo bị nhà trường phê bình.

Ông ngạc nhiên hết nấc, không biết thầy mắc lỗi gì, thầy đang dạy học trò rất tiến bộ mà.

- Em không biết gì à, nhà thầy rất nghèo, thầy không có xe toàn cuốc bộ đi dạy. Thầy phải nuôi mẹ đau ốm quanh năm. Lương giáo viên thấp quá, ngoài giờ dạy thầy còn phải ra sông kéo cá, tôm lấy tiền đong gạo và mua thêm thức ăn. Nhưng nhà trường bảo không được làm vậy. Làm vậy là mất hình ảnh thầy giáo.

Tôi choáng người, thương thầy quá. Kéo cá thì có gì là xấu nhỉ?

Cuộc chiến tranh ngày càng khốc liệt, cả nước lên đường vào mặt trận phía Nam. Thầy xung phong đi chiến trường, lớp ông nháo nhác như gà con lạc mẹ, nhà trường điều về dạy lớp ông là một thầy giáo trẻ mới ra trường. Thầy rất nhiệt tình giảng dạy nhưng trong những con tim non nớt của học trò hình ảnh thầy giáo cũ vẫn chiếm trọn.

Ngày hội tòng quân tưng bừng, nhộn nhịp trong tiếng trống, tiếng loa phóng thanh, những dòng người từ các ngả đường đổ về sân đình nơi các đơn vị tuyển quân chuẩn bị đón người ra mặt trận. Từng đoàn xe nối đuôi nhau xanh rờn lá nguỵ trang đã sẵn sàng ra mặt trận. Bà Cả Bình, bà cụ Mẫn và lớp ông đến tiễn thầy lên đường, bịn rịn theo thầy ra xe. Tất cả đều xúc động không nói lên lời. Khi xe sắp chuyển bánh, thầy dặn dò cả lớp học hành chăm chỉ và chịu khó giúp đỡ gia đình. Xe lăn bánh, mọi người nhìn theo bóng dáng thầy trong bộ quân phục màu xanh khuất dần cùng với với nhiều đồng đội, lá nguỵ trang xanh rì trong gió sớm…

Không ai biết được rằng đó là lần cuối cùng mình được nhìn thấy hình ảnh của thầy. Thầy đã hi sinh trong một trận tiến công vào đồn địch. Những gì còn lại của thầy chỉ là bộ quân phục và chiếc ba lô. Cả lớp ông khi đó khóc như mưa còn bà cụ Mẫn ngất lên ngất xuống. Khi đó thầy vẫn chưa có người yêu.

Riêng ông sẽ nhớ mãi hình ảnh người thầy đội chiếc mũ lá với bộ quần áo kaki đã phai màu, cặm cụi nhặt từng con cá, con tôm bên bờ sông lộng gió. Và đặc biệt khắc sâu trong trái tim mọi người về thầy là hình ảnh người thầy tận tình trên bục giảng và người chiến sĩ kiên cường nơi tuyến đầu diệt giặc.

Chiếc xe lao nhanh trên đường phố, để lại sau lưng khu vườn ghi dấu bao kỉ niệm về người thầy kính yêu với hình ảnh người mẹ như chiếc bóng lặng lẽ, liêu xiêu trong ánh chiều tà. Ôi, dưới ánh tà dương biết có khi nào gặp lại? Bỗng giọng ca da diết của ca sĩ Tùng Dương vang lên như đồng cảm với những dòng suy tưởng đang miên man chảy trong ông.

Quê nhà tôi ơi, xứ Đoài xa vắng

Khói chiều mênh mông, sông Đà buông nắng

Nhớ thương làng quê, luỹ tre bờ đê

Ước mơ trở về nghe mẹ hiền ru bên thềm đá cũ

Quê nhà tôi ơi, con đường qua ngõ

Bóng mẹ liêu xiêu trong chiều buông gió

Nhớ thương đàn con

Biết phương trời nào

Áo nâu mùa đông thương mình lận đận

Đêm buồn mẹ ru…


Nguyễn Minh
Hương vị quê nhà - Văn học trẻ.jpg


@Ảnh: Hương vị quê nhà - Văn Học Trẻ. Nguồn: internet.

Thêm
Hương vị quê nhà - Nguyễn Minh
  • Like
Reactions: Phong Cầm
925
1
0
Người lái đò tận tụy
Đưa từng người qua sông,
Qua bến bờ tri thức
Để đỗ đạt công danh.


Không ngại gì gian khó
Thầy cô vẫn tận tụy,
Miệt mài bên giáo án
Soạn bài cho trẻ thơ.


Những đứa trẻ ngây ngô
Chập chững bước vào đời
Được thầy cô dạy dỗ
Sau này đều thành đạt.


Mái tóc đầy bụi phấn,
Nếp nhăn đã hằn sâu
Nhưng họ vẫn lạc quan
Dạy từng đứa học sinh.

14205350-nguoi-lai-do.jpg


Hai mươi tháng mười một
Em xin chúc thầy cô
Vui vẻ và hạnh phúc,
Thành công trong công việc

Cuộc thi viết “Mùa Tết” Văn Học Trẻ 2023
Thơ "Người lái đò tri thức"
Khánh Hòa
Thêm
NGƯỜI LÁI ĐÒ TRI THỨC - Khánh Hòa
484
6
2
"Những nơi đẹp nhất là những nơi chưa từng đi qua, thời gian đẹp nhất là thời gian không thể trở lại". Trong mỗi chúng ta đều lưu giữ những kí ức về khoảnh khắc đẹp nhất, về một thời đáng nhớ của tuổi trẻ, ước mơ và hoài bão. Dù thời gian đã trôi qua rất lâu nhưng ai cũng muốn có một chuyến xe để trở về những ngày tháng ấy. Tôi cũng vậy, tôi đang cất giữ những kho báu kỷ niệm vào nơi đẹp nhất của trái tim. Mỗi khi nghĩ về lòng lại ngập tràn cảm xúc nhớ nhung, đầy nôn nao và xúc động. Nhưng có lẽ kỷ niệm làm tôi nhớ nhất là về cô Bình khi cô đã giúp tôi trải qua quá trình khó khăn trên con đường học tập. Để có được những thành quả như ngày hôm nay đều là nhờ sự dìu dắt năm nào của cô.​

Gửi về nơi phượng đỏ Quỳnh Hương Van Hoc Trẻ.jpg


Chúng ta đều là những hành khách trên con tàu của thời gian. Đoàn tàu cứ đi mãi đưa chúng ta đến những trạm dừng chân rồi lại tiếp tục cuộc hành trình mà chính bản thân không biết đâu là điểm đến cuối cùng. Mỗi điểm dừng chân là một mốc đánh dấu sự trưởng thành của con người. Đi qua càng nhiều nơi, chúng ta thêm trải nghiệm mới nhưng lại quên đi một kí ức trong quá khứ trên những chặng đường cũ mà mình đã đi qua. Bạn còn nhớ được bao nhiêu chặng đường mình từng đi qua? Có lẽ điều làm tôi nhớ nhất chính là tuổi học trò tựa như một trái hồng chín khi đã nếm thử sẽ không thể quên được vị dịu ngọt ấy. Ai đã từng đi qua quãng đời học sinh chắc hẳn cũng không thể quên được những áp lực học tập phải vượt qua để có được kết quả tốt, giữ vững thành tích học sinh giỏi qua từng năm học phải đánh đổi bằng cả sự cố gắng nỗ lực. Mỗi ngày trôi qua đều là cùng với bài tập những buổi ôn học thêm đến tối muộn những suy nghĩ tiêu cực lúc nào cũng loanh quanh trong đầu tôi như một hồi hồi chuông thúc ép bản thân phải học mà không được phép ngừng nghỉ. Áp lực từ phía từ gia đình, việc học tập ở trên trường và từ những người xung quanh, ai cũng đặt niềm tin tôi sẽ tạo nên được những thành tích vượt trội hơn những người khác. Bản thân tôi cũng muốn cố gắng làm hết khả năng để không phụ sự kỳ vọng của bố mẹ. Nhưng nhiệt huyết trong tôi lại càng ngày càng giảm xuống. Tôi bỗng muốn trở lại những năm học trước với những mùa hè mà không có những buổi học thêm dồn dập, những lớp học phụ đạo cho đội tuyển sắp xếp kín cả lịch học mà tôi phải từ bỏ rất nhiều hoạt động ngoại khóa với bạn bè. Có phải luôn là một học sinh tiểu học sẽ tốt hơn không? Giờ đây tôi mới rõ những giây phút ấy có giá trị ra sao vì tôi không bao giờ được thưởng thức mùi vị ngọt ngào ấy thêm lần nữa. Ngày ngày không cần lo nghĩ đến việc học mà có thể thoải mái tận hưởng những niềm vui cuộc sống. Khoảnh khắc ấy chỉ giản đơn như niềm vui có được một ly sữa nóng trước khi đi ngủ hay một cái kẹo ngọt được ông bà cho mỗi khi ngoan ngoãn mà lại mang đậm bao dư vị nỗi nhớ. Càng nhớ nhung, càng khao khát tôi đâm ra chán chường, muốn từ bỏ, muốn sống lại khoảng thời gian vui chơi trước kia của mình. Con" sâu "lười dần ăn mòn tâm trí tôi. Tôi bắt đầu dành ít thời gian cho việc học hành hơn và sa đà vào mạng xã hội trò chơi điện tử. Có những hôm tôi lấy các lý do khác nhau để trốn những buổi học thêm. Trên lớp, tôi không còn chú ý đến bài giảng mà chỉ ngồi nghĩ về những bộ phim tối qua mình còn đang dang dở. Những lúc cô không để ý, tôi lại gục mặt xuống bàn ngủ tìm về những giấc mơ bay bổng đưa hồn đến những miền cổ tích xa lạ. Khi bạn bè ai cũng cố gắng thì dường như tôi bị tụt hoàn toàn về phía sau điểm số ngày càng thấp càng khiến tôi muốn bỏ học nhiều hơn. Tuy nhiên tôi không thể thực hiện được điều này vì bố mẹ còn kỳ vọng ở tôi rất nhiều. Tôi muốn từ bỏ nhưng không muốn làm bố mẹ thất vọng. Vì vậy khoảng một thời gian dài sau đó tôi luôn tìm cách học "chống đối" qua mắt thầy cô. Đặc biệt là đối với môn văn của cô Bình.
Có câu nói "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" quả là không sai . Học sinh chúng tôi luôn bày ra đủ trò để đối phó với các giáo viên trong giờ kiểm tra. Riêng đối với môn văn kiểm tra luôn được cô báo trước ngày nào sẽ kiểm tra vào một bài nào đó. Để đảm bảo không có hiện tượng sao chép bài của nhau, cô luôn chia thành hai đề chẵn lẻ với hai phần của văn bản giao xen kẽ lẫn nhau. Sau vài lần kiểm tra tôi đón được khách của vấn đề chẵn lẻ tương ứng với chỗ ngồi. Từ đó ở nhà tôi làm bài trước. Tôi chép từ tài liệu ra trước đến giờ kiểm tra ta chỉ cần ngồi chơi và đợi đến khi hết giờ là nộp bài. Như vậy, bài kiểm tra tôi luôn được điểm cao chót vót mà không ai nghi ngờ tôi gian lận. Ngay cả chính cô giáo cảm thấy hài lòng với kết quả làm bài của tôi. Tôi cũng lấy thấy mà tự hào rồi từ đó tôi bỏ hẳn việc học văn ở nhà mà chỉ chép bài trước đến khi kiểm tra rồi thì nộp cho cô. Kế hoạch hoàn hảo tưởng như không có một sơ hở nào. Nhưng" giấy không thể gói được lửa", không một việc xấu nào có thể trốn thoát khỏi"ánh sáng" của sự thật. Tôi cứ nghĩ rằng gian lận kiểu này sẽ luôn trót lọt cho đến một ngày… và đó cũng là bước ngoặt khiến bản thân tôi thay đổi.
Tôi vẫn nhớ như in đó là một buổi chiều thứ ba như sự báo trước chúng tôi sẽ kiểm tra Văn vào ngày hôm nay. Tôi cũng đã sắp sẵn bài như mọi khi nên khi tất cả mọi người ngồi đọc lại bài thì tôi lại thảnh thơi ngâm nga một khúc nhạc coi bài kiểm tra như không phải vấn đề của mình. Tiếng trống trường đã điểm cô giáo vào lớp phải điểm danh sĩ số trước khi kiểm tra. Lúc này tôi mới chợt nhận ra đứa ngồi bên cạnh mình hôm nay không đến lớp. Vậy là hôm nay tôi sẽ phải làm đề văn của nói nhưng đó đâu phải là đề tôi đã chuẩn bị. Ôi! Phải làm sao bây giờ? Chẳng lẽ cứ để giấy trắng để ăn trứng ngỗng sao. Không được, trước giờ tôi luôn được điểm khá nếu bài này không làm thì sẽ lộ mất. Lòng tôi rối bời, lo lắng nếu như vậy thì phải làm sao đây. Bài kiểm tra hôm nay tôi không học với chữ nào, cho tôi viết ra tôi không thể diễn tả được một ý nào trong bài văn của mình hết.
Thật sự mong có một phép màu nào đó có thể tự tôi vượt qua rắc rối ngày hôm nay. Bất giác đầu tôi vượt qua một ý tưởng :"Nếu không thể sử dụng cách cũ thì mình vẫn có thể mở tài liệu dưới ngăn bàn ra chép được mà ". Tôi nhớ lại kí ức lúc trước trong lớp cũng từng có người chép thành công trót lọt và nhận được điểm tốt. Với khả năng "quay cóp" thượng thừa chắc chắn không thành vấn đề. Lúc tôi quyết định thực hiện việc này tôi không nghĩ sự việc sẽ bị bại lộ sớm đến thế. Có lẽ vì vị trí của tôi luôn được cô giáo chú ý nên lần này khi tôi bắt đầu" hành động" cô đã đi xuống dưới xem xét tình hình. Vì quá mải mê chép bài và tâm lý chủ quan tôi luôn đạt được điểm cao trong môn học này nên cô sẽ không chú ý đến việc tôi làm. Đang lúc say sưa chép tài liệu cho bài kiểm tra thì cô từ đằng sau bước tới. Một tiếng "Xoạt" nhanh chóng tập tài liệu đã nằm gọn trong tay cô. Vì khi cô lấy tập tài liệu quá nhanh tờ giấy tôi chép sẵn cũng đã bay xuống đất. Tôi hoảng hốt muốn nhận lại tờ giấy về nhưng đã quá muộn cô đã cầm trên tay tờ giấy lên trước tôi. Với kinh nghiệm của một giáo viên thì cũng không khó để cô đoán ra được âm mưu từ trước đến nay của tôi. Não tôi như bị tê liệt. Tôi có cảm giác tựa như có cái gì đó đang bóp nghẹn trái tim tôi từ bên trong tưởng như không thở được. Chính tôi cũng đang cảm nhận được "phong ba" sắp tới, cô là người tin tưởng tôi nhất. Dù có bao nhiêu ngờ vực về kết quả kiểm tra của tôi từ các bạn trong lớp nhưng cô vẫn tin đó là thực lực, còn giao được giao trách nhiệm cho các bạn kém hơn mình. Mà giờ đây chắc hẳn cô đang rất tức giận nhưng không, thay vào đó là một khuôn mặt tràn trề sự thất vọng. Đôi mắt ấy như một dòng nước xoáy sâu vào tâm trí tôi đến giờ bản thân tôi cũng không thể quên được. Không có sự tức giận, tất cả chỉ là một nét buồn bã với nỗi thất vọng hiện hữu rõ nét trên khuôn mặt của cô làm tôi ý thức được hành động tồi tệ mình đã làm. Có khi cô tức giận có lẽ tôi không có cảm giác tội lỗi đến như vậy nhưng cô chỉ nhẹ nhàng nói :
- Thôi, em ngồi xuống làm bài tiếp đi. Hết giờ rồi lên gặp cô nhé. Giờ thì tập trung làm nốt bài kiểm tra của em đi.
Tôi ngồi xuống nhưng không thể cầm nổi bút để viết thêm chữ nào nữa. Không học thì có thể viết được chữ nào lên trang giấy trắng. Tất cả con chữ trên trang giấy này đều là "giả dối" chưa từng thuộc về tôi.
Xung quanh rộ lên những lời bàn tán nhưng giờ tôi đã không còn tâm trạng nào nữa để quan tâm những lời nói đó nữa rồi. Đầu tôi chỉ toàn hình ảnh về đôi mắt thất vọng của cô và hàng nghìn sự dằn vặt, tư tưởng đang đấu tranh trong lòng mình. "Tôi đã làm nên điều tồi tệ gì thế này?". Tôi đã phá vỡ niềm tin của một người luôn giành cho tôi niềm tin và cơ hội. Giá như tôi chăm chỉ học bài thì những điểm số đó chính là thực lực của tôi chứ không phải là nhờ gian lận mà có được. Giá như tôi chăm chỉ học bài hơn, sự việc ngày hôm nay cũng không xảy ra thì cô cũng không phải thất vọng nhiều đến thế. Nhưng tất cả chỉ là giá như… Có hai thứ trên đời không thể thay đổi, một là lời nói đã lỡ, hai là hành động đã làm. Con người không thể kiểm soát được thời gian không thể thay đổi, không thể né tránh được quá khứ chỉ có thể đối diện với hiện thực ngay trước mắt.
Trống trường đã điểm các bạn lần lượt nộp bài rồi ra về trước, chẳng mấy chốc trong lớp học chẳng còn ai khác ngoài tôi và cô ở lại. Tôi bước những bước chân nặng nề như có trùy cột vào chân. Lòng tôi thấp thỏm sợ hãi mong những bước đi chậm của mình có thể khiến tôi đến chỗ cô lâu hơn một chút có lẽ vì chính lòng tôi cũng có cảm giác không muốn đối mặt với cô sau tất cả. Cô cất tiếng nói phá vỡ bầu không khí im lặng trong lớp học :
- Em ngồi xuống đi. Cô có một vài chuyện cần trao đổi với em.
Giọng cô phần mềm mại em ở những lúc cô cô đưa chúng tôi và những bài giảng nhưng vẫn phảng phất đâu đó một nỗi buồn thầm kín. Cô vẫn nhìn tôi bằng ánh mắt dịu dàng như một người mẹ đang dạy dỗ đứa con thơ của mình nhưng tôi không có dũng khí để nhìn vào ánh mắt đấy :
- Cô hiểu mọi việc rồi. Từ trước đến nay đều dùng cái này để dứt điểm những lỗ hổng kiến thức của em và có những điểm số gian dối như thế này em nghĩ xem có đáng để làm như vậy hay không?
Tôi muốn trả trả lời lại cô điều gì đó nhưng có gì đó giữ lời nói của tôi nuốt trở lại trong cổ họng. Miệng tôi lắp bắp nhưng không thể nói ra được một câu nào rõ ràng. Cô lại cất tiếng khuyên nhủ :
- Thật ra cô đã dạy nhiều thế hệ học sinh và đây cũng là tình trạng chung của một bộ phận học sinh mới vào lớp Sáu. Các em đã quá quen với việc học thoải mái và thời gian vui chơi luôn nhiều hơn việc học tập. Khi lên cấp II việc thay đổi môi trường khiến các em không thể thích nghi được với việc học tập quá nhiều phải tiếp nhận một lượng kiến thức lớn khiến các em muốn từ bỏ. Và cũng vì thế nhiều học sinh cũng đã chểnh mảng kiến thức ở lớp dưới rồi càng lên những lớp trên kiến thức lại càng bị thiếu hụt đi nhiều. Nhưng em thử nghĩ xem, việc em học ở lớp Sáu là rất quan trọng, là một nền tảng kiến thức cho những lớp học trên nữa. Đặc biệt là tính xa hơn là tương lai sau này với các em chính là cánh cổng vào THPT, ngay từ khi những kiến thức cơ bản đã không có thì con đường sau này sẽ rất khó khăn. Vì thế mà điều em cần làm là phải chăm chỉ học hành ngày từ bây giờ, bổ sung lại kiến thức thì mới được. Còn những bài kiểm tra gian lận này cô không tính với em nữa nhưng sau này em phải cố gắng lên đạt được những điểm số thật tương xứng với khả năng của mình. Có biết khả năng của em học tốt nhưng vì không cố gắng mà mới dẫn đến việc này. Chỉ cần có ý chí thì không quá muộn để bắt đầu lại lần nữa. Khoé mắt tôi ươn ướt, tôi không nghĩ cô sẽ hiểu cho cảm giác của tôi đến thế. Cô nhẹ nhàng xoa đầu tôi :
- Đừng khóc, mọi phép màu sẽ biến mất. Sau này chỉ nên để nước mắt rơi vì hạnh phúc chứ đừng để chúng rơi vì ân hận làm một điều gì đó quá muộn màng.
Cô an ủi tôi vài câu rồi hai cô trò cùng trò chuyện về phương pháp học giúp tôi nhớ kiến thức tốt hơn. Từ giây phút đó, tôi đã tự hứa với lòng mình phải cố gắng học tập thật tốt để không phụ niềm tin của cô. Nhưng nó lại chẳng dễ dàng gì khi quãng thời gian tôi đánh mất đã quá lớn cùng với đó lượng kiến thức ngày một nhiều lên. Có những lúc tôi đã cảm thấy chán nản vì việc học như trước đây. Nhưng may mắn cô vẫn ở bên cạnh tôi khuyên nhủ động viên như một người bạn bạn thân thiết, điều này khiến tôi cảm thấy trân trọng cô rất nhiều. Đó là một hành trình khó khăn phải đánh đổi nhiều thứ. Trong khoảng thời gian đó tôi cũng nhận ra được nhiều điều. Chạm có lẽ chỉ mất 0,43s tìm kiếm trên mạng từ khoá này. Nhưng để chạm vào ước mơ thì cả là một thời gian "đổ mồ hôi" và đánh đổi bằng nước mắt mới có thể nắm được trong tay. Ngày tôi thông báo kết quả học tập của mình đến với cô. Tôi có thể cảm thấy được niềm hạnh phúc không giấu được trong từng lời nói. Thành công ngày ấy nếu không có cô thì tôi sẽ không bao giờ làm được và chạm tới được những ước mơ như ngày hôm nay. Cô như là một người mẹ thứ hai trong lòng tôi và là người luôn thấu hiểu cảm xúc của tôi, dìu dắt tôi trên những con đường ước mơ đẹp nhất.
Kỷ niệm luôn là những hồi ức đẹp đẽ mà chúng ta luôn đặt vào chiếc hộp muốn cất giữ mãi mãi trong hồi ức và cả trái tim. Có thể những kỉ niệm ấy sẽ trở thành dĩ vãng bị lãng quên. Thế nhưng mỗi ai từng đi qua khi rời đi sẽ đều mang theo những "hạt bụi quý giá". Đó sẽ là cái vĩnh hằng với thời gian chỉ trôi vào quên lãng khi trái tim này ngừng đập. Mỗi khi ùa về lòng tôi lại cảm thấy nôn nao hoài niệm. Lưng chừng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết nhưng cũng nhiều những bấp bênh khó nhọc. Tôi nhận ra con đường phía trước còn nhiều khó khăn nhưng kỷ niệm thời đi học được cắp sách đến trường chính là những "hành trang" cho chúng ta sức mạnh đi qua mọi giông tố còn đang chờ đợi chúng ta ở tương lai phía trước.​
Gửi về nơi phượng đỏ Quỳnh Hương Van Hoc Tre.jpg

Cuộc thi viết “Mùa Tết” Văn Học Trẻ 2023
Truyện ngắn "Gửi về nơi phượng đỏ - Bước chân đến với sự trưởng thành
Quỳnh Hương
Thêm
Gửi về nơi phượng đỏ - Bước chân đến với sự trưởng thành / Quỳnh Hương
570
3
0
Thật nhiều năm sau khi chúng ta đủ lớn để có trong tay tất cả những điều mình cần, cơm- áo -gạo -tiền không còn là nỗi lo. Ngày gặp lại gỡ những chức tước, gác lại tiền tài, danh vọng nghề nghiệp, gỡ bảng tên xuống, cởi bỏ đồng phục gói gọn lại sau cánh cửa kia, để tất cả chúng ta đều như nhau, để chẳng đứa nào trong hơn 40 đứa trẻ ngày ấy phải mặc cảm hay tự ti vì số phận, để khoảnh khắc ngồi lại bên nhau sống trọn vẹn từng giác quan trong cuộc vui mang tên: " Họp Lớp". Rồi chúng ta sẽ lại vui như thời trẻ dại, lại bên nhau mà nhắc về tuổi trẻ, kể nhau nghe về màu áo trắng, gợi nhau nhớ về mái trường xưa THPT Chu Văn An - Sầm Sơn - Thanh Hóa.

Cậu có còn nhớ? Mùa hè năm ấy 2020, mùa hè chia ly, khi hoa phượng nở đỏ rực một góc trời, báo hiệu mùa hè cuối cùng của đời học sinh. Buổi học cuối cùng của 12 năm áo trắng không ai khóc nhưng có lẽ trong thâm tâm mỗi người đều có những cảm xúc riêng, có vui, có buồn, có hối tiếc... Tiếng trống cuối cùng của đời học sinh vang lên đánh dấu bước chuyển mình của tuổi trẻ, khoảnh khắc đó có lẽ cả đời không quên được. Sau ngày hôm ấy không còn phương trình nào ta còn đem ra giải nữa, chẳng bài văn nào phải đặt bút viết cảm nhận thêm nữa, lịch sử có ra sao, địa lý có thế nào cũng không đứa nào bận lòng. Sẽ không ai trong hơn 40 thành viên lớp mình ngày ấy vì tiếng trống trường mà trở nên vội vã, không thổn thức trước ngày thi học kỳ, không lén lút khi truyền tay nhau mấy hạt hướng dương, quả ổi cũng chẳng dành nhau cắn nữa...

Cánh cổng trường khép lại, nâng bước những đứa trẻ tay chưa lấm bụi tim chưa vết xước vào đời, năm 18 tuổi đứng trước những ngã rẽ của cuộc đời chúng ta chọn cho riêng mình một hướng đi. Dẫu đứa vào Nam ra Bắc hay kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi, người lập nghiệp phương xa, kẻ an phận nơi quê nhà gánh vác gia đình nhỏ, số ít chọn đèn sách học hành. Chúng ta đều buộc phải lớn lên, đành phải trưởng thành, phải trở nên gai góc để gồng mình bon chen với dòng người ngược xuôi. Những năm đầu tiên khi hòa mình vào thế giới sau cánh cổng trường công việc, con cái, học hành còn chưa ổn định, khi hờn ghen của tuổi học trò còn chưa quên. Rồi một sáng mùa đông nào đó thức dậy giữ lòng Thủ Đô cố cho phép mình cuộn tròn trong chăn để nhớ về con đường đã qua, những hành lang, những lớp học, tiếng cô thầy và hơn cả là nhớ các cậu, nhớ mái trường xưa.
Thêm
THPT CHU VĂN AN KHOẢNG LẶNG CỦA NỖI NHỚ
557
2
1

Giữa thế giới ảo, tôi tìm được một trái tim thực.

Tôi muốn viết về bác, người mà dù mới chỉ quen được hơn một tháng, người “giáo viên” lên lớp vỏn vẹn 30 phút mỗi tối chủ nhật, nhưng là người khiến tôi cảm thấy biết ơn vô cùng.

Lên đại học, tôi theo chuyên ngành ngôn ngữ. Nhưng đó không phải tiếng Anh, cũng chẳng phải ngôn ngữ “hot” như Trung, Hàn hay Nhật. Ngôn ngữ ấy không phổ biến ở Việt Nam, và thực sự lúc đầu, đó chỉ là phương án dự bị trong danh sách nguyện vọng của tôi. Vậy nên tôi bắt đầu học với tâm trạng không mấy hào hứng cho lắm. Ai học ngôn ngữ đều biết rằng để bắt đầu một ngôn ngữ mới thực sự cần rất nhiều nỗ lực và quyết tâm. Ấy vậy mà sự hứng thú với ngôn ngữ không hề tồn tại một chút nào trong tôi. .Cộng thêm hai năm đầu dịch bệnh, vừa học vừa chơi khiến tôi gần như mất gốc. Thoáng cái đã đến năm 3, tôi đứng trước sự lựa chọn chuyên ngành dịch và du lịch. Có lẽ có nhiều người cũng nghĩ giống tôi là dịch rất khó, vậy nên học kém thì học du lịch đúng không? Nhưng mà đứa mất gốc như tôi lại tự tin đăng ký chuyên ngành dịch. Lạ đời làm sao!?

Nhưng sự tự tin ấy chẳng duy trì được lâu, bởi ngay tuần đầu thôi, những kiến thức chuyên ngành đã làm tôi kiệt sức hoàn toàn. Chuyên ngành khó là một chuyện xong kiến thức tiếng lại không vững khiến tôi gần như muốn bỏ cuộc. Quãng thời gian ấy thực sự rất tăm tối, tôi mất ngủ triền miên, lên lớp thì ngủ gà ngủ gật, hay khó chịu, cáu gắt rồi bệnh dạ dày tái phát do ăn uống linh tinh... Đã có lúc tôi muốn viết đơn xin được đổi chuyên ngành, muốn bỏ học. Nhưng nghĩ lại, tôi đã hai mươi tuổi rồi mà, cần phải chịu trách nhiệm với quyết định tôi đưa ra chứ. Vậy nên tôi bắt đầu học lại từ đầu. Tuy nhiên vẫn chưa thực sự đạt được kết quả như mong đợi.

Cho đến khi vô tình lướt facebook, đọc được của một chị, nguyên văn là “tôi có biết một bác người Pháp, bác có thời gian rảnh nên có thể nói chuyện với các bạn để tăng khả năng ngoại ngữ”. Thực sự trước đây những bài như này tôi thấy nhiều rồi, cũng đã từng ib hỏi han nhiều lần, nhưng kết quả, đều là chiêu trò cả. Nhưng chẳng biết ma xui quỷ khiến thế nào, tôi vẫn nhắn tin cho chị. Sau những lời giới thiệu ngắn gọn, thì chị trao đổi với tôi về lịch “học”. Và cứ thế, tôi được nói chuyện với người bản xứ và hoàn toàn free.

Buổi học đầu tiên, một đứa mất gốc mới bắt đầu học lại, nói chuyện với người bản xứ thì có thể nói gì chứ. Phát âm không rõ, không diễn đạt được ý, rồi không biết nói gì… Nhưng bác chẳng hề bận tâm, vẫn kiên nhẫn lắng nghe, kiên nhẫn chờ đợi bọn tôi nói, rồi chủ động gợi chuyện… Bác là người thích du lịch và ở tuổi 75, bác đã đi hơn 80 quốc gia nên bác có vô vàn thứ để kể. Thế nhưng điều buồn nhất là tôi không có hiểu!

Nhận ra sự khó khăn của bọn tôi, bác cố gắng nói chậm hơn, diễn đạt bằng những từ ngữ đơn giản nhất, đôi khi còn dùng tay phụ họa, dùng giấy để viết và vẽ minh họa… Thế nhưng 30 phút dài bao lâu chứ? Bác gần như nói tới 80%, nhưng bọn tôi ngơ ngác chắc hiểu được 20%. Sau buổi đầu tiên đầy gian nan, tôi quyết tâm học nghiêm túc hơn, không phải để những bài thi ngữ pháp điểm cao, mà quan trọng hơn, để hiểu những gì bác nói, nghe được những chia sẻ của bác. Và cứ thế, tuần qua tuần, với sự động viên to lớn của bác, hai đứa tôi có thể nói nhiều hơn. Dẫu rằng bác vẫn là người chia sẻ chính, nhưng bọn tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì chí ít vẫn hiểu được điều bác nói, vẫn chêm được vài lời bình luận trong những câu chuyện thú vị của bác.

Sự đáng yêu của bác thôi thúc bọn tôi vượt qua rào cản ngôn ngữ, chăm chỉ học tập và trau dồi nhiều hơn để những phút giây cuối tuần được trò chuyện cùng bác. Ví dụ như tuần trước, nói về du lịch, bọn tôi có hỏi “Bác thích du lịch ở các nước châu Á hay châu Âu ạ?”. Trong đầu tôi lúc ấy nghĩ là “không biết bác có thích châu Á hơn không, nếu bác thích sẽ mời bác về Việt Nam chơi”. Nhưng câu trả lời khiến tôi khá bất ngờ: “Bác muốn đi tất cả các nước trên thế giới, với bác mỗi nơi trên thế giới đều có nét đẹp riêng của nó” kèm theo câu nói là hành động làm hai tai thỏ trên đầu. Có thể trong trường hợp ấy, giữa những người Việt nói chuyện với nhau, những lời như vậy là rất bình thường. Nhưng một người nước ngoài, ở độ tuổi mà đáng lý phải ở nhà nghỉ ngơi trông con, trông cháu, nói những lời như vậy, với những cử chỉ như vậy, thực sự khiến tôi xúc động.

Mỗi lần Google meet kết nối, chúng tôi luôn được chào đón bởi gương mặt tươi tỉnh của bác.
- Bác khỏe không ạ?
- Bác có một số vấn đề về tuổi già nhưng không sao cả, mọi thứ vẫn tốt đẹp.

Hôm ấy, bác bị đau chân. Lúc bọn tôi vào bác đang uống thuốc. Lúc ấy, bác cau mày, nhăn nhó nhưng khi quay sang thấy bọn tôi, gương mặt ấy lập tức tươi tỉnh, vẫy tay chào rồi hỏi han. Tôi còn nhớ như in câu nói của bác: “Tuổi già khiến bác đau nhức nhiều chỗ, khiến bác nhớ nhớ quên quên. Nhưng đấy không phải lý do khiến bác mất niềm tin vào cuộc sống. Bác luôn luôn mong chờ và suy nghĩ cho những điều tích cực”. Quả thật vậy, được nói chuyện với bác khiến mỗi buổi tối chủ nhật của tôi không còn buồn chán than phiền “Ôi sao mai đã phải đi học rồi!”. Năng lượng tích cực của bác như được truyền qua đại dương mênh mông kia, cập bến tại căn trọ nhỏ, làm chúng tôi thêm yêu, thêm tin và dũng cảm sống hết mình với tuổi trẻ này.

Dần dần, 30 phút "ăn gian" thêm vài ba phút nữa bởi câu chuyện vẫn chưa có hồi kết. Tuy nhiên, lo lắng cho sức khỏe của bác và sợ ảnh hưởng đến thời gian biểu cá nhân của bác, bọn tôi có đề cập đến vấn đề thời gian. Nhưng câu trả lời của bác đại ý là: được nói chuyện với chúng tôi là một món quà, và bác có thể dành cả ngày để nhận quà nên chúng tôi không cần phải lo lắng. Lúc ấy thực sự tôi chỉ muốn khóc, khóc vì biết ơn, khóc vì hạnh phúc…

Một con người xa lạ, nhưng lại khiến tôi không thể dùng một từ ngữ nào để diễn tả hết sự ngưỡng mộ và biết ơn. Thực sự cảm ơn bác rất nhiều bởi nếu không có bác, tôi không biết tôi sẽ trở nên tồi tệ thế nào. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi thực sự muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến người giáo viên vô cùng đặc biệt này.​
“Đủ nắng hoa sẽ nở
Đủ gió chong chóng sẽ quay
Đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy”
Thế giới ngoài kia, vẫn còn vô vàn những người tốt, những người tài giỏi, những người “thầy” sẵn sàng giúp đỡ bạn không vì một lý do nào cả. Vì vậy, đừng ngần ngại mà dũng cảm bước thêm một bước để nắm lấy cơ hội đó.
White and Black Colorful Happy Teacher Day Facebook Post.png


Thêm
Người "thầy" đặc biệt của tôi - Nguyễn Ngọc
645
7
4
z2996271434012_9bf1c4724c3a44113b531f02081b143b (1).jpg


“Hương ơi chỉ em viết thư gửi ông già Noel đi.”

Mình nhận ra mùa đông đã đến khi em trai cầm tờ giấy bài tập cuối tuần nhờ mình phụ làm.
Thảo nào mấy hôm nay trời trở lạnh, cứ gần sáng là mình quấn hết cả phần chăn của đứa em gái khiến nó phải đạp mình vài phát. Cái quạt thân yêu cũng chỉ hoạt động vào lúc buổi trưa, đêm xuống bị cho ra một góc riêng. Mình cũng đi ngủ luôn mà chẳng thèm tắm rửa nữa, nói đúng hơn vì sợ lạnh nên chấp nhận ở dơ. Bình thường gần 9 giờ tối mình mới lọ mọ tắm, bây giờ đổi lại tắm buổi trưa, không tắm thì tối khó ngủ lắm.

Mình vừa yêu vừa ghét mùa đông. Yêu vì buổi tối ngủ rất sướng, ghét vì tay chân lạnh run khó ngủ. Nghe mâu thuẫn nhưng thật lòng đấy. Nằm trong chăn ấm giữa cái lạnh làm mình thoải mái, thế mà lâu lâu hơi lạnh từ lòng đất len lỏi lên điếng cả người. Mình cũng không dám duỗi thẳng chân tay ra, cứ phải co ro lại như con tôm luộc. Sau nhiều lần lạnh cóng, mình đã rút ra kinh nghiệm quý báu. Mình lót dưới lưng một tấm chăn nhỏ, mặc quần áo tay dài và mang vớ, bao tay. Bố mẹ cùng hai đứa em trêu mình còn trẻ mà giống bà già quá. Nhưng mình chẳng quan tâm, ngủ vậy mới ấm áp, cảm giác như cả cơ thể đều đang được bảo bọc vậy.

Trong giấc ngủ của mùa đông, mình đã mơ một giấc mơ đẹp. Mình chợt nhớ ra bài tập của em trai: “Hãy viết thư hỏi thăm sức khỏe ông già Noel và xin một món quà nhân dịp Giáng Sinh.” Em mình bảo rằng nó sẽ xin cho ước mơ của gia đình trở thành hiện thực. Ước mơ của mẹ là con cái mạnh khỏe, ước mơ của bố là con cái học giỏi. Ước mơ của chị lớn là trở thành người kể chuyện giỏi, ước mơ của chị nhỏ là được sang nước ngoài gặp Idol.

Trước khi nói đến ước mơ, em út xin cho gia đình thật nhiều sức khỏe và niềm vui. Có sức khỏe thì mới làm việc và sống bên nhau thật lâu, có niềm vui thì mới có những tiếng cười hạnh phúc. Em út cảm ơn ông già Noel và hứa sẽ trở thành người tốt, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh. Cuối cùng, em út chúc ông già Noel khỏe mạnh để có thể đi thật xa, thật lậu, đến thật nhiều nước, mang Giáng Sinh với phép màu diệu kỳ lan tỏa khắp muôn nơi.

Lá thư là ý tưởng của em trai cộng với lời văn của mình. Em mình mới lớp ba nên chưa thể dùng chữ nghĩa truyền tải hết thông điệp mà nó muốn nói. Nhưng mình tin rằng ước mơ của em sẽ thành sự thật, bởi những điều em hứa với ông già Noel em đều đã làm được. Em là một đứa trẻ tốt và biết suy nghĩ cho gia đình. Em có thể học chưa giỏi, tuy nhiên em sẽ luôn có hai chị và bố mẹ giúp đỡ. Em viết chưa đẹp, đừng lo chị Nhi sẽ rèn chữ cho em, chị Nhi la mắng em một chút cũng vì tốt cho em. Gia đình là chỗ dựa vững chắc mỗi khi em cần quay đầu lại phía sau.

Mùa đông đến, thời tiết giá lạnh nhưng lòng người ấm áp. Chúng ta có cơ hội ngồi gần hơn, lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn. Khi gõ những dòng này, ngón tay mình hơi run vì lạnh, mình phải tạm dừng và bôi một chút kem dưỡng cho tay bớt khô. Dừng một chút rồi mình lại viết tiếp, mình hy vọng những điều mình viết sẽ mang đến cảm xúc tích cực cho mọi người.

Tháng 12, mình sẽ tận hưởng không khí se lạnh và hạn chế tắm buổi đêm để bảo vệ sức khỏe. Đối với mình, điều quan trọng nhất hiện tại là sức khỏe của gia đình và bản thân. Thế nên mình cũng chúc các bạn thật nhiều sức khỏe nhé. Nhớ đừng tắm khuya, đừng thức đêm. Hãy sống vui vẻ, khỏe mạnh và ở bên nhau thật lâu, làm những điều mà bạn yêu thích, thực hiện được ước mơ của bạn. Mong những điều kỳ diệu, ấm áp nhất sẽ đến bên bạn.

Nguyễn Thị Hương
Thêm
THƯ GỬI ÔNG GIÀ NOEL
1K
3
2
Hai năm cô dạy con, cô đồng hành cùng con quả là một kí ức đẹp đẽ biết bao! Con ước có thể quay lại khoảng thời gian ấy để có thể nói chuyện với cô nhiều hơn, tâm sự với cô và cố gắng làm tốt nhất để cô vui lòng.
Lớp 8 này con phải xa cô rồi, nhiều lúc tới tiết văn, kí ức của cô lại trở về trong con. Cách cô giảng bài, nói chuyện với chúng con, nó đã in sâu vào tâm trí của con. Con nhớ những lần học xong câu lạc bộ văn, con lại chạy đến bên cô nói chuyện, nhưng cũng có những lúc con ngại ngùng, không dám đến gần cô chỉ dám đi đằng sau cô mà nhìn cô. Tự dưng bây giờ con lại muốn nếu lúc đó con mạnh mẽ hơn thì con lại có thể nói chuyện với cô nhiều hơn rồi, cô nhỉ. Cô không biết đâu, có lúc con còn tính xem còn bao nhiêu ngày học câu lạc bộ để được nói chuyện với cô, được nghe giọng nói ấm áp của cô và được ôm cô nữa. Giờ đây dịch bệnh hoành hành, kéo dài như vô tận, đã hơn nửa năm rồi mà vẫn không được gặp cô, ngắm nhìn những đồ mà cô tặng con, cảm giác lúc đấy lại một lần nữa ùa về bên con. Con nhớ cô lắm.
Cô có nhớ lần con bảo nhà cô có kẹo socola không? Lúc đó trong đầu con chỉ nghĩ đơn giản là mấy cái kẹo, hay một thứ gì đó nhỏ bé thôi. Vậy mà hôm sau cô sách một túi quà đến cho con, lúc đó con hơi ngỡ ngàng vì không ngờ cô lại tặng con một quả cầu socola siêu to khổng lồ đấy. Trong lúc con vẫn đang chìm trong sự ngơ ngác thì cô đã đi đâu mất rồi, con còn chưa kịp cảm ơn cô mà. Cuối giờ được gặp cô, cảm ơn rồi lấy ôm cô, vậy mà cái khoảnh khắc ấy tới giờ vẫn còn đọng lại trong con một cảm giác thật ấm áp mà đong đầy yêu thương.
20 tháng 11 năm đó quả thực rất đáng nhớ đối với con đấy. Cô có biết lúc mọi người, các anh chị, các em biểu diễn trên sân khấu, thì con vẫn ngồi ngong ngóng chỉ muốn nhìn thấy cô thôi. Khi tìm thấy rồi, con lại ngồi ngắm nhìn cô say đắm một lúc lâu. Hôm ấy cô thật đẹp làm sao! Khoác trên mình vạt áo dài màu hồng thướt tha trông cô thật hiền hậu và dịu dàng. Nụ cười của cô như tỏa đi những tia nắng thật ấm áp, nó làm gương mặt đầy đặn xinh đẹp của cô càng thêm nổi bật. Bất chợt có đứa bạn vỗ vào vai như đánh thức con, bạn nói:
“ Tâm tặng quà cho cô đi, ngắm hoài vậy.”
Con chợt nhớ ra ý định tặng quà cho cô ban đầu, chạy đến bên cô. Lúc đó con cũng run lắm. Bao nhiêu suy nghĩ trong đầu, bao nhiêu lời con muốn nói cũng nhẹ nhàng mà tan biến hết giữa không gian mênh mông rộn rã tiếng nói cười. Con chỉ biết đứng cười, ấy mà cô cũng cười con. Chắc tại bộ dạng nghẹn ngùng, e ngại của con khi ấy buồn cười lắm cô nhỉ. Và giữa sự ngơ ngác của bọn bạn, con xin cô ôm một cái. Thấy con ôm cô, có bạn trông con bằng một ánh mắt thèm muốn, chắc bạn ấy cũng muốn được ôm cô như con vậy đó, còn có đứa lại nhìn con ngơ ngác vì không biết sao con gan vậy nữa. Ở trường, cô là một cô giáo nghiêm khắc, bọn bạn con sợ cô lắm, nhưng bọn nó đâu biết, cô là một người mẹ tình cảm, tận tụy, lúc nào cũng trao đi hết tình yêu thương và dành tất cả những điều tốt nhất cho học sinh – những đứa con của cô. Trong vòng tay cô, con chỉ muốn được ôm cô mãi thôi, cảm giác ấy ấm áp mà vui sướng lắm.
Sinh nhật năm nay của cô, con đã cố gắng làm những tấm thiệp và bức thư đẹp nhất để dành tặng cô, bằng tất cả tình cảm chân thành nhất của con. Dù cô bảo không phải tặng nhưng con không chịu, con vẫn muốn tặng cô cơ. Món quà của con có thể không đẹp bằng những thứ được trưng bày ở tiệm nhưng lại mang đầy sự mến mộ và yêu quí mà con giành cho cô. Lúc cô nhận món quà của con, có vẻ lúc đó cô hơi ngại, nhưng chắc hẳn cô cũng vui lắm cô nhỉ. Vậy là con lại được ôm cô lần nữa rồi, thật vui biết bao nhiêu! Có bạn bảo con là: “Cô ôm mày tình cảm lắm, như mẹ ôm con gái vậy đó.” Thật sự lúc đó con hạnh phúc lắm cô ạ. Ước gì con sẽ được ôm cô nhiều hơn, lúc ôm cô, con chỉ muốn thời gian này như bị đóng băng, mọi thứ xung quanh như biến mất, chỉ còn lại đó mình con với cô thôi, để con có thể cảm nhận và chìm đắm trong sự yêu thương ngọt ngào của cô khi ấy.
Cô dạy con, bảo ban con, nghe con tâm sự và chỉ con cách giải quyết tốt nhất. Có lúc con hỏi những câu ngớ ngẩn lắm, nhưng không vì thế mà cô trách mắng con. Hơn thế nữa, cô còn giải thích tận tình cho con hiểu. Những lúc buồn chán, thật sự con rất cần cô, vì chỉ cô mới có thể làm cho chiếc kim cảm xúc của con quay chiều, trở về 1 màu xanh tươi vui. Không biết có một sức mạnh gì hay không, nhưng mà mỗi lần con con nhận được tin nhắn của cô, con thật sự rất là vui. Những lúc con thật sự rất buồn và rối trí, dòng tin nhắn của cô lại 1 lần nữa trở thành nguồn động lực to lớn cho con. Những lời cô hỏi han, tâm sự, động viên càng làm cho trái tim con cảm thấy bớt cô đơn trong thời điểm tồi tệ ấy.
Lúc con yếu đuối, cô dạy con phải mạnh mẽ lên, phải có bản lĩnh mà trải qua nó, và hoàn thiện mình hơn. Cô đã an ủi và động viên con rất nhiều. Con thấy mình thật hạnh phúc khi có cô luôn ở bên và chia sẻ cùng con. Cô đã giúp con trường thành hơn rất nhiều, cô chỉ ra những cái sai con mắc phải, nói ra để con sửa lại chứ cô không trách con. Nhưng nhiều lúc cô cũng khiến con buồn vì cô không hiểu ý con. Có hôm con tâm sự với cô, có vẻ lúc đó tâm trạng của con không được tốt lắm và đã nói nhiều câu có thể khiến cô bực mình. Lúc đó cô nói con, cô mắng con trong chính lúc mà con đang rất yếu đuối. Dường như con cảm nhận được rằng người quan trọng đối với con cũng bỏ con rồi. Thế là cả đêm hôm ấy con khóc, con khóc nhiều lắm cô ạ. Nhưng không, hôm sau cô đã nói chuyện với con, và chỉ cho con, con sai ở đâu và lần sau không được mắc phải bởi đây không phải lần đầu con tâm sự với cô. Những lời nói khi ấy của cô, đã khiến con nghẹn ngào mà bật khóc đấy. Con xin lỗi cô vì đã cố chấp và cứng đầu như vậy.
Cô là người đã giúp con hiểu hơn về thế giới này, về mọi thứ xung quanh con. Qua đó, con cũng xin lỗi cô vì con đã làm cho cô thất vọng nhiều lần bởi điểm số môn văn của con, nhưng có lẽ kiếp này của con không thuộc về văn lắm cô nhỉ. Con cũng xin lỗi cô vì nhiều lần đã hỏi cô những câu hỏi ngớ ngẩn mà lặp đi lặp lại hay những lần cô phải bực mình vì con. Con viết bài văn này cũng để cảm ơn cô vì cô đã luôn bên con, quan tâm chia sẻ với con, nghe con tâm sự. Và cô đã giúp con trưởng thành hơn rất nhiều. Con cảm ơn cô vì cô đã giúp con vui vẻ và cảm ơn tất cả những điều mà cô đã dành cho con. Con xin gửi bài văn này lên đây để có thể lưu giữ những kỉ niệm, khoảng khắc đẹp nhất của con đối với cô. Con yêu cô lắm – người mẹ của con. Con mong dịch bệnh có thể nhanh qua đi để con được nhìn thấy cô và ôm cô lâu hơn nữa. Cô giữ gìn sức khỏe thật tốt cô nha!
Con chúc cô có một năm học đầy ý nghĩa và hạnh phúc bên các học sinh mới nha cô. Người cô người thầy như những người lái đò dìu dắt chúng con nên người, có cô là một niềm hạnh phúc của con. Con mong dù sao đi nữa, thì cô sẽ không bao giờ quên con cô nha. Còn con thì sẽ cố gắng học thật tốt và sẽ là niềm tự hào của gia đình. Cô là một người mẹ của con, mà đã là mẹ thì sao con quên được cô chứ, con sẽ cố gắng để không phụ công lao của gia đình và lòng tin tưởng của những người thân yêu con. Dù sao, con cũng cảm ơn cô rất nhiều ạ!
Mãi yêu cô.!
Gái iu của cô.
Thanh Tâm

Ảnh : sưu tầm trên Printerest
Người viết : Nguyễn Thanh Tâm
Thêm
Gửi cô - Người mẹ của con
1K
4
2
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nào về là tôi lại nhớ mãi về cô. Người quản lí giàu kinh nghiệm một thuở xưa khi còn chung công tác. Cứ nhắc tới tên cô là người ta nghĩ ngay đến một người phụ nữ đa tài, đam mê với công việc, người quản lí đầy năng nổ, người cô gương mẫu và cũng là người mẹ rất yêu thương các con dù trong hoàn cảnh nào. Ít ai có thể làm được nhiều công việc có ích và hiệu quả như cô khi còn đương công tác. Nay, cô đã nghỉ hưu và lại tham gia nhiều công tác xã hội ở địa phương. Cô là Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Thị Lệ Khanh. Ôi! Một người cô thật đáng trân quý biết nhường nào!
IMG-1573.jpg

(Cô Nguyễn Thị Lệ Khanh người thứ hai từ bên phải sang - văn học trẻ - Ảnh Văn Định)

Những thành công và vinh quang thuở còn công tác đã đền đáp lại bao nỗi nhọc nhằn với cô qua các giai đoạn để cho cô còn sức khoẻ dẻo dai với tuổi U60 hôm nay.

Thuở ấy, năm 2008, sau khi trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh đạt chuẩn quốc gia. Cô Khanh tiếp tục với công việc trồng người để mang lại nhiều thành tích cho nhà trường và cho ngành nhiều hơn thế nữa. Cứ mỗi năm học qua đi là mỗi năm cô trăn trở với bao công việc phải lo, phải làm của mình. Cứ chuyến đò nào sang sông thành công là cô cùng tập thể giáo viên lại mang về nhiều thành tích cho nhà trường, nhất là những hội thi các cấp do ngành tổ chức. Phong trào nào nhà trường cũng đứng tốp đầu của huyện: Hội giảng vòng huyện, vòng tỉnh, Hội khoẻ Phù Đổng các cấp… Thành công đó do người đứng mũi cầm sào chèo lái. Người quản lí dày dạn kinh nghiệm ấy nỗ lực hết mình cho nhà trường, đương đầu với những lúc khó khăn để gặt hái thành công đáng khâm phục.

Cô đưa cho tôi xem cái Huân chương Lao động Hạng III của cá nhân đạt được năm 2011:

- Này em, cái này(tấm Huân chương Lao động hạng III) hạnh phúc lắm em, cũng gần một thập niên rồi đấy!

- Chắc ngày mà nghe tin đi nhận Huân chương cô thức cả đêm? Tôi hỏi.

- Ừ em! Kỳ lạ ghê thật đấy! Cả đêm không ngủ, cứ thao thức, thao thức, mong cho trời mau sáng để đi sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhận về khoe với mọi người.

Đi nhận Huân chương mà cô mong ngóng như chờ mẹ đi chợ về cho quà bánh. Tôi cũng vui lây với cô. Năm tháng vất vả cống hiến cho tập thể để nhân đôi niềm vui nhận Huân chương Lao động hạng III cho nhà trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, rồi lá cờ đầu Thi đua của tỉnh.

Giấc ngủ ngon thi thoảng mới thoảng qua khi việc chưa hết bộn bề, cô rùng mình nhớ lại “đôi khi đang làm việc mà ngủ trong ruột lúc nào không hay em ạ!”

Mải mê với công việc, quên đi cả giấc ngủ để rồi tự “ vượt lên chính mình” gặt hái những thành quả tốt đẹp. Những giọt mồ hôi của người nông dân đổ xuống thấm mảnh đất khô cằn thành ruộng lúa, nương ngô nhưng giọt mồ hôi chát mặn của cô đổ xuống lại mọc lên “cây đời trăm năm” khỏe khoắn, tươi đẹp. Giọt nước mắt sung sướng, vỡ oà dâng tràn đọng nhiều cảm xúc. Tôi hỏi:

- Khi cô nhận Huân chương trên bục như thế, cô nghĩ tới ai?

Mắt cô Khanh ừng ực nước đầy xúc động:

- Cô nghĩ tới gia đình, tới các anh, chị lãnh đạo của Phòng Giáo dục Tân Châu, các thầy cô trong trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân và…

Cô nghẹn ngào…. Tôi xen vào: Em hả? Thôi! Em hiểu rồi… chồng của cô!

Tôi ngăn cản sự nghẹn ngào đó bằng câu nói hài hước để cô đừng xúc động mạnh quá kẻo không mảy không may gặp chuyện chẳng lành thì nguy. Lảng sang bức ảnh treo khác. Tôi hỏi:

- Còn tấm này(tôi chỉ vào cái Danh hiệu Nhà Giáo Ưu tú) chắc cô nhiều đêm không ngủ?

- Ủa! Sao em biết hay thế? Cô ngạc nhiên nhìn tôi. Rồi cô lấy xuống cho tôi xem.

- Năm nhận vinh dự ấy là năm 2012 đấy em. Chả giữ được tấm ảnh nào cơ chứ. Tiếc thật! Giá như hồi đó có điện thoại thông minh như bây giờ em nhỉ?

- Vâng. Tôi đáp lại, ngắm nghía từng góc, đọc từng dòng chữ ghi trong khung ảnh đó. Nét chữ Nhà Giáo Ưu Tú in đậm sao trân quý biết nhường nào! Sự cống hiến cho ngành giáo dục dân tộc của đất nước như một chiến công “ thầm lặng” cô Khanh đã đổ bao nhiêu nỗi nhọc nhằn, vất vả mới hưởng niềm hạnh phúc to lớn ấy.
IMG-1458.JPG

(Danh hiệu Nhà giáo Ưu tú mà cô Khanh vinh dự nhận được - Văn học trẻ - Ảnh Văn Định)

Nhà Giáo Ưu Tú là danh hiệu cao quý mà có lẽ suốt cả đời làm nghề dạy học ít ai có thể đạt được như cô Nguyễn Thị Lệ Khanh. Có lẽ trước Danh hiệu này, cô còn đạt nhiều danh hiệu khác của các cấp huyện, tỉnh nữa là đằng khác.

Thành công để có những niềm vui suốt cả đời cống hiến cho ngành giáo dục. Cô về hưu nhưng vẫn ấp ủ ước mơ gì đó. Cô tham gia các hội như: người cao tuổi để sống khỏe và có ích cho xã hội; Hội Cựu giáo chức; Hội chất độc màu da cam/đi-ô-xin… rồi tự mở trường Mẫu giáo Tư thục Hạnh Phúc tại Tân Châu lo công ăn, việc làm cho nhiều người “ yêu mến mầm non tương lai”.

Chia tay cô trong buổi trưa của một ngày đẹp trời. Cô tiễn tôi đi ra khỏi cổng với nụ cười toả trong nắng thật đáng yêu. Tôi đi rồi mà ngoái nhìn lại vẫn thấy dáng cô đứng đó nhìn tôi cho tới khi khuất hẳn. Ôi! Thật là một con người chỉ biết trọn đời cống hiến việc làm không biết mệt mỏi cho giáo dục dân tộc đúng như Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang tặng Danh hiệu Nhà Giáo Ưu Tú cho cô mà cô lồng danh hiệu ấy vào khung kính trang trọng nhất, treo nơi cũng trang trọng nhất trong ngôi nhà mình ở. Tôi mong cô lúc nào cũng khỏe mạnh để tiếp tục giúp ích cho đời những mùa hoa mang nhiều mật thơm ngọt ngào mãi mãi.

Bài và ảnh của Phùng Văn Định
Thêm
Nhắc mãi tên cô ngày ấy
2K
3
0
Untitled design (1).png


Có những người không cần mất quá nhiều thời gian để ta yêu mến họ. Dù chỉ đồng hành cùng nhau đôi ngày, họ vẫn để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng ta.

Tôi may mắn gặp được một người như vậy - đó là cô Chính, giáo viên dạy hè của tôi. Tôi chỉ được học cô trong khoảng vài tuần trước khi vào lớp một. Sau gần hai mươi năm, ký ức của những ngày thơ bé còn sót lại là sự hiền từ, dịu dàng của cô. Đôi khi tôi tiếc nuối vì học với cô quá ít, giá mà tôi được xếp vào lớp 1B thì đã là học trò của cô suốt một năm rồi. Nhưng có lẽ ông trời cố tình đẩy tôi xa cô, để tôi càng trân trọng và yêu quý cô hơn nữa.

Hồi đó tôi với đứa bạn cùng bàn hay thi viết chữ nhanh, đứa nào viết xong trước thì đưa cô chấm điểm. Tụi tôi đấu đá kịch liệt đến mức cô phải gọi tôi ra nói chuyện riêng. Ban đầu tôi sợ lắm nhưng cô chỉ ôn tồn bảo rằng hãy rèn luyện chữ thật đẹp trước khi viết thật nhanh. Khi ấy tôi không nghĩ quá nhiều, chỉ vâng dạ nghe lời cô và tập viết chữ đẹp hơn. Sau này khi bị một giáo viên đánh đập, tôi mới hiểu cô Chính của mình tuyệt vời như thế nào. Không cần đòn roi dọa nạt, chỉ bằng lời nói và sự điềm tĩnh, cô giúp tôi và nhiều thế hệ học trò thay đổi tích cực hơn.

Tôi cứ tưởng hết hè sẽ thì cô sẽ dạy mình tiếp, nhưng không, từ lớp 1B tôi được đẩy lên lớp 1A. Ngày hôm đó, tôi đem cặp sách sang lớp 1B học, tôi đọc danh sách thấy tên mình ở lớp 1A nhưng vẫn mong có nhầm lẫn. Cuối cùng cô phải dẫn tôi về lớp 1A và giao tôi cho giáo viên chủ nhiệm mới. Tôi không hề khóc, chỉ là thấy lòng nặng trĩu. Tôi chẳng muốn thay đổi gì cả, chỉ muốn ở lại lớp học cũ, với những người bạn cũ và cô Chính thôi.

Thời gian qua nhanh, tôi dần làm quen với môi trường mới, dường như tôi đã quên khoảng thời gian học hè ngắn ngủi. Nhưng mỗi lần đi ngang qua lớp 1B, tôi lại thấy cô Chính trên chiếc xe đạp cũ kĩ, vẫn với bộ quần áo giản dị và mái tóc hoa râm. Bạn bè tôi thỉnh thoảng nhắc về cô, nào là cô hiền lắm, thương cô quá, hồi trước tao được học cô nè. Hóa ra cũng như tôi, rất nhiều đứa học trò yêu mến, kính trọng cô.

Khi tôi lên cấp hai, hình ảnh cô Chính ngày càng ít dần đi. Cô vẫn là người giáo viên cấp một cần mẫn, còn tôi thì đã rời xa mái trường năm xưa. Tôi thấy cô vài lần, chiếc xe đạp cũ kĩ nay đã trở thành xe đạp điện, cô không cần phải gắng sức đạp xe nữa. Nhiều khi tôi muốn gọi cô, nhưng sợ cô chẳng còn nhớ đến tôi, tôi chỉ lặng lẽ nhìn bóng dáng cô dần khuất xa. Tôi thầm mong cô khỏe mạnh và hạnh phúc.

Một hôm, tôi với đứa bạn thân chở nhau đi học thì thấy cô Chính chạy phía trước. Bạn tôi hét gọi tên cô, khoảng cách khá xa nên cô không nghe thấy. Hóa ra nó học 1B, tôi học 1A. Hồi đó hai đứa đâu có biết nhau, lên cấp hai thì mới bắt đầu chơi thân. Nó kể cô rất thương học sinh, đi sớm về trễ để rèn cho tụi nó viết chữ đẹp. Thế nên từ phụ huynh đến học trò đều yêu quý cô hết mực.

Khi tôi lên cấp ba thì cô đã về hươu, tôi chỉ nghe tin qua đứa bạn thân và cũng không còn thấy cô từ đó. Tôi không biết còn may mắn gặp lại nữa không nhưng tôi luôn hy vọng cô có nhiều sức khỏe, những điều may mắn, tốt đẹp nhất sẽ đến bên cô. Con chữ đầu tiên mà tôi cố gắng nắn nót cho tròn vẹn là nhờ lời răn dạy dịu dàng của cô.

Cảm ơn cô đã dạy dỗ con, dù khoảng thời gian không nhiều nhưng lại mang ý nghĩa rất lớn đối với con.
Thêm
Cô Chính - Người Giáo Viên Dạy Hè Của Tôi
923
3
1
Đêm yên tĩnh quá! Mọi vật chìm đi trong màn đêm u tịch. Tiếng côn trùng kêu rả rích ngoài kia cũng khiến người ta giật mình. Những dòng cảm xúc vui buồn trong con cuộn dâng ào ạt như thác đổ. Con ngồi đây viết những dòng này kính yêu gửi mẹ: Người thầy đầu tiên của con!

Mẹ sinh con ra giữa mùa đông tuyết trắng xoá nơi xứ người, giữa cái lạnh tê buốt dưới 0 độ. Một mình mẹ vượt cạn cô đơn không có người thân bên cạnh, chỉ có cha con là người duy nhất. Khi con cất tiếng khóc chào đời dưới hình hài một bé gái tim mẹ như vỡ oà vì sung sướng. Mẹ nói con là thiên thần nhỏ của mẹ, lòng mẹ lâng lâng thứ cảm xúc khó cất thành lời. Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc mẹ cũng đã trải qua một giai đoạn đấu tranh ghê gớm giữa sự lựa chọn công việc và có con. Cuối cùng mẹ đã lựa chọn con với tình yêu thương tha thiết. Mẹ chọn có con để đánh đổi lấy thời gian làm việc lâu hơn ở xứ người. Kết quả là mẹ về nước sớm trước thời hạn cho phép. Mẹ có biết con hạnh phúc biết bao nhiêu khi mẹ đã lựa chọn để con được làm người? Nhưng có con rồi cuộc đời mẹ thêm phần vất vả, nặng nhọc biết bao nhiêu! Bài học đầu tiên con học được từ mẹ là sức mạnh của tình mẫu tử thiêng liêng có thể chiến thắng mọi lợi ích về tiền tài, vật chất. Tình yêu thương như ngọn lửa một khi đã được nhen lên trong mỗi người thì sẽ mãi cháy sáng!

Đối với con mẹ không phải người mẹ bình thường nữa mà là người bạn lớn, người thầy vĩ đại của con. Dù là những câu chuyện đơn giản mẹ kể hay những cử chỉ việc làm nhỏ bé cũng như những lời chỉ dạy tận tình của mẹ, tất thảy đều có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với con. Từ lúc sinh con ra, nuôi dạy con đến lúc con khôn lớn trưởng thành thì những gì con học được từ mẹ vẫn là vô vàn những điều bổ ích. Chúng trở thành hành trang cho con bước vào đời.

Mẹ truyền cho con tình yêu quê hương, đất nước qua từng lời ru làm con thêm yêu những cánh cò trong câu ca dao. Những câu chuyện cổ tích Tấm Cám, Thạch Sanh,… dạy con những bài học về đạo lí làm người đồng hành cùng con suốt thuở ấu thơ. Tình yêu văn chương nghệ thuật trong con từ đó cũng được mở lối.

Mẹ ơi con nhớ ngày đầu tiên khi con vào lớp 1 mẹ đạp xe gần chục cây số đưa con đến trường. Lời mẹ dạy con thấm từng câu từng chữ rằng con phải kính thầy, mến bạn, chăm chỉ học hành sau này trở thành người có ích cho xã hội. Con vẫn nhớ những dòng chữ đầu tiên mẹ cầm tay con viết trên trang vở trắng.

Mẹ dạy con học ăn, học nói, học gói, học mở, từng chi tiết dù nhỏ nhặt nhất trong cách ứng xử với mọi người. Tình yêu và sự quan tâm của mẹ không thể dùng từ ngữ để đong đếm. Con vẫn nhớ hồi con học cấp 2, đi thi học sinh giỏi văn không có tài liệu tham khảo mẹ đã mượn sách rồi nắn nót chép từng dòng chữ một vào cuốn sổ nhỏ cho con. Năm đó con đạt giải tuy không phải là giải cao nhất nhưng con đã nhìn thấy đốm sáng óng ánh đầy tự hào trong đôi mắt mẹ.

Cuộc sống dẫu không đẹp như mộng, cuộc đời không đẹp như thơ. Con nhiều lúc vấp ngã và lạc lối trong dòng đời tấp nập. Những lúc như vậy lại có mẹ gần bên nâng bước con đi.

Đó là lúc con thi trượt đại học năm đầu, bao nhiêu công sức học hành tưởng như đổ sông đổ bể, bao nhiêu ước vọng tưởng chừng vỡ nát mẹ lại động viên tinh thần con quyết tâm làm lại từ đầu. Mẹ chắt chiu từng đồng tiền ít ỏi bao đêm thức trắng cọc cạch bên chiếc máy khâu đã cũ dành cho con mua sách ôn thi lại đại học. Mỗi lần cầm cuốn sách trên tay là những giọt mồ hôi lặng thầm mẹ rơi lòng con lại thấy nao nao. Mẹ dạy con lòng dũng cảm làm những việc cần làm và đi đến những nơi chưa từng đi và đối mặt với thất bại. Và cuối cùng con đã thành công!

Đó là những lúc con học xa nhà, những lá thư mẹ gửi như truyền thêm cho con nghị lực và sức sống. Mẹ dạy con cách đối mặt với nỗi nhớ nhà và lòng ham học hỏi những kiến thức mới.

Đó là những ngày tháng con không may ốm nặng vừa đi học vừa chữa bệnh và nhìn cuộc đời phía trước một màu xám xịt và ảm đạm. Mẹ dạy con cuộc đời vô cùng hữu hạn trong cái vô hạn của thế giới bao la và vũ trụ rộng lớn vì vậy hãy biết trân trọng sinh mệnh trong từng khoảnh khắc cuộc đời.

Đó là lúc tình đầu của con tan vỡ mang theo bao nhiêu nước mắt và buồn đau. Mẹ dạy con “tất cả là không có gì”. Rồi con sẽ tìm thấy tình yêu mới ở một người mới, người yêu thương và trân trọng con thật sự và nắm tay con đi tiếp quãng đời còn lại. Mẹ dạy con cách yêu thương một người ngoài bản thân mình. Mẹ dạy con quên đi những điều không hay, không tốt, nhìn thấy những điều tốt đẹp trong cuộc đời và mỗi con người. Rằng cuộc đời ngoài bóng tối còn rực rỡ hoa và ánh sáng!

Giờ đây, dù đã trưởng thành và rời xa vòng tay bao bọc của mẹ, một mình con sải cánh trên bầu trời cao rộng nhưng mỗi khoảnh khắc bên mẹ trong những ngày xưa yêu dấu với con đều đặc biệt và khác biệt. Quá khứ ấy dội về đều đáng quý khiến con lưu giữ không phai kỉ niệm nơi trái tim và sẽ theo con trong suốt cuộc đời sau này.

Cảm ơn mẹ đã sinh con ra trên thế giới này. Con vô cùng biết ơn công lao sinh dưỡng và dạy dỗ mẹ đã dành cho con trong đời. Mẹ chính là người thầy xuất sắc dạy con những kiến thức nằm ngoài sách vở. Con muốn thốt lên rằng: “Mẹ ơi con yêu mẹ nhiều lắm!” và hình ảnh của mẹ luôn được lưu giữ đặc biệt nơi trái tim con.

Người thầy đầu tiên - Văn học trẻ.jpg


Ảnh: Người thầy đầu tiên - Văn học trẻ (Nguồn: internet)

Tác giả: Nguyễn Minh​
Thêm
Người thầy đầu tiên - Nguyễn Minh
2K
2
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
  2. hưnga @ hưnga:
    cho em hỏi xu có những tác dụng gì ạ
Top