Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Các nhận định về Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu thường xuất hiện trong đề nghị luận về tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương. Tham khảo 3 nhận định thường đi kèm với bài thơ này để có cách dẫn bài khiến bài viết sinh động thú vị hơn, làm quen với đề nghị luận.​
Nhận  định về Lưu biệt khi xuất dương.png

Nhận định về Lưu biệt khi xuất dương​

1. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nhận định "Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời". Văn học vì lẽ đó vẫn luôn song hành với mỗi bước đi của lịch sử. Văn học Việt Nam đã ghi nhận rất nhiều cây bút cùng những tác phẩm nổi bật trong thời đại văn học. "Xuất dương lưu biệt" với tinh thần nhiệt huyết, quyết tâm đi tìm con đường cứu nước của Phan Bội Châu cũng được đánh giá là một tác phẩm như thế.​

Đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp xâm lược nước ta, gây ra bao cảnh lầm than cơ cực cho dân tộc, cho nhân dân. Nhiều phong trào yêu nước đồng loạt nổ ra nhưng thất bại, báo hiệu việc đi theo con đường phong kiến đã không còn phù hợp. Trước tình trạng bế tắc con đường cứu nước, Phan Bội Châu đã đứng lên thành lập Duy tân hội, phát động phong trào Cách mạng mới mang tên "Đông du". Năm 1905, Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật Bản, bắt đầu tìm kiếm con đường cứu nước của mình. "Xuất dương lưu biệt" được sáng tác vào thời điểm trước khi ông khởi hành, gửi gắm ý chí quyết tâm, sự hăm hở và tinh thần yêu nước sâu sắc của ông.

Ngay từ hai câu thơ mở đầu, Phan Bội Châu đã bộc lộ hoài bão và chí khí của mình:

"Sinh vi nam tử yếu hi kì
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di"

(Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời)

Hai câu thơ với nhịp điệu dứt khoát đã nói lên suy nghĩ của Phan Bội Châu về 3 chữ quyết định trong cuộc đời đấng nam tử - "chí làm trai". Ông cho rằng, nam tử phải làm được chuyện lạ ở trên đời, có khát vọng và làm chủ thế sự. Họ là những người chủ động trước mọi thăng trầm của thời đại, không chấp nhận cuộc đời mà trời đất tự xoay vần, sắp đặt. Đây là tư tưởng vô cùng táo bạo. Để rồi khi soi chiếu vào hoàn cảnh lúc bấy giờ, chúng ta có thể nhận ra lời mà tác giả đang tự nói với mình, nói với những người nam nhi thời ấy. Đất nước đang rơi vào tình cảnh hiểm nguy, nam nhi phải đứng lên lập lại thời thế, xoay chuyển thực tại, đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại chủ quyền cho đất nước, khẳng định vị trí của chính mình:

"Ư bách niên trung tu hữu ngã
Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy"

(Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thuở há không ai?)

Lấy trăm năm (bách niên) hữu hạn đặt cạnh muôn thuở (khởi thiên) vô hạn, phủ định để khẳng định, Phan Bội Châu một lần nữa nhấn mạnh tiêu chí của đấng nam tử. Không chỉ chủ động trước thời cuộc, không chỉ làm những việc lạ, người nam tử còn mong muốn hoàn thành những chuyện lớn lao, vượt lên cả giới hạn của chính mình, gánh trên vai không chỉ việc mình mà còn cả việc đời. Câu hỏi "Trong khoảng trăm năm cần có tớ/ Sau này muôn thuở há không ai?" chính là lời khẳng định của tác giả về cái "tôi" cá nhân. Không rụt rè, không ẩn hiện, ý thức về cái "tôi" đến đây được thể hiện vô cùng rõ ràng. Tự nhận thấy vai trò và sứ mệnh của mình đối với thời thế và khát vọng công danh thôi thúc, nhân vật trữ tình đã can đảm đứng ra giữa cuộc đời.

Không những thế, Phan Bội Châu còn nhìn thấy cả sự lỗi thời, lạc hậu của quan điểm Nho gia:

"Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si"

(Non sông đã chết sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài)

Người nam tử đã ý thức được thực tại rằng non sông đã mất chủ quyền, đất nước bị giặc ngày đêm giày xéo. Bấy nhiêu năm theo học "thánh hiền" không giữ được non sông, học cũng hoài phí, sống thêm nhục nhã, vô nghĩa. Man mác nỗi xót xa, nhưng hai câu thơ đã đưa ra nhận định đúng đắn về thời thế, về thực trạng nước nhà dứt khoát, sáng suốt. Phan Bội Châu đã tỉnh táo nhận ra Nho học không còn phù hợp với thời điểm hiện tại, cần tiếp thu những tư tưởng và con đường mới, phù hợp hơn, phục vụ cho sự nghiệp cứu nước.

Hoài bão lớn lao đã bùng cháy lên trong suy nghĩ của người nam tử yêu nước, ông xuất phát ra đi tìm đường cứu nước với tư thế hiên ngang và tràn đầy hi vọng:

"Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi."

(Muốn vượt biển Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi)

"Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi" là hình ảnh biểu tượng cho ý chí, khát vọng của người chí sĩ cách mạng. Hai câu thơ với những hình ảnh trừu tượng kì vĩ và lớn lao đã thể hiện khát khao, mong muốn và khí thế của người chí sĩ yêu nước, nguyện vượt cả Biển Đông, vượt mọi giới hạn để hoàn thành chí lớn, hoàn thành sự nghiệp vĩ đại.

Khép lại bài thơ, có thể đánh giá "Xuất dương lưu biệt" là một khúc ca khởi hành mang âm hưởng lạc quan và tràn đầy hi vọng. Bài thơ vừa thể hiện tư thế hiên ngang, quyết tâm của Phan Bội Châu trong buổi đầu xuất dương đi cứu nước, vừa có giá trị thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ thanh niên thời bấy giờ. Chính bởi những giá trị đó, "Xuất dương lưu biệt" xứng đáng là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nền văn học với giá trị sâu sắc, xứng đáng được thế hệ mai sau lưu giữ đến ngàn đời.

2. Nhận xét về xuất dương lưu biệt của Phan bội châu có ý kiến cho rằng bài thơ thể hiện lí tưởng yêu nước cao cả nhiệt huyết khát vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ Cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước qua tác phẩm. Hãy làm rõ nhận định trên.​


Bài viết tham khảo:
Phan Bội Châu là một trong những nhà nho yêu nước của dân tộc Việt Nam ta. Với khao khát tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc, ông đã quyết định sanh Nhật để thành lập " Hội Duy Tân" và đưa một số thanh niên yêu nước sang đó để học tập về cách làm cách mạng .Bài thơ “Xuất dương lưu biệt” ông làm tặng các đồng chí trong buổi đầu lên đường đã thể hiện rõ khát vọng giải cứu non sông và quả quyết khẳng định đã là phận nam nhi thì phải có chí hướng, có khát vọng lập công để lưu lại tiếng thơm muôn đời. Nhận xét về tác phẩm của ông, có ý kiến cho rằng : " Bài tho thể hiện lí tưởng yêu nước cao cả nhiệt huyết khát vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ Cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước "

Phan Bội Châu vốn được biết đến là một chí sĩ yêu nước, là một người lãnh đạo nhiều phong trào yêu nước. Tuy con đường mà Phan Bội Châu đang đi gặp nhiều chông gai và đến cuối cùng ông phải chịu thất bại nhưng ông vẫn là tấm gương sáng của thế hệ mai sau. Không chỉ là một người chí sĩ, Phan Bội Châu còn là một người nghệ sĩ với nhiều tác phẩm hay. Năm 1905, Hội Duy Tân của có chủ trương phong trào Đông Du, và đưa thanh niên ưu tú sang Nhật. Việc này vừa nhằm mục đích chuẩn bị lực lượng nòng cốt cho cách mạng, vừa nhằm mục đích tranh thủ sự giúp đỡ của các thế lực bên ngoài. Ngày trước khi lên đường, Phan Bội Châu đã làm bài thơ Lưu biệt khi xuất dương để bày tỏ quan điểm và cảm xúc của mình đối với những người đồng chí, đồng đội.

Trong bài thơ Xuất dương khi lưu biệt, Phan Bội Châu đã sử dụng ngôn ngữ thơ giàu sức lay động. Người chí sĩ cách mạng hiện lên trong thơ mang một vẻ đẹp vừa lãng mạn, vừa hào hùng. Trong buổi ra đi tìm đường cứu nước, những tư tưởng mới mẻ, táo bạo của nhà chí sĩ cách mạng được thể hiện một cách cháy bỏng. Mở đầu bài thơ, Phan Bội Châu đã khẳng định chí làm trai ở trong trời đất:

Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời

Trước đây, Nguyễn Công Trứ cũng đã từng nói về chí làm trai rằng đã làm trai ở trong trời đất thì phải có danh gì với núi sông. Giờ đây, Phan Bội Châu cũng nói về chí làm trai nhưng viết theo một cách khác mới mẻ hơn. Đó chính là làm trai thì phải làm nên được điều lạ ở trên đời. Điều lạ ở đây có thể hiểu là đứng lên chống lại kẻ thù. Làm trai thì phải chủ động chứ không nên bị động để số phận cuộc đời mình cho trời đất xoay chuyển. Đó là một lời thuyết phục thế hệ trẻ phải biết táo bạo và quyết liệt hơn nữa. Chí làm trai của Phan Bội Châu đã vượt qua cái mộng công danh xưa nay là gắn với tam cương, ngũ thường của Nho giáo. Chí làm trai của Phan Bội Châu vươn tới lí tưởng xã hội rộng lớn và cao cả.

Một phần cảm hứng ấy có lẽ cũng xuất phát từ lý tưởng trí quân, trạch dân của nhà Nho thuở trước nhưng vì mang tính chất cách mạng nên tư tưởng trở nên tiến bộ hơn. Đúng như tự nhiên, con tạo xoay vần là lẽ tự nhiên nhưng Phan Bội Châu không chấp nhận điều đó. Ông muốn xoay chuyển cả càn khôn chứ không để nó tự chuyển vần. Điều này đồng nghĩa với việc Phan Bội Châu không chấp nhận khuất phục số phận hay hoàn cảnh.

Sang đến hai câu thực, nhà thơ ý thức rõ về trách nhiệm của mình trước lịch sử, trước vận mệnh của đất nước:

Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thuở há không ai

Không chỉ đơn giản là xác nhận sự có mặt của nhân vật trữ tình ở trên đời mà câu thơ thứ ba còn hàm chứa một tâm niệm đó là sự hiện diện của tác giả trên đời không phải điều ngẫu nhiên. Chính từ ý thức đó, nhà thơ tự thấy bản thân cần phải làm những điều có ích bởi vì sau này, chắc cũng sẽ có người nối tiếp con đường mà mình đã đi.

Cái chí làm trai không chỉ là cái lý tưởng suy nghĩ ở trong lòng tác giả mà nó được tác giả đặt vào trong hoàn cảnh thực tế của lịch sử:

Non sông đã chết sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài

Ở mỗi thời, có lẽ chí làm trai mỗi khác. Nếu như ở thời bình, chí làm trai là thi đỗ, làm quan thì thời chiến, sự nghiệp học hành, theo đuổi hiền thánh không còn đúng nữa. Nếu đất nước lâm nguy, rơi vào tay giặc thì việc học hành nào có ích gì. Non sông mà không còn thì sống chỉ thêm nhục. Đó là lý tưởng của con người thời đại. Đối với Phan Bội Châu, việc bây giờ là phải đánh đuổi được giặc thù. Hai câu thơ cuối đã thể hiện được khát vọng muốn vươn ra biển lớn của nhà thơ:

Muốn vượt biển Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi

Hình ảnh trong hai câu thơ mang tầm vũ trụ, nó khiến cho ý chí của tác giả trở nên lớn lao hơn, kì vĩ hơn. Tất cả mọi thứ cứ như hòa nhập lại và cùng nhau thăng hoa.

Có thể nói ý kiến bàn về tác phẩm của Phan Bội Châu vô cùng chính xác . Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương đã có sức lay động lòng người, khích lệ tinh thần tướng sĩ lúc bấy giờ. Đây xứng đáng là một kiệt tác mà không chỉ thế hệ trước, cả thế hệ chúng ta, thế hệ sau này cũng đều rút ra được bài học cho riêng mình.

3. Nhận định về sự nghiệp và văn chương của Phan Bội Châu, một nhà phê bình văn học có viết: “Con người viết văn, con người làm thơ trong Phan Bội Châu nhất trí với con người chính trị. Ngòi bút Phan Bội Châu sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, lí tưởng anh hùng”. Hãy giải thích và chứng minh nhận định trên.​

Có thể nói Phan Bội Châu là linh hồn của các phong trào vận động cách mạng chống thực dân Pháp. Cuộc đời Phan Bội Châu hoàn toàn hi sinh cho công cuộc đâu tranh giải phóng dân tộc vào những thập niên đầu thế kỉ XX. Thơ văn ông là vũ khí tuyên truyền, vận động cách mạng sắc bén, là những lời tâm huyết chứa chan lòng yêu nước.

Nhận định về sự nghiệp và văn chương của Phan Bội Châu, một nhà phê bình văn học có viêt: Con người viết văn, con người làm thơ trong Phan Bội Châu nhất trí vơi con người chính trị. Ngòi bút Phan Bội Châu sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, lí tưởng anh hùng .

Ta hãy giải thích và chứng minh nhận định trên.

Trước hết, “con người viết văn, con người làm thơ trong Phan Bội Châu nhất trí với con người chính trị”.

Phan Bội Châu là nhà yêu nước, đó là điều khẳng định của lịch sử, như lời Đặng Thai Mai: “...Trong trí nhớ, trung ấn tượng, trong phán đoán của công chúng nước ta, Phan Bội Châu là một nhà chí sĩ yêu nước, một bậc tiền bối cách mạng hăng hái kiên quyết, dù thể hiện được một cách hùng hồn, rực rỡ tinh thần bất khuất cứu dân tộc trong thời kì hai mươi lăm năm đầu thế kỉ.

Thật vậy, suốt mấy mươi năm dài, ông bôn ba vận động cách mạng từ trong nước đến nước ngoài, hoạt động ở Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan cho đến khi bị giam lõng ở Huế. Ông đã tổ chức nhiều phong trào yêu nước như Duy Tân hội, Việt Nam Quang phục hội... Từ một trí thức phong kiến vêu nước, Phan Bội Châu trở nhà thành cách mạng dân chủ tư sản.

Không chỉ là một lãnh tụ cách mạng, Phan Bội Châu còn là một nhà thơ yêu nước. Sáng tác cua ông là đỉnh cao của thơ ca yêu nước cách mạng vào đầu thế kỉ này với hàng trăm bài thơ văn, hàng chục quyển sách thuộc nhiều thể loại văn chương.
Từ trước, ông đã phê phán quan niệm dùng văn chương để lập thân như lời thơ của Viên Mai:

Mỗi phận bất vong duy trúc bạch
Lập thân tối hạ thị văn chương.
(Mỗi bữa không quên ghi sử sách
Lập thân hèn nhất ấy văn chương).

(Tùng viên thi thoại)

Ông chỉ xem văn chương như là một trong những phương tiện đánh giặc, văn chương để bút chiến. Khi thực dân Pháp chiếm Bắc Kì, phan Bội Châu viết hịch Bình Tây thu Bắc. Sau đó viết Lưu cầu huyết lệ tân thư như một mối dây liên kết tác giả với những sĩ phu yêu nước. Lúc ở nước ngoài, Phan Bội Châu sáng tác nhiều hơn, bất lực của ông mạnh hơn: Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Trùng Quang tâm sử, và viết Ngục trung thư khi bị giam ở Quảng Châu.

Với nội dung yêu nước thương dân sâu sắc, theo quan niệm dùng văn chương phục vụ chính trị, thơ văn của Phan Bội Châu có một điểm nhất quán giữa nhiệt tình yêu nước và quyêt tâm làm cách mạng. Tư tưởng ấy được tác giả đưa vào văn học một cách tự giác. Nói cách khác “con người viết văn và con người làm thơ trong Phan Bội Châu nhất trí với con người chính trị”.

Cho nên, như một hệ quả tất yếu, “ngòi bút Phan Bội Châu sáng ngời chủ nghĩa yêu nước”.

Vận mệnh của Phan Bội Châu như đã gắn chặt với vận mệnh của dân tộc: “Tôi sinh ra lúc Nam Kì bị mất đã 6 năm rồi (...). Năm tôi 19 tuổi (...), quân Pháp chiếm kinh thành Thuận Hóa...”. Phan Bội Châu đã xúc động thống thiết trước những tấm gương anh hùng nghĩa sĩ hi sinh chống Pháp: “Ông Trương Định vì Nam Kì mà tuẫn tiết, ông Nguyễn Tri Phương vì Hà Nội mà tuẫn tiết, chuyện đó tôi thường bùn đến, lại nắm tay đâm ngực xâu hổ phải lùi sau hai ông”...(Ngục trung thư).

Phan Bội Châu căm thù bọn thực dân đã bóc lột nhân dân ta tận xương tủy:

Trăm thứ thuê, thuế gì cũng ngặt,
Rút chặt dần như thắt chỉ xe

(Hải ngoại huyết thư)

Và xót xa tủi nhục cho kiếp nô lệ của nhân dân ta:

Nó nuôi mình nhu trâu như chó,
Nó coi mình như cỏ nhu rơm.

(Hải ngoại huyết thư)

Ông đả kích bọn vua chúa chỉ lo hưởng thụ:

Cơm ngự thiện bữa nghìn quan,
Ngoài ra dân đói, dân tàn mặc dân.


Để rồi chỉ biết đầu hàng giặc xâm lược:

Khi giặc đến, người trong phản trước,
Đem của dân vạch chước hòa thân.


Thư văn ông còn tố cáo bọn quan lại sâu mọt:

Ngày mong mỏi vài con ấm tử,
Tối vui chơi mấy đứa hầu non,
Trang hoàng gác tía lầu sun.
Đã hao mạch nước lại mòn xương dân.

( Hải ngoại huyết thư)

Phan Bội Châu còn bày tỏ lòng yêu nước một cách sâu xa. Ông đã ý thức rõ trách nhiệm cứu nước:

Nước non Hồng Lạc còn đây mãi,
Mặt mũi anh hùng há chịu ri

(Chơi xuân)

Do đó, ông ôm ấp hoãi bão giải phóng đất nước:

Đạp toang hai cánh càn khôn,
Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà!

(Chơi xuân)

Với quan niệm yêu nước mang nội dung dân chủ, tiến bộ: “Dân là nước, nước là dân”. Không chỉ nêu trách nhiệm cứu nước, Phan Bội Châu còn lao vào cuộc đấu tranh chống Pháp không chút do dự: “...bọn tôi dà hiến thân thờ nước, đầu lâu tính mệnh có thể hi sinh được hết, thì con đường họa phúc lợi hại sao trù trừ mà tránh được nữa chăng?” (Ngục trung thư).

Đấu tranh bằng một hào khí ngất trời:

Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

(Lưu biệt khi xuất dương)

Khi bị bắt giam, nghĩ mình không thoát khỏi cái chết, ông vẫn tỏ rõ khí phách hào hùng của một người chiến sĩ yêu nước:

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

(Cảm tác trong ngục Quảng Đông)

Ngòi bút Phan Bội Châu còn “sáng ngời lí tưởng anh hùng”. Bên cạnh những câu thơ trung “huyết thư” thỏ hiện nồi đau lòng trước canh vong quốc, ông còn cho rằng cần nhiều bậc anh hùng đảm nhận trách nhiệm yêu nước. Cho nên ông tập trung thể hiện nhân vật anh hùng trong thơ văn. Các tác phẩm Việt Nam nghĩa liệt sĩ, Việt Nam vong quốc sử, Phan Bội Châu niên biểu đã khắc họa những bậc anh hùng hi sinh trong các phong trào chống Pháp. Bên cạnh các anh hùng tên tuổi, còn có những hào kiệt vô danh xuất thân từ quần chúng lao động. Trùng Quang tâm sử miêu tả những anh hùng xuất thân từ tầng lớp nghèo khổ như các nhân vật anh Xí, ông Võ, anh Phấn ... Đặc biệt, vai trò của người phụ nữ trong sự nghiệp cứu nước rất được coi trọng: nhân vật cô Chí trong Trùng Quang tâm sử là một nữ anh hùng tài trí, có tâm cơ, nhất là có lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.

Phan Bội Châu còn bày tỏ quan điểm của mình về vai trò của cá nhân và quần chúng. “Lê Lợi là một vị anh hùng nổi tiếng lừng lẫy hơn đời đấy thôi. Nếu không co ức triệu anh hùng đó vô danh khúc lôi kéo để thúc đẩy, để giúp đỡ cho thì vị anh hùng cũng không thể thành công được”. (Trùng Quang tâm sử).

Quan niệm về lí tưởng anh hùng này tuy chưa toàn diện như chủ nghĩa anh hùng cách mạng của giai cấp vô sản nhưng vẫn mang yếu tố tích cực. Đây cũng là một mặt của chủ nghĩa yêu nước trong thơ văn Phan Bội Châu.

Tóm lại, Phan Bội Châu là một nhà cách mạng lớn, đồng thời cũng là một nhà văn lớn, vì trước hết ông có lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm cứu nước không gì lay chuyển nổi. Ông đã bôn ba đi tìm con đường giải phóng dân tộc và cống hiên đời mình cho công cuộc cứu nước, đồng thời để lại nhiều tác phẩm yêu nước có giá trị sâu sắc về tư tưởng và nghệ thuật. Cuộc đời và thơ văn Phan Bội Châu đã chứng minh rằng muốn phục vụ cách mạng bằng văn học nghệ thuật thì trước hết phải có lòng yêu nước tha thiết và có lí tưởng vì dân vì nước. Quả thật “Con người viết văn, con người làm thơ trong Phan Bội Châu nhất trí với con người chính trị. Ngòi bút Phan Bội Châu sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, lí tưởng anh hùng”.

Nguồn: Baikiemtra


Xem thêm các bài viết về chủ đề Lưu biệt khi xuất dương: TẠI ĐÂY
Thêm
Nhận định về Lưu biệt khi xuất dương
1K
0
0

Bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương" của Phan Bội Châu là tiếng nói tự hào của một nhà yêu nước, thương dân, của đấng nam nhi thực thụ, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bài thơ đã khắc họa tâm thế, khát khao ra đi tìm đường cứu nước của một nhà cách mạng đầu thế kỉ XX và một hình ảnh Phan Bội Châu mang vẻ đẹp tràn đầy khí thế của thời đại. Đồng thời cũng truyền cảm hứng yêu nước và lí tưởng anh hùng của cụ Phan Bội Châu đến các thế hệ con cháu mai này. Cùng tới với bài viết Cảm nhận Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu để hiểu rõ hơn bài thơ cũng như tấm lòng người chí sĩ yêu nước ấy.

Cảm nhận Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu.png

Cảm nhận về bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu​


Phan Bội Châu vị lãnh tụ của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Mặc dù mang trong mình tâm huyết lớn lao song sự nghiệp của ông lại không thành, nhưng lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng của ông vẫn lưu mãi muôn đời. Ông dùng thơ văn của mình như một thứ vũ khí đắc lực để cổ vũ, tuyên truyền cách mạng. Xuất dương lưu biệt là một trong những bài thơ như vậy.

Thực dân Pháp xâm lược nước ta, đã có nhiều phong trào nổ ra, trong đó nổi bật nhất là phong trào Cần Vương nhưng cuối cùng vẫn bị dập tắt, nó là sự báo hiệu cho việc cứu nước theo con đường phong kiến đã không còn thích hợp. Trước thực trạng chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn, phong trào cách mạng mới của Phan Bội Châu đã mở một hi vọng mới, ông cùng những người cùng chí hướng đã lập ra Duy tân hội. Đầu năm 1905, Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật, mở đầu cho phong trào Đông Du. Tác phẩm Xuất dương lưu biệt được viết trước khi ông lên đường. Tác phẩm thể hiện lòng yêu nước sâu lặng của tác giả.

Hoài bão cuộc đời, chí khí làm trai của Phan Bội Châu được bộc lộ trực tiếp ngay trong câu thơ đầu tiên của tác phẩm:

Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời.

Câu thơ bắt đầu bắt motip rất phổ biến trong văn học trung đại đó là “làm trai” tức để nói về nghĩa vụ, trách nhiệm của một nam nhi đối với cuộc đời, đối với đất nước. Đây là quan niệm nhập thế tích cực của Nho giáo. Câu thơ gợi cho ta nhớ đến rất nhiều bài thơ nói chí phổ biến trong văn học trung đại như:

“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”
(Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão)

“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi song”
(Nguyễn Công Trứ)

Đến đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu tiếp tục nhắc lại quan niệm về chí làm trai, nhưng trong cách thể hiện của ông mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Làm trai là “phải lạ” tức là phải biết sống một cách phi thường, hiển hách, dám xoay vần, chuyển đất, không thể là một kẻ sống cuộc đời tầm thường, tẻ nhạt, buông xuôi theo thời thế, để con tạo tự xoay vần cuộc đời mình. Bởi vậy mà:

Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thuở há không ai?

Trong khoảng trăm năm là cả một đời người với biết bao biến cố có thể xảy ra, Phan Bội Châu tự tin khẳng định: “cần có tớ” cái tôi cái nhân xuất hiện thật ngạo nghễ, thật chủ động. Cần có ông không phải để được vui chơi, hưởng lạc mà là để cống hiến tận lực, tận tâm cho đời, để tiếng thơm còn lưu danh muôn thuở. Trong thời cuộc lúc bấy giờ đầy rối ren, thử hỏi mấy ai có thể chủ động đứng ra nhận lấy trách nhiệm vừa cao cả, vừa nặng nề ấy cho bản thân. Câu thơ của ông càng khiến ta cảm phục hơn về nhân cách cao đẹp, lớn lao ấy.

Với bốn câu thơ đầu người đọc có thể thấy hình tượng người chí sĩ hiện lên là người có khát vọng làm những việc lớn lao, trọng đại. Đồng thời ông cũng đầy ý thức về cái tôi của bản thân nhưng không phải là cái tôi hưởng thụ mà là cái tôi công dân đầy trách nhiệm. Có ý thức cống hiến cho đời. Giữa thời buổi tối tăm đó ý thức làm trai, khát vọng xoay chuyển vũ trụ và hoài bão lớn lao của Phan Bội Chây có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Bốn câu thơ cuối thể hiện chí làm trai trong hoàn cảnh thực tế:

Non sông đã chết sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài
Muốn vượt biển đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Câu thơ là nỗi đau đớn, xót xa quặn thắt của nhân vật trữ tình trước thực tế nước nhà đã bị mất chủ quyền, nhân dân phải sống trong vòng nô lệ. Phan Bội Châu cũng ý thức rõ về sự hết thời của Nho học, sách vở thánh hiền không còn có ý nghĩa gì cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Ông vốn xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, vậy nhưng ông không hề bao biện mà thấy rõ sự bất lực, vô ích của lối học cũ, mang trong mình quyết tâm tìm ra con đường mới để giải phóng đất nước. Đây là một ý tưởng hết sức mạnh mẽ, táo bạo. Sự táo bạo đó bắt nguồn từ nhiệt huyết nồng cháy, lòng yêu nước nồng nàn, muốn nhanh chóng thực hiện sự nghiệp cứu nước. Đồng thời cũng do ông chịu ảnh hưởng từ những cuốn “tân thư” được truyền bá bí mật vào nước ta lúc bấy giờ. Chính những yếu tố đó đã thôi thúc ông tìm một hướng đi mới, con đường mới để cứu nước, cứu dân.

Với giọng điệu tràn đậy nhiệt huyết và cảm xúc, bài thơ đã khắc họa một cách chân thực và đầy đủ khí phách ngang tàng, táo bạo quyết liệt của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Đồng thời tác phẩm này cũng cho người đọc thấy nét tính cách nổi bật trong con người ông đó là cá tính mạnh mẽ, ưa hành động, lòng yêu nước nồng nàn, sâu đậm.

Xem thêm các bài viết liên quan:
TOP 5 BÀI PHÂN TÍCH Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu HAY NHẤT

Tìm hiểu tác giả Phan Bội Châu và tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương
Thêm
Cảm nhận Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu
665
0
3

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Nên bổ sung luận điểm đánh giá nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Lưu biệt khi xuất dương. Luận điểm này được viết trước khi kết bài.
 
Lưu biệt khi xuất dương ra đời ở hoàn cảnh chính trị đất nước đen tối, các cuộc đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp hầu như tan rã, nhân dân khổ cực lầm than do chế độ thống trị của thực dân Pháp. Lúc này, Phan Bội Châu đã quyết định lên đường sang Nhật Bản để tìm ra con đường giải phóng dân tộc. Ông được nhắc đến là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có ý thức dùng văn chương để tuyên truyền cách mạng. Ông cũng chính là người khơi dòng cho văn chương trữ tình chính trị. "Lưu biệt khi xuất dương" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông. Cùng tới với bài Phân tích Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu để hiểu hơn về quan niệm làm trai của ông.
Phân tích Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu.png

DÀN Ý PHÂN TÍCH LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG​

1. Mở bài​

– Phan Bội Châu (1867-1940) quê ở Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1900 đỗ Giải nguyên. Ông sáng lập ra Hội Duy Tân (1904). Năm 1905, bí mật sang Nhật, dấy lên phong trào Đông Du, tổ chức Việt Nam Quang phụ hội. Năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt cóc tại Thượng Hải, đưa về Hà Nội với cái án tử hình. Trước sức mạnh đấu tranh của nhân dân ta, chúng đưa ông về giam lỏng ở Huế.
– Là chiến sĩ yêu nước vĩ đại, là nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước ta trong thế kỉ 20 – Thơ văn Phan Bội Châu là thơ văn yêu nước và tuyên truyền cổ động cách mạng sôi sục đầy nhiệt huyết.
Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương được Phan Bội Châu viết năm 1905, trong lúc chia tay đồng chí, bạn bè, trước lúc bí mật sang Nhật, dấy lên phong trào Đông Du.
– Bài thơ khẳng định chí làm trai và quyết tâm xuất dương, là nên sự nghiệp lớn cứu nước cứu dân.

2. Thân bài​

2.1. Hai câu đề​

Kẻ nam nhi phải mong có điều lạ, nghĩa là không thể sống tầm thường mà phải làm nên sự nghiệp lớn. Lưu lại tiếng thơm muôn đời. Con người ấy sống chủ động, tích cực, có tinh thần làm chủ thiên nhiên, há để càn khôn tự chuyển dời?.

2.2. Hai câu thực​

Tác giả tự ý thức về cái Tôi (ngã: tôi, tờ). Rất tự hào về vai trò của mình trong cuộc đời (một trăm năm) và trong xã hội, lịch sử (ngàn năm sau).

Tác giả hỏi: Chẳng lẽ ngàn năm sau, lại không có ai (để lại tên tuổi) ư? Nhằm khẳng định một ý tường vĩ đại mà như người đồng hương của Phan Bội Châu trước đó nửa thế kỉ đã nhiều lần rồi:
Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phái có danh gì với núi sông.

(Nguyễn Công Trứ).

Quan niệm về công danh, về chí nam nhi của Phan Bội Châu mới mẻ, tiến bộ, hướng về Tổ quốc và nhân dân, như ông đã viết: Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ. Tất cả vì nước, vì dân chứ không phải vì nghĩa vua — tôi: “Dân là dân nước, nước là nước dân”.

2.3. Hai câu luận​

Nêu lên một quan niệm sống đẹp của kẻ sĩ trước thời cuộc và lịch sử dân tộc. Non sông đã chết, một cách nói rất hay, cảm động về nỗi đau thương của đất nước ta, nhân dân ta đang bị thực dân Pháp thông trị. Trong Hải ngoại huyết thư, tác giả viết: hồn nước bơ vơ. Kẻ nam nhi, kẻ sĩ lập công danh trước hết bằng con đường học hành và thi cử. Một ý thơ phủ định về cách học cũ kĩ lạc hậu là đọc sách thánh hiền (đạo nho)… cách học ấy rất lạc hậu, vô nghĩa, càng học càng ngu, càng u mê. Đây là hai câu có tư tưởng sâu sắc, tiến bộ nhất, cho thấy Phan Bội Châu là một chí sĩ tiên phong:

Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si.

2.4. Hai câu kết​

Hình tượng thơ kì vĩ lên một chí lớn mang tầm vũ trụ. Không phải gió nhẹ mà là trường phong. Không phái quanh quẩn chốn quan trường hoặc nơi trường thi chật hẹp, mà là di ra biển Đông với một sức mạnh phi thường, cùng bay lèn với ngàn lớp sóng bạc. Đây là những câu thơ đẹp nhất của Phan Bội Châu biểu lộ một bầu nhiệt huyết:

Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.

3. Kết luận​

Vẫn là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bằng chữ Hán. Giọng thơ trang nghiêm, đĩnh đạc hào hùng, mạnh mẽ, lôi cuốn.

Thể hiện một chí lớn phi thường: không cam tâm làm nô lệ, quyết đi tìm đường cứu nước. Không phải là khẩu khí mà sự thật lịch sử đã xác nhận Phan Bội Châu đã sống và hành động như thơ ông đã viết ra.

BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG HAY NHẤT​

“Con người viết văn, con người làm thơ trong Phan Bội Châu nhất trí với con người chính trị. Ngòi bút Phan Bội Châu sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, lí tưởng anh hùng”. Đó là lời nhận định của một nhà phê bình văn học khi nói về sự nghiệp văn học cũng như phong cách của nhà văn Phan Bội Châu. Những bài ca tuyên truyền sắc bén mang đậm lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng có thể xem là cảm hứng chủ đạo trong thơ của ông. Một trong số đó không thể không kể đến tác phẩm “Lưu biệt khi xuất dương” của ông.

Chúng ta có thể thấy Phan Bội Châu luôn được ca ngợi cũng như biết đến là một người con yêu nước, văn thơ của ông ngập tràn hơi hướng về quê hương, đất nước, một tâm hồn thi sĩ luôn hướng về những điều lớn lao, tốt đẹp cho đất nước. Ông hiểu sâu sắc và càng yêu thương nhân dân, đất nước để chuyển tải, đưa chúng vào trong lời văn thơ của mình sâu sắc vô cùng bởi Phan Bội Châu – một nhà lãnh đạo Cách Mạng với nhiều năm dài bôn ba, tổ chức nhiều phong trào yêu nước .

Phan Bội Châu được biết đến là một nhà Cách mạng lớn ở đầu thế kỉ XX. Khi ông lên đường sang Nhật Bản vào năm 1905 cũng là thời điểm ông sáng tác bài thơ lưu biệt khi xuất dương. Vốn dĩ xuất thân từ một người yêu nước, nhà Cách mạng do đó mà hơi hướng của một người chí sĩ cách mạng hùng hồn, rực lửa đứng lên tìm đường, bảo vệ nước nhà toát lên ở từng lời văn, câu từ. Ông đặt “chí làm trai” làm chủ đề, sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài thơ. Đối với chủ đề này không còn quá xa lạ nữa, người ta có thể thấy nó trong văn học dân gian như là: “Làm trai cho đáng nên trai/ Xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài yên”, hay trong văn học trung đại nó được Nguyễn Công Trứ thể hiện rõ nét trong bài “Chí làm trai”: “Chí làm trai Nam Bắc, Đông, Tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển”.

Tuy cùng một chất liệu để khai thác nhưng Chí làm trai trong Phan Bội Châu cũng vô cùng độc đáo, khác biệt theo một cách mới mẻ:

“Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời”


Hai câu thơ mở đầu vô cùng hào hùng, dõng dạc không gì lay chuyển được khi nói về chí làm trai. Đối với Phan Bội Châu làm trai là không tầm thường, phải “lạ ở trên đời”. điều này nghĩa là nam nhi sinh ra phải có chí, có lý tưởng sống, mục đích cao đẹp, dám nghĩ dám làm với mưu đồ hiển hách, thể hiện sức mạnh, chứng tỏ bản thân mình có ích cho đời cho người. Ở ông không có sự cam chịu, đứng yên một chỗ chấp nhận số phận mà phải tự mình xoay vần, tác động để thay đổi số phận, cuộc đời mình. Đó là người nam nhi biết vượt qua giới hạn bản thân, làm những điều phi thường, lớn lao mà hiếm ai làm được bởi đã là nam nhi thì phải làm những điều cho xứng đáng là một bậc nam nhi. Dù chỉ là “Một phút huy hoàng rồi chợt tắt? Còn hơn le lói suốt trăm năm” (Tố Hữu). Nam nhi với ông trong vũ trụ này là phải có khẩu khí mạnh mẽ, vẫy vùng ngang dọc, việc anh dũng, sống đẹp cho bản thân mình , hơn nữa ông muốn nhắc đến sự nghiệp của nước nhà, kiến thân lập nghiệp, phụng sự cho Tổ Quốc.

Nếu như hai câu đề nói rõ quan điểm của ông về nam nhi thì đến với hai câu thực thì cái tôi công dân rõ nét được phát họa:

“Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thuở há không ai”


Trong thời chiến thì mỗi công dân khi đã là người con của đất nước đều phải biết đứng lên bảo vệ, chống lại quân thù không phân biệt giai cấp, giới tính, tuổi tác: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” . Hai câu thơ này tác giả muốn khẳng định trách nhiệm, lý tưởng của bản thân ông đối với đất nước, hay đó là món nợ công danh cần phải đền đáp. “Trong khoảng trăm năm” vốn là một dấu mốc lịch sử dài, một đời người, ông như gợi nhắc về những biến cố của dân tộc, nỗi cơ cực lầm than mà nhân dân ta phải hứng chịu khi bao lần bọn giặc phương Tây luôn lăm le cướp nước, hại dân. Do đó mà “trăm năm cần có tớ” là một lời khẳng định hùng hồn, vững chắc về tầm quan trọng của bản thân đối với công cuộc bảo vệ, phục hưng nước nhà. Nói tới đây thì một người cũng cùng chung chí hướng, tư tưởng lớn với ông là Nguyễn Công Trứ có câu thơ: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự”. Do đó mà với quan niệm chí làm trai như đã được đề cập ở trên thì người nam nhi cần phải sống hết mình, sức dài vai rộng dựng xây quê hương để xứng đáng với cái danh nam nhi của mình. Khi đã khẳng định được tầm vóc, sứ mệnh của bản thân rồi thì tác giả tiếp tục dành một câu thơ như lời ngỏ ý, sự khích lệ cho lớp trẻ thanh niên hôm nay và mai sau tiếp nối sự nghiệp.

Đất nước lúc bấy giờ rơi vào tay giặc, nhân dân cơ cực từng tháng ngày, nhận thức hiện thực bấy giờ của đất nước mà hai câu luận ông viết:

“Non sông đã chết, sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”


Đứng trước hiện trạng của đất nước lúc bấy giờ ông không phủ nhận mà luôn nhìn nhận đúng, mọi hành động luôn song hành cùng nước nhà. Đất nước khi này đã mất chủ quyền, mọi công sức xây dựng của ông cha ta đổ sông đổ biển rơi vào tay giặc “non sông đã chết”, chính vì một lòng yêu nước sâu đậm, nồng nàn đó là điều khiến ông thấy “sống thêm nhục” . Phan Bội Châu từng là một nhà Nho giáo nhưng hơi hướng của ông vô cùng phóng khoáng, mới mẻ, ông dám vạch trần, nhìn thẳng vào sự tụt hậu của nền Nho học không thể đủ sức giúp nước nhà phục hưng, tác giả thể hiện nỗi đau khổ của chí sĩ yêu nước. Hai câu thơ này có thể nói lên một Phan Bội Châu đầy mới mẻ, lý tưởng cao đẹp, sống thật và hơn hết là một trái tim yêu dân yêu nước nồng nàn, nén nỗi đau cá nhân vì dân tộc, món nợ công danh của đời mình.

Để rồi khi nén nỗi đau vào lòng, ông đã mạnh dạn nêu lên khát vọng, ý chí mãnh liệt của mình vì đất nước ở hai câu cuối:

“Muốn vượt bể Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.”


Hai câu thơ thôi mà tác giả như vẽ lên một bức tranh kì vĩ, rộng lớn về biển Đông, mọi vạn vật đều lớn mạnh, trào dâng đó là những ngọn gió lớn, đợt sóng bạc. Sức mạnh, lòng yêu nước nồng nàn muốn ôm trùm thiên hạ chỉ qua những hình ảnh như thế cũng đủ để thấy rõ.

Bài thơ lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu là một áng văn đầy ý nghĩa, khát vọng cao đẹp của một nhà Cách Mạng tài ba. Cảm hứng yêu nước, vì dân là sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài thơ, nêu lên lý tưởng sống đẹp đẽ, cao cả của một người con dân tộc như Phan Bội Châu. Chủ nghĩa yêu nước sáng ngời qua ngòi bút sắc bén của ông, một phương tiện đắt giá để chiến đấu hết sức thuyết phục.

Nguồn: THPT Trịnh Hoài Đức

Xem thêm các bài viết liên quan tới chủ đề Phân tích Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu :
Tìm hiểu tác giả Phan Bội Châu và tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương

Tiểu sử, sự nghiệp và đặc điểm nội dung của thơ văn Phan Bội Châu
Thêm
Phân tích Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu
362
0
2
Lưu biệt khi xuất dương là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Phan Bội Châu, nó không chỉ đơn thuần là một bài thơ thể hiện lý tưởng cách mạng của chí sĩ yêu nước, mà còn đánh dấu mốc quan trọng mở đầu công cuộc tìm đường cứu nước theo chủ nghĩa tư bản của nhà thơ. Cùng Tìm hiểu tác giả Phan Bội Châu và tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương để có những hiểu biết ban đầu về tác giả cũng như tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương.

Tìm hiểu tác giả Phan Bội Châu và tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương.png

Tìm hiểu tác giả Phan Bội Châu và tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương​

I. Tác giả Phan Bội Châu

1. Tiểu sử

- Phan Bội Châu (1867 – 1940) vốn tên là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam.
- Ông sinh ra tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Ông nổi tiếng thông minh từ bé: Năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.
- Năm 1885, ông tham gia lập đội Sĩ Tử Cần Vương chống Pháp.
- Năm 1900, ông đậu đầu Giải Nguyên nhưng không ra làm quan mà nung nấu con đường cứu nước theo tư tưởng mới.
- Năm 1904, ông cùng hơn 20 đồng chí khác lập Duy Tân hội chống Pháp.
- Năm 1905, thực hiện phong trào Đông Du
- Năm 1912, thành lập Việt Nam Quang Phục hội
- Năm 1922, ông định thực hiện chính sách cải tổ theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự góp ý của Nguyễn Ấi Quốc.
- Năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt cóc và xử án tù chung thân.

2. Sự nghiệp sáng tác

a. Di sản văn học
Ông là cây bút suất sắc của văn chương Cách mạng. Các tác phẩm chính: Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử, Phan Sào Nam văn tập, Phan Bội Châu niên biểu,...
b. Phong cách sáng tác

Văn chương ông có hình thức cổ điển nhưng vẫn mới mẻ. Đó là vũ khí để tuyên truyền cổ động, thơ văn ông đã làm rung động biết bao con tim yêu nước.

II. Tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được sáng tác vào năm 1905 trước lúc tác giả sang Nhật Bản tìm một con đường cứu nước mới, ông làm bài thơ này để giã từ bè bạn, đồng chí.
b. Nội dung chính
Bài thơ khắc họa vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi nổi và khát vọng cháy bỏng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước.
c. Bố cục
- Phần 1 (4 câu đầu): Quan niệm mới về chí làm trai, cùng ý thức của cái tôi đầy trách nhiệm.
- Phần 2 (còn lại): Ý thức được nỗi nhục mất nước, sự lỗi thời của nền học vấn cũ, đồng thời thể hiện khát vọng hăm hở, dấn thân trên hành trình cứu nước.

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Tìm hiểu tác phẩm theo bố cục: Đề - Thực – Luận – Kết
* Hai câu đề

- Trước hết câu thơ vẫn nói đến chí nam nhi, một quan niệm nhân sinh phổ biến thời phong kiến: nam nhi phải làm nên nghiệp lớn xưng danh với thiên hạ, phải lạ ở trên đời.
- Thế nhưng trong quan niệm cuả mình cụ Phan đã có điểm nhìn mới mẻ, sáng tạo hơn: “Há để càn khôn tự chuyển dời”.
+ Thời xưa người ta thưởng phó mặc cuộc đời cho hai chữ số phận, mệnh người do trời định đoạt.
+ Nhưng với cụ Phan làm trai sao lại để như vậy, phải tự mình chủ động xoay chuyển thời thế (đặt trong hoàn cảnh hiện tại câu thơ ngụ ý nói tới việc tìm đường cứu nước).
+ Hình thức câu hỏi tu từ khiến câu thơ xoáy sâu và tâm trí người đọc đặc biệt là các đấng nam nhi.
* Hai câu thực
- Tác giả đã thể hiện rõ cái tôi công dân đầy tinh thần trách nhiệm gánh vác giang sơn, đồng thời mang ý kích lệ ý thức này ở các trang nam nhi
- Một người sống vì dân vì nước tên tuổi sẽ lưu truyền ngàn năm
→Hai câu thơ cụ thể hóa lẽ sống của trang nam nhi: phải tự giác chủ động, lưu danh thiên cổ. Đồng thời thúc giục mọi người sống có ích
* Hai câu luận
- Chí nam nhi được gắn chặt vào hoàn cảnh hiện tại của đất nước:
+ Hiện lên trong câu thơ là nỗi đau mất nước, nỗi nhục của thân phận nô lệ cùng sự phản kháng ngầm, không cam chịu (sống thêm nhục)
+ Trung quân ái quốc là tư tưởng đạo đức nho gia nhưng hiện nay còn đâu vua hiền mà trung, sách vở thánh hiền đâu cứu được thời buổi nước mất nhà tan nàyè câu thơ thức tỉnh hành động thiết thực, yêu nước là phải cứu nước
- Bằng sự quyết liệt táo bạo của nhà cách mạng đi trước thời đại Phan Bội Châu đang đối đầu, phản bác trực tiếp nền học vấn cũ, thức tỉnh những chí sĩ yêu nước
* Hai câu kết
- Những hình ảnh kì vĩ, lớn lao: Biển Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc phù hợp với hành động cao cả, tầm vóc phi thường của chủ thể trữ tình
- Câu thơ cuối chứa đựng một hình ảnh hào hùng lãng mạn thể hiện tư thế, khát vọng lên đường của người chí sĩ yêu nước, khơi gợi được nhiệt huyết cả một thế hệ.

b. Tư duy mới mẻ, táo bạo của chí sĩ cách mạng

- Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế tầm vóc của con người trong vũ trụ: tức là phải biết sống cho phi thường, hiển hách, dám mưu đồ những việc kinh thiên động địa, xoay chuyển càn khôn.
- Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc: Con người dám đối mặt với cả đất trời, vũ trụ để tự khẳng định mình.
- Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ: Sự hăm hở của người ra đi qua khát vọng muốn vượt theo cánh gió dài trên biển rộng để thực hiện lí tưởng cách mạng.

c. Giá trị nội dung

- Lý tưởng yêu nước cao cả, nhiệt huyết, sôi sục
- Tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của chí sĩ cách mạng.

d. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn bát cú luật bằng
- Hình ảnh sinh động vá sức truyền tải cao.
- Bài thơ mang một giọng điệu rất riêng: hăm hở, đầy nhiệt huyết.
- Ngôn ngữ thơ bình dị mà có sức lay động mạnh mẽ.

Xem thêm các bài viết về bài thơ Lưu biệt khi xuất dương: TẠI ĐÂY
Thêm
Tìm hiểu tác giả Phan Bội Châu và tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương
  • Like
Reactions: Xuân Hòa
413
1
2

Xuân Hòa

Thành Viên
26/7/21
156
154
43,000
Xu
1,660,339

NGỮ VĂN 11: "LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG" (PHAN BỘI CHÂU)​

I. Tác giả​

- Phan Bội Châu là lãnh tụ của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX. Sự nghiệp cứu nước của ông không thành...
 
Phan Bội Châu được nhắc đến là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có ý thức dùng văn chương để vận động, tuyên truyền cách mạng. Ông cũng chính là người khơi dòng cho loại văn chương trữ tình chính trị. Trong đó, bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương" là một tác phẩm tiêu biểu.
Cùng soạn bài "
Lưu biệt khi xuất dương" của Phan Bội Châu để hiểu hơn về tác phẩm này nhé!


Bố cục:

Cách 1:
chia làm 2 phần

- Phần 1 (4 câu đầu): Quan niệm mới về chí làm trai, cùng ý thức của cái tôi đầy trách nhiệm.
- Phần 2 (còn lại): Ý thức được nỗi nhục mất nước, sự lỗi thời của nền học vấn cũ, đồng thời thể hiện khát vọng hăm hở, dấn thân trên hành trình cứu nước.

Cách 2: chia làm 4 phần

- Phần 1 (2 câu đề) : quan niệm về chí làm trai và tư thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ
- Phần 2 (2 câu thực) : ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc.
- Phần 3 (2 câu luận) : thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ.
- Phần 4 (2 câu kết) : tư thế và khát vọng buổi lên đường.

Câu 1:

Vào những năm cuối thế kỉ XIX, tình hình chính trị hết sức đen tối: chủ quyền đất nước mất, phong trào Cần Vương thất bại
+ Chế độ phong kiến thất bại, kéo theo sự sụp đổ của hệ tư tưởng lỗi thời

- Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ, tư sản từ nước ngoài tới Việt Nam qua con đường Trung Hoa, Nhật Bản, và Pháp

Vì thế các nhà nho yêu nước muốn thay đổi vận mệnh dân tộc

Câu 2

- Quan niệm về chí làm trai, tư thế, tầm vóc con người trong vũ trụ

+ Nam nhi phải lập công danh, làm chuyện đại sự, dám mưu đồ việc lớn

- Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc:

+ Quan niệm phong kiến cho rằng tạo hóa sinh ra con người và chi phối số phận con người nên có tư tưởng thoái thác cho số mệnh trời định đoạt
+ Điểm mới mẻ, táo bạo trong tư tưởng Phan Bội Châu là sự chủ động xoay chuyển thời thế.

- Con người dám đối mặt với vũ trụ tự khẳng định mình, tự vượt lên cái mộng công danh thường gắn liền với hai chữ hiếu, trung
- Tác giả ôm khát vọng thay đổi xoay chuyển càn khôn, không chịu khuất phục trước số phận, hoàn cảnh
- Tác giả cho rằng chí làm trai gắn chặt với hoàn cảnh thực tế của nước nhà, vinh nhục gắn với sự tồn vong của dân tộc
- Ông đối diện với nền học vấn cũ để nhận thức chân lí: sách vở thánh hiền không giúp được trong buổi nước mất nhà tan
- Nhân vật trữ tình thể hiện được khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của nhà cách mạng đi tiên phong cho thời đại mới
- Khát vọng lên đường của nhân vật trữ tình hết sức lớn lao: bể Đông, cánh buồm, muôn trùng sóng bạc, con người được chắp thêm cánh vượt qua thực tại tăm tối
- Hình ảnh đẹp giàu chất sử thi, con người hăm hở tự tin đầy quyết tâm

Câu 3

Cách dịch trong câu 6 và 8 chưa diễn tả hết sự xuất thần trong thơ của Phan Bội Châu

Câu 4:

Yếu tố tạo nên sự lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ:

- Khát vọng thay đổi vận mệnh đất nước
- Tư thế kì vĩ, lớn lao, sánh ngang tầm vóc vũ trụ của con người
- Khí phách ngang tàng, dám đương đầu với thử thách
- Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng, sục sôi, hào hùng

Câu 6:

- Nguyên tác “Nguyện trục trường phong Đông hải khứ” - Mong muốn theo đuổi ngọn gió dài đi qua biển Đông, không được chú trọng đến ý thơ
- Nhà thơ ý thức được những gian khó, nhưng khao khát vượt qua (con người đuổi theo ngon gió dài đi qua biển Đông). Vũ trụ bao la ngàn đợt sóng bạc.
- Câu thơ số 6 làm mất đi đôi chút sự mạnh mẽ, can trường của nhân vật trữ tình

Câu 8:

Nguyên tác “Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi” - ngàn đợt sóng bạc cùng nhau bay lên
Câu thơ làm mất đi sự kì vĩ, lớn lao của không gian cũng hình ảnh “nhất tề phi” lãng mạn, hùng tráng

LUYỆN TẬP

Hai câu thơ cuối trong bài Lưu biệt khi xuất dương diễn tả hình ảnh kì vĩ lớn lao, khắc họa được tầm vóc kì vĩ, phi thường của chủ thể trữ tình. Tác giả là nhà nho tiên tiến sớm tiếp cận với tư tưởng tiến bộ thông qua Tân thư.Ông hiểu rất rõ sự thất thế, mục ruỗng của xã hội nen đã tìm cho mình một hướng đi riêng nhằm giải phóng dân tộc. Hai câu thơ cuối bài đã nêu bật hình ảnh người chí sĩ yêu nước vượt “muôn trùng sóng bạc” ở “Biển Đông” để hướng tới những điều tốt đẹp dành cho dân tộc. Sóng của biển cả cũng chính là con sóng của nhiệt huyết đang dâng trào, chắp cánh cho ý chí vượt đại dương tìm đường cứu nước thêm phần tự tin. Tư thế cùng khát vọng lên đường của nhân vật trữ tình trong hai câu cuối có sức truyền cảm mạnh mẽ. Phan Bội Châu từ bài này gợi lên được nhiệt huyết của cả một thế hệ mạnh mẽ, can trường, dám bứt phá, thay đổi.

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/luu-biet-khi-xuat-duong-phan-boi-chau.306/
Thêm
Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu
469
0
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
  2. hưnga @ hưnga:
    cho em hỏi xu có những tác dụng gì ạ
Top