Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Thắc mắc
Dạ cho em hỏi, đặc trưng cơ bản của ngôn từ văn học là gì ạ? Em cảm ơn.
Thêm
  • Like
Reactions: But Nghien
278
1
1

But Nghien

Thành Viên
19/8/19
23
33
27,984
Xu
156,332
ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ VĂN HỌC

Văn học là một loại hình nghệ thuật trong phạm trù nghệ thuật. Nhưng bên cạnh những nét chung, mỗi chuyên ngành nghệ thuật đều có những đặc trưng của nó...
 
Người xưa thường nói "nét chữ nết người". Nói như thế đủ để thấy tầm quan trọng của việc rèn luyện chữ viết với các em học sinh.

Đừng lo lắng nếu nét chữ của các em chưa thật đẹp. Bởi các em vẫn còn thời gian rất dài để luyện chữ. Bài chính tả Có công mài sắt có ngày nên kim sẽ giúp các em có thêm động lực để cố gắng học tập thành tài.


Câu 1 (trang 6 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Tập chép: Có công mài sắt, có ngày nên kim (từ Mỗi ngày mài … đến có ngày cháu thành tài.)

Trả lời:

Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Giống như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài.

bcf2e3b0.jpg

(Ảnh Sen Biển)

? Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ?

Những chữ được viết hoa là: Mỗi, Giống

Câu 2 (trang 6 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Điền vào chỗ trống c hay k?

+ Viết k khi đứng trước âm i, e, ê

+ Viết c khi đứng trước các âm còn lại

Trả lời:

- Kim khâu, cậu bé, kiên nhẫn, bà cụ.

Câu 3 (trang 6 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng sau:

(Em nhớ lại bảng chữ cái và thứ tự chữ cái để hoàn thành)

SttChữ cáiTên chữ cái
1aa
2áă
3â
4b
5c
6d
7đêđ
8ee
9êê

Trả lời:

Số thứ tựChữ cái Tên chữ cái
1aa
2ăá
3 â
4b
5c
6d
7đđê
8ee
9êê

Câu 4 (trang 6 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Học thuộc bảng chữ cái vừa viết.

Sen Biển( sưu tầm)

Với bài chính tả Có công mài sắt có ngày nên kim nằm trong chương trình
Tiếng Việt lớp 2 , chúng tôi hi vọng các em sẽ chăm chỉ luyện viết để có được nét chữ đẹp, dễ nhìn và gây thiện cảm với người đọc. Có công mài sắt có ngày nên kim, chỉ cần cố gắng sẽ đi tới điểm đích thành công.
Thêm
Chính tả Có công mài sắt có ngày nên kim
  • Like
Reactions: Ngu Van
753
1
0
Có công mài sắt có ngày nên kim đã trở thành kim chỉ nam cuộc sống của tất cả mọi người muốn tới điểm đích của sự thành công. Với bài tập đọc Có công mài sắt có ngày nên kim Tiếng Việt lớp 2 tập 1, chúng ta dễ dàng nhận ra triết lý đúng đắn: muốn có thành công thì phải không ngừng cố gắng.

Trong bài viết này, chúng tôi xin mời quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo câu hỏi và các đáp án cho bài học Kể chuyện Có công mài sắt có ngày nên kim.



Câu 1
Dựa theo tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện Có công mài sắt, có ngày nên kim:

Gợi ý: Em quan sát 4 bức tranh, kết hợp với nội dung đã đọc để lại câu chuyện.

Kể chuyện Có công mài sắt có ngày nên kim - vht.jpg

( Ảnh sưu tầm iternet)

Trả lời:
Tranh 1: Ngày xưa có cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, mới chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài. Hay khi viết chữ, cậu chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc.

Tranh 2: Một hôm, cậu nhìn thấy một bà cụ đang mải miết mài thỏi sắt vào tảng đá ven đường. Thấy kì lạ, cậu bé hỏi bà. Bà lão nói sẽ mài sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo.
Cậu bé vô cùng ngạc nhiên:

- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được?

Tranh 3: Bà cụ giảng giải:

- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Giống như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài.

Tranh 4: Nghe lời bà cụ, cậu bé quay về nhà học bài.

Câu 2
Kể lại toàn bộ câu chuyện

Ngày xưa có cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, mới chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài. Hay khi viết chữ, cậu chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc.

Một hôm, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường. Thấy kì lạ, cậu bèn hỏi:

- Bà ơi, bà làm gì thế?
Bà cụ trả lời:

- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo.

Cậu bé vô cùng ngạc nhiên:

- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được?

Bà cụ giảng giải:

- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Giống như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài.

Nghe lời bà cụ, cậu bé quay về nhà học bài.

Sen Biển( sưu tầm)

Chỉ với một câu thành ngữ ngắn gọn và một câu chuyện kể đầy ý nghĩa bài kể chuyện Có công mài sắt có ngày nên kim ở chương trình Tiếng Việt lớp 2 đã mang đến cho các em một bài học quý báu trong hành trình tương lai. Hi vọng rằng với bài viết tham khảo này các em học sinh sẽ biết cách để kể lại câu chuyện một cách hấp dẫn nhất.
Thêm
Kể chuyện Có công mài sắt có ngày nên kim
689
0
0
Câu thành ngữ"có công mài sắt có ngày nên kim” đã vô cùng quen thuộc trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Ở bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu với quý phụ huynh và các em học sinh bài tập đọc Có công mài sắt có ngày nên kim. Trong đó, sẽ trả lời toàn bộ 4 câu hỏi dưới bài học. Nhằm giúp các em nắm vững kiến thức mà bài học truyền tải.


Câu 1 Lúc đầu, cậu bé học hành thế nào?

Phương pháp giải:


Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.

Trả lời:

Lúc đầu, cậu bé rất mau chán việc học: mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng là ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Lúc tập viết, cậu chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, rất xấu.

Câu 2 Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?

Phương pháp giải:


Em hãy đọc đoạn 2 của bài.

Trả lời:

Cậu nhìn thấy bà cụ tay cầm thỏi sắt mài mải miết vào tảng đá ven đường.

Tập đọc Có công mài sắt có ngày nênkim - vht.jpg

(Ảnh sưu tầm internet)

Câu 3 Bà cụ giảng giải như thế nào?

Phương pháp giải:


Em hãy đọc đoạn 3 của bài.

Trả lời:

Bà cụ giảng giải cho cậu : mỗi ngày mài thỏi sắt sẽ nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Cũng giống như cậu bé, mỗi ngày học một ít sẽ có ngày thành tài.

Câu 4 Câu chuyện này khuyên em điều gì?

Trả lời:


Từ lời khuyện của bà cụ, em hãy rút ra bài học.

Trả lời:

Câu chuyện này khuyên em: làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại, không ngại khổ thì mới thành công.

Sen Biển( sưu tầm và tổng hợp)

Quý phụ huynh và các em học sinh có thể tham khảo các bài viết hay của môn Tiếng Việt lớp 2 trên Diễn đàn văn học trẻ.

Thêm
Tập đọc Có công mài sắt có ngày nên kim
416
0
0
Nếu như mùa hạ rực rỡ với những chùm hoa phượng. Mùa thu mê hoặc bao người bởi sắc vàng của những chiếc lá thu phai. Mùa đông lại là mùa cây trút lá với cái lạnh đến nao lòng thì mùa xuân lại khiến người ta xao xuyến với hoa mai, hoa đào. Mỗi mùa đều có những nét quyến rũ riêng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu với quý phụ huynh và các em học sinh Top 10 bài văn mẫu hay nhất Tả cảnh mùa xuân.

Tả cảnh mùa xuân - Mẫu 1

Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm. Thời tiết mùa xuân ấm áp, gió thổi man mác. Từng đợt gió nhẹ thoảng qua. Mặt trời vừa mới nhô lên tỏa ánh nắng sưởi ấm vạn vật. Chim hót ríu rít đón chào ngày mới. Trong vườn, chị Hồng chợt tỉnh giấc rồi hòa vào đám bạn đang đua nhau khoe sắc. Các chú bướm bay rập rờn cùng bầy ong thợ chăm chỉ hút mật làm cho khu vườn thêm nhộn nhịp. Những bông hoa mai vàng thắm bừng nở báo hiệu một mùa xuân ấm áp đã đến. Em rất yêu thích mùa xuân.

Tả cảnh mùa xuân - Mẫu 2

Trong bốn mùa, mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm. Tiết trời mùa xuân dần trở nên ấm áp. Ông mặt trời dậy thật sớm để đánh thức mọi người sau một đêm dài. Hạt sương đọng trên lá cây cũng dần tan biến. Gió khẽ lướt qua khiến những cành lá rung rinh. Bầu trời buổi sáng sớm thật trong lành biết bao. Chị gió tung tăng nô đùa khắp nơi. Cô mây thì dạo chơi quanh những ngọn núi phía xa. Mùa xuân đến là một năm mới đến. Em rất yêu thích mùa xuân.

Tả cảnh mùa xuân - Mẫu 3

Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong một năm. Thời tiết vào mùa xuân ấm áp hơn. Mặt trời cũng xuất hiện nhiều hơn. Bầu trời trong xanh, không còn u ám như mùa đông. Những chú chim én bay lượn trên bầu trời. Cây cối đâm chồi nảy lộc. Hoa đào, hoa mai khoe sắc thắm. Mùa xuân còn có ngày tết mà em rất thích. Em rất yêu thích mùa xuân.

Tả cảnh mùa xuân - Mẫu 4

Trong bốn mùa xuân, hạ, thu và đông, em thích nhất là mùa xuân. Mỗi khi xuân về, thời tiết ấm áp hơn. Bầu trời không còn u ám như mùa đông. Cây cối cũng đâm chồi nảy lộc. Trong vườn nhà em, những bông hoa đua nhau khoe sắc thắm. Từng đàn bướm từ đâu bay đến khiến khu vườn thêm rực rỡ. Tiếng chim hót ríu rít trên những tán cây nghe thật vui tai. Mọi người đều háo hức đón chờ ngày tết.

Tả cảnh mùa xuân - Mẫu 5

Mùa xuân bắt đầu từ tháng ba. Tiết trời khi đó trở nên mát mẻ và ấm áp hơn. Ông mặt trời rọi những tia nắng vàng rực rỡ xuống mặt đất. Cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc. Các loài hoa cũng đua nhau khoe sắc. Vào những ngày xuân, em thường được ông bà, bố mẹ đưa đi chơi. Em rất thích khung cảnh mùa xuân vì nó rất đẹp và thoáng đãng.

Top 10 bài văn mẫu hay nhất Tả cảnh mùa xuân - vht.jpeg

(Ảnh sưu tầm internet)

Tả cảnh mùa xuân - Mẫu 6


Mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm, cũng là mùa đẹp nhất trong năm vì mang đến cho con người không khí ấm áp, vui tươi nhất. Vào mùa xuân, cảnh vật như vừa lấy lại sức sống mới. Tiết trời se lạnh, gió thổi man mác. Từng đợt gió nhẹ thoảng qua, cành lá khẽ lung lay để lộ ra những giọt sương long lanh huyền ảo. Mặt trời vừa mới nhô lên tỏa ánh nắng sưởi ấm vạn vật. Chim hót ríu rít đón chào ngày mới. Trong vườn, chị Hồng chợt tỉnh giấc rồi hòa vào đám bạn đang đua nhau khoe sắc. Các chú bướm bay rập rờn cùng bầy ong thợ chăm chỉ hút mật làm cho khu vườn thêm nhộn nhịp. Những bông hoa mai vàng thắm bừng nở báo hiệu một mùa xuân ấm áp đã đến. Khung cảnh khu vườn như một bức tranh thiên nhiên rực rỡ được họa sĩ nào đó vẽ lên.

Tả cảnh mùa xuân - Mẫu 7

Mỗi mùa đều có một nét đẹp riêng nhưng em thích nhất là mùa xuân. Vì mùa xuân có ngày tết cổ truyền của dân tộc. Hơn nữa, khi xuân về, thời tiết không còn lạnh như mùa đông. Mọi vật xung quanh đều bừng lên sức sống. Cây cối trong vườn bắt đầu mọc những chồi non. Trên những cánh đồng, các loài hoa nở rực rỡ trong những khu vườn. Mọi người xung quanh ai cũng háo hức sắm sửa chờ tết đến. Mùa xuân thật tuyệt biết bao.

Tả cảnh mùa xuân - Mẫu 8

Mỗi khi xuân về, tiết trời mát mẻ và ấm áp. Ông mặt trời rọi những tia nắng vàng rực rỡ xuống mặt đất. Các loại cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc. Các loài hoa cũng đua nhau khoe sắc, tỏa hương vào mùa xuân. Vào những ngày xuân, em thường được ông bà, bố mẹ đưa đi chơi. Em rất thích khung cảnh mùa xuân, vì khung cảnh rất đẹp và thoáng đãng. Em yêu mùa xuân và luôn mong chờ mùa xuân đến với đất trời quê em.

Tả cảnh mùa xuân - Mẫu 9

Mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm, cũng là mùa đẹp nhất trong năm vì mang đến cho con người không khí ấm áp, vui tươi nhất. Mùa xuân thường gắn liền với Tết. Nó bắt đầu vào tháng một và kết thúc vào tháng ba. Đây là khoảng thời gian thời tiết êm dịu, ấm áp, vẫn còn se se lạnh nhưng có ánh nắng mặt trời. Mọi người vẫn luôn mong chờ mùa xuân đến, vì được đón Tết cổ truyền, được quây quần bên nhau ấm áp.

Tả cảnh mùa xuân - Mẫu 10

Buổi sáng mùa xuân, cảnh vật như vừa lấy lại sức sống mới. Khí trời se lạnh, gió thổi man mác. Từng đợt gió nhẹ thoảng qua, cành lá khẽ lung lay để lộ ra những giọt sương long lanh huyền ảo. Mặt trời vừa mới nhô lên tỏa ánh nắng sưởi ấm vạn vật. Chim hót ríu rít đón chào ngày mới. Trong vườn, chị Hồng chợt tỉnh giấc rồi hòa vào đám bạn đang đua nhau khoe sắc. Các chú bướm bay rập rờn cùng bầy ong thợ chăm chỉ hút mật làm cho khu vườn thêm nhộn nhịp. Những bông hoa mai vàng thắm bừng nở báo hiệu một mùa xuân ấm áp đã đến. Khung cảnh khu vườn như một bức tranh thiên nhiên rực rỡ được họa sĩ nào đó vẽ lên.

Sen Biển( sưu tầm)

Qua bài viết này hi vọng quý phụ huynh và các em học sinh đã có cho mình một tài liệu vô cùng bổ ích cho đề bài Tả cảnh mùa xuân. Chúc các em học sinh đạt được điểm số thật cao trong những bài kiểm tra sắp tới. Các em có thể tham khảo Những bài văn hay lớp 2 trên diễn đàn Văn học trẻ.
Thêm
Top 10 bài văn mẫu hay nhất Tả cảnh mùa xuân.
771
0
0
Tiếng việt là ngôn ngữ riêng của đất nước Việt nam mang đậm nét văn hoá dân tộc. Vì vậy việc học tiếng việt rất quan trọng. Tháng 5 đã đến các em chuẩn bị cho các kì thi cuối kì của mình. Dưới đây là đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt. Mời các em cùng tham khảo.

A) Hãy đọc thầm đoạn văn sau:
Bác Hồ rèn luyện thân thể

Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể. Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng nào Bác cũng dậy sớm tập luyện. Bác tập chạy ở bờ suối. Bác còn tập leo núi. Bác cũng chọn những ngọn núi cao nhất trong vùng để leo lên với đôi bàn chân không. Có đồng chí nhắc:
- Bác nên đi giày cho khỏi đau chân.
- Cảm ơn chú. Bác tập leo chân không cho quen.
Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét.
(Theo Đầu nguồn)
B. Dựa theo nội dung của bài, khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
1. Câu chuyện này kể về việc gì?

a. Bác Hồ rèn luyện thân thể.
b. Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc.
c. Bác Hồ tập leo núi với bàn chân không.
2. Bác Hồ rèn luyện thân thể bằng những cách nào?
a. Dậy sớm, luyện tập
b. Chạy, leo núi, tập thể dục
c. Chạy, leo núi, tắm nước lạnh.
3. Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau?
a. Leo - Chạy
b. Chịu đựng - rèn luyện
c. Luyện tập - rèn luyện
4. Bộ phận in đậm trong câu Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét trả lời cho câu hỏi nào?
a. Vì sao?
b. Để làm gì?
c. Khi nào?
PHẦN II. VIẾT (10 điểm)
Dựa vào những câu gợi ý sau, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4-5 câu) để nói về một loài cây mà em thích.
Gợi ý:
1. Đó là cây gì, trồng ở đâu?
2. Hình dáng cây như thế nào?
3. Cây có ích lợi gì?

Chúc các em làm bài đạt kết quả cao!
Thêm
683
1
0
Đất nước ta, miền Bắc có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông; niềm Nam có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Mỗi mùa có những đặc điểm khác nhau, thế nên mỗi người lại có những cảm nhận riêng về từng mùa. Ấy vậy mà trong câu chuyện " Chuyện Bốn mùa" chị Đông là tự ti vì mình không được nhiều người quý mến? Điều này có đúng hay không? Các em hãy vào bài học Tiếng Việt lớp 2 Tuần 19: Bốn mùa nhé

  1. Tập đọc: Chuyện bốn mùa
  2. Kể chuyện: Chuyện bốn mùa
  3. Chính tả: Chuyện bốn mùa
  4. Tập đọc: Lá thư nhầm địa chỉ
  5. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về các mùa:
  6. Tập đọc: Thư trung thu
  7. Chính tả: Thư trung thu
  8. Tập làm văn: Đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu

Bài đọc

Chuyện bốn mùa


4299

1. Một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau. Đông cầm tay Xuân bảo :

- Chị là người sung sướng nhất đấy ! Ai cũng yêu quý chị. Chị về, vườn cây nào cũng đâm chồi, nảy lộc.

Xuân nói :

- Nhưng phải có nắng của em Hạ thì cây trong vườn mới đơm trái ngọt. Có em Hạ, các cô cậu học trò mới được nghỉ hè.

Cô nàng Hạ tinh nghịch xen vào :

- Thế mà thiếu nhi lại thích em Thu nhất. Không có Thu, làm sao có bưởi chín vàng, có đêm trăng rước đèn, phá cỗ...

Đông, giọng buồn buồn :

- Chỉ có em là chẳng ai yêu.

Thu đặt tay lên vai Đông thủ thỉ :

- Có em mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn, có giấc ngủ ấm trong chăn. Sao mọi người lại không thích em được ?

2. Bốn nàng tiên mải chuyện trò, không biết bà Đất đã đến bên cạnh từ lúc nào. Bà vui vẻ góp chuyện :

- Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn cháu Đông, ai mà ghét cháu được ! Cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đớm chồi nảy lộc. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu.

Theo TỪ NGUYÊN TĨNH

-
Đâm chồi nảy lộc : mọc ra những mầm non, lá non.

- Đơm : nảy ra.

- Bập bùng : ngọn lửa cháy mạnh, khi bốc cao, khi hạ thấp.

- Tựu trường : cùng đến trường để mở đầu năm học.

Nội dung bài : Bốn mùa
xuân, hạ, thu, đông đều mang vẻ đẹp riêng và cùng góp ích cho cuộc sống.

Câu 1 (trang 5 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm ?

Em hãy quan sát tên của bốn nàng tiên và nội dung cuộc trò chuyện của họ.

Trả lời:

Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho bốn mùa trong năm : xuân, hạ, thu và đông.

Câu 2 (trang 5 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay :

Em hãy đọc đoạn 1: lời của nàng Đông và đoạn 2: lời của Bà Đất nhận xét về nàng Xuân.

Trả lời:

a) Theo lời của nàng Đông: Xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc.

b) Theo lời của bà Đất: Xuân làm cho cây lá tươi tốt.

Câu 3 (trang 5 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay ?

Em hãy đọc cuộc trò chuyện của 4 nàng trong đoạn 1, kết hợp với lời Bà Đất và nhận xét.

Trả lời:

- Mùa hạ : Mang lại những ngày nghỉ cho học trò và cho mọi người trái ngọt, hoa thơm.

- Mùa thu : Có bưởi chín vàng, có đêm trăng tròn rước đèn, phá cỗ… Có bầu trời xanh cao, khiến học sinh nhớ ngày tựu trường.

- Mùa đông :Có bếp lửa bập bùng nhà sàn, có giấc ngủ ấm trong chăn. Đông ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi, nảy lộc.

Câu 4 (trang 5 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Em thích nhất mùa nào ? Vì sao ?

Em hãy lựa chọn một mùa em thích và nêu lí do.

Trả lời:

- Em thích mùa hè nhất vì vào mùa hè chúng em sẽ có một kì nghỉ dài thú vị và bổ ích. Hơn nữa, mùa hè còn mang đến rất nhiều loại trái cây ngọt lành.
- Em thích mùa thu nhất vì mùa thu tiết trời mát mẻ, bầu trời xanh cao vời vợi. Đặc biệt là được rước đèn Trung thu, được phá cỗ.
Thêm
Tiếng Việt lớp 2 Tuần 19: Bốn mùa
1K
0
7






Bài đọc

Ông Mạnh thắng Thần Gió

1.
Ngày xưa, loài người chưa biết làm nhà, phải ở hang núi. Về sau, nhiều người về đồng bằng và ven biển sinh sống. Đây là nơi Thần Gió hoành hành.

2. Một hôm, Thần Gió gặp một người tên là Mạnh. Thần xô ôm Mạnh ngã lăn quay. Ông lồm cồm bò dậy, nổi giận quát :

- Thật độc ác !

Thần Gió bay đi với tiếng cười ngạo nghễ.

3. Từ đó, ông Mạnh quyết chống trả. Ông vào rừng lấy gỗ dựng nhà. Cả ba lần, nhà đều bị quật đổ. Cuối cùng, ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Ông đẵn những cây gỗ lớn nhất làm cột, chọn những viên đá thật to làm tường.

Ngôi nhà đã làm xong. Đêm ấy, Thần gió lại đến đập cửa, thét :

4. Ngôi nhà đã làm xong. Đêm ấy, thần Gió lại đến đập cửa, thét :

- Mở cửa ra !

- Không ! Sáng mai ta sẽ mở cửa mời ông vào.

Sáng hôm sau, mặt trời lên, ông Mạnh mở cửa, thấy cây cối xung quanh đổ rạp. Rõ ràng đêm qua Thần Gió đã giận dữ, lồng lộn mà không thể xô đổ ngôi nhà.

5. Mấy tháng sau, Thần Gió đến nhà ông Mạnh, tỏ vẻ ăn năn. Ông Mạnh an ủi và mời Thần thỉnh thoảng tới chơi. Từ đó, Thần Gió thường đến thăm ông, đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.

Phỏng theo A-NHÔNG

(Hoàng Ánh dịch)

- Đồng bằng : vùng đất rộng, bằng phẳng.

- Hoành hành : làm nhiều điều ngang ngược trên khắp một vùng rộng, không kiêng nể ai.

- Ngạo nghễ : coi thường tất cả.

- Vững chãi : chắc chắn, khó lung lay.

- Đẵn : chặt

- Ăn năn : hối hận về lỗi lầm của mình.


Nội dung : Con người chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm và lao động. Con người cần sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên.

Câu 1 (trang 14 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận ?

Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.

Trả lời:

Thần Gió xô ông Mạnh ngã lăn quay khiến ông nổi giận, rồi bay đi với tiếng cười ngạo nghễ.

Câu 2 (trang 14 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Kể việc làm của ông Mạnh chống trả lại Thần Gió.

Em hãy đọc đoạn 3 của truyện.

Trả lời:

Việc làm của ông Mạnh chống trả lại Thần Gió như sau : ông Mạnh vào rừng lẫy gỗ dựng nhà. Cả ba lần nhà đều bị quật đổ. Cuối cùng, ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Ông đốn những cây gỗ lớn nhất làm cột, chọn những viên đá thật to làm tường.

Câu 3 (trang 14 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay ?

Em hãy đọc đoạn 4 của truyện.

Trả lời:

Hình ảnh chứng tỏ Thần Gió phải bó tay : Đêm đó, Thần Gió đập cửa nhà ông Mạnh không được. Sáng hôm sau, ông thấy cây cối xung quanh đổ rạp. Chắc rằng đêm qua Thần Gió đã lồng lộn, giận dữ khi không thể xô đổ ngôi nhà.

Câu 4 (trang 14 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình ?

Em hãy đọc đoạn 5 của truyện.

Trả lời:

Để Thần Gió trở thành bạn của mình, ông Mạnh đã an ủi và mời thần thỉnh thoảng tới nhà chơi.

Câu 5 (trang 14 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Ông Mạnh tương trưng cho ai ? Thần Gió tượng trưng cho cái gì ?

Trả lời:

Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên.
Thêm
Giải Tiếng Việt 2 tuần 20 Bốn mùa
1K
0
7
Tuần 14 các em học sinh sẽ được học về những bài học có ý nghĩa sâu sắc về tình anh em, tầm quan trọng của sức mạnh đoàn kết. Mở rộng từ ngữ về tình cảm gia đình, Các kiểu câu Ai làm gì? Dâu chấm, dấu hỏi chấm,...

Mục lục:

Tập đọc: Câu chuyện bó đũa
Kể chuyện: Câu chuyện bó đũa
Chính tả: Câu chuyện bó đũa
Tập đọc: Nhắn tin
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về tình cảm gia đình. Câu kiểu Ai làm gì? Dấu chấm, dấu chấm hỏi
Tập đọc: Tiếng võng kêu
Chính tả: Tiếng võng kêu
Tập làm văn: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi. Viết nhắn tin


Tập đọc: Câu chuyện bó đũa

Bài đọc

Câu chuyện bó đũa

4187


1.
Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà, nhưng vẫn hay va chạm.

2. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo :

- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.

Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

3. Thấy vây, bốn người con cùng nói :

- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì !

Người cha liền bảo :

- Đúng. Như thế các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.


Theo NGỤ NGÔN VIỆT NAM
---------


Kiến thức:


- Va chạm : ý nói cãi nhau vì những điều nhỏ nhặt.
- Dâu (con dâu) : vợ của con trai.
- Rể (con rể) : chồng của con gái.
- Đùm bọc : giúp đỡ, che chở.
- Đoàn kết : yêu mến nhau, giúp sức lại để làm việc.

Nội dung : Câu chuyện khuyên nhủ anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
Thêm
giải bài tập "Anh em" - Văn lớp 2, tuần 14
752
0
1

VHT

Diễn đàn Văn Học Trẻ
9/12/10
157
153
43,000
VietNam
Xu
121,202
Câu 1 (trang 113 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Câu chuyện này có những nhân vật nào ?
Trả lời: Câu chuyện này có những nhân vật : người cha, con trai, con gái, dâu, rể


Câu 2 (trang 113 sgk Tiếng Việt...
 
Giải Văn 2 tuần 14 được giải chi tiết nhất, Tuần 14 các em sẽ được học về những bài học có ý nghĩa sâu sắc về tình anh em, tầm quan trọng của sức mạnh đoàn kết. Mở rộng từ ngữ về tình cảm gia đình, Các kiểu câu Ai làm gì? Dâu chấm, dấu hỏi chấm,...


Tuần 14: Anh em

1. Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà, nhưng vẫn hay va chạm.

2. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo :

- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.

Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

3. Thấy vây, bốn người con cùng nói :

- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì !

Người cha liền bảo :

- Đúng. Như thế các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

Theo NGỤ NGÔN VIỆT NAM

- Va chạm : ý nói cãi nhau vì những điều nhỏ nhặt.

- Dâu (con dâu) : vợ của con trai.

- Rể (con rể) : chồng của con gái.

- Đùm bọc : giúp đỡ, che chở.

- Đoàn kết : yêu mến nhau, giúp sức lại để làm việc.

Nội dung : Câu chuyện khuyên nhủ anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

Câu 1 (trang 113 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Câu chuyện này có những nhân vật nào ?

Đó là những người tham gia, góp mặt trong câu chuyện.

Trả lời:

Câu chuyện này có những nhân vật : người cha, con trai, con gái, dâu, rể

Câu 2 (trang 113 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa ?

Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.

Trả lời:

Bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa vì họ phải bẻ cả bó đũa.

Câu 3 (trang 113 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào ?

Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.

Trả lời:

Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách cởi bó đũa ra rồi bẻ từng chiếc.

Câu 4 (trang 113 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì ? Cả bó đũa được ngầm so sánh với gì ?

Em hãy đọc đoạn 3 của truyện và nhận xét.

Trả lời:

Mỗi chiếc đũa được ngầm so sánh với một người con. Cả bó đũa được ngầm so sánh với tất cả bốn người con. Nếu chia lẻ ra sẽ yếu ớt, phải biết đoàn kết với nhau để tạo ra sức mạnh.

Câu 5 (trang 113 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Người cha muốn khuyên các con điều gì ?

Em hãy đọc đoạn 3 của truyện, chú ý lời của người cha.

Trả lời:

Người cha muốn khuyên các con phải biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Có như vậy mới thì mới tạo ra được sức mạnh.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Kể chuyện: Câu chuyện bó đũa
Câu 1 (trang 113 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Dựa theo tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện “Câu chuyện bó đũa” :

Em hãy quan sát tranh, kết hợp nội dung truyện đã đọc và kể lại.

Tiếng Việt lớp 2 Kể chuyện: Câu chuyện bó đũa | Hay nhất Giải bài tập Tiếng Việt 2

Trả lời:

- Tranh 1: Ngày xưa, có hai anh em lúc nhỏ sống rất hòa thuận, nhưng khi đã có gia đình riêng, ngày nào họ cũng cãi vã khiến người cha rất buồn phiền.

- Tranh 2: Một hôm, người cha gọi các con đến và đố xem ai là người bẻ được bó đũa, ông sẽ thưởng cho một túi tiền.

- Tranh 3: Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Mặc dù cố hết sức mà họ chẳng thể nào bẻ gãy được.

- Tranh 4: Người cha bèn tháo bó đũa ra và bẻ từng cái rất dễ dàng.

- Tranh 5: Người cha khuyên các con phải biết đoàn kết lại với nhau, như vậy mới vững mạnh. Cả bốn người con cùng hiểu ra câu nói của cha : Thưa cha, chúng con sẽ vâng lời cha dặn !

Câu 2 (trang 113 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Phân vai, dựng lại câu chuyện.

Phân thành các vai : người cha, bốn người con (con gái, con trai, con dâu, con rể)

- Người cha: giọng trầm, nhỏ nhẹ

- Các con: giọng to, rõ ràng


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chính tả: Câu chuyện bó đũa

Câu 1 (trang 114 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Nghe- viết : Câu chuyện bó đũa (từ Người cha liền bảo … đến hết)

Người cha liền bảo:

- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

? Tìm lời của người cha trong bài chính tả.

- Lời của người cha:

- Đúng. Như thế các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

? Lời của người cha được ghi sau những dấu câu gì ?

- Lời của người cha được ghi sau dấu hai chấm và dấu gạch ngang đầu dòng.

Câu 2 (trang 114 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Điền vào chỗ trống :

Em hãy phân biệt l/n, i/iê, ăt/ăc khi viết.

Trả lời:

a) l hay n ?

lên bảng, nên người, ấm no, lo lắng

b) i hay iê ?

mải miết, hiểu biết, chim sẻ, điểm 10

c) ăt hay ăc ?

chuột nhắt, nhắc nhở, đặt tên, thắc mắc

Câu 3 (trang 114 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Tìm các từ :

Em hãy đọc kĩ phần gợi ý và tìm từ thích hợp.

Trả lời:

a) Chứa tiếng có âm l hay âm n :

- Chỉ người sinh ra bố : ông bà nội

- Trái nghĩa với nóng : lạnh

- Cùng nghĩa với không quen : lạ

b) Chứa tiếng có vần in hay vần iên :

- Trái nghĩa với dữ : hiền

- Chỉ người tốt có phép lạ trong truyện cổ tích : tiên

- Có nghĩa là (quả, thức ăn) đến độ ăn được : chín

c) Chứa tiếng có vần ăt hay vần ăc :

- Có nghĩa là cầm tay đưa đi : dắt

- Chỉ hướng ngược với hướng nam : bắc

- Có nghĩa là dùng dao hoặc kéo làm đứt một vật : cắt
Thêm
Giải Văn 2 tuần 14 Anh em chi tiết nhất
731
0
2

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
  2. hưnga @ hưnga:
    cho em hỏi xu có những tác dụng gì ạ
Top