Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Tổng hợp những Nhận định hay về Tố Hữu và bài thơ Từ ấy sẽ giúp cho các bạn khi làm bài văn nghị luận văn học, phân tích thơ được thêm phần sâu sắc và nâng điểm số khi chèn những dòng nhận định cực đỉnh này vào trong bài viết của bạn.

I. Nhận định hay về Tố Hữu​

1: " Thời đại ta đã may mắn có được nhà thơ Tố Hữu" (Hoài Thanh)

2. “Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca.” (Đặng Thai Mai - Lời giới thiệu tập thơ Từ ấy, Văn học, 1959)

3. Sức mạnh của thơ Tố Hữu trong những ngày đen tối ấy chính là vì nó nói với trái tim, chính là bởi người cách mạng ấy là một thi sĩ chính cống, thật sự. (Xuân Diệu-"Tố Hữu với chúng tôi")

4. Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ của chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa trời, nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng cho người lao khổ (Tố Hữu với chúng tôi, 1975, Xuân Diệu)

5. Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy. Thơ của anh vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý.
(Chế Lan Viên-"Lời nói đầu tuyển tập thơ Tố Hữu")

6. Một tiếng nói yêu thương luôn luôn chan hòa ánh sáng, tự nó cũng là ánh sáng, lại hết sức linh hoạt và uyển chuyển, mỗi lúc một khác, mỗi nơi một khác, kể cả những lúc chỉ là sự im lặng giữa các dòng thơ. Phải chăng đây chính là bản sắc riêng của thơ Tố Hữu.
(Chuyện thơ, 1978, Hòai Thanh)

7. "Tố Hữu là một nhà thơ lớn. Nói đúng hơn, ông là nhà thơ lãng mạn cách mạng. Cả cuộc đời ông gắn bó với cách mạng. Thơ với đời là một. Trước sau đều nhất quán. Tố Hữu nhìn cách mạng bằng con mắt lãng mạn của một thi sĩ. Thơ ông dường như chỉ có một giọng. Đó là giọng hát tưng bừng ca ngợi cách mạng. Đọc ông trong bất cứ hoàn cảnh và tâm trạng nào, ta cũng thấy phấn chấn, náo nức như đi trẩy hội. Đến đâu cũng nghe vang tiếng trống, tiếng kèn. Mà thơ ông đâu chỉ có trống phách linh đình như một đám rước, ông còn bắn cả 21 phát đại bác vang trời. Cho đến nay, chỉ có ông là nhà thơ Việt Nam duy nhất đã bắn đại bác “ trang trọng như thế."
Chân dung và đối thoại- Trần Đăng Khoa)

8. Trên bầu trời của văn học Việt Nam hiện đại, Tố Hữu luôn được coi là ngôi sao sáng, là người mở đầu và dẫn đầu tiêu biểu cho thơ ca cách mạng. (Mai Hương)

9. Phong cách dân tộc ở Tố Hữu thể hiện ở chỗ thơ anh giàu chất nhạc, anh nắm rất vững cái âm điệu, vần điệu của dân tộc.
… Thơ anh là lối thơ lấy cái đường đi toàn đời, lấy cái hơi toàn tập, lấy cái tứ toàn bài là chính… Anh là một con chim vụ ở đường bay hơn là bộ lông, bộ cánh, tuy vẫn là lông cánh đẹp.
(Lời nói đầu cho tuyển tập 1938 – 1963 của Tố Hữu, Văn học, 1964, Chế Lan Viên)

11. “Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh” (Hoài Thanh)

12. “Với Tố Hữu tả cảnh hay tả tình, khóc mình hay khóc người, viết về vấn đề lớn hay nhỏ đều là để nói cho hết cái lý tưởng cộng sản ấy thôi” – Chế Lan Viên.

II. Nhận định hay về bài thơ Từ ấy – Tố Hữu​

Điều hấp dẫn mà ta cần đề cập ở đây chính là lý tưởng cách mạng, lý tưởng cộng sản. Có thể thấy trong “Từ ấy” đã tìm và thấy được lý tưởng cách mạng, đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tập thơ. Lý tưởng cách mạng đã dậy ta lòng yêu thương và căm thù giặc. Ngay từ đầu tập thơ đã thấy được tình yêu thương vô hạn của Tố Hữu với quần chúng lao khổ. Nội dung trong tập “ Từ ấy” là nội dung trực tiếp. Ông đề cập tới nhiều vấn đề của xã hội: Cuộc đời những em bé mồ côi ăn xin, chị vú em cam chịu, lão đày tớ nhẫn nhục chịu đựng... đây là cuộc đời của nhưng người dân mất nước, họ đã phải chịu kiếp sống nô lệ, lầm than. Với Tố Hữu, trước hết lý tưởng cách mạng đã thay đổi cả nhân sinh quan và thế giới quan.

1. Nhà thi sĩ ấy tự muốn mình là tiếng nói của dân tộc mình. Vậy thì dân tộc ấy có năng khiếu thơ thông qua nhà thi sĩ. Các dân tộc hiện đại, đã công nghiệp hóa rồi, đã bị san phẳng bởi những phương tiện tuyên truyền, không còn có một năng khiếu về hình tượng như thế nữa; không còn suối nguồn ở bản thân mình nữa. Nhưng Tố Hữu đắm mình trong dân tộc của mình, đồng thời là một thi sĩ độc đáo, một nhà sáng tạo ra các hình thể. Người ta càng cảm thấy điều đó rõ hơn khi anh nói một cách rất hay về thơ.
(Lời tựa tập thơ Máu và hoa, xuất bản ở Pháp, năm 1975, Pierre Emmanuel)

2 [Mở rộng: Từ ấy có liên quan gì tới Thơ Mới hay không?]

“Thơ mới mang nặng thế giới của giai cấp tư sản… thơ Tố Hữu đứng về một phía thế giới quan của giai cấp vô sản tức là đối lập với thế giới quan của giai cấp tư sản” (Nhà phê bình Hồ Ngọc Hương trong bài viết “Thơ Tố Hữu với phong trào “thơ mới” đã khẳng định Từ ấy không thể thoát thai trong dòng thơ lãng mạn tiêu cực.)

“Nên xét thơ Tố Hữu như một thực thể động” của Huỳnh Lý cũng cho rằng: “Trong Từ ấy còn rơi rớt tư tưởng tiểu tư sản… Phong trào Thơ Mới không thể đẻ nổi ra Từ ấy nhưng Từ ấy có dùng những thành tựu của Thơ Mới, có khi dùng cả cái không đắt nữa, những cái dở Từ ấy bỏ dần, cái hay Từ ấy luyện thêm mãi, đem phần sáng tạo của mình vào, đưa thơ lên trình độ là công cụ biểu hiện tư duy và tình cảm cách mạng”

Trong khi đó Xuân Diệu lại viết: “Nếu ta tìm hiểu cho sâu sắc hơn nữa sự cấu tạo, sự kết thành của thơ Tố Hữu trước cách mạng, có lẽ ta có thể mạnh dạn giải thích rằng, trên nét lớn, thơ Tố Hữu trước cách mạng tức là sự thoát thai từ phòng trào Thơ Mới kết hợp với tinh thần, với tư tưởng cách mạng vô sản do Đảng của giai cấp công nhân đưa đến”.

Trong bài phê bình “Từ ấy với phong trào Thơ Mới” của Lê Đình Kị, tác giả không đồng tình ý kiến của Xuân Diệu cho rằng “Từ ấy thoát thai từ phong trào Thơ Mới”. Ông khẳng định “Thơ Tố Hữu chính đã thoát thai từ phong trào cách mạng, trong hình thức thơ mới, kết hợp với phong cách lãng mạn đương thời trong phần lành mạnh của nó”. Lê Đình Kị đồng tình với quan điểm của Phan Cự Đệ khi cho rằng Từ ấy có hình thức Thơ Mới khi “phần nào tiếp thu những thủ đoạn nghệ thuật, ngôn ngữ của Thơ Mới”, cả thể thơ Tố Hữu hay dùng trong Từ ấy cũng là thể loại hay dùng trong Thơ Mới như thơ 7 chữ, 8 chữ. Mặt khác, nhà nghiên cứu cho rằng “Tố Hữu đã sử dụng rộng rãi hình thức Thơ Mới… biến thơ mới thành là của mình, in dấu vết của tài năng và cá tính mình vào, góp phần làm phong phú thêm Thơ Mới”.

Lê Đình Kị cũng không đồng tình với ý kiến của Phan Cự Đệ bằng một hệ thống lí luận Macxit rất khoa học. Nếu Phan Cự Đệ đồng nhất thế giới quan với phong cách nghệ thuật, thế giới quan quyết định phong cách nhà văn tức thế giới quan cách mạng thì nhà văn ấy phải có phong cách cách mạng, không thể có phong cách lãng mạn được. Nhà nghiên cứu phản hồi rằng “Sự thống nhất về thế giới quan đưa đến ở họ sự gần gũi về phong cách ở vài khía cạnh nhất định, nhưng đồng thời vẫn có rất nhiều khác biệt, mỗi người đều có phong cách của mình”. Với ý kiến “không thể có một phong cách lãng mạn chung cho các nhà thơ lãng mạn tiêu cực và lãng mạn cách mạng” thì tác giả phản bác “Lãng mạn không thể hiểu như là một phong cách mà là một phương pháp nghệ thuật… từ một phương pháp “lãng mạn” có thể đẻ ra rất nhiều phong cách… Lãng mạn tích cực và lãng mạn tiêu cực là hai khuynh hướng cùng thuộc chung một phạm trù văn học là chủ nghĩa lãng mạn…Từ ấy nếu là lãng mạn thì đó là lãng mạn cách mạng, là một bộ phận khăng khít của hiện thực xã hội chủ nghĩa”.

Để chứng minh thơ Tố Hữu có phong cách lãng mạn cách mạng, Lê Đình Kị xem xét Từ ấy ở các phương diện sau:

- Thứ nhất là, cảm hứng lãng mạn của cái “Tôi” trữ tình ngoài bản sắc riêng của Tố Hữu vẫn gắn với thơ mới lãng mạn đương thời ở “cảm hứng trữ tình, tưởng tượng, cảm giác, hệ thống hình tượng, nhạc điệu…” .

- Thứ hai là, chủ đề, đề tài giang hồ, kĩ nữ, thiên nhiên… của Từ ấy cũng rất quen thuộc trong Thơ Mới.

- Thứ ba là, lối dùng “cảm giác” để thể hiện tình cảm. Như trong bài thơ “Tranh đấu” Tố Hữu đã dùng đến các giác quan thính giác và xúc giác để thể hiện lòng căm hờn của mình.

- Thứ tư là, giống như Xuân Diệu, nhà phê bình Lê Đình Kị cũng thấy trong Từ ấy của Tố Hữu có tính cá thể hóa nghĩa là tự biểu hiện, tự ca hát. Tố Hữu lấy cái tôi cá nhân cá thể của mình quy chiếu và chiếm lĩnh vạn vật. Tuy nhiên, tác giả bài phê bình còn thấy rằng “Ở Tố Hữu mặt yếu của nó là trong lúc tự biểu hiện, nhà thơ khi cần thiết để cái tôi của mình lấn át tất cả… thành thử khác với trong Việt Bắc, quần chúng trong Từ ấy thiếu thịt xương, thiếu cái cá thể nóng hổi của cuộc sống.

(Tổng hợp nhiều nguồn)​
Xem thêm:
Baivanhay Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ qua bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu
Soạn văn Tìm hiểu bài thơ Từ ấy - Tố Hữu

Bài thơ Từ ấy là một minh chứng cho nhận định Tố Hữu là nhà thơ của vạn nhà
Thêm
19K
0
0
Phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu để thấy được tình cảm cá nhân đằm thắm, trong sáng của người cộng sản khi gặp lí tưởng của Đảng. Trong lịch sử văn học cách mạng nước nhà, thật hiếm thấy nhà thơ nào lại có những tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn lịch sử và đã đi vào lòng người như thơ Tố Hữu trong thế kỷ 20. Tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu nặng đã hóa thân vào những vần thơ trữ tình chính trị đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật thơ ca cách mạng, cả cuộc đời Tố Hữu đã hiến dâng cho tổ quốc, cho Đảng và nhân dân. Phân tích bài thơ này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cảm xúc, về lí tưởng và tình yêu Đảng tha thiết chân thành của thanh niên yêu nước Tố Hữu.

DÀN Ý PHÂN TÍCH BÀI THƠ TỪ ẤY​

A/ Mở bài :
- Giới thiệu đôi nét về tác giả.
- Giới thiệu đôi nét về tác phẩm.
- Giới thiệu luận đề.
B/ Thân bài :
* Khổ 1: Tâm trạng vui sướng, say mê của tác giả khi bắt gặp lí tưởng cộng sản.
- “Từ ấy” là khi nhà thơ được giác ngộ lý tưởng cách mạng, lý tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng. Đây là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu.
+ “Nắng hạ”: chói rực, mạnh mẽ
+ “Mặt trời chân lý”: hình ảnh ẩn dụ chỉ lí tưởng cộng sản, chân lý của Đảng, của cách mạng, của CN Mác – Lênin.
+ “Bừng”, “chói” : chiếu sáng mạnh mẽ .
=> Khẳng định, nhấn mạnh lý tưởng cộng sản như một nguồn sáng ngời, nguồn sáng vĩ đại bừng chiếu tâm hồn nhà thơ.
- Hai câu tiếp : Với bút pháp trữ tình lãng mạn cùng với những hình ảnh so sánh đã diễn tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản. Đó cũng là thể hiện vẻ đẹp và sức sống mới của hồn thơ Tố Hữu .
* Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu.
- Nhận thức được mối quan hệ cá nhân:
+ cái tôi -> mọi người, nhân dân, quần chúng, lao động nghèo khổ
- Những từ ngữ chỉ sự kết nối, gắn bó
+ “buộc” : Gắn chặt.
+ “trang trải”: Đồng điệu, đồng cảm, gắn bó thân mật.
=> Thể hiện sự đồng cảm sâu xa, sự tự nguyện vượt lên chính mình để gắn kết mình với quần chúng lao khổ của nhà thơ.
- Điệp từ “để” tạo cho nhịp thơ dồn dập, thôi thúc, hăm hở. Đồng thời, nó cũng nhấn mạnh sự đồng cảm, chia sẻ, yêu thương, tình hữu ái giai cấp của người chiến sĩ cộng sản với số phận những người cần lao, dể tạo nên “khối đời”.
=> Sức mạnh của tình đoàn kết.
* Khổ 3: Tình cảm lớn của nhà thơ
- Điệp cấu trúc: Tôi đã là…của, là…của, là…của. → Đây là cách nói trực tiếp, xác định rõ vị thế của nhà thơ trong gia đình lớn. Nó có tác dụng khẳng định ý thức tự giác, chắc chắn, vững vàng của tác giả. Đó là ý thức giác ngộ tình cảm mang tính giai cấp của người cộng sản trong cuộc sống vận động tuyên truyền và đấu tranh cách mạng.
- Cách xưng hô ruột thịt: Tôi => “con”, “em”, “anh”: Thể hiện tình cảm yêu mến, gắn kết tự nhiên bằng trái tim chan hòa , thấm đượm tình giai cấp, như người trong một đại gia đình. Đó là sự gắn bó tự nguyện.
- “Vạn”: Tình cảm của người cộng sản hướng đến đối tượng rộng rãi, đông đảo.
C/ Kết bài :
- Khẳng định giá trị của tác phẩm ở hai mặt nội dung và nghệ thuật.
- Suy nghĩ của người viết về lí tưởng của bản thân nói riêng và thế hệ trẻ ngày nay nói chung.

Phân tích bài Từ ấy của Tố Hữu - hay nhất.png

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT PHÂN TÍCH TỪ ẤY:​

1, Mở bài:​

Nhà thơ Tố Hữu được coi là cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ của ông mang đậm chất trữ tình chính trị, dường như cả cuộc đời thơ Tố Hữu dành để ngợi ca đất nước, ngợi ca nhân dân, ngợi ca lí tưởng cách mạng thể hiện một cái tôi say mê với lý tưởng, một cái tôi công dân đầy trách nhiệm đối với nhân dân, đối với đất nước. Nhắc đến ông, ta không thể không nhắc đến những tập thơ nổi tiếng như: “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”… trong đó tập thơ đầu tay “Từ ấy” là tập thơ mang một sắc thái riêng, tiêu biểu cho phong cách thơ của Tố Hữu, thể hiện niềm vui và mối duyên đầu của người thanh niên trẻ khi đến với cách mạng. Tác phẩm là cột mốc quan trọng mở đầu cho chặng đường đời, chặng đường thơ của Tố Hữu.

2, Thân bài:​

Tập thơ “Từ ấy” là tiếng hát trong trẻo, phấn chấn, say mê của người thanh niên cộng sản khi mới bắt gặp lí tưởng cách mạng. Tập thơ này gồm 71 bài thơ được chia làm 3 phần: Máu lửa, xiềng xích, giải phóng. Trong đó bài thơTừ ấy” được rút từ phần 1, phần Máu lửa, được coi là bài thơ hay nhất, ấn tượng nhất trong tập thơ.

Bài thơ được Tố Hữu viết vào năm 1938, đó là thời điểm Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Nó là một mốc son đánh dấu sự chuyển biến trong cuộc đời, trong thơ Tố Hữu. Như chính nhà thơ đã từng viết “Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám đôi mươi, đi theo lí tưởng cao đẹp dám sống, dám đấu tranh”. Toàn bộ bài thơ là niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của nhà thơ Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cuộc sống và tác dụng kì diệu của lý tưởng cách mạng đối với quá trình nhận thức cũng như đối với đời thơ Tố Hữu. Bài thơ còn thể hiện quá trình vận động của tâm trạng cũng như nhận thức của người thanh niên trí thức tiểu tư sản sang người trí thức cách mạng giàu lòng yêu nước.

*Khổ 1: Khổ 1 của bài thơ tập trung diễn tả niềm vui sướng, say mê của tác giả khi bắt gặp lí tưởng của Đảng Cộng Sản.​

Ở khổ thơ đầu có sự kết hợp hài hòa giữa hai bút pháp Tự sự và trữ tình. Hai câu thơ đầu được tác giả viết theo bút pháp tự sự. Lời thơ như một lời kể về một kỉ niệm không thể nào quên trong cuộc đời của người chiến sĩ cách mạng trẻ:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”.


“Từ ấy” là chỉ cái mốc thời gian đặc biệt trong cuộc đời cách mạng và trong cuộc đời thơ Tố Hữu. Đó là khi Tố hữu 18 tuổi đang hoạt động rất tích cực trong ĐTNCS Huế. Được giác ngộ lý tưởng cộng sản, Tố Hữu vô cùng vui sướng, ông đã hoạt động cách mạng một cách say mê và sau một năm ông được kết nạp vào Đảng. Tức là được đứng vào hàng ngũ danh dự của những con người tiên phong.

Cụm từ “bừng nắng hạ” là biểu tượng cho cảm xúc của bài thơ. “Bừng nắng hạ” là bừng lên vui sướng hân hoan, bừng lên niềm hạnh phúc, bừng lên một chân lý tỏa sáng cho cuộc đời của mình. Hình ảnh “mặt trời chân lí chói qua tim” là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho lí tưởng cách mạng. Những từ ngữ được sử dụng chính xác, giàu sức gợi ở đây là từ “bừng” và từ “chói”. Từ “bừng” chỉ ánh sáng phát ra đột ngột, từ “chói” chỉ ánh sáng xuyên mạnh. Vậy hình ảnh “bừng nắng hạ”, “chói qua tim” đã diễn tả được niềm vui đột ngột của nhà thơ. Tố Hữu đã khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn ánh sáng mới, làm bừng sáng lên tâm hồn. Tác giả gọi chân lí cách mạng là mặt trời chân lí bởi Đảng là một nguồn ánh sáng kì diệu, tỏa ra từ những tư tưởng đúng đắn, hợp với lẽ phải. Nó báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống. Cách gọi ấy thể hiện thái độ thành kính của nhà thơ đối với cách mạng. Từ “chói qua tim” là tác giả nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng là một nguồn ánh sáng mạnh, nó xua tan đi màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, của tư tưởng.

Hai câu thơ sau tác giả viết bằng bút pháp trữ tình lãng mạn cùng với những hình ảnh so sánh rất sinh động, giàu hình tượng để diễn tả niềm vui sướng vô hạn của buổi đầu tiếp xúc với lí tưởng cộng sản:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”


Hình ảnh “vườn hoa lá” và “rộn tiếng chim” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho một thế giới tươi sáng, rộn rã, tràn đầy sức sống. Nhà thơ so sánh hồn tôi như vườn hoa lá, một cách so sánh lấy hình ảnh cụ thể để chỉ một khái niệm trừu tượng. Để từ đó bạn đọc chúng ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ khi đến với cách mạng. Đối với Tố Hữu, lí tưởng cách mạng không chỉ khơi dậy một sức sống mới mà còn mang lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ. Đó là nhà thơ say mê ca ngợi nhân dân, ca ngợi đất nước, say mê hoạt động cống hiến cho cách mạng. Như vậy, khổ thơ mở đầu bài thơ diễn tả niềm vui, niềm say mê và hạnh phúc tràn ngập trong tâm hồn nhà thơ từ khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng, được kết nạp vào Đảng Cộng Sản. Những câu thơ trên được viết bằng cảm xúc dạt dào diễn tả tâm trạng, tâm hồn bằng những hình ảnh cụ thể và sinh động đã tạo được một ấ tượng độc đáo, mới lạ so với thơ ca cách mạng đương thời và trước đó. Xong cái hấp dẫn lớn nhất trong thơ Tố Hữu là con người chân thành, tâm hồn trong trẻo, nồng nhiệt đã tìm được một cách diễn đạt rất phù hợp.

*Khổ 2: Những nhận thức mới về lẽ sống:​

Khi giác ngộ lí tưởng Tố hữu đã khẳng định quan niệm mới về lẽ sống. Đó là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi”
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”


Động từ “buộc” thể hiện một ý thức tự nguyện và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người. “Buộc” còn có nghĩa là tự mình phải có trách nhiệm gắn bó với cộng đồng. Mọi người ở đây là những người lao khổ, những con người cùng chung giai cấp vô sản. Từ “trang trải” khiến ta liên tưởng tới tâm hồn của nhà thơ đang trải rộng với cuộc đời: tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể. “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” là tác giả nói đến tinh thần đoàn kết. “Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung một cảnh ngộ, cùng chung một lí tưởng, đoàn kết với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng phấn đấu vì một mục đích chung: đấu tranh giành lại quyền sống và quyền độc lập dân tộc. Như vậy, toàn bộ khổ thơ trên bằng lối sử dụng những từ ngữ chính xác, giàu ẩn ý, nhà thơ đã gửi gắm một cách sâu sắc về tư tưởng, tình cảm của mình. Đó là tình yêu thương con người của Tố Hữu gắn với tình cảm hữu ái giai cấp. Nó thể hiện niềm tin của tác giả vào sức mạnh đoàn kết, câu thơ trên cũng là một lời khẳng định: khi cái tôi chan hòa với cái ta, khi cá nhân hòa vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh nhân lên gấp bội. Những câu thơ cũng là biểu hiện nhận thức mới về lẽ sống chan hòa cá nhân và tập thể, giữa cái tôi và cái ta. Trong lẽ sống ấy con người tìm thấy niềm vui và sức mạnh. Sự thay đổi nhận thức ấy, nó bắt nguồn sâu xa từ sự tự giác ngộ lí tưởng cảu nhà thơ Tố Hữu.

Khổ 3, nhà thơ khép lại với sự chuyển biến của tình cảm trong nhà thơ Tố Hữu. Từ thay đổi về nhận thức dẫn đến sự thay đổi về tình cảm.

“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ”


Ở khổ thơ này, nhà thơ tiếp tục ghi nhận những chuyển biến trong nhận thức và hành động thể hiện trong quan hệ với các tầng lớp khác nhau của quần chúng lao động. Ở đây, tác giả đã khẳng định tình cảm gắn bó với “vạn nhà” (Tôi đã là con của vạn nhà: “vạn nhà” là một tập thể lớn lao, rộng rãi, nhưng rộng hơn là toàn thể quần chúng nhân dân lao động, “vạn kiếp phôi pha” là những người sống nghèo khổ, sa sút, vất vả, cơ cực, “vạn đầu em nhỏ” là những em bé lang thang vất vưởng nay đây mai đó). Tình cảm của tác gải thể hiện qua cách xưng hô: con, anh và em, cho ta thấy tình hữu ái giai cấp, tình yêu thương ruột thịt. Điệp từ “đã là” là một điểm nhấn, nó giúp tác giả thể hiện sâu sắc tình cảm gắn bó của mình với quần chúng nhân dân lao khổ. Tác giả đã xác định mình là một thành viên trong đại gia đình quần chúng lao khổ. Tình cảm ấy trở nên cao quý hơn khi ta hiểu được Tố Hữu vốn là một trí thức tiểu tư sản, có lối sống đề cao cái tôi cá nhân, ích kỉ, hẹp hòi. Nhà thơ đã vượt qua giai cấp của mình đế đến với giai cấp vô sản với tình cảm chân thành và điều này chứng tỏ sức mạnh cảm hóa mạnh mẽ lí tưởng cách mạng đối với những người trí thức tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản không chỉ cảm hóa Tố Hữu mà còn thay đổi cả một thế hệ trí thức tiểu tư sản như Xuân Diệu, Huy Cận. Họ vốn là những thi sĩ lãng mạn rồi trở thành những nhà thơ cách mạng, sáng tác phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Điều đó thể hiện sự thay đổi quan niệm trong sáng tác của họ. Các nàh thơ lãng mạn quan niệm:

“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mê theo trăng và vơ vẩn cùng mây”

(Xuân Diệu)

Nhưng quan niệm của các nhà thơ cách mạng, nhà thơ, nhà văn phải là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Như Sóng Hồng đã từng viết:

“Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”


Hay Hồ Chí Minh đã viết:

“Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”


3, Kết bài:​

Với cách sử dụng linh hoạt các bút pháp tự sự, trữ tình và lãng mạn, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, ngôn ngữ rồi sử dụng từ ngữ giàu tình cảm, giàu hình ảnh. Bài thơ đã thể hiện được một cách sâu sắc, tinh tế sự thay đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một thanh niên ưu tú khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng và được vinh dự đứng trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng. Bài thơ cũng thể hiện những nhận thức mới về lẽ sống, đó là lẽ sống gắn bó hài hòa giữa cái tôi riêng với cái ta chung của mọi người. Cũng như sự chuyển biến sâu sắc của nhà thơ, bài thơ cũng có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thơ ca của Tố Hữu. Nó là tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng và cũng là tuyên ngôn của nàh thơ chiến sĩ. Bài thơ cũng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, có sự kết hợp hài hòa giữa trữ tình và chính trị, sử dụng nhuần nhuyễn các thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ ca truyền thống nhưng giàu hình ảnh và giàu nhịp điệu lời thơ giản dị khiến nó dễ đi vào lòng người đọc.

***​

BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH TỪ ẤY​

Vào những năm 40 của thế kỉ XX, giữa làn sóng của phong trào thơ Mới, một tác giả nổi lên với tư cách là cánh chim đầu đàn của thơ ca Cách mạng. Khi Xuân Diệu, Huy Cận vẫn còn băn khoăn, lạc lối khi không tìm thấy con đường đi thì ông đã tìm được mục đích, lý tưởng sống của chính mình. Đó là nhà thơ trữ tình chính trị xuất sắc: Tố Hữu. Và “Từ ấy” được xem là bản tuyên ngôn có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của nhà thơ. Khi nhắc về bài thơ này, Tố Hữu đã từng chia sẻ: “Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám, đôi mươi đi theo lý tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh”.

Bài thơ “Từ ấy” được rút ra từ tập thơ cùng tên, sáng tác năm 1938 khi Tố Hữu vừa được kết nạp vào Đảng cộng sản. Cả tác phẩm là một nỗi niềm hân hoan, vui sướng của cái tôi cá nhân khi bắt gặp lí tưởng của đời mình. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng , các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim.
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”


Khổ thơ thứ nhất đã vẽ nên niềm vui, sự say mê của nhà thơ khi gặp ánh sáng Cách mạng. Hai câu đầu được viết theo bút pháp tự sự, thông qua đó, nhà thơ như đang trần thuật lại kỉ niệm khó quên của đời mình.“Từ ấy” là một cụm từ chỉ mốc thời gian phiếm định. Đó là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu. Khi ấy, nhà thơ mới 18 tuổi, giữa lúc vẫn còn “Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước”, ông được giác ngộ và kết nạp vào Đảng. Bằng những hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ”, “mặt trời chân lí chói qua tim”, Tố Hữu khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới soi rọi và gột rửa tâm hồn mình. Nguồn sáng ấy không phải là ánh thu dịu nhẹ hay ánh xuân dịu dàng mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ. “Mặt trời chân lí” là một ẩn dụ, một sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa: Nếu mặt trời của nhân gian tỏa hơi ấm và đem lại sức sống cho vạn vật thì Đảng cũng là nguồn sáng diệu kì đem đến chân lí cho nhà thơ. Nhìn chung, cách gọi lí tưởng như vậy thể hiện thái độ thành kính, ân tình. Thêm vào đó, những động từ mạnh như “bừng”, “chói” như nhấn mạnh rắng: ánh sáng lí tưởng đã xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm.

Đến hai câu sâu, bút pháp trữ tình lãng mạn cùng với những hình ảnh so sánh đã diễn tả cụ thể hơn niềm vui sướng của nhà thơ khi tìm ra chân lí đời mình:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.


Bằng việt sử dụng các động từ mạnh, các hình ảnh ẩn dụ, biện pháp so sánh kết hợp cùng phút pháp trữ tình lãng mạn, Tố Hữu đã lần nữa khẳng địn: chính cách mạng đã khơi dậy một sức sống mới và đem lại nguồn cảm hứng mới cho nhà thơ. Chỉ với khổ thơ đầu, Tố Hữu đã vẽ nên một bức tranh sinh động bằng những gam màu tươi sáng và đẹp đẽ nhất.

Sang khổ thơ thứ hai, nhà thơ đã bộc bạch những nhận thức mới mẻ của mình về lẽ sống:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”


Từ “buộc” ở đây không có nghĩa là bắt buộc, miễn cưỡng mà nó là biểu hiện của sự tự nguyện và quyết tâm cao độ của nhà thơ. Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa, đồng cảm và trải lòng với mọi người. Đặc biệt, ông dành sự quan tâm sâu sắc đến những mảnh đời bất hạnh và quần chúng lao động cùng khổ.

“Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người cùng chung cảnh ngộ, đoàn kết với nhau để phấn đấu vì mục tiêu chung. Có thể hiểu: khi cái tôi chan hòa trong cái ta, khi cá nhân hòa mình vào một tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh của mỗi người sẽ được nhân lên gấp bội. Qua khổ thơ này, Tố Hữu đã thể hiện được quan điểm, nhận thức mới mẻ của mình về lẽ sống, đó là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân với cái ta chung của mọi người. Nhà thơ đã tìm được niềm vui và sức mạnh mới khi đặt mình giữa dòng đời và quần chúng nhân dân lao khổ.

Khổ thơ thứ ba cho thấy sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu:
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ...”


Điệp ngữ "Là con”, “là em”, “là anh” cùng với số từ ước lệ “vạn” đã nhấn mạnh và khẳng định tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết. Nhà thơ dường như đã hòa mình, trở thành một thành viên trong đại gia đình quần chúng lao khổ.

Những từ ngữ như “kiếp phôi pha, “cù bất cù bơ” biểu hiện cho sự đau xót của nhà thơ trước những kiếp người bất hạnh, đồng thời bày tỏ sự căm giận trước những oan trái mà kẻ thù đã gây ra cho nhân dân. Tác giả coi mình cũng như một người vô danh “cù bất cù bơ” nhưng có tinh thần đoàn kết và kiên trung trong đại gia đình của những khối đời cùng khổ. Đến đây, có thể thấy được lí tưởng cộng sản không chỉ giúp Tố Hữu có được lẽ sống mới mà còn giúp ông vượt qua tình cảm ích kỷ, hẹp hòi của giai cấp tư sản để có được tình cảm giai cấp quý báu.

Về nghệ thuật, bài thơ như một khúc hoan ca với ngôn ngữ thơ gợi cảm, nhịp điệu linh hoạt, và mang đầy nhạc điệu. Qua các hình ảnh thơ tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng, Tố Hữu đã truyền tải thành công cho người đọc nỗi niềm sung sướng, say mê của ông khi gặp mặt trời chân lí của đời mình.

Đề cập đến Tố Hữu, nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận định : "thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là thơ yêu nước, nó đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người bị chà đạp. Nó ca ngợi cuộc đời, vì một tương lai tươi sáng cho dân tộc và cho cả loài người. Trong khi tiếng nói của thơ lãng mãn lúc bấy giờ là một tiếng thơ tuyệt vọng thì tiếng nói của thơ Tố Hữu giữa muôn nghìn gian khổ lại là tiến nói lạc quan". Có thể nói “Từ ấy” chính là bước ngoặc trong đời thơ cũng như đời làm Cách mạng của Tố Hữu. Kể từ đây cho đến khi "tạm biệt đời yêu quý nhất", ông đã sống, đã sáng tác theo đúng lí tưởng, mục đích mà mình theo đuổi.

***​

Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để thấy tâm trạng của một thanh niên say mê lí tưởng.​

Trong nền văn học Việt Nam, Tố Hữu được coi là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng. Từ một thanh niên trí thức tiểu tư sản, được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu đã trở thành một chiến sĩ cộng sản. Thơ Tố Hữu gắn với cuộc sông cách mạng và chính trị, thời sự đất nước. Từ ấy (1937 - 1946) là chặng đường đầu của thơ Tố Hữu. Từ ấy là bài thơ có ý nghĩa mở đầu và cũng có ý nghĩa như một tuyên ngôn về lẽ sống của một chiến sĩ cách mạng cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ. Bài thơ cũng là tâm nguyện của người thanh niên yêu nước: niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, những nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.

Tâm trạng nhà thơ có sự vận động qua ba khổ thơ: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng (khổ 1); những nhận thức mới về lẽ sông (khổ 2); sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.

Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ gợi cảm và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.

Hai câu thơ mở đầu được viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm không quên của đời mình:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim


Từ ấy là cái mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu. Khi đó nhà thơ mới 18 tuổi, đang hoạt động tích cực trong Đoàn Thanh niện Cộng sản Huế, được giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng. Bằng những hình ảnh ẩn dụ: nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim, Tô Hữu khẳng định lí tưởng cách mạng như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy không phài là ánh thu vàng nhẹ hay ánh xuân dịu dàng mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ. Hơn thế, nguồn sáng ấy còn là mặt trời, và là mặt trời khác thường, mặt trời chân lí - một sự liên kết sáng tạo giữ hình ảnh và ngữ nghĩa. Mặt trời của thiên nhiên đem lại cho nhân gian ánh sáng, hơi ấm, sự sống thì Đảng cũng là nguồn sáng kì diệu tỏa ra những tư tương đúng đắn, hợp lẽ phải, báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống. Cách gọi lí tưởng như vậy thể hiện thái độ thành kính, ân tình. Thêm nữa, những động từ bừng (chỉ ánh sáng phát ra đột ngột.), chói (ánh sáng có sức xuyên mạnh) càng nhấn mạnh ánh sáng cùa lí tưởng đã hoàn toàn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mờ ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới cùa nhận thức, tư tưởng, tình cảm.

Ở hai câu sau, bút pháp trữ tình lãng mạn, cùng với hình ảnh so sánh đã diễn tả cụ thế niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đấu đến với lí tưởng cộng sản. Đó là một thế giới tràn đầy sức sông với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cáy lá, âm thanh rộn rã của tiếng chim ca hót. Đối với khu vườn hoa lá ấy, còn gì đáng quý hơn ánh sáng mặt trời? Đôi với tâm hồn người thanh niên đang băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời, còn gì quý giá hơn khi có một lí tưởng như có cây hoa lá đón ánh sáng mặt trời, chính lí tưởng cộng sản đã làm tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu dời làm cho cuộc sông của con người có ý nghĩa hơn. Tố Hữu là một nhà thơ nên vẻ đẹp và sức sống mới ấy tâm hồn cũng là vẻ đẹp và sức sống mới của hồn thơ. Cách mạng không đối lập với nghệ thuật mà đã khơi dậy sức sông, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ.

Trong quan niệm về lẽ sống, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao cái tôi cá nhân chủ nghĩa. Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống và sự gắn bó hài hòa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người. Với động từ buộc , câu một là một cách nói quá thế hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người (trăm nơi là một hoán dụ chỉ mọi người sống ở khắp nơi). Với từ trang trải ở câu 2, có thể liên tưởng tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.

Hai câu thơ sau cho thấy tình yêu thương con người cùa Tố Hữu không phải là thứ tình thương chung chung mà là tình cảm hữu ái giai cấp. Câu 3 khẳng định trong mối liên hệ với mọi người nói chung, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ. Ớ câu 4, khối đời là một ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ với nhau cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung. Có thể hiểu: khi cái tôi chan hòa trong cái ta, khi cá nhân hòa mình vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh cúa mỗi người sẽ được nhân lên gấp bội.

Tóm lại, Tố Hữu đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, ở đấy Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chì bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của những trái tim. Qua đó, Tố Hữu cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.

Trước khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản không chỉ giúp nhà thơ có được lẽ sống mới mà còn giúp nhà thơ vượt qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản đế có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ. Hơn thế, đó còn là tình thân yêu ruột thịt. Những điệp từ là cùng với từ con, em, anh và số từ ước lệ vạn (chỉ số lượng hết sức đông đảo) nhấn mạnh, khẳng định một tình cảm gia đình thật đầm ấm, thản thiết, cho thấy nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc bản thân minh là một thành viên cùa đại gia đình quần chúng lao khổ. Tấm lòng đồng cảm, xót thương của nhà thơ còn biếu hiện thật xúc động, chân thành khi nói tới những kiếp phôi pha (những người đau khổ bất hạnh, những người lao động vất vả, thường xuyên dãi dầu mưa nắng để kiếm sống) những em nhỏ không áo cơm cù bất, cù bơ (những em bé không nơi nương tựa phải lang thang vất vưởng, nay đây mai đó). Qua những lời thơ ấy, người đọc thấy được lòng căm hận của nhà thơ trước bao bất công, ngang trái của cuộc đời cũ. Chính vì những kiếp phôi pha, những em nhò cù bất cù bơ ấy mà người thanh niên Tố Hữu hăng say hoạt động cách mạng, và họ cũng trở thành đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ (cô gái giang hồ trong Tiếng hát sông Hương; chú bé đi ở trong Đi đi em; ông lão khốn khổ trong Lão đầy tớ; em bé bán bánh trong Một tiếng rao đêm,...).

Đến đây có thế thấy, về quan điểm nhận thức và sáng tác, bài thơ là tuyên ngôn cho tập Từ ấy nói riêng và cho toàn bộ tác phẩm của Tố Hữu nói chung. Cần nói rõ: đó là quan điểm của giai cấp vô sản với nội dung quan trọng là nhận thức sâu sắc về mổĩ quan hệ giừa cá nhân với quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao.

Từ ấy là lời tâm nguyện của thanh niên yêu nước giác ngộ và say mê lí tưởng cách mạng. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, bằng các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc diệu. Từ ấy đánh dấu một thời điểm quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu và trong sự nghiệp thơ ca của óng. Bài thơ không ngừng hấp dẫn độc giả các thế hệ.

(sưu tầm nhiều nguồn)​
Xem thêm các bài viết:
Baivanhay Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ qua bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu
Soạn văn Tìm hiểu bài thơ Từ ấy - Tố Hữu

Bài thơ Từ ấy là một minh chứng cho nhận định Tố Hữu là nhà thơ của vạn nhà
Thêm
Phân tích bài thơ Từ ấy (nhiều bài mẫu)
1K
0
1

Phong Cầm

Thạc sĩ lang thang ^^
17/5/21
890
911
363,000
33
Nam Định
forum.vanhoctre.com
Xu
7,469,529

Phân tích bài 'Từ ấy' của Tố Hữu đặc sắc​


Đọc những vần thơ, những bài thơ của Tố Hữu, chúng ta như cảm nhận được một tâm hồn thơ dạt dào cảm xúc, một trái tim nhân hậu, một tấm lòng...
 

Giải thích vì sao nhà thơ Chế Lan Viên viết: "Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng cùng nhân loại..."

(Lời tựa tập Trăm bài thơ của Tố Hữu, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)
Chứng minh qua bài thơ Từ ấy.

Trả lời ngắn gọn:​

Bài thơ Từ ấy mở đầu, định hướng cho toàn bộ sáng tác của Tố Hữu. Đó là hai yếu tố làm ra: thi pháp và tuyên ngôn:
Thi pháp: dùng thể thơ truyền thống với ngôn từ bình dị, dễ nhớ, dễ thuộc, đây cũng là đặc trưng trong thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu.
+ Làm thơ chính trị những không nặng nề khuôn mẫu mà dễ nhớ, dễ thuộc.
Tuyên ngôn: “mặt trời chân lí chói qua tim”, tác giả đặt chân lí, ánh sáng mà Đảng mang lại chính là chân lí chạm tới trái tim, làm thay đổi con người của nhà thơ.
Khổ thơ cuối với cấu trúc “là anh, là em, là con”: nhà thơ tự gắn cuộc đời mình với quần chúng lao khổ với mối quan hệ ruột thịt, gần gũi.
Nhà thơ tự “buộc” mình với những cảnh ngộ nghèo khó, cù bất cù bơ của vạn nhà, vạn em nhỏ…
→ Thơ chính trị của Tố Hữu không khô khan, ngược lại dễ nhớ, gần gũi, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người bởi chính sự chân thật trong cách diễn đạt tình cảm khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Bài làm dài:

Tố Hữu là nhà thơ kí trung thành của thời đại. Suốt cả cuộc đời mình ông mang thơ văn phục vụ cách mạng tạo thành vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù. Nhắc về con người ấy, Chế Lan Viên đã viết: "Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm ra tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng cùng nhân loại..." Ta có thể tìm thấy hình ảnh ấy của Tố Hữu qua hai khổ thơ cuối bài thơ Từ ấy

Tố Hữu sinh ra tại Thừa Thiên - Huế, mảnh đất quê hương đã bồi đắp cho hồn thơ Tố Hữu một giọng điệu ngọt ngào, tâm tình, thủ thỉ. Thơ ông mang đậm màu sắc trữ tình chính trị, sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng, phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian hổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Tố Hữu có 7 tập thơ ứng với năm chặng đường cách mạng của dân tộc. Có thể nói, đường đời, đường thơ, đường cách mạng của ông tồn tại song hành. Thơ là vũ khí phục vụ kháng chiến. Đến lượt minh, hiện thực khốc liệt của cuộc chiến trở thành nguồn thi liệu phong phú cho thơ ông. Có lẽ vì thế mà trải qua biết bao thăng trầm, thơ Tố Hữu vẫn giữ được nguồn sống dồi dào, không bị lớp bụi thời gian phủ kín.

Từ ấy nằm trong phần Máu lửa của tập thơ cùng tên ra đời tháng 7/1938. Tác phẩm đã đánh dấu mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời cũng như trong đời thơ Tố Hữu. Nhan đề Từ ấy gợi ra một thời điểm trong cuộc đời nhà thơ Tố Hữu, để đánh dấu quãng thời gian trước từ ấy và sau từ ấy. Từ ấy là thời điểm mà Tố Hữu được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng Sản để đấu tranh cho lí tưởng cách mạng.

Từ ấy trở thành một dấu mốc quan trọng có tính bước ngoặt trong con đường thơ, đường đời Tố Hữu. Bởi nó chi phối mọi cảm xúc, tâm trạng, tác động đến tình cảm của cái tôi trữ tình. Trước Từ ấy, ta bắt gặp một con người lạc lõng, cô đơn:

“Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước,
Chọn một dòng hay để nước cuốn trôi”

Sau Từ ấy, đã có một Tố Hữu (TH) được khai sinh, một Tố Hữu bén duyên với cách mạng để hình thành một hồn thơ thuộc về lẽ sống lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng và đời sống cách mạng. Tất cả những cảm xúc riêng tư, những quan hệ cá nhân đều được quy chiếu về điểm nhìn mang tính trữ tình, chính trị. Và cũng từ đây, chúng ta đã có một Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, là “người thơ kí trung thành của thời đại”

Chế Lan Viên viết "Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm ra tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng cùng nhân loại..." như một lời khẳng định về tâm hồn, tư tưởng của người thanh niên cộng sản Tố Hữu. Giây phút anh được đứng vào hàng ngũ của Đảng cộng sản đấu tranh cho quyền lợi của nhân dân Việt Nam cũng là lúc Tố Hữu trở thành nhà thơ của vạn nhà, anh buộc lòng cùng nhân loại. Cuộc hành trình buộc lòng với nhân loại ấy được Tố Hữu diễn tả đầy say mê:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau cho mạnh khối đời.”

Động từ “buộc” ở đây không có nghĩa là bắt buộc, miễn cưỡng mà nó là sự chủ động, biểu hiện của sự tự nguyện và quyết tâm cao độ của nhà thơ. Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để “trang trải”, sống chan hòa, đồng cảm và trải lòng với mọi người. Đặc biệt, ông dành sự quan tâm sâu sắc đến những mảnh đời bất hạnh và quần chúng lao động cùng khổ - những con người thấp cổ, bé họng, bị chà đạp và áp bức trong xã hội đương thời.

“Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người cùng chung cảnh ngộ, đoàn kết với nhau để phấn đấu vì mục tiêu chung. Ông để hồn mình hòa với nỗi khổ đau của “bao hồn khổ” mà cảm nhận nỗi khổ của họ, để thấu hiểu và yêu thương. Có thể hiểu: khi cái tôi chan hòa trong cái ta, khi cá nhân hòa mình vào một tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh của mỗi người sẽ được nhân lên gấp bội. Qua khổ thơ này,Tố Hữu đã thể hiện được quan điểm, nhận thức mới mẻ của mình về lẽ sống, đó là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân với cái ta chung của mọi người. Nhà thơ đã tìm được niềm vui và sức mạnh mới khi đặt mình giữa dòng đời và quần chúng nhân dân lao khổ.

Nếu khổ thơ đầu là cuộc hội ngộ, là giây phút bắt gặp ánh sáng, gặp lí tưởng cách mạng thì khổ thơ thứ ba đã đánh dấu thành quả ban đầu, những nhận thức về lẽ sống đã làm đổi thay trong cuộc đời người thanh niên Tố Hữu, mà Chế Lan Viên đã khẳng định “anh (chỉ Tố Hữu) là nhà thơ của vạn nhà”

“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ...”

Điệp ngữ "Là con”, “là em”, “là anh” cùng với số từ ước lệ “vạn” đã nhấn mạnh và khẳng định tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết. Nhà thơ dường như đã hòa mình, trở thành một thành viên trong đại gia đình quần chúng lao khổ.

Những cụm từ “kiếp phôi pha, “cù bất cù bơ” xuất hiện nối tiếp nhau trong suốt cả khổ thơ là sự đau xót của nhà thơ trước những kiếp người bất hạnh, đồng thời bày tỏ sự căm giận trước những oan trái mà kẻ thù đã gây ra cho nhân dân. Tác giả coi mình cũng như một người vô danh “cù bất cù bơ” nhưng có tinh thần đoàn kết và kiên trung trong đại gia đình của những khối đời cùng khổ. Đến đây, có thể thấy được lí tưởng cộng sản không chỉ giúp Tố Hữu có được lẽ sống mới mà còn giúp ông vượt qua tình cảm ích kỷ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình cảm giai cấp cao cả.

Sở dĩ Chế Lan Viên có thể viết "Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm ra tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng cùng nhân loại..." bởi Tố Hữu đã nguyện buộc tâm hồn mình gắn với cuộc đời chung của những kiếp người cơ cực, khổ sở. Ông đã từ bỏ cái tôi hẹp hòi, ích kỷ để hòa mình với dòng chảy trôi của lịch sử, gắn kết mình với không khí đoàn kết trên dưới một lòng của cả dân tộc. Và hẳn nhiên, sự nhận thức ấy đã mang đến cho Tố Hữu lí tưởng sống để đủ sức thoát khỏi bức màn tối tăm của sự lạc lõng giữa thời cuộc của tầng lớp trí thức lúc bấy giờ.

Từ ấy của Tố Hữu như một khúc hoan ca với ngôn ngữ thơ gợi cảm, nhịp điệu linh hoạt, và mang đầy nhạc điệu. Qua các hình ảnh thơ tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng, Tố Hữu đã truyền tải thành công cho người đọc nỗi niềm sung sướng, say mê của ông khi gặp mặt trời chân lí của đời mình.

Có thể nói “Từ ấy” chính là bước ngoặc trong đời thơ cũng như đời làm Cách mạng của Tố Hữu. Kể từ đây cho đến khi "tạm biệt đời yêu quý nhất", ông đã sống, đã sáng tác theo đúng lí tưởng, mục đích mà mình theo đuổi.

(sưu tầm)
Thêm
1K
0
0
Soạn bài Từ ấy - Tố Hữu không chỉ giúp bạn trả lời các câu hỏi trong SGK mà còn đưa ra những kiến thức cơ bản cần nắm trong bài học về tác giả Tố Hữu, tác phẩm, nội dung chính để giúp các bạn tìm hiểu trước bài học tại nhà, giúp tiếp thu bài học trên lớp hiệu quả.

Soạn bài Từ ấy của Tố Hữu, Văn học trẻ.png

A. Kiến thức trọng tâm bài Từ ấy​

1. Tác giả:​

- Tố Hữu ( 1920 – 2002) tên thật Nguyễn Kim Thành
- Quê: Ông sinh ra tại Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Cuộc đời và Sự nghiệp:
- Từ bé Tố Hữu đã tỏ ra rất thông minh và say mê niềm yêu văn học
- Ông tham gia chiến đấu, từng bị bắt giam và sau đó vượt ngục thành công tiếp tục hoạt động trên hai mặt quân sự và văn hóa nghệ thuật.
- Con đường thơ gắn liền với con đường cách mạng : Từ ấy, Việt Bắc, gió lộng…
- Dấu mốc là năm 1937, khi Tố Hữu được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng đấu tranh vì lợi ích của nhân dân, tạo ra bước ngoặt trong tư tưởng người thanh niên trẻ
- Trước 1937: Giống như tầng lớp trí thức đương thời, Tố Hữu "băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời"
- Sau 1937: Đường đời, đường thơ, đường cách mạng gắn bó, tồn tại song hành. Ông đem thơ để phục vụ kháng chiến, lấy thực tế khốc liệt của cuộc chiến làm tư liệu sáng tác cho thơ.

2. Tác phẩm:​

- Ngày được đứng vào hàng ngũ những người cùng phấn đấu vì một lí tưởng cao đẹp là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu, với những cảm xúc , suy tư sâu sắc của mình để ghi lại sự kiện đáng nhớ ấy bài thơ "Từ ấy" được ra đời.
- Từ ấy được sáng tác năm 1938. nằm trong phần "Máu lửa" của tập Từ ấy.
- Bài thơ như lời tâm nguyện của thanh niên yêu nước giác ngộ tư tưởng Cách mạng, qua đây ta thấy được rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng và tác dụng kỳ diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ.

B. Soạn bài Từ ấy - Trả lời câu hỏi trong SGK​

Câu 1: Trang 44 sgk ngữ văn 11 tập 2 Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng?​

Những hình ảnh để chỉ lí tưởng ta có bắt gặp ngay trong khổ thơ đầu tiên:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”


- Trong đó ta có thể thấy những hình ảnh như: bừng nắng hạ, mặt trời, vườn hoa lá, tiếng chim, đậm hương. Đây chính là những hình ảnh để chỉ lí tưởng và biểu hiện cảm xúc được Tố Hữu miêu tả.

- Trong hai câu thơ đầu : Hình ảnh: nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim…. Là những hình ảnh ẩn dụ khẳng định lí tưởng cách mạng như nguồn sáng mới soi sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy rực rỡ như nắng hạ, kì diệu như ánh sáng mặt trời tỏa ra những tư tưởng đúng đắn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản, mở ra trong tâm hồn người thanh niên một chân trời mới.

- Hai câu thơ sau: Hình ảnh so sánh: Hồn như vườn hoa lá – đậm hương rộn tiếng chim. Ánh mặt trời kì diệu đã mang sức sống đến cho thiên nhiên khiến tất cả dậy sắc, lên hương, tràn ngập âm thanh rộn rã.

Câu 2: Trang 44 sgk ngữ văn 11 tập 2: Khi thấy được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào?​

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”


- Khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có nhận thức về một lẽ sống hòa quyện cái tôi riêng với cái ta chung của toàn dân tộc.

- Trong khổ hai này tác giả thể hiện cái tôi đã hòa quyện với cái ta chung, điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: buộc lòng, hồn tôi, hồn khổ, … từ cái tôi chung tác giả đã “buộc lòng” với mọi người từ buộc ở đây không phải là ép buộc mà đó là thể hiện sự khăng khít gắn chặt của nhà thơ với mọi người dân tộc Việt Nam.

- Tác giả dùng điệp từ “để” nhấn mạnh mục đích của hành động buộc lòng kia. Đó là để cho tình cảm riêng thành một tình cảm lớn, tình yêu đất nước và dân tộc Việt Nam. Để được đồng cảm cộng khổ cùng nhân dân vượt qua khốn khó này.

- Gần gũi nhau tạo nên một khối đời vững mạnh chống lại thực dân xâm chiếm. Qua đó ta thấy được, nhà thơ không chỉ vui mừng khi được kết nạp mà còn nhận ra được lí tưởng sống của mình.

Câu 3: Trang 44 sgk ngữ văn 11 tập 2: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện ra sao?​

- Sau khi được giác ngộ lý tưởng Cách mạng nhà thơ đã nhận ra được lý tưởng của chính mình và cùng đó có những chuyển biến tình cảm hết sức sâu sắc.
- Tác giả thấy mình là: con của vạn nhà, là em, là anh không còn là một người sống lạc lõng giữa đời và không có ý nghĩa trong cuộc đời như trước kia nữa.
- Nhà thơ tự dùng những từ thân mật như “anh, em,con” thể hiện sự thân thiết gần gũi như một gia đình. Và quả thật không chỉ có gia đình nhỏ của mình nhà thơ còn nhận ra gia đình Việt Nam to lớn.

Câu 4: Trang 44 sgk ngữ văn 11 tập 2: Nhận xét về các biện pháp tu từ dùng trong bài thơ. Có gì đáng chú ý trong nhịp điệu của các câu thơ?​

  • Đây là một bài thơ giàu nhạc điệu (cách ngắt nhịp thay đổi liên tục theo cảm xúc, vẫn có sức ngân vang).
  • Các biện pháp tu từ gợi cảm: ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ.
  • Hình ảnh tươi sáng, rực rỡ.
  • Tất cả đã làm nổi bật tâm trạng “cái tôi” của nhà thơ.

C. MỞ RỘNG

1. Phân tích văn bản

  • Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng cộng sản
- Từ ấy là phút giây đầu tiên tác giả đón nhận ánh sáng của lí tưởng cộng sản.
- Lí tưởng cộng sản là ánh nắng chói chang từ mặt trời chân lí, với những hướng đi tư tưởng đứng đắn.
- Tâm hồn nhà thơ như được tưới mát về lí tưởng cộng sản biến tâm hồn tài lụi lâu nay của nhà thơ bỗng chốc thành vườn hoa lá rực rỡ sắc hương và rộn ràng tiếng chim đoạn thơ như tiếng reo vui hân hoan tri ân với Đảng.
  • Nhận thức mới về lẽ sống
- Trước khi bắt gặp lí tưởng cộng sản tâm hồn nhà thơ thu vào cái tôi bơ vơ,bế tắc không biết đi về đâu như bao nhà thơ cùng thời
- Từ khi bắt gặp lí tưởng tâm hồn nhà thơ hòa vào khối đời chung vào cuộc sống của những người lao khổ để cùng phấn đấu vì lí tưởng cao đẹp
- Ông tự nguyện gắn kết cuộc đời mình với mọi người, với trăm nơi, với bao hồn khổ. Gắn kết để sẻ chia, tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • Sự chuyển biến sâu sắ trong tình cảm
Tố Hứu tự nhận mình là con, là anh, là em, là anh của vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em nhỏ, Tố Hữu đã trở thành thành viên của đại gia đình của nhân dân lao động. Tấm lòng trải cùng những người cùng khổ, tình cảm bỗng chốc thân thương như tình cảm gia đình.

2. Nội dung bài học​

a. Ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy

Từ ấy là khi nhà thơ được đứng trong hàng ngũ của Đảng, chung lí tưởng của Đảng. Đánh dấu mốc son chói lọi trong cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà thơ Tố Hữu. Thể hiện niềm vui sướng hân hoan của nhà cách mạng trẻ tuổi lần đầu tiên bắt gặp lí tưởng của Đảng, của cách mạng và nguyện dấn thân vào con đường máu lửa ấy.

b. Phân tích chi tiết bài thơ Từ ấy

Niềm vui sướng, đam mê ghi bắt gặp lí tưởng của đảng. Từ ấy là phút giây đầu tiên tác giả đón nhận ánh sáng của lí tưởng cộng sản. Đó là phút giây thiêng liêng nhất trong cuộc đời nhà thơ

Lí tưởng cộng sản là ánh nắng hạ chói chang tỏa ra từ mặt trời chân lí đứng đắn, đẹp đẽ. Hai câu đầu viết theo bút pháp tự sự: "Từ ấy trong tôi..." Từ ấy, là lúc nhà thơ được mặt trời "chân lí" cách mạng soi sáng . Hình ảnh ẩn dụ "nắng hạ" tượng trưng như ánh sáng của Đảng, cách mạng làm bùng sáng tâm hồn nhà thơ, "mặt trời chân lí" là một liên kết đầy sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa. Câu thơ ca ngợi ánh sáng diệu kì của cách mạng, ánh sáng của những công lí, công bằng trong xã hội.

Hai câu thơ sau dạt dào cảm hứng lãng mạn. Những vang động và vui tươi tràn ngập trong tâm hồn của thanh niên trẻ, niềm háo hức khi đón nhận lí tưởng cách mạng được so sánh bằng những hình ảnh và âm thanh lấy từ thiên nhiên tạo vật: "vườn hoa lá", "đậm hương" "rộn tiếng chim".

Ánh sáng của Đảng đã khiến cho hồn thơ của Tố Hữu một cuộc đời có ý nghĩa thiêng liêng, to lớn, một hồn thơ bát ngát tình yêu cách mạng, yêu đồng bào.

Nhà thơ đã đón nhận bằng cả trái tim và khối óc, tâm hồn nhà thơ như bừng tỉnh. Hai động từ bừng, chói đã đặc tả sự thay đổi bất ngờ, mạnh mẽ ấy

Hai câu cuối

Tâm hồn nhà thơ diễn ra cuộc tái sinh màu nhiệm. lí tưởng cộng sản như một nàn gió biến tâm hồn tài lụi lâu nay của nhà thơ bỗng chốc thành vườn hoa lá rực rỡ sắc hương và rộn ràng tiếng chim. Nhịp thơ linh hoạt , biến hóa, lối thơ vắt dòng khiến đoạn thơ như tiếng reo vui hân hoan, như khúc ca sôi nổi chứa chan niềm hạnh phúc, tri ân với Đảng.
  • Nhận thức mới về lẽ sống
Trước khi bắt gặp lí tưởng cộng sản tâm hồn nhà thơ thu vào cái tôi cô đơn, bế tắc không biết đi con đường là đúng đắn.
Nhưng từ khi bắt gặp lí tưởng tâm hồn nhà thơ thay đổi diệu kì:
- Nhà thơ hòa vào khối đời chung cùng với cuộc sống của những người lao khổ để cùng sống và chiến đấu với lí tưởng cao đẹp là độc lập, tự do.
- Ông tự nguyện gắn kết đời mình với mọi người, với trăm nơi, với bao hồn khổ. Gắn kết để sẻ chia, tạo nên sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. Hàng loạt điệp từ, điệp cấu trúc khiến lời thơ rắn rỏi như lời thề thiêng liêng mãi sống và làm theo lí tưởng cách mạng.
  • Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ
Trước khi gặp cách mạng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Khi ánh sáng cách mạng như "Mặt trời chân lí chói qua tim", đã giúp nhà thơ bỏ qua tâm hồn chật hẹp để sống với một tình yêu to lớn vẹn tròn.

Nhà thơ nhận mình "là con của vạn nhà", là em của "vạn kiếp phôi pha" gần gũi bằng tình cảm xót thương những kiếp đời lao khổ\những kiếp sống đáng thương; là anh của "vạn đầu em nhỏ" "cù bất cù bơ". Nhà thơ muốn sống trong những người lao khổ ấy để cảm nhận sâu sắc, rõ nét nét đẹp của những người lao động, cùng họ đoàn kết, đứng lên đấu tranh vì độc lập, tự do. Từ những cảm nhận ấy đã giúp nhà thơ say mê hoạt động cách mạng cống hiến đời mình góp phần giải phóng đất nước, giải phóng những kiếp lầm than trong xã hội tăm tối.

c. Giá trị nội dung – nghệ thuật của bài thơ Từ ấy

Nội dung

  • Từ ấy" đã đánh dấu bước ngoặt trưởng thành vô cùng qua trọng của Tố Hữu trên chặng đường cách mạng. Nó là tiếng reo mừng, sung sướng của một người thanh niên trẻ khi được lí tưởng cách mạng soi sáng, để từ đó quyết tâm đem sức mình cống hiến cho Tổ quốc.

Nghệ thuật

  • Bài thơ "Từ ấy" giàu nhạc điệu. Thơ Tố Hữu r là thơ trữ tình - chính luận, hướng người đọc đến chân trời tươi sáng.
  • Sử dụng các biện pháp tu từ gợi cảm: ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ.
  • Hình ảnh thơ tươi sáng, rực rỡ.
  • Giọng thơ tâm tình mà đậm chất trữ tình chính trị.

Ý nghĩa

Bài thơ có ý nghĩa như một tuyên ngôn về lẽ sống của một chiến sĩ cách mạng cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ. Bài thơ thể hiện tâm nguyện của người thanh niên trẻ yêu nước: niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, những nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm khi đứng vào đội ngũ của Đảng với lẽ sống cao đẹp nhất.

Xem thêm bài viết: Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ qua bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu
Thêm
Tìm hiểu bài thơ Từ ấy - Tố Hữu
  • Like
Reactions: Triều Anh
529
1
0
Hình ảnh những người chiến sĩ dũng cảm ngoài mặt trận luôn là đề tài muôn thuở của thi, ca, nhạc, hoạ,... Nhà thơ Tố Hữu đã mượn hình ảnh đẹp này để nói lên vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ qua bài thơ "Từ ấy"



5301



Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ qua bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu
Bài thơ ra đời với một bước ngoặt trong cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của Tố Hữu. Ngày nhà thơ được kết nạp vào Đảng cộng sản, đứng vào hàng ngũ những người cách mạng chiến đấu vì một lí tưởng chung, ông đã viết bài thơ này. Đặt trong hoàn cảnh sáng tác ấy, bài thơ đã cho thấy tình yêu, niềm say mê với lí tưởng cách mạng và lẽ sống cao đẹp làm nên vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ.

Bài thơ thể hiện chân thật và xúc động vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ cách mạng. Đó là con người có tình yêu, niềm say mê mãnh liệt với lí tưởng cộng sản:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim… “

Lí tưởng chính là ánh nắng hạ rực lửa, là mặt trời chói sáng, soi rọi giúp cho nhà thơ nhận ra con đường đi đến với chân lí, lẽ phải, công bằng, niềm tin, hi vọng. Lí tưởng còn hồi sinh, chỉ đường, đem đến cảm xúc mới, sức sống mới cho nghệ thuật thơ ca của người chiến sĩ.

Đó là người chiến sĩ có lẽ sống nhân đạo cao đẹp. Con người ấy từ khi được giác ngộ lí tưởng, ý thức rằng cuộc sống và nghệ thuật thơ ca của mình không thuộc về cá nhân mình nữa mà thuộc về quần chúng cần lao và cuộc đấu tranh chung của dân tộc. Người chiến sỹ trẻ có nhận thức đúng đắn về lẽ sống của cuộc đời mình: lẽ sống của con người cá nhân gắn liền với lẽ sống của cộng đồng, của mọi người:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời “

Người chiến sỹ trẻ có sự chuyển biến mạnh mẽ trong tình cảm khi có sự soi chiếu của ánh sáng cách mạng: yêu thương, gắn bó với nhân dân lao khổ bằng tình cảm hữu ái giai cấp:

“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ… “

Người chiến sĩ với lẽ sống lớn – hòa nhập với khối đời chung: Con người ấy từ khi được giác ngộ lí tưởng, ý thức rằng cuộc sống và nghệ thuật thơ ca của mình không thuộc về cá nhân mình nữa mà thuộc về quần chúng cần lao và cuộc đấu tranh chung của dân tộc. Con người đã tự nguyện đem cái “tôi” nhỏ bé của mình gắn kết với cuộc đời để tạo nên sức mạnh đoàn kết, tranh đấu.
Người chiến sĩ với tình cảm lớn – tình cảm với nhân dân, tình hữu ái giai cấp: Người chiến sĩ cũng ý thức rằng mình sẽ là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình cách mạng của những người lao khổ, bị áp bức, chiến đấu vì một lí tưởng cao đẹp.

Hình tượng người chiến sĩ với lý tưởng cao quý, khát khao mãnh liệt được khắc họa qua cách miêu tả trực tiếp bằng những cảm nhận của nhân vật trữ tình khi bắt gặp ánh sáng của lí tưởng hoặc những lời ước nguyện, lời thề quyết tâm chiến đấu vì lí tưởng chung. Bài thơ làm hiện lên chân dung của một cái “tôi” chiến sĩ không cách biệt, trốn tránh cuộc đời như cái “tôi” thơ mới mà trẻ trung, hăm hở, nhiệt huyết, tràn đầy tình yêu, niềm say mê với lí tưởng cộng sản, sống có trách nhiệm với cuộc đời, với nhân dân đau khổ bị áp bức, với cuộc đấu chung của dân tộc. Bài thơ mang giọng điệu vui tươi, sôi nổi, hào hứng và trẻ trung. Bài thơ thể hiện một niềm tin mãnh liệt vào lý tưởng cách mạng.
Thêm
Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ qua bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu
2K
0
1

Lan Hương

Truyền thông VHT
Thành viên BQT
5/4/21
652
384
62,999
20
forum.vanhoctre.com
Xu
6,835,772
Hình ảnh những người chiến sĩ dũng cảm ngoài mặt trận luôn là đề tài muôn thuở của thi, ca, nhạc, hoạ,... Nhà thơ Tố Hữu đã mượn hình ảnh đẹp này để nói lên vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ qua...
 

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
Top