Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
VỘI VÀNG
Xuân Diệu

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:
Xuân Diệu là nghệ sĩ lớn, nhà văn hoá lớn có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự nghiệp văn học phong phú.

2. Tác phẩm

- “Thơ thơ” là tập thơ đầu tay của Xuân Diệu, xuất bản năm 1938, trong tập thơ này, Xuân Diệu cất lên tiếng thơ dào dạt của một tâm hồn trẻ lúc nào cũng thèm yêu, khát sống, say đắm cuộc đời, quyến luyến cảnh sắc trần gian, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ, tích cực. Tập thơ cũng mang nặng những cảm nhận tinh vi về sự lạnh lùng của thời gian và sự cô đơn giữa dòng đời. “Thơ thơ” được viết bằng một hình thức hấp dẫn với nhiều cách tân táo bạo mà nhuần nhị. Tập thơ được xem là một đỉnh cao của phong trào thơ mới.
- “Vội vàng” được rút từ tập “Thơ thơ” (1938), tập thơ đầu tay cũng là tập thơ khẳng định vị trí của Xuân Diệu – thi sĩ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu cho sự bùng nổ mãnh liệt của cái tôi trong thơ mới nói chung trong thơ Xuân Diệu nói riêng, đồng thời in dấu khá đậm hồn thơ Xuân Diệu “tha thiết, rạo rực, băn khoăn” và tiêu biểu cho sự cách tân táo bạo, độc đáo trong nghệ thuật thơ ông.

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Bố cục và mạch cảm xúc bài thơ.

a. Bố cục:
chia làm ba phần
- Phần 1: 13 câu đầu: Tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết với thiên đường nơi trần thế của nhà thơ.
- Phần 2: 16 câu tiếp: Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời.
- Phần 3: 9 câu còn lại: Khát vọng sống, khát vọng yêu cuồng nhiệt, hối hả.

b. Mạch cảm xúc: Từ sự sung sướng vui tươi trước khu vườn xuân, giọng thơ chuyển sang băn khoăn, tranh biện, lo âu, thảng thốt, tiếc nuối để rồi ngọn lửa sống bùng cháy mãnh liệt sôi nổi trong phần kết của bài thơ. Đây chính là nhận thức mới mẻ, mặt “luận lí” đã chi phối hướng vận động của mạch cảm xúc đó. Mùa xuân đầy hương sắc, rạo rực như cuốn tác giả vào “bữa tiệc” trần gian đang mời gọi. Nhưng trong sung sướng, ngất ngây, tôi thảng thốt vội vàng một nửa vì nhận ra tất cả chỉ thật sự thần tiên trong cái xuân thì của nó. Con người cũng vậy, tuổi xuân không thắm lại hai lần. Đó là lí do phải sống vội vàng, vồ vập, sống cuống quýt, hi vọng chiến thắng thời gian bằng tốc độ sống, nhất là bằng chất lượng sống – “Sống toàn tâm, toàn ý, sống toàn hồn – Sống toàn thân và thức nhọn giác quan”. “Vội vàng” cũng như nhiều bài thơ khác của Xuân Diệu có lối cấu tứ đan xen hoà kết nhuần nhuyễn như vậy giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí.

2. Phần 1: 13 câu đầu: Tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết với thiên đường nơi trần thế của nhà thơ.

- 4 câu đầu:
+ Bài thơ mở đầu bằng 4 câu thơ 5 chữ, kiểu câu khẳng định cùng với lối điệp từ ngữ, điệp cấu trúc câu thơ để khẳng định một ước muốn táo bạo, mãnh liệt: muốn ngự trị thiên nhiên, muốn đoạt quyền tạo hoá. Sắc màu, hương thơm là hương sắc của thiên nhiên, rộng hơn là của cuộc đời. Thi nhân muốn “tắt nắng”, muốn “buộc gió”. Điều đó chính là ước muốn ngăn thời gian, chặn sự già nua, tàn tạ để giữ mãi hương sắc cho cuộc đời. Ý tưởng của Xuân Diệu thật mới lạ, độc đáo, in dấu ấn những cách tân nghệ thuật của thơ mới và dấu ấn cá tính sáng tạo của Xuân Diệu rất rõ rệt.
+ Ý tưởng có vẻ như “ngông cuồng” của thi nhân xuất phát từ một trái tim yêu cuộc sống đến tha thiết say mê. Những động từ “tắt” nắng, “buộc” gió ngỡ như vô lí nhưng lại rất Xuân Diệu. Mọi giác quan của thi nhân như đang run lên để đón nhận mà hưởng thụ hương sắc trần gian.
+ Bốn câu thơ 5 chữ với lối diễn đạt riêng tưởng như không ăn nhập với bài thơ nhưng đọc hết bài, đặt trong cái lôgic: ôm, riết, say, thâu, cắn…mới thấy đây là hành động mở đầu cho những ham muốn, vội vàng. Bốn câu thơ gói gọn cảm xúc và ý tưởng chủ đạo của cả bài thơ nên có giá trị như một lời đề từ.

- 9 câu tiếp:
+ Nhà thơ giãi bày cho cái ước muốn tưởng như “ngông cuồng” của mình bằng một bức tranh thiên đường trần gian tràn đầy sinh lực, ngồn ngộn sức xuân, sắc xuân, hương xuân và tình xuân.
+ Câu thơ năm chữ ngắn gọn bỗng chuyển thành câu thơ tám chữ liền mạch chuyên chở dòng cảm xúc đang cuồn cuộn tuôn trào. Bức tranh thiên nhiên có đủ màu sắc, âm thanh, ánh sáng: ong, bướm, hoa lá, yến anh và cả ánh sáng bình minh rực rỡ. Tất cả đang ở thời kì sung mãn nhất, sức sống căng đầy nhất: “tuần tháng mật” của ong bướm; “hoa của đồng nội xanh rì”; “lá của cành tơ phơ phất”; “khúc tình si của yến anh”; hàng mi chớp ánh bình minh của mặt trời,… Tất cả hiện hữu có đôi, có lứa, có tình như mời, như gọi, như xoắn xuýt.
+ Thi sĩ lãng mạn đã đón chào và chiêm ngưỡng cuộc sống, thiên nhiên bằng “cặp mắt xanh non” của tuổi trẻ. Cái nhìn vừa ngỡ ngàng, vừa đắm say, ngây ngất. Điệp khúc “này đây, này đây… và này đây” cùng với phép liệt kê theo kiểu tăng tiến và nhịp thơ gấp gáp, khẩn trương vừa diễn tả cảm xúc sung sướng, ngây ngất vừa có gì như là sự hối thúc, giục giã khiến cho ai đó dù vô tình cũng không thể làm ngơ, quay lưng. Cuộc sống là thiên đường trên mặt đất, hãy tận hưởng, tận hưởng và tận hưởng…
+ Thật bất ngờ, nhà thơ như say khi thốt lên: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Câu thơ có ý nghĩa bao quát cả đoạn thơ và có lối diễn đạt độc đáo, mới lạ. Với Xuân Diệu, một đời đẹp nhất là tuổi trẻ như một năm đẹp nhất là mùa xuân và mùa xuân đẹp nhất là tháng giêng. Cái đẹp nằm ở sự bắt đầu, tinh khôi, mới mẻ, hồng hào, mơn mởn,… Xuân Diệu đã vật chất hoá một khái niệm thời gian “tháng giêng” bằng “cặp môi gần”. Xuân Diệu còn truyền cảm giác cho người đọc bằng các tính từ “ngon”, “gần”. Câu thơ của Xuân Diệu không chỉ gợi hình thể mà còn gợi cả hương thơm, vị ngọt khiến người ta say đắm, ngất ngây.

3. Phần 2: 16 câu tiếp: Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời.
- Mạch thơ đang cuồn cuộn bỗng nhiên chùng hẳn xuống. Câu thơ gãy làm đôi bởi dấu chấm đặt ở giữa: “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa – Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Nhà thơ bỗng “hoài xuân” – nhớ xuân, tiếc xuân khi mùa xuân chỉ mới bắt đầu. Cảm thức về thời gian luôn thường trực trong tâm hồn nhà thơ. Xuân Diệu cảm nhận rất rõ những bước đi của thời gian trong hơi thở của đất trời và cùng với thời gian, những gì đẹp nhất của mùa xuân, của tuổi trẻ, của tình yêu rồi sẽ ra đi không trở lại.
- Những từ “xuân”, “tôi”, “tuổi trẻ” cứ trở đi trở lại đan cài vào nhau trong hàng loạt những mâu thuẫn: “đương tới” - “đương qua”, “còn non” – “sẽ già”; “lòng tôi rộng” – “lượng trời cứ trật”; “xuân vẫn tuần hoàn” – “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” tạo thành nỗi day dứt, niềm tiếc nuối không nguôi.
+ Các tiếng “đương qua”, “sẽ già”, “hết”, “mất”, “không cho”, chẳng còn”, “rớm vị chia phôi”, “than thầm tiễn biệt”, “phải bay đi”, “bỗng đứt tiếng”, “độ phai tàn”,… như cứa vào trái tim vốn nhạy cảm, yêu đời, khát khao giao cảm với đời nhưng cứ phải nghĩ, không thể không nghĩ đến cái hữu hạn của đời người; cứ phải lo, không thể không lo đến một ngày nào đó đời người vụt tắt như ngọn nến. Hơn ai hết, Xuân Diệu là người ý thức rất rõ một điều: tuổi trẻ một đi không trở lại.
+ Đoạn thơ sử dụng nhiều phụ từ và từ quan hệ: “nghĩa là”, “mà”, “nhưng”, “làm chi”, “vẫn”, “nếu”, “chẳng”, “chẳng còn”, “nên”… các từ này có giá trị biểu đạt “lí luận của trái tim”. Trái tim tự đặt điều kiện, giả thiết, tự biện luận để rồi tự kết luận. Lời kết luận cuối cùng là lời than thở tưởng chừng như tuyệt vọng: “Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…”.
+ Xuân Diệu là thế: khát khao đến cháy bỏng, giao cảm đến nồng nàn nhưng luôn cảm thấy bơ vơ và có lúc hoảng sợ. Có điều nỗi tuyệt vọng của Xuân Diệu giống như nỗi buồn của giọt sương không được cháy hết mình dưới nắng mặt trời. Xuân Diệu không những không làm cho người ta tuyệt vọng mà bằng một con đường riêng, Xuân Diệu đã đốt lên tình yêu cuộc sống cho con người.

3. Phần 3: 9 câu còn lại: Khát vọng sống, khát vọng yêu cuồng nhiệt, hối hả - triết lí sống vội vàng.

- Hình ảnh thơ: sự sống mơn mởn, mây đưa, gió lượn, cánh bướm với tình yêu, cái hôn nhiều, non nước, cỏ, cây, mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc, xuân hồng đó là những hình ảnh tươi mới đầy sức sống.
- Ngôn từ: ôm, riết, say, thâu, cắn, chuếnh choáng, đã đầy, no nê. Đó là những động từ và tính từ mạnh được dùng với mức độ tăng tiến.
- Hình ảnh mới mẻ, độc đáo nhất: bài thơ nói chung và đoạn thơ cuối cùng nói riêng có nhiều hình ảnh mới mẻ, độc đáo những hình ảnh có tính liên kết lôgic “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” và “- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người!” là hình ảnh độc đáo hơn cả.
- Cái tôi cá nhân đã hoà vào cái ta chung rộng lớn. Điệp khúc “ta muốn” trở lại với âm hưởng dồn dập, khẩn thiết hơn trở thành cao trào của khát vọng sống mãnh liệt, vô cùng táo bạo. Cái tôi tham lam như muốn ngự trị, ôm choàng tất cả. Cùng với điệp khúc “ta muốn” là các động từ mạnh cứ tăng dần về mức độ: “ôm”, “riết”, “say”, “thâu”, “cắn”. Trạng thái “vội vàng” ấy lại được bồi thêm bởi các tính từ tuyệt đối để lột tả đến tận cùng sự cuống quýt, vồ vập.
- Câu cuối của bài thơ thật bất ngờ: “- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người!”. Thật là một sự say mê đến cuồng điên. Kiểu giao cảm này chỉ Xuân Diệu mới có, một kiểu giao cảm khoẻ mạnh, cường tráng của một trái tim căng đầy sức sống và một tâm hồn ngập tràn tình yêu.

4. Nghệ thuật
- Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí.
- Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ.
- Sử dụng ngôn từ, nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.

III. Tổng kết
- Nội dung: Quan niệm sống mới mẻ của tác giả là yêu cuộc sống trần thế xung quanh ta và tìm thấy trong cuộc sống đó biết bao điều hấp dẫn, đáng sống, biết tận hưởng những gì mà cuộc sống ban tặng. Từ đó, càng thêm yêu mùa xuân và tuổi trẻ, những gì đẹp nhất của cuộc sống con người. Đó là quan niệm sống rất người, rất tích cực và có giá trị nhân văn sâu sắc.
- Nghệ thuật: Những cách tân của thơ mới được thể hiện một cách sáng tạo và táo bạo qua ngòi bút Xuân Diệu từ cảm hứng, ý tưởng thơ cho đến hình ảnh, nhịp điệu, ngôn từ,...Tất cả đều in dấu ấn phong cách Xuân Diệu.​
Thêm
  • Like
Reactions: Triều Anh
528
1
1

Một cách hiểu bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu dưới góc nhìn phân tâm học​

Vội vàng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Xuân Diệu, được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 11, quyển hai, bộ cơ bản. Toàn bài thơ toát lên tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết cháy bỏng của Xuân Diệu. Có nhiều cách phân tách, chia khổ bài thơ này. Nhưng nhìn từ khía cạnh phân tâm học, Vội vàng được chia thành 3 khổ theo cấu trúc như sau:

1. Bản năng sống (Eros)​

Bản năng sống Eros (mượn tên từ thần tình yêu trong thần thoại Hy Lạp) là một trong những thuật ngữ cơ bản do Freud đề xuất. Theo ông, Eros tượng trưng cho tình yêu, niềm vui, niềm hoan lạc, sức sống… Eros tồn tại trong mỗi con người, xuất hiện trong những thời điểm khác nhau của cuộc sống. Ở phần đầu bài thơ, khi Eros xuất hiện, tâm hồn Xuân Diệu tràn ngập niềm vui trước khung cảnh thiên nhiên hiện lên thật tươi đẹp, lung linh:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây của đồng nội xanh rì
Này đây lá hoa của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:


Bức tranh thiên nhiên ở đây không chỉ diễn ra trong mùa đẹp nhất của năm (mùa xuân) mà còn vào tháng đẹp nhất của mùa đó (tháng Giêng). Không gian bức tranh được trải rộng trên đồng cỏ mênh mông mướt màu xanh của hoa, của lá, của “cành tơ phơ phất” trong gió nhẹ gợi nên sức sống mơn mởn. Và trên nền xanh tuyệt đẹp ấy, người “họa sĩ” Xuân Diệu đã điểm tô thêm nhiều thứ cho bức tranh thiên nhiên của mình trở nên tuyệt mỹ. Đó là những cánh ong, cánh bướm rập rờn đủ màu sắc cho bức tranh thêm sinh động. Đó là ánh sáng nhẹ nhàng của buổi sớm mai khẽ đọng trên hàng mi cho thêm bức tranh thêm tươi tắn. Đó là âm thanh ríu rít ngợi ca tình yêu của từng cặp yến anh cho bức tranh thêm rộn ràng. Bức tranh ấy càng trở hoàn bích với sự xuất hiện của con người thông qua đại từ tôi. Con người ấy lại là chàng trai trẻ tuổi mới đôi mươi tràn ngập niềm vui trong lòng (tôi sung sướng). Tóm lại, Xuân Diệu đã dựng nên một bức tranh có cảnh, có tình, có màu, có sắc, có âm thanh, có ánh sáng, có niềm vui dạo dạt của con người. Thiết tưởng, hiếm có cảnh tượng nào diễn tả niềm hạnh phúc lai láng của con người hơn thế.

Tuy nhiên, cuộc đời không phải lúc nào cũng màu hồng. Đang trong lúc vui sướng, nhà thơ chợt nhận ra rằng:

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,


Từ sự thật ấy, khi liên tưởng đến bản thân, Xuân Diệu chợt nhận ra một điều “khủng khiếp” là:

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.

Tiếp tục liên tưởng, nhà thơ càng nhận thức được tương lai “cay đắng” đang đợi mình ở phía trước:

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian;
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lạị
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,


Đến đây, một nỗi sợ hãi bao trùm lấy Xuân Diệu. Tâm trạng nhà thơ đang từ vui sướng bỗng chuyển sang lo âu. Và bắt đầu từ đây, một bản năng khác bắt đầu thay thế bản năng sống Eros ngự trị tâm hồn nhà thơ. Đó là:

2. Bản năng chết (Thanatox)​

Cũng mượn điển tích về thần chết Thanatox trong thần thoại Hy Lạp , Freud cho rằng trong con người ngoài bản năng Eros còn có bản năng chết Thanatox. Bản năng chết Thanatox tượng trưng cho cái chết, sự lo âu, sợ hãi, khủng hoảng không thể cứu rỗi nổi. Bản năng sống và bản năng chết luôn tồn tại song song trong bản thân mỗi con người. Chúng luôn đấu tranh với nhau, từ đó tạo ra những trạng huống tình cảm khác nhau cho con người. Tuy nhiên trong cuộc đấu tranh ấy, người chiến thắng cuối cùng bao giờ cũng là Thanatox. Đó là lý do vì sao “con người đều chết” - Freud lý giải. Và khi bản năng chết chiếm hữu con người nhà thơ, bức tranh thiên nhiên lập tức đổi sang màu u tối:

Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt....
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ?
Chẳng bao giờ, ôi chẳng bao giờ còn nữa
Mau đi thôi, mùa chưa ngả chiều hôm.


Hàng loạt tính từ biểu lộ tâm trạng như hờn, sợ kết hợp cùng những động từ gợi sự chia cắt như chia phôi, tiễn biệt, đứt, phai tàn tạo nên bức tranh về sự đứt gẫy, đổ vỡ. Cái chết, sự hoảng loạn diễn ra ở khắp nơi. Từ những vật thể to lớn như núi, sông, nhỏ bé như cánh chim, vô hình như cơn gió đều cất lên những lời u oán về kiếp sống hữu hạn của đời mình, đều đắng đót nỗi lòng trước viễn cảnh chia ly không hẹn ngày gặp lại. Cái chết hiển hữu trong trong thời gian vô tận bất kể đó làngày hay tháng hay năm. Và trên khung cảnh ấy, tâm trạng con người cũng thay đổi. Thay cho niềm vui “mỗi buổi sáng thần Vui gõ cửa”, thay cho nỗi lòng sung sướng của chàng trai đang tuổi yêu đương luyến ái là tiếng kêu than có phần tuyệt vọng, bi quan về sự sống: Chẳng bao giờ, ôi chẳng bao giờ còn nữa. Tuy nhiên, nếu bài thơ dừng lại ở đây thì có lẽ Xuân Diệu đã không phải Xuân Diệu mà chúng ta đã biết. Cái đáng quý, đáng trọng của nhà thơ nằm ở chỗ sau phút giây hoảng loạn, khi đã bình tĩnh lại nhận thức được quy luật muôn đời của tạo hóa, Xuân Diệu đã trở lại là chính mình một cách mãnh mẽ nhất thông qua:

3. Tính cách Narcissism​

Dựa theo tích truyện chàng Narcissisus trong thần thoại Hy Lạp, Freud đã dùng từ Narcissism để chỉ tính cách “quá yêu bản thân” mình của con người. Đây cũng là tính cách “tương đối phổ biến” của nhân loại. Ở Xuân Diệu, tính cách này thể hiện tương đối rõ. Trước nhất ở những lời tuyên bố “ngạo nghễ” về bản thân, về lẽ sống:

- Ta là Riêng, là Một, là thứ Nhất
Chẳng bạn bè chi sánh nổi cùng ta

- Thà một phút huy hoàng rồi vụt tắt

Còn hơn buồn le lói suốt trong năm.

Và cũng vì quá yêu bản thân, quá yêu con người nên trái với thơ ca truyền thống thường lấy vẻ đẹp thiên nhiên để tán dương vẻ đẹp của con người (Vân xem trang trọng khác vời/Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang/Hoa cười ngọc thốt đoan trang/Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Truyện Kiều – Nguyễn Du), Xuân Diệu lại lấy vẻ đẹp con người làm chuẩn mực khi so sánh với thiên nhiên.

- Lá liễu dài như một nét mi
- Tháng giêng ngon như một cặp môi gần


Ở đây, sau khi nhận thức được sự hiện tồn của bản năng chết Thanatox trong người, thay vì gục ngã yếu đuối, tính cách Narcissism đã xuất hiện một cách đúng lúc trog Xuân Diệu. Nhà thơ “lớn tiếng” khẳng định mong muốn ghê gớm của mình với tạo hóa vô biên:

Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn:
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!


Sự thay đổi thể hiện rõ ở đại từ nhân xưng. Thay vì đại từ tôi đầy tính khiêm cung ở khổ đầu, Xuân Diệu đã liên tục dùng đại từ ta như một cách khẳng định bản thân mình một cách tự hào, kiêu hãnh nhất trong khổ thơ cuối bài.

Song hành với đại từ ta là động từ muốn làm rõ hơn cho tính chủ động, tính quyết liệt của bản thể nhà thơ đối với thiên nhiên, tạo hóa. Tiếp theo đó là hàng loạt những động từ mạnh: ôm, riết, say, thâu, cắn phản ánh tính quyết liệt, sự tham lam tham lam nhưng cũng thật… đáng yêu của nhà thơ đối với cuộc đời. Ở khổ thơ này, dấu vết của bản năng chết Thanatox đã biến mất hoàn toàn, hay chính xác hơn tình yêu cuộc sống và sự mạnh mẽ của tính cách Narcissism đã giúp nhà thơ vượt lên trên “nỗi sợ hãi thường trực” để tiến đến cõi “bất tử” của tâm hồn như các bậc hiền triết xưa nay.Trên hành trình ấy, Xuân Diệu không cô độc vì ông mang theo hành trang quý giá là thơ ca. Cùng với tâm hồn, thơ ca Xuân Diệu cũng đi vào “miền bất diệt”

Tóm lại, nhìn Vội vàng dưới góc nhìn phân tâm học, ta thấy bài thơ là sự đấu tranh chuyển hóa lẫn nhau giữa bản năng sống Eors, bản năng chết Thanatox và tính cách Narcissism trong con người Xuân Diệu. Nhưng dẫu sự chuyển hóa có diễn ra theo chiều hướng nào, phức tạp đến đâu thì vẫn làm toát lên tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống mãnh liệt và tài thơ thiên bẩm của Xuân Diệu – hoàng tử của nền thi ca nước nhà.


Nguồn: Minh Hà - Vannghequandoi
Xem thêm các bài viết liên quan:
Phân tích quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu
Phân tích bài thơ Vội vàng hay nhất
Nhận định hay về bài thơ Vội vàng và tác giả Xuân Diệu

Tổng hợp mở bài và kết bài hay tác phẩm “Vội vàng” của Xuân Diệu
Thêm
  • Like
Reactions: Triều Anh
502
1
0

Đề bài: Bàn về sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định: “Nhìn một cách tổng quát toàn bộ sự nghiệp văn học của Xuân Diệu, thấy có một tư tưởng chi phối tất cả, ấy là một niềm khao khát giao cảm với đời - cuộc đời biểu theo nghĩa chân thật và trần thế nhất". (Văn 11, NXB GD Hà Nội 1997) thông qua việc phân tích một số bài thơ của Xuân Diệu viết trước cách mạng, anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên.​

Niềm khao khát giao cảm với đời của Xuân Diệu qua một số bài thơ viết trước CM.png

Bài văn hay: Niềm khao khát giao cảm với đời của Xuân Diệu qua một số bài thơ viết trước CM​

Trong nền thi ca Việt Nam hôm nay và mai sau không thể không nhắc đến Xuân Diệu - Một tâm hồn thơ thiết tha, cháy bỏng, một tình nhân say đắm nồng nàn, "một nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (thi nhân Việt Nam). Đọc Xuân Diệu, ta bắt gặp một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu con người đến say mê cuồng nhiệt. Ông luôn khát khao được giao hòa, được mở rộng lòng ra với cuộc đời và cũng mong nhận được sự đáp ứng của mọi tâm hồn, của thiên nhiên, của trời đất trong cuộc sống đáng yêu này. Niềm mong ước tha thiết và chân thành đó là tư tưởng nổi bật chi phối toàn bộ các sáng tác của ông. Nhận định về sáng tác của Xuân Diệu, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định:

“Nhìn một cách tổng quát toàn bộ sự nghiệp văn học của Xuân Diệu, thấy có một tư tưởng chi phối tất cả, ấy là một niềm khao khát giao cảm với đời - cuộc đời biểu theo nghĩa chân thật và trần thế nhất"

Thật vậy! Nếu cùng thời tác giả, Thế Lữ muốn thoát lên cõi tiên, Huy Cận giãi nỗi sầu của mình lên cỏ cây, sông nước, Vũ Hoàng Chương tìm đến với thơ say để quên thực tại chán chường, thỉ Xuân Diệu rất nhập thế. ông luôn gắn bó, quyến luyến với cuộc sống, với cảnh và người nơi trần thế này:

Ta ôm bó cánh tay ta làm rắn
Làm dây da quấn quýt cả mình xuân
Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần
Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất.


Là một người yêu cuộc sống, yêu con người, Xuân Diệu luôn mở rộng lòng với cuộc đời, mong gặp được những tâm hồn đồng điệu, mong được hòa cái "tôi" vào cái "ta" chung của xã hội, của cuộc đời. Trong cái "ta" chung ấy, cái "tôi" phải được “khẳng định mạnh rnẽ:

Thà một phút huy hoang rồi chợt tắt,
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.


Đọc hai câu thơ này, tôi lại nhớ đến một khúc ca trong Người làm vườn của Tago - nhà thơ triết lý nổi tiếng của đất nước Ấn Độ tươi đẹp:

Hoa sen nở trong ánh mặt trời
Rồi mất đi tất cà những gì nó có
Nhưng chắc nó không muốn làm chiếc nụ
Trong sương mù vĩnh viễn của mùa đông.


Cũng như Tago, với Xuân Diệu, sống là phải hết mình, phài tận tâm tận lực với cuộc sống. Hãy sống có ý nghĩa dù chỉ là giây phút bởi vì ai sinh ra trên đời cũng chỉ sống một lần. Xuân Diệu không thể chịu đựng nổi cuộc sổng bằng phẳng, mờ nhạt của cô Quỳnh, cô Giao và anh chàng Phan trong truyện Tỏa nhị Kiều. ở họ có cái gì cũng "lỡ cỡ", họ là những con người không có cá tính, lặng lẽ, ngơ ngác, thụ động đến tội nghiệp. Tác giả thấy họ đáng thương vị họ như những sinh vật sống "ngoi ngóp, vật vờ" (Nguyễn Đăng Mạnh) trong vũng ao tù bằng phẳng của cuộc đời "Mục đích đời người của Xuân Diệu là sự sống" (Thế Lữ) nhưng cuộc sống xã hội không đem lại cho ông nhưng gi ông mong muốn những gỉ ông đã trao gửi. Trong xã hội kim tiền đó. con người sống với nhau hờ hừng, dửng dưng, thờ ơ lạnh nhạt cho nên Xuân Diệu không tìm được một tâm hồn hòa hợp, ông thấy mình lạc lõng giữa cuộc đời đến nỗi phải thốt lên:

Ta là Một. là Riêng là Thứ nhất
Không có chỉ bè bạn nổi cùng ta.


Tình yêu là một thứ tình cảm tự nhiên thiêng liêng gắn bó hai người khác giới với nhau Khi người ta yêu nhau người ta hiểu nhau, san sẻ từng niềm vui. nỗi buồn với nhau, nhưng với Xuân Diệu, người yêu cũng không thể hiểu ông. Xuân Diệu yêu say đắm, nống nàn, mãnh liệt nhưng dường như trái tim người yêu luôn lạc điệu với trái tim ông. Ông không bao giờ cảm thấy mình được đến đáp xứng đáng, hởi vì ông luôn "thèm muốn vô biên và tuyệt đỉch". Ngồi với người yêu. ôm người yêu trong vòng tay mà Xuân Diệu vẫn cảm thấy xa cách vời vợi - đấy là chủ để bài Xa cách rất tiêu biểu cho thơ Xuân Diệu.

Đã hơn một lần Xuân Diệu thất vọng vì tình trao đi mà không được nhận lại:

Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất
Trao cho em cùng với một lá thư
Em không nhận và tình yêu cũng mất
Tình đã cho không lấy lại bao giờ.


Yêu là cho, là mất, là chuốc lấy khổ đau phiến muộn, nhưng Xuân Diệu lại không thể sống mà không yêu;

Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào.


Xuân Diệu là thế, nồng nàn, sôi nổi, khao khát giao hòa mà vẫn thấy cỗ đơn, giá lạnh giữa cuộc đời. Càng khát khao giao hòa bao nhiêu ông càng cảm thấy cô đơn giá lạnh bấy nhiêu, và càng cô đơn ông càng muốn nhận được sự cảm thống chia xẻ của người đời. Người đời không hiểu ông, ông tìm đến với thiên nhiên, hướng sự giao cảm vào thiên nhiên bởi vì hơn ai hết Xuân Diệu yêu thiết tha cuộc sống này.

Đối với ông, sự sống hiện hữu quanh ta đây chinh là thiên dường - thiên đường giữa cõi trần gian, giữa những tâm hòn trần thế. Mỗi sớm mai thức dậy, thi nhân lại thấy muôn vàn điều mới lạ, đầy quyến rũ và hấp dẫn xung quanh mình:

Cùa ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây Lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sáng Thần vui hằng gõ cửa...


Mùa xuân hiện ra qua những dòng thơ của tác giả trong trẻo, tươi đẹp, gợi cảm, đầy sức quyến rũ làm say đắm lòng người. Mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu đó là nguồn cảm hứng dồi dào nhất của thơ văn Xuân Diệu. Đọc Xuân Diệu ta thấy từ ngạc nhiên đến choáng ngợp, nhà thơ như lạc lối giữa một miền cực lạc của chúa xuân Mùa xuân trong lành quá, tràn căng nhựa sống, tươi đẹp vô cùng, khiến cho nhà thơ không kìm được lòng mỉnh, phải xuýt xoa:

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Một câu thơ rất Xuân Diệu. Mùa xuân được càm nhận như một cô gái đang thời xuân sắc với đôi môi căng mọng tuyệt mỹ như đón, như mời. Đây là một cách cảm nhận hết sức vật chất, hết sức táo bạo nhưng lại rất con người, vừa trần tục trần thế, vừa vô cùng trang trọng tình khiết. Phải là một tâm hồn yêu cuộc sống, gắn bó máu thịt với cuộc sống mới có được những cảm nhận chân thật và tình tố như vậy. Cuộc sống tươi đẹp như thế, đáng yêu như thế mà đời người lại hữu hạn. Xuân Diệu luôn lo sợ thời gian sẽ cuốn đi tất cả, vi không gì tránh được quy luật của tàn phai:

Xuân đang tới nghĩa Là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa Là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa Là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng Lượng đời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói Làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.


Xuân Diệu luôn chắt chiu từng giây phút của cuộc đời để tận hưởng nhưng diệu kỳ mà cuộc sông đem lại, ông vội vàng, ham hồ muốn ôm tất cả sự sống vào lòng”

Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thân trong một cải hồn nhiêu
Và non nước, và cây, và cỏ rạng
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ảnh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi.
Và mãnh liệt hơn, ham hố hơn:
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi.


Phải là một người luôn luôn chan hòa, mở lòng ra với cuộc sống, Xuân Diệu mới xây dựng được những hỉnh ành thơ vừa rất trần thế lại vừa rất thánh thiện như vậy. Có nhà nghiên cứu văn học nào đó đã nói rằng: giữa Xuân Diệu và thiên nhiên dường như có một mối liên lạc nào đó mới có thể có được những cảm nhận rất tình vi, tinh tế đến thế. Quả đúng là như vậy! Xuân Diệu là con người thực nơi trần thế, ông yêu sự sống nơi trần thế, ông luôn cảm thấy hạnh phúc, hãnh diện vì sự có mặt của mình trên cuộc đời này. ông không đi tìm thiên dường ở một cõi huyền bí xa xôi nào, không tìm đến một vị chúa huvễn hoặc nào. Ông chỉ tôn thờ vị chúa đời gần gũi, tươi trẻ và đầy sức quyến rũ. Ở đó trái tim nồng nhiệt đa tình đa càm của ông tha hổ ôm ấp lấy tất cả, tha hổ tìm đến những tâm hồn bè bạn, tha hồ tận hường những điều kỳ diệu mà cuộc sống ban tặng.

Có thể nói cả cuộc đời Xuân Diệu, "niềm khát khao được giao cảm với đời" luôn luôn thôi thúc ông, nó như một ngọn lửa ngày càng bùng lên chứ không bao giờ nguội tắt. Sau Cách mạng tháng Tám, cái "tôi" của ông dã được hòa vào cái "ta” chung của dân tộc trong tình Tổ quốc và lý tưởng cách mạng. Niềm khát khao giao cảm với đời vì thế lại càng mành liệt hơn bao giờ. Niềm khát khao cháy bỏng đó bắt nguổn từ một cá tính mạnh mẽ: luôn sống sôi nổi, mãnh liệt, sống hết mình với cuộc sống. Với một quan niệm nhân sinh tích cực như thế, Xuân Diệu đã dâng cho đời một sự nghiệp văn học đồ sộ, kết - quả của nhửng tháng năm lao động nghệ thuật miệt mài, quyết liệt, không hề biết mệt mòi con người ấy đến phút chót của cuộc (tời văn để lại những dòng thơ yêu đời đến cháy bỏng, đến si mê:

Trong hơi thơ chót dâng trời đất
Cũng vẫn si tình đến ngất ngư.


Đọc Xuân Diệu, chúng ta cảm thấy cuộc đời thật đáng yêu. đáng sống và tự thấy phải mở lòng với cuộc đời hơn nữa, không thể sống dửng dưng, hờ hừng để phải nuối tiếc những năm tháng đã trôi qua vô ích. Xuân Diệu mãi mãi xứng đáng với sự ngưỡng mộ của tuổi trẻ nói riêng và bạn đọc nói chung.

(sưu tầm)
Xem thêm bài viết liên quan đến chủ đề: Niềm khao khát giao cảm với đời của Xuân Diệu qua một số bài thơ viết trước CM
Phân tích bài thơ Vội vàng hay nhất (8 mẫu)
Nhận định hay về bài thơ Vội vàng và tác giả Xuân Diệu

Nội dung chính bài Vội vàng
Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Thêm
Niềm khao khát giao cảm với đời của Xuân Diệu qua một số bài thơ viết trước CM
  • Like
Reactions: QuangNhat
689
1
3
Vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu là bức tranh tràn đầy màu sắc được phác họa dưới nét vẽ tài hoa của người nghệ sĩ có cái nhìn tinh tế. Bằng cặp mắt "xanh non", "biếc rờn", tác giả đã phát hiện ra sự non tơ đầy sức sống của mùa xuân, đất trời và ông đã thể hiện những vẻ đẹp ấy qua bài thơ "Vội vàng". Vẽ ra bức tranh xuân tuyệt vời., Xuân Diệu cũng thể hiện những quan niệm mới mẻ của mình về cuộc đời và con người: con người là trung tâm, là vẻ đẹp của chuẩn mực cuộc sống đẹp tươi luôn tồn tại gần gũi bên cạnh ta. Đó là những quan điểm hết sức tiến bộ. Cùng tới với bài viết Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu để hiểu hơn về quan niệm ấy cũng như bức tranh thiên nhiên qua lăng kính thi sĩ đầy tươi non mãnh liệt ấy.

Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.png

Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu​

Xuân Diệu nhà thơ của tình yêu, của tuổi trẻ. Vần thơ nào của ông cũng thấm đẫm lòng yêu, lòng thiết tha với cuộc sống. Đó là cuộc sống tươi non mơn mởn của thiên nhiên vạn vật. Vội vàng tuy chỉ có dung lượng khá nhỏ đề cập đến khung cảnh thiên nhiên, nhưng chỉ cần như vậy thôi ta cũng nắm bắt được trọn vẹn tinh thần, lòng yêu cuộc sống của ông.

Viết về thiên nhiên, vốn là đề tài vô cùng quen thuộc trong thơ ca Việt Nam và thế giới. Đó là nơi để con người ta trải lòng, trải tâm sự, là nơi để nương tựa, giãi bày hay là để bày tỏ những quan điểm tư tưởng về cuộc sống. Xuân Diệu cũng không nằm ngoài quy luật chung ấy, ông để lại những câu thơ hay, đẹp đẽ về thiên nhiên:

Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gày sương mong mảnh

(Đây mùa thu tới)


Và đến Vội vàng ông đã phác họa bức tranh thiên nhiên mởn mơn sức sống, tràn đầy tình xuân.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.

Bằng thủ pháp điệp cấu trúc “Của … này đây” “này đây … của…” và thủ pháp liệt kê Xuân Diệu đã phơi bày trước mặt người đọc bàn tiệc mùa xuân vô cùng thịnh soạn, ăm ắp hương vị, màu sắc. Phải chăng Xuân Diệu đã căng mở mọi giác quan của mình để cảm nhận đầy đủ và trọn vẹn nhất vẻ đẹp của thiên nhiên vạn vật trong trời đất. Thiên nhiên ấy có màu xanh tươi non, mỡ màng của cỏ (đồng nội xanh rì), có những đàn ong từng đôi, từng đôi nối đuôi nhau trong ngày tháng đầy mật ngọt. Đâu chỉ có vậy, thiên nhiên còn ngập tràn ánh sáng, với khúc tình si vang vọng khắp nơi. Các sự vật hiện tượng đều đang ở độ viên mãn, căng đầy sức sống nhất, trăm hoa đua nở, khoe sắc trước trời đất, không chỉ màu sắc mà còn là âm thanh của khúc tình si. Tình si là gì? Đâu chỉ là tình yêu đôi lứa, mà còn là lòng yêu cuộc đời, muốn hòa nhập, tận hưởng trọn vẹn cuộc đời. Xuân Diệu đã tạo nên một bức tranh mùa xuân hài hòa tuyệt đối.

Thoạt đầu, tưởng rằng thiên nhiên đó phải ngự ở nơi tiên giới, nhưng nhìn lại mới thấy rằng chúng đều là những sự vật, hiện tượng hết sức quen thuộc, gần gũi trong cuộc sống của chúng ta, là ong, bướm, đồng nội, là ánh sáng của thiên nhiên. Khổ thơ như một lời khẳng định của Xuân Diệu, một quan điểm nhân sinh mới mẻ, tiên cảnh không ở đâu xa, mà chính ở ngay đây, khung cảnh này, hương thơm hoa cỏ này. Chàng trai hai hai tuổi bằng đôi mắt tràn đầy tình yêu, xanh non và biếc rờn hối hả, gấp gáp mở rộng tấm lòng để nắm bắt trọn vẹn từng khoảnh khắc của thiên nhiên.

Không chỉ là quan niệm mới mẻ, khẳng định vẻ đẹp ở nơi trần thế, bằng vốn ngôn từ khéo léo và tinh tế, Xuân Diệu còn gửi gắm đến người đọc một quan niệm nhân sinh khác: “Và này đây ánh sáng chợp hàng mi” “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Xuân Diệu đã đi ngược lại với quan điểm mĩ học trung đại – lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cái đẹp, còn với Xuân Diệu, không phải thiên nhiên, mà con người mới là chuẩn mực của mọi cái đẹp trong cuộc sống. Ánh sáng ban mai như cái chớp mắt của người con gái, khiến biết bao người say đắm. Lối so sánh độc đáo, tháng giêng “ngon” như cặp môi người thiếu nữ, đã giúp người đọc hình dung một cách cụ thể vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó là thiên nhiên không chỉ ứ đầy sức sống và còn là thiên nhiên căng tràn tình xuân, tình yêu (ong bướm, tuần tháng mật).

Bằng vốn ngôn từ hết sức phong phú đa dạng, cách sử dụng ngôn ngữ rất Tây Xuân Diệu đã vẽ nên bức tranh khung cảnh xuân tình tuyệt đẹp. Qua bức tranh ấy ta còn thấy được những quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu về cuộc đời và con người: con người là trung tâm, là vẻ đẹp của chuẩn mực; cuộc sống đẹp tươi luôn tồn tại gần gũi bên cạnh ta. Đó là những quan điểm hết sức tiến bộ.

Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu - Bài văn mẫu hay nhất​

Nếu nhắc tới thiên nhiên – một đề tài đã quá quen thuộc trong thơ ca, không thể không đề cập tới phong trào thơ mới của Việt Nam những năm 1930 của thế kỉ XX. Người ta được thưởng thức những cảnh sắc thiên nhiên đẹp nhưng buồn trong thơ Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Huy Cận,… Trong đó phải kể đến Xuân Diệu. Từ những vẻ đẹp ấn tượng về thiên nhiên trong Thơ duyên hay Đây mùa thu tới… nhà thơ tiếp tục mang đến sự đặc biệt về thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng. Bài thơ tuy không mang tới một thiên nhiên vốn có trong thi ca nhưng vẻ đẹp của nó đã góp phần đắc lực trong việc thể hiện quan niệm sống của nhà thơ Xuân Diệu.

Như đã biết, thiên nhiên là một nguồn cảm hứng dễ gợi cảm trong lòng thi nhân. Người nghệ sĩ vô cùng nhạy cảm trước những vẻ đẹp ấy dù là nhỏ bé, bình thường. Thiên nhiên đôi khi là bầu bạn, là chỗ dựa tinh thần để thi nhân trải lòng và phô diễn tài năng. Xuân Diệu đã bao lần tìm đến thiên nhiên để hòa mình vào đó, để cảm nhận từng khoảnh khắc, từng chuyển biến tinh vi của nó. Đến Vội vàng ông vẫn kịp ghi lại cho mình những khoảnh khắc thiên nhiên đặc biệt: đẹp đẽ, tươi non, mơn mởn nhựa sống nhưng cũng có cả sự mất mát, chia lìa. Sở dĩ có điều trái ngược ấy là vì thiên nhiên đóng vai trò như những “dẫn chứng” trong lời tranh biện của nhà thơ về cuộc đời, thời gian. Tuy nhiên, thiên nhiên trong bài thơ vẫn hiện ra với những nét độc đáo, riêng có ở Xuân Diệu.

Trước hết đó là một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, non xanh, mơn mởn, căng tràn nhựa sống trong khoảng khắc xuân thì. Vốn bắt nguồn từ hai ước muốn rất ngông cuồng, táo bạo là tắt nắng, buộc gió để giữ chặt hương sắc của cuộc đời, bức tranh thiên nhiên hiện lên là minh chứng cho điều khát khao đó.

Của ong bướm ngày đây tuần tháng mật



Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Thật dễ dàng nhận ra, bức tranh thiên nhiên ở đoạn thơ này thật lạ và độc đáo. Bởi nó không phải một khung cảnh cố định ở một vùng, một nơi nào đó trên cõi trần gian. Chẳng hạn như dòng sông Hồng mênh mang, rộng lớn trong Tràng giang của Huy Cận, hay xứ Huế mộng mơ trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử,… Xuân Diệu vẽ nên một bức tranh có sự pha trộn của nhiều hình ảnh, nhiều trạng thái, nhiều dáng vẻ để có một “bữa tiệc trần gian” ngập tràn hương sắc mùa xuân. Bằng thủ pháp liệt kê, nhà thơ mang tới những hình ảnh: ong bướm, hoa đồng nội, lá cành tơ, yến anh, ánh sáng… chẳng thuộc về một vùng quê nào, nhưng lại thuộc về bất cứ đâu, hiện hữu ngay xung quanh chúng ta. Vấn đề là ở chỗ đó, thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu ai cũng bắt gặp, ai cũng thấy quen thuộc như ở cuộc đời trần thế hằng ngày vẫn có vậy. Không xa lạ, không sang trọng mà gần gũi, quen thuộc, ai cũng thấy ở ngoài đời.

Bởi vậy trong cách miêu tả, Xuân Diệu không dùng đến những thủ pháp cầu kì, khoa trương, mà chỉ đơn thuần ông thổi hồn sức sống của vạn vật bằng những khoảnh khắc tươi đẹp nhất của nó. Ong bướm trong thời khắc tuần tháng mật, hoa đồng nội trong lúc xanh rì, lá cành tơ phơ phất, yến anh trong khúc tình si. Đó là khoảnh khắc của mùa xuân, của tình yêu thật viên mãn, tròn đầy. Thiên nhiên bởi thế mà lung linh, đẹp đẽ, tươi non ở mức độ căng tràn sức sống nhất. Xuân Diệu đã đưa cặp mắt “xanh non, biếc rờn” của mình để thổi cải cảm xúc “thiết tha, rạo rực” được huy động từ mọi giác quan và lăng kính tình yêu để làm nên sức sống ấy cho cảnh vật. Giọng thơ sôi nổi, phấn trấn như chiếc bút vẽ nên một bức tranh đẹp đẽ giữa chốn trần gian. Điệp từ của, này đây như bàn tay vẫy chào, mời gọi cùng bước vào chốn thiên đường của mặt đất ngay trước mắt chúng ta. Không ngạc nhiên khi gọi Xuân Diệu là con người của trần thế, bởi ngay cả bức tranh thiên nhiên ở đây cũng vô cùng trần thế mà chẳng phải chốn bồng lai tiên cảnh nào quá xa xôi.

Miêu tả vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên như thế, Xuân Diệu đã gửi gắm những giá trị, ý nghĩa mang tính triết lý nhân sinh. Đừng mải mê tìm kiếm ở đâu xa xôi, chỉ cần mỗi chúng ta hãy sống hết mình, cảm nhận hết mình sẽ thấy được cảnh đẹp ở ngay những gì ta có. Và cũng còn bởi một lý do, con người mới thực sự làm cho thiên nhiên trở nên thêm đẹp. Ông đã khéo léo trong cách so sánh để khẳng định thước đo cho cái đẹp không còn thuộc về tự nhiên, mà chính là con người. Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Tháng giêng ngon như một cặp môi gần. Ánh sáng của buổi bình minh như cái chớp hàng mi của người thiếu nữ, tháng giêng “ngon” như một nụ hôn say đắm của tình nhân. Chưa bao giờ thơ ca lại có góc nhìn thẩm mĩ đặc biệt như thế. Thiên nhiên bấy lâu nay là chuẩn mực cho mọi cái đẹp, mà giờ đây cũng trở nên nhỏ bé trước con người. Bởi vậy, vẻ đẹp thiên nhiên trong Vội vàng mang theo ý nghĩa đề cao con người và khẳng định ý nghĩa mang tính triết lý nhân sinh.

Nhưng vẫn còn một thiên nhiên khác trong Vội vàng. Nếu bức tranh thiên nhiên như chốn thiên đường của mặt đất kia khiến mỗi chúng ta thêm yêu, thêm gắn bó, thêm động lực để tiếp tục sống, thì trước quy luật thời gian thiên nhiên cũng phải lụi tàn. Không còn đẹp đẽ, mơn mởn, xanh non mà thời gian cuốn theo tất cả, một đi không trở lại, nên lòng người ngậm ngùi thì thiên nhiên cũng tan tác, chia lìa. Cảm thức đầy mất mát trong quan niệm về thời gian của Xuân Diệu đã khiến ông nhìn đâu cũng thấy không còn gắn kết nữa. Khi mà xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua, xuân non rồi xuân gìa… thì đâu đó thi nhân ngửi thấy mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi, nghe thấy núi sông than thầm tiễn biệt… Thiên nhiên trong sự biệt li vẫn có cái đẹp, nhưng thực chất nó là nỗi niềm run rẩy, lo lắng, sợ hãi trước quy luật tàn nhẫn của thời gian mà tác giả đã lí luận. Nhà thơ không chấp nhận sự thay thế, bởi con người cũng chỉ có một lần để sống, tuổi trẻ lại quá ngắn ngủi mà cũng chẳng hai lần thắm lại. Thiên nhiên cũng thế! Nên nỗi xót xa, tiếc nuối của thi nhân là không tránh khỏi. Để từ đó mà biết trân trọng từng phút giây, biết nâng niu từng khoảnh khắc, không bỏ lỡ sự sống mới bắt đầu mơn mởn, mây đưa gió lượn, cánh bướm tình yêu… để hưởng trọn cái xuân hồng mà phải cắn mới đã đầy, no nê được. Vẻ đẹp của thiên nhiên găn liền với quan niệm sống vội vàng của nhà thơ, cũng là phương tiện để nhà thơ bộc lộ cách sống ấy.

Nếu coi Vội vàng là một bài thơ tả cảnh thì sự thực thiên nhiên không giúp ích quá nhiều. Bởi vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ như đã nhận định nó mang nét độc đáo và riêng có của Xuân Diệu và đóng vai trò để thể hiện quan niệm sống của nhà thơ. Cho nên thiên nhiên không hiện lên trong một hình khối tổng thể, bao quát mà như những mảnh ghép chạy theo mỗi quan điểm yêu đời, yêu cuộc sống của nhà thơ. Tuy nhiên cũng nhờ đó mà thiên nhiên được nhà thơ nhìn nhận ở một góc độ đặc biệt lại càng trở nên có ý nghĩa hơn trong cách sống vội vàng mà ông tuyên ngôn ở tác phẩm này.
Thêm
Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
1K
3
2
"Mỗi sáng tác văn học chân chính đều là một đề nghị về cách sống". Như vậy có nghĩa là mỗi tác phẩm chính là nơi biểu hiện cao nhất quan điểm nhân sinh của người nghệ sĩ. Đến với "Vội vàng", ta sẽ được bắt gặp một nhân sinh quan mới mẻ của Xuân Diệu - nhà thơ của "niềm khát khao giao cảm với đời". Ở bài thơ "Vội vàng", ngay từ tên đề, người ta đã thấy ẩn chứa biết bao ý nghĩa và quan niệm sống mà Xuân Diệu gọi tên ra là "Vội vàng". Hãy xem đó là một quan niệm sống như thế nào? Nó có tác dụng hay ảnh hưởng gì đến cuộc sống của con người trong bài viết "Phân tích quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu".

Phân tích quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu.png

Xem thêm bài viết liên quan đến chủ đề: Phân tích quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu
Phân tích bài thơ Vội vàng hay nhất (8 mẫu)
Nhận định hay về bài thơ Vội vàng và tác giả Xuân Diệu

Nội dung chính bài Vội vàng

Phân tích quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu​

Nhà thơ được Hoài Thanh đánh giá là “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” chính Xuân Diệu không ai khác. Thơ ông là một nguồn sống dào dạt tràn đầy xuân sắc xuân tình của một thi nhân yêu say đắm tình yêu, cuộc đời và biết trân trọng, tận hưởng vẻ đẹp cuộc sống. Tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu là bài thơ “Vội vàng” thể hiện quan niệm sống vội vàng rất mới mẻ, có ý nghĩa. Vậy tại sao Xuân Diệu lại có được điều đó ta cùng tìm hiểu bài thơ để làm rõ lối sống vội của thi nhân.

Vội vàng là một tính từ để chỉ sự nhanh chóng, gấp gáp. Theo Xuân Diệu sống vội là sống nhanh, sống gấp để tận lực cống hiến, tận tâm tận hưởng, thưởng thức vẻ đẹp tạo hóa ban tặng. Sống vội vàng trong quan niệm của ông là lối sống tích cực khác với cách sống gấp của một số bạn trẻ hiện nay vội chạy theo giá trị vật chất, vội sống để hưởng thụ mà quên mất làm việc, vội chạy theo xu thế thời thượng mà sa đà vào lối sống tiêu cực vô nghĩa. Chính quan niệm vội vàng của Xuân Diệu đã thức tỉnh cho ai đã lầm lối, mở đường cho ai đang bơ vơ đi tìm lẽ sống đích thực.

Vậy tại sao Xuân Diệu lại có được lối sống mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc như vậy? Ông là nhà thơ luôn khao khát giao hòa, giao cảm với cuộc đời, yêu tha thiết sự sống xung quanh mình. Xuân Diệu phát hiện ra vẻ đẹp tạo hóa ban tặng cho chúng ta, thi sĩ như người hướng dẫn viên du lịch đưa ta du ngoạn ngắm cảnh đẹp hết chốn nọ đến chỗ kia: là vẻ đẹp của ong bướm trong tuần tháng mật, hoa của đồng nội xanh rì, lá của cành tơ phơ phất, khúc tình si của yến anh, ánh sáng chớp hàng mi, thần Vui gõ của mỗi sáng sớm và tuyệt vời nhất là vẻ đẹp của tháng giêng được thi sĩ so sánh ngon như cặp môi gần của tình yêu. Những vẻ đẹp ấy không phải tìm ở đâu xa mà nó là “bữa tiệc ngon”, là chốn bồng lai tiên cảnh giữa trần gian. Nó không phải là vẻ đẹp đặc trưng cho một vùng quê như thơ Nguyễn Khuyến, Hàn Mặc Tử hay vẻ đẹp “Tràng giang” của Huy Cận mà thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu có ở bất cứ nơi nào, vùng quê nào bởi nét đẹp bình dị xung quanh ta. Thi nhân sung sướng tận hưởng, thỏa mãn chìm đắm trong thiên nhiên nhưng ông cũng “vội vàng một nửa”, ông bồi hồi nuối tiếc cảnh sắc đất trời trong những phút giây căng tràn nhựa sống trong khoảnh khắc tươi đẹp khi xuân sang.

Thi sĩ sống vội vàng là bởi ông nhận ra quy luật trôi chảy khắc nghiệt và sự tàn phá của thời gian. Nếu như trong văn học trung đại các nhà thơ quan niệm thời gian là tuần hoàn, xoay vòng còn đối với Xuân Diệu đó là thời gian tuyến tính một đi không trở lại:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”.


Nếu người khác cảm nhận mùa xuân qua đi khi hạ đến còn nhà thơ không cần đợi nắng đến mới hoài xuân mà ông nuối tiếc mùa xuân ngay cả khi nó đang hiện hữu. Đối với ông xuân đang đến nghĩa là đang qua, xuân còn non rồi cũng già, thậm chí là xuân hết nhà thơ cũng mất. Xuân Diệu yêu quý mùa xuân của thiên nhiên đất trời, màu xuân của tuổi trẻ với ông tuổi trẻ qua đi cuộc đời trở nên vô nghĩa. Tuổi trẻ là quãng thời gian tươi đẹp, ý nghĩa, hạnh phúc nhất của đời người. Câu thơ mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc tác giả như muốn gửi gắm lời nhắn nhủ đến bạn đọc hãy biết trân trọng từng khoảnh khắc của thời gian, nhất là mấy năm ngắn ngủi thanh xuân, khoảng thời gian ấy ta có sức khỏe, có ý chí, có niềm tin và có cơ hội để thử thách bản thân, để cho mình được “thất bại” để thấy cuộc đời có ý nghĩa vô cùng. Nhà thơ ám ảnh trước sự tàn phá của thời gian khiến cho mọi vật đều được nhân hóa hiện hữu lên như con người cũng biết buồn vui, tủi hờn, đều biết lo sợ bởi khoảnh khắc qua đi của mùa xuân. Nên kết thúc cho mạch cảm xúc là thán từ ôi và dấu chấm than, cùng với dấu ba chấm biểu đạt ý chưa nói hết thể hiện tâm trạng nuối tiếc đến tột cùng của tác giả: “Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…”

Vì cảnh sắc trời xuân quá đẹp nên nhà thơ muốn “tắt nắng”, “buộc gió” muốn can thiệp vào quy luật của tạo hóa để lưu giữ hương sắc tươi đẹp của đất trời. Đó là một ước muốn táo bạo, nghe có vẻ phi lí nhưng đứng trong hoàn cảnh, tâm trạng thi nhân ta mới thấy nó có nghĩa có lí vô cùng. Thi nhân đang tiếc nuối cho thanh xuân của đất trời và con người nên cất tiếng kêu gọi “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm” ta đã từng bắt gặp lời thúc giục ấy trong câu thơ: “Mau với chứ vội vàng lên với chứ/ Em em ơi, tình non sắp già rồi”. Lúc nào trong tâm thức Xuân Diệu cũng muốn hưởng trọn thanh sắc của thiên nhiên, ông muốn ôm, muốn riết, muốn say, muốn thâu và tột đỉnh là muốn cắn vào xuân hồng. Hàng loạt các động từ được sắp xếp theo mức độ tăng tiến cho thấy khao khát cháy bỏng của nhà thơ muốn hòa mình, tan chảy vào thiên nhiên để tận hưởng trọn vẹn. Nếu không phải một con người yêu tha thiết cuộc sống, say đắm trước vẻ đẹp của đất trời làm sao có thể viết nên những vần thơ tuyệt mĩ như vậy. Chưa có một hồn thơ nào mà thiên nhiên lại rạo rực tràn đầy sức sống mãnh liệt như trong bài thơ “Vội vàng”.

Như vậy qua tác phẩm ta có thể thấy được quan niệm sống vội vàng tích cực đáng để ngưỡng mộ và học tập. Qua đó tác giả đã cho em cũng như bạn đọc những giá trị nhân sinh sâu sắc. Học xong bài thơ em nhận thức được giá trị của thời gian, vẻ đẹp của cuộc sống không phải ở chốn thần tiên xa vời mà hiện hữu ngay trong thường nhật. Xuân Diệu cho em biết thế nào là sống có ích, có nghĩa, biết nỗ lực hết mình cho tuổi trẻ ngắn ngủi, biết cống hiến sức mình cho quê hương và biết tận hưởng cuộc sống tươi đẹp.

Quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu có ý nghĩa sâu sắc với cuộc đời, tồn tại lâu bền với thời gian và luôn đúng trong mọi thời đại đặc biệt với các bạn trẻ đúng như nhận xét của Hoài Thanh: “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới – nên chỉ những người còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê”.
Thêm
Phân tích quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu
  • Like
Reactions: QuangNhat
1K
1
2

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
439
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Bài viết phân tích đầy đủ các quan niệm của Xuân Diệu trong bài Vội vàng. Dùng làm tài liệu ôn thi giữa kỳ, cuối kì rất tốt
 
Vội vàng là tác phẩm đại diện cho Xuân Diệu và đại diện cho phong trào Thơ mới. Đó là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt, tiêu biểu nhất cho giọng điệu nồng nàn của Xuân Diệu. Cùng tới với 20 bài phân tích Vội vàng hay nhất để hiểu thêm về bài thơ và tài năng của Xuân Diệu.
phân tích bài thơ vội vàng hay nhất.png

Phân tích bài thơ Vội vàng hay nhất - Bài văn mẫu số 1

“Sống toàn tâm, toàn chí, sống toàn hồn
Sống toàn thân và thức nhọn giác quan“


Thời gian như dòng chảy không ngừng nghỉ . Thứ mà chúng ta đang có cũng là thứ mà chúng ta đang mất, trong hiện tại đã có quá khứ và hé mở tương lai. Nuối tiếc thời gian tuổi trẻ cũng chính là quý trọng thời gian của cuộc đời. Sự nuối tiếc đó khởi nguồn từ tình yêu cuộc sống cuồng nhiệt, là niềm khao khát được sống, được cảm nhận những gì tinh túy nhất trên đời để trân trọng. Trần gian rất đẹp, tôi muốn giữ lấy nó nhưng quy luật của thời gian của tạo hóa không để cho tuổi trẻ vĩnh hằng vậy nên làm sao tôi có thể cưỡng lại được quy luật của tự nhiên. Và đến với “Vội vàng“ của Xuân Diệu ta bắt gặp ngay một quan niệm nhân sinh – vũ trụ mới mẻ của tác giả nói riêng và cũng là của cả một phong trào thơ văn trước cách mạng nói chung .

nhà thơ lãng mạn, Xuân Diệu có nhiêu hoài bão, ước mơ, lại là một nhà thơ luôn yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt. Nhưng trong cuộc đời cũ Trước Cách mạng tháng tám, nhưng điều đó thật khó đạt được đối với một thế hệ thi nhân mất nước như Xuân Diệu. Ông luôn có cảm giác lo sợ , thấy cuộc đời ngắn ngủi, tuổi xuân và tuổi trẻ vô tình lướt qua như một cơn gió nên phải “vội vàng“ để tân hưởng cuộc đời ấy .
“Vội Vàng’’ một cách cuống quýt, gấp gáp nhưng không hề trong vô thức, nó hoàn toàn nằm trong tiềm thức của tác giả. Ở một nơi nào đó nếu bạn muốn mình giàu có, hãy tính tất cả những điều bạn đang có mà tiền bạc cũng chẳng thể mua được. Và một trong những điều đó chính là thời gian. Ở bài thơ cũng vậy, tác giả luôn muốn thời gian dừng lại ở những khoảnh khắc đắm say, tươi đẹp nhất để có thể đằm mình vào cảm nhận thêm chút nữa

ĐOẠN 1:​

Xuân Diệu yêu đời và ham sống, ông ý thức rất rõ về sự tồn tại có giới hạn của đời người trước thời gian một đi không trở lại nên ông không muốn để thời gian trôi chảy, tuổi trẻ cứ tàn phai theo tháng năm. Trước Cách mạng Xuân Diệu đã hơn một lần tâm sự: “Tôi sợ mất sự sống của tôi , tôi không muốn nó rớt chảy trôi theo dòng ngày tháng” ( Lời đưa duyên – 1945 ).

Mở đầu bài thơ, thi sĩ muốn tắt nắng buộc gió, … mà lí do của hành động ấy là để cho hương sắc của cuộc đời đừng nhạt phai , đừng chảy trôi theo dòng ngày tháng:

“Tôi muốn tăt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại ,
Cho hương đừng bay đi”


Bằng sự độc đáo , sắc riêng của Xuân Diệu đã được thể hiện ngay từ bốn câu đầu với thể thơ ngũ ngôn. Thể thơ ấy phải chăng quá phù hợp với việc thể hiện cảm xúc vồ vập của tác giả bởi những câu thơ ngắn giàu nhịp điệu. Điệp ngữ “tôi muốn” được nhắc lại hai lần cùng với đó là động từ mạnh ”tắt , buộc” đã thể hiện rõ khát vọng của nhà thơ. Phải là người yêu thiên nhiên , yêu tất cả những điều đơn sơ mà bình dị thì mới có thể đằm mình vào sắc vàng của nắng , hương sắc ngọt ngào và ý vị cho đời . Đó là khát vọng chiếm đoạt quyền năng của tạo hóa để buộc hương hoa thắm tươi mãi bên đời , bên người .Ngông cuồng hơn là Xuân Diệu muốn vũ trụ ngừng quay , thời gian ngừng trôi để thi nhân không ngừng tận hưởng những phút giây tuổi trẻ của đời mình bởi vì đơn giản tuổi trẻ chẳng chờ ai. Cứ nhẹ nhàng nhưng lại mãnh liệt , cứ phiêu đến si mê, ngây ngất trước bức tranh rực xuân tình, xuân sắc với cuộc sống ngọt ngào dậy men tình của con người . Đó là cuộc sống trần gian quanh ta với những điều đáng yêu đến vô cùng mà con người ta vội vàng bước qua trong sự vô tình còn tác giả thì không , ông thả hồn mình trang trải khắp muôn nơi gieo rắc lên những trái ngọt hoa thơm vào lòng độc giả những điều tưởng như biết nhưng rồi hóa hư không . Ông ngông cuồng nhưng cái ngông của vạn sự đẹp đẽ trên đời.

ĐOẠN 2 ;​

Nếu như thời ấy Chế Lan Viên than khóc cho một đế chế “ điêu tàn ” trong quá khứ, còn với cuộc đời thực tại ông chỉ thấy toàn là sự khổ đau:

“Tôi có chờ đâu có đợi đâu
Đem xuân chi đến gợi thêm sầu
Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nỗi khổ đau”


Còn Vũ Đình Liên nuối tiếc cái đẹp xưa , những vàng son của một thời quá vãng thì bằng cảm quan thẩm mĩ tích cực và độc đáo của Xuân Diệu luôn tìm thấy cái đẹp và hạnh phúc ngay giữa cuộc đời trần thế. Trước cuộc đời , thơ Xuân Diệu luôn là “một nguồn sống rạo rực chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”. Viết về cuộc đời về sự sống, thơ ông thường có những xúc cảm rất đặc biệt. Sự vồ vập, sung sướng trước một thế giới tươi non, đầy mật ngọt hoa thơm nhiều tình ái, ánh sáng và âm nhạc… tất cả đều cuốn hút , say mê.

Với tâm hồn khát sống , khát yêu ,tận hiến ,tận hưởng Xuân Diệu đã khám phá ra vẻ đẹp xuân tươi phơi phới, đầy tình tứ :

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hành mi
Mỗi buổi sớm thần vu hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”


Đó là một bức tranh thiên nhiên mùa xuân bằng một hồn thơ có “ Cặp mắt non xanh biếc rờn”. Cảnh vật đang vào độ thanh tân, diễm lệ. Cảnh vật hiện lên đều có đoi có cặp: “Ong bướm – tuần tháng mật”, “Hoa đồng nội xanh rì”, “lá cành tơ", “yến anh – khúc tình si”. “Này, đây” là những từ có chức năng định vị một không gian gần, chỉ một địa điểm, điều hiển hiện ngay trước mắt chúng ta. Hai từ ấy lại được Xuân Diệu kết hợp theo lối song trùng khiến cho yếu tố đứng sau nó được nhấn mạnh thêm. Bằng phương thức đảo ngữ và lặp đi lặp lại trong dòng thơ tạo thành một điệp khúc xôn xao, náo nức trong tâm hồn nhà thơ. Màu hoa trở nên ngát hương , ong bướm tình tứ ngọt ngào, cây cối đâm chồi nảy lộc. Điểm vào cảnh ấy là tiếng chim yến anh là say đắm lòng người. Có những khi khát khao của tác giả lại càng trở nên cháy bỏng , tác giả muốn được như thế và hơn thế:

“Tôi kẻ đưa răng bấu mặt trời
Kẻ đựng trái tim trìu máu đất
Hai tay chín móng bám vào đời”

Xuân Diệu đã kết lại bức tranh mùa xuân bằng câu thơi đầy sức gợi tình: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” rất “ngon”, “ngọt” của những cặp đô vào lễ tình nhân . Bởi thế mà có lẽ mùa xuân là là đẹp nhất trong năm, tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất đời người. Ở đây trong sự so sánh giữa thiên và con người, tác giả đã mang đến cho độc giả một quan niệm nghệ thuật về con người rất mới mẻ: “con người là vẻ đẹp chuẩn mực của xã hội, tinh khôi và tràn đầy nhựa sống”.

Bài thơ đã đem đến quan điểm sống hiện đại, tích cực. Đó là triết lí sống vội vàng, sống trọn vẹn từng giây phút và sống hết mình. Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc và lí trí. Với những bài thơ kết đọng biết bao tinh hoa, Xuân Diệu xứng đáng là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”.


Phân tích bài thơ Vội vàng hay nhất - Bài văn mẫu số 2

Trước cách mạng tháng tám, hồn thơ của Xuân Diệu hồn nhiên yêu đời, yêu cuộc sống, say mê với cái đẹp, nhạy cảm với sự trôi chảy của thời gian. Nhưng càng yêu say, Xuân Diệu càng sợ cuộc sống sợ tình yêu và vẻ đẹp sẽ bỏ mình và bay đi mất. Chính vì thế mà ta thường gặp trong thơ ông những trạng thái hốt hoảng, lo âu, yêu – sống một cách tham lam, cuống quýt, vồ vập. “Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu cho trạng thái cảm xúc ấy của Xuân Diệu.

Mở đầu bài thơ, Xuân Diệu dùng những từ ngữ có tính chất oai nghiêm, mệnh lệnh.

“Tôi muốn tắt nắng đi”
“Tôi muốn buộc gió lại”


Những từ ngữ ấy thể hiện một cái tôi cá nhân đầy khao khát, khao khát đạt quyền của tạo hóa, cưỡng lại quy luật của tự nhiên, những vận động của đất trời. Bởi ông hiểu rằng, sắc thắm nào rồi cũng nhạt, hương nồng nào rồi cũng phai. Xuân Diệu không muốn những vẻ đẹp tự nhiên của đất trời mất đi. Ông muốn lưu giữ nó bên mình để được thưởng thức một cách trọn vẹn, mãi mãi.

Sau tâm trạng ấy là tiếng reo vui của nhà thơ. Trong cái nhìn của Xuân Diệu sự sống quen thuộc quanh ta bỗng trở nên vô cùng hấp dẫn.

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi sáng sớm thần vui hằng gõ cửa”


Cảnh thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu hiện ra như một khu vườn ngập tràn hương sắc thần tiên, như là ở một cõi nào xa lạ, chứ không phải là của cõi trời trần tục này. Cũng vẫn là thiên nhiên non nước ngàn năm ấy thôi nhưng Xuân Diệu phát hiện ra bao vẻ đẹp bất ngờ, đáng yêu đáng say đắm. Xuân Diệu đã nhìn đời bằng cặp mắt “xanh non” , “biếc rờn” vui say, rộn ràng tận hưởng những vẻ đẹp diệu kì mà trời đất đã ban cho mỗi cuộc đời, mỗi con người. Những từ ngữ “này đây” san sát nhau đã phô diễn sự phong phú dường như bất tận của thiên nhiên, đã bày ra một khu vườn địa đàng ngay giữa chốn trần gian – một “thiên đàng trần thế”.

Người ta nói tháng giêng đẹp, tháng giêng vui, còn Xuân Diệu lại thấy “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Văn học trung đại lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người. Còn Xuân Diệu thì lại lấy vẻ đẹp của con người ở giữa tuổi xuân và tình yêu làm chuẩn mực cho cái đẹp. Thơ xưa ngại nói đến những biểu tượng của các vị giác còn Xuân Diệu đã không ngần ngại trộn lẫn và huy động tất cả mọi giác quan của mình để thưởng thức được trọn vẹn những vẻ đẹp của thiên nhiên.

Đang vui say, Xuân Diệu bỗng chốc lại buồn ngay vì nhận ra một sự thật nghiệt ngã.

“Xuân đang đến nghĩa là xuân đang qua
Xuân còn non nghĩa là xuân đã già”


Trước Xuân Diệu, chưa bao giờ có những câu thơ định danh như vậy. Điệp ngữ “nghĩa là” vang lên khô khốc diễn tả một bi kịch trong tâm hồn con người không cách gì nếu giữ được thời gian đang trôi qua. Nỗi nối tiếc vì ngày vui ngắn ngủi qua mau đó, với Xuân Diệu là đau đớn đến tột cùng. Nhà thơ cho rằng mình sẽ chết đi cùng với mùa xuân khi mà vẻ đẹp của cuộc đời không còn nữa.

“Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”

Chính cái ý thức thời gian xuôi chảy một dòng, một đi không trở lại, thời gian là tuyến tính chứ không phải tuần hoàn, định lượng chứ không phải định tính đã chi phối cái nhìn cuộc đời của Xuân Diệu. Do chưa có cái nhìn biện chứng về thời gian nên Xuân Diệu thấy thời gian là một dòng suy biến và tàn phai, ở cuối con đường là sự già nua và chết chóc. Thời gian lấy đi của con người tuổi trẻ và tình yêu mang trả con người tuổi già và cái chết. Ý nghĩ đó là cho Xuân Diệu cảm nhận đất trời như cũng đối kháng với con người.

“Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian”


Đời người thì hữu hạn mà thời gian thì lại vô cùng. Tâm hồn con người ta cứ mãi trẻ trung, cứ đầy khao khát nhưng thể xác thì phải già nua theo ngày tháng, không thể nào cứ qua đi rồi lại vòng trở lại như mùa xuân.

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”.


Xuân Diệu buồn biết bao nhiêu khi nhận ra cái bi kịch khủng khiếp ấy của kiếp người. Chính vì sợ ngày vui ngắn ngủi qua mau, sợ vẻ đẹp sẽ tàn phai nên toàn bộ thiên nhiên tươi sáng ở trên kia đến đây cũng mất dần tính tự nhiên, vô tư của nó. Xuân Diệu dường như cảm nhận được mùi vị của tháng năm, nhưng đó là mùa vị đem đến cho nhà thơ sự nuối tiếc xót xa “vị chia phôi”. Những hợp âm rì rào nghe như lời than thầm vang lên khắp sông núi. Cả đến cơn gió xinh cũng dỗi hờn, chim chóc cũng “đứt tiếng reo thi” vì sợ “độ tàn phai sắp sửa”. Kết thúc tâm trạng ấy là tiếng thở dài ngao ngán.

“Chẳng bao giờ, ôi! chẳng bao giờ nữa”

Vì nhận thấy sự nghiệt ngã của thời gian nên nhà thơ lại dậy lên một nỗi khát khao sống hết mình, trọn vẹn. Chính trái tim trẻ tuổi, yêu đời, tràn đầy nhiệt huyết đã không cho phép nhà thơ buông xuôi, phó mặc. Nhà thơ như giục giã chính mình “Mau đi thôi ! mùa chưa ngã chiều hôm”.

Nhà thơ muốn tận hưởng cuộc sống, tận hưởng những vẻ đẹp của đất trời khi nó còn đang trong độ xanh tươi mơn mởn.

“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn chiều”


Điệp ngữ ta muốn một lần nữa được láy lại dồn dập để bày tỏ một khát khao lớn lao muốn ôm cả sự sống vào lòng.

“Cho chếnh choáng mùi hương, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi”


Đấy là một tình yêu nồng nhiệt tới tột độ đối với cuộc sống. Tình yêu ấy đã xua tan đi cái ủ rũ u sầu, làm sống lại cái sinh khí vốn có của một chàng trai trẻ. Kết thúc bài thơ là hình ảnh chàng trai trẻ Xuân Diệu đang hét vang lên niềm đắm đuối, say mê của mình trước thiên nhiên tươi đẹp.

“Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”.

“Vội vàng” thể hiện niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống, một nỗi buồn bã, đơn côi khi nhận ra quy luật nghiệt ngã của đất trời. Tất cả rồi sẽ tàn phai nhưng vượt lên trên tất cả, nỗi khát khao yêu đời vẫn tràn đầy, mãnh liệt. Nó kích thích bạn đọc trẻ tuổi niềm đam mê cuộc sống.


Phân tích bài thơ Vội vàng hay nhất - Bài văn mẫu số 3

Trong phong trào thơ Mới, ngoài cái kỳ dị bí ẩn nhiều đau thương của Hàn Mặc Tử, sự quê mùa chân chất của Nguyễn Bính, nỗi buồn mênh mang, ảm đạm của Huy Cận thì Xuân Diệu đã nổi lên như một hiện tượng độc đáo, đầy mới lạ và nhiều sức hấp dẫn. Ông đã mang đến cho cả thi đàn một luồng gió mới, trẻ trung, yêu đời, nồng nhiệt và đắm say, như một kẻ si tình đang vội vã khỏa lấp đi những nỗi trống rỗng, thiếu vắng trong lòng, một kẻ “tham lam” tận hưởng những màu sắc, hương vị bình thường giữa cuộc đời. Đọc thơ Xuân Diệu người nào chê thì phê phán đến bỏ, người đã thích thì ca ngợi hết lời, và những người thích thú ấy lại đa số là những người trẻ, dạt dào sức sống. Vội vàng là một trong những tứ thơ nổi bật và xuất sắc nhất của Xuân Diệu khi thể hiện được hầu hết phong cách sáng tác cũng như những quan niệm sống, những triết lý nhân sinh sâu sắc của tác giả.

“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”


Trong bốn câu thơ đầu tiên Xuân Diệu đã bộc lộ cái tôi cá nhân của mình một cách rõ rệt và đặc sắc bởi những ước muốn kỳ lạ có phần hoang đường và nông nổi khi tác giả muốn “tắt nắng”, “buộc gió” những sự việc tưởng chừng như xa vời và không thể xảy ra. Đằng sau suy nghĩ táo bạo ấy là một tình yêu tha thiết với cuộc đời, vì yêu nên người thi sĩ luyến tiếc tất cả vẻ đẹp bình dị đang diễn ra ở cuộc đời này. Đối với Xuân Diệu màu nắng chói chang của mùa hạ hay nhàn nhạt của mùa thu đều thực đẹp và thực quý giá, mà bản thân Xuân Diệu muốn thứ nắng ấm áp ấy mãi được tồn tại để chiêm ngưỡng, tận hưởng.

Nhà thơ muốn “buộc gió” là bởi vào mùa xuân trăm hoa đua nở, hương sắc ngào ngạt, buộc gió để hương thơm của hoa lá, cây cỏ không bị phai nhạt, hư vô trong không gian. Có thể nói rằng cái tôi của Xuân Diệu được thể hiện một cách vô cùng độc đáo vừa ngây thơ, khát khao sở hữu như một đứa trẻ hồn nhiên lại cũng vừa táo bạo, mạnh mẽ khi muốn thay đổi cả tạo hóa. Tất cả những điều ấy đều thể hiện tấm lòng yêu tha thiết của Xuân Diệu đối với cuộc sống, với thiên nhiên mùa xuân, mà sâu xa là sự tiếc nuối, sợ hãi bản thân không so kịp với bước chân của tạo hóa, không thể tận hứng mà tận hưởng hết tất thảy những điều bình dị trong cuộc đời vốn còn nhiều tươi đẹp này.

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si Và này đây ánh sáng chớp hàng mi Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

Chính từ nhận thức mới mẻ rằng vẻ đẹp thực sự chính là xuất phát từ những điều bình dị, giản đơn xung quanh cuộc sống thường ngày chứ không phải ở một chốn bồng lai tiên cảnh nào xa xôi. Xuân Diệu đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên mùa xuân thực sinh động và hấp dẫn, bộc lộ rõ tình cảm nồng nàn, đắm say của ông đối với mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. Xuân Diệu được mệnh danh là ông hoàng thơ tình bởi từng vần thơ của ông dù vui hay buồn vẫn luôn rất tình tứ, lãng mạn. Ở Vội vàng cũng thế, trong lúc sôi nổi, đắm say và nhiệt huyết nhất khi nhìn về cảnh sắc mùa xuân, ánh mắt của người nghệ sĩ cũng tràn ngập tình yêu, niềm hạnh phúc đã đầy. Điều đó thể hiện rõ trong từng câu thơ khi ở bức tranh thiên nhiên hầu như mọi cảnh vật đều có đôi có cặp, lãng mạn và tình tứ, ong bướm thì ngọt ngào đắm say tuần tháng mật. Hoa trong đồng nội xanh rì thực hòa hợp viên mãn, lá với cành tơ cũng lả lướt đón đưa, và khúc tình si của cặp yến oanh lại càng làm cho khung cảnh mùa xuân thêm phần rộn rã tươi đẹp.

Đặc biệt ở câu thơ “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi” lại càng làm cho bức tranh mùa xuân thêm phần lãng mạn, trong trẻo và ấm áp tình người. Hình ảnh hàng mi ánh lên màu nắng sớm là một hình ảnh đẹp và lãng mạn, khi Xuân Diệu đã khéo léo để con người xuất hiện và hòa nhập với thiên nhiên, yêu thiên nhiên một cách rất đỗi dịu dàng, đó có thể là một nàng thơ trẻ tuổi dạo bước trong khu vườn, cả người phủ một màu nắng nhàn nhạt, mà hàng mi cong vút lại bắt mắt hơn cả. Đó cũng có thể là bóng dáng người nghệ sĩ đang bận tận hưởng mùa xuân, trong cảm giác mơ màng, đôi mắt khép hờ hững khiến nắng ánh lên hàng mi. Chung quy lại dù hiểu theo cách nào Xuân Diệu cũng đã rất thành công khi đem đến cho người đọc một bức tranh thiên nhiên thực hài hòa, tràn đầy sức sống, cả sức sống của thiên nhiên lẫn sức sống của con người. Càng bộc lộ được tấm lòng yêu mùa xuân, yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả.

Đến câu thơ cuối cùng triết lý nhân sinh sâu sắc của Xuân Diệu được bộc lộ một các tinh tế rằng “Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa”, như vậy đối với tác giả một ngày được sống, được tỉnh giấc chính là một niềm vui lớn, tựa như thần, như thánh ngự trước cửa. Và Xuân Diệu, bản thân ông chỉ mong mỗi ngày được sống hạnh phúc, được tận hưởng cuộc sống bình dị êm đềm, được sống giữa thiên nhiên xuân sắc, đó đã là điều hạnh phúc quá đỗi lớn lao, chứ chẳng mong cầu tìm bình yên, vui sướng giữa chốn bồng lai tiên cảnh, xa rời nhân thế. Từ đó cũng thấy được quan niệm sống thực tế, đơn giản, không mưu cầu những thứ cao xa, ngoài tầm với, mà trái lại Xuân Diệu hết sức trân trọng cuộc sống trước mắt, trân trọng từng giây phút tuổi trẻ giây phút được sống trên trần gian.

Câu thơ “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần” là sự chuyển đổi cảm xúc mạnh mẽ và thú vị, xưa nay người ta vẫn tận hưởng cảnh sắc thiên nhiên bằng thính giác, xúc giác, thị giác, thì đến Xuân Diệu ông còn tận hưởng mùa xuân bằng cả vị giác. Vì quá đỗi yêu thích, quá đỗi khao khát vẻ đẹp của mùa xuân mà ông vừa thấy nó ngon ngọt, vừa muốn được tận hưởng được “hôn” vào mùa xuân. Đang trên đà cảm xúc thăng hoa tột bậc của sự sung sướng hạnh phúc, bỗng nhiên tâm trạng của thi sĩ chùng lại:

“Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

Xuân Diệu đang mơ màng trong bức tranh thiên nhiên mùa xuân đậm sắc hương vị, thế nhưng giữa cái sung sướng ấy nhà thơ bất chợt dừng lại vội vã nuối tiếc mùa xuân ngay chính giữa mùa xuân. Quả thực đó là một cách nghĩ vô cùng kỳ lạ và khó hiểu, thế nhưng chính cái sự ưu lo, tiếc nuối lạ lùng ấy lại là chi tiết cho thấy tấm lòng khao khát, trân trọng mùa xuân và tuổi trẻ của Xuân Diệu nó tha thiết, sâu đậm hơn bao giờ hết. Đồng thời cũng là cánh cửa để ở ra những triết lý nhân sinh mới mà tác giả muốn truyền đạt.

“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại. Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;”

Xuân Diệu hiểu và nắm rõ được quy luật không thể thay đổi của tạo hóa “Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua/Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”, thời gian thấm thoát thoi đưa, năm này qua tháng nọ, cứ lặng lẽ trôi đi mà không vì một ai mà dừng lại. Cùng với bước đi của tạo hóa tuổi xuân của con người cũng theo đó mà tàn phai, héo úa dần theo năm tháng, không một ai có thể chống lại bước đi của thời gian, cũng không thể sống mãi cùng năm tháng, tuổi trẻ qua đi, tuổi già ập đến, con người chẳng ai thoát khỏi một vòng sinh lão bệnh tử. Tác giả nghĩ đến mùa xuân qua đi rồi xuân lại về, một vòng tuần hoàn lặp lại mãi mãi, thế nhưng còn bản thân ông lại chỉ có một cuộc đời, một tuổi xuân duy nhất. Chính lẽ ấy Xuân Diệu đâm ra tiếc nuối và hờn giận “Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật/Không cho dài thời trẻ của nhân gian”. Tác giả yêu cuộc sống, khao khát mùa xuân và tuổi trẻ đến độ hờn dỗi, than trách cả tạo hóa, thậm chí muốn ông trời cho mình thêm một thời thanh xuân tươi đẹp. Ấy rồi Xuân Diệu càng trở nên buồn bã, ảm đạm trong những vần thơ chứa đựng đầy nỗi tiếc nuối:

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”,


Tác giả ý thức được sự ngắn ngủi của đời người, của cuộc sống thế nên đối với ông việc tạo hóa tuần hoàn cũng chẳng có nghĩa lý gì khi cuộc đời chỉ có một, chẳng thể lặp lại lần nữa. Đồng thời cũng thể hiện được cá tính, cái tôi ngông cuồng, dám vượt lên để đứng ngang hàng cùng vũ trụ, đề cao bản ngã, khi nhận định rằng còn trời đất nhưng đã không còn bản thân mãi mãi, thể hiện sự mất mát sánh ngang với trời đất. Chính lẽ ấy, Xuân Diệu không kìm lòng được mà tiếc cả đất trời, tiếc nuối hết tất thảy những gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống. Cái tấm lòng vừa bao la, vừa tham lam tiếc nuối của Xuân Diệu thật đáng yêu và cũng thật sâu sắc, khi đã mở ra trong lòng độc giả những quy luật tuần hoàn tàn nhẫn của tạo hóa, khiến chúng ta nhận thức được sự quý giá của tuổi trẻ, tạo động lực để con người ta sống có ý nghĩa hơn, tránh để lại nhiều tiếc nuối trong cuộc đời. Và bản thân Xuân Diệu cũng chính là người mạnh mẽ tìm ra giải pháp cho bản thân khi sớm nhận ra những quy luật của thời gian, ông vội vã lao vào sống, lao vào tận hưởng đến gấp đôi, gấp ba lần, như một kẻ đói đứng trước rừng cao lương mỹ vị.

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi; – Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Câu thơ “Mau đi thôi/Mùa chưa ngả chiều hôm” chính là lời tự thúc giục, động viên bản thân, cũng như nhiều thế hệ trẻ phải nhanh bước chân chạy đua với thời gian mà tận hưởng của sống, tận hưởng những cảnh đẹp, ý vui ngay chính tại nhân gian này chứ không phải ở một nơi nào đó xa xăm. Tấm lòng khát khao, rạo rực của người nghệ sĩ như “muốn ôm cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn”, dành trọn hết tất cả những gì xanh tươi, trẻ trung trong vũ trụ, muốn được bay bổng cùng với “mây đưa, gió lượn”, muốn được đã đầy say đắm trong tình yêu và mật ngọt của tuổi trẻ. Tất cả những điều tuyệt vời ấy Xuân Diệu chỉ muốn gộp, muốn “thâu” hết lại trong một “cái hôn nhiều” đắm say, mơ màng và sâu sắc.

Lòng người nghệ sĩ chỉ muốn tận hưởng càng nhiều, nhiều hơn nữa, với ông bao nhiêu cái xinh đẹp của thời tươi cũng là chẳng đủ, ông muốn sống hai ba lần chỉ trong một đời người. Thế nên cái tốc độ, cái vội vàng, những cái mà ông muốn tận hưởng, muốn ôm trọn cũng gấp tới vài ba lần. Nếu có điều quở trách người ta chỉ dám quở: Xuân Diệu sao tham sống quá, tham tận hưởng cái cuộc đời vốn bình dị này quá mà đâu biết rằng đối với ông những thứ cây cỏ, ánh sáng của thế gian này lại chính là thứ quý giá và tươi đẹp nhất trên đời. Có vậy mới thấy Xuân Diệu trong thơ dường như muốn tận hưởng mãi, không có điểm dừng, thế nhưng ông lại cũng là người sáng suốt khi biết thế nào là hạnh phúc, biết đủ và biết kiếm tìm vẻ đẹp cuộc sống ở nơi nhân gian trần thế, chứ chẳng hão huyền tịm tận chín tầng mây như nhiều văn nhân, nghĩa sĩ xưa.

Câu thơ cuối bài “Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào ngươi!” là một câu thơ giàu xúc cảm và rất tình tứ, thể hiện được cái lãng mạn vừa phóng khoáng vừa ngông cuồng, cũng như tình yêu mãnh liệt của Xuân Diệu đối với mùa xuân. Đối với ông chỉ cảm nhận, mắt thấy tai nghe còn chưa đủ, mà người còn muốn được cắn thử, nếm thử cái hương sắc tuyệt vời của mùa xuân, được tận hưởng một cách trọn vẹn nhất thì mới nguôi ngoai những nỗi tiếc nuối, hoang mang trong lòng, mới lấy lại được sự cân bằng trong những cảm xúc bâng khuâng vì sợ tuổi xuân trôi đi mất.

Vội vàng của Xuân Diệu là một bài thơ rất mới, mới về cả cách nhìn nhận, quan niệm thẩm mỹ, cho đến cách truyền tải cảm xúc, triết lý nhân sinh, tất cả đều được tác giả thể hiện một cách tinh tế, cũng vừa độc đáo với lối thơ tự do, khuynh hướng lãng mạn kiểu Pháp, cùng với hệ thống từ ngữ phong phú giàu sức gợi. Tác phẩm không chỉ bộc lộ những quan niệm mới mẻ về mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ, mà còn mang đến cho người đọc cách nhìn nhận về cuộc sống, về việc tìm kiếm hạnh phúc, cũng như cách trân trọng và sống một cuộc đời có ý nghĩa, để tuổi xuân không bị lãng phí trong nhiều tiếc nuối.

(sưu tầm)
Thêm
Phân tích bài thơ Vội vàng hay nhất
634
2
5
Không phải tự nhiên mà Xuân Diệu được gọi là “ông hoàng thơ tình” , là đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới với hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió trong đó có bài thơ Vội vàng khá tiêu biểu cho hồn thơ của ông. Xuân Diệu lựa chọn thoát khỏi những niêm luật nghiêm ngặt của thơ Đường Luật bằng một con đường mới mẻ, nơi cái tôi và cảm xúc chân thuần của người nghệ sĩ không bị bó buộc bởi bất kỳ nguyên tắc nào với những áng thơ tình khi thì lãng mạn, dịu êm, khi thì mãnh liệt, dữ dội, đôi lúc là cảm giác muốn người yêu kề cận bên mình, gần gũi, ái ân không ly biệt; đôi khi lại là sự hòa hợp, gần gũi cả thể xác lẫn tâm hồn. Như Hoài Thanh từng nói về ông "Dòng tư tưởng quá sôi nổi không thể đi theo những đường có sẵn. Ý văn xô đẩy, các khuôn khổ câu văn phải lung lay”

Nhận định hay về bài thơ Vội vàng và tác giả Xuân Diệu.jpg

(Nhận định hay về bài thơ Vội vàng và tác giả Xuân Diệu)

Sau đây là một vài đánh giá của những nhà phê bình, nhà giáo dành cho Xuân Diệu và bài thơ vội vàng nổi danh của ông:​


1/ “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới – nên chỉ những người còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê. Xuân Diệu không như Huy Cận vừa bước vào làng thơ đã được người ta dành ngay cho chỗ ngồi yên ổn. Xuân Diệu đến giữa chúng ta tới nay đã ngót năm năm mà những tiếng khen chê chưa ngớt. Người khen, khen hết sức; người chê, chê không tiếc lời.”

– Thi nhân Việt Nam

2/ “Xuân Diệu không quan niệm tình yêu chỉ là sự giao cảm xác thịt mà còn là sự giao cảm giữa những linh hồn mà đấy mới là cái khát vọng cao nhất, cái đích cao nhất trong tình yêu.”

– Nguyễn Đăng Mạnh

3/ Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cũng nhận định về bài thơ Vội vàng: "Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống".

4/ “Bây giờ khó mà nói được cái ngạc nhiên của làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu đến. Người đã tới giữa chúng ta với một y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn làm thân với con người có hình thức phương xa ấy. Nhưng rồi ta cũng quen dần, vì ta thấy người cùng ta tình đồng hương vẫn nặng… Ngay lời văn Xuân Diệu cũng có vẻ chơi vơi. Xuân Diệu viết văn tựa trẻ con học nói hay như người ngoại quốc mới 7 võ vẽ tiếng Nam. Câu văn tuồng bỡ ngỡ ấy chính là chỗ Xuân Diệu hơn người… Bởi Xuân Diệu đã gửi trong thơ của người lẫn với một chút hương xưa của đất nước, bao nhiêu nỗi niềm riêng của thanh niên bây giờ"

- Hoài Thanh - Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam

5/ Có thể nói, nồng nàn và trẻ trung là hai phẩm chất, đồng thời cũng là hai giọng điệu chính trong thơ Xuân Diệu.. Trong số đó, Vội vàng là một trong những thi phẩm thuộc loại tiêu biểu nhất cho giọng điệu nồng nàn của Xuân Diệu - Nguyễn Đăng Điệp.

6/ Xuân Diệu đã mang đến cho thơ ca dân tộc một cách nhìn mới, một bút pháp mới, một cảm xúc mới - Lê Tiến Dũng.

7/ Viết về Xuân Diệu, Hoài Thanh trong "Thi nhân Việt Nam" đã từng nói: "Bây giờ khó mà nói được cái ngạc nhiên của làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu đến. Người đã tới giữa chúng ta với một y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn làm thân với con người có hình thức phương xa ấy. Nhưng rồi ta cũng quen dần, vì ta thấy người cùng ta tình đồng hương vẫn nặng". Những câu văn đầy xúc cảm và tài hoa của con người tự nguyện suốt một đời được lấy chính hồn tôi để hiểu hồn người, để được đi kiếm tìm những tâm hồn đồng điệu ấy đã hé mở trong ta nhiều điều về sự cách tân mới mẻ, táo bạo của nhà thơ Xuân Diệu trong hành trình sáng tạo. Nhưng dẫu có tân kì và tối tân đến đâu đi chăng nữa, Xuân Diệu vẫn mang trong mình hồn cốt, bản sắc của một nhà thơ nước Việt. Bởi vậy, có thể nói, cái hồn cốt văn hóa là cái níu giữ tâm hồn thi sĩ thì cái cách tân, đổi mới lại là yếu tố đưa ông hòa nhập vào với hơi thở chung của thơ ca đương đại. Trên hành trình sáng tạo ấy, bài thơ "Vội vàng" là một trong những bông hoa ngát hương khoe sắc thắm đầu mùa. Đứng vững chắc trên nền tảng sự hiểu biết về hồn cốt vốn văn hóa dân tộc, Xuân Diệu đã thổi hơi thở của sự cách tân và sáng tạo để làm nên "Vội vàng", một thi phẩm của sự tân kì, mới mẻ và để hiểu hơn về lời nhận định của nhà phê bình Hoài Thanh: Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.

(Thầy Thái Văn Phú – GV trường THPT Quỳnh Lưu 2)

7. "Xuân Diệu là cả một viện nghiên cứu văn học trong anh" (Chế Lan Viên).

8. "Nhà thơ Xuân Diệu mất đi, thấy có mang theo một mảng đời văn tôi" (Nguyễn Tuân).

9. "Đau lòng thay! Mất một nhà thơ lớn. Mất một người bạn và về thơ anh là bậc đàn anh của tôi" (Hoàng Trung Thông).

10. "Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian" (Thế Lữ – Lời tựa cho tập Thơ thơ).

Là người phát hiện và rất am hiểu tài thơ Xuân Diệu, chỉ bằng vài nét phác thảo tài tình, Thế Lữ đã làm hiện lên hồn cốt thơ Xuân Diệu: say đắm tình yêu, hăm hở đi tìm những nơi sự sống dồi dào tụ lại; khao khát vô biên, tuyệt đích, muốn lên tới đỉnh cao nhất của sự sống, muốn thành một cây kim để hút vào mình thiên hạ; với những câu thơ ít lời nhiều ý, đọng lại bao tinh hoa, nghệ thuật dẻo dang và cần mẫn.

11. Nhà thơ nữ lừng danh, bà Bragriama ở chân núi Vitosa (Bulgaria) khi tuyển thơ tình trên thế giới, bà đã khoe với các bạn Việt Nam: Tôi mở đầu tuyển tập hàng trăm tác giả này bằng nhà thơ Nga Puskin và kết thúc bằng nhà thơ Xuân Diệu – Việt Nam, Xuân Diệu là nhà thơ tình lớn của phương Đông vậy!

12. "Nếu bây giờ chỉ cần gọi tên một nhà thơ trong Thơ mới thôi, thì gần như tất cả sẽ gọi Xuân Diệu" (Nguyễn Đăng Mạnh).

13. "Xuân Diệu không quan niệm tình yêu chỉ là sự giao cảm xác thịt mà còn là sự giao cảm của những linh hồn mà đấy mới là cái khát vọng cao nhất, cái đích cao nhất trong tình yêu" (Nguyễn Đăng Mạnh).

14. Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này (Hoài Thanh)

15. Trong cuốn "Thi nhân Việt Nam", Hoài Thanh có nhận xét về Xuân Diệu; đó là một hồn thơ "thiết tha, rạo rực, băn khoăn"

16. "Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, đặc sắc, độc đáo của nền thơ hiện đại Việt Nam… cho tới nay và những năm tháng trước mắt liệu có ai vượt được Xuân Diệu trong lĩnh vực thơ tình?

Và không ai có thể thay thế được Xuân Diệu."

(Tố Hữu)

17. Tế Hanh cũng cho rằng: "Thơ thơ có hương vị của tập thơ đầu tươi trẻ. Gửi hương cho gió đắm sâu thiết tha".

18. Nguyễn Xuân Sanh cũng nhận xét: "Ở tập đầu rạo rực, tươi trẻ, ở tập sau méditations của Xuân Diệu sâu hơn".

19. Các tác phẩm trên "đánh dấu một giai đoạn chuyển biến đặc biệt làm ngạc nhiên người đọc" (Hoàng Trung Thông).

20. Việt kiều ở Pháp viết: "… Tôi mạn phép tượng trưng sự nghiệp Xuân Diệu như một chuỗi dài cống hiến. Thế mà chao ôi, chính anh còn tự trách mình làm việc quá ít". "Là thi sĩ.. nghĩa là lao động" (Thép mới). "Bài học lớn nhất mà Xuân Diệu để lại cho các thế hệ cầm bút về sau là tấm gương lao động nghệ thuật nghiêm túc, cần cù, say mê, đầy sáng tạo…" (Điếu văn).

21. Dương Quảng Hàm, tác giả Việt Nam văn học sử yếu nhận xét: Xuân Diệu “là một thiếu niên có tâm hồn đầy thơ mộng, khao khát sự yêu thương, lại cảm thấy thời gian vùn vụt thoáng qua mà muốn vội vàng tận hưởng cái cảnh vui đẹp của tuổi xanh hiện tại”. Ông cũng nói thêm rằng Xuân Diệu là “Một tâm hồn đầy thơ mộng“, “Khao khát yêu thương“, “Hay tả những cảnh gây nên sự mơ màng“, “Chứa chan tình cảm lãng mạn trong đó có nhiều từ mới lạ“ nhưng “Cũng có nhiều câu vụng về, non nớt, chứng rằng tác giả chưa lão luyện về kĩ thuật của nghề thơ“

22. Mitrây Găngxen tôn vinh Xuân Diệu là “Người hát dạo của nhân dân trong thời kỳ hiện đại” và đánh giá cao “Xuân Diệu với những nhà thơ cùng thế hệ đã đem lại cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam trong thời gian trước cuộc Cách mạng năm 1945 một sự đột phá, một âm điệu mới”

23. Trong Thơ mới những bước thăng trầm, Lê Đình Kỵ đánh giá “Xuân Diệu là nhà thơ số một của cái tôi”

24.
Hà Minh Đức, qua cuộc trò chuyện với nhà thơ Tế Hanh, đã chia sẻ sự đánh giá rất cao của Tế Hạnh về Xuân Diệu: “Nếu cần chọn năm nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào Thơ mới thì theo anh đó là những ai? Tế Hanh suy nghĩ và bảo: kể cũng khó, nhưng theo tôi thì phải kể đến Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử ... Nếu chọn một người tiêu biểu nhất thì theo anh là ai? Tế Hanh trả lời nhanh hơn: đó là Xuân Diệu”

Những lời phê bình văn học của những tên tuổi có tiếng trong sáng tác, phê bình Việt Nam về tác phẩm Vội vàng và tác gia Xuân Diệu sẽ giúp bạn hiểu hơn về tác gia lớn của nền văn học Việt Nam, đồng thời giúp cho bài làm nghị luận văn học trở lên sâu sắc hơn, nội hàm hơn nếu các bạn khéo léo đưa vào bài. Chúc các bạn học tập tốt.

Thêm
Nhận định hay về bài thơ Vội vàng và tác giả Xuân Diệu
  • Like
Reactions: Triều Anh
13K
1
1

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
439
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Các nhận định về Xuân Diệu rất đặc sắc. Khi làm bài thi, học sinh có thể lựa chọn vài nhận định tiêu biểu và phù hợp để đưa vào bài viết. Như thế, bài viết sẽ được giáo viên đánh giá cao hơn!
 
Mỗi tác phẩm góp mình vào sự sôi nổi rạo rực của giải đoạn văn học nó ra đời bởi sự phát minh về hình thức độc đáo và khám phá về nội dung mới mẻ của chính nó. Đó cũng là điều cốt lõi nâng tầm một tác phẩm vượt qua định luật băng hoại của thời gian và đạt đến giá trị vĩnh hằng. Để khai thác sâu sắc một cách toàn diện, người nghệ sĩ thường tìm đến vùng hiện thực sở thích của mình, viết về một thể loại ưu thế riêng. Thế nhưng cũng có những tác giả có thể cân bằng nhiều thể loại như một niềm đam mê hay để thể hiện khả năng mình. Xuân Diệu - một trong những tác giả tầm cỡ vĩ đại, người được mệnh danh là nhà thơ của tình yêu, mùa xuân, tuổi trẻ, là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới. Không chỉ vậy, tác giả không theo phép cũ, luôn liên tục đổi mới, với cả những truyện ngắn cũng đạt đến độ “chín” khi nâng tầm tác phẩm mình với những mặt kiến giải mới hơn cả. “Toả Nhị Kiều” - một góc mới nhạt nhoà của cuộc sống hội tụ tất thảy tinh hoa.

“Tỏa nhị Kiều”, nhan đề này trùng với nhan đề của một tác phẩm cùng tên của Trung Hoa thời Tam Quốc, gợi cho người đọc liên tưởng đến một đại kiệt tác của nền văn học Việt Nam, kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du. Nhưng nhà văn Xuân Diệu không phải viết truyện ngắn về các nhân vật Đại Kiều, tiểu Kiều của “Cung tỏa kiều”, cũng không phải viết về nàng Kiều tài sắc nhưng bạc mệnh trong “truyện Kiều”, cũng không phải tác phẩm bình luận, đánh giá gì về các nhân vật quen thuộc này, mà Xuân Diệu viết về hai nàng Kiều của mình, những con người đời thường của cuộc sống xã hội Việt Nam hiện đại, những người con gái không tài sắc, ngược lại nhạt nhòa nhưng lại mang cuộc đời, mang số phận của Kiều.

Truyện ngắn “Cung tỏa Kiều” tạo cho người đọc một sự tò mò, hấp dẫn sự chú ý của người đọc ngay từ nhan đề, bởi người đọc băn khoăn không biết với nhan đề quen thuộc, nhân vật quen thuộc này thì Xuân Diệu sẽ truyền tải điều gì, câu chuyện của nhà văn sẽ có cốt truyện, diễn biến như thế nào?… tất cả những tò mò đó đưa người đọc đến với truyện ngắn này, tuy dung lượng không dài, nhưng nội dung mà truyện ngắn này truyền tải không nhỏ chút nào, cùng với đó là những triết lí của cuộc đời mà nhà văn đã rất khéo léo để truyền tải, biểu hiện. Đây cũng là câu chuyện mà chính nhà thơ Xuân Diệu đã trải qua, nhà văn đã sử dụng ngôi kể thứ nhất để tái hiện lại những gì mà mình từng chứng kiến, bởi vậy mà nó rất chân thực về mặt cảm xúc, sinh động trong từng tình tiết.

Nhân vật của truyện ngắn này là “hai nàng Kiều” tên Quỳnh và Giao mà theo Xuân Diệu thì hai cái tên này rất đẹp, mà chính đại thi hào Nguyễn Du cũng đã từng viết “Một vùng như thể cây quỳnh, cành giao”. Xuân Diệu có một người bạn tên Phan, và trong những lần đến chơi nhà Phan thì Xuân Diệu đã biết đến hai nàng Kiều. Trước hết, không miêu tả vội về hai cô gái mà Xuân Diệu đi khắc họa gia cảnh, môi trường sống, cũng là tạo cho người đọc tâm thế, cơ sở để hiểu hơn về cuộc sống và tính cách của hai người con gái lạ lùng này, đó là một ngôi nhà “…không chịu xấu, không chịu tối, mà lại chung một vẻ phong lưu nghèo nghèo một tí, ánh sáng không chịu sáng; giữa hai dãy lầu khéo đứng để chặn mặt trời, cả ngày chỉ là một buổi chiều dài”, vì vậy mà nơi ngôi nhà mọc lên là chợ Hàng Da đầy náo nhiệt thì khi vào con đường này “cuộc đời bỗng quạnh hiu làm cho nhà cửa ngớ ngẩn”.

Như vậy là ngay ngôi nhà đã tồn tại chút gì đó u buồn, nhạt nhẽo bởi nó không chỉ cắt ngắn với thế giới náo nhiệt bên ngoài mà còn bức bối hơn khi ngay cả ánh sáng mặt trời cũng bị dãy lầu che khuất. Hai cô gái Quỳnh và Giao sống trong một điều kiện không phải sung túc, giàu có nhưng cũng không phải nghèo hèn “…ở trong một gian nhà có đủ sập gụ, tủ chè, câu đối, hoành phi, có đủ cả bộ bàn ghế Vân Nam chạm chim trái và nạm cẩm thạch”. Và ấn tượng đầu tiên của Xuân Diệu về hai cô gái này là vẻ u buồn, ngơ ngác “ họ ngây ngây thơ thơ… lặng lẽ ngơ ngác”. Không chỉ diện mạo, thần thái mà ngay cả trang phục cũng thể hiện sự nhạt nhòa, vô vị trong cuộc sống của hai cô gái này “Màu áo họ rất thanh đạm, vì nhạt nhẽo nên buồn buồn”.

Vì không quen biết nên Xuân Diệu cũng cảm thấy ngượng ngùng khi nhìn thấy hai cô gái, càng không dám bắt chuyện làm quen, mỗi lần đến nhà Phan chơi thì đôi chân vô thức đi nhanh, ánh mắt không dám dừng lại quá lâu ở hai cô gái ấy “Mỗi lần đi ngang qua, tôi nhanh chân như lủi trốn…” tuy nhiên, vì sự tò mò mà nhà văn vẫn có đủ thì giờ để quan sát. Hai nàng Kiều này có cái tên thật đẹp Quỳnh và Giao, nhưng nhan sắc, diện mạo thực tế của hai người con gái này lại không thực sự “bắt mắt” như tên gọi của mình, Quỳnh là em, dáng vẻ hiền lành, đôi mắt yên ổn và như không, cô chỉ hơi xinh, mặt tròn, hay nhíu đôi mày cong. Nhưng chính sự hiền lành quá mức ở nhân vật này mà nhà văn cảm thấy xót thương “ Cô hiền lành đến nỗi tôi thấy xót thương”.

Cô chị tên Giao, nhan sắc của Giao có phần kém sắc hơn Quỳnh, lại có tật nhỏ nơi chân, khi bước đi thì bước cao, bước thấp không đều. Và nếu như ở cô em là sự hiền lành thì cô chị lại có vẻ gì đó rất buồn “buồn không ngớt”, Giao giống với lão chủ nhà, cũng là cha của cô, mà “cha của cô thì không khôi ngô tí nào”, đây là cách nói đầy tế nhị về nhan sắc của cô chị của nhà văn Xuân Diệu. Tuy không thể “nhìn mặt mà bắt hình dong”, đánh giá về hai cô gái chỉ qua dáng vẻ bề ngoài, nhưng mỗi lần nhìn thấy họ thì Xuân Diệu đều như cảm thấy nhạt nhòa, vô vị “Lạ quá! Tôi như cảm nghe được sự mờ nhạt của cuộc đời, khi trông hai cô.

Ta nhận thấy ở hai cô gái này có một hoàn cảnh sống đầy lấp lửng, không chắc chắn. Theo những lời miêu tả của Xuân Diệu, gia cảnh hai chị em không phải là giàu, nhưng cũng không phải là nghèo. Tuy trong nhà có đủ cả “sập gụ, tủ chè, câu đối, hoành phi’’, có cả “bộ bàn ghế Vân Nam chạm chim trái và nạm cẩm thạch",...Điều đó đã cũng phần nào làm nên tính cách của hai chị em nhà Quỳnh và Giao. Không giàu cũng không nghèo- điều đó đã làm cho hai con người ấy đứng ở khoảng không gian giữa chừng. Nếu như nghèo, họ có cách sống và suy nghĩ của người nghèo, có những lo toan thì đó có thể là câu chuyện khác. Chính hoàn cảnh cũng đã tạo lên một phần tính cách của hai chị em. Quỳnh và Giao là hai con người tội nghiệp. Tuy cả hai đều có hai cái tên mang ý nghĩa đẹp nhưng nhan sắc của họ không giống như những cái tên ấy. Dưới miêu tả của nhà văn Xuân Diệu, tính cách của họ cũng rất nhạt nhòa, rất nửa vời, không hiền cũng không dữ Một tính cách rất thanh đạm nhưng cũng rất nhạt nhẽo. Thêm một điều nữa cuộc sống của hai cô vô cùng nhàm chán, vô vị. Họ không làm gì cả, chẳng vui chẳng buồn, suốt ngày hết ra lại vào. Không tiền, không duyên, cái duy nhất họ có chỉ là sự hiền lành. Quỳnh và Giao mặc dù có cuộc sống khá tẻ nhạt nhưng chi ít họ còn có những sự chờ đợi cho riêng mình. Đó là “Cô em có một đợi chờ: là chồng", còn với cô chị: “chồng cô đã ly dị với cô. Tưởng chừng như đó có thể là những mục tiêu, ngọn đuốc thắp sáng sự tối tăm mịt mù ở cuộc đời hai người nhưng đó hoàn toàn lại trái ngược lại. Cô em thì vô vọng còn chị thì “Cô Giao còn biết gì để mà trông ngóng?”. Mỗi người trong cuộc sống cần có một mong đợi để lấy đó làm động lực để sống nhưng những đợi chờ, mong ước của cô lại rất nhàn nhòa, không có tương lai. Phải chăng Quỳnh và Giao cũng là tượng trưng cho nhiều kiếp người trong xã hội ấy, có một cuộc sống vừa vô vị vừa hẩm hiu. Đó không phải là cuộc sống đáng sống mà cũng buồn mà cũng thật đáng trách.

Không riêng gì Quỳnh và Giao, tác giả còn ngậm ngùi trước cảnh tẻ nhạt bao trùm lên toàn tác phẩm. Một thế giới như lặp đi lặp lại mỗi ngày, không có gì đặc sắc của những kiếp người leo lắt, để mình cho dòng đời đẩy đưa. Xuân Diệu chẳng những để ta cảm nhận cái chán nản đó qua hai cô “kiều” mà dường như, để ta cảm nhận qua cả các tuyến nhân vật với vòng lặp ảm đảm chẳng kém: chủ nhà, ông bố, và cả anh Phan. Họ có mặt mà cũng như không, nhan sắc cũng “chẳng khôi ngô chút nào”. Mới đầu bắt gặp, điều đơn giản đó đã khiến chính tác giả cho rằng: “ông chủ góa vợ, hai cô mồ côi". Ông bố không có gì để làm, để nghĩ, bất động hoài trong căn phòng nửa sáng nửa tối. Hay chính vì vậy mà với ông mà những việc giản đơn thường ngày bỗng chốc hoá hệ trọng. Tôi tự hỏi cuộc sống họ đã phải buồn chán đến thế nào cơ chứ? Có lẽ vì đã vốn nửa vời nên một lặng sóng cũng đủ khiến họ giật mình thức giấc. Chẳng thế khá khẩm hơn, ngay cả anh Phan, một người bạn của tác giả cũng “có một cuộc sống tuy không khổ, nhưng cũng chẳng có gì vui vẻ.” Tại sao không để nó sung sướng hay khổ hạnh luôn chẳng hạn? Tác phẩm cứ hoài lặp lại không khí u hoài, bình lặng đến phát ngán, hay đó mới thực sự là vấn đề? - Tôi lại tự vấn. Thiết nghĩ, anh Phan là người bình thường đến bất thường, đến nỗi tác giả thấy vui vui và tốt lành khi "gặp được nơi khóe môi anh một chút nhíu da giống như một phần sáu của nụ cười". Mọi nhân vật được khắc hoạ trong cùng một khuôn mẫu vô vị, thiếu sinh khí và chẳng có lấy một nét riêng. Họ tồn tại như không tồn tại, giống hơn là đang ngồi chờ đợi sự kết thúc trong vô vọng. Tôi thấy có chút gì đó nghèn nghẹn trong cổ họng và có lẽ tác giả cũng muốn như vậy. Một người vốn lấy lẽ sống hết mình, sống cuồng nhiệt để không hoài phí tuổi trẻ như Xuân Diệu làm sao chịu được cảm giác lưng chừng, không tươi sáng, không tối tăm, không quá hạnh phúc hay bất hạnh. Đến thi nhân cũng đã nghĩ, có lẽ trong bất hạnh cũng có chút gì đó được xem là thi vị, còn có bản sắc riêng. Vậy cái cách Quỳnh, Giao, anh Phan hay cả thế giới trong đó cứ mãi nhạt nhoà, hệt ánh đèn chực tắt nhưng rồi không tắt hẳn, làm sao có thể chịu nổi chứ?

Người ta nhìn thấy sự chua xót, sự đau đớn của Xuân Diệu trên từng câu văn khi chứng kiến cuộc đời của hai người con gái Quỳnh và Giao - họ có một cuộc sống nhạt nhẽo, tầm thường đến vô vị. Sống mà như thể linh hồn họ không tồn tại trên thế giới này. Cái cốt lõi nhất của con người là niềm tin, là một tấm lòng tràn trề khát vọng, ước muốn thì thi sĩ họ Ngô lại không thể nhìn thấy ở hai người con gái ấy. Đau đớn thay, Quỳnh và Giao lại có những khối mâu thuẫn lớn. Mong chờ nhưng lại chấp nhận phó mặc cho cuộc đời mình vào số phận, vào sự an bài sẵn của trời đất mà chẳng chủ động kiếm tìm, nắm bắt và giữ lấy cơ hội. Những hy vọng của họ rất hiện thực, rất đời thường, muốn được yêu, được thỏa mãn những xúc cảm của trái tim. Hy vọng thì chỉ mãi là hy vọng, còn cuộc sống buồn tẻ thì cứ thể đẩy nó vào khoảng không vươn bay đi mất, mỗi lúc lại xa xôi, lại cách trở nghìn trùng. Càng tìm hiểu kĩ về tác phẩm, càng thấm thía được những tư tưởng nhân văn mà Xuân Diệu đề cập tới. Là sống phải có cái gì đó để đợi chờ. Là sống phải vội vàng, phải chạy đua với thời gian cùng cực để giữ lấy chút gì của tình yêu, của tuổi trẻ. Là phê phán, sự chua xót tiếc thay cho những đời người ẩm ương, mãi xoay vòng vỏn vẹn trong thế giới nhỏ bé của chính mình. Thời đại không làm khổ họ, nhà văn không làm khổ họ mà chính họ đã làm khổ mình. Xuân Diệu viết từng câu văn nghe đau đớn đến lạnh người: “Tôi thương hai cô như hai con vật ngẩn ngơ trong rừng lạnh, khi chiều giăng lưới qua muôn gốc cây. Buổi chiều của hai cô mờ nhạt và kéo dài, hai cô lẫn trong mù sương”. Thương hai chị em cô Quỳnh cô Giao, Xuân Diệu cũng xót thương bao nhiêu kiếp người ngày đó: hẩm hiu, nhạt nhẽo. Thương cho họ, Xuân Diệu cũng không giấu một lời trách móc: cả đến một nỗi sầu tư hay chán nản gớm ghê, họ cũng không được.Nhà văn Lỗ Tấn có lần nói về người nông dân ngày trước: Ai kì bất hạnh, nộ kỳ bất tranh (thương họ phải đau khổ, nhưng giận họ không dám đấu tranh). Tất nhiên Xuân Diệu không thể có được những tư tưởng mạnh mẽ như vậy, nhưng với những lời rất nhẹ, nhẹ như những câu thơ viết về nỗi buồn của nhà văn Tỏa nhị kiều gây cho ta một cảm giác nghèn nghẹn ở nơi ngực. Độc giả trân trọng, biết ơn những cảm xúc bên trong tâm trí ông : bất bình, cảnh báo, lo lắng.. và thậm chí nghẹn đắng nơi cổ họng khi Xuân Diệu gián tiếp kêu gọi sự bản lĩnh cá nhân, làm chủ cuộc đời thức dậy

Tỏa nhị Kiều đúng như Xuân Diệu nói, là một "truyện ý tưởng". Câu chuyện chử yếu gợi cho người đọc suy ngẫm về thứ "ý tưởng" mang tính nhân văn cao cả của tác giả. Bởi thế, phần hết sức quan trọng của tác phẩm không chỉ ở tình tiết, nhân vật mà còn ở những đoạn bình luận trữ tình ngoại đề thông qua nhân vật "tôi", người kể chuyện. Nếu như ở những bài thơ Vội vàng hay Giục giã, Xuân Diệu trực tiếp thể hiện lòng ham sống, sống mãnh liệt, sống chói lọi thì ở Tỏa nhị Kiều, Xuân Diệu lại muốn trình bày khát vọng trên đây ở dạng phản đề: ông vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh vô cùng tội nghiệp của những con người, những gương mặt "mờ mờ nhân ảnh”..

Ai kỳ bất hạnh, nô kỳ bất tranh” (thương họ phải đau khổ, nhưng giận họ không dám đấu tranh) ( nhà văn Lỗ Tấn) - Đây có phải cũng là tất cả những gì Xuân Diệu muốn nói. Một câu chuyện phẳng lặng với lời kể nhẹ nhàng, ông muốn nói hết nỗi buồn phiền của thời đại. Chính ta khi đến với “Toả nhị kiều” cũng có gì đó thật nghẹn lòng với sự tầm thường đến vô vị. Đó có phải là bi kịch đau khổ nhất? Khi khát khao sống trọn lại bỗng xa xỉ, vô vọng biết bao!
Thêm
  • Like
Reactions: Hoa Phù Sa
1K
1
1
1. Mười ba câu đầu
* Bốn câu đầu:
- Ước muốn táo bạo, mãnh liệt "tắt nắng, buộc gió"
---> Ngăn chặn thời gian để giữ mãi hương sắc cho cuộc đời
---> Tình yêu cuộc sống tha thiết, say mê.
* Chín câu sau
- Bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc, hình ảnh, âm thanh tươi đẹp tràn đầy sức sống, sôi nổi.
/ sử dụng từ ngữ tăng tiến, từ láy, từ ghép, nhịp thơ gấp gáp, khẩn trương ---> Hối thúc, giục giã với cảm xúc sung sướng, ngất ngây.
- Quan niệm mới của tác giả: Trong thế giới này, đẹp nhất, quyến rũ nhất là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu.
---> Bức tranh thi sĩ vẽ ra là một thiên nhiên đường mật ngọt ( lí do để 4 câu đầu xuất hiện).
=> Tình yêu cuộc sống đến say mê, cuồng nhiệt của nhà thơ.
2. Từ câu 14-29: Cảm nhận mới mẻ
- Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua ---> Tình yêu tuyến tính.
---> Lấy sinh mệnh cá nhân, lấy tuổi trẻ làm thước đo thời gian.
=> Nỗi day dứt tiếc nuối khôn nguôi, nỗi lo âu, lời than thở và cảm nhận về sự mất mát tàn phai.
3. Còn lại: Lời giục giã sống vội vàng, cuốn quýt
- Xuân Diệu sử dụng hình ảnh tươi mới, đầy sức sống
- Động từ mạnh, tăng tiến
- Nhịp thơ linh hoạt, nhiều điệp từ "ta muốn" dồn dập, sôi nổi.
- Tháng giêng ngon...---> Táo bạo, mãnh liệt
=> Tâm hồn say mê yêu đời.
Thêm
1K
6
1
1. Mở bài phân tích đoạn 1 “Vội Vàng”

Đến với Thơ mới là đến với thế giới cảm xúc muôn cung nghìn bậc, thế giới nghệ thuật muôn hình vạn trạng. Một Thế Lữ “rộng mở”, một Lưu Trọng Lư “mơ màng”, một Nguyễn Bính “quê mùa”, một Hàn Mặc Tử “kì dị”… Họ đều là những cái tên không thể bỏ quên khi nhắc về Thơ mới. Nhưng sẽ mãi mãi là thiếu sót, là chưa đủ nếu không có sự góp mặt của Xuân Diệu. Xuân Diệu – nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Xuân Diệu – một trong ba đỉnh cao của thơ mới. Những tên gọi đầy trân trọng ấy đã xác lập một chỗ đứng riêng cho Xuân Diệu trong làng thơ, để đến tận hôm nay người đời vẫn không thôi nhắc đến và ngưỡng mộ.

“Hồn thơ Xuân Diệu là nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết”. Những lời bình phẩm sâu sắc ấy của Hoài Thanh dành cho Xuân Diệu có lẽ đã đủ nói về một hồn thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” – một hồn thơ lúc nào cũng “thiết tha, rạo rực, băn khoăn”. “Vội vàng” là một thi phẩm gói trọn hết thảy những cung bậc cảm xúc ấy, cũng có thể gọi đó như một bài thơ “rất Xuân Diệu”.

2. Mở bài phân tích “Vội Vàng” mẫu 2

Xuân Diệu là một trong những cây đại thụ lớn của nền thi ca Việt Nam, ông còn được mệnh danh là “ông hoàng” của những bài thơ tình cháy bỏng, nồng nàn. Ngay trong lời thơ hay đời thực thì Xuân Diệu lúc nào cũng thể hiện được cái khát khao mãnh liệt với tình yêu, với cuộc đời. Không giống như những nhà thơ mới cùng thời, Xuân Diệu đã sớm khẳng định được cái tôi riêng biệt trong chất sống sôi nổi, cuồng say của mình. Vội vàng là một sáng tác rất tiêu biểu, nói lên tiếng của một trái tim đang khát khao, cuồng si với lẽ sống cuộc đời. Bài cũng chứa đựng cả nỗi trăn trở, khắc khoải, lo âu của Xuân Diệu trước sự trôi nhanh vội vã của thời gian.

3. Mở bài phân tích “Vội Vàng” mẫu 3

"... Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần...".

(...) Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn...".

Mỗi lần đọc những dòng thơ trên, nhạc điệu, vần điệu "Vội vàng" cứ ngân vang dào dạt mãi trong lòng ta, tình yêu đời, yêu sống như tát mãi không bao giờ vơi cạn... Cảm thức về thời gian, về mùa xuân, về tuổi trẻ... như những lớp sóng vỗ vào tâm hồn ta. "Vội vàng" là bài thơ độc đáo nhất, "mới nhất" của thi sĩ Xuân Diệu in trong tập "Thơ thơ" (1933-1938) - đoá hoa đầu mùa đầy hương sắc làm rạng danh một tài thơ thế kỉ.

4. Mở bài phân tích “Vội Vàng” mẫu 4
Xuân Diệu là một cái tên quen thuộc được biết đến với những bài thơ về mùa xuân, tuổi trẻ (trước cách mạng tháng Tám) hay những bài thơ về Tổ Quốc, về nhân dân, về Đảng, về Bác Hồ, về hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, về sự nghiệp xây dựng đất nước (sau cách mạng tháng Tám). Nổi bật trong những bài thơ viết về mùa xuân, tuổi trẻ của Xuân Diệu là bài Vội vàng. Bài thơ là lời giục giã sống mãnh liệt, sống hết mình, quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm của tuổi trẻ.

5. Mở bài phân tích “Vội Vàng” mẫu 5
Tuổi trẻ mỗi đời người chỉ có một, chính vì vậy, ai cũng phải biết trân trọng, sống hết mình với tuổi trẻ. “Vội vàng” là bài thơ độc đáo nhất, “mới nhất” của thi sĩ Xuân Diệu in trong tập “Thơ Thơ” (1933-1938) – đóa hoa đầu mùa đầy hương sắc làm rạng danh một tài thơ thế kỉ.

… “Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”…

(…) Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn…”.

6. Mở bài phân tích “Vội Vàng” mẫu 6
Thơ Xuân Diệu bao giờ cũng “say đắm” tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, cuống quýt”. Cái động thái này đã biểu hiện ở trong Đây mùa thu tới, như một phần đề, như một phiến âm bản thì bài thơ Vội vàng là dương bản, hết sức đặc trưng, là một bản tự bạch của Xuân Diệu. Bài thơ này cho thấy thi sĩ rất hiểu mình, cho thấy một quan niệm nhân sinh và thẩm mĩ rất tiến bộ và tích cực.

7. Mở bài phân tích “Vội Vàng” mẫu 7
Nhắc đến ông hoàng thơ tình không ai không biết đến nhà thơ Xuân Diệu với những bản tình ca cháy bỏng và da thiết. Nhà thơ của những vần điệu trữ tình sâu lắng đi vào lòng người đã cho chúng ta thấy được những triết lý sâu sắc của một trái tim yêu. Tiêu biểu nhất là bài thơ Vội vàng. Mỗi lần những vần thơ cất lên là bao trái tim say đắm trong cái ngọt ngào bất tận của một tâm hồn giàu cảm xúc. Không phải ngẫu nhiên ông hoàng thơ tình lại có thể viết nên được những giai điệu thơ hay đến thế. Mà phải chăng đó là cách ông khẳng định cái tôi cá nhân cùng những cảm nhận sâu sắc về mùa xuân, mùa của yêu thương, của những tuổi trẻ.

II. Kết bài phân tích Vội Vàng

1. Kết bài phân tích “Vội Vàng” mẫu 1
Sống là hạnh phúc. Muốn đạt tới hạnh phúc phải sống vội vàng. Thế là, vội vàng là cách đến với hạnh phúc, là chính hạnh phúc, và hình như cũng là cái giá phải trả cho hạnh phúc vậy ! Ta hiểu vì sao khi Xuân Diệu xuất hiện, lập tức thi sĩ đã thuộc về tuổi trẻ!

2. Kết bài phân tích “Vội Vàng” mẫu 2
Bài thơ “Vội vàng” cho thấy một cảm quan nghệ thuật rất đẹp, rất nhân văn, một giọng thơ sôi nổi, dâng trào và lôi cuốn, hấp dẫn. Có chất xúc giác trong thơ. Có cách dùng từ rất bạo, cách cấu trúc câu thơ, đoạn thơ rất tài hoa. “Vội vàng” tiêu biểu nhất cho “Thơ mới”, thơ lãng mạn 1932-1941.

3. Kết bài phân tích “Vội Vàng” mẫu 3
Tên bài thơ "Vội vàng" đã thể hiện đầy đủ triết lý sống của nhà thơ, sống gấp, sống vội. Hãy sống và tận hưởng những gì mà cuộc sống ban tặng. Hơn nữa nhà thơ muốn nhắn nhủ đến người đọc hãy sống hết mình khi đang còn trẻ tuổi, đừng để thời gian trôi đi phí hoài, sống sao cho có ích với xã hội với cuộc đời để khi thời gian đó qua đi rồi chúng ta sẽ không phải ân hận hay nuối tiếc điều gì.

4. Kết bài gián tiếp “Vội vàng“
Bước đến “Vội vàng”, ta choáng ngợp trước chốn bồng lai tiên cảnh của thiên đường trên mặt đất mà bấy lâu nay hằng lãng quên, thưởng thức thứ hương hoa ngọt ngào của bữa tiệc trần gian mà ta vẫn thường quên lãng. Xuân Diệu đã mang đến cho độc giả một món ăn thật lạ, thật kì thú, đầy ắp sắc hương của thiên nhiên đất trời tươi thắm.

5. Kết bài nâng cao “Vội vàng”
Rót vào những trang văn những giọt mật thật quyến rũ,Xuân Xiệu đã đưa người đọc vào từng chặng đường của hạnh phúc,vòng tay của thi nhân đang dang ra quấn quýt,níu giữ cuộc đời.Cất lên tiếng lòng giục giã hãy sống nhanh, sống gấp, sống trọn từng phút giây để tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình, “Vội vàng” đã mang tấm lòng trần gian đến một tình yêu dạt dào nhựa sống, say đắm cảnh trời, say đắm thiên nhiên, sống vội vàng, cuống quýt…
Thêm
  • Love
Reactions: Quang Anh
779
1
2

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
439
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Các mở bài và kết bài này rất hay. Tuy nhiên các em học sinh khi tham khảo cần chú ý đề bài của giáo viên cho trên lớp để lựa chọn mở bài kết bài đúng với đề mà thầy cô đã giao nhé
 

Trang cá nhân

Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Hiện tại có cuộc thi nào không các bạn
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. hưnga @ hưnga:
    cho em hỏi xu có những tác dụng gì ạ
Top