Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Tô Hoài là nhà văn tài năng và có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau, đặc biệt là Tây Bắc. Vợ chồng A Phủ là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc của tác giả. Để hiểu hơn về tác phẩm này, cùng Triều Anh tham khảo đề bài Phân tích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.

745D80A8-64CF-49C5-89A2-BF8682D4075B.jpeg

Ảnh sưu tầm


Xem thêm
Soạn văn Vợ chồng A Phủ
Cảm nhận về nhân vật Mị
Phân tích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

I. Dàn ý

1. Mở bài


- Tô Hoài là nhà văn có lối trần thuật hóm hỉnh, ông có sở trường về loại truyện phong tục và hồi kí.

- Vợ chồng A Phủ được in trong tập Truyện Tây Bắc, tác phẩm là sự phản ánh nỗi khổ của đồng bào Tây Bắc dưới ách thống trị của thực dân Pháp, đồng thời ngợi ca vẻ đẹp con người nơi đây.

2. Thân bài

a. Luận điểm 1: Phân tích nhân vật Mị

- Luận cứ 1:
Trước khi trở thành con dâu gạt nợ

+ Mị là cô gái người Mông trẻ trung, hồn nhiên, có tài thổi sáo.

+ Mị đã từng yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu.

+ Hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố.

- Luận cứ 2: Từ khi trở thành con dâu gạt nợ

+ Nguyên nhân: món nợ truyền kiếp từ thời cha mẹ Mị, tục cướp vợ của người Mông đem về cúng trình ma. Người lao động bị cả cường quyền và thần quyền buộc chặt.

+ Mị phải chịu những đày đọa về thể xác: phải làm việc không kể ngày đêm, “không bằng con trâu con ngựa” ; bị đánh đập dã man: bị trói, đạp vào mặt, ...

+ Mị dần trở nên chai sạn với nỗi đau: một cô gái lúc nào cũng “mặt buồn rười rượi”, không quan tâm đến thời gian (hình ảnh ô cửa sổ), sống lầm lũi “như con rùa nuôi trong xó cửa”, “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”.

+ Trong đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống của Mị đã trỗi dậy:​
  • . Âm thanh cuộc sống bên ngoài (tiếng trẻ con chơi quay, tiếng sáo gọi bạn tình, ..) đánh thức những kỉ niệm trong quá khứ.​
  • . Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm ...”, với khát khao tự do, thắp sáng căn phòng tối, muốn “đi chơi tết” chấm dứt sự tù đày.​
  • . Khi bị A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi. Lúc vùng dậy cô chợt tỉnh trở về với hiện thực.​
=> Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ.

+ Khi A Phủ làm mất bò, bị phạt trói đứng:​
  • Ban đầu Mị dửng dưng bởi sau đêm tình mùa xuân, cô trở lại là cái xác không hồn.​
  • Khi thấy giọt nước mắt của A Phủ khiến Mị đồng cảm, chợt nhớ đến hoàn cảnh của mình trong quá khứ, Mị lại biết thương mình và thương cho kiếp người bị đày đọa “có lẽ ngày mai người kia sẽ chết, chết đau,... phải chết”.​
  • Bất bình trước tội ác của bọn thống lí, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ. Mị sợ cái chết, sợ nhà thống lí, cô chạy theo A Phủ tìm lối thoát.​
=> Mị là người con gái lặng lẽ mà mạnh mẽ, hành động của Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền của bè lũ thống trị miền núi.

b. Luận điểm 2: Phân tích nhân vật A Phủ

- Luận cứ 1:
Số phận của A Phủ

+ Mồ côi cha mẹ, không còn người thân

+ Lớn lên đi làm thuê, sau đó trở thành người ở gạt nợ nhà thống lí Pá Tra.

+ Khi trở thành người ở gạt nợ:​
  • Nguyên nhân: đánh con quan, thua cuộc trong vụ xử kiện quái gở.​
  • A Phủ chịu sự đày đọa về mặt thể chất: phải làm những công việc nặng, nguy hiểm: “đốt rừng, cày nương, săn bò tót,...”, không có giá trị bằng một con bò, làm mất bò mà bị trói đứng đến chết.​
- Luận cứ 2: Tích cách của A Phủ

+ Lúc nhỏ mạnh mẽ, gan bướng: khi bị bán xuống cánh đồng thấp lại trốn lên núi cao

+ Lớn lên là chàng trai khỏe mạnh chăm chỉ, tháo vát, biết làm mọi công việc.

+ Là người biết bất bình trước bất công (đánh A Sử)

+ Khao khát tự do (nén đau để vùng chạy khi được cắt dây trói).

=> Khi phân tích nhân vật A Phủ ta thấy A Phủ được nhìn từ bên ngoài với những lời nói ngắn gọn, hành động dữ dội mạnh mẽ.

c. Luận điểm 3: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo

- Luận cứ 1:
Giá trị hiện thực

+ Những trang viết chân thực về cuộc sống bi thảm của người dân nghèo miền núi thể hiện qua nhân vật Mị và A Phủ...
+ Tố cáo thế lực thống trị, cường quyền, thần quyền đã liên kết để chà đạp cuộc sống của người dân, tước đoạt quyền sống của họ.

- Luận cứ 2: Giá trị nhân đạo

+ Lòng yêu thương con người.
+ Đồng cảm sâu sắc với số phận con người nghèo khổ miền núi trước cách mạng.
+ Tố cáo các thế lực chà đạp lên quyền sống của con người.
+ Khám phá, phát hiện vẻ đẹp, phẩm chất người lao động, đặc biệt là khát vọng sống, khát vọng tự do của họ.
+ Mở ra cho nhân vật một hướng đi: Thoát khỏi cuộc sống tăm tối nơi làng quê để tìm đến với ánh sáng của cách mạng.

d. Luận điểm 4: Những đặc sắc về nghệ thuật

- Luận cứ 1:
Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo (miêu tả theo trình tự thời gian, đan xen hồi ức một cách tự nhiên, có pha trộn quá khứ với hiện tại một cách ý nhị có khi vận dụng kĩ thuật đồng hiện của điện ảnh, khó phân biệt hình ảnh của quá khứ - hiện tại – tương lai).

- Luận cứ 2: Nghệ thuật kể chuyện

Kể chuyện kết hợp nhiều điểm nhìn (bên ngoài, bên trong, xa, gần) dần dần khám phá thế giới nội tâm sâu thẳm và ngọn lửa sống âm ỉ đằng sau vẻ ngoài vô cảm của Mị. Cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo.

- Luận cứ 3: Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ,..

- Luận cứ 4: Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi.

3. Kết bài

- Qua việc miêu tả cuộc đời, số phận của Mị và A Phủ, nhà văn đã đã tố cáo hùng hồn, đanh thép những thế lực phong kiến, thực dân tàn bạo áp bức bóc lột, đọa đày người dân nghèo miền núi đồng thời khẳng định sức sống tiềm tàng, mãnh liệt không gì huỷ diệt được của kiếp nô lệ.

- Khẳng định chỉ có sự vùng dậy của chính họ, được ánh sáng Cách mạng soi đường đến một cuộc đời tươi sáng.

II. Bài văn tham khảo

Tô Hoài đã sang tác truyện ngắn Vợ chồng A Phủ như lời tri ân dành cho con người nơi rẻo cao Tây Bắc. Truyện ngắn này được in trong tập “Truyện Tây Bắc” (1952) và được tặng giải Nhất - Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955. “Vợ chồng A Phủ” là bức tranh Tây Bắc với những phong tục, tập quán riêng biệt. Truyện không những giàu giá trị hiện thực và nhân đạo mà còn thành công trong việc khắc họa cuộc sống của nhân vật Mị và A Phủ khi họ ở Hồng Ngài.

Trước khi về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí, Mị là một cô gái xinh đẹp, yêu đời, yêu cuộc sống tự do. Mị có tài thổi sáo giỏi, “thổi lá cũng hay như thổi sáo” khiến “có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”. Tuy sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, ngày xưa bố mẹ phải vay tiền để cưới nhau, đến khi mẹ Mị chết vẫn chưa trả hết nợ nhưng Mị luôn có ý thức về cuộc sống của mình. Cô đã nói với bố: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu” khi thống lí muốn bắt Mị về làm con dâu gạt nợ. Đó là tiếng nói của sự phản kháng tục dùng con người làm vật thế mạng cho món nợ tiền bạc của các dân tộc miền núi. Lệ tục cổ hủ này đã cướp đi cuộc sống tự do của biết bao con người. Đồng thời câu nói ấy cũng thể hiện niềm tin vào sức sống của bản thân trong con người Mị. Mị tin rằng mình có thể làm nương ngô để trả nợ thay cho bố.

Nhưng Mị đã bị A Sử cướp và đem về “cúng trình ma” nhà thống lí. Cuộc đời của Mị đã gắn liền với số phận của người con dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra. Cô phẫn uất, đau đớn cho chính thân phận của mình. Có đến hàng mấy tháng, đêm nào cô cũng khóc. Mị định tự tử bằng lá ngón nhưng cô “không đành lòng chết” vì thương bố. Có lẽ chết là cách tốt nhất để Mị giải thoát cuộc đời nô lệ, Mị sẽ không phải xót xa hay căm hờn gì nữa. Từ thái độ phản kháng, Mị trở nên cam chịu hoàn cảnh. Mị đã quen với cái khổ, “Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa” quần quật làm việc cả ngày lẫn đêm không được nghỉ ngơi. Những công việc hái thuốc phiện, giặt đay, xe đay, bẻ bắp, quay sợi, dệt vải, chẻ củi, cõng nước,…cứ nối tiếp nhau “vẽ ra trước mặt” thúc giục cô phải làm. Phải chăng vì thế mà “mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.

Càng ngày, Mị càng câm lặng, chấp nhận số phận mà không một lời oán trách. Khuôn mặt cô dù trong hoàn cảnh nào cũng “buồn rười rượi”. Người phụ nữ ấy đã bị những khổ cực làm chai lì cảm xúc, mất hết ý niệm về thời gian, không gian vì buồng Mị nằm có cái cửa sổ có một lỗ vuông bằng bàn tay, “lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”. Tưởng rằng Mị đã vô cảm với thế giới bên ngoài nhưng chính thiên nhiên Tây Bắc vào mùa xuân mà âm thanh của tiếng sáo là tác nhân khơi dậy lòng yêu đời, sức sống trong con người Mị. Tiếng sáo đã đánh thức tâm hồn bấy lâu ngủ quên của cô. Mị cảm nhận được âm hưởng "thiết tha bổi hổi” của tiếng sáo gọi bạn đi chơi. Không khí của những ngày Tết khiến Mị “sống về những ngày trước”.

Mị uống rượu, “uống ừng ực từng bát” như nuốt trôi đi tất cả niềm phẫn uất vào trong. Tâm hồn Mị “phơi phới trở lại”. Điều đặc biệt là Mị đã có ý thức về bản thân, cô nhận ra mình vẫn còn trẻ và muốn được đi chơi ngày Tết. Mong muốn đã chuyển sang thành hành động: “Mị lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng” rồi quấn lại tóc, “lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách” sửa soạn đi chơi. Tiếng sáo lửng lơ, mời gọi khiến Mị không thể chối từ. Cô đã thực sự hồi sinh và lột xác để thoát ra khỏi vòng áp chế của các thế lực cường quyền, thần quyền, phu quyền.

Nhưng ý định của Mị chưa thực hiện được thì cô đã bị A Sử trói đứng vào cột nhà bằng cả thúng sợi đay. Dường như Mị đã quên đi nỗi đau về thể xác để tâm hồn đi theo những cuộc chơi. Tiếng chân ngựa đạp vào vách đưa Mị trở về thực tại, “Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. Thân phận làm dâu gạt nợ nhà thống lí không khác gì thậm chí là không bằng thân phận của những con vật như con trâu, con ngựa. Ẩn đằng sau con người cam chịu đó là một sức sống tiềm tàng đến mãnh liệt. Điều ấy được thể hiện qua chi tiết Mị cắt dây trói cho A Phủ và cùng anh trốn khỏi Hồng Ngài. Đây cũng là hành động cởi trói, tự giải thoát cho chính mình. Nó xuất phát từ tấm lòng “thương người như thể thương thân” của cô. Mị đã tự giải thoát cho mình khỏi sự áp bức, đè nén của cường quyền, thần quyền, phu quyền. Hành động tuy có tính tự phát nhưng vô cùng hợp lí.

Không chỉ khắc họa thân phận người phụ nữ, Tô Hoài còn khắc họa thân phận của người đàn ông miền núi chịu cuộc đời nô lệ. Đó là A Phủ, anh mồ côi cha mẹ từ khi còn nhỏ, không có người thân thích. Anh trở thành món hàng để đổi lấy thóc của người Thái nhưng “A Phủ gan bướng, không chịu ở dưới cánh đồng thấp, A Phủ trốn lên núi, lưu lạc đến Hồng Ngài”. Tuy nghèo khó nhưng A Phủ biết lao động để tự nuôi sống bản thân. Anh biết “đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”. Vì thế nhiều cô gái đã ví có được A Phủ “cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu”. Con người A phủ có sự gan góc, biết vượt qua khó khăn, khổ cực và nguy hiểm. Anh sống tự do, gần gũi với thiên nhiên nhưng vì tội đánh con thống lí mà phải chịu thân phận nô lệ.

A Phủ đánh A Sử không phải do tính cách hiếu chiến, ngang tàn mà là do anh không chấp nhận sự thống trị, lên ngôi của cái ác. Sự áp chế của cường quyền đã đẩy một con người tự do, phóng khoáng trở thành một con người cam chịu số phận. A Phủ phải chịu những trận đòn roi tàn nhẫn nhưng anh “chỉ im như cái tượng đá”. Anh đã chấp nhận cuộc đời đi ở trừ nợ cho nhà thống lí. Vì mải mê bẫy chim mà A Phủ để hổ bắt mất một con bò. A Phủ bị trói đứng vào cột bằng “dây mây quấn từ chân đến vai”. Tình cảnh này đã lay động được tình thương, lòng đồng cảm của Mị. Cô nghĩ rằng: “Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết” và Mị đã cắt dây trói cứu A Phủ. Hành động “quật sức vùng lên chạy” phần nào cho thấy khát vọng sống, khát vọng chấm dứt thân phận đi ở trừ nợ của anh. Anh đã thức tỉnh để đến với khu du kích Phiềng Sa, tham gia vào cách mạng.

Truyện “Vợ chồng A Phủ” chứa đựng những giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo cao cả. Thông qua tác phẩm, nhà văn Tô Hoài muốn tố cáo chế độ phong kiến và giai cấp thống trị bóc lột con người bằng hình thức cho vay nặng lãi. Vì món nợ của cha mẹ mà Mị bị mang ra làm vật thế mạng. Ông cũng lên án những hủ tục lạc hậu như “cúng trình ma” đã buộc con người vào vòng mê tín, khiến họ không dám thoát ra vòng vây để tự cứu lấy mình. Đồng thời, tác giả cũng thể hiện lòng xót xa, cảm thông với những người dân lao động miền núi phải cam chịu sự áp bức của tầng lớp thống trị thủ đoạn, gian ác. Tô Hoài ca ngợi sức sống mãnh liệt tiềm tàng trong con người họ. Chính sức sống ấy đã giúp họ giải thoát họ khỏi cuộc đời nô lệ để đến với cách mạng, đến với cuộc sống tự do.

Bằng bút pháp cá thể hóa, nhà văn đã xây dựng nên hai nhân vật đại diện cho những con người có phẩm chất tốt đẹp nhưng phải chịu số phận bất hạnh, đau khổ. Mị tiêu biểu cho kiểu nhân vật tâm trạng và A Phủ tiêu biểu cho kiểu nhân vật hành động. Làm nền cho sự nổi bật của con người trong thiên truyện là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc tuyệt đẹp: “gió thổi vào gianh vàng ửng”, “trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ”. Đây là những chi tiết nghệ thuật giàu tính tạo hình. Cùng với đó là các phong tục, tập quán như tục bắt vợ, cảnh phạt vạ, cảnh xử kiện được hiện lên độc đáo. Truyện được kể theo ngôi thứ ba, điểm nhìn trần thuật có sự thay đổi từ điểm nhìn của người đi xa về đến điểm nhìn của người trong cuộc nên vừa mang tính khách quan lại vừa chứa chan sự cảm thông với nhân vật. Ngoài ra, Tô Hoài còn xây dựng những chi tiết giàu sức gợi và ý nghĩa như chi tiết tiếng sáo, tiếng chân ngựa đạp vào vách,... Ngôn ngữ văn xuôi đậm chất thơ cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm.

Với tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã mang đến cho bạn đọc cái nhìn bao quát, toàn diện về bức tranh cuộc sống của người dân Tây Bắc. Qua việc miêu tả cuộc đời, số phận của Mị và A Phủ, nhà văn đã tố cáo hùng hồn, đanh thép những thế lực phong kiến, thực dân tàn bạo áp bức bóc lột, đọa đày người dân nghèo miền núi đồng thời khẳng định sức sống tiềm tàng, mãnh liệt không gì huỷ diệt được của kiếp nô lệ. Khẳng định chỉ có sự vùng dậy của chính họ, được ánh sáng Cách mạng soi đường đến một cuộc đời tươi sáng. Trang sách đã khép lại nhưng dư âm của nó thì còn vang mãi. Và tuy Tô Hoài đã ra đi nhưng những tác phẩm của ông vẫn vẹn nguyên giá trị trong lòng bạn đọc hôm nay và cả mai sau.
.....................................................
Sưu tầm và biên tập



Thêm
Phân tích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài
  • Like
Reactions: Vanhoctre
674
1
0
Truyện ngắn Vợ chồng A phủ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Tô Hoài. Ấn tượng của truyện không những là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc mà còn là việc Tô Hoài đã thành công trong việc xây dựng mà tiêu tả tâm lí nhân vật Mị. Cùng Triều Anh tham khảo bài làm văn nêu cảm nhận về nhân vật Mị sau đây:

E5D5DE13-4351-4FFD-870B-C3FA19474793.jpeg

Ảnh: sưu tầm

Xem thêm
Soạn văn Vợ chồng A Phủ
Cảm nhận về nhân vật Mị

I. Dàn ý

1. Mở bài


- Tô Hoài là nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.

- Vợ chồng A Phủ được in trong tập Truyện Tây Bắc.

- Tác phẩm là bức tranh phản ánh rõ nét sự thống khổ của đồng bào Tây Bắc dưới sự kìm kẹp của bọn thực dân Pháp và ca ngợi vẻ đẹp con người nơi đây.

2. Thân bài

a. Luận điểm 1: Giới thiệu về nhân vật Mị


+ Mị là một cô gái xinh đẹp, trẻ tuổi, lại có tài thổi sáo, có riêng cho mình một mối tình đẹp với một chàng trai trẻ trong làng.

+ Mị là con gái nhà nông, lại nghèo khó nên thành thử ra Mị có sẵn trong mình tính cần cù, chịu khó.

+ Khi nhà thống lý Pá Tra đòi bắt Mị làm con dâu gán nợ, Mị đã kiên quyết phản đối, nàng tự tin rằng bản thân mình có thể trồng bắp, trồng sắn trả nợ thay cho cha, chứ không muốn về làm dâu nhà giàu, không muốn sống cuộc đời mất tự do.

+ Thế nhưng vẫn bị người nhà thống lý Pá Tra bắt về làm dâu, làm vợ A Sử, để trả món nợ truyền kiếp thay cha.

+ Phải nai lưng ra làm lụng như một nô lệ, vì khổ sở quá Mị đã bỏ trốn về nhà, khóc lóc với cha, rồi định ăn lá ngón để chết quách đi cho đỡ khổ. Thế nhưng vì thương cha vì chữ “hiếu” nặng trên đôi vai Mị buộc phải quay về tiếp tục làm kiếp con dâu gán nợ, sống còn không bằng một con gia súc trong nhà.

b. Luận điểm 2: Nỗi đau đớn của Mị với kiếp làm dâu gạt nợ

- Luận cứ 1: Nỗi đau về thể xác


+ Mị trở nên chai lì, cứ lầm lũi như một con rùa trong xó cửa, toàn bộ suy nghĩ của Mị không có gì ngoài việc đi làm và không còn một tia tha thiết nào khác.

+ Là một cỗ máy lao động biết nói, có chân có tay, thậm chí còn chẳng được sống như một con trâu con bò.

- Luận cứ 2: Nỗi đau về tâm hồn

+ Không có niềm vui giao tiếp, niềm vui sống cuộc đời của một người phụ nữ trẻ đẹp, khuôn mặt lúc nào cũng buồn rười rượi, đầu cúi xuống, thậm chí gần như Mị đã quên mất cả khả năng nói chuyện.

+ Bị mất tự do, thật không khác nào một kẻ tù chung thân, với căn buồng có cái lỗ vuông bé bằng bàn tay, “lúc nào cũng thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng”.

c. Luận điểm 3: Sự hồi sinh của Mị trong đêm tình mùa xuân - sức sống mãnh liệt của Mị

- Luận cứ 1:
Âm thanh của sự sống đã đánh thức trong tâm hồn Mị những niềm vui sống, những ký ức tươi đẹp: Tiếng sáo gọi bạn trong đêm tình mùa xuân réo rắt, thúc giục, rộn ràng.

- Luận cứ 2: Mị từ một người gần như chẳng thiết tha gì đến nói năng, thờ ơ với tất cả mọi thứ, nay lại nhẩm hát theo tiếng sáo. Mị vẩn vơ nghĩ về những ngày còn ở nhà với cha.

- Luận cứ 3: Mị uống rượu, Mị “uống ừng ực từng bát”, thổi lá.

- Luận cứ 4: Mị muốn đi chơi, “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết”.

- Luận cứ 5: A Sử về thấy Mị muốn đi chơi, A Sử túm tóc Mị, rồi trói chặt nàng và cây cột trong buồng, Mị ngẩn ngơ nghĩ về việc trong nhà này trước đây cũng từng có người đàn bà bị trói như thế này cho đến chết.

=> Sợ chết, cái nỗi đau siết da siết thịt bộc lộ rõ một điều rằng Mị còn tha thiết với cuộc đời này lắm, Mị không muốn chết trong nhà này, Mị đã hoàn toàn sống lại một cách trọn vẹn cả về thể xác lẫn tinh thần.

d. Luận điểm 4: Bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Mị - sức phảng kháng mạnh mẽ của Mị

- Luận cứ 1:
Mị chứng kiến tất cả mọi việc, cũng hiểu cho cái nỗi đớn đau bất hạnh của A Phủ nhưng vì bản thân Mị cũng bất lực trước số phận nên đành thờ ơ xem như không thấy.

- Luận cứ 2: Khi Mị trông thấy “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen” của A Phủ, thì lòng Mị bỗng nổi lên những sóng gió:

+ Mị thấy căm giận, phẫn nộ, sao những kẻ trong nhà này lại tàn ác đến vậy chúng nó trói chết đàn bà trong nhà này, trói chết Mị thì cũng đành, bởi lẽ Mị đã trình ma nhà nó rồi.

+ Xót thương cho người đàn ông chỉ vì mất một con bò mà bắt người ta phải trả giá bằng mạng sống.

- Luận cứ 3: Dù sợ hãi, Mị vẫn rón rén cầm dao cắt thừng trói A Phủ rồi thì thào hai tiếng “đi đi”, giải thoát cho một con người đáng thương, đáng sống.

- Luận cứ 4: Mị nhận ra Mị đã giải thoát cho người ta, thì Mị cũng có thể tự cứu lấy mình chứ, thế rồi không chần chừ Mị cũng chạy theo A Phủ.

- Luận cứ 5: Câu nói “Cho tôi theo với, ở đây thì chết mất” chính là minh chứng rõ nét về ý thức của Mị về cuộc đời bế tắc của mình ở nhà thống lý Pá Tra, đồng thời cũng bộc lộ sức sống tiềm tàng mãnh liệt, niềm khao khát tự do mạnh mẽ, sức phản kháng dữ dội đến từ những con người ở tận cùng đau khổ, đang bị cường quyền và thần quyền chèn ép.

đ. Luận điểm 5: Những đặc sắc về nghệ thuật

- Luận cứ 1: Nghệ thuật xây dựng nhân vật


Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo (miêu tả theo trình tự thời gian, đan xen hồi ức một cách tự nhiên, có pha trộn quá khứ với hiện tại một cách ý nhị có khi vận dụng kĩ thuật đồng hiện của điện ảnh, khó phân biệt hình ảnh của quá khứ - hiện tại – tương lai).

- Luận cứ 2: Nghệ thuật kể chuyện

Kể chuyện kết hợp nhiều điểm nhìn (bên ngoài, bên trong, xa, gần) dần dần khám phá thế giới nội tâm sâu thẳm và ngọn lửa sống âm ỉ đằng sau vẻ ngoài vô cảm của Mị. Cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo.

- Luận cứ 3: Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ,..

- Luận cứ 4: Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi.

3. Kết bài

- Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về những người lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đoạ, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do.

- Tác phẩm khắc hoạ chân thực những nét riêng về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn người dân các dân tộc thiểu số bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ.

II. Bài viết tham khảo

Tây Bắc là mảnh đất đã gây biết bao thương nhớ cho các nhà văn trong đó có Tô Hoài. “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm được ông sáng tác năm 1952 và in trong tập “Truyện Tây Bắc”. Đây là kết quả của chuyến đi thực tế tám tháng lên vùng cao Tây Bắc của nhà văn. Nổi bật trong truyện ngắn này là nhân vật Mị, người đã gây được nhiều ấn tượng, cảm xúc cho bạn đọc.

Mị là nhân vật chính trong phần mở đầu của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Đây là nhân vật tiêu biểu, đại diện cho số phận của những người con dâu gạt nợ ở miền núi. Mị có hoàn cảnh thật đáng thương, bất hạnh. Cô được sinh ra trong một gia đình nghèo khổ. Vì không có tiền cưới vợ nên bố Mị đã vay tiền bố của thống lí Pá Tra, mỗi năm phải nộp lãi một nương ngô. Đến khi mẹ của Mị chết vẫn chưa trả hết số nợ.

Trước khi về làm dâu gạt nợ nhà thống lí, Mị là cô gái xinh đẹp, có tài thổi kèn lá hay như thổi sáo. Những đêm tình mùa xuân “trai đến đứng nhẵn vách đầu buồng Mị”. Mị có sức hút, sức hấp dẫn như bông hoa rừng đầy hương sắc. Vẻ đẹp của cô gái người Mông khiến chàng trai nào cũng muốn có được. Mị là cô gái yêu tự do, dám lên tiếng phản đối lệ tục dùng con người làm vật thế mạng cho món nợ vật chất của người thân còn tồn tại trong cuộc sống của người dân Tây Bắc. Khi thống lí Pá Tra nói với bố Mị rằng: “Cho tao đứa con gái này về làm dâu thì tao xóa hết nợ cho” thì Mị thẳng thắn trả lời: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Lời nói của Mị đã chứng tỏ cô là một người có nhận thức sâu sắc về cuộc sống, Mị chấp nhận làm nương ngô cả đời để trả nợ chứ không làm con dâu gạt nợ và sống cuộc sống mất tự do trong nhà thống lí.

Khi bị bắt về làm con dâu gạt nợ, Mị vô cùng đau đớn và phẫn uất: “Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”. Mị chuẩn bị sẵn lá ngón để tự tử nhưng nghĩ đến bố “Mị không đành lòng chết”. Hành động định tự tử của Mị nhìn bề ngoài là hành động tiêu cực nhưng thực chất lại thể hiện sự đấu tranh mãnh liệt đòi giải thoát kiếp trâu ngựa. Hành động ấy còn thể hiện thái độ không chấp nhận cuộc sống thực tại, không chấp nhận thân phận nô lệ của Mị. Nhưng thời gian trôi đi khiến sự phản kháng trong con người Mị không còn mạnh mẽ nữa. Cô được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của tác giả nên khiến câu chuyện khách quan và chân thực hơn. Hình ảnh người con gái ấy hiện lên qua các công việc “ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi, đi cõng nước dưới khe suối. Bất kể làm gì thì “cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.
Mị gần như câm lặng và cam chịu số phận “Ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi”.. Gia đình thống lí Pá Tra “có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng”, giàu có là vậy nhưng con dâu phải làm việc như thân trâu ngựa. Mị cũng tưởng mình là con trâu, con ngựa “chỉ biết việc ăn cỏ, việc đi làm mà thôi”. Nhưng con trâu, con ngựa “làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ” còn Mị phải làm việc cả đêm lẫn ngày, không một phút nghỉ tay. Những công việc hái thuốc phiện, giặt đay, xe đay, bẻ ngô, hái củi, tước sợi đay hiện ra như một dòng chảy không bao giờ ngừng khiến Mị “lùi lũi như con rùa nơi trong xó cửa”.

Dường như cuộc sống của người con dâu gạt nợ đã khiến cô trở nên câm lặng, “càng ngày Mị càng không nói”. Không những thế, Mị còn mất hết ý niệm về thời gian, không gian. Điều ấy được tác giả đặc tả qua chi tiết: “Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ bằng một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”. Và chính Mị cũng đã nghĩ rằng “mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”.

Ngỡ tưởng cô gái ấy tồn tại như cái xác không hồn trong nhà thống lí nhưng không khí của mùa xuân đã làm tâm hồn và lòng yêu đời của Mị trỗi dậy. Tiếng sáo rủ bạn đi chơi mang âm hưởng bồi hồi, tha thiết, rạo rực khiến Mị nhớ đến quá khứ, nhớ đến cuộc sống tự do của mình trước đây. Mị nhẩm thầm theo lời bài hát:

Mày có có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu”.


Tiếng sáo có sức quyến rũ đến lạ kì. Nó đưa Mị trở về sống với những cảm xúc của một thời tươi trẻ. Mị không còn “lùi lũi”, chịu đựng nữa. Dường như cô muốn thoát ra khỏi cái vỏ bọc để sống đúng là chính mình. Mị uống rượu, “uống ừng ực từng bát” rồi Mị say, “Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về những ngày trước”. Trước đây, Mị đã từng là một cô gái thổi sáo giỏi, “có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”. Không khí của những đêm tình mùa xuân tràn về khiến lòng Mị phơi phới trở lại và “đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”. Mị nhận ra mình vẫn còn trẻ lắm và cũng muốn đi chơi như bao nhiêu người khác. Ý định muốn đi chơi của Mị đã trở thành hành động khi cô “lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào ống đèn cho sáng” rồi “quấn lại tóc”, “với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”. Hành động ấy của Mị đã thể hiện sự hồi sinh trong tâm hồn, thể hiện một sức sống mãnh liệt mà bấy lâu nay bị những khổ cực đè nén khiến nó không có cơ hội được bộc lộ. Nhưng giữa lúc lòng yêu đời trỗi dậy mãnh liệt thì cũng là lúc Mị bị vùi dập phũ phàng. A Sử biết Mị muốn đi chơi nên “xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà”, A Sử “quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa”. Trong không gian của bóng tối, Mị vẫn nghe thấy những âm thanh dìu dặt của tiếng sáo, nó “đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”. A Sử có thể trói buộc Mị về thể xác nhưng không thể trói buộc được Mị về tâm hồn. Tiếng sáo da diết như mời gọi đã khiến “Mị vùng bước đi” nhưng Mị không thể cất bước vì “tay chân đau không cựa được”. Nỗi đau về thể xác khiến Mị quay về thực tại, Mị đau đớn, “thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. Mị đã ý thức được cuộc sống thực tại và xót xa cho số phận của bản thân mình.

Bằng một sức sống mãnh liệt tiềm ẩn bên trong con người, Mị đã tự giải thoát cho chính mình qua hành động cắt dây trói, giải cứu cho A Phủ và cùng anh trốn khỏi Hồng Ngài đến khu du kích Phiềng Sa. A Phủ là người đối đầu với A Sử - con trai thống lí Pá Tra trong lần A Sử cùng chúng bạn kéo vào làng chơi và dọa đánh bọn con trai lạ. Vì đấu tranh cho cái thiện, cho chính nghĩa mà A Phủ bị bắt làm nô lệ cho nhà thống lí. Khi nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”, Mị chợt nhớ lại đêm mình bị A Sử trói đứng như thế. Từ thản nhiên, thờ ơ, Mị đã có sự đồng cảm với tình cảnh, thân phận của A Phủ. Suy cho cùng, cả hai người đều là những vật thế mạng cho món nợ của người thân hoặc của chính mình.

Giai cấp thống trị ở miền núi đã lợi dụng lệ tục cổ hủ đó để bóc lột sức lao động của họ biến họ trở thành thân trâu ngựa làm giàu cho mình. Bằng tấm lòng thương người, Mị đã “cắt nút dây mây” và bảo A Phủ “Đi ngay”. Hành động ấy vô cùng táo bạo bởi nếu gia đình thống lí biết thì Mị sẽ là người bị trói tay vào chỗ của A Phủ. Khát vọng giải thoát bản thân và khát vọng về một cuộc sống tự do đã thôi thúc Mị bỏ trốn cùng A Phủ. Sức sống trong cô đã bùng lên mạnh mẽ để đấu tranh chống lại cường quyền, thần quyền và phụ quyền. Hành động cắt dây trói cho A Phủ cũng là hành động cắt dây trói cho chính mình, chấm dứt cuộc đời nô lệ, bị áp chế của Mị.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo (miêu tả theo trình tự thời gian, đan xen hồi ức một cách tự nhiên, có pha trộn quá khứ với hiện tại một cách ý nhị có khi vận dụng kĩ thuật đồng hiện của điện ảnh, khó phân biệt hình ảnh của quá khứ - hiện tại – tương lai). Cách kể chuyện kết hợp nhiều điểm nhìn (bên ngoài, bên trong, xa, gần) dần dần khám phá thế giới nội tâm sâu thẳm và ngọn lửa sống âm ỉ đằng sau vẻ ngoài vô cảm của Mị. Cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo. Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ,...Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi.

Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về những người lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đoạ, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do. Tác phẩm khắc hoạ chân thực những nét riêng về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn người dân các dân tộc thiểu số bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ. Có thể nói, Mị là linh hồn của phần một trong truyện “Vợ chồng A Phủ”. Nhân vật này được Tô Hoài khắc họa bằng bút pháp cá thể hóa và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế. Qua nhân vật Mị, nhà văn đã thể hiện những tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần quan trọng làm nên sự thành công của tác phẩm.​
.....................................................
Sưu tầm và biên tập
Thêm
Cảm nhận nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
991
0
0
f14d6a340bf8d3a68ae9.jpg

Ảnh: Triều Anh

VỢ CHỒNG A PHỦ

Tô Hoài

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả


- Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại.

- Ông có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau của đất nước.

2. Xuất xứ tác phẩm

Vợ chồng A Phủ (1952) là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc, in trong tập truyện Tây Bắc (1953). Tập truyện được tặng giải nhất - Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955.

3. Tóm tắt tác phẩm

Mị, một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt, chỉ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa". Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử (chồng Mị) trói đứng vào cột nhà. A Sử đi chơi ngày tết, cậy thế con quan phá những cuộc chơi, bị A Phủ đánh. A Phủ bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà thống lí. Vì không may để hổ vồ mất một con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứng vào cọc đến gần chết. Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, hai người chạy trốn đến Phiềng Sa. Mị và A Phủ trở thành vợ chồng và đã giác ngộ, trở thành du kích.

II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN

1. Nội dung

a. Nhân vật Mị

- Cuộc sống thống khổ:
Mị vốn là cô gái trẻ, đẹp, yêu đời nhưng vì món nợ truyền kiếp, bị bắt làm “con dâu gạt nợ” nhà thống lý Pá Tra, bị đối xử tàn tệ, mất ý thức về cuộc sống.

+ Mị đau khổ khi phải sống với kẻ mà mình không yêu: “có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”, thậm chí Mị còn định ăn lá ngón để giải thoát nhưng vì thương cha già phải chịu nhiều khổ não nên đành phải nén lại tiếp tục cuộc sống.

+ Mị bị tê liệt về tinh thần:

§ Sống “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.

§ Và tiếng thở dài buông xuôi: “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa”.

+ Mị bị đọa đày về thể xác:

§ Dù làm việc gì Mị “lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi” ª bị hành hạ bởi lao động khổ sai, cực nhục.

§ “Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng” ¨ một thứ ngục thất giam cầm tù nhân – nơi giam cầm cuộc đời, tuổi trẻ và tự do của Mị.

=> Chế độ thực dân, phong kiến nghiệt ngã cùng với tư tưởng thần quyền có thể giết chết mọi ước mơ, khát vọng, làm tê liệt cả ý thức lẫn cảm xúc con người.

- Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc:

+ Mùa xuân đến:

§ “gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét dữ dội”.

§ “những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xoè như con bướm sặc sỡ”.

§ “đám trẻ đợi Tết, chơi quay cười ầm trên sân trước nhà”.

§ “ngoài đầu núi lấp ló đã có ai thổi sáo rũ bạn đi chơi”.

§ “Mị lén lấy hũ rượu cứ uống ực từng bát”.

ª Không khí xuân đặc biệt ở Hồng Ngài đã tác động mạnh mẽ đến sự hồi sinh của Mị.

+ Mị đã thức tỉnh:

§ “Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị” ª kỷ niệm sống dậy.

§ “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”ª ý thức về thời gian, ý thức về tuổi trẻ, tuổi xuân.

§ “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa, nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra”ª ý thức về thân phận, về quyền sống chính đáng.

+ Mị muốn đi chơi: “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”, “Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”.

+ Khi bị A Sử trói vào cột, Mị “như không biết mình đang bị trói”, vẫn thả hồn theo tiếng sáo, những cuộc chơi, những đám chơi.

=> Khát vọng mãnh liệt - hiện thực phũ phàng khiến cho sức sống ở Mị càng thêm phần dữ dội.

- Sức phản kháng mạnh mẽ

+ Lúc đầu thấy A Phủ bị trói, Mị dững dưng, vô cảm: “vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay. Chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Nếu A Phủ là cái chết đứng đấy cũng thế thôi".

+ Nhưng khi nhìn thấy “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”, Mị xúc động, nhớ lại mình, đồng cảm với người (trước đó Mị cũng bị trói như thế, nước mắt chảy xuống không thể lau được), nhận ra tội ác của bọn thống trị “chúng nó thật độc ác”.

+ Mị mạnh dạn, quyết định cắt dây cởi trói giải thoát cho A Phủ và chạy theo A Phủ giải thoát cho cuộc đời mình.

=> Khi sức sống tiềm tàng trong tâm hồn nhân vật được hồi sinh, nó sẽ là ngọn lửa không thể dập tắt. Nó tất yếu chuyển thành hành động phản kháng táo bạo ở những nạn nhân của giai cấp thống trị, chính họ sẽ đứng lên chống lại cường quyền, áp bức, chống lại mọi sự chà đạp, lăng nhục, vật hóa con người để cứu lấy và giải phóng cuộc đời mình.

b. Nhân vật A Phủ

- A Phủ là người có số phận éo le, là nạn nhân của thủ tục lạc hậu và cường quyền phong kiến miền núi:

+ Mồ côi cha mẹ.

+ Lúc bé đi làm thuê hết nhà này đến nhà khác.

+ Lớn lên nghèo đến nỗi không lấy nổi vợ “không có ruộng, không có bạc, A Phủ không thể lấy nổi vợ”.

+ Bị bắt, bị tra tấn tàn nhẫn và biến thành kẻ nô lệ suốt đời, suốt kiếp vì dám đánh con quan làng.

+ Bị thống lí Pá Tra trói đứng cho đến sắp chết vì sơ ý để hổ ăn mất bò.

- A Phủ là người có phẩm chất tốt đẹp:

+ Có sức khỏe phi thường, dũng cảm: “chạy nhanh như ngựa”, dám đánh con quan làng.

+ Yêu tự do, yêu lao động: lúc nhỏ “không chịu ở dưới cánh đồng thấp, A Phủ trốn lên núi”, lớn lên “cày giỏi và săn bò tót rất bạo”.

+ Có sức sống tiềm tàng, mãnh liệt: vượt lên hoàn cảnh mồ côi, nghèo khó; chảy nước mắt khi bị trói; vùng lên chạy khi được Mị giải cứu.

=> Cuộc sống khổ cực đã hun đúc ở A Phủ tính cách thích tự do, gan góc, một tinh thần phản kháng mạnh mẽ.

c. Giá trị của tác phẩm

* Giá trị hiện thực:
Miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo, đồng thời phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi.

* Giá trị nhân đạo

- Sự cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với số phận bất hạnh của con người.

- Phê phán sâu sắc bọn chúa đất miền núi, những thế lực chà đạp con người.

- Phát hiện và trân trọng những phẩm chất cao đẹp của con người, nhất là tình yêu tự do và sức sống tiềm tàng mãnh liệt của người dân miền núi Tây Bắc.

- Giải phóng con người khỏi sự chà đạp, cho họ một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.

2. Nghệ thuật

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động có nhiều điểm đặc sắc (A Phủ được miêu tả qua hành đồng, Mị chủ yếu khắc hoạ ở nội tâm).

- Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo.

- Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi.

- Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ,...

3. Ý nghĩa văn bản

Tác phẩm tố cáo tội ác của bọn thực dân phong kiến miền núi; đồng thời thể hiện số phận đau khổ của người dân lao động miền núi và phản ánh con đường giải phóng, ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt ở họ.

III. Tổng kết

- Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về những người lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đoạ, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do.

- Tác phẩm khắc hoạ chân thực những nét riêng về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn người dân các dân tộc thiểu số bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ.
Biên soạn: Hoàng Cung​
Thêm
Trọng tâm kiến thức truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài - Triều Anh
2K
2
1
Tô Hoài đã kể lại rằng: “Cái kết quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi tám tháng ấy là đất nước và con người miền Tây đã để thương, để nhớ trong tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ quên. Tôi không thể bao giờ quên được lúc vợ chồng A Phủ tiễn tôi ra khỏi hốc núi làng Tà Sùa rồi cùng vẫy tay gọi theo: Chéo lù! Chéo lù!”. Có lẽ đây chính là lí do để ông viết tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” như lời tri ân dành cho con người nơi rừng núi Tây Bắc. Tác phẩm được đánh giá là tác phẩm kết tinh giữa giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo, không chỉ là bản án tố cáo chế độ cai trị tàn bạo mà còn thể hiện niềm xót xa, trân trọng của nhà văn với những kiếp người phải sống trong sự cai trị đó. Cùng ôn tập lại tất cả những kiến thức quan trọng nhất trong bài học "Vợ chồng A Phủ" trong bài Ôn tập kiến thức trọng tâm Vợ chồng A Phủ

Ôn tập vợ chồng a phủ của tô hoài, kiến thức chung về tác phẩm chi tiết văn học trẻ.png

Ôn tập kiến thức trọng tâm của Vợ chồng A Phủ​

I. Tác giả Tô Hoài (1920 – 2014)​

– Có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng miền. “Tô Hoài như một từ điển sống, một pho sách sống” (Trần Đăng Khoa).
– Có biệt tài trong việc miêu tả thiên nhiên và phong tục XH. Lối trần thuật hóm hỉnh sinh động, vốn từ vựng giàu có, tác phẩm có sức lôi cuốn, lay động người đọc.
– Được mệnh danh là nhà văn của đề tài Hà Nội và đề tài miền núi.
->Là nhà văn lớn, cây bút văn xuôi hàng đầu của nền VHVN hiện đại.
– Tác phẩm tiêu biểu: Dế Mèn phiêu lưu ký (1941), O chuột (1942), Truyện Tây Bắc (1953)…

II. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”​

1. Hoàn cảnh sáng tác​

– Vợ chồng A Phủ (1952) là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc.
– Được in trong tập “Truyện Tây Bắc”- Giải nhất Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955.
– Nội dung: Tác phẩm thể hiện một cách chân thực xúc động về cuộc sống cơ cực tủi nhục của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách thống trị của bọn thực dân và chúa đất. Đồng thời phản ánh quá trình giác ngộ cách mạng và tự vùng lên giải phóng cuộc đời của những người lao động nghèo miền núi.

2. Kiến thức trọng tâm​

2.1 Nhân vật Mị​

* Cách giới thiệu nhân vật Mị​

– Một cô con gái ngồi quay sợi bên tảng đá. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi, cõng nước… cúi mặt, mặt buồn rười rượi -> một cô gái lẻ loi giữa khung cảnh đông đúc tấp nập của gia đình thống lí.

– Cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra -> là con dâu của một gia đình quyền thế, giàu có nhất vùng nhưng sao lúc nào cũng mặt buồn rười rượi?.

-> Cách vào truyện ấn tượng với thủ pháp tạo tình huống -> gợi mở về cuộc đời và thân phận của Mị.

* Mị trước khi về làm dâu nhà Thống lí.​

– Bản thân:

+ Là cô gái trẻ trung, thổi sáo hay, có nhiều người mê, đêm theo về đứng nhẵn đầu vách buồng Mị -> Xinh đẹp, đáng yêu.
+ Xin bố được làm nương để trả nợ cho bố -> Muốn được lao động để trả nợ, làm chủ cuộc đời mình.

->Mị là một hình tượng đẹp về người thiếu nữ Tây Bắc, có những phẩm chất đáng trân trọng và xứng đáng được hưởng hạnh phúc.

– Cảnh ngộ gia đình:
+ Bố mẹ Mị vay tiền bố thống lí Pá Tra, mỗi năm nộp lãi một nương ngô, mẹ Mị chết vẫn chưa trả hết nợ.
+ Thống lí Pá Tra đòi bắt Mị làm dâu gạt nợ.
-> Vì món nợ truyền kiếp của bố mẹ nghèo, Mị bị bắt làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí.

* Cuộc đời làm dâu gạt nợ​

– Lúc đầu:​

+ Mấy tháng trời, đêm nào Mị cũng khóc.
+ Trốn về nhà, định ăn lá ngón để chết.

-> Ý thức phản kháng mạnh mẽ. Không chấp nhận cuộc sống tủi nhục của thân phận làm dâu gạt nợ. Nhưng vì thương cha nên Mị đành quay lại tiếp tục cdoi làm dâu gạt nợ, làm thân trâu ngựa cho nhà thống lí.

– Về sau:​

+ Ở lâu trong cái khổ, quen khổ rồi.
+ Tưởng mình là con trâu, con ngựa.
+ Cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau…làm đi làm lại…
+ Vùi vào việc làm cả đêm, cả ngày.
+ Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Hình ảnh con rùa là một ẩn dụ về thân phận phụ thuộc cơ cực của người phụ nữ trong xã hội phong kiến mà Mị là số phận tiêu biểu.
+ Cái buồng Mị nằm kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông…trông ra chỉ thấy một màu trăng trắng, không biết là sương hay nắng.

Mị nghĩ mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi. Chi tiết “một lỗ vuông” gợi sự ám ảnh về một không gian ngột ngạt, tù túng, bức bối. Căn buồng ấy như một thứ địa ngục trần gian, một ngục thất giam hãm tuổi thanh xuân và tự do của Mị, làm cạn khô nhựa sống, làm lụi tàn ngọn lửa sống của Mị, khiến tâm hồn Mị chết dần chết mòn.

-> Mị bị biến thành công cụ lao động của nhà thống lí, bị đày đọa về thể xác, bị áp chế về tinh thần đến mức tê liệt ý thức, không còn ý niệm về cuộc sống. MỊ không khát vọng, buông xuôi phó mặc cho hoàn cảnh và số phận.

=> Sự áp bức của bọn chúa đất miền núi, sự thống trị của cường quyền bạo lực và thần quyền hủ tục đã hủy diệt ý thức, tinh thần của người lao động nghèo.

* Sức sống của Mị trong đêm tình mùa xuân​

Từ một cô gái trẻ trung yêu đời, Mị đã bị biến thành công cụ lao động, ý thức tê liệt từ khi bị bắt làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí. Nhưng ở người con gái ấy có một sức sống mạnh mẽ. Ngọn lửa của lòng ham sống, muốn được sống tự do, hạnh phúc; muốn được yêu thương vẫn cứ tiềm tàng và âm ỉ cháy đâu đó nơi thẳm sâu ở tâm hồn Mị. Như thỏi than hồng bị giấu vùi dưới đống tro tàn, khi có ngoại cảnh tác động, nó sẽ nhen lên, để rồi bùng cháy mạnh mẽ. Khát vọng hạnh phúc ở Mị có thể bị vùi lấp bởi sự đày đọa áp bức của cường quyền, sự ràng buộc của thần quyền nhưng khát vọng ấy không hề tiêu tan mà sẽ hồi sinh khi có cơ hội. Tô Hoài đã phát hiện và miêu tả sự hồi sinh ấy bằng những trang viết thấm đẫm tình người.

Để chuẩn bị cho việc trỗi dậy sức sống của Mị, Tô Hoài đã miêu tả những yếu tố ngoại cảnh tác động đến tâm hồn cô. Tác nhân đầu tiên chính là vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân. “Trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ”. Trai gái, trẻ con ra sân chơi tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi kèn và nhảy”. Những đêm mùa xuân của vùng cao TB là những đêm tình của trai gái hẹn hò. Không khí mùa xuân về trên rẻo cao đã khiến lòng Mị xốn xang những cảm xúc.

Tác nhân tiếp theo là âm thanh tiếng sáo. Tiếng sáo là bài ca về hạnh phúc, là biểu tượng về tình yêu đôi lứa. Tiếng sáo gợi nhắc một thời vàng son của Mị: “Ngày trước Mị thổi sáo giỏi” “Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”. Âm thanh tha thiết của tiếng sáo đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn Mị, khơi dậy những kỉ niệm về tuổi thanh xuân bấy lâu bị vùi lấp trong cuộc sống làm dâu gạt nợ đầy cơ cực cay đắng. Tiếng sáo như ngọn gió len lỏi vào sâu thẳm trong tâm hồn Mị, đánh thức khát vọng hạnh phúc lứa đôi, thổi bùng lên đốm lửa sống tưởng chừng đã nguội tắt trong Mị. Sự thức tỉnh về mặt ý thức đã dẫn đến những hành động gần như tất yếu của Mị.

– Diễn biến tâm lí, hành động của Mị:​

Khi nghe tiếng sáo đầu núi vọng lại, Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi. Một cô Mị bao ngày câm lặng lầm lũi giờ bỗng cất tiếng hát, dù đó chỉ là những tiếng nhẩm thầm, thì vẫn là một tín hiệu về sự đổi thay. Rồi Mị uống rượu. Mị “lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát”. Cái cách Mị uống rượu được nhà văn đặc tả đầy ấn tượng. Không phải là uống để thưởng thức mà là uống như để quên đi phần đời cay đắng vừa qua, uống để nén bao nhiêu tủi cực vào lòng. Chén rượu xuân đã đánh thức sức mạnh trong con người Mị, giúp cô can đảm thoát ra thực trạng bị trói buộc, cầm tù về thể xác lẫn tinh thần. Lòng cô đang sống lại những ngày trước. Lúc này, tâm hồn Mị như thăng hoa trong ngập tràn cảm xúc. Từ trong chết mòn, chai lì vô cảm, Mị bỗng thấy “phơi phới trở lại”. Cô “đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước”. Rồi cô nhận ra: Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Lần đầu tiên, sau những tháng ngày mất hết ý niệm về thời gian, không gian, mất hết ý thức về bản thân, bây giờ Mị đã có ý thức trở lại. Mị nhận ra giá trị và khát vọng của mình, thấy quyền mình được sống, được đi chơi Tết như bao người phụ nữ có chồng khác. Thế rồi, lòng ham sống trong Mị đã trỗi dậy. Khát vọng hạnh phúc thuở nào trong Mị đã bừng tỉnh.

Sự tự ý thức của Mị chính là biểu hiện của lòng yêu đời, yêu cuộc sống đang bừng dậy trong tâm hồn cô, là biểu hiện của khát vọng tự do và bình đẳng.. Không những thế, trong giây phút ấy, Mị còn thầm so sánh mình với người đàn bà khác để nhận ra sự bất công mà mình phải chịu. Và cũng chính lúc này, Mị cảm nhận rõ sự bất hạnh của mình “A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Nếu có lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay… Nếu trước đây Mị chai sạn, vô cảm với những nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần, Mị không còn tưởng đến việc ăn lá ngón tự tử thì giờ đây Mị lại muốn chết ngay khi nhận ra hoàn cảnh thực tại đầy cay đắng của mình. Đó chính là biểu hiện của sự phản kháng với hoàn cảnh, của sự xung đột gay gắt giữa một bên là khát vọng sống được thức tỉnh với một bên là thực tại bất hạnh vẫn đang hiện hữu. Khi Mị thấy nước mắt ứa ra, là chứng tỏ ý thức của Mị đang hồi sinh, Mị cảm nhận được hoàn cảnh đau xót tủi nhục của mình. Tô Hoài đã miêu tả thành công công những xung đột gay gắt trong lòng Mị, đó là xung đột giữa lòng yêu đời và sự chán đời, giữa lòng ham sống với sự tuyệt vọng vì bị cầm tù, đày đọa.

Tuy nhiên tiếng sáo vẫn bay lơ lửng ngoài đường. Trong đoạn trích, tiếng sáo được nhắc đến nhiều lần là một dụng ý nghệ thuật. Cả không gian ngập tràn tiếng sáo. Tiếng sáo rủ bạn đi chơi nơi đầu núi. Tiếng sáo ấy như tiếng gọi tha thiết của tình yêu và cuộc sống đã thôi thúc Mị hành động. Mị đến góc nhà “lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Câu văn không chỉ miêu tả hành động của Mị thắp lên ngọn đèn vật lý để thắp sáng căn buồng mà còn bao hàm ý nghĩa Mị đang thắp sáng cuộc đời quá ngột ngạt, tăm tối của mình. Mị thắp lên ánh sáng để xua đi bao âm u, lạnh lẽo nơi ngục thất đang giam hãm tuổi thanh xuân và khát vọng hạnh phúc của Mị, cũng là thắp lên ngọn lửa lòng, ngọn lửa sống trong tâm hồn Mị. Trong đầu Mị luôn chập chờn ý nghĩ: Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Ý nghĩ ấy thúc giục Mị tiếp tục hành động nối tiếp hành động: Quấn lại tóc, lấy cái váy hoa để đi chơi xuân. Từ một người đàn bà cam chịu lầm lũi, ý thức tê liệt, cả cái chết để giải thoát cũng không muốn, bây giờ lại muốn làm đẹp muốn đi chơi, là cả một quá trình thay đổi lớn. Ta thấy Mị đang dần dần hồi sinh với những cảm xúc rất chân thực, những mong muốn rất chính đáng của một con người.

Giữa lúc lòng yêu đời, sự ham sống, sức hồi sinh trỗi dậy mãnh liệt nhất thì cũng là lúc nó bị quật xuống phũ phàng nhất. A Sử thản nhiên, lầm lì trói đứng Mị vào cột nhà. Hành động tàn bạo ấy của hắn đã trói cái khát vọng vừa mới manh nha, của người phụ nữ tội nghiệp. Sợi dây trói là hiện thân hung tợn của một lối hành xử đầy tính dã man thời trung cổ, hiện thân của sự vùi dập quyền sống chính đáng, tự do và hạnh phúc của con người. Việc A Sử tắt đèn, “khép cửa buồng lại” một cách lạnh lùng tàn nhẫn như dập tắt luôn sự sống vừa mới bùng lên trong Mị, phong kín cánh cửa tâm hồn mà mị vừa hé mở.

Mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn tình, men rượu nồng nàn đã khơi dậy sức sống mạnh mẽ trong tâm hồn Mị. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt ấy đã bùng lên thành ngọn lửa khao khát sống, khao khát tự do, hạnh phúc. Mặc dù ngọn lửa ấy bị AS dập tắt một cách tàn bạo ,sự trỗi dậy của tâm hồn Mị trong đêm tình mùa xuân chưa thể đổi thay cuộc đời và số phận nhưng đó chính là những biểu hiện tích cực thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Mị.

* Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ​

Sau đêm mùa xuân ấy, Mị lại tiếp tục vùi mình vào công việc với thân phận làm dâu gạt nợ. Cuộc sống của Mị cứ thế chìm nghỉm trong tủi nhục bất hạnh. Những đau khổ tủi cực mà Mị gánh chịu như nhưlớp tro tàn phủ khuất che lấp sức sống tiềm tàng trong lòng Mị. Và chỉ cần có một luồng gió mạnh đủ sức thổi đi lớp tro nguội lạnh ấy thì đốm lửa sống sẽ bùng cháy. Một lần nữa, sức sống lại bùng lên trong tâm hồn Mị khi Mị chứng kiến cảnh A Phủ – người ở trừ nợ cho nhà thống lí – bị trói. Trước khi đi đến hành động táo bạo là cắt dây cởi trói cho A PHỦ, lòng Mị đã trải qua những trạng thái giằng xé phức tạp.

– Mấy đêm đầu: Khi nhìn thấy A Phủ bị trói, Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi, Mị chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Sự thản nhiên ấy là biểu hiện của thái độ dửng dưng vô cảm trong lòng Mị. Cô chẳng quan tâm đến bất cứ điều gì. Bản thân Mị đã chịu quá nhiều đau khổ tủi nhục cay đắng đến mức cô thờ ơ, không còn khả năng phản ứng trước những đau khổ của người khác.Mị đã rơi vào nỗi đau tận cùng, đến mức không nỗi đau nào có thể làm Mị quan tâm hơn nữa. Mị hờ hững với những gì đang diễn ra xung quanh mình bởi Mị chỉ đang tồn tại như một các xác không hồn, một công cụ lao động của nhà thống lí. Qua thái độ đó của Mị, Tô Hoài cho ta thấy, nếu cứ sống lâu, sống mãi trong cảnh khổ, trong áp bức đọa đày thì trái tim con người sẽ dần dần băng giá, cảm xúc của con người sẽ rơi vào tình trạng tê liệt. Những tưởng, Mị sẽ mãi mãi như thế.

– Khi thấy dòng nước mắt của A Phủ:​

+ Đó là dòng nước mắt bất lực tuyệt vọng khi phải đối mặt với cái chết đến rất gần. Dòng nước mắt của A PHỦ đã khiến Mị nhớ lại đêm năm trước A sử trói Mị… Nỗi đau đã khơi dậy nỗi đau. Từ chỗ thương mình, Mị đã đồng cảm, xót thương cho A PHỦ: “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết…Người kia việc gì mà phải chết”.

Dòng nước mắt của A Phủ là một chi tiết có ý nghĩa nghệ thuật. Nó như một dòng nham thạch đã làm tan chảy lớp băng giá lạnh trong lòng Mị. Mị bắt đầu hồi sinh nhận thức. Đêm mùa xuân trước Mị cũng bị A Sử trói đứng thế kia, nhiều lần khóc nước mắt rơi xuống miệng, xuống cổ không lau đi được. Mị chợt nhận ra A PHỦ giống mình về cảnh ngộ, mà những người cùng cảnh ngộ rất dễ đồng cảm vs nhau. Từ thương mình, thương A PHỦ, Mị trỗi dậy lòng căm thù cha con thống lí. Đoạn độc thoại nội tâm của Mị đã thể hiện sự giằng xé xung đột trong tâm hồn người phụ nữ trẻ. Tô Hoài quả là một nhà văn rất có biệt tài trong việc miêu tả nội tâm nhân vật,đặc biệt là những trạng thái cảm xúc miên man của Mị. Cô tưởng tượng ra cảnh A PHỦ trốn thoát còn cô sẽ bị trói đứng vào cột nhà để thế mạng nhưng “nghĩ đến đấy Mị vẫn kg thấy sợ.” Có lẽ lúc này, tình thương người và lòng căm thù kẻ bạo tàn độc ác đã chiến thắng nỗi sợ hãi trong con người Mị. Nó thúc đẩy cô đi tới quyết định táo bạo: cắt dây trói cứu A PHỦ.

Mị cắt sợi dây hữu hình trên người A PHỦ mà không hề biết rằng chính lúc ấy cô đã cắt luôn hai sợi dây vô hình lâu nay trói buộc thân phận mình. Đó là sợi dây của thần quyền và cường quyền. Cứu A PHỦ cũng có nghĩa là Mị tự giải thoát cho chính mình. Chạy theo A PHỦ là Mị đã chạy theo tiếng gọi của sự sống và tự do bởi cô đã ý thức được rằng: “Ở đây thì chết mất.”

=> Hành động của Mị tự phát nhưng quyết liệt, có ý nghĩa quyết định cuộc đời cô. Hành động đó thể hiện sự phản kháng mạnh mẽ của Mị, là kết quả tất yếu của sức sống vốn tiềm tàng trong con người Mị. Như vậy, sức sống tiềm tàng của Mị cũng chính là biểu hiện của khát vọng sống, khát vọng tự do – những khát vọng rất tự nhiên chính đáng của con người.

Từ đêm tình mùa xuân đến đêm mùa đông cứu A Phủ là một hành trình dài Mị tìm lại chính mình để rồi tự giải thoát mình khỏi những gông xiềng của cường quyền bạo lực và thần quyền hủ tục. Sức sống mãnh liệt của Mị tiêu biểu cho sức sống và khát vọng tự do của người lao động nghèo miền núi Tây Bắc.

Bằng lối kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, bằng khả năng phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, miêu tả nhân vật qua một số nét chân dung lặp lại, khai thác dòng suy nghĩ và tiềm thức chập chờn của nhân vật, Tô Hoài xây dựng thành công nhân vật Mị. Hình tượng nhân vật Mị tiêu biểu cho số phận đau thương và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ vùng cao Tây Bắc, của ng dân lao động TB dưới sự áp bức của bọn chúa đất. Họ là những con người đã từ đau thương vươn lên đấu tranh tự giải phóng cuộc đời mình

Qua nhân vật Mị, nhà văn thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Ông đã đồng cảm với số phận bất hạnh của con người, nhất là người phụ nữ , đồng thời căm phẫn lên án, tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi. Không chỉ thế, nhà văn còn ngợi ca những vẻ đẹp của người dân lao động Tây Bắc, đó là khát vọng sống, khát vọng tự do, tư tưởng đấu tranh phản kháng và khả năng làm cách mạng để tự giải phóng cuộc đời mình. Đây là nét mới trong tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài cũng như của Văn học giai đoạn 45-75.

2.2 Nhân vật A Phủ​

* Lai lịch hoàn cảnh:​

+ Lúc nhỏ bơ vơ đau bất hạnh: cha mẹ, anh chị em chết trong trận dịch bệnh đậu mùa, chỉ con sót lại một mình A Phủ. Làng chết nhiều quá, có người làng đói bụng đã bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái dưới cánh đồng. Không chịu ở dưới cánh đồng thấp, A Phủ đã trốn lên núi khác, lưu lạc đến Hồng Ngài. Đi làm cho nhà người, lần nữa mùa này sang mùa khác.

* Phẩm chất, tính cách​

+ A Phủ sớm tự khẳng định tính cách gan góc, một mình kiếm sống, học hỏi đủ thứ nghề “biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và săn bắn bò tót rất bạo”. Khi lớn lên, A Phủ chẳng những hiền lành, lao động giỏi mà còn có sức khỏe hơn người: “công việc làm hay đi săn, cái gì cũng làm phăng phăng…”, “A Phủ chạy nhanh như ngựa”. Vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt, A Phủ vẫn sống một cuộc sống phóng khoáng, hồn nhiên, yêu đời, tự tin của tuổi trẻ. “Ngày Tết đến, dù chẳng có quần áo mới như trai khác, A Phủ chỉ có độc một chiếc vòng cổ, A Phủ cứ đi chơi cùng trai làng, đem sáo, khèn, con quay và cả quả pao đi tìm người yêu ở các làng trong rừng”. Bởi vậy, A PHỦ được nhiều người con gái trong làng mê, trở thành niềm ao ước của biết bao cô gái. Họ kháo với nhau: “đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy chốc mà giàu”. Tuy nhiên với tập tục, phép làng, lễ cưới xin khắc nghiệt của xã hội phong kiến miền núi đương thời, A Phủ, chàng trai không cha không mẹ, không ruộng nương, không tiền bạc ấy, nên không thể lấy nổi vợ, không thể có gia đình, hạnh phúc.

* Cuộc đời đau thương tủi nhục của A Phủ:​

– Bị phạt vạ và làm nộ lệ cho thống lí: Do tính tình phóng khoáng, bướng bỉnh và yêu lẽ phải, chính nghĩa nên A Phủ đã dám đánh lại con nhà quan khi hắn phá đám chơi ngày Tết. “A Phủ chạy vụt ra, vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. A Sử vừa kịp vung tay lên, A Phủ đã xông tới, nắm cái vòng cổ dập đẫu xuống xé vai áo đánh tới tấp”. Hành động dữ dội đó của A Phủ cho thấy sự khảng khái, không cúi đầu nhẫn nhục trước kẻ xấu. Sau đó A Phủ bị cha con thống lí Pá Tra và bọn tay sai bắt và đánh đập vô cùng tàn bạo, dã man hơn cả thời trung cổ. Bọn thống lí và chức việc kéo đến ăn cỗ, hút thuốc phiện và đánh đập A Phủ suốt từ trưa đến hết đêm: “càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi… Cứ mỗi lần bọn chức việc hút xong A Phủ lại quỳ trước nhà, lại bị người xô đến đánh. Mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt dập chảy máu. Hai đầu gối sưng bạnh ra như hổ mang phù”. Như vậy dưới ách thống trị tàn bạo và khắc nghiệt của lũ chúa đất, cuộc sống của người dân nghèo miền núi thật thảm thương, họ bị đánh đập hành hạ như một con vật. Tuy vậy A Phủ không hề khóc lóc, van xin mà trái lại vẫn tỏ ra cứng rắn, gan dạ “A Phủ quỳ chịu đòn chỉ im lặng như tượng đá”. Cuối cùng, với cách xử kiện quái gở, người phát đơn kiện cũng là người xử kiện, A Phủ đã thống lí Pá Tra buộc làm người ởkhông công để trả nợ “đời mày, đời con mày, đời cháu máy tao cũng bắt thế, bao giờ trả hết nợ mới thôi”. Cũng như Mị, A Phủ trở thành tên nô lệ chung thân bị khinh rẻ, bị ngược đãi bởi chúa đất Hồng Ngài.

– Cuộc đời nô lệ: A Phủ bị thống lí bòn rút sức lao động “đốt rừng, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, ngựa quanh năm một thân một mình, rong ruổi ngoài gò ngoài rừng”. Bi thảm và tuyệt vọng hơn nữa khi tính mạng của A Phủ sống hay chết cũng được quyết định bởi bàn tay tàn bạo của thống lí Pá Tra. Chỉ vì để hổ vồ mất bò, A Phủ đã rơi vào thảm họa mới. Thống lí quát thẳng vào mặt A Phủ “Quân ăn cướp làm mất bò tao…” rồi sai A Phủ lấy cái cọc và cuộn dây mây cuốn từ chân lên vai trói đứng A Phủ lại. Nếu không bắt được hổ đem về thì cho A Phủ “đứng chết ở đấy”. Sau bao ngày bị A Phủ “trói đứng ở trong góc nhà”, “chỉ đứng nhắm mắt” và thần chết đã in dấu trên hai hõm má xám lại vì tuyệt vọng và khổ đau của A Phủ. A Phủ đã nằm bên bờ vực của cái chết. “Cơ chừng chỉ đêm mai là người kia chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Còn nỗi đau nào lớn hơn khi con người ta ý thức được rằng mình sẽ chết, sắp chết, chứng kiến cái chết đang lan khắp cơ thể mà đành bất lực tuyệt vọng. Tuy vậy, với khát vọng mãnh liệt, với bản chất gan góc, sẵn có, A Phủ không chịu chờ cái chết mà tìm mọi cách tự giải thoát. “Đến đêm, A Phủ cúi xuống nhay đứt hai vòng mây, nhích giãn dây trói một bên tay”. Khi bị thống lí trói chặt hơn, A PHỦtuyệt vọng, những tưởng chết đói chết rét trong nhà thống lí, nhưng được sự giải cứu của Mị, “A Phủ đã quật sức vùng lên, chạy xuống dốc núi” trốn khỏi Hồng Ngài.

– Miêu tả cuộc sống khổ cực đau thương, tủi nhục của A Phủ, Tô Hoài một mặt vừa vạch trần bộ mặt tàn bạo, dã man của bọn chúa đất đã vùi dập không tiếc thương sự sống của họ, mặt khác bày tỏ sự đồng cảm xót thương với thân phận khổ đau của người lao động miền núi, đồng thời ca ngợi sức vươn lên mạnh mẽ của họ để tự giải phóng cuộc đời mình.

– Kết luận: Dưới ngòi bút của Tô Hoài, nhân vật A Phủ hiện lên thật sinh động. Nhà văn miêu tả không qua những diễn biến tâm lí của nhân vật mà chủ yếu thông qua hành động. Cùng với Mị, cuộc đời A Phủ có ý nghĩa tiêu biểu cho số phận, phẩm chất và con đường đi của người dân vùng cao Tây Bắc. Từ bóng tối của cuộc đời đau khổ tủi nhục, họ đã vươn tới ánh sáng rực rỡ của nhân phẩm, ánh sáng tự do và cách mạng. Đó cũng là giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc của tác phẩm giàu chất thơ này.

Kết luận về nội dung và nghệ thuật của Vợ chồng A Phủ:​

* Nội dung​

– Giá trị hiện thực: miêu tả chân thực số phận cực khổ của người lao động nghèo, lên án tố cáo bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi.

– Giá trị nhân đạo: thể hiện tình thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ tủi nhục của người lao động miền núi dưới ách thống trị của bọn chúa đất; trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mãnh liệt và khả năng tự giải phóng của nhân dân lao động Tây Bắc.

*Nghệ thuật​

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc (Với Mị, tác giả ít miêu tả hành động, dùng thủ pháp lặp lại có chủ ý một số nét chân dung gây ấn tượng sâu đậm, đặc biệt tác giả miêu tả dòng ý nghĩ, tâm tư, nhiều khi là tiềm thức chập chờn…Với A Phủ, tác giả chủ yếu khắc hoạ qua hành động, công việc, những đối thoại giản đơn).

– Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo.

– Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ.

Xem thêm các bài viết về bài học Vợ chồng A Phủ:
Nhận định hay về nhà văn Tô Hoài cùng tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"
Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy (T. Sêkhốp), chứng minh qua tác phẩm Vợ chồng A,
Những kiến thức căn bản trong "Vợ chồng A Phủ"
Khát vọng sống mãnh liệt của A Phủ
Lí giải nguyên nhân nỗi khổ của Mị
Ánh lửa hồng tái sinh cuộc đời Mị
Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân
Ôn tập tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài mới nhất (câu hỏi thường gặp)
Thêm
Ôn tập kiến thức trọng tâm của Vợ chồng A Phủ
560
0
0
Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy (T. Sêkhốp). Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Chứng minh bằng các tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân).

1670042954231.png


Xem thêm:

Top mở bài hay về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài
Nhận định hay về nhà văn Tô Hoài cùng tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"
Khát vọng sống mãnh liệt của A Phủ
Phân tích sự xuất hiện của nhân vật Mị
Quá trình tìm lại khát vọng sống mãnh liệt của Mị
Ánh lửa hồng tái sinh cuộc đời Mị
Sức sống ở nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm cởi trói cho A Phủ
Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân
Ôn tập tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài mới nhất
Vợ chồng A Phủ, tổng hợp tất cả về tác phẩm

Bài làm tham khảo

Khi bàn về văn học, M.Gorki có nhận định rằng: Văn học là nhân học. Dường như điều này đã trở thành một chân lí hiển nhiên, vững bền. Văn học không chỉ là một loại hình nghệ thuật mà còn là một thứ khoa học đặc biệt – khoa học của lòng người và người nghệ sĩ làm thử khoa học này phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ (T. Sêkhốp).

Thực ra, khi sinh tồn trong cõi đời này, khi làm bất cứ công việc gì, mỗi người cần phải có, phải giữ gìn đạo đức, giữ gìn những nét đẹp trong nhân cách, trong tâm hồn mình. Người nghệ sĩ cần một chữ tình để duy trì thế giới (Trương Trào), cần một tấm lòng dù chẳng để làm gì, dù chỉ để gió cuốn đi (Trịnh Công Sơn). T. Sêkhốp coi tinh thần nhân đạo là phẩm chất bắt buộc phải có trong mỗi người cầm bút. Trong cách nói của mình, ông khẳng định lòng nhân đạo là tiêu chuẩn, là điều kiện để đánh giá mức độ chân chính của nhà văn. Nhân đạo là tình cảm hướng tới con người, bảo vệ quyền làm người của con người. T. Sêkhốp đòi hỏi tình cảm này phải có chiều sâu, phải là thứ căn bản có từ trong cốt tuỷ của người nghệ sĩ chu không chỉ là tình cảm hời hợt, nông cạn, mơ hồ. Đồng quan điểm với ông nhiều nhà phê bình văn học, nhiều nghệ sĩ chân chính cũng khẳng định.

Xem thêm ở tài liệu đính kèm
Thêm
Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy (T. Sêkhốp)
1K
0
0
Top mở bài cho đề phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Mở bài tham khảo 1

Nếu ai từng một lần đến với Tây Bắc, đến với những bản làng hiền hòa chìm trong sương, đến với những phong cảnh núi rừng hùng vĩ trữ tình, đến với cuộc sống tươi vui của những đứa con nơi núi rừng hắn không nghĩ rằng, những con người nơi đây từng khổ cực trăm bề. Cảnh đói nghèo cơ cực cùng sức nặng cường quyền và thần quyền đè nặng lên đôi vai những số phận bé nhỏ. Nhưng đằng sau tất cả vẫn là sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ. Và Tô Hoài đã phản ánh những điều ấy qua hình tượng nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

Xem thêm:
Top mở bài hay về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài
Nhận định hay về nhà văn Tô Hoài cùng tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"
Khát vọng sống mãnh liệt của A Phủ
Phân tích sự xuất hiện của nhân vật Mị
Quá trình tìm lại khát vọng sống mãnh liệt của Mị
Ánh lửa hồng tái sinh cuộc đời Mị
Sức sống ở nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm cởi trói cho A Phủ
Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân
Ôn tập tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài mới nhất
Vợ chồng A Phủ, tổng hợp tất cả về tác phẩm

Mở bài tham khảo 2

Nếu chỉ dừng lại ở tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”, nhà văn Tô Hoài đã rất nổi tiếng, đã làm được cái việc mà như nhà văn Nam Cao nói là “để đời” đối với sự nghiệp của bất cứ người cầm bút nào. Thế nhưng, nhà văn Tô Hoài không dừng lại chú “dế mèn” mà còn đi xa hơn. Ra đi ở tuổi 95, ông đã để lại cho đời hơn 200 đầu sách. Nếu chỉ tính về mặt số lượng thì mấy ai làm được như ông? Còn nói về khía cạnh nghệ thuật, bảo rằng Tô Hoài đi được xa hơn cũng chính bởi khi nghĩ đến ông, người ta cũng nhớ ngay “Vợ chồng A Phủ” - truyện ngắn đã được dựng thành phim và cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho văn học hiện thực dân tộc miền núi mà Tô Hoài đã cống hiến.

Mở bài tham khảo 3

Với "Vợ chồng A Phủ", nhà văn Tô Hoài đã đưa người đọc đến và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên vùng Hồng Ngài, được đắm say trong những tiếng sáo gọi bạn tình trong đêm tình mùa xuân mà còn mang đến cho người đọc bao cung bậc cảm xúc khi theo dõi hành trình giải thoát khỏi những đau khổ, đọa đày của Mị. Dưới chế độ phong kiến miền núi, người nông dân nghèo như Mị, A Phủ không chỉ bị chà đạp, bóc lột bởi cường quyền mà còn bị ràng buộc bởi một thứ thần quyền vô hình. Thế nhưng, dù bị vây hãm trong bóng tối của đau khổ, Mị hay A Phủ đều mang trong mình một sức sống mạnh mẽ, để rồi chính sức sống, niềm ham sống ấy đã giúp Mị vùng lên giải thoát của A Phủ khỏi cái chết đồng thời giải thoát cho chính bản thân mình.

Mở bài tham khảo 4

"Tinh thần và sức mạnh bất khuất của cả nước được nuôi dưỡng và phát triển trong những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc. Sống với những ngọn thác dữ dội, những núi đá hùng vĩ, những vạt rừng âm u là các dân tộc thiểu số anh em. Đời sống sinh hoạt của họ khác nhau nhưng tinh thần kháng Pháp thì là một”. Đó là lời chia sẻ của Tô Hoài về chuyến đi thực tế lên Tây Bắc - nơi để lại cho ông nhiều điều để thương để nhớ. Những cảm xúc ấy kết tinh lại thành tập "Truyện Tây Bắc” mà linh hồn là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm là bức tranh sinh động về hiện thực của những năm tháng tối tăm trong cuộc sống của đồng bào dân tộc vùng cao. Bằng lăng kính đầy tình yêu thương, lòng nhân ái, tác giả đã thể hiện được một chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ, tích cực - điều chứa từng có trên diễn đàn văn chương Việt Nam.

Mở bài tham khảo 5

"Vợ chồng A Phủ" là truyện ngắn xuất sắc rút từ tập "Truyện Tây Bắc" của nhà văn Tô Hoài. Truyện kể về cuộc sống, số phận của Mị, A Phủ dưới sự chuyên chế, bạo tàn của phong kiến miền núi, họ không chỉ bị đối xử bất công mà còn bị tước đoạt tự do, hạnh phúc. "Vợ chồng A Phủ" đặc biệt thành công trong việc xây dựng nhân vật Mị - một cô gái trẻ trung, yêu đời nhưng bị buộc trở thành "con dâu trừ nợ" cho gia đình thống lí. Qua hành trình đi từ đau khổ đến hạnh phúc của Mị, Tô Hoài đã ca ngợi vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng bên trong những con người nhỏ bé.

Mở bài tham khảo 6

Trong quá trình sáng tác nghệ thuật của mình, mỗi người nghệ sĩ đều có một không gian nghệ thuật của riêng mình. Nếu nhà thơ Hoàng Cẩm, cả một đời đắm đuối trong không gian Kinh Bắc đầy thơ và mộng, nếu Nguyễn Ngọc Nguyễn Trung Thành luôn trải lòng cùng bạn đọc qua không gian Tây Nguyên đậm chất sử thi, Hoàng Phủ Ngọc Tường chọn Huế và viết về Huế bằng tất cả tình cảm, tình yêu của mình thì Tô Hoài – nhà văn một thời của trẻ thơ lại chọn cho mình không gian nơi dẻo cao Tây Bắc để đến, để sáng tác. Một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Tô Hoài nằm trong không gian nghệ thuật này không thể không kể tới đó là “Vợ chồng A Phủ”.
Thêm
  • Like
Reactions: Vanhoctre
3K
1
3
"Vợ chồng A Phủ" là một tác phẩm sâu sắc, soi chiếu mảnh đời cơ cực của những con người nô lệ khốn khổ dưới ách thực dân phong kiến. Bài học sẽ không khó nếu bạn nắm rõ những kiến thức sau:

1. Tác giả:
Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta. Thành công nhất của Tô Hoài là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống con người vùng Tây Bắc. Tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người.

2. Tác phẩm:

Truyện "Vợ chồng A Phủ” được nhà văn Tô Hoài sáng tác năm 1952, in trong tập “Truyện Tây Bắc”. Tác phẩm gồm hai phần: phần đầu kể về cuộc sống tủi nhục của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài; phần sau kể về Mị và A Phủ ở Phiềng Sa, họ thành vợ chồng. Được cán bộ A Châu giác ngộ cách mạng, A Phủ trở thành tiểu đội trưởng du kích cùng Mị đánh Pháp bảo vệ dân làng. Đoạn trích trong sách giáo khoa là phần thứ nhất của tác phẩm.

Mị trong đêm tình mùa xuân.jpg

Kiến thức căn bản trong "Vợ chồng A Phủ. Ảnh mạng.

3. Nghệ thuật:
-
Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc (A Phủ được miêu tả qua hành động, Mị chủ yếu khắc họa tâm tư,...).
- Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên đầy tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo.
- Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi.
- Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ,...

4. Ý nghĩa văn bản:
- Tố cáo tội ác của bọn thực dân phong kiến.
- Thể hiện số phận đau khổ của người dân động miền núi.
- Phản ánh con đường giải phóng và ca ngợi vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của họ.
Thêm
Những kiến thức căn bản trong "Vợ chồng A Phủ"
433
0
0
Nhân vật A Phủ có số phận bi thảm khi phải làm trâu, làm ngựa cho nhà thống lý. Sau một lần đánh mất bò, anh bị trói đứng và chờ đợi cái chết. Tô Hoài đã nắm bắt được cái khoảnh khắc đắt giá ấy để tô đậm khát vọng sống của A Phủ cũng chính là khát vọng của một lớp người nô lệ nhà giàu khi ấy.

Vợ chồng A Phủ.jpg
Nhân vật A Phủ. Ảnh sưu tầm

Xem thêm:
Top mở bài hay về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài
Nhận định hay về nhà văn Tô Hoài cùng tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"
Khát vọng sống mãnh liệt của A Phủ
Phân tích sự xuất hiện của nhân vật Mị
Quá trình tìm lại khát vọng sống mãnh liệt của Mị
Ánh lửa hồng tái sinh cuộc đời Mị
Sức sống ở nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm cởi trói cho A Phủ
Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân
Ôn tập tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài mới nhất
Vợ chồng A Phủ, tổng hợp tất cả về tác phẩm

1. Hoàn cảnh:


Vì để cọp bắt mắt một con bò. A Phủ đã rơi vào tình cảnh do sống, dở chết. A Phủ bị trói đứng vào cột bằng dây mây quấn từ chân lên đến cổ. Nếu không bắn được con hổ thì A Phủ phải chết trên cái cọc ấy. Tuy vậy, với bản lĩnh gan góc, không chịu khuất phục, A Phủ nhất định không chịu chôn chân chết ở cái cọc gỗ ấy mà anh luôn tìm cách tự giải thoát. "Đêm đến. A Phủ cúi xuống, nhay đứt hai vòng dây, nhích giãn dây trói một bên tay". Nhưng cha con thống lý lại về và tròng thòng lọng vào cổ A Phủ. Đây chính là hoàn cảnh tủi nhục, cay đắng, đau đớn làm sống dậy lòng ham sống mãnh liệt của A Phủ và cũng là giá trị hiện thực của tác phẩm.

2. Lòng ham sống mãnh liệt:


- Sau bao ngày bị A Phủ “trói đứng ở trong góc nhà”, “chỉ đứng nhắm mắt" và cái chết đã in dấu trên hai hõm má xám đen lại vì tuyệt vọng và khổ đau của A Phủ. A Phủ đã nằm bên bờ vực của cái chết - bởi “cơ chừng chỉ đêm nay, đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Còn nỗi đau nào lớn hơn khi con người ta ý thức được rằng mình sẽ chết, sắp chết, chứng kiến cái chết đang lan khắp cơ thể mà đánh bắt lục tuyệt vọng. A Phủ đã khóc “một dòng nước mắt lấp lánh bỏ xuống hai hõm má đã xám đen lại. Thế nhưng may mắn sao, những dòng nước mắt ấy đã chảy vào trái tim cô Mị, làm động lòng người thiếu nữ. Mị từ vô cảm đã đồng cảm với nỗi đau của A Phủ để rồi sau cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội. Mị đã cắt đứt dây trói cứu A Phủ. Dù đã kiệt sức nhưng A Phủ vẫn “quật sức vùng lên chạy". Chỉ mấy chữ như thế nhưng Tô Hoài đã mang đến cho người đọc vẻ đẹp của khát vọng sống, khát vọng tự do mãnh liệt ở A Phủ. Con người nô lệ ấy sau bao năm phải sống kiếp trâu ngựa nay ý thức được sự mong manh giữa sự sống và cái chết, giữa tự do và kiếp nô lệ nhục nhằn. Điều này đã tạo nên sức mạnh phi thường đưa đôi chân của A Phủ đạp lên bóng đêm của cường quyền và thần quyền để vươn tới ánh sáng tự do.

- A Phủ cũng là con người biết cảm thông sau sắc với số phận của những con người cùng khổ, trân trọng nghĩa tình, nghe lời cầu cứu của Mị: "A Phủ cho tôi đi...Ở đây thì chết mất”. Anh đã đáp lại “Đi với tôi”, A Phủ hiểu và đồng cảm với tình cảnh của Mị bởi anh nhận ra cả mình và Mị đều là nạn nhân đau khổ của cường quyền bạo ngược. Chính yếu tố này đã giúp hai con người giải phóng số phận của mình.​
Thêm
Khát vọng sống mãnh liệt của A Phủ qua sự việc A Phủ bị trói đứng vào cột nhà.
754
0
1

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Bài viết này có thể kết hợp với bài viết Nhân vật A Phủ để phân tích nhân vật A Phủ theo kết cấu thời gian (từ nhỏ đến lớn; quá trình làm người ở gạt nợ cho nhà thống lí)
 
Nhân vật A Phủ là một trong hai nhân vật chủ chốt trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ". Hãy cùng tìm hiểu qua nhân vật này nhé.

1. Số phận của A Phủ


A Phủ là một chàng trai có số phận éo le, là nạn nhân của những hủ tục. A Phủ người Háng Bla, năm ấy A Phủ mười tuổi, trận dịch đậu mùa đã cướp đi bố mẹ, anh chị của A Phủ. Tuy còn nhỏ nhưng A Phủ đã mang trong mình một cá tính mạnh mẽ, khi người làng đói bắt A Phủ bán cho người Thái, A Phủ ngang bướng không cam chịu ở dưới cánh đồng thấp. A Phủ trốn lên núi cao rồi lưu lạc đến Hồng Ngài. Đây chính là tính cách của con người yêu tự do. Tết đến xuân về, mọi ngày đều có quần áo mới còn A Phủ thì chỉ độc một cái vòng vỉa trên cổ. A Phủ không lấy được vợ vì hủ tục của làng bản. Do A Phủ “không có bố mẹ, không có ruộng, không có bạc”. Và không có những thứ ấy, anh không thể lấy được vợ.

Vợ chồng A Phủ.jpg

Nhân vật A Phủ. Ảnh sưu tầm

2. Dù cuộc đời chịu nhiều bất hạnh nhưng A Phủ là một con người có nhiều phẩm chất tốt đẹp.

A Phủ là chúng trai tự do của núi rừng, anh yêu lao động, giỏi giang tháo vát: giỏi nghề thủ công "biết đục cuốc, đúc lưỡi cày", trong lao động lại “cày giỏi”, trong mưu sinh hằng ngày, A Phủ biết "bẫy nhím, bắt hổ, săn bò tót. A Phủ có sức khỏe hơn người, chạy nhanh như ngựa. Bởi vậy, anh đã trở thành niềm khát khao của bao cô gái trong làng “Lấy được A Phủ là bằng được con trâu tốt trong nhà”. Nhưng A Phủ nghèo nên không lấy được vợ. Tuy vậy, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, A Phù vẫn sống một đời sống tâm hồn phóng khoáng, hồn nhiên, yêu đời, yêu chính nghĩa, tự tin của tuổi trẻ. "Đang tuổi chơi trong ngày Tết đến, dù chẳng có quần áo mới như nhiều trai làng khác, chỉ có độc một chiếc vòng trên cổ. A Phủ cũng cứ cùng trai làng đem sáo, khèn, con quay và quả pao đi tìm người yêu ở các làng trong vùng"

3. A Phủ là nạn nhân của cường quyền và nạn nhân của chính sách cho vay nặng lãi để nô lệ hóa con người của bọn chủ nô phong kiến miền núi. A Phủ bị đánh đập tàn bạo trong cảnh xử kiện; bị bắt trói đến chết trên cái cọc vì để hổ bắt mất một con bò

Tính cách yêu tự do khiến A Phủ trở thành chàng trai táo bạo, quyết liệt trong hành động. Trong cảnh xô xát giữa A Sử và trai làng, vừa xuất hiện, A Phủ đã lôi cuốn người đọc bằng những hành động mạnh mẽ, dù đội “chạy vụt ra”, “vung tay ném”, “sộc tới nắm" “kéo dập đầu, xé đánh tới tấp...". Hành động dữ dội đó của A Phủ có nguyên có sâu xa từ mối hận thù giai cấp, anh rất ghét thói cường quyền bạo ngược của người giàu có.

Vì tội đánh con quan. A Phủ bị nhà thống lý tài về xử kiện. A Phủ bị tay chân nhà Pá Tra đánh đập rất tàn bạo "môi và mắt dập chảy máu... hai đầu gối sưng lên như mặt hồ phù”. Trước cường quyền, A Phủ vẫn bất khuất, cứng rắn gan dạ. A phủ không hề khóc lóc van xin, trái lại A Phủ nén đau chịu đòn, "chỉ im như tượng đá.

Cuối cùng trong cảnh xử kiện A Phủ đã bị Pá Tra buộc nộp vụ một trăm bạc trắng. Vì không có tiền để nộp A Phủ phải vay nợ nhà thống lý, Chính sách cho vay nặng lãi ấy đã biến chàng trai trẻ yêu tự do thành nô lệ với bản án chung thân như lời Pá Tra đã tuyên án "đời mày, đời con mày, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ trả hết nợ mới thôi". Đó là kiếp sống bị khinh rẻ, bị ngược đãi và phải gánh vác những công việc nặng nhọc, nguy hiểm nhất như “săn bò tót, bẫy hổ”. Tính mạng của A Phủ sống hay chết cũng bị quyết định bởi bàn tay tàn bạo của Thống lý Pá Tra.​
Thêm
Nhân vật A Phủ
635
0
2

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Nhân vật A Phủ
- A Phủ được nhà văn Tô Hoài xây dựng với bút pháp nghệ thuật có phần không hoàn toàn giống như khi xây dựng nhân vật Mị. Tác giả đã chọn điểm nhìn tương đối...​
 
Tâm lý nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân là một trong những nét đặc sắc làm nên tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" và khẳng định tài hoa của Tô Hoài. Hãy cùng điểm qua một số luận điểm không thể thiếu trong đề văn ấy.

Đề: Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên các nhà kho. Trẻ em đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đốt những những lều quanh nương để sưởi lửa. ở Hồng Ngài, người ta thành lệ, cứ ăn tết thì gặt hái vừa đoạn, không kể ngày tháng. ¡n tết thì gặt hái vừa đoạn, không kể ngày tháng. ¡n tết thế cho kịp mưa xuân xuống, đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, rét càng dữ. Nhưng trong các làng Mông Ðỏ, những chiếc váy hoa đã được phơi ra mỏm đá, xoè như con bướm sặc sỡ. Hoa thuốc phiện nở trắng lại nở màu đỏ hau, đỏ thậm, rồi nở mầu tìm man mát. Ðám trẻ đợi tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi, đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mỵ nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi.
"Mày có con trai con gái
Mày đi nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu"

Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới. Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm sân chơi chung ngày tết. Trai gái, trẻ con ra sân ấy tụ tập đánh pao, dánh quay, thổi sáo, thổi kèn và nhảy.Cả nhà thống lý ăn xong bữa cơm tết cúng ma. Xung quanh chiêng đánh ầm ỹ, người ốp đồng vẫn nhảy lên xuống, rung bần bật. Vừa hết bữa cơm tiếp ngay cuộc rượu bên bếp lửa.

Ngày tết, Mỵ cũng uống rượu. Mỵ lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát. Rồi say, Mỵ lịm mặt đấy nhìn người nhảy đồng, người hát. Nhưng lòng Mỵ đang sống về ngày trước, tai văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước Mỵ thổi sáo giỏi. Mùa xuân đến, Mỵ uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mỵ uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mỵ hết núi này sang núi khác.

Rượu tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả, Mỵ không biết. Mỵ vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mỵ mới đứng dậy. Nhưng Mỵ không bước ra đường. Mỵ từ từ vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mỵ đi chơi hết. Bấy giờ Mỵ ngồi xuống giường, trông ra cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Từ nay Mỵ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mỵ trẻ, Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết. Huống chi A Sử với Mỵ không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mỵ sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chì thấy nước mặt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn vẫn lửng lơ bay ngoài đường.

" Anh ném pao
Em không bắt
Em không yêu
Quả pao rơi rồi..."

A Sử vừa ở đâu về, lại sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trằng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm. Nó còn đương rình bắt nhiều người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mỵ nói. Bây giờ Mỵ cũng không nói. Mỵ đến góc nhà, lấy ông mỡ, sắn một miếng, bỏ thêm voà đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mỵ đang rập rờn tiếng sáo. Mỵ muốn đi chơi. Mỵ cũng sắp đi chơi. Mỵ quấn lại tóc. Mỵ với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách. A Sử sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. A Sử nhìn quanh thấy Mỵ rút thêm cái áo. A Sử hỏi:

- Mày muốn đi chơi à?

Mỵ không nói. A Sử cũng không hỏi thêm. A Sử bước lại, nắm Mỵ, lấy thắt lưng trói tay Mỵ. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trới đứng Mỵ vào cột nhà. Tóc Mỹ xoã xuống. A Sử quấn luôn tóc lên cột. Mỵ không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong. A Sử thắt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi phẩy tay tắt đèn, đi ra khép cửa buồng lại.

Trong bóng tối, Mỵ đứng im như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mỵ vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mỵ đi theo những cuộc chơi. "Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào!" Mỵ vùng bước đi. Nhưng chân đau không cựa được. Mỵ không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mỵ thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.
nhân vật Mị.jpg

Diễn biến tâm lý nhân vật Mị. Ảnh​
Hướng dẫn chi tiết:

Giới thiệu sơ lược nhân vật Mị:

-Mị là đóa hoa ngát hương vùng Tây Bắc, xinh đẹp và tài giỏi
-Mị hiếu thảo, yêu lao động, yêu tự do
-Có cuộc sống thống khổ khi làm con dâu gạt nợ
-Là nạn nhân cường quyền, thần quyền

Những tín hiệu mùa xuân dẫn đến sự biến chuyển trong lòng Mị:

-Thiên nhiên:
+gió rét thổi vào cỏ gianh vàng ửng
+váy hoa xòe như con bướm sặc sỡ
+ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho

-Tiếng sáo:
+Tiếng sáo “lửng lơ” ngoài đầu núi tác động làm Mị nhớ về quá khứ
+Mị nhẩm thầm lời bài hát => tiếng sáo lay tỉnh Mị

-Men tình:
+Uống “ực” từng bát như nuốt đắng cay
+Mị ngồi trơ giữa nhà, lòng nhớ về ngày trước

Khát vọng tự do trỗi dậy trong Mị:
-Chi tiết ô cửa lỗ vuông: ranh giới thiên đàng và địa ngục
-Những từ ngữ: phơi phới, đột nhiên vui sướng
-So sánh: vui sướng như những đêm tết ngày trước
-MỊ NHẬN RA: Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi => khát vọng cháy bỏng
-Cảm xúc bi kịch:
+Nghĩ về A Sử => nghĩ về cái chết => biểu hiện cao nhất của khát khao sống
-Tiếng sáo thắp lên trong Mị khát vọng tự do:
+Những động từ mạnh: đến, lấy, xắn, bỏ, đi chơi, quấn lại tóc, lấy váy hoa, rút thêm cái áo => khát vọng sống trào sôi, mãnh liệt

Sức sống bừng cháy và thực tại phũ phàng:
-Ảo giác hạnh phúc:
+Tâm hồn: hướng về phía đám chơi
+Thể xác: bị trói đứng

-Âm thanh tiếng sáo làm Mị “vùng bước đi” => bước chân của tự do, của khát vọng hạnh phúc
- Nỗi đau thể xác “tay chân đau không cựa được” + Âm thanh “tiếng chân ngựa đạp vào vách” => nhận ra thực tại “Mình không bằng con ngựa”
Thêm
Dàn ý bài văn phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
503
0
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
  2. hưnga @ hưnga:
    cho em hỏi xu có những tác dụng gì ạ
Top