Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

“Bao nhiêu người làm thơ về Đèo Ngang
Mà không biết con đèo chạy dọc”

(Đèo Ngang - Phạm Tiến Duật)

Vắt qua dãy Hoành Sơn hùng vĩ, từ xa xưa, Đèo Ngang từng làm say lòng bao thi nhân – lữ khách. Đèo Ngang đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca, nhạc họa.

Tuy nhiên, khi đọc hai câu thơ tuyệt bút trong bài thơ viết về Đèo Ngang của nhà thơ Phạm Tiến Duật, rồi có dịp “bước tới Đèo Ngang” nhiều lần, không ít độc giả cũng như bản thân người viết bài này đã từng “ngờ ngợ” về cái danh xưng tưởng như “ngược đời” này của con đèo. Lục tìm trong sử sách cũ để lại dường như chưa thấy ai lý giải tên gọi Đèo Ngang nổi tiếng này. Đọc lại Ô Châu cận lục của Dương Văn An độc giải nhận thấy người viết có đề cập về Hoành Sơn Quan hết sức sơ lược: “Núi Hoành Sơn: ở châu Bố Chính, gần làng Sơn Tiêu, tiếp liền ranh giới Nghệ An. Mạch núi ở tổ sơn dẫn dến, có thế rồng cuộn cọp ngồi, đồi cao ngăn chặn trập trùng, kéo dài ra tới biển, vách dựng đứng hàng vạn nhận, như bức trường thành án ngữ chặt vùng phương Nam”.

1672527474480.jpeg
“Bao nhiêu người làm thơ về Đèo Ngang/Mà không biết con đèo chạy dọc”
Đem điều băn khoăn về danh xưng Đèo Ngang quê mình hỏi ý kiến của nhiều học giả, nhà nghiên cứu nổi tiếng trong nước mà người viết vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng. Nhưng khi căn cứ vào đặc điểm khí hậu của vùng đất đầy gió cát Quảng Bình, Hà Tĩnh ở “hai mái” đèo cũng như tìm hiểu về tầm quan trọng của con đèo đối với cuộc sống của cư dân trong vùng, chúng tôi xin mạnh dạn lý giải về danh xưng Đèo Ngang từ góc nhìn văn hóa như sau.

Theo chúng tôi quan sát khá kỹ và nhiều lần trực tiếp “mục sở thị” thắng cảnh Đèo Ngang, thì con đèo này khá cao, cao rất nhiều so với mặt nước biển và so với địa bàn sinh sống của cư dân ở hai bên chân đèo. Đứng trên đỉnh Đèo Ngang nhìn xuống, phóng tầm mắt ra xa, ta có thể bao quát và cảm nhận được cuộc sống đang diễn ra của cư dân vùng Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và Quảng Đông (Quảng Trạch, Quảng Bình). Và nếu có dịp đứng từ dưới chân đèo ngước mắt nhìn lên, ta cũng có thể cảm nhận được chiều cao và rất cao của Đèo Ngang, cao tưởng “ngang” …lưng trời, cao gần bằng chiều cao con thác trong một bài thơ của nhà thơ nổi tiếng đời Đường, Trung Quốc – Lý Bạch: “Thác bay thẳng xuống ba ngàn thước/Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây”.

Căn cứ vào đặc điểm này của con đèo mà tôi phần nào hiểu được vì sao con đèo “chạy dọc” này lại có tên là Đèo Ngang…. Rồi cũng căn cứ vào đặc điểm khí hậu, thời tiết hết sức khắc nghiệt của dải đất Miền Trung, mà đặc biệt là hai vùng đất Quảng Bình và Hà Tĩnh, hai vùng đất nổi tiếng gió Lào và cát trắng vào mùa nắng hạn và “mưa rơi trắng đất, trắng trời”, mưa lũ hoành hành, tàn phá mỗi khi mùa mưa bão đến, để tôi có sự lý giải về danh xưng Đèo Ngang…

Quả đúng như vậy, tạo hóa đã định vị cho hai vùng đất Quảng Bình, Hà Tĩnh có khí hậu cực kỳ khắc nghiệt từ bao đời nay. Nhưng con người nơi đây vẫn có sức sống tiềm tàng, bền bỉ cùng với con đèo của mình. Có biết bao thế hệ cư dân Quảng Bình, Hà Tĩnh ở hai bên chân đèo đã biết vượt lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên để sống, để yêu đời, để cùng nhau chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… Như vậy “ngang” ở đây cũng có thể hiểu là tính cách, bản lĩnh sống kiên cường, rất đáng quý, đáng tự hào của con người nơi đây. Thiên nhiên, khí hậu khắc nghiệt như vậy, con người có “ngang” mới tồn tại và sống được… Cho dù từ ngàn đời nay, Đèo Ngang vẫn “thấp thỏm” – “lo âu” vươn mình ra tận biển, thì con người sinh sống ở hai bên chân đèo vẫn kiên định trước bao nhiêu sóng gió của cuộc đời, trước thăng trầm của thời gian và lịch sử. Sức sống bền bỉ, kiên cường của Đèo Ngang và cư dân nơi đây còn được thể hiện rõ nét nhất, đáng tự hào nhất qua hai cuộc kháng chiến trường chinh vĩ đại của dân tộc, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mà nhà thơ Phạm Tiến Duật đã từng có lần ngợi ca: “Pháo tàu địch đêm đêm nhằm bắn/Đèo vẫn nguyên lành nằm với biển reo/Nhà như lá đa rơi lưng chừng núi/Sông suối từ đâu đổ xuống lưng đèo/Đường nhằm hướng nam/Người nhằm hướng nam/Xe đạn nhằm hướng nam vượt dốc/ Bao nhiêu người làm thơ Đèo Ngang/Mà không biết con đèo chạy dọc”.

Chính trong cuộc kháng chiến rất ác liệt mà tự hào đó, tính cách “ngang” của con đèo lại được thể hiện rõ nét hơn lúc nào hết, như có ai đó đã từng cảm xúc: “Đèo Ngang cởi lốt, không phải để hóa thân thành một cô gái tuyệt trần những ngày cổ tích, mà để được cõng trên lưng một cuộc chiến tranh vệ quốc đẹp như một huyền thoại”.

Như vậy, theo chúng tôi, cách giải thích danh xưng Đèo Ngang như trên không có gì là sai hay vô lý cả mà điều đó còn góp phần giáo dục cho các thế hệ trẻ của hai vùng quê có con đèo đi qua niềm tự hào về thắng cảnh quê hương mình, cũng như bồi dưỡng thêm cho họ tình yêu quê hương, đất nước.

Nếu trong các cuộc trường chinh vệ quốc vĩ đại của dân tộc, Đèo Ngang đã hiên ngang đứng vững và trường tồn qua mưa bom bão đạn¸bảo đảm cho những chuyến hàng chi viện vì Miền Nam ruột thịt, thì đến hôm nay trong sự nghiệp đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với vị trí đặc biệt quan trọng trên con đường thiên lý bắc – nam, với những di tích văn hóa, thắng cảnh tuyệt đẹp và tín ngưỡng dân gian độc đáo của cư dân sinh sống ở hai bên chân đèo, tiềm năng Đèo Ngang đang được con người đánh thức từng ngày.

Dưới chân Đèo Ngang đi về hướng đông – nam, Khu Kinh tế Hòn La đang được xây dựng, đường hầm Đèo Ngang đã được thông xe và đưa vào khai thác hiệu quả. Đèo Ngang sẽ góp phần làm cho Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày một phát triển và giàu đẹp thêm, “ngang” với những vùng quê khác trên mảnh đất hình chữ “S” này.

Nếu có dịp “bước tới Đèo Ngang” vào thời khắc “bóng xế tà”, lòng ta sẽ không còn “một nỗi sầu nặng trĩu” như thi nhân ngày xưa nữa, mà tiếng cuốc, tiếng chim đa đa não nuột từ thuở xa xưa nay đã được thay bằng tiếng máy, tiếng xe đang rộn rã các công trường. Khi đó “một mảnh tình riêng ta với ta” sẽ là tình yêu sông Loan, núi Phượng, tình yêu Hà Tĩnh, tình yêu Quảng Bình…

Ảnh: Sưu tầm từ trang https://download.vn/tong-hop-mo-bai-qua-deo-ngang-55166
Thêm
Một cách lý giải khác về danh xưng đèo Ngang - Trương Văn Hà
250
2
1

Vanhoctre

Văn Học Trẻ
Thành viên BQT
19/8/19
804
680
362,999
Việt Nam
vanhoctre.com
Xu
1,337,458
Bạn đăng sai mục khá nhiều. Bạn xem hết các mục toàn diễn đàn và định hướng của nó.

 
Cũng giống các triều đình phong kiến phương Đông khác, ở nước Việt Nam ta thái giám thời xưa là đẳng cấp chuyên phục vụ trong cung đình.

Thái giám là những người bẩm sinh đã không có, hoặc đã cắt bộ phận sinh dục. Lịch sử nước ta từng ghi nhận thời nhà Trần, chức hành khiển (tể tướng thứ hai, trực tiếp điều hành các công việc triều chính) lúc đầu chỉ giao cho thái giám, những người thân cận ở gần vua nhất.

thai-giam-thoi-xua-duoc-phan-cap-the-nao.jpg

Các thái giám trong cung đình nhà Nguyễn. Ảnh tư liệu của Pierre Dieulefils.

“Đại Việt sử ký toàn thư” chép rằng, năm 1254 vua Trần Thái Tông nằm mơ được thần nhân chỉ cho một người, bảo người này có thể làm chức hành khiển. Đến khi vua đi chơi ra ngoại thành, gặp người học sinh đang ngồi học ở cửa nam thành, hình dáng giống hệt người trong mộng. Vua gọi đến hỏi, người đó ứng đối cũng chẳng khác gì những lời trong mộng. Vua muốn trao cho chức hành khiển nhưng thấy khó, mới cho 400 quan tiền bảo tự hoạn, ban tên là Phạm Ứng Mộng, rồi cho thăng dần đến chức hành khiển.

Các sử quan soạn “Toàn thư” còn bổ sung sau câu chuyện này câu: “Đó là bắt chước lệ cũ của triều Lý, dùng Lý Thường Kiệt và Lý Thường Hiến vậy”. Hoạn quan thường giữ các chức “chi hậu hoàng môn”, coi việc canh giữ và hầu hạ ở cung cấm. Về sau nhà Trần mới trao chức hành khiển cho những người có khoa bảng.

Thái giám cũng được gọi là trung quan, chuyên chuyển mệnh lệnh của vua đi các nơi.

Thời Lý, Trần, Lê, nhiều thái giám được trao quan chức, cũng chỉ được gọi là hoạn quan chứ chưa phân định cấp bậc cụ thể, dù thời Lê mạt, rất nhiều viên thái giám được phong tước hầu, tước công, được cử giữ những chức vụ quan trọng, trong đó có những viên tướng nổi tiếng như Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc.

Thời vua Lê chúa Trịnh, chúa Trịnh Giang tin dùng hoạn quan Hoàng Công Phụ, nghe lời Phụ đặt ra Giám ban ngang hàng với văn, võ ban đương thời, khiến triều đình nghiêng ngả, đời sau chê cười.

Sang thời Nguyễn, Lê Văn Duyệt là một vị tướng nổi danh, được bộ sử “Đại Nam thực lục” ghi xuất xứ rằng: “Lê Văn Duyệt là người Chương Nghĩa phủ Quảng Ngãi, sinh ra thiếu bộ phận sinh dục, ban đầu sung làm chức Thái giám, từng đem quân sở thuộc theo ra trận, trầm mặc đánh giỏi”.

Phải đến tháng 2 năm Minh Mạng thứ 17 (1836), triều đình nhà Nguyễn mới bắt đầu định cấp bậc cho các thái giám.

Khi đó, vua Minh Mạng ban dụ, chỉ rõ xuất xứ của giai cấp hoạn quan rằng: “Theo sách Chu lễ, có tự nhân (tức hoạn quan hoặc nội giám) giữ việc cung cấm; thiên “Nguyệt lệnh” nói quan yêm doãn (chức đứng đầu hoạn quan) coi xét cửa ngõ. Thiên “Tiểu nhĩ” trong Kinh Thi cũng có thơ “Hạng bá” (thơ do những người bị gièm, phải tội thiến dùng làm hoạn quan sáng tác để khuyên người ta phải đề phòng kẻ gièm pha). Thế là người có nhà nước, có thiên hạ thì phải có hoạn quan, kể đã lâu rồi.

Nhưng đời xưa, chức trung quan (hoạn quan) chỉ dùng để sai khiến và làm việc quét tước, chứ chưa bao giờ ủy cho chức gì, hay trao cho quyền gì, cho nên họ chăm hầu hạ chạy vạy, mà không có cái tệ rông rỡ chuyên quyền”.

Tuy nhiên nhà vua cũng nhắc nhở cái họa hoạn quan chuyên quyền: “Đời sau dần dần không theo cổ, hoạn quan chuyên quyền làm việc, để cho nhà vua cầm gươm đằng lưỡi, thí dụ như mười thường thị nhà Hán, các trung quan nhà Đường, bọn tứ hung nhà Minh, và bọn Hoàng Công Phụ triều Lê nước An Nam: Thế mạnh như lửa bốc cháy, gây ra tai hoạ liên miên. Đó đều do vua chúa đương thời ban đầu yêu vì họ dễ sai khiến, tin dùng quá đáng, đến sau quyền thế của họ đã vững rồi, cuối cùng không chế trị được nữa. Trước còn sương lạnh, dần dần đi đến băng giá. Gương cũ còn trờ trờ đó. Các thánh (chỉ các chúa Nguyễn) triều ta rất răn kỵ các tệ ấy. Hơn 200 năm, không có một hoạn quan nào được tham dự chính quyền, tuyệt hẳn được mối hoạ, lập thành pháp độ rất trong sáng”.

Vua Minh Mạng cũng xác nhận thời Nguyễn, chỉ duy nhất Lê Văn Duyệt là thái giám được giữ binh quyền, vì: “Đến đời Hoàng khảo Thế tổ Cao hoàng đế ta (tức vua Gia Long), khi mới trung hưng, chỉ có Lê Văn Duyệt khởi thân làm hoạn quan, hầu hạ trong nội, vì dự có quân công được cầm tiết việt trọng trấn”.

Tuy nhiên nhà vua vẫn răn rằng: “Chẳng ngờ lũ này vốn không phải là thiện loại, cuối cùng vì cậy có công, kiêu căng rông rỡ, gây nên tai hoạ. Nay đã nêu rõ tội danh, đủ làm sáng tỏ sự răn dạy. Lại nghĩ: Bọn hoạn quan đã đành không nên trao cho chức vị, nhưng công việc trông nom ở nơi vĩnh hạng (ngõ dài trong cung cấm) và hoàng môn (cửa màu vàng trong cung cấm) không thể thiếu được, nên buộc phải lập rõ thành pháp, đặt ra tầng bậc, nhưng không cho dự vào phẩm cấp trong quan chế để tỏ rằng hoạn quan không được kể vào hạng tiến thân”.

Do đó, vua Minh Mạng chuẩn định chia các thái giám làm 5 đẳng, bao gồm: Quản vụ thái giám, điển sự thái giám đều là thủ đẳng; kiểm sự thái giám, phụng nghi thái giám đều là thứ đẳng, thừa phụng thái giám, điển thảng thái giám đều là trung đẳng, cung sự thái giám, hộ thảng thái giám đều là á đẳng, cung phụng thái giám, thừa biện thái giám đều là hạ đẳng. Tất cả đều để vua sai khiến hầu hạ, nhưng mãi mãi không cho dự vào giai (ban văn hoặc võ) và phẩm quan chức triều đình. Chức vụ của họ chỉ để nội đình sai khiến và truyền đạt mệnh lệnh mà thôi. Tất cả triều chính và việc ngoài đều không được can thiệp tham dự chút nào, nếu kẻ nào vi phạm quyết phải trừng trị nặng, không chút khoan tha.

Lời dụ này, vua Minh Mạng còn sai Quốc tử giám khắc vào đá, và sao lục giao Sử quán lưu trữ, truyền lại cho đời sau.

Theo quy định này thì thái giám hàng tháng được cấp tiền, lương gồm: Thủ đẳng mỗi tháng được cấp 6 quan tiền, 4 phương gạo. Thứ đẳng được cấp 5 quan tiền, 3 phương gạo. Trung đẳng được 4 quan tiền, 3 phương gạo. Thái giám á đẳng mỗi tháng được cấp 3 quan tiền, 2 phương gạo và hạ đẳng được 2 quan tiền, 2 phương gạo mỗi tháng.

(Theo Lê Tiên Long- Giáo dục thời đại)​
Thêm
Thái giám thời xưa của Việt Nam
516
2
0
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam thành công, đánh đuổi đội quân xâm lược có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới và thống nhất đất nước là trang sử hào hùng của dân tộc ta. Trong cuộc đấu tranh anh dũng vô song đó, phụ nữ Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng với hình ảnh người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà.

Trong số những người phụ nữ ấy nổi lên hai người anh hùng trên hai mặt trận khác nhau là ngoại giao và quân sự. Đó là nhà ngoại giao kiệt xuất Nguyễn Thị Bình-Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị 4 bên đám phán về lập lại hòa bình ở Việt Nam tại Paris trong giai đoạn 1968-1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút ký vào Hiệp định Paris. Về sau, bà Nguyễn Thị Bình từng giữ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1992-2002).

Phu nu Viet Nam.jpg


Tại Hội nghị 4 bên ở Paris, với vốn tiếng Pháp điêu luyện, trí thông minh kiệt xuất và bản lĩnh Việt Nam, bà Nguyễn Thị Bình đã khiến giới ngoại giao Mỹ và Phương Tây “cáo già”, lọc lõi, phải bị thuyết phục trước nội dung trả lời những câu hỏi hóc búa, cố ý “gài bẫy” của họ đưa ra. Trong những ngày đầu gặp bà Nguyễn Thị Bình tại bàn đàm phán ở Paris, giới nhà ngoại giao Phương Tây mỉa mai cho rằng Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam cử đến Hội nghị một người phụ nữ nội trợ, nhưng về sau họ phải thốt lên rằng: nếu coi bà Nguyễn Thị Bình là một người nội trợ thì các nhà ngoại giao Mỹ chính là “gia vị trong căn bếp” của bà bà Nguyễn Thị Bình!

Trên mặt trân quân sự nổi lên hình ảnh bà Nguyễn Thị Định-Phó Tư lệnh Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh lich sử. Về sau bà là Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Định là nữ tướng chỉ huy nhiều mặt trận ác liệt tại Miền Nam. Đội quân dưới sự chỉ huy của “vị tướng tóc dài” đã đánh đông, dẹp bắc, khiến kẻ thù nhiều phen “bạt vía kinh hồn” trước tài thao lược của một vị nữ tướng kiên trung, mưu lược, tài ba, gan dạ.

Bà Nguyễn Thị Bình và bà Nguyễn Thị Định-hai người phụ nữ kiệt xuất trên hai mặt trận ngoại giao và quân sự là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thể hiện khí phách anh hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, là hậu duệ xứng đáng của các nữ anh hùng Bà Trưng, Bà Triệu./.

Le The Mau
Thêm
Những người Phụ Nữ Việt Nam
532
2
0
Vũ Hữu (1437-1530) quê ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương ngày nay. Không chỉ là đại quan, ông còn là nhà toán học, danh thần đầu triều của vua Lê Thánh Tông.

Từ bé, Vũ Hữu sớm thể hiện năng khiếu về tính toán. Mỗi khi xóm làng có tranh chấp về chia ruộng đất, họ đều nhờ cậu tính toán, phân xử giúp. Sau này, khi thi đỗ hoàng giáp, ra làm quan, biệt tài toán học của ông tiếp tục được phát huy.

Theo sách “Kể chuyện trạng Việt Nam”, bấy giờ, vua Lê Thánh Tông thấy mấy cổng thành Thăng Long xây dựng từ thời Lý đã hư hỏng nhiều, muốn xây lại.

Mấy đại thần được giao đo đạc mãi, mất cả tháng vẫn không sao tính ra được số gạch cần thiết để xây thành. Biết Vũ Hữu có tài tính toán, đo đạc, vua cử ông đến dự toán số gạch cần xây.

Sau khi đo đạc xong, ông thưa với vua rằng: “Thần đã tính toán kỹ, không thừa không thiếu một viên gạch”. Một viên quan tỏ ý nghi ngờ, ép ông vào thế khó: “Đã vậy xin quan Lang trung làm cam kết, nếu sai lệch sẽ bị trị tội”.

Vua Lê Thánh Tông hỏi: “Các quan có ý như vậy, khanh có dám nhận không?”. Vũ Hữu đáp: “Tâu bệ hạ, thần xin lĩnh ý”.

Vũ Hữu sai người mua gạch xếp từng chồng ngay ngắn bên cổng thành Đông Hoa (Thăng Long). Khi công việc hoàn tất, viên quan nọ tỏ vẻ đắc ý: “Tâu bệ hạ, ở đây vẫn còn thừa một viên ạ”.

Vũ Hữu đỡ viên gạch, bình tĩnh nói “bẩm bệ hạ và các vị đại thần, viên gạch này không thừa đâu. Tại mặt tường phía đông bên kia có một viên gạch bị vỡ, thần đã cho thửa riêng viên gạch này để thay thế”.

Mọi người bán tín, bán nghi, Vũ Hữu dẫn vua sang bên kia tường thành, sai thợ trèo lên gỡ viên gạch vỡ ra và đem trám viên gạch mới vào thì vừa khít. Vua Lê rất hài lòng, mọi người ai cũng khâm phục Vũ Hữu.

Vũ Hữu đã để lại công trình “Lập thành toán pháp”. Đây là cuốn sách chuyên về toán học đầu tiên của nước ta. “Lập thành toán pháp” cùng phương pháp đo diện tích ruộng đất của ông nhanh chóng được phổ biến ra cả nước.
-----------------------
Nguồn: Reds
Thêm
616
2
3
MỘT SỐ KÝ HIỆU, PHIÊN HIỆU CHIẾN TRƯỜNG, ĐƠN VỊ ĐƯỢC GIẢI MÃ:

1. Ký hiệu chiến trường:

- B1: Chiến trường Quân khu 5, gồm các tỉnh Quảng -Đà (nay thuộc các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa).

- B2: Chiến trường Quân khu 6, 7, 8, 9 (thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long).

- B3: Chiến trường Tây Nguyên.

- B4: Chiến trường Bình Trị Thiên - Huế.

- B5: Mặt trận giới tuyến 17 và tỉnh Quảng Trị.

2. Ký hiệu đơn vị:

- KN: Mặt trận Quảng - Đà, Bộ CHQS các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Sư đoàn 711 (nay là Sư đoàn 2, Quân khu 5), Sư đoàn 3 (Quân khu 1).

- KB: Quân khu 8 (cũ), Cục Hậu cần Miền, Phòng Tình báo V102, Bộ CHQS các tỉnh: Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh), các Sư đoàn: 1, 5, 7, 9 và các Đoàn: 23, 90, 570.

- KT: Phòng Hậu cần B3, Sư đoàn 1, 2, 3, 6, 320, 304.

- KH: Đoàn 4, 5, 8; các đơn vị có ký hiệu 4 số: 1068, 2020, 2028, 4001, Sư đoàn 324 (chiến đấu ở chiến trường Bình Trị Thiên).

-NB: Các đơn vị thuộc Bộ tư lệnh Miền (chủ lực Miền).

- E96, Đoàn 75, B2 (Đoàn Pháo binh Miền) nay là Lữ đoàn Pháo binh 75, Quân khu 7.

Tổ chức, cá nhân biết thông tin liên quan đến giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xin gọi điện hoặc liên hệ, báo tin cho các cơ sở hội CCB, cơ quan quân sự địa phương từ xã tới tỉnh, hoặc gửi thư về Ban Tổ chức chính sách, Hội CCB Việt Nam, số 38, Lý Nam Đế, Hà Nội.

Nguồn: qdnd.vn
Ảnh sưu tầm
Thêm
Một số ký hiệu, phiên hiệu chiến trường được giải mã
576
2
4

Trầm Từ Thương

Thành Viên
7/3/22
137
146
43,000
38
Xu
3,660
Giờ nghiên cứu tới quân sự luôn. Ngưỡng mộ qúa.
 
  • Wow
Reactions: Hoa Phù Sa
Tg Lương Hòa
Hồi ký chiến tranh
QUẢNG TRỊ 81 NGÀY ĐÊM Bằng giờ 49 năm về trước. Ngày 28/6/1972 Trận địa đại đội tôi nằm trên sườn đồi 38 cách Q.L.1A đoạn Cầu Mỹ Chánh - Ngã 3 Bãi Đá khoảng chừng chưa đầy km. Mắt thường cũng có thể nhìn thấy rất rõ diễn biến của cuộc hành quân tái chiếm Quảng Tri của Quân lực VNCH. Từ hướng huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế tiến ra huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị.

Có thể nói rằng, đây là cuộc hành quân bài bản nhất, hiện đại nhất, mà từ trước tới giờ tôi cũng chưa từng nhìn thấy 1 thước phim nào, hay 1 tấm hình nào có thật như những gì tôi đã nhìn thấy...

Mở đầu là những loạt đại pháo từ hạm đội 7 ngoài khơi Thái Bình Dương của Mỹ bắn vào. Là những loạt bom từ trên máy bay bổ nhào rơi xuống. Cứ thế và cứ thế hàng ngày trời bom, hàng ngày trời pháo đạn, chúng thi nhau cầy sới 2 bên đường, cái gọi là dọn đường cho cuộc hành quân: " Lam Sơn 1972 '' hay gọi cụ thể hơn là: Cuộc hành quân tái chiếm Quảng Trị của Quân lực VNCH

Trên sườn cao điểm 38, tôi nhìn rõ từng tốp máy bay chở quân, rồng rắn nối đuôi nhau dài hàng km. Từng đoàn xe quân lương cũng nổi đuôi nhau dài hàng km hướng về thị trấn Hải Lăng. Rồi tiếng chong chóng của trục thăng, cứ phành phạch, phành phạch như muốn xé tan bầu trời Quảng Trị vốn chưa được bình yên. Rồi tiếng xích xa tăng địch như muốn nghiên lát con đường Quốc lộ số 1 vốn lắm thương đau.

Không khí láo loạn như muốn hủy diệt tinh thần: " Việt cộng " chúng tôi ngay từ phút mới ban đầu.
Địch nhanh chóng chiếm lĩnh từng cao điểm dễ như chẻ tre, vì không có 1 sức kháng cự nào của bộ đội. Địch dùng chiến thuật sâu đo, để rồi quyết chiếm thành cổ Quảng Trị thời gian là 2 tuần lễ mà người Mỹ đã ra lệnh cho Quân đội VNCH phải thực hiện với bằng mọi giá.

Ngày thứ 2 cũng giống như ngày thứ nhất, cũng hàng cây số trục thăng, cũng hàng cây số xe quân sự bổ xung sức mạnh và tăng cường tinh thần cho lính ngày hôm qua.
Đúng 4 h sáng ngày 30/6 lệnh của Trung đoàn tôi phát hỏa. Toàn bộ hỏa lực của Trung đoàn tới tấp như mưa rào mùa hạ và chính xác vào các mục tiêu mà trinh sát của Trung đoàn đã báo cáo lúc tối qua. Đúng 15 phút lã pháo cấp tập, bỗng 3 viên đạn pháo hiệu đỏ lừ từ sở chỉ huy Trung đoàn trên cao điểm 38 vút lên cao, đó là hiệu lệnh cho toàn bộ pháo binh ngừng bắn, bộ binh xung phong. Tiếng AK của bộ đội rền vang cả một vùng trời, rồi bỗng dưng thưa dần, thưa dần và rồi tắt ngấm. Lạ nhỉ? sao không thấy đối phương phản kháng? Đối phương chết hết rồi sao? hay đối phương họ bảo nhau phản chiến? Không phải, tất cả đều không phải, mà là Trung đoàn tôi đã bị sai lầm to. Sai lầm 1 nước cờ quá lớn, quá tồi tệ và quá đau thương... Trung đoàn 102 của tôi đã trúng kế nghi binh của QĐ VNCH.

Bắt đầu xe tăng đối phương nổ máy. Họ từ vị trí khác tấn công. Lúc này tiếng súng AK ko còn nữa. Thay bằng tiếng súng Mỹ rền trời, nghe là biết đau thương...! Nghiệt ngã quá trời, giờ trời lại sáng. Từng tốp trục thăng nghiêng mình soi ngó tìm " Việt cộng " đang lẩn trốn trong rừng. Nó cũng không tha gì kể cả những anh đã bị thương nặng đang đau đớn kêu mang mong người tới cứu. Nó vẫn bắn giết chẳng cần biết xót thương!.

Một chiếc trục thăng kia bỗng lao thẳng về phía trận địa đại đội tôi. Tôi vội chui vào hầm. Cành lá ngụy trang cám trên thành công sự cuốn theo cùng đất đỏ như 1 cơn gió lốc bất ngờ ập tới. Ui! Tôi đứng Tim, ko lẽ nó lại ko nhìn thấy chúng tôi? Mấy anh không kịp chui sâu vào hầm còn nói nhìn rõ phi công cơ mà? May mà đại đội pháo 12ly7 của C16 sát bên không nổ súng. Bắn thì tôi tin chắc rằng hạ thủ được ngay. Nhưng tôi cũng tin chắc rằng C16, C14, C15 chung quanh cao điểm 38 và sở chỉ huy của Trung đoàn sẽ bị trả thù thiệt hại nặng nề mà không ai có thể lường trươc được.

Một ngày căng thẳng đã trôi qua. Đêm nay cả Trung đoàn tôi ai cũng buồn rười rượi không sao ngủ nổi. Bao nhiêu hy vọng đã trở thành thất vọng. Cả mấy trăm các anh bộ binh của Trung đoàn 102 ra đi không ngày trở lai...! Các anh mãi mãi tuổi 20 trên mảnh đất đầy nắng nóng và cát bụi này.
Ôi! Các bà mẹ của các anh chiến sỹ Trung đoàn 102 Thủ đô ở ngoài kia đâu có biết hôm nay? Đâu còn giang rộng vòng tay trông chờ đón con trai, đón người chồng, đón người cha trở về sau ngày đất nước hết chiến tranh? Than ôi...! Thật quá buồn...! Ngày mai nữa thôi có đến hàng trăm tờ giấy báo tử đau xé lòng người về tới hậu phương...! Buồn chán đến tột cùng trong lòng những người đồng đội còn đang sống xót như tôi.

Nhớ lại con đường này cách đây 2 tháng, sau ngày 28/4 Đông Hà thất thủ, toàn bộ quân đội VNCH bỏ chạy khỏi Quảng Trị. Cũng cái con đường này còn nguyên vẹn hàng trăm xác phụ nữ, cụ già, em nhỏ trúng pháo kích của bộ đội (Dân chạy theo Quân đội SG di tản vô Thừa Thiên Huế). Xác vẫn phơi mình trên mặt đường nhựa nắng nóng như phơi trên giàn hỏa thiêu. Hai tháng trời rồi mà chưa có được ai chôn. Thương lắm! Máu của ai? Của những người như con! Như mẹ! Phải chăng có sự linh thiêng quả báo nào ư? Không. không lẽ nào như thế được. Chúng con không có tội. Chúng con không biết thù oán ai, càng không biết thù oán đồng bào. Chúng con không muốn đổ máu. Chúng con chỉ là nạn nhân của một chiến tuyến mà thôi.

Tối 02/7 Trung đoàn tôi bỏ lại đăng sau con đường máu đổ: " Đại Lộ Kinh Hoàng " lùi sâu vô rừng Trường phước. Tới 1 trườn đồi làm nơi hậu cứ. Tôi và anh bạn Lê Đình Lân vừa làm xong 1 cái hầm chữ A tương đôi đàng hoàng. Chưa kip ngả lưng thì anh Tiểu đội trưởng Nguyễn Quang Sủng tới cửa hầm:
-Tổ Hoà về đủ chưa?
-Da! còn Sáng chưa về ạ!
Anh đưa tôi khẩu súng AK
-Cậu quay lại tìm Sáng ngay.
Tôi vừa ra khỏi hậu cứ đã nhìn thấy bóng dáng cao cao thất thểu:
-Đưa tao Ba lô, lẹ lên tới nơi rồi.
Tôi khoác ba lô giùm Sáng. Nó vừa tới cửa hầm, nó vội chui vô và làm 1 giấc ngủ ngon lành. Anh Lân vẫn còn thao thức không ngủ nổi : " Nóng quá không ngủ được anh Hòa ơi! hay là 2 anh em mình đào thêm cái hầm nữa đi ".
Nói rồi 2 thằng tôi ngồi nhổm dậy đào vội cái hầm khác kẻo trời lại sáng. Hầm của 2 thằng tôi cách hầm thằng Sáng chừng 10 mét. Hai thằng tôi vừa đặt lưng nằm chưa kịp ngủ thì 3 loạt bom b 52 trúng vào hậu cứ. Hầm Sáng trúng bom. Hầm anh Nuôi đơn vị trúng bom. Anh Sáng lính 71 Nam Định. Anh phạm văn Tâm lính 68 Tứ kỳ Hải Dương, Anh Phùng Quang Lâm lính 65, quê Phù Ninh, Vĩnh Phú, cả 3 anh một đêm xấu số bất ngờ ra đi không lời từ biệt!

Ngày 5/7 lệnh Trung đoàn: " Ai có bộ quần áo nào tốt nhất thì mặc vào, tư trang còn lại vùi chôn ". Tôi biết ngay là có chuyện gì rồi...Cả Trung đoàn tôi nằm gọn trong vòng vây của địch. Lân và tôi nhìn nhau tuyệt vọng. Đầu óc tôi cứ lung bung nghĩ về cha mẹ, nghĩ về người thân...Và nghĩ sao sống được bây giờ? Bỗng Lân rút trong cái bót ra 2 tờ truyền đơn có hình người phụ nữ trẻ trung mặc đồ theo kiểu phụ nữ miền Bắc. Bên cạnh người phụ nữ ấy là 1 em nhỏ và ông bà già. Cả nhà đang ngội quây quần bên chiếc mâm cơm. Có 1 chiếc chén đã đơm cơm và 1 đôi đũa bỏ ko, như muốn đợi chờ người ở chiến trường trở về xum hợp. Một câu thơ lục bát:
" Anh ơi nước mắt tràn trề
bao giờ dời Cộng anh về với em! ".
Chiếc truyền đơn nhỏ bằng tờ vé số bây giờ. Lân nhặt được ở trong rừng Cam lộ. Lân giữ làm bùa hộ mệnh, phòng khi bị bắt làm tù binh. Lân đưa cho tôi 1 tờ và nói nhỏ với tôi: " Mình đừng dại gì mà chết ". Tôi hiểu lắm chứ Lân ơi! Dưới khung chữ truyền đơn là hàng chữ nhỏ: " giấy này coi như thay giấy thông hành ".

Hôm nay cả đại đội 14 cối 82 ly của đơn vị tôi, cùng đại đội 15 ĐKZ và đại đội 16 phòng không 12ly7 kề vai, sát cánh tử thủ xung quanh Trung đoàn bộ. Sẵn sàng chiến đấu tới hơi thở cuối cùng.

Bỗng anh Sủng giật mình nhìn thấy một Đại đội lính trên đỉnh đồi. Cách trận địa tôi chừng chưa tới 200 m. Cách Trung đoàn bộ cũng ngần đấy mét. Ko biết là ta hay là địch? Anh Sủng liền lệnh cho chúng tôi quay lòng pháo lấy thước tầm 150 m. Đồng thời anh bảo thông tin quay máy điện thoại hỏi sở chỉ huy Trung đoàn là ta hay là địch? Sở chỉ huy Trung đoàn trả lời: " Chờ trinh sát báo về đã ".
Lát sau nghe điện báo khẩn cấp : " Địch đấy, bắn ngay đi ".
Khẩu pháo của tôi rung lên bần bật, liên tiếp cấp tập mấy chục viên đạn. Mặc cho phía bên kia nó cũng quyết liệt bắn tới tấp trả lại trận địa tôi hàng ngàn quả đạn pháo. Thông tin hữu tuyến đứt dây, không sao nối được vì pháo địch đang nổ rền trên thành công sự " hết đạn rồi anh Sủng ơi!"
Tôi vừa nói rút lời thì may sao 3 phát pháo tín hiệu ngay trước mắt bỗng vút lên cao. Tiếng AK và tiếng b40 của đại đội 20 Đặc công kip thời tiếp cận ứng cứu. Chỉ trong chớp nhoáng, đại đội thám báo đã bị tiêu diệt gọn.

Lệnh của Trung đoàn khẩn trương lui quân theo con suối nhỏ, mọi người thở phào nhẹ nhõm. May quá, thoát khỏi những ngày ngẹt thở căng thẳng lo âu trong vòng vây của địch mỗi ngày thêm nhỏ hẹp.

Tôi nhớ lắm, tối đó là tối thứ 7 của trung tuần tháng 7. Ngày ấy, hàng tuần đài tiếng nói VN trình diễn: Chương trình sân khấu truyền thanh. Máu văn nghệ tự nhiên của tôi trỗi dậy. Tôi chui ra khỏi cửa hầm tính sang bên hầm đại trưởng Tường nghe diễn kịch. Anh Lân kéo mạnh áo sau lưng làm tôi trượt chân ngã ngửa người : " Thôi mày đừng đi nữa, ở nhà 1 mình tao buồn lắm " thật là may mắn cho tôi...

Bỗng 1 quả bom cuối cùng sau 3 loạt b.52 rơi trúng hầm Đại trưởng. Anh Tường Đại trưởng, người Vĩnh phú. Anh Hoà tân binh lính Nam sách, Hải Hưng . Anh Thịch pháo thủ sang nghe Đài diễn kịch. Cả 3 anh xấu số nằm nghỉ vĩnh hằng trong khu rừng già hoang hu Trường phước!

Trời vừa hửng sáng, anh Sủng vừa đi chôn cất mấy anh về, anh Sủng vác bó cuốc xẻng tới hầm tôi: " Cậu đem xuống suối rửa sạch đi ".
Tôi ôm bó cuốc xẻng đi qua C15. Thằng bạn tên Lưa nhìn thấy bóng dáng tôi, nó vội chui ra khỏi hầm ôm chầm lấy tôi khóc:
-Thế mà bọn nó bảo mày chết rồi.
Tôi nói với Lưa:
-Đó là thằng Hoà tân binh.
Lưa vội cầm tay tôi nói nhỏ:
-Tối nay mày đảo ngũ cùng bọn tao nhé!
-Ôi không được, tao thà chết chứ không dám đâu.
Nó còn nói:
-Sợ đ... gì. Thiếu úy Đại phó Canh C20 còn dẫn lính của ông ấy đảo ngũ nữa kìa.
Cuối cùng tôi phải giải thích cho Lưa thông cảm:
-Gia đình tao là thành phần địa chủ, tao mà đảo ngũ có mà địa phương nó đem bố mẹ tao ra cạo trọc đầu như hồi đấu tố CCRĐ thì cực lắm.
Nó nói thêm câu:
-May phải đi, không đi là chết, mày chọn đi? Tao cho mày cái địa bàn này mày đi sau nhé.
Nói xong, nó và mấy thằng bạn khoác Balô đảo ngũ liền chẳng cần chờ tối.
(Chiếc địa bàn USA RMY tôi còn giữ đến ngày hôm nay để làm kỷ niệm tình bạn).

Hôm sau đại đội tôi nhận lệch hành quân và bắn pháo lên cao điểm 105.

Đúng ngày cuối tuần tháng 7 tôi đang ở ngoài trân địa. Anh Thùy chính trị viên phó đại đội nhắn gọi tôi phải về gấp nhận lênh công tác mới. Anh Thuỳ nói với tôi: " Trung đoàn Quyết định em về làm Tiểu đội trưởng C12 của Tiểu đoàn 9 ".
Thực sự tôi rất buồn và ko muốn đi, bởi tôi đã có thời gian dài ở C14 từ chiến dịch đường 9 Nam Lào năm 71. Bạn bè đồng hương, đồng ngũ chơi với nhau thân thiết từ lâu, tôi không muốn xa tụi nó, nhưng đã gọi là " Mệnh Lệnh " thì tôi phải biết chấp hành.
Tôi theo anh Thùy vượt qua bao cánh rừng già nhan nhản những hố bom. Biết bao nhiêu những nấm mồ đồng đội cỏ dại không sao mọc nổi với đạn bom cầy sới. Về tới C12 Nhìn gia tài của C12 thật chán ngấy: b ĐKZ và b 12ly7 mất hết không còn khấu nào. b Cối 82 chỉ còn 1 khẩu. Tất cả quân số đơn vị dồn vào phục vụ cho 1 khẩu pháo 82 ly. Cán bộ chỉ còn mỗi anh Hữu là Trung đội trưởng ĐKZ kiêm chỉ huy đơn vị và 3 anh Tiểu đội trưởng cối 82 là Tâm, Thành và thêm tôi nữa. Lính tráng đều là tân binh non choẹt nhút nhát. Trình độ pháo bình thua xa anh em đơn vị cũ C14 của tôi. Từ nay 3 thằng tiểu đội trưởng thay nhau chỉ huy chiến đấu.

Đầu tháng 8 cả sư đoàn hành quân xuống núi. Vừa ra khỏi bìa rừng trúng ngay trận pháo bầy, thoát chết. Chớm tới làng Như lệ trúng ngay trận pháo bầy thứ 2. Tôi đội cái Ba lô lên đầu thu hình vào bờ ruộng chờ may rủi. Mảnh pháo vù vù, soẹt soẹt qua mang tai kéo dài gần nửa tiếng đồng hồ. Pháo bầy vừa rứt, may mắn thoát chết. Trời tối đen như mực giờ ko biết đi hướng nào? Thằng nào chết, thằng nào bị thương có nhìn thấy gì đâu? Đại đội tôi tan tác hết rồi. Thằng Học, thằng Thứ nó nhìn thấy tôi :
-Đi hướng nào anh Hòa ơi!
Tôi nói :
-Chúng mày theo tao, ở đây không biết phương hướng rất dễ bị lọt vào ổ biệt kích.

Tôi dẫn 2 anh bạn chạy ngược lại là chắc ăn. Chạy ngược chừng 100 m thấy con sông. Bỗng nhìn thấy 2 anh bạn lính trẻ mò xuống sông lấy nước:
-Đây là đâu ông bạn?
Họ dừng lại nhìn tôi :
-Đây là Trung đoàn bộ 36.
-Ồ thế thì cùng 1 sư đoàn 308 của ta rồi.

Tôi giải thích cho 2 anh bạn nghe vì sao 3 chúng tôi ở đây, giờ chẳng biết đi đâu. Hai Anh bạn đó là lính Thông Tin của Trung đoàn bộ E.36 họ thật nhiệt tình. Họ chỉ tay về phía bụm tre gai sát mép sông:
-Các ông nghỉ ở kia kìa thoải mái chọn hầm, đến bữa tôi đem cơm cho ăn nhé.

Hóa ra đây là làng Như Lệ. Nhà cửa, cây cối chẳng còn gì gọi là dấu tích làng quê. Hầm nào cũng làm bằng ri phi trường giã chiến và phủ dầy bao cát Mỹ. Ba thằng tôi chui vào làm 1 giấc ngủ ngon lành không biết trời trăng mây gió. Đến khi anh bạn tối qua gặp ở bờ sông mang 3 nắm cơm tới đánh thức dậy. Ui! không biết mơ hay thật, có cả thịt bò tươi ngọn quá. Thì ra trận pháo tối qua trúng đàn bò vô chủ đang lang thang cầu bất, cầu bơ không may gặp pháo kích. Ăn xong bữa cơm sáng, tôi lên gặp thủ trưởng E 36 trình bây nguyên vọng tìm về đơn vị. Thủ trưởng E 36 nói với tôi : " Các cậu phải ở đây chờ tôi liên lạc ".

Ba thằng tôi tranh thủ đi lục lọi trong các can hầm nhà dân, tìm xem có gì lấy được sài cứ lấy. Chẳng còn gì ngoài mấy bao ớt khô cay sè sắp mốc. Tự nhiên tôi lại nhớ về ngày ở thị xã Quảng Tri... Lúc ấy thị xã còn nguyên...Phố phường còn nguyên...Thao hồ lục lọi.

Trưa nay thằng Học nó bàn với tôi: " Hay là anh em mình ra Bắc đi, minh lạc đơn vị chứ có phải mình đảo ngũ đâu? ". Nó còn chỉ tay về chiếc ô tô zin 2 cầu phủ đầy cành lá ngụy trang đậu bên bờ Thạch Hãn: " Mình lên xe ô tô kia kìa ".
Ừ, đúng là 1 cơ hội đảo ngũ và có lý đấy chứ.

Đêm nay tôi không sao ngủ được, cứ luân quẩn trong đầu câu nói của thằng Học...Tôi nằm ở cửa hầm, nghe sóng sông Thạch hãn vỗ rì rào...Thi thoảng cơn gió nhẹ thổi qua mát rượi... Tự nhiên tôi thèm khát khoảng trời bình yên...Tôi nằm ngửa mặt lên trời, bầu trời lung linh chòm sao Bắc đẩu...Ôi! thực sự tôi buồn! Tôi nhớ về miền Bắc...! Mắt tôi như có bóng hình cha mẹ...! Như có người anh! người chị! người em! Tôi nghe đâu đây như có tiếng trẻ nô đùa? Bầy cháu yêu thương con anh trai và con chị gái...! Ôi! sao tôi buồn nhớ đến nẫu lòng đến thế...! Mắt tôi ngấn lệ nhợt nhòa...!
Trời bắt đầu sáng, tôi lội xuống bờ sông, úp mặt lên mặt nước, lâu rồi hôm nay tôi mới rửa mặt. Trở về hầm lục trong ba nô lấy ra quyển Nhật ký. Hôm nay tôi không ghi nhật ký. Tôi xé tờ giấy trắng đặt bút viết thư gửi về gia đình. Khó khăn lắm tôi mới viết nổi lá thư này. Là những lời chân thật từ trong trái tim tôi... Thật như những lời trăng trối trước lúc đi xa... Sau rồi tôi gấp gọn cho vào phong bì tự gấp. Tôi đưa cho thằng Học: " Tao không thể đảo ngũ được, bởi gia đình tao là thành phần địa chủ, tao sợ chính quyền địa phương hành hạ cha mẹ tao thêm 1 lần nữa ".
Thằng Học, thằng Thứ quê nó ở HTX đánh cá Lập lễ, Thuỷ nguyên Hải Phòng. Nó sẽ đưa thư này tới tay anh trai tôi là điều chắc chắn. Anh trai tôi đang là cán bộ Hải Quan, Hải phòng, rồi tôi thở phào nhẹ nhõm coi như mình vừa làm xong 1 công việc cho gia đình.

Ở đây phong cảnh thật lên thơ. Không khí bên sông thật trong lành. Có cả hoa cỏ dai nở tươi roi rói. Một góc bình yên ven sông thật lãng mạn... Ngẫu hứng tôi cất lên tiếng hát thật to: " Nhìn trời cao... trong xanh lồng lộng...Bông hoa rừng thơm mát...Phải đất nước cho ta...Mẹ yêu con...Gửi tình trong hoa bát ngát...". Thằng Học, thằng Thứ vỗ tay cười vang, bất chớp bọn thám báo làng Tích Tường bên nghe thấy.
Thằng Học, thằng Thứ tranh nhau nói:
-Anh đọc cho em chép với! Anh đọc cho em chép với!
Tôi nhìn 2 thằng yêu chúng nó quá:
- Hì...Hì...Thực tình tớ vừa nghe trên đài hát lúc qua cửa hầm Thủ trưởng Trung đoàn 36. Tớ mới nghe có 1 lần nên tớ chưa thuộc hết.

Rồi cũng đêm qua, tự nhiên tôi nhớ về 1 bóng Hồng... " Người con gái Sông La..." Giờ này không biết Nàng ở nơi đâu? Cô ấy hát hay lắm, đã từng 2 lần đoạt giải nhất thi ca tiếng hát Nghệ Tĩnh, có giấy báo của đài tiếng nói VN mời ra HN học, tiếc thay vì hoàn cảnh mà gia đình không muốn cho nàng thoát ly ra Hà Nội.
Chúng tôi mới quen nhau và cũng mới yêu nhau chưa trọn 1 ngày đã phải chia ly... Biền biệt từ bấy đến giờ. Tôi vô chiến trường đường 9 Nam Lào, nàng ở lại hậu phương. Những cánh thư bay đi, những cánh thư bay trở lại, nối lại 2 khung trời để rồi những thương...! Những nhớ...! Tôi còn giữ trọn những lá thư trong chiếc Ba lô này. Mối tình đầu cháy bỏng, nồng nàn, sâu lắng, rất hồn nhiên rất trong trắng và rất ngây thơ...Lá thơ cuối cùng nàng viết cho tôi : " Em đang ở Khâm Muộn bên Lào, phục vụ đoàn văn công đường dây 559... ".
Bỗng tôi giật mình như có bàn tay ai đập mạnh trên vai, tôi ngoảnh lại:
-Em chào thủ trưởng ạ!
Thủ trưởng E36 tươi cười gật đầu chỉ phía cánh tay:
-Tối nay 3 cậu cứ thẳng đường này mà đi, khi nào tới con cầu sắt bị sụp đổ, gọi là cầu Tích Tường, thấy có con đường chán ngang là rẽ phải, đi mấy phút sau sẽ tới khu nhà thờ La Vang, đó chính là Tiểu đoàn 9 của các cậu đấy!.

Trời đã nhá nhem. Tôi giơ 2 cánh tay ôm xiết lấy 2 thằng:
-Thôi chúc 2 đứa ở lai đi may mắn nhé!
Tôi vừa bước chân, Thứ và Học cũng theo tôi luôn:
-Anh đưa nòng pháo để em vác.
Tôi ngạc nhiên tròn xoe 2 con mắt nhìn 2 đứa:
-Thế không ra Bắc nữa à?
Học đưa trả lại tôi lá thư:
-Không đành anh ạ!
Vậy là 2 đứa nó đã đổi ý. Thực tình tôi không biết nói sao, nếu khuyên 2 thằng nó ở lại đơn vi lỡ không may nó chết thì mình thêm ray rứt. Cho nên tôi không dám khuyên chúng nó đi và cũng chẳng dám khuyên chúng nó ở lại.
Tạm biệt E 36! Chúng tôi đi nhanh như ma đuổi. khoảng mấy chục phút sau chúng tôi đã tìm về tới đơn vị. Trung đội trưởng Hữu mừng như muốn khóc:
-Tao lại mới báo tử chúng mày lên Tiểu đoàn bộ, thôi được rồi để tao gọi điện báo cáo lại.

Tiểu đội trưởng Tâm vác cái nòng pháo đem ra ngoài trận địa, mấy phút sau tôi đã nghe thấy tiếng pháo nổ đầu lòng. Tiếng pháo bên kia phản lại nổ chát chúa mang tại. Lại nghe tin báo về: " Tâm bị thương rồi ". Tiểu đội trưởng Thành ra thay thế. Nơi đây sát nhà thờ La Vang. Lúc nào tai tôi cũng nghe pháo nổ và tiếng xe tăng địch gầm rú, sẵn sang tiến quân nghiên lát chúng tôi. Khi nào im ắng tiếng pháo, chính là lúc bọn Thám Báo đang mò mẫn trà trộn. Tinh thần cảnh giác ở đây hết sức thận trọng.

Ba ngày sau Tiểu đội trưởng Mai văn Thành lại bị thương, giờ chỉ còn duy nhất mình tôi biết về kỹ thuật bắn cối 82.

Lênh Tiểu đoàn lại hành quân di chuyển. Tôi nhận lệnh bắn vào khu Đồi Thông. Mấy ngày chiến đấu ác liệt không phân thắng bại, giờ lại lênh dy chuyển nơi khác, chạy cứ như chạy giặc, bởi nơi đây ngày đêm ác liệt vô cùng. Tính mạng chúng tôi mỏng manh còn hơn ngàn cân treo trên sợi tóc. Chỉ cần 1 mảnh vải to bằng vành mũ tài meo ở cửa hầm, một vài tiếng sau không cháy thì cũng nát tước như băm. Ở đây không có 1 cây cỏ nào mọc nổi với đạn bom.
Tránh vỏ dưa thi gặp phải vỏ dừa. Hồi ở rừng Trường phước thì b 52 ngày đêm trút xuống đầu người lính. Ngày đêm pháo bầy cứ như tra tấn. Về đây vùng địch hậu sống chung với người lính Cộng Hòa không có b 52 nhưng sợ mất mạng như chơi, trống trơn tứ bề, ló mặt ra là chết ngay. Không có mấy khi đêm nào là không có đi chôn tử sỹ, đi cáng thương binh. Tuần nào cũng bổ xung tân binh mà vẫn cứ thiếu. Có ai đã từng ở khu vực này năm 1972 mới thấy ác liệt tới chừng nào... Bầu trời thì lúc nào cũng ong ong, tái tái đủ các loại tiếng ồn ào gầm thét của máy bay Mỹ. Mặt đất thì lúc nào cũng lóe lửa chớp nhằng rung lên như động đất. Có ai tin không? Chết rồi chôn dưới đất tưởng đã nghỉ yên, vậy mà bom lại cầy, pháo lại bới, râu ông nọ, cắm cằm bà kia chôn lần thứ 2, thứ 3 là chuyện quá bình thường.
Đêm nay trận địa khẩu đội tôi đặt tại ngay sau cái lô cốt bằng bê tông của Mỹ. Nghe nói đây là khu trại Gia Long của quân đội VNCH bỏ lại. Nghe vậy thôi chứ có thấy chữ nghĩa nghĩa dấu tích gì đâu? ngoài mấy cái lô cốt lởm chởm sứt mẻ mảnh bom, mảnh pháo và những vòng hàng rào kẽm gai, bùng nhùng. Mục tiêu bắn là khu nhà Mái Bằng.

Đúng 4 h sáng ngày 02/9 tôi hô khẩu lệnh bắn thử 1 viên để tính cự ly. 1 tiếng nổ " ùng " vang, 1 ụ khói bốc lên. Đạn hơi gần. Tôi hô bắn quả thứ 2 trúng luôn nhà Mái Bằng. Tôi vừa đưa ống nhòm lên bao cát thùng phi thì bất ngờ: " Đoành... Đoành... " sát bên tay trái tôi chừng 3 mét. Tôi gục xuống nhưng vẫn cố nhoài bò vào trong lô cốt. Anh bạn thông tin của Tiểu đoàn đi theo pháo bị thương sau gáy. Thông tin coi như mất liên lạc. Tất cả anh em chúng tôi chui hết vào lô cốt. Mọi người bịt tai há miệng hứng chịu trăm nghìn viên đạn pháo oành oành, chát chúa trên đầu. Không thấy chúng tôi nổ pháo bắn trả như những mọi khi, hẳn rằng địch đã suy đoán bắn trúng mục tiêu. Cả ngày hôm nay từ 4 giờ sáng cho tới 4 giờ chiều mệt nhoài sống trong bom đạn. Có nhiều trái bom của máy bay A 37 bổ nhào thả ngay sát lô cốt. Chiếc lô cốt như chao nghiêng, chao ngả. Sợ nhất vẫn là pháo tăng bắn thẳng. Chỉ cần 1 viên chui lọt vào miệng lỗ Châu mai thì thôi cả đơn vị tôi sẽ đen thui hơn côt kèo nhà bếp.

Lúc sau tôi nghe như có tiếng trục thăng. Hình như nó chở biệt kích tới? Nhưng ko phải, mà là một tiếng ngot ngào trong trẻo của 1 người con gái kêu gọi chúng tôi ra đầu hàng, sẽ đc hưởng chính sách khoan hồng của chánh phủ VNCH.

Trời bắt đầu tối. Trung đội trưởng Hữu cho đơn vị rút lui về hậu cứ.
Gần hết đêm rồi mà sao không thấy người tới chuyển thương.

Ngày thứ 2 lại đến. Lại những trận bom, trận pháo thi nhau trút vào hậu cứ.

Trời bắt đầu tối. Mệt mỏi, đói và khát. Thằng Thứ cầm 3 chiếc bình tông đi kiếm nước. Tình cờ nó phát hiện hầm Tiểu đoàn Trưởng nằm sát sau hầm 3 anh em tôi. Tôi nhờ Thứ, Học cõng tôi tới gặp Tiểu đoàn Trưởng. Vừa thấy bóng tôi, thân hình trắng toát băng bông :
-Ồ Hòa bị thương khi nào?
-Da! em bị từ khi bắn quả thứ 2.
-vậy sao ko thấy anh Hữu báo cáo tôi nhỉ?
Có lẽ chỉ mình tôi hiểu nổi (......). Sau đó Thủ tưởng Tiểu đoàn chỉ tay về phía chiếc hầm lộ thiên lối vào hậu cứ:
-Hai cậu cõng Hòa ra nằm đó, tý nữa tôi cho người cáng đi viện.
Cái hầm trơ trọi không phải là không có lóc. Mấy tấm ri phi trường rã chiến lợp chéo chéo nghiêng về 1 phía, nhưng lại rất may cho tôi.

Lát sau thằng Học cà nhắc, cà nhắc lê cái chân bị thương tới:
-Anh Hòa ơi! thằng Thứ chết rồi.
Nó còn nói thêm:
-Nghe tiếng kêu cứu, Thằng Trầm hầm kế bên chạy sang cũng bị trúng quả pháo bay mất cái đầu.

Ôi! Đau đớn quá! Tội thương cho thằng Trầm. Nó là thằng lính tân binh ngoan nhất và đũng cảm nhất đơn vị. Tội nghiệp cho thằng Thứ, nhờ nó và nhờ thằng Học dừu tôi lên gặp Tiểu đoàn lúc nãy, nếu không chắc tôi cũng chung số phận với nó mất rồi.

Lúc sau anh Hữu cử 6 người cáng tôi và Học đi quân y bệnh xá Trung đoàn. Mấy chục phút sau anh em đơn vị đã cáng tôi tới bờ Thạch Hãn. Tôi ngoảnh lại nhìn theo đồng đội thay như lời chào từ biệt. Bỗng tôi nhìn thấy hết lính tráng đơn vị? Vậy là chúng nó theo sau tôi trốn hết ra M.B. Cũng tại bởi thằng nào cũng sợ Tiểu đoàn chuyển tụi nó sang đơn vị bộ binh. Sang đại đội bộ bình thì dễ chết như chơi. Bởi vậy không ai là muốn chết. Đơn vị giờ chỉ còn duy nhất Trung đội Trưởng Hữu và anh y tá. Mấy người lính C17 Công binh khênh tôi xuống 1 chiếc xuồng cao su. Khó khăn lắm mới vượt nổi qua dòng sông Thạch Hãn. Mùa này nước vẫn đang chảy xiết.

Trời vừa sáng, người y tá bệnh xá Trung đoàn đeo cái túi cứu thương tới hầm sử lý thay rửa băng và tiêm kháng sinh cho tôi. A! hóa ra thằng Vũ Quốc Trị nó là con Cậu Thùy bên quê Ngoại An Trạch của tôi:
-Ôi! thế mà tụi lính C14 nó nói Anh chết rồi.
Tôi nói cho nó hiểu:
-Tao về làm tiểu đội trưởng C12 có kịp chào hỏi thằng nào C14 đâu, cho nên tụi nó bảo mày tao chết là phải rồi.

Trị rút gói thuốc lá Sông Hồng mời tôi hút. Chẳng biết thằng lính tân binh nào ở MB mới vô Quảng Trị mới cho nó một bao. 2 anh em lâu ngày gặp nhau mừng mừng, tủi tủi hàm huyên bao chuyện buồn vui. Hút hết bao thuốc lá. Nó nhẹ tay bóc vỏ duỗi phẳng phiu nó lấy bút bi viết thư nhờ tôi gửi về thăm gia đình nó.

Tối ngày sau tôi chuyển viện lên Sư đoàn. Viện nằm sâu trong rừng Phượng hoàng. Nằm cùng hầm tôi là anh bạn thương binh cụt 2 cánh tay, mù 2 con mắt. Anh bạn la thét đau đơn cả đêm tôi ko thể tài nào ngủ được, thật tội thương anh bạn vô cùng.
Nhìn ngay cạch hầm tôi là hàng trăm ngôi mộ mới tinh thằng hàng ngang dọc. Thế đấy, về tới đây rồi mà các anh vẫn còn phải chết, tội nghiệp ghê!

Tối hôm sau nữa y tá viện Sư đoàn khênh băng ca cho tôi nằm trên thùng ô tô chuyển về bệnh viện QK. tại Cam Chính, Cam lộ. Ở đây phân làm 2 khu. Khu bất động và khu ko bất động. Về đây có nhiều thương binh quá, về đây tôi mới biết, Quảng Trị nhỏ bé nhưng có tới 6 Sư đoàn chủ lực tham chiến, là f312 ở Lào kéo sang, là f325 ở Hà bắc kéo vào, đâu phải chỉ có f308 của tôi cùng f320, f304, f324 hồi giờ vẫn kề vai sát cánh bên nhau. Chưa nói đến Trung đoàn pháo Bông lau, 1 Lữ đoàn Tặng thiết giáp, Trung đoàn địa phương quân và các Tiểu đoàn Đặc Công, công binh, TNXP, dân công hỏa tuyên... Nhiều, nhiều lắm...
Về đây tôi mới gặp Đại trưởng Cộng C14 cũ, anh cũng bị thương. Gặp tôi anh nói: " Cậu đi được ngày hôm trước, hôm sau thì Sủng hy sinh tại cao điểm 105. Mấy ngày sau thì Sửu đồng ngũ với cậu, Sơn pháo thủ cũng hy sinh. Cuối tháng 7 đơn vị hành quân xuống núi, dọc đường hành quân, bất ngờ bị 3 loạt B52 cắt ngang đội hình đại đội, làm chính trị viên Đối hy sinh và nhiều đồng chí khác bị thương. Đại đội hành quân mới tới chân cầu Tích Tường thì gặp trận pháo bầy, làm anh Thùy mới thay quyền anh Đối cũng hy sinh " .
Nghe anh Cộng kể làm tối nhói lòng tê tái...! Ôi các anh, những người bạn thân thiết của tôi...Đã từng trải qua cuộc trường trinh hành quân vượt trường vào chiến dịch đường 9 nam Lào 1971... Thật bao nhiều kỷ niêm...
Tới hôm nay chiến trường Quảng trin 1972 sao mà tàn ác thế...! Các anh những người bạn của tôi, từng chia bùi sẻ ngọt vượt sông Bến Hải hôm nào... Miếng lương khô bẻ đôi những hôm đói lả không cơm. Hụm nước nắp binh san sẻ chia fay nhau hôm chốt cao điểm khát khô cháy họng. Nhiều đêm không ngủ nhớ nhà...! Ôm nhau cay cay khóe mắt...!

Về đây mọi thứ với tôi thật là xa lạ: Lâu rồi hôm nay tôi mới được nằm trên cánh võng đua đưa cũng thấy ngạc nhiên là lạ... Lâu lắm rồi tôi mới nhìn thấy bóng dáng cụ già, bóng dáng em nhỏ. Lâu lắm rồi tôi mới nhìn thấy ngôi nhà quê ẩn mình sau lũy tre xanh. Lâu lắm rồi sáng nay tôi được nghe con gà trống gáy đánh thức ông mặt trời ngủ dậy... Tự nhiên tôi buồn đến là lạ...Tôi ước mong đất nước mình mau được hòa bình, không còn phải cảnh chiến tranh tang tóc chia ly... Tôi thèm khát, giá như chỗ nào đất nước mình cũng được thanh bình mãi mãi như thế này thì có phải tốt ko?

Mấy ngày sau tôi đc chuyển ra M.B.
Mất 2 ngày băng rừng, lội suối mới tới thượng nguồn sông Bến Hải. Tới đây tự nhiên chân tôi như chùn bước. Tôi đứng lặng người nhìn đôi bờ ngăn cách...Tự nhiên tôi nhớ về ngày ấy...! Ngày ấy 30/3 cách đây vừa tròn 5 tháng rưỡi. Cả Sư đoàn tôi hành quân vô chiến trường Quảng Trị lội sông Bến Hải khúc chỗ này...Giờ đây cũng chỗ khúc sông này...Nhiều anh không thấy lội trở về...!
Quảng Trị: (28/6/72 - 16/9/72)
Ảnh sưu tầm
Thêm
Hồi ký chiến tranh quảng trị 81 ngày đêm
410
3
1

VHT

Diễn đàn Văn Học Trẻ
9/12/10
157
153
43,000
VietNam
Xu
121,202
Vùng chiến sự Quảng Trị khốc liệt vô cùng.

Và nơi đây, "lính sinh viên" gìn giữ quê hương rất nhiều. Tất cả đề rất trẻ, đều vừa gác bút nghiên để ra trận.
 
  • Sad
Reactions: Hoa Phù Sa
TÌM HIỂU VỀ Ý NGHĨA NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VÀ QUỐC TẾ LAO ĐỘNG
Đối với người dân Việt Nam lễ 30/4 1/5 là ngày vô cùng đặc biệt để thể hiện sự kỷ niệm và tưởng nhớ công lao của cha ông ta. Hằng năm, cứ đến lễ 30/4 và 1/5, người dân Việt Nam lại được hòa mình vào không khí tự hào và nhộn nhịp.
Sự xuất hiện của lá Quốc kỳ được treo khắp phố như một lời nhắc nhở nhằm nhớ đến công ơn và sự tri ân to lớn với Tổ quốc. Vậy ngày 30/4 1/5 là ngày gì, có ý nghĩa ra sao, tất tần tật sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.
Ý NGHĨA NGÀY 30/4 VÀ 1/5
Ý nghĩa của ngày 30/4:
Chiến dịch Hồ Chí Minh đã mang lại thắng lợi vẻ vang cho toàn quân, toàn dân ta. Vì thế ngày 30/4 là ngày gì thì ngày này mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Không đơn thuần là một ngày để kỷ niệm vai trò và sự đóng góp to lớn của ông cha ta mà đây còn là ngày để tất cả nhìn lại những trang sử đáng tự hào của cả dân tộc.
Kết thúc với hơn 30 năm giành lại độc lập tự do, 30/4 được xem là cột mốc thắng lợi tiêu biểu mang lại hòa bình và dân chủ cho cả nước.
Tưởng nhớ và tôn vinh các vị anh hùng liệt sỹ đã dũng cảm đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng.
Ghi nhận và nêu bật tinh thần đại đoàn kết của toàn dân Việt Nam.
Quốc tế Lao động là một ngày lễ quan trọng và có ý nghĩa vô cùng đặc biệt với nhân viên, quan chức tại Việt Nam. Vào ngày này, toàn bộ người dân lao động Việt sẽ được nghỉ để tận hưởng khoảng thời gian nghỉ ngơi cho bản thân. Vì là ngày lễ nên dù nghỉ, công nhân viên vẫn được hưởng lương và đảm bảo quyền lợi hỗ trợ từ nhà nước.
Ý nghĩa của ngày 1/5:
Ngày 1 tháng 5 được xem là ngày kỉ niệm, mừng thắng lợi mà giai cấp công nhân đã đạt được, đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết giữa giai cấp lao động của các nước.
Ngày 1 tháng 5 cũng là ngày để biểu dương cho lực lượng lao động, đấu tranh cho dân chủ, hòa bình và sự tiến bộ xã hội.
Hiện nay, ngày Quốc tế Lao động 1/5 chính là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động của nước ta, đồng thời nó cũng trở thành ngày đoàn kết giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Tóm lại ngày ⅕ mang 3 ý nghĩa chính:
Biểu dương sự cống hiến của người dân lao động trên toàn thế giới.
Kỷ niệm ngày diễn ra các cuộc biểu tình và quân sự lớn thời bấy giờ.
Tạo quyền lợi và cải thiện điều kiện làm việc cho tầng lớp lao động.
Hi vọng rằng sau bài viết này, bạn đã biết được 30/4, 1/5 là ngày gì và ngày 30 tháng 4 mùng 1 tháng 5 có ý nghĩa gì. Chúc các bạn có một kỳ nghỉ lễ vui vẻ!



Nguồn: dinh dưỡng khỏe mạnh
Ảnh sưu tầm
Thêm
Tìm hiểu về ý nghĩa ngày giải phóng miền Nam và quốc tế lao động
371
0
0
NỖI ĐAU CÒN ĐÓ
************

Là người lính đã từng trực tiếp chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị, mùa hè 1972 đỏ lửa, chúng tôi hiểu rõ sự khốc liệt của chiến tranh. Thành cổ Quảng Trị, cối xay thịt, chỉ với một cây số vuông, 81 ngày đêm, mỗi ngày chúng ta đã mất 60 người (gần một đại đội); 81 đại đội (hơn 5.000 quân) mà đa phần là sinh viên vào trực tiếp giữ thành. Đó là chưa kể tới nhiều đồng đội vẫn còn nằm nơi đáy sông Thạch Hãn khi vượt bom đạn vào chi viện cho các đơn vị giữ thành cổ. Chiến trường Quảng Trị, chỉ là một tỉnh nhỏ thế mà chưa đầy một năm Mỹ, Ngụy đã trút xuống đây tổng số bom đạn, tính ra nhiều hơn cả 7 quả bom nguyên tử ném xuống Hyrosima Nhật Bản năm 1945.
Thế nhưng, sự khốc liệt đó vẫn chưa thể nào so được với nỗi đau da cam, nỗi đau không nói thành lời, nỗi đau tận cùng trong tâm can những người lính chiến, nỗi đau tưởng như vượt quá sức chịu đựng của con người mà những đồng đội chúng tôi đang phải gánh chịu ngay cả trong hòa bình - Trận chiến không tiếng súng!.
Nhớ lại, đầu năm 1972, từ miền Bắc, đơn vị tôi lên xe hành quân gấp vào Nam ngay trong dịp tết Nguyên đán; vào tới miền tây Quảng Bình xuống xe hành quân bộ vào Vĩnh Linh chuẩn bị cho chiến dịch Quảng Trị mùa khô 1972. Nơi cả hai phía dồn những đơn vị tinh nhuệ nhất bằng mọi giá chiếm cho được Thành cổ Quảng Trị trước khi Hiệp định Paris ký kết, giai đoạn nút thắt của lịch sử. Chiến lược của Đảng và Bác là: Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào, đánh cho chúng thật đau để vang đến lầu Năm góc, buộc Mỹ phải ký kết trong năm 1972, năm 1973 phải rút quân về nước. Và ta đã làm được đúng theo quyết tâm chiến lược đó.
Thời gian đầu ở miền Tây đặc khu Vĩnh Linh (bên ngoài vĩ tuyến 17) và miền Tây Quảng Trị, chúng tôi nhiều lần tận mắt thấy máy bay địch rải chất trắng như sữa, rơi xuống rừng, rồi như sương mù trên tóc, như mưa phùn ướt trên áo, trên đầu mà có biết gì đâu. Khó thở thì đái vào khăn mặt, áo lót hoặc bẻ ống thuốc chống độc đổ vào rồi bịt vào mũi, vào miệng rồi lại tiếp tục thực thi nhiệm vụ. Một thời gian sau lá rừng úa vàng, héo khô và trút xuống, rừng trơ trọi chỉ còn cành. Rừng là nơi trú quân của ta nên không thể đi đâu được vì nhiệm vụ, hồi đấy chỉ biết đó là chất hóa học, chất khai quang làm rụng lá cây. Có thể nói bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến...không một ai trong địa bàn đó không phải uống nước, ăn rau rừng, đào bới đất làm công sự, hít thở không khí ô nhiễm chất độc hóa học (sau này mới biết là chất độc da cam). Bởi vậy, chúng tôi bị nhiễm nặng, nhẹ hoặc bị ảnh hưởng của chất dioxin là chuyện không thể tránh khỏi.
Chiến dịch vô cùng khốc liệt, đơn vị tôi là pháo binh, hơn 70 người, có trận bị trúng bom B52 cả trung đội pháo chỉ còn duy nhất một người. Cả năm bổ sung nhiều đợt 30, 50 quân ...Thế mà sau Hiệp định Paris (27/01/1973) vào mùa mưa, đại đội bàn giao pháo để ra Bắc chỉ còn 16 người đi ra từ trận chiến...Nhưng đến nay trong 16 người đó thì hơn một chục anh em bị nhiễm chất dioxin (chưa kể anh em bị thương ra Bắc sớm) trong số đó có mấy đồng chí sinh mấy đứa con đều bị dị tật nặng nề, đau xót quá. Mình đã bị nhiễm chất độc da cam nhưng trước mắt mừng vì con cháu chưa thấy khiếm khuyết gì, cho dù chưa thể biết trước sau này rồi sẽ ra sao? Nhưng chúng tôi vẫn tự hào vì mình đã đóng góp, đã hy sinh một phần cho đất nước, sức khỏe tuy có giảm sút nhiều, bệnh nọ, tật kia ở mỗi đồng đội tôi cũng lắm, nhưng chúng tôi vẫn may mắn hơn nhiều đồng đội đã hy sinh, còn nằm nơi rừng sâu, khe suối...mưa lũ gần 50 năm rồi làm sao còn hài cốt nữa đồng đội ơi!
Nỗi đau vì hy sinh rồi cũng dần khuây khỏa theo thời gian và bộn bề cuộc sống, nhưng đồng đội tôi, con cái bị ảnh hưởng vì chất độc da cam thì vẫn còn đó, họ đã và đang phải gánh chịu hàng giờ, hàng ngày gần nửa thế kỷ qua và gần hết cuộc đời rồi.
Đầu tiên là nỗi đau không tưởng ngay từ những năm 70, 80 sau cuộc chiến, khi đó chất độc da cam chưa được nhận diện rõ. Con cái bị nhiễm sinh ra dị tật thời đó người đời dị nghị, săm soi lệch lạc, họ cho rằng do nhân quả tiền kiếp, do ăn ở, do huyết thống gia đình...đó là nỗi đau đớn trong tâm can, ngay trong cuộc sống thường nhật, đau xót trong dòng tộc, không nói thành lời, không biết tâm sự cùng ai.
Rất may, sau đó với những cố gắng rất lớn của Đảng, Nhà nước, các tổ chức trong nước và quốc tế, chất độc dioxin được giải mã, giải nghĩa. Rồi chúng tôi được giải tỏa, được vinh danh, với người lính đó đã là thỏa lòng ước nguyện rồi . Tuy vậy, các cháu tật nguyền nằm đó, thật sự phức tạp, phục vụ con hết ngày này, tháng khác, năm này sang năm khác là cả vấn đề lớn tác động trực tiếp đến cuộc sống của gia đình, là thuốc thang tiền bạc, là thời gian, là công việc bị ràng buộc. Những lần đi gặp mặt đồng đội kỷ niệm ngày nhập ngũ cũng phải tính toán lo âu, sắp xếp mãi. Nỗi buồn làm đồng đội tôi không gắn nổi tấm huân chương lên ngực áo mỗi khi hội họp, bởi khi nhìn các con tật nguyền, kinh tế khó khăn, nhà cửa chưa sửa sang được chút nào ...
Từ khi được Đảng, Nhà nước, các đoàn thể tập trung quan tâm và đặc biệt có Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin ra đời, đồng đội tôi vui lắm đã nói: Biết là còn khó khăn nhiều đấy nhưng nay đã đỡ lắm rồi, có trợ cấp hàng tháng, được hỗ trợ sửa nhà, được tặng quà hàng năm... Nhưng vui nhất là được Nhà nước, được xã hội ghi nhận, được vinh danh là người có công với đất nước; vui vì thấy ánh mắt mọi người tỏ sự cảm thông, với những nụ cười chia sẻ ...Thế là mãn nguyện lắm rồi !" .
Tuy vậy, tôi vẫn cảm nhận và nhìn thấy nỗi buồn trong khóe mắt của bạn tôi. Vui đấy, nhưng chúng tôi vẫn phải giấu đi mỗi khi gặp mặt kỷ niệm ngày nhập ngũ hay ngày 30/4 toàn thắng, bảo nhau những thằng con cái khỏe mạnh, làm ăn phát đạt đừng lỡ miệng khoe ra để chúng nó buồn. Lần nào chúng tôi cũng nhắc nhau kẻ ít, người nhiều góp bỏ vào phong bì gửi động viên những đồng đội khó khăn nhất. Trao nhau trong ân tình và nước mắt, động viên nhau chút ít thôi nhưng là tấm chân tình làm ấm lòng đồng đội.
Cảm ơn Đảng, Chính phủ, cảm ơn Hội NNCĐDC/dioxin cùng các tổ chức đoàn thể ... đã làm tất cả những gì có thể để chung tay xoa dịu nỗi đau da cam của đồng đội chúng tôi.
Nhiều khi tôi trầm tư một mình, bởi tôi biết nỗi buồn luôn day dứt trong lòng đồng đội. Có lần đồng đội nghẹn lòng nói với tôi: " Có mấy mặt con mà không có đứa nào nối dõi tông đường, mình lo sợ nhất là khi vợ chồng về với tổ tiên rồi, ai sẽ lo hàng ngày cho mấy đứa nhỏ, chúng nó đã nằm một chỗ hơn bốn chục năm rồi !? "
Chúng tôi chìm trong im lặng, bởi nỗi đau đó có ai dám nói thành lời !
Cuộc chiến đã lùi xa nửa thế kỷ, nhưng những gì còn lại thì dài hơn rất nhiều cuộc đời của đồn đội tôi. Cho dù đã từng trải qua những khốc liệt của cuộc chiến, hy sinh, mất mát, đau thương nhưng trong chúng tôi vẫn vẹn nguyên, vẫn luôn thấm đẫm tình đất nước, tình đồng đội và tình người. Song, nỗi đau day dứt, khắc khoải vẫn còn đó, vẫn còn sâu thẳm trong mái đầu bạc trắng của những người đông đội của tôi./.

Bùi Quốc Hoằng.

Ảnh minh họa
Thêm
Nỗi đau còn đó
  • Like
Reactions: Hoài vũ
518
1
0
CHIẾN SĨ ĐẶC CÔNG PHẤT CỜ CHIẾN THẮNG TRÊN TẦNG 2 DINH ĐỘC LẬP TRƯA 30/04/1975.

Người đầu tiên cắm lá cờ chiến thắng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên nóc Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975 là đại tá Bùi Quang Thận (SN 1948, quê huyệnThái Thụy, tỉnh Thái Bình) của Lữ đoàn 203 tăng thiết giáp.

Còn người lao lên tầng 2 Dinh Độc Lập, ra ban công phất cao lá cờ chiến thắng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, làm tín hiệu cho bộ đội ta tiếp tục tiến vào Dinh Độc Lập chính là Đại đội trưởng Đại đội 1, Tiểu đoàn 19, Trung đoàn 116 Đặc công Phạm Duy Đô (SN 1950, quê ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).

"ĐÁY SÔNG CÒN ĐÓ BẠN TÔI NẰM"
Đối với cựu chiến binh Phạm Duy Đô, đó là điều khiến ông day dứt nhất mỗi khi đến dịp kỷ niệm tháng 4 lịch sử. Từ một thanh niên cao 1,7m lúc nhập ngũ, được chọn vào lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, do vết thương chiến tranh, lại ở vào cái tuổi "xưa nay hiếm", giờ dáng người ông nhỏ thó, lưng hơi khòm, nhưng nụ cười và ánh mắt vẫn ngời sáng.

Cựu chiến binh Phạm Duy Đô bồi hồi nhớ lại: Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Miền, Trung đoàn 116 Đặc công gồm 250 chiến sĩ đặc công bộ và nước nhận nhiệm vụ đánh chiếm, chốt giữ cầu Đồng Nai trên hướng xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa.
Theo kết quả điều nghiên của trinh sát báo về, tại khu vực cầu, địch bố trí 4 quả bom tấn đề phòng trường hợp cấp thiết sẽ lập tức kích nổ, phá tan đường tiến của binh đoàn xe tăng quân ta. Chính vì vậy, khi được lệnh giữ cầu, địch vô cùng cảnh giác với lực lượng đặc công nước của Quân giải phóng. Chúng liên tục pha đèn, kiểm soát mặt sông, thấy động tĩnh và nghi ngờ chỗ nào là lập tức nã đạn xối xả.

Trước yêu cầu nhiệm vụ của trên và căn cứ tình hình thực tế, Đại đội trưởng Phạm Duy Đô xác định: Bằng mọi giá phải chiếm, giữ được cầu chờ quân ta từ các mũi tiến vào giải phóng Sài Gòn. Anh đã cùng 2 chiến sĩ của Đại đội 1 mang theo bộc phá, bí mật bơi qua sông phá trạm điện của địch với mục tiêu cắt đứt kíp nổ xa của 4 tấn bom đang ém ở khu vực cầu, một mũi khác cũng bí mật xuôi theo dòng nước đột nhập lên cầu.
Cùng là lính đặc công - lực lượng tinh nhuệ có tài "xuất quỷ nhập thần" khiến quân địch nhiều phen kinh hoàng, nhưng các chiến sĩ đặc công bộ thường rất phục những đồng đội phải tác chiến trong lòng nước giữa vòng vây lưới điện giăng mắc; trong khi cánh "người nhái" đặc công lại nể đồng đội trên cạn, vì nghĩ "mình còn được sông nước chở che, còn các cậu ấy cứ phơi mình trên bộ, dễ trở thành mục tiêu của địch".
Rạng sáng 28-4-1975, ba chiến sĩ Đặc công nước mang theo súng cùng gần 100kg bộc phá, đặt lên chiếc phao buộc vào lưng cùng nhau xuống nước, bí mật bơi sang đầu cầu bên kia. Ba "người nhái" của Đại đội 1, Tiểu đoàn 19, Trung đoàn 116 Đặc công lặng lẽ vượt hơn 1km không để lại động tĩnh gì, khiến địch chẳng mảy may nghi ngờ. Lên tới bờ, mỗi người với hơn 30kg bộc phá, chia nhau ra các hướng phá thành công trạm điện trong sự ngỡ ngàng tột độ của địch.
Kế hoạch sẵn sàng kích nổ phá cầu thất bại, địch điên cuồng pháo kích về phía 3 chiến sĩ Đặc công. Hai đồng đội đi cùng Đại đội trưởng Phạm Duy Đô anh dũng hy sinh, chỉ còn mình anh may mắn thoát khỏi làn pháo truy kích dồn dập của địch...

CỜ GIẢI PHÓNG TUNG BAY
Đêm 29-4-1975, xe tăng của Lữ đoàn 203 thuộc Quân đoàn 2 đã đến cầu Đồng Nai, trong khi Bộ binh chưa theo kịp tốc độ hành tiến ấy nên Trung đoàn 116 để lại một tiểu đoàn đặc công nước giữ cầu, còn lại tổ chức lực lượng theo xe tăng tiến vào giải phóng Sài Gòn. Đến hơn 11 giờ trưa 30-4-1975, đoàn tăng của Lữ đoàn 203 hùng dũng tiến vào Dinh Độc Lập.
Trong số này, 2 chiếc xe tăng số hiệu 390 và 843 (Đại đội 4, Tiểu đoàn 1) tới Dinh Độc Lập đầu tiên. Và Đại đội trưởng Bùi Quang Thận - Trưởng xe tăng 843- đã tháo lá cờ trên tháp pháo để lên nóc Dinh Độc Lập cắm cờ chiến thắng. Ngay sau đó, Đại đội 1 Đặc công của trung úy Phạm Duy Đô cũng vào đến nơi. "Vừa chạy vào dinh, tôi vừa lấy lá cờ trong túi ra. Bất chợt, tôi nhìn thấy một chiếc cán nên cầm theo và gài cờ lên đó, lao lên tầng hai Dinh Độc Lập. Tôi ra ban công phất cờ liên tục để báo hiệu cho quân ta tiếp tục tiến vào" - cựu chiến binh Phạm Duy Đô cho biết.
Ngay sau đó, anh và chiến sĩ Đặc công Phạm Huy Nghệ phát hiện nội các chính quyền Sài Gòn trong phòng họp. Lực lượng đột kích thọc sâu của Quân đoàn 2 kịp thời tiến vào bao vây toàn bộ. Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Sau khi miền Nam giải phóng, đồng chí Phạm Duy Đô được phân công làm công tác quân quản ở huyện Thủ Đức, sau đó lập gia đình. Với những cống hiến của mình, ông đã được Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý: 2 Huân chương Chiến công hạng Hai, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Dũng sĩ diệt Mỹ, Dũng sĩ diệt cơ giới, Huân chương Chiến sĩ Giải phóng hạng Hai, Ba... Từ tháng 9 - 1983 đến nay, ông nghỉ hưu, trở về cuộc sống đời thường tại tổ 6, P.Trần Lãm, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Ngày nay, khi đến thăm Bảo tàng Đặc công, đến khu vực trưng bày về Bộ đội Đặc công 1975, du khách thường dừng lại trước lá cờ nửa đỏ nửa xanh cùng với bức ảnh tổ cắm cờ của trung úy Phạm Duy Đô cùng đồng đội ở Đại đội 1, Tiểu đoàn 19, Trung đoàn 116 Đặc công. Nghe kể về chiến công thầm lặng của các chiến sĩ đặc công nước và Đại đội trưởng Phạm Duy Đô, các chiến sĩ trẻ của Binh chủng Đặc công vô cùng tự hào về thế hệ cha anh đi trước và càng ý thức hơn về trách nhiệm, ý chí quyết tâm trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Đông Nam Bộ (cựu chiến binh Đặc công)

NGUỒN : CATP

Ảnh: Đại đội trưởng đặc công Phạm Duy Đô (cầm cờ) trong những ngày tháng 4/1975 lịch sử. Ảnh: T.L
Thêm
Chiến sĩ đặc công phất cờ chiến Thắng trên tầng hai dinh độc lập trưa 30/4/1975
  • Like
Reactions: Ngu Van
491
1
0

1. Xích Quỷ - Tên nước ta thời vua Kinh Dương Vương:​

Theo truyền thuyết, các tài liệu và thư tịch cổ, năm 2879 Trước Công nguyên, Kinh Dương Vương lên ngôi vua, lập lên Nhà nước Xích Quỷ - nhà nước sơ khai độc lập có chủ quyền đầu tiên của dân tộc ta. Kinh Dương Vương kết duyên với Thần Long sinh ra Lạc Long Quân (tên húy là Sùng Lãm). Sau đó, Lạc Long Quân kết duyên với Âu Cơ sinh ra các vua Hùng.

2. Văn Lang - Tên nước ta thời các Vua Hùng:​

Từ đầu thời đại đồng thau, có khoảng 15 bộ Lạc Việt sinh sống chủ yếu ở miền trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Trong số các bộ lạc Lạc Việt, bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả. Thủ lĩnh bộ lạc này là người đứng ra thống nhất tất cả các bộ lạc Lạc Việt, dựng lên Nhà nước Văn Lang, xưng vua - mà sử cũ gọi là Hùng Vương, kinh đô đặt ở Phong Châu.
Quốc hiệu Văn Lang mang ý nghĩa gì? Hiện nay có nhiều cách giải thích khác nhau. Văn Lang nghĩa là cội nguồn văn hóa mang sức mạnh lan tỏa.
Thời gian tồn tại của nước quốc hiệu Văn Lang tồn tại khoảng 2.671
năm khoảng từ đầu thiên niên kỷ I trước Công nguyên đến thế kỷ III trước Công nguyên.

3. Âu Lạc - Tên nước ta thời vua An Dương Vương:​

Sau khi khiến Tần Thủy Hoàng phải lui quân chịu thất bại trong âm mưu xâm lược nước ta vào năm 208 trước công nguyên, Thục Phán bằng ưu thế của mình đã xưng vương (An Dương Vương), liên kết các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt lại, dựng nên nước Âu Lạc (tên ghép hai chữ của hai bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt). Quốc hiệu Âu Lạc tồn tại 50 năm từ 257 trước CN đến 207 trước CN.

4. Vạn Xuân - Tên nước ta thời nhà tiền Lý và nhà Ngô:​

Vào mùa Xuân năm 542, Lý Bí khởi nghĩa, đánh đuổi quân Lương, giải phóng được lãnh thổ. Đến tháng 2 năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, lấy tên hiệu là Lý Nam Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân (Với ý nghĩa đất nước bền vững vạn mùa Xuân), khẳng định niềm tự tôn dân tộc, tinh thần độc lập và mong muốn đất nước được bền vững muôn đời.

Chính quyền Lý Bí tồn tại không lâu thì thất bại, nước ta rơi vào vòng đô hộ của các triều đại Trung Quốc (từ năm 602). Quốc hiệu Vạn Xuân trải qua nhiều thăng trầm và được khôi phục sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán bằng chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

5. Đại Cồ Việt - Tên nước ta thời nhà Đinh:​

Năm 968, Ðinh Bộ Lĩnh dẹp yên loạn 12 sứ quân cát cứ, thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế và cho đổi quốc hiệu là Ðại Cồ Việt (Đại nghĩa là lớn, Cồ nghĩa là lớn, do đó tên nước ta có nghĩa là nước Việt lớn). Ta cũng thấy lần đầu tiên yếu tố “Việt” được có trong quốc hiệu.

Tên nước Đại Cồ Việt tồn tại 86 năm (968-1054) trải qua suốt đời Ðinh (968-979), Tiền Lê (980-1009) và đầu thời Lý (1010-1053).

6. Đại Việt - Tên nước ta thời nhà Lý, nhà Trần:​

Năm 1054, nhân điềm lành lớn là việc xuất hiện một ngôi sao sáng chói nhiều ngày mới tắt, nhà Lý (Lý Thánh Tông) liền cho đổi tên nước thành Đại Việt (nước Việt lớn, yếu tố “Việt” tiếp tục được khẳng định), và quốc hiệu Đại Việt được giữ nguyên đến hết thời Trần thì bị thay đổi.

7. Đại Ngu - Tên nước ta thời nhà Hồ:​

Tháng 3 năm 1400, Hồ Quý Ly phế vua TrầnThiếu Đế lập ra nhà Hồ và cho đổi tên nước thành Đại Ngu (“Ngu” tiếng cổ có nghĩa là “sự yên vui”). Quốc hiệu đó tồn tại cho đến khi giặc Minh đánh bại triều Hồ (tháng 4/1407).

8. Đại Việt - Lại được sử dụng làm quốc hiệu nước ta vào thời kỳ Hậu Lê và nhà Tây Sơn:​

Sau 10 năm kháng chiến (1418-1427), cuộc khởi nghĩa chống Minh của Lê Lợi toàn thắng. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, đặt tên nước là Ðại Việt (lãnh thổ nước ta lúc này về phía Nam đã tới Huế). Quốc hiệu Ðại Việt được giữ qua suốt thời Hậu Lê (1428-1787) và thời Tây Sơn (1788-1802).
Tính cả nhà Lý, Trần, Hậu Lê vàTây Sơn, quốc hiệu ĐẠI VIỆT của nước ta tồn tại 748 năm (1054-1804).

9. Việt Nam - Tên nước ta thời Nhà Nguyễn tính từ năm 1804-1884:​

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua và sau đó cho đổi tên nước là Việt Nam. Sách Đại Nam thực lục chép: “Giáp Tý, Gia Long năm thứ 3 (1804), tháng 2, ngày Đinh Sửu, đặt Quốc hiệu là Việt Nam, đem việc cáo Thái Miếu. Xuống chiếu bố cáo trong ngoài”.
Tên gọi Việt Nam mang ý nghĩa chỉ quốc gia của người Việt ở phương Nam để phân biệt với quốc gia của những người ở phương Bắc.
Quốc hiệu Việt Nam tồn tại 80 năm (1804-1884, đến năm 1884 Pháp hoàn thành “bình định” nước ta, xoá tên Việt Nam mà chia cắt nước ta thành 3 kỳ: Tonkin - Bắc Kỳ, Annam - Trung Kỳ, Cocochine - Nam Kỳ). Tuy nhiên, hai tiếng "Việt Nam" lại thấy xuất hiện khá sớm trong lịch sử nước ta như là trong các tài liệu, tác phẩm của trạng nguyên Hồ Tông Thốc (cuối thế kỷ 14), Nguyễn Trãi (đầu thế kỷ 15), trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585),...

10. Đại Nam - Tên nước ta thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn:​

Đời vua Minh Mạng (1820-1840), quốc hiệu được đổi thành Ðại Nam (mang ý nghĩa nước Nam lớn). Dù vậy, hai tiếng "Việt Nam"vẫn được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm văn học, trong nhiều giao dịch dân sự và quan hệ xã hội. Quốc hiệu này tồn tại trên lý thuyết 107 năm từ năm 1838 đến năm 1945.

11. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Tên nước ta trong thời kỳ kháng​

chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945-1975):
Ngày 19/8/1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, lật đổ hoàn toàn ách thống trị phong kiến và thực dân, mở ra một kỷ nguyên mới. Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Quốc hiệu này khác với các quốc hiệu khác ở chỗ gắn với thể chế chính trị (dân chủ cộng hòa) thể hiện bản chất và mục đích của nhà nước là quyền dân chủ, tự do, công bằng cho tất cả mọi người.

12. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Tên nước ta từ năm 1976 đến nay:​

Ngày 30/4/1975, miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất. Ngày 02/7/1976, trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, toàn thể Quốc hội đã nhất trí lấy tên nước là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hiệu này, cũng như quốc hiệu trước đó, gắn với thể chế chính trị (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa) và mang ý nghĩa thể hiện mục tiêu vươn tới một xã hội tốt đẹp hơn.

Phùng Văn Định - Sưu tầm​
Thêm
Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kì
583
3
2

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
Top