Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Bảo Ninh là một trong những nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Ông là nhà văn quân đội, từng trực tiêp tham gia chiến đấu trên chiến trường miền Nam trước 1975. Để hiểu hơn về Bảo Ninh, cùng VHT tham khảo bài soạn sau đây.

Bảo Ninh.jpg
Ảnh sưu tầm

1. Tác giả

- Bảo Ninh là bút danh - ngoài ra còn rất nhiều bút danh khác như Nhật Giang, Mã Pí Lèng…. Ông sinh ngày 18 tháng 10 năm 1952 tại Nghệ An, tên thật là Hoàng Ấu Phương, là nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang lớn, trong đó thành công nhất là Nỗi buồn chiến tranh.

- Bảo Ninh từng tham gia bộ đội từ năm 1969 đến năm 1975. Năm 1987, ông ra mắt tác phẩm đầu tiên là Trại bảy chú lùn. Năm 1991, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (in lần đầu năm 1987 tên là Thân phận của tình yêu), được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và đã được đón chào nồng nhiệt.

- Phong cách nghệ thuật
+ Thường viết về người lính và cuộc sống của con người trong chiến tranh.
+ Mô tip truyện: mô tip gặp gỡ. Lấy bối cảnh truyện ngắn là thời chiến tranh hoăc Hà Nội.
+ Biệt tài miêu tả: miêu tả chi tiết, tỉ mỉ đến “đau nhói” những vét thương của chiến tranh.
+ Ngôn ngữ phong phú, chọn lọc kĩ càng và chính xác.

2. Tác phẩm tiêu biểu

- Tập truyện ngắn Chuyện xưa kết đi, được chưa? Gồm 14 truyện ngắn.
- Tập truyện ngắn Trại Bảy chú lùn, gồm 5 truyện ngắn.
- Bảo Ninh - những truyện ngắn. Gồm 36 truyện ngắn. Những câu chuyện ở đây được kể bằng một giọng điệu nhẹ nhàng, điềm đạm về kỉ niệm trong quá khứ của nhà văn, đặc biệt kí ức về chiến tranh.
- Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
Cuốn sách được dịch sang tiếng Anh bởi Frank Palmos và Phan Thanh Hảo, xuất bản năm 1994 với nhan đề "The Sorrow of War", được ca tụng rộng rãi và một số nhà phê bình đánh giá là một trong những tiểu thuyết cảm động nhất về chiến tranh. Tác phẩm này cũng đã được chuyển ngữ và giới thiệu ở 18 quốc gia trên thế giới với 15 thứ tiếng. Vào tháng 8 năm 2016, nhà văn Bảo Ninh với tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh vừa được nhận giải thưởng văn học Sim Hun của Hàn Quốc.​

Xem thêm
Các bài soạn, bài văn hay, đề thi Ngữ văn 10 tại đây.
Nỗi buồn chiến tranh -cách viết khác về chiến tranh
Thêm
Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Bảo Ninh, Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo bài 8
9K
1
0
Tập truyện Bảo Ninh - những truyện ngắn bao gồm 36 truyện ngắn. Những câu chuyện ở đây được kể bằng một giọng văn nhẹ nhàng, điềm đạm về kỉ niệm trong quá khứ của nhà văn. Đó là những câu chuyện về tình người, tình yêu, đau khổ, hạnh phúc. Giang là một truyện ngắn thuộc tập truyện này. VHT mời các em tham khảo bài soạn ngắn gọn chi tiết sau đây.


Bảo Ninh.jpg
Ảnh sưu tầm

1. Trả lời các câu hỏi trong khi đọc, sgk trang 73,74

- Câu 1,2 (theo dõi văn bản)

- Câu 3 sgk trang 73:
Đây chính là hoàn cảnh phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến giữa Giang và “tôi” này nở.
- Câu 4 sgk trang 74:
Lời nói và thái độ của bố Giang khi gặp Hùng lần này thể hiện sự vui mừng, phấn khởi, gần gũi, chân tình khi gặp một người quen ở chiến trường. Lời nói và thái độ này hoàn toàn khác với lần đầu, khi bố Giang chưa biết gì về nhân vật “tôi”.
- Câu 5 sgk trang 74:
Hai đoạn văn cuối bài là lời của nhân vật “tôi” nói với chính mình và người đọc.

2. Trả lời các câu hỏi sau khi đọc, sgk trang 75

* Câu 1: Lời của người kể chuyện, lời của nhân vật, câu chuyện, sự việc


Một số câu văn, đoạn văn có đan xen giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật:
- “Tôi toan lỉnh, song ông trông thấy tôi tức thì. “Kìa, Hùng, Hùng đấy hả Hùng!”. Giọng ông ngạc nhiên, mừng vui. Ông thân thiết xiết chặt tay tôi và không nén được, ông cảm động ôm lấy tôi. “Giang nó cứ nhắc cậu mãi, Hùng ạ. Nó cứ buồn vì không gặp lại được cậu trước khi chúng ta lên đường”. Ông bảo: “Giờ đây Giang nó ở lại ngoài đó có một mình”
- Tôi mở túi phòng hoá đeo bên hông lấy gói bít cốt mẹ dúi cho hồi trưa, và rót chè tưoi trong ấm tích ra bát. Bít cốt chiêu với chè tươi, định thế. Thấy vậy, đang lúi húi xâu lại dép cho tôi, Giang vội kêu lên:
- Ôi em quên. Cóc cơm mà, để em dọn mời anh”

* Câu 2: Những cuộc gặp gỡ và tình người trong chiến tranh

- Giang và nhân vật “tôi”
+ Cô nữ sinh tin yêu và sẵn lòng giúp đỡ anh lính trẻ: con người cởi mở, gần gũi, thân thiện, dễ cảm thông,…
+ Anh tân binh thì hóm hỉnh, nhanh nhẹn kiểu thanh niên.
- Nhân vật “tôi” và bố Giang (ở nhà bố Giang)
+ Người bố: tác phong, điều lệnh quân đội, nghiêm nghị, giữ khoảng các, cảnh giác khi cần.
+ Anh tân binh: nghiêm túc, có chút e ngoại cấp trên.
- Giang, nhân vật “tôi” và bố Giang (ở nhà bố Giang)
Khi đã làm quen, tin cậy, giữa người sĩ quan và anh lính trẻ cũng rất dễ cảm thông; tình cha con người người lính rất ấm áp.
- Nhân vật “tôi” và bố Giang (ở chiến trường Tây Nguyên)
Tình yêu thương con, yêu thương chiến sĩ của người chỉ huy hoà làm một; lòng kính trọng của chiến sĩ đối với người chỉ huy; tình yêu, sự cách trở và niềm tin yêu.
=> Nhận xét chung: Những cuộc gặp gỡ cho thấy con người đối xử với nhau bằng chân tình, nhất là giữa những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh, gặp được nhau càng mừng rỡ hơn bao giờ hết.

* Câu 3: Nhân vật Giang

- Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh - điểm nhìn "Tôi".
=> Nét tính cách nổi bật: Tin người, trong trẻo, hồn nhiên, sẵn lòng giúp đỡ người khác.
- Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang - điểm nhìn "Tôi", bố Giang.
=> Nét tính cách nổi bật: Nhanh nhẹn, đảm đang, biết quan tâm nũng nịu, không hề sợ bố.
- Lúc cùng anh tân binh đi đến đơn vị trên xe đạp - điểm nhìn "Tôi".
=> Nét tính cách nổi bật: Hay nói chuyện, có vẻ cô đơn.
- Tại chiến trường qua lời của bố Giang - điểm nhìn Bố Giang.
=> Nét tính cách nổi bật: Luôn nhớ và có tình cảm với anh tân binh.

* Câu 4: Cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm

- Ngôi kể: anh tân binh, tác giả
- Điểm nhìn: anh tân binh, bố Giang, Giang. Trong đó điểm nhìn quan trọng nhất là từ nhân vật "tôi".
=> Cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy giúp tác phẩm trở nên gần gũi với người đọc, giúp họ hình dung rõ những sự kiện mà nhân vật đã trải qua.

* Câu 5: Chủ đề của tác phẩm

Chủ đề: Tình yêu của người lính. Hoặc: Một cuộc gặp gỡ.

* Câu 6: Tư tưởng của tác phẩm

Những kí ức trong thời chiến tranh là những kí ức còn mãi, trở thành nỗi đau âm thầm. Những cuộc gặp gỡ tình cờ, vẩn vơ những sẽ để lại lưu luyến, nhớ mãi không thể xoá nhoà.

Xem thêm
Các bài soạn, bài văn hay, đề thi Ngữ văn 10 tại đây.
Nỗi buồn chiến tranh - cách viết khác về chiến tranh
Thêm
Giang - Bảo Ninh, bài soạn chi tiết ngắn gọn
1K
1
0
Đất rừng phương Nam là tiểu thuyết tiêu biểu của nhà văn Đoàn Giỏi. Tiểu thuyết này được đánh giá là một trong những tác phẩm viết về thiếu nhi hay nhất của Việt Nam. Cùng VHT tìm hiểu thiên nhiên và con người vùng đất Nam Bộ qua đoạn trích Đi lấy mật (chương 9), được trích dạy trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, sách Chân trời sáng tạo, tập 2, trang 62.

nha-van-doan-gioi.jpg
Ảnh sưu tầm

1. Trước khi đọc

* Câu 1 (trang 63): Bạn từng hình dung thế nào về thiên nhiên và cuộc sống con người ở vùng đất Nam Bộ cách đây gần một thế kỉ? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp về điều đó.

Trả lời:
- Thiên nhiên và cuộc sống con người ở vùng đất Nam Bộ cách đây gần một thế kỉ trông rất hoang sơ nhưng cũng rất đẹp và trù phú.
- Đây là một vùng đất mang những đặc sắc riêng biệt, những nét văn hóa độc đáo: nhiều cây ăn trái, rừng ngập mặn, sản vật thiên nhiên - mật ong, cá, tôm, thú rừng...con người chất phác, giàu tình làng nghĩa xóm.

* Câu 2 trang 63: Dựa vào nhan đề Đất rừng phương Nam, bạn suy đoán xem phần văn bản dưới đây sẽ kể với bạn những chuyện gì?

Trả lời:
Văn bản kể về những điều liên quan đến thiên nhiên ở miền đất phương Nam của đất nước.

2. Đọc văn bản

* Câu 1. Theo dõi - Bạn hiểu thế nào là “ăn ong”?

Trả lời:
“Ăn ong” là cách nói của những người làm nghề nuôi ong hoặc nghề lấy mật ong. Ăn ong được hiểu là đi lấy mật ong rừng.

* Câu 2. Theo dõi- Chú ý lời thoại và tính cách của hai nhân vật An và Cò.

Trả lời:
Tính cách của hai nhân vật An và Cò: Tinh tế, hiểu chuyện.

* Câu 3. Suy luận - Việc làm kèo ong được kể lại qua điểm nhìn của ai?

Trả lời:

làm kèo được kể lại qua điểm nhìn của má nuôi An.

* Câu 4. Suy luận - Vì sao tía nuôi khuyên An “không nên giết ong”?

Trả lời:

Tía nuôi khuyên An "không nên giết ong" vì ông có cách để đuổi ong đi. Ông muốn các con ứng xử thân thiện với tự nhiên.

* Câu 5. Suy luận - Việc liên hệ, so sánh những cách nuôi ong, lấy mật khác nhau này có tác dụng gì?

Trả lời:

Việc liên hệ, so sánh những cách nuôi ong, lấy mật khác nhau có tác dụng cho thấy điểm đọc đáo của nghề lấy ong ở U Minh - kiểu tổ ong hình nhánh kèo.

3. Sau khi đọc:

* Câu 1 trang 68 -Tóm tắt câu chuyện được kể trong văn bản trên?

Trả lời:
Văn bản kể về một lần đi lấy mật của An với tía nuôi và thằng Cò. Trên đường đi, An đã cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên: ban mai, bầy ong, đàn chim, v.v... Lúc nghỉ mệt, tía nuôi và thằng Cò đã chỉ đàn ong mật cho An. Sau đó, họ tiếp tục đi lấy mật và thu hoạch được rất nhiều. Chẳng may, thằng Cò bị ong đốt. Tía nuôi An - tía của thằng Cò đã bôi vôi lên trên vết đốt đó và ông chỉ đuổi đàn ong đi để lấy mật. Trước khi ra về, đám người bọn họ đã ăn cơm cho đỡ đói và dự định hôm sau sẽ phải mang gùi to hơn để lấy được nhiều mật hơn. Lúc ăn cơm, An đã suy nghĩ về cách làm tổ nuôi ong và thấy rằng không nơi nào giống cách đặt kèo ở rừng U Minh.

* Câu 2 trang 68 - Quanh câu chuyện "đi lấy mật", cuộc sống của thiên nhiên, con người phương Nam được cảm nhận, tái hiện qua điểm nhìn của những nhân vật nào? Các điểm nhìn này có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau như thế nào? Theo bạn, điểm nhìn của ai là quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời:
- Điểm nhìn của những nhân vật: An, thằng Cò, tía và má nuôi.
- Tác dụng của việc có nhiều điểm nhìn: Các điểm nhìn của thằng Cò, tía và má nuôi bổ trợ cho điểm nhìn của An, giúp người đọc thấy được cuộc sống thiên nhiên và con người phương Nam.
- Điểm nhìn của An là quan trọng nhất. Vì ở đoạn trích này, An là người kể chuyện.

* Câu 3 trang 68 -Trong văn bản trên, lời đối thoại giữa An với các nhân vật (Cò, tía nuôi, má nuôi) có tác dụng gì?

Trả lời:
Tác dụng của lời đối thoại: giúp cho câu chuyện chân thật và gần gũi hơn.

* Câu 4 trang 68 - Phân tích một đoạn trong lời của người kể chuyện có sự kết hợp giữa kể sự việc và miêu tả cảnh vật, thể hiện được phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam.

Trả lời:
“Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh... Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén mò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loại bò sát bốn chân, to hơn ngón chân cái kia, liền quật chiếc đuôi dài chạy tứ tán. Con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây. Con đeo trên tấm lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái.”
* Phân tích:
- Yếu tố tự sự: Kể về hoạt động của các loài vật và hương thơm của hoa tràm lan ra, phảng phất khắp rừng.
- Yếu tố miêu tả: Miêu tả tính chất của tiếng chim của màu sắc da con kì nhông, tính chất trong hành động của con Luốc,.... - Phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam:
+ Thiên nhiên: trù phú, sinh động.
+ Con người: phóng khoáng, tự do
=> Một đoạn trong lời của người kể chuyện có sự kết hợp giữa kể sự việc và miêu tả cảnh vật, thể hiện được nét đặc trưng của thiên nhiên miền đất phương Nam.

* Câu 5 trang 68 - Xác định chủ đề của văn bản và chỉ ra một số căn cứ để xác định chủ đề.

Trả lời:
- Chủ đề của văn bản: Công việc đi lấy mật của con người phương Nam.
- Một số căn cứ để xác định chủ đề: Dựa vào vấn đề cơ bản của văn bản.

* Câu 6 trang 68 - Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai nhân vật Cò và An. Theo bạn, việc làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?

Trả lời:

- Tương đồng: còn nhỏ tuổi, ngây thơ, biết nghe lời tía và má, đối xử tốt với nhau.
- Khác biệt:
+ Cò: thẳng thắn, bộc trực, không để bụng.
+ An: tinh tế, nhạy cảm, sâu sắc.
- Tác dụng: khắc họa tính cách của con người Nam Bộ. Họ là những người tốt tính, thẳng thắn, bộc trực nhưng cũng rất tinh tế, nhạy cảm, sâu sắc.

* Câu 7 trang 68 - Câu chuyện đi lấy mật giúp bạn hiểu thêm điều gì về thiên nhiên, cuộc sống, tính cách con người Nam Bộ?

Trả lời:
- Thiên nhiên: trù phú, hoang sơ.
- Cuộc sống: giản dị, gắn bó và cộng sinh với thiên nhiên.
- Con người: phóng khoáng, thẳng thắn, bộc trực nhưng cũng rất tình cảm, tinh tế, sâu sắc.

Xem thêm
Các bài soạn, bài văn hay, đề thi Ngữ văn 10 tại đây.
Thêm
Đất rừng phương Nam (trích), gợi ý trả lời câu hỏi sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 2, Chân trời sáng tạo
1K
1
0
Đất rừng Phương Nam là tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Đoàn Giỏi đã được chuyển thể thành phim. Đây cũng là một trong những tác phẩm làm lên tên tuổi của ông. Đến thời điểm hiện tại, Đất rừng phương Nam được đánh giá là một trong những cuốn sách viết về thiếu nhi hay nhất của Việt Nam. Để bổ trợ kiến thức cho bài học Văn bản 1, SGK trang 62, Chân trời sáng tạo, VHT mời các em đọc bài tham khảo về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.

nha-van-doan-gioi.jpg

Ảnh sưu tầm

1. Thể loại: tiểu thuyết

2. Hoàn cảnh sáng tác

Sau khi tập kết ra Bắc, năm 1957, Đoàn Giỏi sáng tác tác phẩm Đất rừng Phương Nam. Tiểu thuyết được viết theo yêu cầu của của Đài tiếng nói Việt Nam. Năm 1997, Đất rừng phương Nam được chuyển thể thành phim truyền hình và trở thành bộ phim ăn khách lúc bấy giờ.

3. Bố cục

Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam được chia làm 4 phần:

- Phần 1: Từ đầu …" bụi cây": chuẩn bị đi lấy ăn ong.
- Phần 2: Tiếp theo …" im im đi tới": con đường đến chỗ lấy mật.
- Phần 3: "Trên đường lấy mật … trở về": quá trình lấy mật ong.
- Phần 4: Còn lại: trên đường trở về nhà.

4. Vị trí đoạn trích sgk trang 62

Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam gồm 20 chương. Văn bản trong sách giáo khoa được trích từ chương 9 với nhan đề Đi lấy mật ong.

5. Tóm tắt

Đất rừng phương Nam viết về cuộc đời của một cậu bé tên An, bối cảnh được lấy ở các tỉnh Tây Nam Bộ vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại Việt Nam.

Cậu bé An sống cùng với cha mẹ mình ở thành phố. Sau khi thực dân Pháp đổ bộ trở lại Việt Nam và đổ quân vào khu vực Nam Bộ, bé An theo cha mẹ chạy hết vùng này đến vùng khác của khu vực Miền Tây Nam Bộ. Trong một lần mải chơi, giặc đánh đến và An bắt đầu lạc mất gia đình. Từ đây, An bắt đầu trở thành đứa trẻ lang thang. Trên hành trình đi tìm cha mẹ, An gặp được những người đầu tiên cưu mang mình. Dì Tư Béo, đưa An về làm giúp cho quán và thế là từ đó cậu có nơi nương tựa. Tại đây An được tiếp xúc với khá nhiều người, trong đó có vợ chồng Tư Mắn là một trong những bọn Việt gian. Vào một buổi tối An đọc được cuốn sổ của vợ chồng Tư Mắn và biết 2 bọn họ là tay sai vì thế An chạy trốn rời bỏ quán dì Tư và tiếp tục chặng đường gian khổ sau này của mình.

6. Giá trị nội dung

- Phản ánh chân thật và sinh động thiên nhiên và con người ở vùng đất phương Nam.
- Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời rừng U Minh.

7. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và con người đặc sặc.
- Cách dẫn truyện hấp dẫn, dựng cảnh sinh động.
- Thành công trong miêu tả tâm lý nhân vật.
- Ngôn ngữ mang đậm chất Nam Bộ.​

Xem thêm các bài soạn, bài văn hay, đề thi Ngữ văn 10 tại đây.
Thêm
Tìm hiểu về tiểu thuyết Đất rừng phương Nam, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo
1K
0
3

QuangNhat

Thành Viên
15/7/22
175
217
43,000
Xu
1,103,427
Mình biết đến Nam bộ và yêu Nam bộ chính từ tiểu thuyết này đấy. Chứ một cậu bé sinh ra và lớn lên ở Hà Nội trong khi đất nước đang chiến tranh thì làm sao có điều kiện vào tận rừng U Minh. Đến mơ...
 
Đoàn Giỏi là nhà văn đa tài. Ông vừa làm thơ, viết văn, vừa viết kịch và biên khảo. Nổi bật trong các sáng tác của Đoàn Giỏi là những trang văn chân thành, rung động trước vẻ đẹp bình dị của quê hương xứ sở. Để tìm hiểu về nhà văn Đoàn Gỏi, VHT mời các em học sinh cùng đọc bài tham khảo ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của một nhà văn suốt đời gắn bó với mảnh đất Phương Nam.

nha-van-doan-gioi.jpg
Ảnh sưu tầm

* Cuộc đời

Nhà văn Đoàn Giỏi sinh ngày17/05/1925 mất ngày 02/04/1989. Ông sinh ra tại thị xã Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho (Nay thuộc xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Đoàn Gỏi xuất thân trong một gia đình địa chủ giàu lòng yêu nước. Say mê hội hoạ ngay từ nhỏ, nhưng Đoàn Giỏi phải từ bỏ đam mê hội hoạ vì sự phản đối của gia đình. Sau đó ông tập trung vào niềm đam mê văn chương và thành công ở lĩnh vực này.

Năm 1945 cách mạng tháng 8 thành công, ông tham gia kháng chiến và trở thành Đảng viên Cộng sản. Chiến dịch Điện Biên Phủ thành công, năm 1954, Đoàn Giỏi được tập kết ra Bắc và công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam. Sau đó, ông chuyển sang làm việc ở hội nhà văn Việt Nam. Năm 1975, đất nước thống nhất, nhà văn Đoàn Giỏi về Sài Gòn và đảm nhiệm chức vụ Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 02/04/1989, ông qua đời bởi chứng bệnh hiểm nghèo.

*Tác phẩm chính:

- Tập truyện dài: Cá bống mú (1956), Đất rừng phương Nam (1957), Cuộc truy tầm kho vũ khí (1962),...
- Truyện ngắn: Hoa hướng dương (1960), Người tù chính trị năm tuổi (1973), Đồng Tháp Mười (1987),...
- Truyện ký: Trần Văn Ơn (1955), Ngọn tầm vông (1956), Người thủy thủ già trên hòn đảo lưu đày,...
- Kịch thơ: Người Nam thà chết không hàng (1947), Chiến sĩ Tháp Mười (1949);
- Thơ: Giữ vững niềm tin (1954), Bến nước mười hai, Truyện thằng Cồi;
- Biên khảo: Những chuyện lạ về cá (1981), Tê giác giữa ngàn xanh (1982).

* Phong cách nghệ thuật

Tác phẩm của Đoàn Giỏi là các bức tranh sinh động về thiên nhiên và con người Nam Bộ.
- Tái hiện vẻ đẹp của vùng đất Phương Nam trù phú và con người Nam Bộ chất phác, hiền hoà, thẳng thắng, bộc trực và giàu ân nghĩa.
- Nghệ thuật miêu tả vừa hiện thực vừa trữ tình.
- Ngôn ngữ mang đậm sắc thái Nam Bộ.​

Xem thêm các bài saonj, bài văn hay, đề thi Ngữ văn 10 tại đây.
Thêm
Nhà văn Đoàn Giỏi, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo
  • Like
Reactions: QuangNhat
806
1
0
Trong tiếng Việt, có rất nhiều trường hợp cần phải sử dụng vốn từ Hán Việt trong giao tiếp. Bài học thực hành tiếng Việt của bài 7, sách giáo khoa Chân trời sáng tạo 10 sẽ giúp học sinh nhận biết được lỗi dùng từ (từ Hán Việt) và cách sửa các lỗi đó. Cùng VHT tìm hiểu một số lỗi dùng từ Hán Việt cơ bản và cách sửa.

7A7EE518-DD8A-4AB9-850F-4BA4ECCB3C3F.jpeg
Ảnh VHT

1. Tri thức tiếng Việt

Có các lỗi dùng từ Hán Việt thường gặp sau:
- Dùng từ không đúng hình thức ngữ âm
- Dùng từ không đúng nghĩa.
- Dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp
- Dùng từ không phù hợp với phong cách.

2. Thực hành tiếng Việt/ sgk trang 44, 45

* Câu 1


a. Lỗi dùng từ không phù hợp phong cách.
Sửa: Thay từ song thân thành bố mẹ.
b. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
Sửa: Thay từ tài hoa thành tài năng.
c. Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm.
Sửa: Thay từ tập họp thành tập hợp.
d. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
Sửa: Thay từ thị giác thành thị lực.
đ. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
Sửa: Thay từ lợi dụng thành tận dụng.
e. Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp.
Sửa: Thay từ nghề đánh cá thành ngư nghiệp.
ê. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
Sửa: Thay cụm từ bách niên giai lão thành bách niên trường thọ.
g. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
Sửa: Thay từ tân trang thành tô điểm.
l. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
Sửa: Thay từ kiều diễm thành tươi đẹp.

* Câu 2

Từ Hán Việt có nghĩa tương đồng ở cột B với cột A


1 - ê 2 - g
3 - i 4 - c
5 - e 6 - đ
7 - a 8 - b
9 - d 10 - h

* Câu 3

a. Ẩm thực Việt Nam rất phong phú.
b. Tổng thống Pháp và phu nhân sẽ đến thăm hữu nghị nước ta vào khoảng trung tuần tháng 11 năm nay.
c. Bẻ hoa, giẫm lên cỏ trong công viên, xả rác nơi công cộng là hành thiếu văn hóa cần phải bài trừ.
d. Nguyên thủ các quốc gia đều bày tỏ sự quan ngại trước tình hình kinh tế đang có nhiều biến động phức tạp hiện nay.
đ. Nhuận bút viết báo của ông ấy rất cao.
e. Anh ấy ủy quyền cho tôi hoàn tất hồ sơ này.
ê. Nền kinh tế ấy đã phục hồi và đi từ lạc hậu đến tiên tiến.
g. Các nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm đánh vào đồn giặc Pháp, không ngại hi sinh.
h. Ý kiến phát biểu của ông ấy trong cuộc họp đã bị nhiều người phản đối.

Xem thêm các bài soạn, bài văn hay, đề thi Ngữ văn 10 tại đây.
...................................
Cúc các em học tốt!
Thêm
Thực hành tiếng Việt - Lỗi dùng từ Hán Việt và cách sửa - đầy đủ và ngắn gọn
  • Like
Reactions: Vanhoctre
2K
1
0
Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm là kiểu bài nghị luận dùng lí lẽ và bằng chứng để chỉ ra sự sai trái và tác hại của một thói quen hay quan niệm nhằm giúp họ từ bỏ thói quen hay quan niệm ấy. Trong tiết học rèn luyện kĩ năng nói và nghe, VHT giới thiệu với các em học sinh các bước chuyển bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen xấu thành bài nói thuyết phục người khác từ bỏ thói quen học một quan niệm. Cùng tham khảo bài soạn sau:

95EEE4DC-4018-4A99-AF66-9DBA99D3439D.jpeg

Ảnh VHT

Đề bài:

Trình bày bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc một quan niệm.

1. Chuẩn bị nói

(1) Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói.


- Đề tài: quan niệm sai lệch hoặc thói quen xấu.
- Mục đích nói: giúp người nghe hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học.
- Đối tượng: bạn học, giáo viên bộ môn.
- Không gian: lớp học.

(2) Tìm ý và sắp xếp ý

a. Tìm ý


- Học sinh dựa vào bài viết ở phần viết để chuẩn bị bài nói.
- Tìm câu mở đầu, kết thúc phù hợp.
- Dự kiến trước một số câu hỏi của người nghe và dự kiến câu trả lời.

b. Lập dàn ý

- Mở đầu của bài nói

+ Giới thiệu quan niệm sai lệch hoặc thói quen xấu.
+ Mục đích viết bài thuyết phục.
- Nội dung chính của bài nói
+ Tác hại của quan điểm/thói quen xấu.
+ Lợi ích của việc thay đổi quan điểm sai lệch/thói quen xấu.
+ Phương pháp thay đổi quan điểm sai lệch/thói quen xấu.
- Kết thúc bài nói
Tóm tắt nội dung vừa trình bày.
+ Nêu / mời người nghe phản biện.
+ Nói lời cảm ơn và kết thúc.

2. Chuẩn bị nghe

* Bước 1: Chuẩn bị


- Đọc và tìm hiểu quan niệm, thói quen trước khi người nói trình bày.
- Liệt kê các nội dung cần trao đổi.

* Bước 2: Nghe và ghi chép

- Chú ý phần mở đầu và phần kết thúc để ghi chép ý kiến của người nói.
- Suy ngẫm về quan điểm của người nói để đưa ra ý kiến phản biện.

* Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá

- Trình bày điểm, thống nhất ý kiến của bản thân với người nói.
- Nêu những điểm chưa rõ hoặc bất đồng quan điểm.
Lưu ý: tránh lời nói gay gắt và tôn trọng ý kiến của người nói.

3. Thực hành nói và nghe

a. Người nói


- Nêu đề tài của bài nói, trình bày lí do lựa chọn đề tài.
- Trình bày các ý của bài nói (theo đề cương đã chuẩn bị).
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài nói, đưa ra một số ý tưởng mở rộng.

b. Người nghe

- Chú ý lắng nghe bài nói của bạn.
- Nghe trên tinh thần chuẩn bị đưa ra các quan điểm của mình để đối thoại với người nói.
- Đặt câu hỏi để người nói trình bày, giải thích về những nội dung còn chưa rõ.
- Trao đổi với người nói về những điểm mà mình chưa đồng tình.

c. Đánh giá
Dựa vào Bảng kiểm kĩ năng thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay một quan niệm, sgk trang 57.

4. Dàn ý bài nói

Đề bài:
Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm: “Chỉ có không gian ảo trên mạng mới đem lại cho mỗi người tri thức, tự do và niềm hứng thú bất tận”.


Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường.........

(1) Mở bài:

Nêu quan niệm cần thuyết phục người khác thay đổi, mục đích viết bài văn nghị luận.

(2) Thân bài:

- Luận điểm 1:

Giải thích ý kiến: “Chỉ có không gian ảo trên mạng mới đem lại cho mỗi người tri thức, tự do và niềm hứng thú bất tận”.
+ Giải thích khái niệm: “Không gian ảo”;
+ Biểu hiện của việc xem “không gian ảo đem lại cho mỗi người tri thức, tự do và niềm hứng thú bất tận”.
- Luận điểm 2: Trình bày luận điểm
Việc lạm dụng không gian ảo làm lãng phí thời gian, sức khoẻ của con người (sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần, tâm lý).
- Luận điểm 3: Trình bày luận điểm
Cuộc sống thực tế có rất nhiều điều thú vị (vẻ đẹp của thiên nhiên, kỹ năng xã hội, bài học giao tiếp, trải nghiệm hữu ích, tình người, mối quan hệ tốt đẹp…)
- Luận điểm 4: Trình bày luận điểm và đưa ra phương hướng hành động
+ Khẳng định không nên lạm dụng không gian ảo.
+ Liên hệ mở rộng (đa dạng hoá các hình thức học tập, giải trí, không lạm dụng không gian ảo…)
(3) Kết bài:
Khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/quan niệm; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng của người thực hiện.

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy cô và các bạn.​

Xem thêm
Các bài soạn, bài văn hay, đề thi Ngữ văn 10 tại đây.
Thêm
Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo, bài soạn đầy đủ chi tiết
2K
0
0
Truyện ngắn là một trong những thể loại tiêu biểu của văn xuôi hiện đại. Muốn đọc hiểu truyện ngắn, học sinh cần phải biết được một số yếu tố truyện: nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật; biết được sự gần gũi về nội dung giữa những tác phẩm văn học thuộc các nền văn hoá khác nhau. Để học tốt bài 8 - Đất nước và con người trong Ngữ văn 10, sách Chân trời sáng tạo, VHT mời các em học sinh cùng tham khảo bài soạn tìm hiểu về các yếu tố của truyện sau đây:

D3A77994-5338-46AA-A356-DE2C0AF83E89.jpeg
Ảnh VHT

- Câu chuyện là sự việc, chuỗi sự việc xảy ra trong đời sống liên quan đến một hoặc một số người nào đó. Câu chuyện thường có khởi đầu, diễn biến và kết thúc.
- Cốt truyện là câu chuyện được tổ chức được tổ chức một cách nghệ thuật với biến cố, tình huống, xung đột làm cho câu chuyện trở nên có nghĩa.
- Thông điệp của tác phẩm văn học là điều mà tác giả muốn gửi đến người đọc qua hình tượng nghệ thuật. Đó là ý tưởng quan trong nhất, là bài học, là cách ứng xử mà văn bản truyền đến người đọc.
- Tư tưởng tác phẩm văn học là nhận thức, quan niệm, thái độ, cách lí giải về các vấn đề đời sống và khát vọng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm. Tư tưởng của tác phẩm được thể hiện sinh động qua nhiều yếu tố :đề tài, chủ đề, thế giới hình tượng.
- Đặc điểm tính cách nhân vật là nét riêng về ngoại hình, tính cách, hành động, tâm lí ngôn ngữ của nhân vật…giúp phân biệt với các nhân vật khác.
Khi đọc truyện người đọc có thể nhận biết đặc điểm, tính cách, tư tưởng, tình cảm của một nhân vật qua lời của người kể chuyện, qua hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật, hoặc qua nhận xét, đánh giá của nhân vật khác.
- Người kể chuyện là một vai mà tác giả tạo ra đảm nhiệm việc kể lại câu chuyện trong văn bản truyện. Người kể có thể là nhân vật hoặc không, có thể có nhiều điểm nhìn khác nhau.
- Điểm nhìn là vị trí của người kể chuyện trong tương quan với câu chuyện trong tương quan với câu chuyện.
Tuỳ từng trường hợp, câu chuyện có thể được kể theo điểm nhìn ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất, điểm nhìn của người kể chuyện hoặc điểm nhìn của nhân vật (xưng tôi hay không xung tôi), điểm nhìn cố định hay di chuyển, thay đổi.
+ Điểm nhìn ngôi thứ nhất
Người kể chuyện ngôi thứ nhất (“hạn tri”) –là nhân vật trong truyện, xưng “tôi”.
+ Điểm nhìn ngôi thứ 3:
Người kể chuyện ngoi thứ 3 (thường là toàn tri” – không phải nhân vật trong truyên, không xưng “tôi”.​

Xem thêm các bài soạn, bài văn hay, đề thi Ngữ văn 10 tại đây.
.........................................
Chúc các em học tốt.
Thêm
Tìm hiểu về truyện - tri thức Ngữ văn, bài 8 Đất nước và con người, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo
810
0
0
"Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ" là văn bản nghị luận được chính tay Tổng giám đốc UNESCO giai đoạn 1974 - 1987 viết. Bài viết được thực hiện theo đề nghị của Uỷ ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam nhân ngày Nguyễn Trãi được vinh danh Danh nhân văn hoá thế giới. Để hiểu hơn về Nguyễn Trãi - nhà thơ, nhà ngoại giao, nhà hiền triết, VHT mời các em học sinh tham khảo bài soạn ngắn gọn ngưng đầy đủ sau đây:

nguyen-trai-nha-ngoai-giao-nha-hien-triet-nha-tho-143381.jpg

Ảnh sưu tầm


1. Chủ đề của văn bản và quan điểm của tác giả

- Chủ đề của văn bản và quan điểm của tác giả thể hiện tập trung ở câu văn:
"Có nên phân biệt tách bạch ở ông nhà ngoại giao, nhà hiền triết và nhà thơ không?".
- Quan điểm của tác giả:
Nguyễn Trãi là một nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ không thể tách rời. Cả ba cùng hỗ trợ lẫn nhau để thể hiện trọn vẹn và sâu sắc nhất tấm lòng yêu nước thương dân của ông.

2. Mạch lập luận của văn bản

- Giới thiệu chung về Nguyễn Trãi và khẳng định giá trị tư tưởng của ông.
- Khẳng định Nguyễn Trãi là nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ qua việc phân tích cuộc đời và sự nghiệp của ông.
+ Tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
+ Giá trị những tác phẩm của Nguyễn Trãi như: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí.
+ Thế giới ẩn dật trong Quốc âm thi tập và cuộc sống cuối đời của Nguyễn Trãi.

3. Những yếu tố biểu cảm của văn bản.

Những yếu tố biêu cảm của văn bản được thể hiện trong câu:
"Sáu trăm năm sau, nỗi thao thức canh cánh của nhà hành động và nhà thơ Nguyễn Trãi vẫn là nỗi thao thức canh cánh bên lòng của tất cả những người yêu công lí và nhân đạo trên đời này."

4. Ý nghĩa của văn bản

Bài viết ca ngợi và tôn vinh Nguyễn Trãi với tư cách là một đại biểu ưu tú của dân tộc Việt Nam, cũng đồng thời là “một thành viên kiệt xuất của cộng đồng loài người”. Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi cho thấy ông vừa là nhà ngoại giao, nhà hiền triết, vừa là nhà thơ luôn dành trọn tình yêu cho đất nước, nhân dân.

5. Các từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với Nguyễn Trãi.

Một số từ ngữ, câu văn trong văn bản, nhất là ở đoạn cuối, thể hiện tình cảm của tác giả đối với Nguyễn Trãi:
- Tiếng nói “của một nhà yêu nước vĩ đại, da diết trong lòng Tổ quốc mình”.
- Thành viên kiệt xuất của cộng đồng loài người.
- Bộ óc sớm uyên thâm.
- “Quân trung từ mệnh tập” biểu thị sáng chói cơ sở tư tưởng của Nguyễn Trãi.
+ Ở Việt Nam người ta thường xem Bình ngô đại cáo là kiệt tác của Nguyễn Trãi. Đây là tác phẩm sử thi lớn, trong đó ngày nay người Việt Nam vẫn còn tìm thấy một cách xúc động một trong những ngọn nguồn tươi mát nhất của cá tính dân tộc.
+ Sáu trăm năm sau nỗi thao thức canh cánh của nhà hành động và nhà thơ Nguyễn Trãi vẫn là nỗi thao thức canh cánh trong lòng tất cả mọi người yêu công lí và nhân đạo trên đời này.

Xem thêm
Các bài soạn Ngữ văn 10 tại đây.
........................................
Chúc các em học tốt!
Thêm
Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ
658
0
0
Dục Thuý Sơn là một trong những bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Trãi. Khi đọc hiểu, cần vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này. Cùng VHT trả lời các câu hỏi 1,2,3,4 trong SGK Ngữ văn 10, tập 2.

4532B92B-B9CD-4A86-82E9-E2F4CD4AA5A2.jpeg

Ảnh sưu tầm

Xem thêm
Bảo kính cảnh giới bài 43 - Cảnh ngày hè
Thư dụ lại Vương Thông
Bình Ngô đại cáo
Tác gia Nguyễn Trãi

Câu 1

Núi Dục Thúy được ví như “non tiên” nên có vẻ đẹp khác thường. Vẻ đẹp ấy được miêu tả từ hai góc độ đối xứng nhau: giống như hoa sen từ dưới nước nổi lên, giống như cảnh tiên từ trên trời sa xuống. Ngọn núi chung đúc tinh hoa của cả đất trời, vũ trụ.

Câu 2

Biện pháp nhân hóa được sử dụng trong hai câu luận. Hình ảnh tháp Linh Tế trên núi Dục Thúy in bóng xuống nước như cài cây trâm ngọc vào mái đầu cô gái; sóng nước trong sáng như soi búi tóc biếc vào tấm gương lớn. Biện pháp nhân hóa làm cho cảnh vật mang dáng vẻ và tâm hồn người – yểu điệu, duyên dáng, hữu tình.

Câu 3

Mạch cảm xúc của bài thơ: Giới thiệu cảnh – Quan sát và miêu tả cảnh (từ xa, bao quát (2 câu thực) đến gần, chi tiết (2 câu luận) – Liên tưởng, hoài niệm (nhìn cảnh nhớ người: tháp Linh Tế gợi nhớ đến bài văn bia nổi tiếng của Trương Hán Siêu). Tấm bia ngày trước giờ đã lốm đốm rêu gợi niềm hoài cảm về người xưa và dấu vết tài hoa đã tàn phai theo năm tháng. Hai câu kết bài không tả núi Dục Thúy nữa mà nhắc nhở đến linh hồn của cảnh vật. Núi Dục Thúy đã gắn liền với tên tuổi, văn chương của Trương Hán Siêu. Hơi hướng tiền nhân thấm đượm trên từng tấc đất, ngọn cây, qua bao thế hệ tạo nên “hồn sông núi”. Kết thúc bài thơ là một kết thúc mở để lại nhiều dư vị - vừa bùi ngùi man mác, vừa sâu lắng tự hào – tự hào về sông núi, về anh tài nước Việt.

Câu 4

HS có thể chọn hình ảnh và lí giải phù hợp. Ví dụ: hình ảnh hoa sen nổi trên mặt nước vì cách miêu tả và liên tưởng độc đáo…
................................
Chúc các em học tốt!​
Thêm
Dục Thuý Sơn - Nguyễn Trãi - đọc mở rộng theo thể loại và tác giả, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo
949
0
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
Top