Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Lão hạc
vì sao lão hạc chọn cái chết bằng bả chó ?
Thêm
176
0
0
Trong bài viết trước, bên cạnh việc giới thiệu các tác giả, tác phẩm văn học, Vui Học Văn đã có bài viết tham khảo liên quan đến câu hỏi: "Trường từ vựng là gì?". Ở bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thêm bài soạn trường từ vựng chi tiết nhất để độc giả tham khảo.

6358



I - THẾ NÀO LÀ TRƯỜNG TỪ VỰNG?

1. Các từ in đậm trong đoạn trích sau có nét chung nào về nghĩa?

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Trả lời:

Các từ in đậm: Mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng để có nét chung về nghĩa đều chỉ bộ phận cơ thể của con người.

Tiểu kết:

Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
2. Lưu ý

Đặc điểm của trường từ vựng:
- Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
- Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
- Do hiện tượng từ nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.

II - LUYỆN TẬP

1. Đọc văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, tìm các từ thuộc trường từ vựng "người ruột thịt".

Trả lời:


Trong văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, các từ thuộc trường từ vựng "người ruột thịt" là: Thầy (tôi), mẹ (tôi), em (tôi), cô (tôi), mợ (cháu, con, mày), anh em (tôi)...

2. Hãy đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây:

a) lưới, nơm, câu
b) tủ, rương, hòm, va-li, chai, lọ
c) đá, đạp, giẫm, xéo
d) buồn vui, phấn khởi, sợ hãi
e) hiền lành, độc ác, cởi mở
g) bút máy, bút bi, phẩn, bút chì

Trả lời:

a) Dụng cụ đánh bắt cá: Lưới, nơm, câu.
b) Dụng cụ đề đựng: Tủ, rương, hòm, va-li, chai, lọ.
c) Hoạt động của chân: Đá, đạp, giẫm, xéo.
d) Trạng thái tâm lí: Buồn vui, phấn khởi, sợ hãi.
e) Tính cách: Hiền lành, độc ác, cởi mở.
g) Dụng cụ đế viết: Bút máy, bút bi, phẩn, bút chì.

3. Các từ in đậm trong đoạn văn sau đây thuộc trường từ vựng nào?

Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà bị cái tội là góa chống, nợ nần túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Trả lời:

Các từ in đậm: Hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm thuộc trường từ vựng thái độ, tình cảm.

4. Xếp các từ mũi, nghe, tai, thính, điếc, thơm, rõ vào đúng trường từ vựng trong bảng sau (một từ có thể xếp ở hai trường):


Khứu giác
Thính giác


Trả lời:

Khứu giác
Thính giác
Mũi, thính, điếc, thơm
Nghe, tai, thính, điếc, rõ


5*. Tìm các trường từ vựng của mỗi từ sau đây: lưới, lạnh, tấn công (xem ví dụ phân tích từ ngọt ở mục I.2).

Trả lời:


Từ " lưới" thuộc trường từ vựng:
  • Trường "dụng cụ đánh bắt cá
  • Trường " phương án bao vây bắt người": giăng lưới bắt tội phạm, lưới trời, lưới phục kích, lưới mật thám.

Từ "lạnh" thuộc trường từ vựng:
  • Trường "nhiệt độ";
  • Trường “tính cách, thái độ”;
  • Trường "màu sắc".

Từ "tấn công" thuộc trường:
  • Trường "hành động bạo lực";
  • Trường từ vựng về " hoạt động thể thao".

6. Trong đoạn thơ sau, tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường vựng nào sang trường từ vựng nào?

Ruộng rẫy là chiến trường,
Cuốc cày là vũ khí,
Nhà nông là chiến sĩ,
Hậu phương thi đua với tiền phương.
(Hồ Chí Minh)

Trả lời:

Trong đoạn thơ trên, tác giả đã chuyển những từ in đậm từ trường “quân sự” sang trường “nông nghiệp".
7. Viết một đoạn văn ít nhất có năm từ cùng trường từ vựng "trường học" hoặc trường từ vựng "môn bóng đá".

Bài làm:

Những tháng năm được ươm mầm tri thức trên ghế nhà trường đã cho tôi những nền tảng vững chắc để tiến bước vào đời. Trong khoảng thời gian vô cùng tươi đẹp ấy, tôi cũng như bao bạn bè đồng trang lứa đã cùng nhau vun đắp những kỷ niệm khó quên. Chúng tôi là học sinh - những búp măng non vừa vui chơi vừa đắm chìm trong kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Dìu dắt chúng tôi trên bước đường chập chững để làm quen từng con chữ, thầy cô vừa là người truyền thụ kinh nghiệm vừa là người chắp cánh cho những ước mơ của chúng tôi luôn được bao cao, bay xa trên bầu trời rộng lớn. Giờ đây, khi những bàn ghế đá đã hóa thành hồi ức thì những kỷ niệm về mái trường, nơi có những người thầy, người cô cùng những đứa bạn thân quen vẫn sẽ mãi là chặng đường tươi đẹp nhất trong cuộc đời của tôi.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi các bài viết liên quan đến
trường từ vựng! Các bạn có thể xem lại bài viết liên quan dưới đây:
Trường từ vựng là gì?
Thêm
Trường từ vựng chi tiết nhất
  • Like
Reactions: Vanhoctre
665
1
0
Bên cạnh việc giới thiệu các tác giả, tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 8, tập 1 đến với độc giả thì chúng tôi cũng luôn luôn cập nhật liên tục những kiến thức thuộc phần Tiếng Việt để các bạn có thể tham khảo. Dưới đây là phần trả lời cho những thắc mắc liên quan đến câu hỏi: "Trường từ vựng là gì?". Mời các bạn cùng tham khảo phần trả lời dưới đây nhé!
6355


Khái niệm về trường từ vựng

Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

Đặc điểm của trường từ vựng

1. Trong một trường từ vựng, có thể có một hay nhiều trường từ vựng nhỏ hơn

Ví dụ:


Trong trường từ vựng “con người” sẽ có những từ: Nghề nghiệp, bộ phận, giới tính.
Trong trường từ vựng “nghề nghiệp”: Giáo viên, bác sĩ, công nhân,…
Trong trường từ vựng “bộ phận”: Mắt, tay, mũi,…
Trong trường từ vựng “giới tính”: Nam, nữ, giới tính khác.
Trong trường từ vựng “giáo viên” có những từ hoàn toàn có thể tách ra thành những từ vựng riêng: Giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở,…
2. Những từ khác nhau về từ loại cũng có thể tồn tại trong một trường từ vựng

Ví dụ:


Trong trường từ vựng “lớp học” có những từ:
  • Thuộc danh từ: Giáo viên, học sinh, lớp trưởng, lớp phó;
  • Thuộc động từ: Dạy, học, đọc, viết;
  • Thuộc tính từ: Giỏi, khá, yếu, trung bình.

3. Một từ có thể thuộc một hay nhiều trường từ vựng khác nhau do hiện tượng từ nhiều nghĩa

Ví dụ:

Trường từ vựng “đắng”, từ "đắng" có thể thuộc các trường từ vựng dưới đây:

  • Mùi vị: Cay, mặn, ngọt,…
  • Tâm trạng: Buồn, vui, hạnh phúc,…
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này! Các bạn nhớ theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!
Thêm
Trường từ vựng là gì?
1K
0
0
Bạn đang muốn được hướng dẫn giải bài tập cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ phải không?
Hãy cùng Vui Học Văn giải từng bài tập nhé!

6299

Giải bài tập: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Bài 1 (trang 10 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây (theo mẫu sơ đồ trong bài học):
a) y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, sơ mi.
b) vũ khí, súng, bom, súng trường, đại bác, bom ba càng, bom bi.

Trả lời

Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ:

6304
6305




Bài 2 (trang 11 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau đây:
a) xăng, dầu hoả, (khí) ga, ma dút, củi, than.
b) hội hoạ, âm nhạc, văn học, điêu khắc.
c) canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán.
d) liếc, ngắm, nhòm, ngó.
e) đấm, đá, thụi, bịch, tát.

Trả lời

a) Khí đốt: xăng, dầu hỏa, (khí) ga,ma dút, củi, than
b) Nghệ thuật: hội họa, âm nhạc, văn học, điêu khắc
c) Ẩm thực: canh, nem, rau, xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán
d) Nhìn: liếc, ngắm, nhòm, ngó
e) Đánh nhau: đấm, đá, thụi, bịch, tát

Bài 3 (trang 11 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sau đây:
a) xe cộ
b) kim loại
c) hoa quả
d) (người) họ hàng
e) mang

Trả lời

a) Xe cộ: xe máy, xe đạp, xe ô tô, xe bus…
b) Kim loại: sắt, đồng, nhôm, kẽm…
c) Hoa quả: xoài, lê, mận, táo, ổi…
d) (người) Họ hàng: cô,chú, bác, dì, cậu…
e) Mang: gánh, vác, khiêng, xách…

Bài 4 (trang 11 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

Chỉ ra những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ sau đây:
a) thuốc chữa bệnh: át-xpi-rin, ăm-pi-xi-lin, pê-ni-xi-lin, thuốc giun, thuốc lào.
b) giáo viên: thầy giáo, cô giáo, thủ quỹ.
c) bút: bút bi, bút máy, bút chì, bút điện, bút lông.
d) hoa: hoa hồng, hoa lay-ơn, hoa tai, hoa thược dược.

Trả lời

a) Từ thuốc lào- đây không phải tên loại thuốc chữa bệnh
b) Từ thủ quỹ- không thuộc phạm vi nghĩa của từ giáo viên
c) Từ bút điện- không thuộc phạm vi nghĩa từ bút (viết)
d) Từ hoa tai-không thuộc phạm vi nghĩa từ hoa (thực vật)

Bài 5 (trang 11 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

Đọc đoạn trích sau và tìm ba động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa, trong đó một từ có nghĩa rộng và hai từ có nghĩa hẹp hơn.

Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi và lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo [...].

(Nguyên Hồng Những ngày thơ ấu)

Trả lời

Từ "khóc" bao hàm nghĩa của từ "nức nở" và "sụt sùi".
Trong đó, từ “khóc” là từ có nghĩa rộng, từ "nức nở" và "sụt sùi" là hai từ có nghĩa hẹp.

Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian để đọc bài viết này của chúng tôi. Các bạn muốn tìm hiểu thêm các bài viết khác có liên quan thì có thể tham khảo:

Hỏi đáp: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Bài tập: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

Trắc nghiệm: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Thêm
Giải bài tập: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
644
0
0
Soạn bài cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ lớp 8 khó hay dễ?
Đơn giản thôi, hãy cùng đơn giản hóa việc soạn bài cùng với Vui Học Văn nhé!


6269

Soạn bài cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ lớp 8 khó hay dễ?

I - TỪ NGỮ NGHĨA RỘNG VÀ TỪ NGỮ NGHĨA HẸP

Quan sát sơ đồ dưới đây và trả lời câu hỏi:


6275

Sơ đồ số 1

a) Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá? Vì sao?
b) Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu? Nghĩa của từ chim rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ tu hú, sáo? Nghĩa của từ cá rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu? Vì sao?
c) Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào?

Trả lời
a) Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ "thú", "cá" bởi vì nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của từ "thú" và "cá".
b) Nghĩa của từ "thú" rộng hơn nghĩa của từ "voi", "hươu", nghĩa của từ "chim" rộng hơn nghĩa của từ "tu hú", "sáo". Nghĩa của từ "cá" rộng hơn nghĩa của từ "cá rô", "cá thu". Vì cá bao gồm nhiều loại trong đó có cá rô, cá thu.
c) Nghĩa của từ thú, cá, chim rộng hơn nghĩa của những từ voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu… nhưng hẹp hơn nghĩa của từ "động vật".

II - LUYỆN TẬP

Bài 1

Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây (theo mẫu sơ đồ trong bài học):
a) y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, sơ mi.
b) vũ khí, súng, bom, súng trường, đại bác, bom ba càng, bom bi.

Trả lời
Cấp độ khái quát nghĩa của từ:


6276

Sơ đồ số 2
6277

Sơ đồ số 3

Bài 2

Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau đây:
a) xăng, dầu hoả, (khí) ga, ma dút, củi, than.
b) hội hoạ, âm nhạc, văn học, điêu khắc.
c) canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán.
d) liếc, ngắm, nhòm, ngó.
e) đấm, đá, thụi, bịch, tát.

Trả lời
a) Khí đốt: xăng, dầu hỏa, (khí) ga,ma dút, củi, than.
b) Nghệ thuật: hội họa, âm nhạc, văn học, điêu khắc.
c) Ẩm thực: canh, nem, rau, xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán.
d) Nhìn: liếc, ngắm, nhòm, ngó.
e) Đánh nhau: đấm, đá, thụi, bịch, tát.

Bài 3

Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sau đây:
a) xe cộ
b) kim loại
c) hoa quả
d) (người) họ hàng
e) mang

Trả lời

a) Xe cộ: xe máy, xe đạp, xe ô tô, xe bus…
b) Kim loại: sắt, đồng, nhôm, kẽm…
c) Hoa quả: xoài, lê, mận, táo, ổi…
d) (người) Họ hàng: cô,chú, bác, dì, cậu…
e) Mang: gánh, vác, khiêng, xách…

Bài 4

Chỉ ra những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ sau đây:
a) thuốc chữa bệnh: át-xpi-rin, ăm-pi-xi-lin, pê-ni-xi-lin, thuốc giun, thuốc lào.
b) giáo viên: thầy giáo, cô giáo, thủ quỹ.
c) bút: bút bi, bút máy, bút chì, bút điện, bút lông.
d) hoa: hoa hồng, hoa lay-ơn, hoa tai, hoa thược dược.

Trả lời
a) Từ thuốc lào- đây không phải tên loại thuốc chữa bệnh
b) Từ thủ quỹ- không thuộc phạm vi nghĩa của từ giáo viên
c) Từ bút điện- không thuộc phạm vi nghĩa từ bút (viết)
d) Từ hoa tai-không thuộc phạm vi nghĩa từ hoa (thực vật)

Bài 5

Đọc đoạn trích sau và tìm ba động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa, trong đó một từ có nghĩa rộng và hai từ có nghĩa hẹp hơn.
Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi và lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo [...].

(Nguyên Hồng Những ngày thơ ấu)
Trả lời
Từ "khóc" bao hàm nghĩa của từ "nức nở" và "sụt sùi".
Trong đó, từ “khóc” là từ có nghĩa rộng, từ "nức nở" và "sụt sùi" là hai từ có nghĩa hẹp.

Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian để đọc bài viết này của chúng tôi. Các bạn muốn tìm hiểu thêm các bài viết khác có liên quan thì có thể tham khảo:


Hỏi đáp Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là gì?
Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
Bài tập cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
Trắc nghiệm: Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ

Soạn văn Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Thêm
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ lớp 8
474
0
0
Các bạn đang mong muốn hiểu nhiều hơn về "Từ nghĩa rộng, từ nghĩa hẹp" phải không? Đây là 2 thuật ngữ nằm trong Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Chúng tôi sẽ diễn giải từ chi tiết đến khái quát để các bạn có thể học được nhiều điều bổ ích cho việc học của mình nhé!

6267

Từ nghĩa rộng, từ nghĩa hẹp
Từ nghĩa rộng

Khái niệm:
Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao gồm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
Ví dụ:
Từ "Nghệ thuật" có nghĩa rộng hơn các từ: điện ảnh, sân khấu, kiến trúc,… song từ "sân khấu" lại có nghĩa rộng hơn "sân khấu cải lương".
Từ "Hoa" có nghĩa rộng hơn các từ: Hoa sen, hoa hồng, hoa cúc,… song từ "hoa sen" lại có nghĩa rộng hơn " hoa sen hồng".
Từ "Thể thao" có nghĩa rộng hơn các từ: Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông,… song từ "bóng đá" lại có nghĩa rộng hơn " bóng đá trong nhà".
Từ "Nghề nghiệp" có nghĩa rộng hơn các từ: Công nhân, giáo viên, bác sĩ,… song từ "công nhân" lại có nghĩa rộng hơn " Công nhân xây dựng".
Từ "Môn học" có nghĩa rộng hơn các từ: Ngữ văn, toán, địa lý… song từ "ngữ văn" lại có nghĩa rộng hơn " Tập làm văn".
Từ nghĩa hẹp

Khái niệm:
Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
Ví dụ:
Ga, củi, dầu hỏa,… được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ "nhiên liệu".
Đàn tỳ bà, đàn tranh, sáo,… được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ "nhạc cụ".
Cá chép, cá rô, cá quả,… được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ "cá".
Chim sẻ, đại bàng, chim ri,… được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ "chim".
Măng cụt, xoài, đu đủ,… được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ "Trái cây".
Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian để đọc bài viết này của chúng tôi. Các bạn muốn tìm hiểu thêm các bài viết khác có liên quan thì có thể tham khảo:

Hỏi đáp Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là gì?
Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
Bài tập cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
Trắc nghiệm: Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ

Soạn văn Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Thêm
Từ nghĩa rộng, từ nghĩa hẹp
2K
0
0
Bạn muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là gì?
Hãy cùng Vui Học Văn tìm hiểu về vấn đề này nhé!

6264

Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là gì?

Trả Lời

Để làm rõ định nghĩa cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, chúng ta phải xét trước định nghĩa: Nghĩa của từ

Vậy, Nghĩa của từ là gì?


Nghĩa của từ chính là những nội dung (sự vật, sự việc, tính chất, hoạt động, …) mà từ đó biểu thị.
Ví dụ:
+ Mông lung: Lan man, không tập trung, không rõ nét;
+ Mênh mông: Rộng lớn đến mức như không có giới hạn.
Lưu ý: Mỗi từ đều mang một hay nhiều ý nghĩa. Vì vậy, chỉ khi nào chúng ta hiểu được nghĩa của từ khi diễn đạt (nói hay viết) thì việc giao tiếp mới đạt được hiệu quả.
Thế thì “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là gì”?

Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là sự khái quát mức độ từ nhỏ đến lớn về phạm vi nghĩa bao trùm hay được bao trùm nghĩa giữa các từ ngữ.
Ví dụ:
Khi nói đến “hoa mai” thì ta sẽ thấy rõ từ này có phạm vi nghĩa rộng hơn so với những từ: Hoa mai năm cánh, Hoa mai núi, Hoa mai chủy, Hoa mai hương,… Thế nhưng, nghĩa của từ “hoa” lại có phạm vi nghĩa rộng hơn so với từ “hoa mai”. Đó chính là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian để đọc bài viết này của chúng tôi. Các bạn muốn tìm hiểu thêm các bài viết khác có liên quan thì có thể tham khảo:

Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
Bài tập cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
Trắc nghiệm: Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
Soạn văn Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Thêm
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là gì?
484
0
0
Tính thống nhất của chủ đề văn bản là sự thể hiện tập trung chủ đề đã xác định trong văn bản ấy, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Để hiểu hơn về khái niệm này, chúng ta cùng đi làm bài tập về tính thống nhất của chủ đề văn bản nhé!

5805


Bài tập về tính thống nhất của chủ đề văn bản

Câu 1 (Bài tập 1 trang 13 -14 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Phân tích tính thống nhất về chủ đề củ văn bản “Rừng cọ quê tôi” theo những yêu cầu nêu ở dưới.

a. Cho biết văn bản trên viết về đối tượng nào và vấn đề gì? Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự nào? Theo em có thể thay đổi trình tự sắp xếp này không? Vì sao?

b. Nêu chủ đề của văn bản.

c. Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Hãy chứng minh điều đó.

d. Tìm các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề đó.

Trả lời:

a. Văn bản trên viết về đối tượng: Rừng cọ

- Vấn đề được nói tới là: Mối quan hệ mật thiết, gắn bó sâu sắc giữa cuộc sống của con người sông Thao và rừng cọ quê hương.

- Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự như sau:

+ Phần đầu: Giới thiệu đời sống tự nhiên của cây cọ.
+ Phần sau: Sự gắn bó của cây cọ với cuộc sống và sinh hoạt của con người.
+ Phần cuối: Tình cảm của con người sông Thao với rừng cọ quê hương

- Theo em, không thể thay đổi trình tự sắp xếp này bởi vì các ý đã được sắp xếp mạch lạc, liên tục có quan hệ gắn kết với nhau,

b. Chủ đề của văn bản: Rừng cọ và tình yêu, sự gắn bó của con người sông Thao với rừng cọ quê hương.

c. Chủ đề này được thể hiện trong toàn văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống người dân:

+ Khi miêu tả rừng cọ, tác giả chú ý những nét đẹp nhất, đặc trưng nổi bật nhất của nó để ca ngợi
+ Nói về cuộc sống, sinh hoạt của người dân rừng cọ luôn luôn xuất hiện, gắn bó mật thiết, từ ngôi trường, con đường đến lớp chiếc chổi, chiếc nón, món ăn để có sự hiện diện của cây cọ.

d. Các từ ngữ, các câu thể hiện chủ đề của văn bản:

- “Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng”
- “Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình”

Câu 2: Phân tích tính thống nhất trong văn bản sau:

Văn bản 1: Bài thơ “bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.

Chủ đề của văn bản “Bánh trôi nước” là gì? Từng câu thơ thể hiện đặc điểm của đối tượng như thế nào, toát lên ý nghĩa ẩn dụ ra sao? Các từ ngữ được sử dụng có liên quan như thế nào đến nhan đề và chủ đề của bài thơ.

Trả lời:

a. Chủ đề của bài “bánh trôi nước” đó là: Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

b. Từng câu thơ thể hiện đặc điểm của đối tượng, ý nghĩa ẩn dụ:

- “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”: Từ hình ảnh thực của chiếc bánh trôi để nói về vẻ đẹp ngoại hình người phụ nữ
- “Bảy nổi ba chìm với nước non”: Từ cách luộc chín bánh nói về số phận nổi lênh, bấp bênh của người phụ nữ.
- “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”: Qua cách nặn bánh thể hiện cuộc đời không được tự chủ, tự lập của người phụ nữ.
- “Mà em vẫn giữ tấm lòng son” Từ vị ngon của bánh để nói về vẻ đẹp bên trong thủy chung, son sắt của người phụ nữ

c. Các từ ngữ được dùng ngoài nghĩa thực miêu tả về chiếc bánh trôi còn mang ý nghĩa tượng trưng có mối liên hệ, liên tưởng đến vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ

Văn bản 2: Hoa tháng tư (Lê Thị Luyến, báo văn học tuổi trẻ tháng 4-2008)

Văn bản trên viết về đối tượng nào? Đối tượng được trình bày theo trình tự nào? (không gian, thời gian,..) Hệ thống từ ngữ được sử dụng lặp đi lặp lại ở nhan đề, câu mở đầu và câu kết thúc văn bản có tác dụng gì?

Trả lời:

a. Văn bản viết về đối tượng: Hoa tháng tư – Hoa loa kèn

b. Đối tượng được trình bày theo trình tự: Thời gian (tháng tư, buổi sáng đi làm, buổi tối về nhà, buổi sớm thức dậy), không gian (Vẻ đẹp của hoa loa kèn được miêu tả ở nhiều không gian khác nhau: dọc đường Xuân Thủy, trong nhà, ngoài vườn)

c. Hệ thống từ ngữ được sử dụng lặp đi lặp lại ở nhan đề, câu mở đầu và câu kết thúc văn bản có tác dụng: Nhấn mạnh thời điểm hoa loa kèn vào mùa, đó là lúc hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất.

Câu 3 (Bài tập 2 trang 14 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Một bạn dự định viết những ý sau trong bài văn chứng minh luận điểm “Văn chương làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc”:

a) Văn chương làm cho những hiểu biết của ta về quê hương đất nước thêm phong phú, sâu sắc.

b) Văn chương lấy ngôn từ làm phương tiện biểu hiện.

c) Văn chương làm ta thêm tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước, về truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.

d) Văn chương giúp ta yêu cuộc sống, yêu cái đẹp.

e) Văn chương nung nấu trong ta lòng căm thù bọn giặc cướp nước, bọn bán nước và hun đúc ý chí quyết tâm hi sinh để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Hãy trao đổi theo nhóm xem ý nào sẽ làm cho bài viết lạc đề.

Trả lời:

Ý có khả năng làm cho bài viết bị lạc đề đó là: b, d, vì hai ý này không tập trung để làm sáng rõ chủ đề nêu trong luận điểm.

Câu 4: Các đoạn văn dưới đây có mắc lỗi trong triển khai chủ đề không, nếu có hãy chữa lại cho đúng.

a. Nước ta có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Ở Hà Nội có lăng Bác Hồ, có chùa Một Cột. Ở Huế có lăng tẩm của các vua chúa nhà Nguyễn. Ở thành phố Hồ Chí Minh có bến cảng Nhà Rồng nơi Bác Hồ rời nước ra đi tìm đường cứu nước.

b. Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta thấy dân tộc ta anh hùng, hào kiệt thời nào cũng có. Hai Bà Trưng phất ngọn cờ hồng khởi nghĩa đánh tan Thái thú Tô Định, buộc hắn phải trốn vào đám loạn quân rút chạy về nước. Đất nước sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

Trả lời:

a. Lỗi của đoạn văn a: Câu chủ đề của đoạn văn nói đến hai nội dung là di tích lịch và danh lam thắng nhưng các câu sau mới chỉ đề cập đến di tích lịch sử mà chưa nói đến danh lam thắng cảnh.

- Sửa lại đoạn văn a: Nước ta có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Hà Nội có lăng Bác Hồ, có chùa Một Cột. Ở Huế có lăng tẩm của các vua chúa nhà Nguyễn. Ở thành phố Hồ Chí Minh có bến cảng Nhà Rồng nơi Bác Hồ rời nước ra đi tìm đường cứu nước. Ở Quảng Ninh, quần thể Vịnh Hạ Long được công nhận là một trong bảy kì quan thiên nhiên, thế giới. Thời gian gần đây, Tràng An – Ninh Bình là một danh lam thắng cảnh được rất nhiều khách du lịch quan tâm.

b. Lỗi của đoạn văn b: Nói về lịch sử chống giặc ngoại xâm hào hùng, oanh liệt của dân tộc mà chỉ có một dẫn chứng chứng minh

- Sửa lại đoạn văn b: Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta thấy dân tộc ta anh hùng, hào kiệt thời nào cũng có. Hai Bà Trưng phất ngọn cờ hồng khởi nghĩa đánh tan Thái thú Tô Định, buộc hắn phải trốn vào đám loạn quân rút chạy về nước. Đất nước sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn, Ngô Quyền lãnh đạo quân dân đánh bại quân Nam Hán trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử, trước sự chiến đấu quả cảm, quyết liệt của quân ta, quá nửa quân Nam Hán chết đuối, Lưu Hoằng Tháo – hoàng tử của nước Nam Hán bị tử trận trong tay Ngô Quyền. Sau này, đến thời nhà Trần, Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo quân dân với hào khí Đông A, khí thế sát thát ba lần chiến đấu anh dũng và quả cảm với kẻ thù rất mạnh đó là quân Mông-Nguyên, khiến quân giặc tâm phục khẩu phục mà về nước.

Câu 5 (Bài tập 3 trang 14 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Để phân tích dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật "tôi" trong văn bản Tôi đi học, có bạn triển khai những ý sau.

a) Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang.

b) Con đường đến trường trở nên lạ.

c) Mẹ nắm tay dẫn đến trường.

d) Muốn thử cố gắng tự mang sách vở như một cậu học trò thực sự.

e) Sân trường rộng, ngôi trường cao hơn.

g) Sợ hãi, chơ vơ trong hàng người bước vào lớp.

h) Ông đốc và thầy giáo trẻ trìu mến đón tiếp học trò.

Hãy thảo luận cùng bạn để bổ sung, lựa chọn, điều chỉnh lại các từ, các ý thật sát với yêu cầu của đề bài.

Trả lời:

Có thể bổ sung điều chỉnh lại như sau:

a. Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang.

b. Con đường tới trường hằng ngày vẫn thường qua nhưng sao hôm nay thấy lạ quá.

c. Mẹ nắm chặt tay bước đi trên con đường ấy

d. Muốn cố gắng tự mang sách vở như một học trò thực sự.

e. Cảm thấy ngôi trường đã từng qua lại nhiều lần cũng có nhiều biến đổi.

g. Cảm thấy gần gũi, thân thương đối với lớp học, với những người bạn mới.
Thêm
Bài tập về tính thống nhất của chủ đề văn bản
511
0
0
Phần bài tập trắc nghiệm cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ (Ngữ Văn 8) sẽ giúp các bạn học sinh củng cố lại kiến thức về bài học. 10 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh phần lý thuyết và phần bài tập cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

Chúng ta cùng nhau làm phần trắc nghiệm cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ này nhé!

5790

Trắc nghiệm cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ​



Câu 1: Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây?

A. Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, xe chỉ, xích lô, tàu điện.

B. Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, sách giáo khoa, vở.

C. Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cau, cây gạo, cây bàng, cây cọ.

D. Nghệ thuật: âm nhạc, vũ đạo, văn học, điện ảnh, hội họa.

Câu 2: Trong các phương án sau, phương án nào có cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

A. Cá rô, cá chép, cá thu, cá đuối

B. Hoa hồng, hoa cúc, hoa thược dược, hoa cát tường

C. Y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, áo cộc

D. Canh, nem, rau xào, cá rán.

Câu 3: Thông thường, một từ ngữ có nghĩa rộng:

A. Luôn luôn thay được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.

B. Không thể thay thế được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.

C. Có thể thay được mà cũng có thể không thay được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.

D. Tất cả các ý B, C đều đúng.

Câu 4: Từ “khái quát” trong cấp độ khái quát nghĩa của nghĩa từ ngữ có thể được thay bằng từ nào?

A. Phổ quát

B. Bao quát

C. Phổ biến

D. Tổng quát

Câu 5: Nghĩa của từ nào dưới đây có phạm vi bao hàm nghĩa của các từ còn lại?

A. Giằng co

B. Du đẩy

C. Sấn sổ

D. Hành động

Câu 6: Từ nào có thể bao hàm nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn sau?

"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ". (Tôi đi học, Thanh Tịnh)

A. Cảm giác.

B. Hình dáng.

C. Đặc điểm.

D. Tính chất.

Câu 7: Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp?

A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

B. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.

C. Khi từ ngữ đó có cách phát âm giống với một số từ ngữ khác.

D. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

Câu 8: Sự sắp xếp các nhóm từ như sau đúng hay sai?

1. Đồ dùng gia đình: giường, tủ, bàn, ghế, đài, xe điện, quạt điện, xe đạp

2. Đất nước: Núi sông, con cháu, đồng ruộng, con người, biên giới, quốc ca, quốc kì

3. Hoa: hoa lan, hoa bưởi, hoa ban, hoa sen, hoa mắt, hoa bưởi

4. Gia đình: Ông bà, cha, mẹ, cô, dì, chú, bác, bộ đội, thợ xây, anh, em

A. Đúng

B. Sai

Câu 9: Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, luật sư, nông dân, công nhân, nội trợ?

A. Con người.

B. Tính cách.

C. Nghề nghiệp.

D. Môn học.

Câu 10: Khi nào một từ ngữ được coi là nghĩa rộng?

A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

B. Khi nghĩa của từ ngữ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác.

C. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.

D. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
Thêm
Trắc nghiệm: Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
583
0
1
Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác… Từ phần lý thuyết, chúng ta cùng nhau làm một số bài tập cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ ở phần luyện tập (trang 11, SGK, Ngữ Văn).


5789

Bài tập về cấp độ khái quát nghĩa của từ​

Câu 1 (trang 10, SGK, Ngữ Văn 8)

Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây (theo mẫu sơ đồ trong bài học):

a) y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, sơ mi.

b) vũ khí, súng, bom, súng trường, đại bác, bom ba càng, bom bi.

Trả lời

Cấp độ khái quát nghĩa của từ:

5788



Câu 2 (trang 11, SGK, Ngữ Văn 8)

Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau đây:

a) xăng, dầu hoả, (khí) ga, ma dút, củi, than.

b) hội hoạ, âm nhạc, văn học, điêu khắc.

c) canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán.

d) liếc, ngắm, nhòm, ngó.

e) đấm, đá, thụi, bịch, tát.

Trả lời

a, Khí đốt: xăng, dầu hỏa, (khí) ga, ma dút, củi, than

b, Nghệ thuật: hội họa, âm nhạc, văn học, điêu khắc

c, Ẩm thực: canh, nem, rau, xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán

d, Nhìn: liếc, ngắm, nhòm, ngó

e, Đánh nhau: đấm, đá, thụi, bịch, tát

Câu 3 (trang 11, SGK, Ngữ Văn 8)

Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sau đây:

a) xe cộ

b) kim loại

c) hoa quả

d) (người) họ hàng

e) mang

Trả lời

a, Xe cộ: xe máy, xe đạp, xe ô tô, xe bus…

b, Kim loại: sắt, đồng, nhôm, kẽm…

c, Hoa quả: xoài, lê, mận, táo, ổi…

d, (người) Họ hàng: cô, chú, bác, dì, cậu…

e, Mang: gánh, vác, khiêng, xách…

Câu 4 (trang 11, SGK, Ngữ Văn 8)

Chỉ ra những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ sau đây:

a) thuốc chữa bệnh: át-xpi-rin, ăm-pi-xi-lin, pê-ni-xi-lin, thuốc giun, thuốc lào.

b) giáo viên: thầy giáo, cô giáo, thủ quỹ.

c) bút: bút bi, bút máy, bút chì, bút điện, bút lông.

d) hoa: hoa hồng, hoa lay-ơn, hoa tai, hoa thược dược.

Trả lời

a, Từ thuốc lào- đây không phải tên loại thuốc chữa bệnh

b, Từ thủ quỹ- không thuộc phạm vi nghĩa của từ giáo viên

c, Từ bút điện- không thuộc phạm vi nghĩa từ bút (viết)

d, Từ hoa tai-không thuộc phạm vi nghĩa từ hoa (thực vật)

Câu 5 (trang 11, SGK, Ngữ Văn 8)

Đọc đoạn trích sau và tìm ba động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa, trong đó một từ có nghĩa rộng và hai từ có nghĩa hẹp hơn.

Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi và lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo [...].

(Nguyên Hồng - Những ngày thơ ấu)

Trả lời

Đoạn trích sau và tìm ra ba động từ cùng thuộc phạm vi nghĩa, trong đó một từ có nghĩa rộng và một từ có nghĩa hẹp.

Từ "khóc" bao hàm nghĩa của từ "nức nở" và "sụt sùi".
Thêm
Bài tập cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
629
0
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
Top