Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Sự đối lập trong việc sử dụng ánh sáng và bóng tối đã được Thạch Lam sử dụng rất độc đáo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ mà chúng ta đã tìm hiểu trong bài viết: Hình tượng ánh sáng và bóng tối trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Và tới Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân lại vận dụng thủ pháp này thuần thục để làm nổi bật lên cái đẹp của tài hoa, của thiên lương giữa những đen tối, bụi bặm trái ngược nhau trong nhà tù. Vậy, cùng một thủ pháp, hai tác giả đã gặp gỡ nhau ở điều gì và ở mỗi một tác phẩm hình tượng ánh sáng - bóng tối có cùng mang chung một loại ý nghĩa? Hãy cùng theo dõi bài viết So sánh Ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù Hai đứa trẻ dưới đây.
Ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ.png

(Ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù Hai đứa trẻ)​
Ánh sáng và bóng tối vốn là hai phương diện quan trọng của cuộc sống, luôn luôn tồn tại bên cạnh nhau, bổ sung cho nhau. Trong hội họa, ánh sáng và bóng tối là một thủ pháp cơ bản được dùng để khắc họa con người và sự vật trong cuộc sống.

Trong văn chương, ánh sáng và bóng tối cũng được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nhằm tạo tình huống truyện, chuyển tải nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Với Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ánh sáng và bóng tối được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nòng cốt "biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả" của tác giả. Nguyễn Tuân và Thạch Lam tuy cùng thuộc dòng văn học lãng mạn nhưng mỗi người có một cách sử dụng các thủ pháp nghệ thuật hoàn toàn khác nhau, tạo nên những thế giới nghệ thuật riêng biệt và độc đáo, mang đậm phong cách cá nhân của tác giả.

Miệt mài trong hành trình kiếm tìm cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, Nguyễn Tuân và Thạch Lam, trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ, ánh sáng và bóng tối được sử dụng không chỉ như một nguyên tắc tạo tình huống truyện mà còn vươn đến ý nghĩa biểu tượng về cái đẹp trong cuộc đời. Nguyễn Tuân viết Chữ người tử tù từ cảm hứng về một thú chơi tao nhã của người xưa, trong một tình huống đặc biệt mà người viết chữ và người chơi chữ là người tử tù và người quản ngục. Hai nhân vật này xuất hiện trong tác phẩm như một kiểu song trùng của sự tồn tại không thể thiếu nhau giữa hai khách thể đối cực, như ánh sáng và bóng tối, thậm chí là đối thủ trong một hoàn cảnh đặc biệt. Song chính vì là đối cực như ánh sáng với bóng tối nên bản thân sự khác nhau này cũng đã hàm chứa một sự tương liên, bổ sung cho nhau, thậm chí chuyển hóa từ tối ra sáng như một quy luật tất yếu.

“Chữ” hiểu theo nghĩa của tác phẩm chính là Thư pháp, một “nghệ thuật thể hiện chữ viết và là phương tiện để biểu lộ tâm thức của con người... Thư pháp gắn với tính cách, tâm tư, tình cảm, quan niệm triết học, nhân sinh quan của người viết”. Từ nét chữ, người ta có thể đọc được tính tình, nhân cách, khí phách người viết, nó thể hiện thế giới nội tâm của người viết chữ. Vì vậy người xưa coi việc chơi chữ như một cách di dưỡng tính tình, hun đúc tinh thần. Viên quản ngục yêu chữ của Huấn Cao là yêu nhân cách, khí phách, tài hoa của người viết chữ, yêu cái đẹp tỏa ra từ thế giới nội tâm của con người này.

Không gian nghệ thuật của Chữ người tử tù chủ yếu được xây dựng dựa trên không gian nhà tù - một "trại giam tối om", khung cảnh nền ấy ngập tràn bóng tối, "quạnh quẽ" và "tối mịt", tất cả đều nhuốm vẻ âm thầm, u ám. Mẩu đối thoại ngắn đầy e dè, gìn giữ, nghi ngại lẫn nhau giữa quản ngục và thầy thơ lại như khắc họa rõ hơn số phận những con người quanh năm trong bóng tối, tuy tự do về nhân thân nhưng lại bị cầm tù về nhân cách. Không gian nghệ thuật của tác phẩm được giới hạn ở một nhà tù nhỏ, một cõi nhân sinh mà bóng tối nhiều hơn ánh sáng, ánh sáng chỉ là một ngọn đèn leo lét lọt thỏm giữa bóng tối mịt mù và quạnh quẽ, chỉ là một vài vì tinh tú nhấp nháy xa xa, trong đó có một "ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ". Chút ánh sáng ấy quá nhỏ nhoi so với toàn bộ màn đêm bao phủ nơi đây, nhưng giữa sự tương phản có vẻ không cân đối ấy, tác giả muốn gởi gắm niềm tin về thiên lương con người, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, dù le lói nhưng không bao giờ tắt, và nếu có cơ hội nó lại bùng lên mạnh mẽ như niềm tin của con người vào cái tốt cái đẹp, vào ánh sáng. Đó là nét đẹp, là chút ánh sáng còn sót lại trong tâm hồn ngục quan. Con người đang tồn tại ở một nơi mà những vẻ đẹp và những điều xấu xa luôn kế cận nhau, ánh sáng luôn có nguy cơ bị dập tắt bởi bóng tối.

Trong thế giới tăm tối ấy, quản ngục như lạc lõng cô độc trong thế giới riêng của mình: một ngọn đèn leo lét, một bóng tối mịt mù quạnh quẽ, tiếng trống thu không, tiếng kiểng tiếng mõ thưa thớt, tiếng chó sủa vào những bóng ma mơ hồ huyền bí cứ ám mãi vào màn đêm hoang hút... Những sợi dây, những vòng dây trói vô hình cứ tròng lên, thít vào cuộc đời mòn rỉ của con người mà Nguyễn Tuân nói là "đang băn khoăn ngồi bóp thái dương", với một ngoại hình mòn mỏi, cô đơn "tóc hoa râm, râu đã ngả màu". Tuy vậy ẩn sâu bên trong con người này là một đời sống tâm hồn như "một thanh âm trong trẻo chen vào giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn và xô bồ(4). Nguyễn Tuân đã rất thành công khi tạo lập bối cảnh và không khí để xây dựng tình huống truyện. Nỗi băn khoăn dẫn đến quyết định biệt đãi Huấn Cao của quản ngục được đặt trong một không gian nền đầy bóng tối - nơi chỉ có vài đốm sáng nhấp nháy trên bầu trời, thậm chí có một ngôi sao chính vị sắp từ biệt vũ trụ, tất cả như chòng chành giữa hai thế đứng để rồi ánh sáng của thiên lương tuy nhỏ nhoi vẫn chiến thắng, dẫn đến một thái độ ứng xử đẹp.

Cuộc gặp gỡ giữa hai con người tưởng như đối địch quyết liệt nhưng lại hòa hợp vô cùng ở kết thúc của truyện. Huấn Cao càng khí khái, cương trường, khinh thế ngạo vật bao nhiêu, quản ngục càng nhẫn nhịn, lễ phép, cam chịu bấy nhiêu. Tất cả chỉ vì sự tác động của cái đẹp, của ánh sáng tỏa ra từ một nhân cách, vì quý trọng một tài năng, xót xa một báu vật văn hóa sắp bị chôn vùi vĩnh viễn. Mạch ngợi ca tăng lên từ hai phía đối lập của hai thế đứng, hai tâm trạng, hai thái độ ứng xử, hai mặt của cuộc sống. Chính công việc, môi trường trại giam đã ràng buộc quản ngục vào một giới hạn nghiệt ngã, con người này hàng ngày là công cụ, là người máy, còn sâu trong cõi lòng kia chất chứa một nỗi cô đơn không kẻ tỏ bày, không người tri âm tri kỷ. Một con người mà mới thoạt trông bên ngoài tưởng như là một khối bóng tối khổng lồ nhưng rồi cái tài hoa của Nguyễn Tuân là đã biết chớp lấy cái khoảnh khắc thuận lợi nhất để chút ánh sáng le lói trong tâm hồn quản ngục có cơ hội bừng sáng lên. Không những thế tác giả còn dựng tình huống cho phút giây bừng sáng đó thành thiên thu vĩnh viễn ở đoạn kết - ở sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, trong "cảnh cho chữ", “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có".

Về truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam có thể nói đây là một truyện ngắn không có cốt truyện. Đó là điểm đặc biệt đồng thời cũng là một trong những nét làm nên phong cách riêng trong nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam.

Ánh sáng và bóng tối trong Hai đứa trẻ được sử dụng như một thủ pháp chính trong nghệ thuật dựng truyện của Thạch Lam. Sở dĩ nói như vậy bởi ánh sáng và bóng tối được tác giả sử dụng trong cách xây dựng bối cảnh tác phẩm, nhân vật lẫn trong các chi tiết nhỏ nhằm biểu đạt chủ đề của tác phẩm.

Bối cảnh của Hai đứa trẻ là không gian phố huyện buồn tẻ - một không gian nghệ thuật đặc trưng xuất hỉện khá nhiều trong truyện ngắn của ông. Đó là một không gian đan xen giữa làng quê và thành thị. Thời gian là một buổi chiều “êm ả như ru” đang sắp nhường chỗ cho bóng đêm, "dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời". Khung cảnh phố huyện trong bóng tối gợi không khí buồn buồn, hiu hắt, chậm chậm, đơn điệu của cuộc sống nơi đây. Bóng tối ngập đầy trong đôi mắt của Liên. Số phận của lũ trẻ bới rác và những người lao động nghèo ở đây cũng nhạt nhòa trong bóng tối. Bối cảnh phố huyện và tâm trạng nhân vật được tác giả xây dựng vào những thời điểm khác nhau: lúc hoàng hôn, khi đêm về và lúc đêm đã khuya. Trong ánh sáng của ngọn đèn leo lét trên chõng hàng chị Tý, trên bếp lửa của bác Siêu và những hột sáng lọt qua phên nứa từ ngọn đèn của chị em Liên, con người hiện lên như những cái bóng vật vờ không số phận, không tính cách. Ngoài cuộc sống mò cua bắt ốc ban ngày ra, tối đến họ tập trung ở đây như để bắt đầu một cuộc sống thứ hai trong bóng tối, nhưng là để hướng đến ánh sáng. Tất cả cùng chờ đợi một điều gì đó mới mẻ, khác lạ so với cảnh đời buồn tẻ, quẩn quanh, tù hãm của cái "ao đời bằng phẳng" hàng ngày họ nếm trải.

Hình tượng ánh sáng ở đây được xây dựng như một hình tượng nghệ thuật độc đáo, gây nhiều ám ảnh. Những hột sáng ít ỏi, nhỏ nhoi lọt thỏm giữa không gian phố huyện ngập tràn bóng tối tăng thêm độ mênh mông tối tăm, không khí buồn lặng của khung cảnh phố huyện vào đêm. Nỗi buồn chán của hai đứa trẻ và những người dân phố huyện nếu khi chớm đêm mới chỉ ở mức độ mơ hồ thì càng về khuya nó càng rõ nét. Bầu trời đầy sao và vũ trụ bao la như tương phản, đối lập gay gắt với cuộc sống tù đọng đơn điệu ở phố huyện, hé mở tâm hồn khao khát hạnh phúc của chị em Liên. Lúc này nỗi buồn không còn nhòa nhạt mơ hồ nữa mà đã sắc nét, rõ rệt hơn khi cô nhớ về Hà Nội, một thứ "siêu cảm giác" bởi cô đang hồi tưởng về quá khứ, cảm thấy bằng tâm hồn về một thời khác với thời hiện tại Liên đang sống - "một vùng sáng rực và lấp lánh".

Ánh sáng từ đoàn tàu thì đã tới, nhưng ánh sáng thực sự, hạnh phúc thực sự của những con người nơi đây thì mãi vẫn tồn tại trong tâm tưởng mà không biết khi nào mới thành hiện thực. Hình tượng ánh sáng và bóng tối ở Hai đứa trẻ khi đặt vào diễn biến nội tâm tinh tế, phức tạp của Liên trong cảm nhận độ dày của bóng tối từ chiều đến đêm khuya mới thấy rõ giá trị của nó, thấy được độ "khát thèm được chiếu sáng và được đổi thay" của hai đứa trẻ và những người dân nơi đây. Giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng của tác phẩm vì vậy được nâng lên một tầm khác hẳn khiến Hai đứa trẻ của Thạch Lam trở thành một trong những truyện ngắn hay, đặc sắc của văn học Việt Nam.

Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối như một thủ pháp trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ vừa có điểm giống nhau lẫn khác nhau. Cả hai tác giả đều sử dụng ánh sáng và bóng tối như một nguyên tắc đối lập, một thủ pháp nghệ thuật trong xây dựng tình huống truyện. Nhưng với Nguyễn Tuân ánh sáng và bóng tối vừa đối lập, vừa bổ sung, nâng đỡ nhau, đồng thời có sự chuyển hóa từ bóng tối ra ánh sáng. Nhân vật viên quản ngục khi được Huấn Cao “khai tâm” đã nghẹn ngào “xin bái lĩnh”, là một minh chứng cho sự chuyển hóa này. Ánh sáng và bóng tối ở đây từ nghĩa thực đã chuyển thành nghĩa tượng trưng. Đều hướng tới mục đích ngợi ca cái đẹp, nhưng cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân là cái đẹp thiêng liêng, sang trọng đã ổn định và có giá trị như một bảo vật văn hóa của dân tộc, như một kiểu chơi đẹp, thú uống trà, chơi chữ, một kiểu sống đẹp, một nhân cách đẹp... Chính vì vậy ánh sáng trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là ánh sáng của chân lý, của cái đẹp trong tài hoa, nhân cách, nên tác phẩm cũng được kết thúc đẹp bằng sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của thiên lương con người với cái xấu cái ác. Bóng tối ở đây vừa là cuộc sống tù đọng, quẩn quanh mòn mỏi âm u - là nét giống với bóng tối trong Hai đứa trẻ - nhưng nó cũng vừa đại diện cho cái xấu cái ác trong cuộc sống cũng như trong bản chất con người, điểm khác với truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

Với Thạch Lam, bóng tối vừa mang nghĩa biểu trưng cho cuộc sống tù đọng, quẩn quanh nơi phố huyện vừa được sử dụng như phông nền chính nhằm làm nổi bật ba loại ánh sáng: a) Ánh sáng nơi phố huyện - những quầng sáng giới hạn, nhỏ nhoi, leo lét, những hột sáng... tượng trưng cho số phận mòn mỏi của những con người nơi đây; b) Ánh sáng đô thị - vừa là quá khứ, vừa là tương lai, là miền mơ ước của hai đứa trẻ; c) Ánh sáng con tàu - ánh sáng thức tỉnh đời sống tỉnh lẻ, như một cầu nối từ hiện tại (ánh sáng phố huyện) về quá khứ (ánh sáng đô thị), rồi hướng tới tương lai (ánh sáng đô thị). Từ đây ánh sáng, bóng tối không còn mang nghĩa thực nữa mà mang nghĩa biểu tượng, biểu tượng của ước mơ, của khát khao hạnh phúc và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Còn với Nguyễn Tuân, cảm hứng thẩm mỹ của ông bắt nguồn từ cái đẹp lớn lao, cái cao cả, bi hùng hoặc mô tả những nhân cách lớn... nên thủ pháp nghệ thuật cũng xây dựng dựa trên sự đối lập gay gắt, ánh sáng và bóng tối cũng được sử dụng nhằm miêu tả những tương phản mạnh mẽ, những chuyển biến bất ngờ, đột ngột. Đó vừa là một thủ pháp trong xây dựng tình huống truyện, vừa là sự dẫn dắt đi đến kết thúc của sự chiến thắng giữa chân lý, cái đẹp với cái xấu, cái ác. Thạch Lam do chỉ chú ý đến những cái bình thường, giản dị, nhỏ nhoi trong cuộc sống nên ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm của ông không có sự chuyển biến dữ dội, bất ngờ.

Chính từ tính quy phạm của ánh sáng và bóng tối trong hội họa, vào văn chương nó đã vừa kế tục vừa phá vỡ tạo ra hiệu quả thẩm mỹ mới, góp phần đắc lực cho xây dựng tình huống truyện, được sử dụng như một tình tiết nghệ thuật đặc sắc. So sánh hai tác phẩm để thấy sự giống nhau và khác nhau trong nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối, lý giải nó từ quan niệm nghệ thuật, vốn văn hóa của tác giả để thấy tài năng của nhà văn và giá trị nghệ thuật to lớn của tác phẩm. Từ đó có thể khắc họa rõ hơn diện mạo của tác giả, tác phẩm, xác lập một cách thức tiếp cận văn bản không phải chỉ từ chính nó mà bằng liên văn bản. Điều này không nằm ngoài mục đích khám phá các vẻ đẹp tiềm ẩn của tác phẩm văn chương khiến nó luôn mới mẻ, lấp lánh nhiều giá trị.

Nguồn: Hoàng Thị Huế| trường Đại học Sư phạm Huế
Thêm
Ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ
  • Like
Reactions: Triều Anh
423
1
0
Phong cách sáng tác riêng biệt độc đáo là một điều kiện quan trọng để nhìn vào bài viết nào đó ta có thể nhận ra đây là tác phẩm của ai trước khi nhìn vào cái tên tác giả.

Điều còn lại với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình. Chứng minh ý kiến này qua tác phẩm Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

Bài làm​

Macxen Pruxt từng nói “Đối với nhà văn cũng như đối với nhà họa sĩ, phong cách không phải vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề cái nhìn”. Cái nhìn mới mẻ rất là phong cách sáng tạo độc đáo của nhà văn, tức là vấn đề cốt lõi, then chốt trong cuộc đời sáng tác của người nghệ sĩ đó là điều còn lại, là hạt nhân quan trọng sau khi từ nhà văn bóc đi những cái không phải là của bản thân anh ta với tất cả khi anh ta giống với người khác. Bởi vậy! Có ai đó đã khẳng định rằng “điều còn lại với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình”.

Điều còn lại với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình.png

(Phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân qua Chữ người tử tù - Chứng minh câu nói "Điều còn lại với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình." )

“Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả… nếu anh không có giọng riêng, anh khó trở thành nhà văn thực thụ”.
Nhà văn sê-khốp đã từng khẳng định như thế. Giọng nói riêng là cái nét riêng biệt, độc đáo, mới mẻ trong sáng tác của nhà văn. Nó biểu hiện ở trong cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống một cách mới mẻ và cách thể hiện cái mới mẻ đó rất độc đáo của nhà thơ. Hay nói một cách khác “giọng nói riêng” chính là phong cách riêng của mỗi nhà văn. Có được trong giọng nói riêng nhà văn sẽ tạo ra được những tác phẩm bất hủ với thời đại. Không những thế còn tạo ra được chỗ đứng cho mình trên diễn đàn văn học, tất cả những điều đó chính là điều còn lại với mỗi nhà văn. Như vậy ý kiến trên muốn đề cao tính sáng tạo, đề cao phong cách nghệ thuật riêng biệt của mỗi người nghệ sĩ.

Đây là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn, nó như là đang đưa ra một yêu cầu khắt khe trong cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của người cầm bút. Trong “Đời thừa” Nam Cao đã khẳng định, “văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có”. Bản chất của văn học nghệ thuật là sự sáng tạo miệt mài không ngừng nghỉ. Nghệ thuật sẽ chết nếu như không có nét riêng, nét độc đáo. Như Maxim Gorki nói “cái tầm thường là cái chết của nghệ thuật. hơn nữa lao động của Nhà văn là lao động sáng tạo, nên dù muốn hay không mỗi nhà văn phải tạo cho mình một nét riêng, một phong cách nghệ thuật không trộn lẫn”. Nhà văn giống như một nhà quay phim hiện thực cuộc sống, được thu vào lăng kính của nhà văn từ đó được phản chiếu qua những trang văn, điều đó không có nghĩa là nhà văn sao chép hiện thực một cách y nguyên, nô lệ, mà cần phải có sự chọn lọc, phải chắt lọc bằng cách nhìn và cách cảm thụ có tính khám phá. Cũng chính vì vậy mà phong cách đem đến cho nhà văn cái nhìn mới mẻ, khác lạ về cuộc sống. Phong cách là nhu cầu biểu hiện của người nghệ sĩ, là một tiêu chí đánh giá vai trò, vị trí tầm cỡ lớn nhỏ của nhà văn trong sáng tạo văn học. Phạm Đình Kiên nói rằng “văn chương quý bất tùy nhân hậu”. Tức là cái quý của văn chương là không theo người khác cũng là bởi vậy, ấy thế nhưng không phải nhà văn nào cũng có được phong cách, chỉ có những nhà văn có bản lĩnh và tài năng mới đủ sức sáng tạo ra những nét riêng, độc đáo, lập đi lập lại mang tính thống nhất trong cả nội dung và hình thức tác phẩm. Và Nguyễn Tuân chính là một nhà văn như thế, với phong cách nghệ thuật độc đáo của mình. Ông đã sáng tạo nên thiên truyện “Chữ Người Tử Tù” để lại trong lòng bạn đọc bao ấn tượng khó phai mờ.

Nguyễn Minh Châu ấn tượng nói Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa, toàn bộ cuộc đời cũng như gần 5 nghìn Trang viết của ông đã tạo nên một “huyền sử”. Huyền sử của người ưu lối chơi, “độc tấu”. Cung đàn văn chương Nguyễn Tuân được viết trên cùng một khuôn nhà nhưng vời thanh âm trầm bổng khác nhau của nốt nhạc theo nhà văn. “tôi quan niệm đã viết văn phải cố viết cho hay và cho đúng cái tạng của riêng mình. Văn chương cần có sự độc đáo hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác”. Có lẽ vì thế mà phong cách Nguyễn Tuân có sức hấp dẫn người đọc, độc đáo vô song, khiến người nghe rung cảm mãnh liệt. Tác phẩm “Chữ Người Tử Tù” chính là một điển hình tiêu biểu cho phong cách sáng tác rất “ngông”, mà vô cùng độc đáo của Nguyễn Tuân.

Đọc “Chữ người tử tù”, đã nhận ra ngay nét mới lạ, riêng biệt của Nguyễn Tuân ngay từ ở đề tài sáng tác “vang bóng một thời” như là một điểm xuất phát của quan điểm nghệ thuật mang dấu ấn cá tính con người tài hoa, tài tử Nguyễn Tuân. Đây là một đề tài trước nay chỉ ở Nguyễn Tuân mới có, một truyện ngắn dựng nên những chân dung đặc sắc khó quên của một thời quá vang, tiêu biểu cho khuynh hướng thoát ly của Nguyễn Tuân trước cách mạng viết về những thú chơi tao nhã, những con người của quá khứ xa xăm thực ra là một cách cắt nghĩa cho tấm lòng của nhà văn vốn nặng tình, cùng với thời vàng son dĩ vãng. Nhưng ẩn chứa trong đó lại là một tâm hồn dân tộc, yêu tha thiết những giá trị đã trở thành truyền thống. Bên cạnh đó tác phẩm còn là nơi gửi gắm tâm sự yêu thương, yêu nước, tâm trạng bất hòa của một người luôn cảm thấy bức bối trong khuôn đời chật hẹp. Cảm hứng mãnh liệt ấy gắn với những nhân vật đối lập với quân pháp của xã hội phong kiến thể hiện tập truyện trong truyện ngắn “Chữ Người Tử Tù”.

Không chỉ mới về đề tài, “Chữ Người Tử Tù” là một thiên truyện bất hủ trong lòng bạn đọc, bởi cách dựng người, dựng cảnh rất độc đáo. Nguyễn Tuân luôn tiếp cận con người, sự vật dưới góc nhìn tài hoa nghệ sĩ, mãnh liệt, phi thường. Bởi thế Huấn Cao hiện lên với vẻ đẹp cao cả, hoàn mỹ, khác thường, đó là nhân vật mà cùng một lúc hội tụ và phát sáng cả ba vẻ đẹp tài hoa, khí phách, thiên lương trong sáng.

Các nhân vật của Nguyễn Tuân dù làm nghề gì, dù ở vị trí xã hội thế nào? đều được khắc họa với vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. Huấn Cao cũng là nhân vật như thế, cái tài hoa của Huấn Cao là ở cái tài viết chữ đẹp, tên tuổi của ông nổi như cồn ở khắp tỉnh Sơn. Bởi lẽ “ông vốn có tiếng Viết chữ nhanh và đẹp, chứ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm, có được chữ ông Huấn mà treo thì chẳng khác gì có một vật báu trên đời”. Cũng chỉ vì vẻ đẹp, nho nhã, cổ truyền ấy mà ước nguyện của viên quản ngục là có được một câu đối do chính tay Huấn Cao viết để treo trong nhà. Điều đó khiến viên quản ngục phải nung nấu, nhẫn nại và dũng cảm với cái chết để hoàn thành được sổ nguyện của mình, khắc họa vẻ đẹp tài hoa ở Huấn Cao. Nguyễn Tuân không chỉ thể hiện niềm trân trọng trước một vẻ đẹp nhân cách, mà còn thể hiện niềm tiếc nuối trước một nhã thú cổ truyền đang bị lụi tàn trong xã hội rở Tây rở ta nay chỉ còn vang bóng.

Là người văn võ song toàn, Huấn Cao không chỉ có vân tay tài hoa mà còn là người có khí phách hiên ngang, bất khuất, điều đó được thể hiện qua lý tưởng về một cuộc sống không có áp bức, bất công, vì thế ông dám từ bỏ công danh đứng về phía nhân dân, dũng cảm chống lại triều đình. Đối với chế độ phong kiến ông là kẻ phản nghịch, một kẻ thù nguy hiểm đang đợi ngày ra pháp trường để thụ án tử hình, nhưng đối với nhân dân ông lại là lãnh tụ được sùng bái, kính trọng, dám làm, dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Đó chính là biểu hiện của một dũng khí hiên ngang, qua thái độ khinh miệt của viên quản ngục, với chế độ nhà tù ta càng thấy rõ khí phách ấy, thời gian sống của Huấn Cao chỉ được tính bằng giây bằng phút. Thế nhưng ngay trong chốn ngục tù ấy Ông cho rằng những kẻ đang nắm giữ tính mạng của ông chỉ là một lũ tiểu nhân, thì oai, khi đặt chân vào cửa nhà tù các khí phách ấy cũng đã hồi sáng, ngay cả đến thái độ cư xử với viên quản ngục cũng chứng tỏ thái độ ngạo nghễ của ông. “hàng ngày được thầy thơ lại tiếp đãi rượu, thịt ông vẫn thản nhiên nhận coi như đó là cái thú bình sinh lúc tự do vẫn làm”, lúc viên quản ngục hỏi “người hỏi ta muốn gì? ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Sự khinh bạc ấy của Huấn Cao càng làm viên quản ngục thêm nể phục và càng làm tăng thêm cái khí phách cao ngất trời của ông Huấn.


Bên cạnh vẻ đẹp của cái tài ở Huấn Cao còn phát sáng vẻ đẹp của cái tâm, điều đó được thể hiện qua hành động cho chữ viên quản ngục và những lời khuyên chân thành của ông. Nhất sinh Huấn Cao không vì vàng ngọc hay quyền thề mà ép mình cho chữ bao giờ, cả đời ông chỉ mới cho chữ có ba người đều là ở chỗ tri kỷ cả. Thế nhưng khi hiểu được tấm lòng của viên quản ngục, Ông nói “thiếu chút nữa thôi ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”, vì thế ông đã quyết định dành cái đêm cuối cùng của đời mình để viết tặng chữ cho viên quản ngục.

Đến đây Nguyễn Tuân đã phô diễn toàn bộ cái độc đáo, mới mẻ trong phong cách của mình để dựng lên cảnh cho chữ “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân một cảnh tượng đầy thực diễn ra, đó là sự đối lập tương phản giữa một bên là một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián với một bên là tấm lụa trắng tinh, căng thẳng và với ánh sáng của bó thuốc tẩm dầu đang cháy rừng rực, dưới ánh sáng của bó đuốc đỏ rực, bó đuốc của trí thiện, của niềm tin, của hy vọng và trong khung cảnh thật trang nghiêm, thật thiêng liêng này Huấn Cao dồn hết tâm linh vào từng nét chữ. Ông không mảy may lưu ý gì đến cái xấu xa, bẩn thỉu đang tồn tại, mà hoàn toàn bị thu hút quyến rũ vào một sự vật “tấm lụa bạch nguyên vẹn”. đúng thế Ở đây chỉ có cái đẹp, cái cao thượng mới thực sự tồn tại. chính tấm lụa trắng này mà ông Huấn Cao đang cho ra đời những con chữ tuyệt tác ấy mới thực sự có sức mạnh. Ở đây không còn là một huấn cao tử tù nữa, chỉ còn một Huấn Cao tự do nhất, sống động nhất, cái giá treo cổ kia cũng không còn nữa mà chỉ có cuộc sống vĩnh hằng về chân lý của cái đẹp ngời sáng, ngôi sao sáng Huấn Cao đang phát quang, bừng tỉnh, cháy không gian u tối, phá vỡ cái màn đêm ngự trị ngàn đời nơi đây. Huấn Cao đem đến nơi đây một không gian văn hóa, vẻ đẹp cao ngân, nó đã làm cho “viên quan coi ngục lại vội khúm núm cất từng đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng” và cái thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực. Tuy ở nhà ngục này có sự thay đổi ngôi bậc, có sự chuyển hóa vì vị trí xã hội của con người. Nó nói lên một sự thật mà đầy tính lãng mạn, giờ phút này và tại nơi đây không phải do viên quản ngục làm chủ, sức mạnh quyền lực của cái đẹp và tâm lý tồn tại trên đời thể hiện sức mạnh quyền uy theo cách riêng của nó.

Nó không khuất phục ta bằng bạo lực, nó chinh phục người ta bằng tự bản chất của nó, nó không giày xéo áp đặt con người để bắt người ta phải tuân theo nó, trái lại nó buộc con người ta đứng dậy, tự nguyện đi theo để nó hướng tới cái chân, thiện, mỹ trở nên trong sáng và tốt đẹp hơn, và ở đây cái đẹp đã lên ngôi thay thế cho cái xấu xa, thấp kém. Cái đẹp nâng đỡ con người, cứu vớt con người, cái đẹp đăng quang, cái xấu xa đã phải chuyển xuống nhường chỗ cho cái đẹp, cái đẹp đã tồn tại sẵn sàng và rất cần sự đánh thức cái thiên lương ở mỗi con người. Huấn cao cho chữ như chuyển giao một nhân cách tự do, chuyển giao cái đẹp đẽ mãi sinh sôi, nảy nở đi vào cõi vĩnh hằng. Hình tượng nhân vật Huấn Cao được khắc họa bằng ngòi bút lãng mạn, cứ sừng sững hiên ngang, hiện lên như muốn cất bổng lên, phá vỡ chốn lao tù, phá vỡ tới cuộc sống đang tràn ngập màn đêm, một ngày tù túng, trì trệ.

(st)

Xem thêm các bài viết liên quan tới chủ đề: Phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân qua Chữ người tử tù
Phân tích nhân vật viên quản ngục hay nhất
Cảm nhận cảnh cho chữ
Phân tích nhân vật Huấn Cao
Thêm
Phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân qua Chữ người tử tù
4K
0
0
Hình ảnh quản ngục là một trong những thành công của Nguyễn Tuân trong nghệ thuật miêu tả và xây dựng nhân vật ở phương diện tài hoa độc đáo của nghệ sĩ bậc thầy. Quản ngục: không phải là một anh hùng cao đẹp như Huấn Cao, lại càng không mang dáng vóc, tính cách của một tên đao phủ khát máu, tham lam lợi lộc, vinh hoa, phú quý. Đó là nhân vật như thế nào và tại sao lại là trát bút tuyệt đẹp của Nguyễn Tuân, hãy cùng tới với bài Phân tích nhân vật viên quản ngục hay nhất.

Phân tích nhân vật viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.​

Bài mẫu 1​

Khi tiếp cận và nghiên cứu tác phẩm “Chữ người tử tù” người đọc thường dành sự quan tâm đặc biệt đến nhân vật Huấn Cao - bức tượng đài trung tâm của tác phẩm mà quên mất rằng có một nhân vật góp phần không nhỏ làm nên giá trị độc đáo của thiên truyện ngắn này, đó chính là nhân vật viên quản ngục.

Hai chữ quản ngục đã phần nào gợi lên đầy đủ nghề nghiệp về nhân vật đó là nghề cai tù, nghề đại diện cho quyền lực phong kiến, đối lập với những con người tài hoa, khí phách như Huấn Cao, đối lập với cái đẹp. Nghề nghiệp ấy cũng gợi lên một môi trường của gông cùm, xiềng xích, tội ác. Nhân vật hàng ngày phải chứng kiến bao điều tàn nhẫn, lọc lừa ăn đời ở kiếp với bọn tiểu nhân tử tốt. Cảnh sống ấy dễ làm cho con người bị chai sạn, dễ bị đẩy vào bùn nhơ của tội lỗi nhưng ở quản ngục vẫn giữ được nhân cách tâm hồn. Cách ví von của Nguyễn Tuân thể hiện sự nhìn nhận khám phá đề cao con người mang vẻ đẹp thiên lương nghệ sĩ, đó là một thanh âm trong trẻo chen giữa vào bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ, là cái cao khiết giữa một đống cạn bã.

Để làm nổi bật thanh âm trong trẻo, cái cao khiết và đống cạn bã, nhà văn Nguyễn Tuân đã đi vào thể hiện nhân vật quan ngục là con người bị ném vào môi trường cạn bã nhưng vẫn giữ được thiên lương.

Điều đó bộc lộ qua thái độ và cách ứng xử của viên quản ngục đối với sáu người tử tù đặc biệt là đối với Huấn Cao. Khi nhận được phiến trác, quản ngục hỏi thầy thơ lại: “Tôi nghe ngờ ngợ… Huấn Cao… hay là cái người mà cả tỉnh Sơn Tây vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh rất đẹp đấy không?” Câu hỏi là sự thăm dò kín đáo, thận trọng nhưng cũng chính là bộc lộ sự ngưỡng mộ, khâm phục, kính nể của quản ngục đối với tài hoa, danh tiếng và khí phách của Huấn Cao.

Khi biết mình nắm trong tay sinh mệnh của Huấn Cao, quản ngục đã phải trải qua một cuộc đấu tranh tư tưởng. Ông ngồi đó với khuôn mặt tư lự và suy nghĩ. Quản ngục hiểu rằng, ông là người hành pháp phải làm việc theo bổn phận và chức trách mà chính quyền giao cho. Ông băn khoăn, trăn trở không biết phải đối xử với Huấn Cao như thế nào. Bởi đó là một con người mà từ lâu quản ngục đã mến mộ. Nguyễn Tuân đã dành những trang văn trang trọng, lên thơ miêu tả khung cảnh đêm tối khi quản ngục suy ngẫm: “Tiếng trống thu không… ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ”.

Để tô đậm nhân cách quản ngục, Nguyễn Tuân đã miêu tả thái độ khác thường của quản ngục khi tiếp đón sáu người tử tù. Quản ngục tiếp đón bằng cặp mắt hiền lành và kính nể. Cái nhìn ấy, tấm lòng ấy đã ẩn chứa một thái độ biệt nhỡn liên tài. Chính thái độ kiêng nể của quản ngục cho bon lính lấy làm lạ nhắc quản ngục: “Xin thầy để tâm cho…”, quản ngục đã trả lời với bọn lính: “việc quan ta đã có phép nước, các chú chớ nhiều lời”. Như vậy, Nguyễn Tuân đã khai thác yếu tố tương phản, đối lập giữa một bên là bọn lính áp giải hung hăng, với một bên là ánh mắt hiền lành của viên quản ngục để làm nổi bật: quản ngục tuy là đai diện cho quyền lực phong kiến nhưng ông không phải là hung đồ với bàn tay vấy máu, ngược lại sống giữa bùn nhơ nhưng không bị hoen ố, vấy bẩn mà thực sự là cái cao khiết giữa một đống cạn bã.

Ở nhân vật viên quản ngục, nhà văn không chỉ thể hiện vẻ đẹp nhân cách mà còn khám phá và thể hiện vẻ đẹp của một con người có tâm hồn của một người nghệ sĩ.

Theo cách giới thiệu của nhà văn, viên quản ngục là một nhà nho, biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền và có một khát vọng cháy lòng là xin được con chữ Huấn Cao, coi đó là vật báu. Nghĩa là đằng sau cái con người công cụ của bộ máy trấn áp quyền lực phong kiến, nhân vật viên quản ngục còn là một con người có tâm hồn nghệ sĩ, trân trọng cái đẹp, thưởng thức cái đẹp.

Khi biết Huấn Cao trở thành người tù nơi trại giam của mình, viên quản ngục khổ tâm nhất đó là có được Huấn Cao ở trong tay mà không làm thế nào để tiếp cận được Huấn Cao. Khi quản ngục tỏ ý biệt đãi Huấn Cao và Huấn Cao đã thể hiện thái độ khinh bạc nhưng quản ngục không hề trả thù ngược lại ông còn “xin lĩnh ý” rất từ tốn và khiêm nhường. Có lẽ, ông đã tự ý thức được khoảng cách xa vời giữa người tử tù Huấn Cao với mình và ông hiểu được cái đẹp phải tự nguyện chứ không phải là cưỡng bức bằng những mánh khoé tầm thường.

Cảnh xin chữlà nơi kết đọng vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ của quản ngục. Khi Huấn Cao viết xong một chữ “viên quản ngục lại vội khúm núm”, sự khúm núm ấy không phải là nỗi sợ sệt tầm thường mà là cảm kích tột cùng trước một nhân cách lớn, tài năng lớn. Khi nghe những lời khuyên chân thành của Huấn Cao, quản ngục đã cảm động “vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào, kẻ mê muội này xin bãi lĩnh”. Đây không phải là cái cúi đầu đớn hèn, nhục nhã mà cái cúi đầu này khiến quản ngục trở nên lớn lao, cao cả bởi cúi đầu trước cái đẹp thì đó cũng là hành động đẹp. Phải chăng cái cúi đầu ấy như cái cúi đầu của Cao Chu Thần thuở nào: “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Bên cạnh cái cúi lậy cao cả đó là giọt nước mắt của tâm hồn nghệ sĩ biết yêu, biết trân trọng đến xót xa ngậm ngùi, nuối tiếc cho cái đẹp.

Hình tượng viên quản ngục dẫu chỉ là một nhân vật phụ, là sự hoà quyện giữa nhân cách cao đẹp và tâm hồn người nghệ sĩ. Có thể ví, cuộc đời của viên quản ngục giống như một bông sen vươn dậy từ bùn lầy. Một đời cầm bút Nguyễn Tuân trong hành trình đi tìm cái đẹp và ông luôn cảm kích, ngợi ca những con người tài hoa nghệ sĩ trong bất cứ nghề gì và hình tượng viên quản ngục là một nhân vật như thế.

Bài mẫu 2 - Phân tích nhân vật viên quản ngục hay nhất​

Phân tích nhân vật viên quản ngục.jpg

Phân tích nhân vật viên quản ngục 2.jpg

Xem thêm các bài viết liên quan tới chủ đề: Phân tích nhân vật viên quản ngục
Tìm hiểu chung về Nguyễn Tuân và Chữ người tử tù
Suy nghĩ về những nghịch lý trong truyện ngắn "Chữ người tử tù"
Thêm
Phân tích nhân vật viên quản ngục hay nhất
  • Like
Reactions: QuangNhat
741
1
3

QuangNhat

Thành Viên
15/7/22
175
217
43,000
Xu
1,103,427
Bài văn mẫu cô đọng như một bức tranh được phác họa chỉ bởi đôi ba nét vẽ tài tình mà vẫn đầy đủ mọi chi tiết, không thừa không thiếu điểm gì.
 
Soạn Chữ người tử tù chi tiết bằng cách trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Nội dung được trình bày cô đọng, xúc tích, đủ ý hỗ trợ tốt nhất cho các bạn tham khảo để nắm bắt ý, tìm hiểu bài học được tốt nhất.

Soạn bài Chữ người tử tù.png

Soạn Chữ người tử tù chi tiết​

1. Câu 1 trang 114 sgk ngữ văn 11 tập 1 : Yêu cầu nêu tính huống của tác phẩm Chữ người tử tù, tác dụng đối với việc thể hiện tính cách nhân vật.​

Trả lời:
- Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, bình diện xã hội đối lập nhau. Một người là tử tù một người là quan quản ngục- đại diện cho trật tự xã hội. Ở họ có chung tâm hồn nghệ sĩ, yêu cái đẹp nên họ trở thành tri kỉ, tri âm của nhau. Tạo dựng tình huống éo le khi để họ gặp nhau giữa chốn ngục tù, tối tăm nhơ bẩn, tác giả tạo nên cuộc kì ngộ đáng nhớ và kì lạ
- Tác dụng:
+ Làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp về nhân cách, tài năng của Huấn Cao
+ Làm sáng tỏ tấm lòng “biệt nhỡn nhân tài” của quản ngục
+ Chủ đề tác phẩm từ đó cũng được thể hiện

2. Câu 2 trang 114 sgk ngữ văn 11 tập 1 : Yêu cầu phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao. Thông qua nhân vật này anh, chị có nhận xét gì về quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân?​

Trả lời:
Huấn Cao có vẻ đẹp thể hiện qua phẩm chất:

+ Con người tài hoa, ưu việt, đầy quyền năng (tài viết chữ “đẹp và vuông lắm”, tiếng tăm nổi khắp tỉnh Sơn, khiến quan ngục muốn xin chữ)
+ Khí phách hiên ngang, gan dạ của Huấn Cao (Vẫn giữ được sự hiên ngang, khảng khái ngay cả trong tù)
+ Người có “thiên lương” trong sáng và cao đẹp (thái độ trọng cái đẹp, chia sẻ lời gan ruột với quản ngục)

- Tác giả xây dựng hình tượng Huấn Cao với dụng ý nghệ thuật:
+ Bày tỏ quan niệm nghệ thuật về cái đẹp của tác giả
+ Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời: quan niệm tiến bộ của tác giả

3. Câu 3 trang 114 sgk ngữ văn 11 tập 1 : Cho biết viên quản ngục có phẩm chất gì khiến Huấn Cao cảm kích và cho rằng đó là “một tấm lòng thiên hạ”? Đồng thời, tác giả cũng coi đó là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản nhạc luật đều hỗn loạn?​

Trả lời: Phẩm chất của viên quản ngục:
+ Là người làm nghệ quản ngục nhưng lại có thú vui thanh cao, tao nhã – thú chơi chữ
+ Là người biết trân trọng những giá trị con người (hành động “biệt đãi” người tài như Huấn Cao)
+ Sở nguyện thanh cao muốn có chữ của Huấn Cao treo bất chấp nguy hiểm, thái độ hiên ngang bất khuất, coi thường cái chết và tiền bạc
+ Diễn biến nội tâm, hành động cách ứng xử của viên quản ngục cho thấy nhân cách đẹp, một “tấm lòng trong thiên hạ” tri kỉ, tri âm
+ “Một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ

⇒ Quản ngục người biết giữ “thiên lương” biết trân trọng giá trị, tài năng, người có tâm hồn nghệ sĩ, yêu cái đẹp

4. Câu 4 trang 114 sgk ngữ văn 11 tập 1 : Soạn bài Chữ người tử tù: Yêu cầu phân tích đoạn Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà lao. Vì sao Nguyễn Tuân lại cho rằng đây là cảnh tượng trước này chưa từng có?​

Trả lời:
- Nguyễn Tuân dụng công miêu tả “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” làm nổi bật vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, bất tử hình tượng Huấn Cao
+ Việc cho chữ- hoạt động nghệ thuật thanh cao diễn ra trong căn buồng tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt, hôi hám
+ Cái đẹp tỏa sáng, người nghệ sĩ tô từng nét chữ không phải người được tự do mà là kẻ tử tù
+ Hình tượng người tử tù uy nghi, cao đẹp >< quản ngục, thơ lại là kẻ tự do
+ Trật tự trong nhà tù bị đảo ngược: người tù ban phát cái đẹp, răn dạy quản ngục
⇒ Sự chiến thắng của thiện lương, của ánh sáng nghệ thuật chân chính. Tô đậm nhân cách thanh cao, ngang tàng của Huấn Cao

Câu 5 (trang 116 sgk ngữ văn 11 tập 1)​

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: bằng bút pháp lý tưởng hóa
- Cảnh cho chữ trong tác phẩm có nghệ thuật tương phản làm nổi bật cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, tính cách với hoàn cảnh
+ Thủ pháp đối lập cảnh tượng hiện lên đầy đủ vẻ uy nghi, rực rỡ của nó
- Ngôn ngữ: giàu chất tạo hình, biểu cảm, gợi được không khí thời đại (cổ kính, thiêng liêng…)

Luyện tập​

Nhân vật Huấn Cao:​

- Hình tượng nhân vật Huấn Cao có tính cuốn hút về nhân cách, tài năng, khí phách anh hùng ngang tàng, một con người mang nét đẹp của khí chất ngang tàng

- Con người sống hiên ngang, đầy tự trọng
+ Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ
+ Những người chọc trời quấy nước chỉ đếm trên đầu ngón tay

- Chí lớn không thành, coi thường cái chết, cường quyền
+ Chống lại triều đình, bị bắt giam nhưng không hề sợ cái chết
+ Có những suy nghĩ, hành vi thật phóng khoáng

- Khinh bỉ kẻ đại diện cho cường quyền
+ Khí phách hiên ngang giữa ngục tù
+ Khinh bỉ những kẻ cầm quyền thị oai, tàn nhẫn

- Là người yêu cái đẹp, tạo ra cái đẹp
+ Tài hoa khi viết thư pháp
+ Dành sự tài hoa cho người tri kỉ

- Hình ảnh cao đẹp, uy nghi của Huấn Cao khi cho chữ quản ngục
+ Viết chữ vốn thanh cao
+ Hình ảnh kì vĩ của người tù đeo gông, chân vướng xiềng xích tô đậm nét chữ >< hình ảnh co ro của thầy thơ lại, run run bưng chậu mực khúm núm, tay vái tạ

⇒ Hình tượng Huấn Cao phản ánh tư tưởng nghệ thuật của tác giả về cái đẹp: thiên lương cao cả tỏa sáng chính nơi bóng tối và cái ác ngự trị.

Thêm
Soạn Chữ người tử tù chi tiết
  • Like
Reactions: Vanhoctre
453
1
0
Bài viết Tìm hiểu chung về Nguyễn Tuân và Chữ người tử tù sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức cơ bản nhất, cần nắm chắc về tác giả tác phẩm Chữ người tử tù để phục vụ cho việc nắm bắt bài học một cách khái quát nhất. Đồng thời Nhận định hay nhất về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Chữ người tử tù từ một số nhà văn, nhà phê bình nổi tiếng sẽ giúp bạn có thêm tài liệu viết văn vô cùng chuẩn xác và sinh động.
Tìm hiểu chung về Nguyễn Tuân và Chữ người tử tù.png

Tìm hiểu chung về Nguyễn Tuân và Chữ người tử tù​

I. Tác giả Nguyễn Tuân​

1. Tiểu sử - Cuộc đời​

- Nguyễn Tuân (1910 – 1987), quê ở làng Mọc, phường Nhân Chính, quân Thanh Xuân, Hà Nội.
- Ông sinh gia trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
- Năm 1929, khi đang học Thành Chung Nam Định ông bị đuổi học.
- Sau đó, ông bị đi tù vì sang biên giới Thái Lan không có giấy phép.
- Sau khi ra tù, ông bắt đầu sự nghiệp văn chương.
- Năm 1945, ông nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến.
- Năm 1948 – 1957, ông là Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam.

2. Sự nghiệp văn học​

a. Tác phẩm chính​

- Các tác phẩm tiêu biểu của ông gồm: Vang bóng một thời, Cảnh sắc và hương vị đất nước, Tùy bút Sông Đà, Ngọn đèn dầu lạc,....

b. Phong cách nghệ thuật​

- Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc:
+ Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ "ngông": mỗi trang viết của ông đều muốn chứng tỏ tài hoa, uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả ở phương diện thẩm mỹ. Ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại gọi là Vang bóng một thời.
+ Sau Cách mạng tháng Tám, ông không đối lập quá khứ với hiện tại. Theo ông, cái đẹp có ở cả quá khứ, hiện tại và tương lai; tài hoa có ở cá nhân đại chúng.
+ Nguyễn Tuân theo "chủ nghĩa xê dịch". Vì thế ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, và những phong cảnh tuyệt mỹ.

II. Tác phẩm Chữ người tử tù​

1. Tóm tắt Chữ người tử tù

Tử tù Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù. Biết trong danh sách có ông Huấn Cao, người nổi tiếng viết chữ đẹp, viên quản ngục đã cho người quét dọn phòng giam nơi Huấn Cao và những người tử tù sẽ ở. Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi bị xử chém. Trong đêm đó, ông Huấn Cao tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quán ngục và thầy thơ lại thì khúm núm đứng bên cạnh. Sau khi cho chữ, Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho "thiên lương" trong sáng. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông một cách kính cẩn "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".

2. Tìm hiểu chung về Chữ người tử tù​

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác​

- Tác phẩm lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.

b. Bố cục​

- Phần 1 (Từ đầu đến "để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu"): cuộc trò truyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại
- Phần 2 (tiếp theo đến "thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ"): Tấm lòng biệt đãi của viên quản ngục
- Phần 3 (còn lại): Cảnh cho chữ

3. Tìm hiểu chi tiết​

a. Tình huống truyện đặc biệt​

- Huấn Cao - một tử tù và viên quản ngục tình cờ gặp nhau và trở thành tri âm tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt: nhà lao nơi quản ngục làm việc.
- Tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm: ca ngợi cái đẹp, cái thiện có thể chiến thắng cái xấu cái ác ngay ở nơi bóng tối bao trùm, nơi cái ác ngự trị.

b. Vẻ đẹp các nhân vật

* Nhân vật Huấn Cao​

- Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa
+ Là người có “tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp”. Hơn thế mỗi con chữ của Huấn Cao còn chứa đựng khát vọng, hoài bão tung hoành cả đời người
“Có được chữ ông Huấn là có được báu vật ở đời”
→ Ca ngợi nét tài hoa của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình: kính trọng những con người tài hoa tài tử, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc
- Là anh hùng có khí phách hiên ngang
+ Thể hiện rõ nét qua các hành động: dỗ gông, thản nhiên nhận rượu thịt
+ Trong mọi hoàn cảnh khí phách hiên ngang ấy vẫn không thay đổi
- Là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả
+ Quan niệm cho chữ: trừ chỗ tri kỉ ngoài ra không vì vàng bạc châu báu mà cho chữ
+ Đối với quản ngục:
- Khi chưa hiểu tấm lòng quản ngục Huấn Cao cho hắn là kẻ tiểu nhân tỏ ra khinh biệt
- Khi nhận ra tấm lòng quản ngục Huấn Cao không những cho chữ mà còn coi quản ngục là tri âm tri kỉ
→ Huấn Cao là hình tượng của vẻ đẹp uy nghi giữa tài và tâm của người nghệ sĩ, của bậc anh hùng tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang.

* Nhân vật quản ngục​

- Một tấm lòng biệt nhỡn liên tài
- Có sở thích cao quý: chơi chữ

c. Cảnh cho chữ: Cảnh tượng xưa nay chưa từng có​

- Không gian: ngục tối ẩm ướt, bẩn thỉu
- Thời gian: đêm khuya
- Dấu hiệu:
+ Người cho chữ là tử tù, người xin chữ là quản ngục
+ Người cho chữ mất tự do cổ đeo gông chân vướng xiềng nhưng vẫn hiên ngang, chủ động trong khi quản ngục - người xin chữ khúm núm, bị động.
+ Tử tù lại là người khuyên quản ngục
- Sự hoán đổi ngôi vị:
+ Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao: cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương
+ Tác dụng: cảm hóa con người
→ Điều lạ lùng ở đây không chỉ là thú chơi chữ tao nhã, thanh cao được thể hiện ở nơi tối tăm bẩn thỉu, người trổ tài là kẻ tử tù mà đặc biệt hơn là trong chốn lao tù tối tăm ấy cảnh cho chữ là sự thăng hoa của cái tài, cái đẹp, người tử tù sắp chết lại cảm hóa được viên quản ngục. Chính những điều này đã tạo nên hào quang rực rỡ, bất tử cho hình tượng Huấn Cao.

d. Giá trị nội dung​

Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao - môt con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước

e. Giá trị nghệ thuật​

Tác phẩm thể hiện tài năng của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo; nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng; trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình...

Nhận định hay về chữ người tử tù và Nguyễn Tuân​

1. “Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức.”
(Vũ Ngọc Phan)
2. Ðây là một nhà văn “suốt đời đi tìm cái Ðẹp, cái Thật” (Nguyễn Ðình Thi), tự nhận mình là người “sinh ra để thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa”.
3. “Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa.” (Nguyễn Ðăng Mạnh)

4. “Chữ người tử tù kết thúc bằng một bức tranh ầy ấn tượng. Người ta thường đặt cho Nguyễn Tuân danh hiệu: “Người đi tìm cái đẹp”. Nhưng thế nào là đẹp? Đối với Nguyễn Tuân, cái đẹp phải là những gì đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ. Bức tranh kết thúc Chữ người tử tù quả là đã gây được ấn tượng mạnh mẽ đúng như yêu cầu thẩm mỹ của Nguyễn Tuân. Thủ pháp đối lập được nhà văn khai thác triệt để đã tạo ra ấn tượng đó: Đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, đối lập giữa cái đẹp và sự nhơ bẩn, đối lập giữa thiên lương và tội ác.” (Hà Bình Trị)

5. “Đoạn văn chứa đầy mơ ước thiết tha của Nguyễn Tuân sở dĩ gọi thức tâm linh người đọc, cũng bởi cả ba nhân vật, tuy ở các vị trí xã hội xa cách nhau nhưng lại có khả năng bổ sung phẩm tính cho nhau ấy, đều là những mảnh hồn của tác giả say đắm hóa thân: tam vị nhân vật, nhất thể. Bút pháp đoản thiên tiểu thuyết phong cách điêu khắc của Nguyễn dựng nên nhóm tượng đài Thiên lương – Tam vị nhất thể sáng láng này dường như muốn tạo tác một biểu hiện làm đối chứng với cái hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến tồi tệ hiện hữu trước mắt tác giả.” (Nguyễn Đăng Mạnh)

6. “Họ đang sống theo tiếng gọi của Cái Đẹp. Họ đang đem những gì đẹp đẽ nhất cao cả, cao quí nhất để dành cho nhau. Họ không sống theo vị thế và chức phận mà thể chế kia định đoạt. Không còn ngục quan. Không còn tội phạm. Chỉ còn những người bạn những tri kỉ tri âm đang qui tụ quây quần xung quanh cái đẹp của tình người và nghệ thuật. Cái đẹp đã phế bỏ cái trật tự mà xã hội sắp đặt ở chốn nhà tù để thiết lập một trật tự khác. Trật tự phận vị đã được thay thế bằng trật tự nhân văn. Cảnh cho chữ thực là cảnh tượng đăng quang của Cái Đẹp. Có thể nói đó là cuộc nổi loạn của Cái Đẹp trong thế giới nhà tù. Thì ra không chỉ có quyền lực của Cái Chết, quyền lực của Cái Gông mà còn có quyền lực của Cái Đẹp. (Văn Tâm)

7. Nguyễn Tuân là một nhà văn cả đời đi tìm kiếm cái thực và cái đẹp. Thực ra, sự thực và cái đẹp của cuộc sống là hai cái đích mà dường như bất kì ngòi bút chân chính nào cũng hướng tới nhưng không dễ chiếm lĩnh và chạm vào được. Nguyễn Tuân cũng trên hành trình tìm kiếm nhưng tác phẩm của ông đã chạm được đến cái đẹp, nhất là cái đẹp truyền thống và cái thực phồn hoa chốn thành thị. Nguyễn Tuân là người thưởng thức cái đẹp với tư cách người có văn hóa, có vốn tri thức, biết giá trị của đối tượng mình chiêm ngưỡng. (Nguyễn Đình Thi)

8. Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức. Một ngày không xa, khi mà văn chương Việt Nam được người Việt Nam ham chuộng hơn bây giờ, tôi dám chắc những văn phẩm của Nguyễn Tuân sẽ còn có một địa vị xứng đáng hơn nữa. (GS. Vũ Ngọc Phan – tác giả bộ sách Nhà văn hiện đại)
Thêm
Tìm hiểu chung về Nguyễn Tuân và Chữ người tử tù
778
0
0
Qua những câu hỏi thường gặp về nhân vật Huấn Cao và tác phẩm Chữ người tử tù sẽ giúp các bạn ôn tập phần học này tốt hơn.

Những câu hỏi thường gặp về nhân vật Huấn Cao​

1. Tình huống truyện của tác phẩm “Chữ người tử tù” là gì? Nêu tác dụng của tình huống ấy.

Cuộc gặp gỡ khác thường giữa hai con người khác thường trên bình diện xã hội là hai nhân vật hoàn toàn đối lập nhau: Một người là tên đại nghịch cầm đầu để nổi loạn, nay bị bắt còn một người là viên quản ngục đại diện cho trật tự xã hội đương thời. Họ gặp nhau nơi nhà tù của thực dân phong kiến đầy rẫy tội ác và tăm tối trong những ngày cuối cùng của một cuộc đời oanh liệt.

Tác dụng của tình huống truyện: làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp của hình lượng Huấn Cao, đồng thời cũng làm sáng tỏ tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" của viên quản ngục. Tình huống truyện phản ánh rõ nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là tài hoa, nghệ sĩ, yêu cái đẹp vô cùng. Chân - thiện - mỹ chắc chắn sẽ chiến thắng cái xấu, cái ác.

2. Qua nhân vật Huấn Cao trong truyện “Chữ người tử tù”, em có nhận xét gì về quan niệm cái đẹp của Nguyễn Tuân?

Hình tượng Huấn Cao đã thể hiện quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước. Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân đó là cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Đó là một quan niểm thẩm mĩ rất tiến bộ.

3. Về bút pháp xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù”?

Hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn, lí tưởng hóa và tương phản đối lập. Tác giả không chú ý xây dựng nhân vật theo kiểu miêu tả chi tiết ngoại hình hay xuất thân mà chủ yếu tập trung khắc họa những phẩm chất của một con người lí tưởng. Chân dung Huấn Cao được khắc họa theo lối lí tưởng hóa của ngòi bút lãng mạn ngợi ca, trở thành hình tượng đẹp đẽ trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Tuân và trong lòng độc giả.

4. Tại sao Huấn Cao bị bắt?

Huấn Cao bị bắt vì ông là kẻ cầm đầu cuộc đại nghịch chống triều đình, bị bắt giam với án tử hình đang chờ ngày ra pháp trường.

5. Hình tượng nhân vật Huấn Cao được tác giả Nguyễn Tuân lấy nguyên mẫu từ nhân vật lịch sử nào sau đây:

A. Cao Bá Quát
B. Trương Hán Siêu
C. Phạm Ngũ Lão
D. Lý Thường Kiệt
(Đáp án: A. Cao Bá Quát)

6. Những chi tiết nào dưới đây thể hiện tài viết chữ đẹp của Huấn Cao?

A. "Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen là có cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó phải không?"
B. "Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm"
C. "Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời".
D. Tất cả các đáp án trên
(Đáp án: D. Tất cả các đáp án trên)

7. Đáp án nào dưới đây không đúng về vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao?

A. Tài hoa nghệ sĩ
B. Khí phách hiên ngang
C. Thiên lương trong sáng
D. Biệt nhỡn liên tài
(Đáp án: D. Biệt nhỡn liên tài)

NHỮNG Ý CHÍNH CẦN NẮM VỀ TÁC PHẨM CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ​

1. Xuất xứ​

- Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời
- Vang bóng một thời in lần đầu năm 1940 gồm 11 truyện ngắn kết tinh tài năng tâm huyết của nhà văn, là văn phẩm đạt đến sự toàn thiện toàn mĩ

2. Bố cục​

- Phần 1 (Từ đầu đến để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu): cuộc trò truyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại về Huấn Cao, tâm trạng của viên quản ngục
- Phần 2 (tiếp theo đến thiếu một chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ): cuộc nhận tù nhân và sự đối xử đặc biệt của viên quản ngục dành cho Huấn Cao cùng tấm lòng ngưỡng mộ của viên quản ngục với Huấn Cao.
- Phần 3 (còn lại): Cảnh cho chữ

3. Tóm tắt​

Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nên bị kết án tử hình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù. Khi trát gửi đến nhà tù, biết trong danh sách có ông Huấn Cao, người nổi tiếng viết chữ đẹp, viên quản ngục đã cho thầy thơ lại bảo người quét dọn phòng giam nơi Huấn Cao và những người tử tù sẽ ở. Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt viên quản ngục, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông đã quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi ông bị xử chém. Trong đêm cho chữ, ông Huấn Cao tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quán ngục và thầy thơ lại thì khúm núm đứng bên cạnh. Sau khi cho chữ, ông Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho "thiên lương" trong sáng. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông Huấn Cao một cách kính cẩn "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".

4. Giá trị nội dung​

- Qua truyện ngắn Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao- môt con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước

5. Giá trị nghệ thuật​

- Tác phẩm thể hiện tài năng độc đáo của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo; trong nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng; trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình

Thêm
391
0
0
Chữ người tử tù là một tác phẩm văn học nổi tiếng của Nguyễn Tuân. Qua truyện ngắn Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao- môt con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất, thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước. Cùng Phân tích nhân vật Huấn Cao để thấy tài năng của Nguyễn Tuân trong việc thể hiện nhân vật và thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm thông qua nhân vật này.
Phân tích nhân vật Huấn Cao.jpg

Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao chi tiết nhất​

1. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân: là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp với phong cách tài hoa, uyên bác.
– Giới thiệu về tập truyện “Vang bóng một thời”: một trong những tập truyện xuất sắc nhất của Nguyễn Tuân, nhân vật chính là những nho sĩ tài hoa, bất đắc chí.
– Giới thiệu khái quát về nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”.

2. Thân bài

a. Huấn Cao - người nghệ sĩ tài ba

- Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp.
- Tài năng của ông đã được nói tới một cách kính nể qua cuộc nói chuyện giữa quản ngục và thơ lại:
+ Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người có tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”
+ “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm… có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời"
- Sự tài hoa thể hiện trong cảnh cho chữ: “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ”
⇒ Huấn Cao thực sự đã trở thành một người nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp.

b. Huấn Cao – con người của khí phách hiên ngang, bất khuất

- Huấn Cao là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình, chí lớn không thành, bị tống giam vào ngục chờ xử tử nhưng khí chất của ông, tư thế nhìn đời của ông luôn bất khuất, hiên ngang, không chút run sợ.
- Khí phách hiên ngang ấy thể hiện rõ trong cuộc nói chuyện với quản ngục:
+ “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”
+ coi nhà tù thực dân như chốn không người, “ra tay tháo cũi xổ lồng như chơi”, có tài bẻ khóa vượt ngục
+ “văn võ kiêm toàn”
⇒ Lí tưởng sống cao đẹp, dám chống lại triều đình mà ông căm ghét, khinh bỉ để cứu lấy nhân dân thoát khỏi những áp bức, bất công vô lý.
- Ngay khi đặt chân vào nhà ngục: Thản nhiên rũ rệp trên thang gông
⇒ Khí phách, tiết tháo của nhà Nho
- Khí phách thể hiện qua thái độ thán phục của quản ngục và thầy thơ lại
- Khí phách thể hiện qua thái độ của bọn lính: kiêng nể “tên này nguy hiểm và ngạo ngược nhất trong bọn”
- Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”
⇒ Phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.
- Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì... vào đây”.
⇒ Không khuất phục trước cường quyền.
⇒ Khí phách của một người anh hùng.

c. Huấn Cao – người mang thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp

- Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: “Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ” ⇒ Trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ.
- Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân
- Khi biết tấm lòng "biệt nhỡn liên tài” của quản ngục: Huấn Cao nhận lời cho chữ
⇒ Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp.
- Câu nói của Huấn Cao với quản ngục: “Thiếu chút nữa... trong thiên hạ”
⇒ Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.
⇒ Huấn Cao là một anh hùng - nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.

d. Sự thống nhất của tài hoa, khí phách, thiên lương làm nên cảnh cho chữ - “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”

- Hình tượng Huấn Cao đang “dậm tô nét chữ” trên “tấm lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ” trong hoàn cảnh “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” ở nơi tù ngục tối tăm ⇒ kết tinh cho tài hoa, khí phách, thiên lương.
- Thành biểu tượng cho sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp cái cao cả đối với cái phàm tục, dơ bẩn

e. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao

- Đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quản ngục và thơ lại. Đó là cuộc gặp gỡ giữa tử tù với quan coi ngục, những con người khác xa nhau về hoàn cảnh, giai cấp nhưng đó lại là cuộc gặp gỡ định mệnh của những kẻ liên tài.
- Nghệ thuật tương phản đối lập: giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái đẹp, cái cao cả và phàm tục, dơ bẩn. Đặc biệt ở cảnh cho chữ.
- Ngôn ngữ miêu tả nhân vật giàu chất tạo hình: sử dụng nhiều từ Hán – Việt, lời ăn tiếng nói mang khẩu khí của người xưa làm tăng thêm không khí, vẻ đẹp của một thời vang bóng đã xa xưa.

3. Kết bài​

– Khái quát về hình tượng nhân vật Huấn Cao: một con người tài hoa, có khí phách hiên ngang và cái tâm trong sáng
– Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, thể hiện quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp, cái đẹp, cái tài phải luôn đi liền với cái tâm, với cái thiên lương trong sáng.

Tìm hiểu về nhân vật Huấn Cao​

Những thông tin cơ bản cần nắm vững về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù.

1. Huấn Cao là ai?​

Huấn Cao là con người đại diện cho cái đẹp, từ tài viết chữ của một nho sĩ đến cốt cách ngạo nghễ phi thường của một bậc trượng phu, tấm lòng trong sáng của một người biết quý trọng cái tài, cái đẹp. Chữ của Huấn Cao đẹp, nhân cách của ông cũng chẳng kém gì. Huấn Cao là con người tài tâm vẹn toàn.

Nhà văn Nguyễn Tuân lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát làm nguồn cảm hứng sáng tạo nhân vật Huấn Cao.

2. Tóm tắt nhân vật Huấn Cao​

Huấn Cao là một tử tù do chống lại triều đình nên bị bắt. Huấn Cao là nhà nho tài hoa, nhất là tài viết chữ.

Trước khi bị xử bắn, ông được giải đến nhà ngục nơi có viên quan ngục và thầy thơ, hai người này rất yêu và mến mộ cái đẹp, hâm mộ tài viết chữ tuyệt vời của Huấn Cao. Trong những ngày Huấn Cao ở ngục, hai người này đối đãi với ông rất tốt, còn trịnh trọng hầu hạ như kẻ dưới nhưng Huấn Cao không hề màng tới.

Khi viên quản ngục có được tin ngày xử tử Huấn Cao, ông và thầy thơ quyết hoàn thành tâm nguyện là xin chữ của Huấn Cao. Trước thái độ chân thành và tình yêu với cái đẹp, Huấn Cao cảm mến những tấm lòng đó nên đã quyết định cho chữ.

Bài văn mẫu 1 - Phân tích nhân vật Huấn Cao​

Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, suốt đời ông tôn thờ và “đi tìm cái đẹp, cái thật”, tha thiết vun đắp “thiên lương” cho mỗi “cái tôi” cá nhân nảy nở và phát triển tốt đẹp. Lòng yêu nước của ông có màu sắc riêng: gắn liền với những giá trị đạo đức và văn hóa cổ truyền của dân tộc. Trong sự bất hòa sâu sắc với xã hội đương thời, Nguyễn Tuân quay về với quá khứ tìm những vẻ đẹp giờ chỉ còn vang bóng; ông đã ngưỡng mộ và tìm đến Cao Bá Quát. Và đây là cơ sở, là nguyên mẫu để Nguyễn Tuân sáng tạo nên hình tượng nhân vật Huấn Cao.

Huấn Cao kết tinh tài hoa của ngòi bút Nguyễn Tuân, hấp dẫn người đọc từ đầu đến cuối tác phẩm. Về cảnh ngộ, Huấn Cao vốn là thủ lĩnh của những kẻ ngang tàng đã dám đứng lên chống lại triều đình, bị kết án, giam cầm, đợi ngày ra pháp trường. Như vậy, ông là kẻ tử tù, là người sắp đi vào cõi chết.

Nguyễn Tuân tập trung bút lực và cảm hứng để khắc họa thành nhân vật lí tưởng với những nét nổi bật: một nho sĩ tài hoa, một trang anh hùng dũng liệt và một con người có thiên lương trong sáng.

1. Huấn Cao là một nho sĩ tài hoa​

– Trong cái tài văn của Huấn Cao, tác giả tô đậm tài viết chữ đẹp. Chữ Hán là loại chữ tượng hình và viết chữ Hán trở thành một nghệ thuật được gọi là thư pháp, gồm hai phương diện mỹ thuật của nét chữ và ý nghĩa của câu chữ. Lối viết ấy gần như vẽ tranh với ngọn bút lông mềm mại và người xưa treo chữ trong nhà như treo bức họa quý. Chữ trong tác phẩm thư pháp không phải là sản phẩm của sự khéo tay hay quen viết, mà chính là kết tụ tinh hoa, tâm huyết của người nghệ sĩ. Trong tác phẩm, sự tài hoa trong nghệ thuật thư pháp của Huấn Cao được nhắc đến vừa trực tiếp vừa gián tiếp.

– Thứ nhất, qua lời đồn mang tính chất tụng ca, mang tính chất huyền thoại của nhân dân vùng tỉnh Sơn vẫn khen tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp. Cái tài viết chữ ấy được truyền tụng đến nỗi dầu chưa gặp người, chưa thấy chữ nhưng viên quản ngục và thầy thơ lại ở cái huyện nhỏ hẻo lánh đã đem lòng ngưỡng mộ. Sở nguyện cháy bỏng của quản ngục là có được chữ của Huấn Cao để treo trong nhà. Ông nói với thơ lại rằng: “Chữ của Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm… có chữ Huấn Cao treo trong nhà như có báu vật, không có ân hận suốt đời”.

Nguyễn Tuân rất tinh tế, khéo léo sử dụng thêm các thủ pháp nghệ thuật khác để ca ngợi cái tài hiếm quý ấy của Huấn Cao. Đó là những tính toán, trăn trở, những biệt đãi, những đau khổ, nỗi hốt hoảng, hi vọng và tuyệt vọng, hồi hộp thành kính của viên quản ngục. Quản ngục đã bất chấp nguy hiểm vì không những quyết tâm, kiên trì và công phu, việc đối xử với một tử tù như thế đòi hỏi sự cam tâm lớn, quên đi cái tôi kiêu hãnh của bản thân. Quản ngục đã vượt qua tất cả. Bằng cách miêu tả đối thoại giữa quản ngục với thầy thơ lại, lối thể hiện nội tâm của quản ngục… Nguyễn Tuân đã tạo ra một Huấn Cao tài hoa hiếm có.

– Thứ hai, sự tài hoa của Huấn Cao còn được thể hiện rất rõ và trực tiếp qua cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có. Một cảnh tượng được Nguyễn Tuân trân trọng dụng công miêu tả tỉ mỉ để xứng tầm với sự tài hoa của Huấn Cao và cái tâm của quản ngục.

Cái tài của Huấn Cao là cái tài mang tính văn hóa, nghệ sĩ, chỉ những người trí thức có chí lớn mới tu dưỡng rèn luyện mà gìn giữ được. Những con chữ ấy đâu chỉ là vật vô tri. Nó “nói lên hoài bão tung hoành của một đời con người”. Cũng chính cái tài đó của Huấn Cao đã có sức cảm hóa, giúp cho viên quản ngục thay đổi cả hành động, tâm hồn và quan niệm sống; làm bừng sáng cái quan hệ vốn đối nghịch thành hòa hợp tri kỉ, tri âm giữa Huấn Cao và thầy trò quản ngục.

2. Huấn Cao là trang anh hùng có dũng khí, hiên ngang, bất khuất​


- Đối với những con người có chí khí, nét chữ không đơn thuần là những kí hiệu ngôn ngữ mà còn là sự thể hiện toàn bộ nhân cách con người. Chính Huấn Cao đã nói “những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. Ở đây phong cách nét bút - con người - được thể hiện một cách trọn vẹn.

- Những nét chữ như được đúc bằng khối vuông vắn được viết ra từ bàn tay, tâm hồn con người có khí phách cứng cỏi, lẫm liệt, hào hùng. Lẽ ra, với tài văn chương ấy, nếu chịu quy thuận triều đình, Huấn Cao có thể trở thành vị quan quyền cao chức trọng, bổng lộc đủ đầy; với nhân cách cao đẹp có thể là bậc thầy của bao kẻ khác trong thiên hạ. Cái tài, cái tâm của Huấn Cao rực rỡ, chiếu sáng lên toàn bộ cuộc đời ông, chi phối hành động lớn nhỏ của ông. Không chịu quỵ lụy vào luồn ra cúi, không chịu cảnh “cá chậu chim lồng”, ông nổi dậy chống lại triều đình bất công. Sự nghiệp anh hùng không thành, ông bị bắt, bị khép vào tội đại nghịch và phải lãnh án chém. “Hùm thiêng thất thế sa cơ cũng hèn”, người đời thường nói thế, song Huấn Cao, tuy sa cơ, thất thế, ông vẫn sống những ngày ung dung, đàng hoàng.

- Huấn Cao ngoài cái tài viết chữ đẹp còn có “tài bẻ khóa, vượt ngục”. Như vậy, cái dũng khí phá bỏ gông xiềng của ông Huấn cũng vang dội, loan truyền trong vùng như một huyền thoại khiến những con người nắm giữ gông xiềng phải nể sợ. Hành động rỗ chiếc gông nặng đánh thuỳnh một cái của Huấn Cao và các bạn thể hiện khí phách bất khuất của kẻ sĩ vượt lên trên cái tầm thường, vươn tới cái lí tưởng đầy sắc thái tự do, ngang dọc. Sau đó ông đi vào tù một cách thản nhiên, lạnh lùng. Đó là phong thái của đấng trượng phu dám làm dám chịu, không hề sợ hãi.

- Trong những ngày bị giam, ông không thèm đếm xỉa đến bọn lính, xem những kẻ đại diện quyền lực thống trị là “tiểu nhân thị oai”. Nhận được rượu thịt của quản ngục, ông bình thản ăn “coi như đó là việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm”. Lúc viên quản ngục tỏ ý nương nhẹ ông cũng chẳng một chút nao lòng. Ông tỏ ra khinh bạc, nói những lời ngạo nghễ “ta chỉ muốn một điều, ngươi đừng đặt chân đến đây” đầy dụng ý. Ở câu nói khinh bạc đến điều ấy thể hiện cái tâm trong sáng của Huấn Cao. Hành động ấy, câu nói ấy là một phép thử. Nếu quản ngục là một người hướng thiện, quyết định cho chữ của ông sau này là một sự gửi trao. Đồng thời bảo vệ viên quản ngục trước cái nhìn ranh mãnh của bọn lính gác tránh được những nguy hiểm về mặt tính mạng. Nếu câu nói xúc phạm ấy khiến quản ngục phải dùng đến bạo lực trị ông thì đó là bản chất của bọn thống trị không có gì đáng để quan tâm.

- Có thể nói, Huấn Cao dù thất thế nhưng vẫn hiên ngang, thân xác bị xiềng xích nhưng tinh thần hoàn toàn tự do. Đó là phong thái của người anh hùng xem cái chết nhẹ như lông hồng, chẳng vì biệt đãi mà bị lung lạc hay vì quyền thế mà run sợ. Đúng là nhân cách lí tưởng mà người đời hàng ngàn năm vẫn ước.

3. Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng​

- Huấn Cao không phải là kẻ tự kiêu đầy ngạo mạn, không phải sống với cái cao ngạo của kẻ có tài mà sống với thiên lương trong sáng. Đó chính là nhân vật có cái tâm bên cạnh cái tài, có tâm hồn đầy xúc động đằng sau vẻ khinh bạc lạnh lùng. Huấn Cao chỉ ngạo mạn trước bạo lực, chỉ khinh thị những kẻ có nhân cách tầm thường. Con người tưởng như đúc bằng thép ấy lại tinh tế trong đối xử với con người.

- Ban đầu, ông tỏ vẻ xem thường quản ngục chỉ là một tên tiểu nhân thị oai và tỏ ra khinh bạc. Nhưng sau hiểu ra ngọn ngành, ông đã quyết định cho chữ. Ông cho chữ viên quản ngục không phải để trả ơn người đã biệt đãi mình, đã dâng rượu thịt cho mình trong những ngày cuối cuộc đời. Bởi ông có tài viết chữ đẹp, nhưng chỉ tặng những bạn bè, tri âm tri kỉ, chứ “không vì vàng bạc hay quyền thế mà ép mình cho chữ bao giờ”. Ông cho chữ viên quản ngục vì cảm động và trân trọng một nhân cách cao quý. “Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ ông ít cho chữ”.

Cho chữ, ông đã liệt quản ngục vào hàng tri kỉ của mình. Bởi vì ông đã nhận ra ở viên quản ngục như một đóa sen trong bùn, ông nói thành thật “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta có biết một người như thầy quản đây mà lại có cái sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Ông đã đem tấm lòng tri âm để đáp lại một bậc tri kỉ. Phát hiện thấy một nhân cách cao quý giữa chốn tối tăm, ông không nỡ để cho nhân cách ấy hoen ố đi. Ông chân thành, ân cần dặn dò viên quản ngục những lời tâm huyết sau khi cho chữ “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chỗ ở đi… Ở đây… khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhốc cả một đời lương thiện đi”.

- Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao thực sự tỏa sáng một cách toàn diện, hài hòa trong cảnh ông viết chữ. Đây là một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”, nó diễn ra dưới ngòi bút lãng mạn như một câu chuyện huyền thoại, đầy kịch tính.

- Giữa gian nhà ngục đầy bóng tối, phân chuột, phân gián, rệp… lại cháy lên một ngọn đuốc lửa rừng rực và sáng lên tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Vì nhà ngục là nơi giam cầm, đầy đọa con người, biểu tượng cho gông xiềng dã man lại diễn ra việc trái khoáy: người ta viết chữ tặng nhau, đàng hoàng bình thản như ngoài đời. Vì ông Huấn Cao là tử tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng lại ung dung viết chữ, đàng hoàng khuyên nhủ viên quản ngục. Còn thầy quản và viên thơ lại vốn là cai tù lại khúm núm, run run… như chấp nhận một sự thay bậc đổi ngôi. Hơn nữa, những con người này lại đang chạy đua với thời gian, với cái chết để tạo ra cái đẹp vĩnh cửu. Đó là những điều nghịch lí tạo ra một bức tranh tuyệt tác vừa hiện thực vừa siêu thực. Bức tranh ấy hiện thực vì có đủ màu sắc, hình khối, đường nét, có mùi thơm của thứ mực nho hảo hạng. Siêu thực vì nó kì diệu, huyền ảo, giàu ý nghĩa biểu tượng.

Trong bức tranh ấy, hình tượng nhân vật Huấn Cao hiện lên lồng lộng, kì vĩ. Ông ung dung viết như dồn cả tâm lực vào từng nét chữ. Ông giải thích ý nghĩa của những dòng chữ, rồi thưởng thức mùi mực thơm, nâng quản ngục đứng dậy và cuối cùng cất lời khuyên quản ngục. Những con chữ “với những nét vuông vắn, tươi tắn” và lời nói chân thành ấy phải chăng là di huấn thiêng liêng mà người anh hùng đã thức tỉnh viên quản ngục và thầy thơ lại. Lời khuyên của Huấn Cao mang ý nghĩa cái đẹp nảy sinh nơi đất chết nhưng không thể chung sống với sự tàn bạo. Nó có tác dụng cùng với cái đẹp tạo nên sức mạnh cảm hóa con người. Sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, nhân cách cao thượng đối với cái xấu, cái ác, cái thấp hèn.

Nguyễn Tuân muốn thể hiện niềm tin vào con người và đưa ra tuyên ngôn: cái đẹp phải gắn với cái thiện, người nghệ sĩ trước hết phải có thiên lương. Ở đây, cái đẹp chiến thắng tất cả, cái đẹp lên ngôi và “cứu vớt con người”. Thủ pháp đối lập được khai thác triệt để tạo nên cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Cái đẹp được tạo ra trên mảnh đất chết, bởi một người sắp chết chính vì vậy mà giá trị của lòng yêu cái đẹp và cái đẹp được tôn vinh.

- Khi cho chữ viên quản ngục, Huấn Cao nở nụ cười như mãn nguyện vì có người yêu và trân trọng cái đẹp. Rõ ràng, ông không chỉ có tài viết chữ, có khả năng sáng tạo cái đẹp mà còn hết mực trân trọng người biết thưởng thức cái đẹp. Với ông, thiên lương là nét quý giá nhất của con người.

4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Huấn Cao​

Huấn Cao là hình tượng mang vẻ đẹp lãng mạn, kết tinh của những phẩm chất phi thường, cao đẹp, vẻ đẹp hài hòa của nhân - trí - dũng. Khác với các nhân vật trong “Vang bóng một thời”, Huấn Cao có trách nhiệm với thời cuộc. Qua đó tác giả bộc lộ quan niệm về cái đẹp: cái tài phải đi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau.

Cách xây dựng nhân vật của tác giả thật độc đáo.

Huấn Cao là nhân vật trung tâm nhưng số trang tác giả trực tiếp miêu tả nhân vật này không nhiều. Tác giả không chú ý xây dựng nhân vật theo kiểu miêu tả chi tiết ngoại hình hay xuất thân. Chỉ một vài nét đủ gợi lên chân dung một con người. Nhà văn chủ yếu tập trung khắc họa những phẩm chất của một con người lí tưởng.

Mở đầu tác phẩm Huấn Cao tuy không được miêu tả trực tiếp nhưng vẫn cứ hiện ra đầy ấn tượng qua đối thoại giữa quản ngục và thầy thơ lại, qua sự trằn trọc trong đêm của viên quan coi ngục. Đó là bút pháp “vẽ mây nẩy trăng”. Đến lúc xuất hiện, Huấn Cao in đậm nét phong cách của một đấng tài hoa, một hào kiệt, một tráng sĩ.

Chân dung Huấn Cao được khắc họa theo lối lí tưởng hóa của ngòi bút lãng mạn ngợi ca, trở thành hình tượng đẹp đẽ trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Tuân và trong lòng đọc giả.

(st, tổng hợp)
Xem thêm những bài viết liên quan tại chuyên đề: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
Thêm
Phân tích nhân vật Huấn Cao
  • Like
Reactions: Lan Hương
976
1
5
Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa của nền văn học Việt Nam. Các sáng tác của ông thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ. Và tác phẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Bên cạnh đó, nhà văn đã khéo léo sáng tạo lên một tình huống truyện vô cùng độc đáo để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Cùng suy nghĩ về những nghịch lý trong truyện ngắn "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân nhé!

Suy nghĩ về những nghịch lý trong truyện ngắn Chữ người tử tù.png

Suy nghĩ về những nghịch lý trong truyện ngắn "Chữ người tử tù"

Nguyễn Tuân là một nhà văn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông là người đã góp phần thúc đẩy thể tùy bút, bút kí đạt tới trình độ nghệ thuật cao; làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc; đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phong cách tài hoa độc đáo. “Chữ người tử tù” là truyện ngắn xuất sắc nhất trong tập “Vang bóng một thời” của nguyễn Tuân. Thành công của tác phẩm này không chỉ ở nội dung độc đáo mà còn ở nghệ thuật biểu hiện sắc sảo, điêu luyện của nhà văn. Đặc biệt, nhà văn đã xây dựng nên những nghịch lý kinh điển, góp phần làm nổi bậc nhân vật và tư tưởng của tác phẩm. Thủ pháp đối lập được đẩy lên đến đỉnh cao: giữa kẻ tử tù với viên quản ngục, đặc biệt là trong cảnh cho chữ cuối truyện, khi vị trí của các nhân vật trong tác phẩm hoàn toàn bị đảo lộn để nâng cao vị thế của Huấn Cao – đại diện cho thiên lương trong sáng, trong chốn ngục tù tăm tối, bẩn thỉu, tà ác.

Viên quản ngục - một cai ngục, kẻ đại diện cho cái xấu, cái ác lại có thú vui thanh nhã và cao quý: thích sở hữu và thưởng thức chữ đẹp. Làm cái nghề coi tù, sống giữa lũ người quay quắt, hàng ngày chứng kiến bao cảnh xô bồ, hỗn tạp, viên quản ngục lại biết kính mến khí phách, biết trọng người tài, biết day dứt “chọn nhầm nghề”, đặc biệt lại có một sở nguyện thiêng liêng: “treo ở nhà mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết”. Chơi câu đối, thưởng thức nét chữ đẹp của con người tài hoa là một thú vui tao nhã, mang tính dân tộc, thắm đượm vẻ đẹp văn hóa truyền thống. Cái thú vui ấy thường chỉ có ở những bậc văn nhân, tài tử. Vậy mà, một kẻ coi tù lại đang khao khát. Bắt được “cái thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”, cái “ăng ten” thẩm mĩ của nhà văn thật tinh nhạy. Bởi đó là một nghịch lí mà người bình thường, hời hợt không dễ gì nhận biết được.

Quản ngục - người đại diện cho bộ máy đàn áp của thống trị, một cái mắt của xích xiềng – mà lại cung kính và chí biệt đãi Huấn Cao – kẻ đã phạm trọng tội, kẻ ở phía bên kia! Để làm việc này, quản ngục phải vượt qua không ít khó khăn. Với thầy thơ lại, với bọn lính, ông ta thận trọng đã đành. Với Huấn Cao, ông càng phải giữ gìn. Bị ông Huấn cố ý làm ra khinh bạc, sĩ nhục, quản ngục không “nổi trận lôi đình, báo thù và những thủ đoạn tàn bạo” như ông Huấn nghĩ, trái lại, chỉ lễ phép lui ra với một câu: “xin lĩnh ý”. Rồi lo lắng, băn khoăn mai mốt ông Huấn bị hành hình, không kịp xin chữ sẽ ân hận suốt đời. Rồi “tái nhợt người đi” khi biết tin ông Huấn ngày mai bị giải vào kinh. Quả thật, ôm ấp mong ước đã khó, biến nó thành hiện thực lại khó hơn nhiều. Song cái đẹp, cái thanh cao bao giờ cũng sẽ tìm được tri kỉ, tri âm. Cái sở nguyện, cũng là linh hồn của một đời người của quản ngục đã được chia sẽ, cảm thông xứng đáng. Trước là từ thầy thơ lại. Sau là từ ông Huấn Cao. Nhất sinh, không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối, cả đời Huấn Cao chỉ viết chữ tặng ba người bạn thân. Vậy mà lần này, ông nhận lời cho chữ viên quản ngục. Ông nghĩ: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài… Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng…”. Cuộc tương ngộ của những “tấm lòng” như thế là hoa trái làm đẹp cho cuộc đời đầy rẫy bất công, làm dịu nỗi cô đơn, đau đớn cho con người. Dù có khinh bạc, ngất ngưởng đến đâu, ông Huấn lúc này đã ắt hẳn đã thực sự xúc động. Phải chăng đó cũng là giây phút hạnh phúc mà viên tiểu lại kia ban tặng người anh hùng? Kẻ xin chữ, người cho chữ cùng nhau phá vỡ cái nghịch lí của đời thường để tìm đến sự thuận lí mang chất văn hóa, nhân văn.

Cảnh viết chữ – “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Nhìn Huấn Cao viết chữ trong tư thế “cổ đeo gông, chân vướng xiềng”, đứng cạnh “cái thầy thơ lại gầy gò, run run bưng chậu mực”, viên quản ngục hẳn đã vô cùng cảm động mỗi khi cúi xuống cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ trên phiến lụa óng. Ông Huấn nói: “… bức lụa trắng trẻo với những… thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững …”. Được ông Huấn đỡ cho đứng thẳng người và khuyên bảo những lời như thế, quản ngục đã trưởng thành lên một bước. Cái sở nguyện mang tính văn hóa được nhận thức sâu thêm, mang ý nghĩa đạo đức, nhân cách. Được nhìn chữ đẹp, ngửi mùi mực thơm là một niềm vui. Niềm vui chỉ trọn vẹn khi biết sống cho đep, cho thơm một cuộc đời con người. Hình ảnh cuối cùng “Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẻ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” là bước ngoặt quyết định về nhận thức và tâm hồn con người “chọn nhầm nghề” này.

Nhìn khung cảnh cho chữ với bao trớ trêu, đối nghịch, ta cứ ngỡ đó là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Song đó lại là một điều tất yếu, như quy luật của muôn đời. Bởi vì, tuy ba con người, thực ra là hai thế giới nhân sinh ở hai vị thế xã hội trái nhau, song đã có sự hòa đồng bên trong. Viên quản ngục và thầy thơ lại tuy tự do về nhân thân nhưng đang bị cầm tù về nhân cách. Còn Huấn Cao, tuy bị cầm tù về nhân thân, lại đang rất tự do về nhân cách. Họ đều chung nhau một cái ách nặng cuộc đời, một hoài bảo tháo cũi, xổ lồng. Họ đến với nhau, nương tựa vào nhau, nâng đỡ nhau lên để vươn tới.

Ngòi bút tài ba của tác giả đã miêu tả một khung cảnh đầy kịch tính. Đó là sự trái ngược giữa cái nền tối nhà lao ẩm ướt đầy tổ rệp, phân chuột, phân gián và tấm lụa trắng tinh, căng phẳng. Đó là sự trái ngược giữa chốn nhà tù chuyên việc đánh đập khảo tra giả man với ánh sáng văn minh văn hóa. Người ta viết chữ tặng nhau, người ta nâng niu từng nét bút, thưởng thức mùi thơm của từng dòng mực, khoan thai, trang trọng. Đó là sự trái ngược giữa bóng tối và ánh sáng, của xã hội vạn ác và bản chất lương thiện trong con người. Tất cả những kịch tính, xung đột ấy đều lần lượt được giải tỏa. Dưới ánh sáng của bó đuốc đỏ rực – đuốc của trí tuệ và niềm tin yêu ba trái tim hòa chung nhịp đập. Cuộc gặp ấy vừa có ý nghĩa nhân văn vừa mang tầm triết lí sâu sắc. Thiên truyện dừng lại, nhân vật chia tay, nhưng dư vị của câu chữ, nhất là cái hồn của văn chương luôn đeo đẳng trong lòng người đọc.
Thêm
Suy nghĩ về những nghịch lý trong truyện ngắn "Chữ người tử tù"
485
0
0
Nguyễn Tuân đã được mệnh danh bằng những chữ tôn vinh nhất: Bậc thợ cả văn xuôi, “người quốc ngữ” tài hoa, “cây bút quái kiệt”, “người thợ kim hoàn” chữ nghĩa… Có người nói đến “ma lực của ngôn ngữ” Nguyễn Tuân. Ở ông “mỗi chữ đều như có dấu ấn riêng”. Giới nghiên cứu ca tụng những bữa tiệc ngôn từ trên trang văn Nguyễn Tuân và đề cập đến việc soạn một từ điển ngôn ngữ Nguyễn Tuân – với những “phố Phái”, “huyện đảo”… mà nhà văn này đã góp vào kho từ vựng chung của tiếng Việt. Người ta hiểu rằng cả một vùng trời lung linh ngôn ngữ ấy là tinh kết của một cuộc sống từng trải, si mê góp nhặt từng mảy vàng tiếng mẹ đẻ…Cùng bài viết này tìm hiểu về Nguyễn Tuân và tài năng dùng từ của ông trong thể hiện nhân vật hết sức tài tình.

Nguyễn Tuân - kẻ say chữ như thợ săn say máu. Khát vọng vươn tới cái đẹp đến độ cực đoan, để những con chữ, những trang văn là những “huyết thư” được đúc bằng xương máu cốt tủy. Nguyễn Tuân chơi với tiếng ta như cách làm xiếc để cho ra những truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút trác tuyệt. Chữ người tử tù là một tác phẩm thể hiện tài năng, văn cách đầy bản lĩnh và rất mực cá tính của Nguyễn Tuân. Danh nho kì tài Huấn Cao và cảnh cho chữ đẹp chưa từng trong tác phẩm đã nói lên được sự cao thượng tột đỉnh của nghệ thuật khi đối diện với hiện thực đời sống.

Nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù, hình tượng từ một trí giả thế kỉ XIX là Cao Bá Quát. Cao Bá Quát văn võ toàn tài, tinh thần trong sáng, khí chất ngút trời. Là người nghĩa khí nên khi chứng kiến sự nhiễu nhương của bọn hôn quân dung chúa đương thời mà ông không màng tới việc khoa bảng. Đến nửa đời mới ra kinh ứng thí và ghi tên đầu bảng vàng. Thế nhưng vừa vào cửa quan đã vội lao vào cửa ngục cũng vì bốn chữ “hành hiệp trượng nghĩa”. Nay từ cái vang bóng một thời đó, Nguyễn Tuân đã nhào nặn nên hình tượng Huấn Cao “Chọc trời khuấy nước mặc dầu - dọc ngang nào biết trên đầu có ai”, vừa tài hoa, vừa khí phách vừa thiên tính thiện lương, biểu dương một cốt cách phi phàm.

Vì đó là hình ảnh mà Nguyễn Tuân cảm tác mà viết Chữ người tử tù, cho nên tôi muốn thêm chữ để nói về Cao Bá Quát. Một xã hội mà mọi ứng xử của kẻ sĩ nằm trong vòng cương tỏa của khuôn đúc Nho giáo, Cao Bá Quát không giả vờ khiêm tốn nhún nhường, cũng không chịu cam khuất khom lưng trước quyền lực và lại càng không chịu chấp nhận lánh tục lụy, bàng quan dòm thế sự như những đồng bối. Tại sao ông khác trí sĩ Bắc Hà xưa (như Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Văn Lý, Vũ Tông Phan) chấp nhận sự bài xích, rời khỏi triều đình quay về mở trường dạy học ở đất Thăng Long? Tại sao một dòng nòi “Cửa Khổng sân Trình” như Ông Cao lại bất đồng chính kiến và quay lưng với triều đình? Những câu hỏi lớn đó trong khuôn khổ bài viết này sẽ bỏ ngỏ.

Ông chỉ là một hạt bụi cô độc, tung tẩy trong giới hạn của đất trời.

chữ người tử tù trát bút trong nghệ thuật tạo hình của Nguyễn Tuân.jpg

(Chữ người tử tù, trát bút trong nghệ thuật tạo hình của Nguyễn Tuân)

Các học giả đã từng lý giải về sự “tháo củi sổ lồng” của ông khỏi cái bối cảnh xã hội lúc đó, do sự suy tàn của một vương triều và nhận thức vượt trước thời đại về sự “lão hóa” của ý thức hệ. Tất cả những xung động đó đã thúc đẩy cá nhân ông “vượt ngưỡng” với những thiết định xưa cũ và trở thành một cánh chim chẳng hợp bầy. Nguyễn Tuân từ cái sùng mộ một cá thể độc lập, một bước chân bản lĩnh, đơn độc hành nhân nẻo vắng cuối buổi Hán học suy tàn đó mà viết nên một thời vang bóng. Dường như tiền bối họ Cao đồng dạng với tư duy và khát vọng tự do tư tưởng của tác giả.

Sự tài hoa của Huấn Cao thể hiện ở những con chữ. Những nét nghệ thuật đưa dẫn từ tim óc, đổ xuống giấy trắng thanh tân một cách kì diệu, kết tụ tinh hoa của đất trời và thiên tính. Đó là tâm huyết, hoài bão, sự trí dũng của người cầm bút, ngòi bút như lưỡi gươm, cảm dũng ứa tràn ra ơn cho đời: “Có được chữ ông Huấn mà treo là có được vật báu trên đời” (Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân).

Cảnh thời lúc đó, khi chính sự rơi vào bế tắc, muôn dân khổ sầu, vua quan tàn nhẫn đã gieo rắc thảm trạng đói kém đau thương. Huấn Cao đã dùng “văn lo vận nước, văn hóa võ / võ thấu lòng dân, võ hóa văn”. Chính vì sự hiên ngang, bất khuất mà Huấn Cao đã trở thành tử tù, bị kết tội phản quốc theo luật lệ bất lương của xã hội bấy giờ. Trong cảnh tù ngục xảo trá vô luân, Ông Huấn gặp một Viên quản ngục biết yêu cái đẹp, khát khao tột cùng của viên quan coi ngục là được Huấn Cao tặng cho những nét chữ cuối cùng trước khi lên đoản đầu đài. Bất chấp sái phép, Quản ngục đã ra sức biệt đãi với ông Huấn.

Bằng thứ văn chương điêu luyện đậm sắc tính hoài cổ một thời quá vãng, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công những nét tính cách của bậc đại trí quyền trượng. Huấn Cao hiện lên là một con người nghĩa hiệp và không màng lợi danh: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Sống với bầy cầm thú, người như Huấn Cao lại bộc lộ được khí chất cao đạo của mình, không màng tới cái chết, coi khinh lẽ tầm thường của sự phục tùng giả trá. Ông vẫn phóng khoáng, thản nhiên mà nhận rượu thịt từ viên quản ngục và tận hưởng nó như một thú vui lúc bình sinh mà mình xứng đáng được nhận lấy. Sự cặn bã của xã hội lúc bấy giờ Huấn Cao nhìn bằng nửa con mắt, thái độ Ông Huấn cực kì khinh bạc. Trước sự khép nép của viên quan coi ngục Huấn Cao dóng giọng khí khái: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ cần có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”(Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân). Không chỉ đứng trước sinh tử, sự kiện trọng đại của cuộc đời mà Huấn Cao mới thể hiện tư thái cao vọng như thế, mà trước sau như một con người ông khi đối diện với sự đớn hèn của thực tại vẫn thể hiện sự kiêu mạn mà coi thường như vậy. Trong cái khung cảnh tăm tối, đen dúa nơi ngục thất nói riêng và xã hội phong kiến suy hèn nói chung, hình tượng Ông Huấn hiện lên như mãnh hổ đầy khát vọng uy quyền và công lý.

Sau bức chân dung về một nhân cách lớn, Nguyễn Tuân đưa nét bút của mình vẽ hình tượng Huấn Cao với một tâm hồn thanh cao, một tài năng thiên bẩm. Trước sự thành kính của viên quan coi ngục, sau những lần phủ phục trước cái đẹp để được tặng chữ, Huấn Cao đã nhận ra sự chân tín của viên quản ngục mà quyết định tặng chữ để không bạc đãi “một tấm lòng trong thiên hạ” (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân). Sau khi cho chữ, Huấn Cao đã trút tâm can mà tâm tình với viên quản ngục:“Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã… Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi” (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân). Sự chí tình đó, đã thể hiện được phẩm hạnh, cốt cách và đạo đức cao đẹp của nhân vật Huấn Cao. Trên cái khí chất, tướng mạo đẹp oai đó là một nhân cách cao thượng, con người thuần lương tuyệt đối.

Huấn Cao kiêu bạc là thế, oai dũng là thế, nhưng khi thấu được những tấm lòng đồng vị với cái đẹp thì đã vui vẻ mà cho chữ mà tỏ lòng cảm khái vô tư. Cái đẹp, tình yêu, lý tưởng là một là thống nhất. Dù nơi bùn nhơ uế bẩn, nơi tàn nhẫn bất lương nhưng chỉ cần có những tấm lòng thì cái đẹp lại lên ngôi, tỏa sáng giữa ngàn đao vạn đòn của thực tại bùng nhùng bất nhẫn.

Nghệ thuật thư pháp, nghệ thuật thư họa là một thú vui tao nhã, thể hiện sự khoáng đạt và trí huệ trong cốt cách người xưa. Mỗi nét chữ là sự xuất thần “Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay” (Truyện Kiều - Nguyễn Du), trút bỏ cả tâm trí lên từng nét uyển chuyển, nhịp nhàng mang rõ tâm tư, tình cảm, phong vị của người viết. Huấn Cao nổi tiếng quái kiệt trong từng nét bút: “vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm.” Chữ Huấn Cao đẹp vuông thành sắc cạnh, là điển mẫu, mô phạm cho hậu thế noi gương về cả tài nghệ và tư cách. Ai có chữ của ông Huấn thì như nhặt được vinh hoa phú quý. Người xưa trọng chữ nghĩa như cách giữ dìn gia đạo. Và chữ nghĩa của các bậc Nho gia, kẻ tầm thường không thể nào với tới… cho nên cổ nhân tìm tri kỉ không dễ. Hay việc viết, cho, tặng chữ không phải là việc tùy tiện mà nó là điều rất mực thiêng liêng.

Với ý thức cao độ về bản thể, giá trị cốt cách của một bậc nhân sĩ trí thức. Huấn Cao khẳng định: “Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi” (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân). Và lần này như một ngoại lệ, ông cho chữ viên quản ngục. Thực ra trong khoảnh khắc cuối đời, ngẫu nhiên tương phùng nơi oan khiên tàn độc, Huấn Cao đã gặp được tri âm - chính là viên quan coi ngục, một người say mê cái đẹp và nhận ra giá trị đích thực của chữ nghĩa mà đã xin được tặng chữ bằng tận đáy lòng một bầu máu nóng chân tình đập mạnh mẽ trong huyết quản. Nguyễn Tuân đã khắc tạc bằng bốn chữ “biệt nhỡn liên tài” để nói về trái tim cao khiết của viên quản ngục.

Sinh tử là sự kiện tất yếu và quan trọng của cuộc đời. Khi sinh ra ai cũng bình thường, nhưng cái chết thì có thể là sự phi thường. Huấn Cao đối diện với tử thần bằng một tấm lòng trung chính, sự cao vọng và cả đôi mắt sáng suốt nhận ra được bản chất cuộc sống và sự nhiệm màu của cái đẹp trong việc động lòng người. Giây phút cuối cùng, ông không dùng sự “uy dũng bất năng khuất” của mình giống như lúc bình sinh chiến đấu để che chở nhân dân mà ông đã dùng nghệ thuật để thay súng gươm mà cải hóa một con người, để lại cho đời những giọt mực linh diệu. Chính cái đẹp là chân lý, là đạo đức là cái nhân bản nhất của một con người.

Bằng thủ pháp đối lập Nguyễn Tuân đã phóng bút diệu kì mà xây dựng nên bối cảnh cho chữ tài hoa tuyệt thế và rất mực cảm kích. Cái đẹp trong tác phẩm được họa với sự thanh cao, long trọng, lụa tràng, mực thắm, bàn tay xuất thần, nét mực vinh diệu, đối lập với thực trạng xã hội là cảnh nhà ngục tối tăm, chật vật… đó là ẩn dụ của sự độc ác, dơ bẩn của chế độ phong kiến đương thời. Một hình ảnh kì vĩ, người nghệ sĩ đang sáng tạo tuyệt vời trên gông xiềng, gông kìm trói buộc. Bên cạnh là thầy thơ lại bưng chậu mực khép nép và viên quản ngục khúm núm cất giữ đồng tiền kẽm đánh dấu ô… chắp tay vái lạy người tử tù cho chữ một cách cung kính. Trước cái đẹp gông kìm, xiềng sắt bổng hóa “sợi tơ sen trói mãnh hổ”. Cái đẹp sản sinh từ sự ngự trị tuyệt đối của cái ác, không ngừng vươn tỏa và tàn hủy mọi xấu xa bất nhân. Giá trị đích thực của hình ảnh cho chữ đó chính là cái thiện lương khi đã tràn trụa thì sẽ xua tan mọi tội ác trên đời để tôn vinh sự ngời sáng của chân lý.

Ảnh tượng Huấn Cao là biểu tượng của nghệ thuật, vai trò của nghệ thuật trong việc lương dân hóa trái tim của nhân loại. Không ai khác, chỉ có Nguyễn Tuân người yêu cái đẹp đến độ cực đoan mới có thể thấu triệt được sự nhân bản tột cùng của cái đẹp khi mong manh như sợi tơ nhưng có thể “khuyến thiện trừng ác”, cảm hóa con người, trao đi những tấm lòng, những khát khao vươn tới cái thuần khiết, rỗng lặng đến độ toàn bích.

Cái tài hoa đi cùng cái khí phách. “Nét chữ- nết người” một nét chữ mỹ diệu, quyền trượng như chữ của Huấn Cao thì đương nhiên biểu dương khí phách hiên ngang, tầm hồn quả cảm, đạo đức trong sáng của một bậc trượng nghĩa.

Nguyễn Tuân đã kết hợp những thanh âm hiện đại cùng với những hạt bụi hoài cổ để tạo nên Chữ người tử tù. Dựng cốt truyệt độc đáo, cách dùng từ điêu luyện, hàm súc, sâu sắc. Thể hiện được những nét vẽ nội tâm cực kì tế vi bên cạnh những ảnh tượng về nhân vật, về cảnh cho chữ có một không hai, Nguyễn Tuân đã nói lên tiếng nói lý tưởng của chính mình ngày đó, một thanh niên trí thức với sự nhiệt thành, hoài bão, ý chí, nghị lực và một lòng cho sự cao đẹp trong bản thể con người và thanh bình cho đất đất muôn đời.



Trần Quốc Tuấn​
Thêm
Chữ người tử tù, trát bút trong nghệ thuật tạo hình của Nguyễn Tuân
390
0
0
Ta lắng nghe tiếng chim hót trong bụi mận gai mà tưởng như ruột gan xô đẩy vào nhau mà cồn cào. Ta mê mẩn trước sự nở rộ sinh khí của một bông hoa giữa bùn lầy tanh hôi. Trên đời, cái đẹp luôn được tạo ra và “nằm ngoài định luật băng hoại của thời gian”. Nó khoác lên mình chiếc áo của người xa phương đang đi tìm lí tưởng thẩm mĩ. Trên con đường đó, Nguyễn Tuân đang lang thang đi tìm nguồn cảm hứng để khơi gợi nên tác phẩm của mình. Và ông đã gặp nó, không kìm được lòng mà “cất lên trang”. Như một thế giới được soi rọi bởi cái đẹp, mà độc giả tha hồ tắm mình trong đó với sự bung tỏa của tất cả các giác quan.

Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn, ý thức rất cao về tài năng của bản thân, với ông viết văn là lao động nghệ thuật nghiêm túc, công phu, đòi hỏi người cầm bút phải có lương tâm, trách nhiệm. Ông am hiểu rất nhiều về các lĩnh vực văn hóa, lịch sử, địa lí nên tác phẩm của ông để lại nhiều kiến thức bổ ích. Chẳng hạn trong tác phẩm “ Những chiếc ấm đất”, “ Chén trà trong sương sớm”, mà thấy cái thú vui thưởng thức và vốn am hiểu về trà của ông. “Vang bóng một thời” được đánh giá là tệp truyện tiêu biểu và trong đó “ Chữ người tử tù” là kiệt tác minh chứng cho hồn văn của Nguyễn Tuân. Cảnh tượng cho chữ làm thức tỉnh triệu trái tim còn đang ngủ yên hay chìm trong bong tối của hàng triệu con người.

Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân “ Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật”. Chính quan niệm này đã chi phối đến mọi tác phẩm của ông. Trước hương sắc, mật ngọt của cuộc đời đã thôi thúc ông hòa vào nhịp sống vồn vã mà đi tìm đối tương nghệ thuật. Thật khó để tìm kiếm vì không chỉ đẹp thôi đâu mà nó phải đạt tới đỉnh cao, không một thứ gì có thể sánh bằng. Trong hàng vạn con người, may mắn lắm mới có đến vài người trên đầu ngón tay lọt vào tầm nhìn, lăng kính của ông. Chính vì sự chọn lọc “khắt khe” này mà khi tiếp xúc với nhân vật Huấn Cao, ta lại ngây ngất trước sự tỏa sáng về thiên lương lẫn khí phách, một vẻ đẹp có một không hai, nó làm cho “chữ người tử tù” tìm cho mình một vị trí đứng trên văn đàn. Trước sự quan sát tỉ mỉ với tư cách là một người cầm bút, ông đã phác họa rõ nét cái tài họa của mình trên khuôn khổ của ô lề giấy. Còn đâu là một nhà văn? Tựa hồn của các họa sĩ phảng phất trên cõi lơ lửng nhập vào chính Nguyễn Tuân. Huấn Cao được xây dựng trên nguyên mẫu của Cao Bá Quát – một con người tài hoa. Ông Huấn vang bóng với nghệ thuật viết thư pháp “chữ rất nhanh và rất đẹp”, “ đẹp lắm, vuông lắm”. Chữ ông thể hiện hoài bão tung hoành của một đời người, thiên phú trời cho. Ý thức về tài năng của mình, ông nhất sinh không vì tiền bạc hay danh phận mà viết chữ cho ai bao giờ vì thế mà được chữ của ông rất quý. Huấn Cao còn nổi danh là người chọc trời với nước, dám đứng lên chống lại triều đình thối nát mà ông căm ghét, vì thế mà ông phải chịu án tù.Ông đã được Nguyễn Tuân phác họa rất công phu, tựa như một bức tượng điêu khắc sừng sững giữa đời phong ba bão táp. Vẻ đẹp của ông làm ta đem lòng so sánh với hình ảnh của những vị anh hùng với phép thần thông giải cứu nhân dân trong văn học trung đại. Chất mỹ học trong Nguyễn Tuân đã gặp gỡ với chất mỹ học của Kanto “ Cái đẹp không ở má hồng của người thiếu nữ mà trong con mắt của kẻ si tình”. Hình tượng Huấn Cao đã len lỏi vào tâm hồn đa tình của Nguyễn Tuân tạo một cuộc “hẹn hò” giữa những cái đẹp.

Huấn Cao trở nên rõ nét hơn với cách đưa bút tài hoa của Nguyễn Tuân khi xuất hiện nhân vật viên quản ngục. Trên bình diện xã hội, thì ông quản với ông Huấn đối lập nhau, giữa một người coi tù và một tử tù. Ngạc nhiên thay, trên bình diện nghệ thuật, ta lại dành tặng họ hai từ “tri kỉ”. Viên quản ngục cũng yêu cái đẹp, và đắm say trước những nét chữ vuông, có hồn, có thần của Huấn Cao. Nếu được Huấn Cao cho chữ thì ông coi như là có một báu vật trên đời. Ban đầu thì Huấn Cao không hiểu được tấm lòng của quản ngục hàng ngày mang rượu thịt đến biệt đãi. Và cuối cùng, nhờ thầy thơ lại làm cầu nối mà Huấn Cao đã hiểu ra, cảm kích trước một tấm lòng liên tài. Cảnh cho chữ chưa nay xưa từng có đã diễn ra vô cùng độc đáo. Trước hôm đi vào kinh thụ án chém mà Huấn Cao đã ban cái đẹp cho đời. Nó xảy ra trong ngục tù lạnh lẽo “ buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Đối lập với tối tăm của chốn tù lao có sự xuất hiện ngọn lửa như muốn thiêu đốt đi cái màn che phủ của bóng tối đó là ánh sáng của những bó đuốc tẩm dầu. Bình thường, người ta chỉ biết đến nhà tù với những tiếng thét chói tai của bọn cai tù, những tiếng roi quần quật của họ như cứa vào tâm can con người. Nó giam cầm kìm hãm, bao lấy thể xác lẫn tâm hồn, giữ chân lấy những linh hồn muốn tự do bay nhảy. Nhưng hôm ấy, cái đẹp đã nảy sinh và ra đời. Ông Huấn Cao mặc dù “ cổ đeo gông, chân vướng xiềng” bị giam cầm về thể xác, trái lại tâm hồn ông lại tự do để “ dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh”. Còn viên quản ngục và thầy thơ lại, người thì “ khúm núm”, người thì “run run” . Những con người này đang có sự tráo đổi về vị thế, thay vào đó là một vĩ nhân ban tặng cái đẹp và một người đưa tấm lòng thơm thảo ra để nhận lấy cái đẹp. Chốn tù lao đã trở nên trong hơn khi có sự tỏa sáng của cái đẹp, nó che lấp, bao phủ hết khiến người ta tựa như đó là chốn thư phòng trang nhã. Những thanh sắt của khe cửa sổ, hàng rào như muốn bứt tung ra bởi sự phóng thích của cái đẹp, của những “ đứa con” bất diệt. Độc giả như được nhấc bổng lên không trung với trời đất, không trọng lượng cứ thế mà bay lên. Thoát khỏi cõi trần gian nguyên sơ để đến hòa với cái đẹp, say sưa đến mức không thể dứt ra khỏi. Tất cả như được Nguyễn Tuân tạo dựng một thức phim và giờ đây độc giả bật lại cho chậm từ từ, để cùng chiêm ngưỡng. Lòng người từ đó mà trở nên thao thức, rạo rực tựa “đứa con” ấy đang nằm trong bụng và sự trực trào bột phát khi ta có nhu cầu. Qua đó đã thể hiện của quan niệm của Nguyễn Tuân “ Cái đẹp luôn chiến thắng cái xấu xa, tàn ác”. Người ta cho rằng, trước cách mạng, Nguyễn Tuân chỉ theo quan niệm “Nghệ thuật vị nghệ thuật”, nó là thiếu chính xác, vì ta còn thấy trong tác phẩm này có sự tỏa sáng của thiên lương. Vậy là, văn chương luôn hướng tới chân-thiện-mỹ là ở đây. Ông Huấn đã khuyên quản ngục “ Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời người”. Bản thân viên quản ngục luôn tôn sùng và đi tìm cái đẹp, nhưng do bóng tối của chốn ngục tù đã gạt cái nét đẹp đáng quý này sang bên lề. Và hôm ấy, “nét chữ” kia đã vô tình kéo nó trở về phần đường của mình. Ngấm những đạo lí ông Huấn truyền thì viên quản ngục có lẽ sẽ lại đưa ra những quyết định đúng đắn cho cuộc đời của mình. Biết đâu, sau dấu chấm cuối truyện thì ông quản sẽ từ bỏ chốn ngục tù để về với quê nhà, tận hưởng cái thú chơi chữ, để ngắm nhìn nó mỗi ngày. Những dòng chữ vuông tương tắn ấy, chính là cầu nối bắc ngang giữa hai tâm hồn đồng điệu hướng tới cái đẹp. Nó đã phá tan trong suy tưởng của ông quản sự tối tăm vây bủa, tỏa ra thứ ánh sáng đầy sinh khí cho cuộc đời của một con người lầm bước. Huấn Cao sau đêm hôm đó, sẽ phải chịu án chém thế nhưng trong mắt của mọi người thì ông mãi còn trên cõi đời này. Bởi ông là hiện thân cho cái đẹp, sản sinh ra nó trên đời. Với bàn tay viết thư pháp, mà ông đã kéo được một con người bị tha hóa trở với với cuộc sống thực ý nghĩa, là những “thanh âm trong trẻo”. Ông đã gieo rắc những hạt giống yêu thương đến mọi mảnh đời để làm trong hơn cái vốn dĩ trong hoặc cái đang bị vấy đục. Tựa như một người nghệ sĩ chân chính, Huấn Cao đã dẫn dắt mọi người đến với cái đích của nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ.

Cảnh tượng cho chữ trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là một bản hòa ca với những nốt cao ngân vang trong lòng bạn đọc về cái đẹp, sự tỏa sáng mãnh liệt của thiên lương. Bằng ngôn ngữ giàu tính tạo hình, truyền cảm, cùng với thủ pháp đối lập tương phản tạo dựng nên một không khí cổ kính, trang nhã. Kết hợp cùng với cách tạo dựng tình huống truyện độc đáo và nghệ thuật dựng cảnh khắc họa tính cách nhân vật. Tất cả đã tạo nên một thiên truyện độc đáo và đặc sắc “Chữ người tử tù”.

Cảnh cho chữ là một cảnh tượng độc đáo trong tác phẩm "Chữ người tử tù". Chính cảnh ấy đã nói lên được cái thiện, cái tốt luôn chiến thắng cái xấu, cái ác. Có thể nói rằng, đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, một không hai. " Cảnh cho chữ" đã góp phần tạo cho toàn tác phẩm một sức lôi cuốn mạnh mẽ và chứa đựng nhiều tư tưởng mà ông Nguyễn muốn gửi gắm tới độc giả.

“Chữ người tử tù” sẽ còn để lại những dư âm sâu lắng trong lòng bạn đọc. Và sau khi gấp trang sách lại, tâm hồn tựa như được tưới mát bởi một thứ nước suối thần kì mà trở lên trong hơn. Tôi đang lắng nghe “những thanh âm trong trẻo” trong một bản nhạc mà mê đắm. Tôi lặng lẽ nhìn những bông hoa nhỏ đang nở rộ mà thất thần…

Tác giả: Nguyễn Kim Ngân
Bản quyền bài viết thuộc về Văn học trẻ
Thêm
1K
0
1

Phong Cầm

Thạc sĩ lang thang ^^
17/5/21
890
911
363,000
33
Nam Định
forum.vanhoctre.com
Xu
7,469,529

Cảm nhận về cảnh cho chữ hay nhất​

Trong tác phẩm “Theo giòng”, nhà văn Thạch Lam có viết: “Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo của sự vật...
 

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
  2. hưnga @ hưnga:
    cho em hỏi xu có những tác dụng gì ạ
Top