Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
unnamed.png


Đọc văn bản và thực hiện các câu hỏi:
"Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện các ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xửa của cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.
Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắt, gỡ rối các quan hệ con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn".
(Trích "cảm ơn" và "xin lỗi" là biểu hiện của ứng xử văn hóa- Hà Anh)

Câu 1: Theo tác giả, lời cảm ơn và xin lỗi có những giá trị gì?
Câu 2: Đoạn văn trên khiến em liên tưởng đến phương châm hội thoại nào?
Câu 3: Em có đồng ý với ý kiến: "Cảm ơn và xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa" không? Vì sao?
Câu 4: Từ văn bản trên em rút ra bài học cho bản thân.


Hướng dẫn trả lời câu hỏi:
Câu 1: Những giá trị là:
- Thể hiện được cách ứng xử tế nhị, có văn hóa, lịch sử.
- Đem lại niềm vui tới người nhận.
Trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối quan hệ con người.
Câu 2: Phương châm hội thoại là: phương châm lịch sự.
Câu 3: Em đồng ý với ý kiến.
Vì lời cảm ơn hay xin lỗi phản ánh lối ứng xử văn minh của con người, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau, từ đó lời cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện ứng xử văn hóa.
Câu 4: Rút ra bài học là:
"Lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem nhiều niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắt, gỡ rối các quan hệ con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn". Bản thân em là "mùa xuân của đất nước" em cảm thấy rằng lời cảm ơn, xin lỗi rất cần thiết trong môi trường giáo dục, vừa giúp chúng ta rèn luyện đạo đức lối ứng xử phì hợp khi gặp mâu thuẫn mà còn được yêu thương, tôn trọng từ mọi người xung quanh.

(bài viết mang tính chất tham khảo, các bạn hãy thể hiện khả năng sáng tạo của mình nhé!!)
CHÚC CÁC BẠN THI TỐT!!!
Thêm
ÔN TẬP ĐỌC HIỂU THI TUYỂN SINH VÀO 10 NĂM 2024-2025
  • Like
Reactions: Thích Văn Học
362
1
2

Thích Văn Học

Sáng tạo nội dung (content)
30/9/21
149
14
18,000
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
954,737
Cảm ơn @Phan Vũ Phương Vy đã chia sẻ nhiều tài liệu hay nhé. Bài đăng cũng rất dễ đọc :)
 

Phan Vũ Phương Vy

Thành Viên
16/2/24
10
3
3,000
cần thơ
Xu
229,256
  • Love
Reactions: Thích Văn Học
DA248909-720F-41A8-B27A-D75364192ED8.jpeg



1. Mùa Xuân nho nhỏ.
2.Viếng lăng bác.
3. Sang thu.
4. Đồng chí.
5.Bếp lửa.
6. Làng.
7. Lặng lẽ Sa Pa.
8. Chiếc lược ngà.
9. Những ngôi sao xa xôi.

(Trọng tâm sẽ rơi vào các bài này và mình sẽ phân tích tất cả các đoạn có khả năng ra đề cao !!)
CHÚC CÁC BẠN THI TỐT
Thêm
CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRỌNG TÂM THI TUYỂN SINH VÀO 10 NAM
233
0
0
_usr_local_nginx_html_meeyland-cms_uploads_images_2022_08_19_tinh-than-trach-nhiem-la-gi-4-166...jpg


"Tinh thần trách nhiệm" là một đức tính quý báo của con người, nó không phải là cảm xúc, cũng không có hình dạng nhất định, nó sẽ được thể hiện khi chúng ta làm việc một cách có kế hoạch và nghiêm túc với công việc. Người có "tinh thần trách nhiệm" họ luôn biết biến công việc thành niềm vui, hoàn thành tốt công việc của bản thân một cách nhanh chóng và sẵn sàng chịu trách nhiệm khi có vấn đề sự cố trong công việc đó. "Tinh thần trách nhiệm" sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công việc, giúp con người có trách nhiệm hơn trong cuộc sống. Người có " Tinh thần trách nhiệm" luôn được mọi người xung quanh quý mến, kính trọng, vị nể và ngưỡng mộ. Trong lịch sử Việt Nam đã ghi nhận rất nhiều tấm gương anh hùng, tiêu biểu trong đó là vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) là một người vô cùng có trách nhiệm với Đảng- Nhà nước- Nhân dân, người đã ra sức giúp đỡ, xây dựng đất nước. Không vì thế mà ta bỏ qua cho một bộ phận người trong xã hội hiện nay không có trách nhiệm với bản thân, với công việc và xã hội, chúng ta cần lên án và phê phán gay gắt. "Tinh thần trách nhiệm" giúp con người rất nhiều trong cuộc sống, là một phần không thể thiếu trong mỗi con người. Là "một mùa xuân của đất nước" em luôn cảm thấy mình phải có " tinh thần trách nhiệm" trong học tập ra sức rèn luyện để nâng cao vị thế của nước nhà trên trường quốc tế.

* Khởi ngữ trong bài là: chủ tịch Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc).

(các bạn có thể tham khảo, ôn kiểm tra thuyền xuyên hoặc ôn tuyển sinh vào lớp 10).
CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT!!!
Thêm
ĐỀ BÀI: VIẾT ĐOẠN VĂN ( KHOẢNG 150 CHỮ) NÊU SUY NGHĨ CỦA EM VỀ VAI TRÒ CỦA TINH THẦN TRÁCH NHIỆM TRONG CUỘC SỐNG ĐÓ CÓ SỬ DỤNG KHỞI NGỮ (NLXH)
  • Like
Reactions: Thích Văn Học
258
1
2

Thích Văn Học

Sáng tạo nội dung (content)
30/9/21
149
14
18,000
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
954,737
Không nên viết hoa tiêu đề hết nhé, chỉ cần chữ cái đầu tiên và các danh từ thôi ah.

Và đặt tag là các cụm từ (từ khóa) có trong văn bản bài đăng nhé.
 

Phan Vũ Phương Vy

Thành Viên
16/2/24
10
3
3,000
cần thơ
Xu
229,256
Không nên viết hoa tiêu đề hết nhé, chỉ cần chữ cái đầu tiên và các danh từ thôi ah.

Và đặt tag là các cụm từ (từ khóa) có trong văn bản bài đăng nhé.
Thích Văn HọcMình rất cảm ơn những lời nhận xét từ bạn mình sẽ cố gắng khắc phục lỗi và mang lại nhiều giá trị cho forum ✨
 
Ong-Hai-Lang.jpg


Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
Về đến nhà ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ trào ra... Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên:
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm vào đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này! Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình nói không được đúng lắm.
Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng. Quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy!... Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích thị là người làng không sai rồi. Không có lửa thì làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán làm sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước... Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa không biết học đã rõ cái cơ sự này chưa?
(Trích Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9 tập 1)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính?
Câu 2: Cho biết ngôi kể của đoạn trích trên?
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích?
Câu 4: Từ chả nhẽ trong câu in đậm là thành phần gì trong câu? Nêu rõ tên thành phần đó.
câu 5: Chỉ ra thành phần tình thái trong câu: "Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được".



Hướng dẫn trả lời câu hỏi:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính là: Tự sự.
Câu 2: Ngôi kể của đoạn trích là: Ngôi thứ 3 (ông Hai).
Câu 3: Nội dung chính:
Ông Hai trong giai đoạn khi nghe tin làng mình theo giặc, ông nhục nhã, sợ hãi mọi người xung quanh, ông chẳng biết phải nói với ai, làm như thế nào.
Câu 4: Thành phần tình thái là: "Chả nhẽ".
Câu 5: Từ "Chả nhẽ" là thành phần biệt lập trong câu. Tên thành phần là tình thái.


( Tài liệu mang tính chất tham khảo. Các bạn hãy tự tin vào cảm nhận của bản thân).
CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT!!!
Thêm
ÔN TẬP PHẦN ĐỌC HIỂU CHO KÌ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN HK2 NĂM 2024-2025
172
0
0
truongthanh-1565057362-7455-15-6892-3800-1615956958.png


BÀI LÀM:
Câu chuyện " lột xác để trưởng thành" không chỉ xảy ra ở các loài động vật như cua, rắn hay bướm vì đó là sự thật hiển nhiên, là bắt buộc vì tạo hóa đã sinh ra nó như vậy, câu chuyện này cũng nói đến con người. Ở trong sinh học, "lột xác" có nghĩa là bỏ đi một phần cơ thể của động vật ở những khoảng thời gian trong năm; còn về con người đó là việc " lột xác" cả trong suy nghĩ lẫn hành động để chúng ta hiểu thế nào là trưởng thành, phải trải qua đau khổ thì con người ta mới bước những bước vững chắc trên đường đời. Người biết "lột xác để trưởng thành" họ sẽ thất bại nhiều, sai lầm nhiều nhưng khó khăn, thử thách ấy họ mới cho họ nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm từ những trải nghiệm của bản thân. Người "lột xác để trưởng thành" được mọi người xung quanh quý trọng và ngưỡng mộ. Trong cuộc sống không chỉ có những câu chuyện về các loài sinh vật mà còn có những câu chuyện " lột xác để trưởng thành" của con người, tiêu biểu là chính câu chuyện của chúng ta, khi từ nhỏ đến lớn chúng ta đều phải trưởng thành vì đó là sự bắt buộc của mỗi cá thể, ta phải trưởng thành để làm quen, để thích nghi với môi trường sống, với guồng quay của xã hội. Tuy nhiên, ta phải lên án phê phán gay gắt một bộ phận trong xã hội hiện nay không biết trưởng thành, khi đã lớn ngoài ba mươi tuổi vẫn luôn dựa dẫm vào ba mẹ, gia đình không có tính tự lập. Việc " lột xác để trưởng thành" đã là một phần trong cuộc sống của chúng ta, dù sau những lần như vậy sẽ rất đau đớn từ những vết thương từ thể chất lẫn tinh thần nhưng đổi lại chúng ta càng hoàn thiện bản thân hơn. Bản thân em là một " mùa xuân của đất nước" em luôn cố gắng trao dồi, học hỏi kinh nghiệm sau những lần vấp ngã để cống hiến cho tương lai của nước nhà.



(bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, các bạn hãy phát huy hết mình khả năng của bản thân nhé!!!)
bài viết ôn cho các đợt kt thường xuyên, ôn thi tuyển sinh vào 10.
CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT!!!
Thêm
ĐỀ BÀI: HÃY VIẾT ĐOẠN VĂN (KHOẢNG 150 CHỮ) HÃY NÊU SUY NGHĨ CỦA EM VỀ Ý KIẾN "AI CŨNG PHẢI LỘT XÁC ĐỂ TRƯỞNG THÀNH"
283
0
0
cha-va-con-gai.jpg


Đọc văn bản và thực hiện các câu hỏi từ 1 đến 4:
Cánh cò cõng nắng qua sông
Chở luôn nước mắt cay nồng của cha
Cha là một dãi ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn
Quê nghèo mưa nắng trào tuôn
Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm
Thương con cha ráng sức ngâm
Khổ đau hạnh phúc nảy mần thành hoa.
Lúc xanh xanh mướt đồng xa
Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy
Cánh diều con lướt trời mây
Chở câu lục bát hao gầy tình cha.
(Lục bát về cha, Thích Nhuận Hạnh)

Câu 1 (1đ): Xác định các phương thức biểu đạt trong văn bản?
Câu 2 (1,5đ) : Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ in đậm?
Câu 3 (2đ): Em cảm nhận được điều gì về hình ảnh người cha và tình cảm của người con trong văn bản?
Câu 4 (5đ): Em hãy viết đoạn văn (khoảng 15-20 dòng) trình bày suy nghĩ về vai trò của người cha trong cuộc sống.
Câu 5 (0,5đ): Nêu nội dung chính của văn bản?



Hướng dẫn trả lời câu hỏi:
Câu 1: Phương thức biểu đạt là: Tự sự, biểu cảm
Câu 2: chỉ ra :
- Điệp từ
: "là"
- Nói quá: " Cánh cò cõng nắng qua sông".
Câu 3: Em cảm nhận được là:
Có một người cha làm tất cả vì con, hi sinh và tần tảo, được thể hiện qua câu" thương con cha ráng sức ngâm" hoặc "dáng quê hòa với dáng cha hao gầy". Và ta cũng nhìn thấy hình ảnh người con với lòng biết ơn và trân trọng những cái "cha" cho "con", người con đã so sánh "cha là một dãi ngân hà" cho thấy "cha" là tất cả của "con".
Câu 4: Bài làm
Bản thân mỗi người chắc hẳn đều có một gia đình, ngoài người mẹ nặng đau chín tháng mười ngày cho chúng ta có cuộc sống tuyệt vời như ngày hôm nay, nhưng trong đó người cha đóng góp một phần rất quan trọng. Là một người chồng người cha chắc hẳn người đàn ông có rất nhiều áp lực từ kinh tế, gia đình, sức khỏe nhưng vì vợ vì con họ có thể vượt qua tất cả. Là một người cha là niềm hạnh phúc vô bờ bến, họ luôn làm ngày làm đêm, làm không thấy mệt vì tiểu thiên thần nhỏ của mình. Có những lúc vợ vắng nhà người chồng phải làm mọi công việc từ đi chợ, nấu nướng, chở con đi học, làm việc ở công ty nhưng không một lời kêu ca. Có một hôm em được mẹ kể về cha làm em vô cùng xúc động, cha em là một kỹ sư cầu đường nên ông thường xuyên không có nhà cha phải làm rất mệt dưới cái nắng gắt, cơn mưa lạnh nhưng khi trở về nhà cha không một lời than thở về sợ mẹ và em lo. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số người cha tồi, họ có thể nhậu say về đánh đập vợ con, tệ hơn là lạm dụng chính con ruột của mình chúng ta cần lên án và phê phán gay gắt các hành vi xấu đó. Một gia đình hạnh phúc không chỉ có người vợ bù đắp mà còn nằm ở tính cách, thái độ, cử chỉ của người chồng người cha. Qua đó, cho thấy một gia đình phải có một cột nhà (người cha) vững chắc luôn yêu thương vợ con vì không gì hơn tình cảm gia đình.
Câu 5: Nội dung chính là:
Hình ảnh người cha tầm tảo, hi sinh vì con. Và đáp lại thứ tình cảm thiêng liên ấy người con đã sử dụng những lời yêu thương để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với cha.
Thêm
ÔN TẬP ĐỌC HIỂU CHO KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN, TUYỂN SINH VÀO 10 NĂM 2024-2025
101
0
0
vuotlen20150529080810.4810010.jpg

Ở mỗi người chúng ta sẽ có lúc mệt mỏi, sợ hãi và muốn bỏ cuộc trước khó khăn thử thách, việc phải mạo hiểm, dám đối đầu với thử thách, vượt lên những lối mòn đối với nhiều người sẽ còn sự lo lắng, đắng đo, hoài nghi, nhưng đôi khi vì sự tự tin, dũng cảm đối mặt ấy lại giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề. Mạo hiểm, dám đối mặt thử thách là sự liều lĩnh, bất chấp mọi trở ngại, dù không biết rõ điều gì sẽ xảy ra sau đó. Người dám mạo hiểm họ sẽ rất tự tin, nhưng đôi lúc họ sẽ tỉ mỉ trong công việc vô cùng, tìm và chấp nhận sự thật, những thiếu sót của bản thân. Người dám mạo hiểm vì họ dám nghĩ dám làm, họ luôn đạt được những thành công ngoài mong đợi. Ngoài ra, người dám đối mặt thử thách luôn được mọi người xung quanh yêu quý, ngưỡng mộ, lấy làm tấm gương tốt. Nhà làm phim đạo diễn Shane Black với siêu phẩm "Ironman" đã có những trải lòng về sự mạo hiểm khi làm phim, vì thời điểm đó công ty ông đứng trên bờ vực phá sản nhưng ông vẫn đầu tư và quay bộ phim với chi phí lớn nếu thất bại ông sẽ gánh trên vai khoảng nợ khổng lồ, may mắn đã mỉn cười với ông bộ phim trở thành siêu phẩm toàn cầu, nổi tiếng trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phần nhỏ trong xã hội không dám mạo hiểm, lựa chọn con đường an toàn và thậm chí nhận thất bại vì sự sợ hãi, lo lắng của bản thân, nhưng khi ta nhìn về các quan điểm không phải lúc nào chúng ta cũng phải mạo hiểm, vì nó là con dao hai lưỡi, vì ta có thể nhận lấy thất bại về vật chất lẫn tinh thần nếu không biết lượng sức mình. Có thể nói dám mạo hiểm, dám đối mặt thử thách là sự trưởng thành của mỗi người. Bản thân em là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em nhận thức được rõ rằng nếu không biết nổ lực, mạo hiểm đúng lúc ta sẽ gặp thất bại và việc đối mặt với thử thách cũng là cách để tìm ra những thiếu sót để ta sửa chữa và khắc phục trong học tập. Vì đối với tuổi trẻ mạo hiểm là thước đo của sự trưởng thành.


( chỉ mang tính tham khảo).
Các bạn có cần cấu trúc làm văn NLXH thì có thể bình luận để mình chia sẻ kỹ năng làm văn nha :))
CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT!!!
Thêm
ĐỀ BÀI: HÃY VIẾT ĐOẠN VĂN 200 CHỮ CHO BIẾT SUY NGHĨ CỦA EM VỀ SỰ MẠO HIỂM DÁM ĐỐI ĐẦU THỬ THÁCH, VƯỢT LÊN LỐI MÒN TRONG CUỘC SỐNG. (VĂN NLXH)
128
0
0
1708073198123.png



Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là mình nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm ra nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều, vì sự thoải mái của mình trước đã.
(...) Người tích cực sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình, không để ý cái nhỏ, cái tôi hạ rất thấp, thích nghi lại rất cao nên có thành tựu rực rỡ. Mở miệng ra là thốt lời hay ý đẹp, luôn khen, nếu không có lời tử tế được cho nhau họ im lặng. Còn người tiêu cực, có thể họ có tiền, nhưng họ không bao giờ có một cược sống chất lượng và có thành tựu lớn, vì cảm xúc tiêu cực đã chiếm hết quỹ thời gian của họ.
(trích Tư duy tích cực, theo Tony Buổi sáng, trên đường băng, NXB Trẻ, 2015)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt CHÍNH của đoạn trích trên.
Câu 2: Theo tác giả trước một cơn mưa người tiêu cực sẽ có thái độ như thế nào?
Câu 3: Nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: "Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch."
Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi:

Câu 1: Phương thức biểu đạt là: Nghị luận.

Câu 2: Người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa.

Câu 3: Tác dụng:

+ Diễn tả đầy đủ, sâu sắc những khía cạnh của đối tượng.

+ Tăng tính nhịp nhàng, cân đối cho lời văn.
Câu 4: Nội dung chính là:
Người tích cực học tập và làm việc hết mình, không để ý cái nhỏ, cái tôi hạ rất thấp, thích nghi lại rất cao nên có tành tựu rực rỡ. Ngược lại, người tiêu cực, họ không bao giờ có một cuộc sống chất lượng và thành tựu lớn, vì cảm xúc tiêu cực đã chiếm hết quỹ thời gian của họ.


( trên đây là các ý kiến khách quan, mang tính chất tham khảo).
CHÚC CÁC BẠN THI THẬT TỐT!!!
Thêm
ÔN TẬP TUYỂN SINH VÀO 10 NĂM HỌC 2024-2025 (DỰ PHÒNG). ÔN TẬP ĐỀ ĐỌC HIỂU:
125
0
0
Có người từng nói rằng: “Nhà là nơi để về, để giông bão nằm sau cánh cửa, để tình yêu rộng mở, để bình yên bên những người thân yêu” và điều đó cũng vẫn luôn ở trong tôi dẫu bản thân tôi có đang ở nơi đất khách quê người. Tôi chẳng thể nào quên được bóng dáng của bà- người mà tôi kính trọng hơn ai hết, đã tần tảo ra sao để nuôi lớn và để tôi có cơ hội phát triển bản thân ở khoảng trời Âu này, tôi cũng chẳng thể nào quên được hình ảnh bếp lửa ấy, hình ảnh bếp lửa luôn gắn liền với bà những năm tháng tuổi thơ
Thêm
318
0
0
27c7a13dba85a571c2110c42f4dad222.jpg
Ca sĩ Quang Dũng từng nói một câu rất hay: “Những cuộc gặp gỡ rồi chia ly vốn dĩ được xem như bản chất của cuộc sống và tạo cho cuộc sống này nhiều sắc màu và dư vị…”. Thật vậy, trên mỗi chuyến đi của cuộc đời mình, chúng ta va chạm, gặp gỡ những con người mới, bạn bè mới để rồi sẽ phải chia li. Thế nhưng những cuộc gặp gỡ đâu đến và đi một cách vô nghĩa như thế mà tất cả đều mang trong mình giá trị sâu sắc góp vào một phần trong nhân sinh quan của mỗi con người. Bằng thấu kính nhạy cảm vốn có, rất nhiều nghệ sĩ đã nhận ra điều ấy và quyết định ghi chép chúng vào văn chương. Nguyễn Duy cũng không phải ngoại lệ, ông đã mượn khổ bốn, năm và sáu trong bài "Ánh trăng" để ghi lại cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa giữa bản thân (người lính) với ánh trăng:
"Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn - đinh tối om
(...)
Ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình"

Những tác phẩm thơ của Nguyễn Duy luôn có cái hồn khiến cho người đọc cảm thấy trăn trở, suy ngẫm nhiều hơn trong từng câu thơ, "Ánh trăng" là một minh chứng cho điều đó. Được sáng tác sau ba năm kể từ ngày thống nhất đất nước, bài thơ mở ra cho độc giả một góc nhìn mới, một ý nghĩa vô cùng sâu sắc được thể hiện rõ qua ba khổ thơ cuối.

Đầu tiên là sự gặp gỡ, hội ngộ cùng người bạn khi xưa. Tác giả đã mở màn bài thơ bằng một đoạn hồi ức: quá khứ của ông gắn liền với đồng, sông, bể và đặc biệt là trăng. Vầng trăng như một người bạn đồng hành, cùng rong ruổi khắp nơi, cùng đứa trẻ trưởng thành. Ngay cả khi trở thành người lính, ánh trăng ấy cũng không ngại khó nhọc mà vẫn luôn ở bên bầu bạn cùng chàng trai. Điều này khiến tôi liên tưởng đến hình tượng ánh trăng trong các trang thơ của nền thi ca kháng chiến: "Đầu súng trăng treo" ("Đồng chí" - Chính Hữu), "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ/ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ" ("Vọng nguyệt" - Hồ Chí Minh), "Việc quân, việc nước bàn xong/ Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm" ("Đối nguyệt" - Hồ Chí Minh),... Như vậy, có thể thấy rằng trăng và người lính luôn song hành, đi đôi với nhau suốt quãng thời gian kháng chiến gian khó. Thế nhưng khi hòa bình lặp lại, cuộc sống trở nên tiện nghi hơn thì liệu người lính năm xưa có còn nhớ đến trăng? Câu trả lời là không. Bởi khi con người trải qua cảm giác sung sướng ở thành phố, "quen ánh điện của gương", theo bản năng sẽ rất dễ quên đi những người đã đồng hành cùng mình những lúc khó khăn trong quá khứ. Khi này, vầng trăng tri kỉ "đi qua ngỏ" cũng "như người dân qua đường" mà thôi. Cứ ngỡ tưởng ánh trăng sẽ mãi bị lãng quên và chìm vào dĩ vãng, ấy vậy mà cuộc đời này lại luôn mang đến cho ta nhiều điều bất ngờ. Một người ra đi thì một người khác sẽ đến, cố nhân xưa đã lâu nay lại hội ngộ trong tình huống không ngờ. Và người lính trong thơ Nguyễn Duy cũng được gặp lại "bạn cũ" như thế:
"Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn - đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn"
Từ láy "Thình lình" kết hợp với phép đảo ngữ cùng với các động từ mạnh "vội", "bật", "tung" đã thể hiện một tình huống vô cùng bất ngờ, khi đèn điện tắt, không gian xung quanh như bị bóng tối bao trùm, theo phản xạ, người lính vội vã bật tung cửa sổ ra để hứng ánh sáng từ bên ngoài, sự vội vã, lo âu trong giây phút ấy chợt lắng lại khi nhìn thấy vầng trăng tròn. Phép đảo ngữ và từ láy "đột ngột" lần nữa được lặp lại tạo nên sự ngẫu nhiên cho cuộc tri ngộ. Lúc này như có một thứ gì đó dâng trào sâu trong lòng nhà thơ:
"Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng"
Ngược lại với nhịp thơ dồn dập ở khổ trước thì lúc này, nhịp thơ chậm lại như nhịp hồi ức của Nguyễn Duy. "Ngửa mặt lên nhìn mặt", nhà thơ đối diện với trăng cũng như là đối diện với chính mình trong quá khứ, điểm đặc biệt trong khổ thơ này là từ "mặt" được lặp lại hai lần trong cùng một câu: "mặt" đầu tiên hoán dụ cho người lính, từ "mặt" tiếp theo vừa hoán dụ cho vầng trăng vừa tượng trưng cho quá khứ. Đứng trước ánh trăng, tác giả như nhìn lại khoảng thời gian xưa. Quá khứ với hiện tại vốn xa cách nhưng sao giờ đây lại gần gũi quá! Từ láy "rưng rưng" cùng với phép so sánh và điệp ngữ "là" cho ta thấy sự xúc động nghẹn ngào của người lính khi gặp lại cố nhân, gặp lại một gương mặt thân quen và cũng là gặp lại tâm hồn chính mình. Trong phút chốc, sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng khiến biết bao kỉ niệm về thiên nhiên, đất nước bình dị cứ thay nhau ùa về theo xúc cảm "rưng rưng" của một con người đang sống giữa phố phường hiện đại. Những tháng năm của quá khứ, vẻ đẹp của đồng, sông, bể, rừng không hề mất đi. Chỉ là con người có nhận ra hay không mà thôi. Hình ảnh "vầng trăng tròn" đột ngột xuất hiện ở khổ trước là một biến cố, một điểm khởi đầu mới cho sự gặp lại của con người với quá khứ khi xưa.

Như vậy, cuộc sống luôn mang đến cho chúng ta thật nhiều món quà, những cuộc gặp gỡ cũng là một trong số đó. Tuy nhiên sự gặp mặt giữa nhân vật trữ tình và trăng lại đặc biệt hơn. Cuộc gặp gỡ đó đã mang đến cho người lính bao nhiêu cảm xúc, từ lo lắng, bất ngờ cho đến vỡ òa xúc cảm. Nó đã gợi lại cho nhà thơ thật nhiều kí ức đẹp gắn liền với thiên nhiên, đất nước giữa cuộc sống hiện đại tuy sung sướng nhưng vô vị này.

Thế nhưng Nguyễn Duy đâu chỉ muốn nhắc lại quá khứ với niềm hạnh phúc đơn giản như thế. Qua hình tượng ánh trăng, ông còn muốn gửi đến cho bạn đọc một thông điệp về sự ơn nghĩa thủy chung qua cuộc gặp gỡ giữa người và trăng:
"Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình."
Con người thường bị cuốn theo sức hút của cuộc sống sung sướng, ấm êm mà quên đi những gì gần gũi, đơn sơ nhất. Ánh trăng thì vẫn cứ mãi chung thủy, cứ mãi lặng lẽ dõi theo từng bước đi của ta. Khoảnh khắc chạm mặt vầng trăng "tròn vành vạnh", người lính bất chợt chững lại. Tại sao trăng lại phúc hậu, nhẹ nhàng trong khi con người thì vô tình như thế? Từ láy tượng hình "tròn vành vạnh" không chỉ dùng để miêu tả hình dáng của trăng rằm mà còn ngầm hoán dụ cho một tâm hồn viên mãn, tràn đầy, thủy chung son sắc. "Kể chi người vô tình", dù bị lãng quên nhưng ánh trăng ấy lại không trách móc, hờn giận, không chấp nhặt sự việc đã qua. Như một người bạn ân nghĩa, vầng trăng vẫn trong sáng, phúc hậu, bao dung và im lặng như tờ. Từ láy tượng thanh "im phăng phắc" đã bày tỏ rất rõ sự lặng lẽ của trăng - cái im lặng tuy bao dung nhưng lại thật nghiêm khắc. Trăng dù im lặng nhưng vẫn đủ khiến cho người lính "giật mình", chột dạ vì sự vô tâm của mình trước ánh trăng dịu hiền luôn lặng lẽ soi bóng mà không đòi hỏi được đền đáp. Cái "giật mình" đó thể hiện sự bừng tỉnh đáng quý của con người. Giờ đây con người như đã tìm được đường trở về với mình trước đây, tìm lại những ngày tháng tình nghĩa đã vô tình lãng quên.

Như vậy, cuộc gặp gỡ lại với ánh trăng không những mang đến bao nhiêu cảm xúc mà còn là lời cảnh tỉnh cho người lính và bạn đọc về lối sống ân nghĩa thủy chung.

Tóm lại, sau tất cả, bằng giọng thơ gần gũi như tâm tình cùng với kĩ năng áp dụng biện pháp tu từ tinh tế, Nguyễn Duy đã thành công gửi gắm những thông điệp ý nghĩa qua cuộc gặp gỡ của nhân vật trữ tình trong trang thơ. Chính điều đó nên dù bài thơ đã khép lại, tâm trí bạn đọc vẫn cứ mãi ám ảnh về hồi chuông cảnh tỉnh ẩn sau từng câu thơ này.

Quả thật chủ đề về các cuộc gặp gỡ rất phổ biến trong văn chương. Đọc ba khổ cuối bài thơ "Ánh trăng", ta không khỏi liên tưởng đến "Lặng lẽ SaPa" của Nguyễn Thành Long. Cả hai tác phẩm tưởng chừng như không liên quan đến nhau ấy vậy mà lại có sự liên kết thật đặc biệt. Cùng viết về cuộc gặp gỡ, thế nhưng ở "Lặng lẽ SaPa", cuộc gặp ấy được thể hiện một cách trong sáng, năng động, chân thành qua hình tượng anh thanh niên giúp mang đến cho cô kĩ sư, ông họa sĩ và bạn đọc một nguồn năng lượng tích cực về cuộc sống lao động. Còn trong "Ánh trăng", cuộc gặp ấy đóng vai trò là một hồi chuông cảnh tỉnh cho độc giả về sự ân nghĩa thủy chung, trở về với cội nguồn đạo lí vốn có của người Việt Nam.

Đúng như ca sĩ Quang Dũng đã nói: “Những cuộc gặp gỡ rồi chia ly vốn dĩ được xem như bản chất của cuộc sống và tạo cho cuộc sống này nhiều sắc màu và dư vị…”. Qua thấu kính văn chương, những cuộc gặp ấy còn trở nên đặc biệt hơn, ý nghĩa hơn. Điều này đã được Nguyễn Duy thể hiện rất rõ qua sự hội ngộ của nhân vật trữ tình với trăng trong bài thơ "Ánh trăng".
Thêm
CHỦ ĐỀ: GẶP GỠ - "ÁNH TRĂNG"
760
0
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
  2. hưnga @ hưnga:
    cho em hỏi xu có những tác dụng gì ạ
Top