Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Tình Đồng Nai ở miền Nam Việt Nam nổi tiếng với nhiều món ăn đặc sản hấp dẫn.

cach-lam-banh-trang-cuon-thit-heo-ngon-dung-dieu-202107301909476590.jpg

Dưới đây là một số món đặc sản của Đồng Nai:
  1. Bánh tráng cuốn thịt heo: Đây là một món ăn phổ biến ở Đồng Nai. Bánh tráng mỏng được cuốn với thịt heo nướng, rau sống và gia vị. Món ăn này thường được ăn kèm với nước mắm pha chua ngọt và các loại rau sống.
  2. Bánh bèo Đồng Nai: Bánh bèo Đồng Nai có hình dạng giống như chiếc lá sen. Bánh được làm từ bột gạo, có nhân từ tôm, thịt và nấm. Nó được hấp trên nước và thường được ăn với nước mắm.
  3. Bánh canh chả cá: Món ăn này có nhiều hương vị đặc trưng. Bánh canh là loại bánh mì mì dai, được chế biến từ bột gạo. Chả cá là miếng thịt cá tươi ngon được nghiền nhuyễn và hòa quyện với bánh canh. Món này thường được thưởng thức với nước dùng thơm ngon và rau sống.
  4. Gỏi gà bắp cải: Món gỏi gà bắp cải là sự kết hợp tuyệt vời giữa thịt gà tươi ngon và bắp cải xanh tươi mát. Gà được luộc chín và thái thành từng sợi nhỏ, sau đó trộn với bắp cải, rau sống và gia vị. Món này có vị ngon, giòn và rất bổ dưỡng.
  5. Bánh tráng nướng: Một món ăn đặc sản khác của Đồng Nai là bánh tráng nướng. Bánh tráng được nướng trên lửa than, sau đó được thêm nhân gồm thịt, tôm, mỡ hành và trứng. Món này có hương vị độc đáo và thường được ăn kèm với rau sống và nước mắm.
Đây chỉ là một số món ăn đặc sản nổi tiếng của Đồng Nai. Còn rất nhiều món ngon khác để khám phá khi bạn ghé thăm địa phương này.
Thêm
Tỉnh Đồng Nai có món ăn nào là đặc sản?
  • Like
Reactions: Vanhoctre and VHT
222
2
2
Vitamin C là một chất dinh dưỡng thiết yếu có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, và giúp cơ thể hấp thụ sắt. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây và rau quả tươi. Dưới đây là các món ăn cung cấp nhiều vitamin C nhất:

  • Ớt chuông đỏ: Một khẩu phần 1/2 chén ớt chuông đỏ cung cấp 95 mg vitamin C, tương đương 121% nhu cầu vitamin C hàng ngày của người lớn.
  • Ổi: Một quả ổi cung cấp 377 mg vitamin C, gấp 4 lần lượng vitamin C cần thiết nếu là đàn ông và 5 lần đối với phụ nữ.
  • Kiwi: Một quả kiwi cung cấp 85 mg vitamin C, tương đương 103% nhu cầu vitamin C hàng ngày của người lớn.
  • Quả dâu tây: Một chén dâu tây cung cấp 53 mg vitamin C, tương đương 64% nhu cầu vitamin C hàng ngày của người lớn.
  • Súp lơ trắng: Một chén súp lơ trắng nấu chín cung cấp 51 mg vitamin C, tương đương 62% nhu cầu vitamin C hàng ngày của người lớn.
  • Bông cải xanh: Một chén bông cải xanh nấu chín cung cấp 81 mg vitamin C, tương đương 99% nhu cầu vitamin C hàng ngày của người lớn.
  • Cà chua: Một chén cà chua nấu chín cung cấp 29 mg vitamin C, tương đương 35% nhu cầu vitamin C hàng ngày của người lớn.
  • Cam: Một quả cam cung cấp 95 mg vitamin C, tương đương 121% nhu cầu vitamin C hàng ngày của người lớn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung vitamin C từ các loại trái cây và rau quả khác như chanh, quýt, bưởi, dứa, dưa hấu, kiwi, đu đủ, bưởi chùm, dâu tây, dâu tây tây, việt quất, nho, cà chua, cà rốt, khoai tây, khoai lang, ớt chuông xanh, cải xoăn, cải ngọt, rau bina, măng tây, bông cải xanh, súp lơ trắng, súp lơ xanh,...

Bạn nên bổ sung vitamin C từ các nguồn thực phẩm tự nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Thêm
263
3
1

VHT

Diễn đàn Văn Học Trẻ
9/12/10
157
153
43,000
VietNam
Xu
121,202
Trái cây có múi như bưởi, cam, chanh,... chứa nhiều vitamin C nhiều nhất. Và sử dụng những trái cây này tiện dụng, kinh tế và dễ dùng.

Chanh các loại, đặc biệt chanh đào giá rẻ, rất hấp dẫn ^^
 
  • Like
Reactions: ButNghien
Ở Quảng Bình quê tôi, tép nhiều vô kể, từ kênh, mương, ao, hồ, sông, suối, kể cả ruộng lúa, cứ ở đâu có nước ngọt là ở đó có tép. Nhưng tép béo nhất, ăn ngon nhất vẫn là tép tháng 2, tháng 3 âm lịch khi tiết trời mùa xuân mát mẻ và đầy sương mù.

Để bắt tép, người dân quê tôi có hai cách thông dụng. Đó là vào những dịp nước ở ao, hồ, kênh, mương đã được tháo cạn để chuẩn bị cho vụ gặt, thì người ta tát cạn nước để bắt tép. Tuy cách này bắt được khá nhiều, nhưng tép thường bị lẫn tạp chất, lẫn bùn đất, rác rưởi nên ít được dùng để làm mắm mà đem nấu canh hay xào ăn là chủ yếu. Còn đối với những ngày có sương mù dày đặc, thì người ta hay dùng cám gạo rang thật thơm làm mồi cất vó mùng để bắt tép. Cách này bắt không được nhiều, nhưng tép rất sạch, cho nên thường được dùng để làm mắm tép thì phù hợp hơn, ngon hơn.

1672493722768.jpeg
Con tép đồng làm mắm phải thật đều và tươi rói, còn nhảy tanh tách trên rổ...
Tép sau khi bắt về được rửa sạch, để một thời gian thật ráo nước, sau đó đem trộn đều, ướp với muối hột tỷ lệ vừa phải, đủ để muối thấm vàp tép và làm cho tép không bị ươn, thối. Tép sau khi ướp muối, được cho vào bình sứ, hoặc bình thuỷ tinh, đậy kín nắp, để ở chỗ râm mát khoảng 2-3 ngày.

Cơm dùng để làm mắm tép được nấu từ loại gạo xay vừa phải, nếu là gạo lứt hoặc gạo còn vỏ lụa càng tốt. Sau khi nấu chín, cơm được xới rời ra, để cho thật nguội một thời gian và lấy một vài tép tỏi, một nắm ớt quả, gừng tươi giã nhỏ trộn với một vài thìa cà phê rượu trắng, đường kính, bột ngọt và trộn đều với cơm. Cơm sau khi đã được trộn đều gia vị thì cho vào chiếc bình có ướp tép, trộn cơm với tép thật đều và đậy kín nắp rồi để bình này ở những nơi có nhiệt độ cao, như gần nơi bếp lò đun bằng than củi, củi khô, rơm, rạ,...Những ngày trời nắng to, người ta cũng có thể đưa bình mắm tép ra phơi nắng. Độ khoảng một tuần sau, nhờ chất cay của tỏi, ớt, gừng và độ nóng từ các loại bếp lò, hoặc từ ánh mặt trời, mà mắm tép tự sôi và tự chín, không cần phải đun nấu trên bếp.

Sau khi quan sát thấy mắm đã chín đều, con tép và hạt cơm đã nhuyễn, vựa nước, có màu đỏ, toả mùi nồng như men rượu và có mùi thơm là có thể đem ra ăn được. Đối với những người sành ăn, người ta thường lấy mắm trực tiếp từ trong bình ra ăn chứ không cần nấu lại. Còn nếu bạn hơi ngại ngùng với món ăn này thì bạn có thể múc một ít mắm tép cho vào chiếc bát sứ nhỏ, hấp trên nồi cơm cho nóng, vắt thêm một quả chanh là có thể yên tâm thưởng thức mà không còn phải e ngại hay sợ lạ bụng.
1672493917480.jpeg

Mắm tép có màu đỏ au, thơm nức, khi nếm có vị thanh, vị ngọt chua, cay… đậm đà và chấm với thịt luộc thì tuyệt ngon...
Khác với những món mắm làm từ tôm hay tép biển, thì mắm làm từ tép đồng ở quê tôi có mùi thơm và vị ngọt rất đặc trưng. Nếu như mắm tôm thường được người ta dùng để chấm với thịt cầy mới hợp, thì món mắm tép Quảng Bình có thể dùng để ăn được với nhiều loại thực phẩm khác nhau, nhưng rất ngon. Những người làm bún chuyên nghiệp ở làng Đại Hữu, hay những người chuyên làm bánh ướt ở Hiền Ninh thường dùng mắm tép để chấm bún, chấm bánh ướt. Những người thích ăn món thịt lợn, thịt bò luộc thì thái miếng thịt thật mỏng, chấm mắm tép, ăn kèm với một vài lát chuối chát thì không bao giờ biết chán.

Tôi có cô em gái lấy chồng ở Hà Nội, sơn hào hải vị, món ngon, vật lạ chưa có thứ gì là chưa thưởng thức, nhưng cứ bắt đầu vào mùa đông là cả vợ, cả chồng cô ấy lại nhờ mẹ tôi mua tép về làm sẵn cho một vài lọ mắm để dịp về tết mang ra Hà Nội ăn dần.

Nhiều khách du lịch có dịp đến Quảng Bình quê tôi, sau khi ra về cũng thường không quên tìm mua cho được một vài lọ mắm tép để làm quà. Nhu cầu thì nhiều, nhưng người dân quê tôi thường không làm nhiều mắm tép, bởi vì không ai xem đây là một mặt hàng kinh doanh sinh lợi mà họ chỉ làm mắm tép để thưởng thức mỗi khi có dịp lễ tết, hoặc vào những ngày trọng đại trong cuộc đời mà thôi. Xuân này, muốn có một vài lọ mắm tép Quảng Bình về làm quà, xin bạn hãy vui lòng đặt hàng trước nhé !​

Cuộc thi viết "MùaTết" Văn Học Trẻ 2023
Tản văn Hương bếp của mẹ
Trương Văn Hà




Thêm
Mắm tép Quảng Bình - Trương Văn Hà
255
1
0
Dạo này có nhiều bạn khi biết mình ở Hòa Bình thì hỏi có biết làm rau đồ không?. Chị nghe nói lâu rồi mà không biết làm. Vâng hôm nay nhà em vừa làm xong nên vội chụp lại ảnh để đăng. Và ở bài này em chỉ theo hai cách: một là nguyên bản từ các mế dạy, hai là em không ăn được đắng nên tự ý chuyển nhưng ăn rất ngon.

RAU ĐỒ
Nguyên liệu:
_Hoa chuối lá hoặc chuối rừng ( không dùng chuối tiêu vì rất chát)
_ Hoa và lá bánh tẻ của cây đu đủ đực
_ Lá lốt
_ Lá vả non
_Rau ngót
_ Rau sắn
_Rau tầm bóp
_Rau đắc đốm
_ Rau ngải cứu
_ Quả cà gai
(Số lượng vừa đủ tuỳ theo số lượng người)
+ CÁCH 1
Bước 1.
_ Hoa chuối bóc phần vỏ già rồi thái nhỏ, bỏ phần quả non rồi cho vào chậu nước chanh muối.
_Lá lốt,lá vả, rau sắn, rau ngót,rau đắc đốm, rau ngải cứu,quả cà gai đều rửa sạch để ráo .
Bước 2.
Cho nước vào trong cốp ( chõ đồ xôi) đun sôi rồi cho tất cả các thứ trên vào đồ trên bếp khoảng 15_20 phút tới khi chín vừa ăn là được
Bước 3.
Bò rau ra đĩa chờ nguội là ok.
Bước 4. Làm nước chấm: ngon nhất ở đây là chấm với lòng cá ( nghệ,ớt, cà chua, hành lá ,mẻ) sau đó đem chưng nêm gia vị vừa ăn tới khi chín có mùi thơm là được.

+ CÁCH 2.
_ Bước 1: như trên
_Bước 2: cho lá lốt, lá vả vào thái sợi vừa ăn. Rau sắn đem vò dập rồi rửa qua nước cho đỡ nhựa.
- Bước 3: đun sôi nước rồi cho tất các nguyên liệu trên vào luộc sơ qua, vớt vào rổ để ráo nước tới khi nguội.
- Bước 4. Bắc chảo cho dầu phi vàng tỏi rồi cho tất các nguyên liệu trên vào xào chín nêm vừa ăn, bắc ra.

Với những nguyên liệu đơn giản, cách chế biến dễ dàng mà dù là ai ở đâu cũng có thể làm được. Chúc mọi người có thêm một món ăn dân dã ngon trên mâm cơm ấm áp.
Thêm
Rau đồ
  • Wow
Reactions: vahelahote
472
0
0
Những ai ăn chay thường luôn tìm đến các thực phẩm an toàn và sạch với chi phí vừa phải. Các thực phẩm rau xanh, củ quả quanh chúng ta hàng ngày đều rất dễ tìm. Sau đây chia sẻ với mọi người một số loại thực phẩm và món ngon phù hợp.

1. NỘM RAU MUỐNG

Bạn đã biết cách làm nộm rau muống làm sao để ngon giòn, không bị chát chưa? Bí quyết chẻ rau muống đơn giản, nộm rau muống ngon nhất sẽ được bật mí ngay dưới đây.

Cách làm nộm rau muống

1.1 Nguyên liệu chuẩn bị

+ Rau muống: 1 mớ
+ Rau kinh giới: 1 mớ nhỏ
+ Tỏi: 3 tép
+ Ớt cay: 1 quả
+ Lạc: nửa bát con
+ Gia vị: mắm, muối, tiêu, bột nêm, đường, chanh….

Cách làm nộm rau muống không khó nhưng làm sao để rau xanh giòn thì lại cả một bí quyết từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến chế biến. Rau muống có quanh năm nhưng đúng mùa rau muống nước là khoảng tháng 5 – tháng 10, lúc này rau xanh non nhất. Còn vào mùa khô, rau già cằn ăn hơi bị chát. Chọn những mớ rau cọng nhỏ, non dài

*Bước 1*: Sơ chế nguyên liệu

– Rau muống nhặt lấy cọng non, bỏ bớt lá. Rửa sạch ra rồi ngâm vào chậu nước muối loãng 15 phút. Vớt rau ra để ráo nước
– Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ
– Lạc rang chín, xát vỏ rồi giã dập
– rau kinh giới nhặt lấy cọng non, rửa sạch rồi cắt nhỏ

*Bước 2*: Luộc rau muống

– Chuẩn bị nửa nồi nước. Đun sôi thì thêm nửa thìa muối tinh rồi thả rau muống vào
– Luộc to lửa, mở vung để rau được xanh. Không luộc kĩ quá, sôi khoảng 2 phút thì vớt rau ra thả ngay vào bát nước đá lạnh để rau được xanh và giòn
– Ngâm 10 phút thì vớt rau ra rá cho ráo nước

*Bước 3:* Pha nước trộn nộm

Cho vào bát 1 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1 thìa nước cốt chanh, 1/2 thìa tiêu xay, 1/2 thìa bột nêm, 2 thìa nước lọc. Khuấy đều hỗn hợp

*Bước 4:* Nộm rau muống

– Khi rau muống đã ráo nước thì cho vào cái bát lớn. Rưới bát nước trộn lên rồi trộn nhẹ nhàng
– Thêm rau kinh giới, lạc rang trộn đều

2. CÁCH NẤU NƯỚC LÈO PHỞ CHAY


Nguyên liệu nấu nước lèo cho phở:
  • 1 su hào
  • 1 củ cải trắng
  • 2 cà rốt
  • 1 bô rô
  • 1 củ hành tây tím
  • 1 táo đỏ (nếu có)
  • 5 nấm đông cô khô rửa sạch, ngâm nước nóng 30 phút. Lấy nước đó cho vào nồi phở luôn.
  • 5 gốc rễ ngò
  • 1 mcf muối hồng
  • 1 mc đường phèn vàng
  • 4 lít nước lọc
Gia vị phở: rang, nướng lửa nhỏ cho vàng và thơm cho vào túi vải thô (nếu có) rồi cho vô nồi nước lèo luôn.
  • 1 hành tây
  • 5cm gừng cắt lát
  • 5 hoa hồi
  • 2 thanh quế
  • 2 nhục đậu khấu cardamom
  • 1 mc hạt ngò
Cho tất cả vào nồi dung tích cỡ 7 lít, nấu cho sôi và để lửa nhỏ nhất hầm 1-2h thì tắt bếp và đậy nắp để đó 1-2h mới vớt rau củ ra bỏ và nêm lại vừa ăn.

3. XÔI NGŨ SẮC CHO NGÀY RẰM

Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc cho 4 người:

- 1,5kg gạo nếp
- 1 bó lá cẩm
- 1 bó lá dứa
- ½ quả gấc
- 100g nghệ tươi
- 5 thìa cà phê muối
- Rượu trắng
- 3 thìa cà phê đường
- 3 thìa canh nước cốt dừa

Cách làm xôi ngũ sắc cho 4 người:

Sơ chế nguyên liệu làm xôi ngũ sắc

- Trước hôm nấu vo sạch gạo nếp rồi ngâm với nước để qua đêm.
- Rửa sạch các loại lá cẩm, lá dứa và nghệ.
- Giã nhuyễn nghệ tươi.

Các bước làm xôi ngũ sắc:

- Bước 1: Nghệ tươi sau khi giã nhuyễn đổ thêm khoảng 1lít nước lọc, lọc lấy nước vàng và bỏ bã đi.

Lá cẩm cắt thành khúc rồi cho vào nồi, thêm 1lít nước lọc và đun sôi trong khoảng 10 phút. Khi đó nước sẽ nhuộm màu tím của lá cẩm, lọc lấy phần nước màu tím còn bỏ lá đi.

Lá dứa cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, đổ vào 1 lít nước lọc, lọc lấy nước cốt màu xanh qua rây, bỏ bã đi.

- Bước 2: Lấy 1 bát đựng gấc, thêm chút rượu trắng vào, dùng tay đeo bao ni long bóp thật kỹ đến khi tách hết phần thịt gấc ra khỏi hạt, bỏ hạt đi.

- Bước 3: Chia phần gạo nếp đã ngâm qua đêm làm 5 phần. Cho mỗi phần ngâm vói một loại nước (nước lá cẩm, nước lá dứa, nước nghệ), 1 thìa canh nước cốt dừa, 1 thìa cà phê đường và 1 thìa cà phê muối. Ngâm trong khoảng 3 giờ thì ta được 3 loại màu.

Còn một phần trộn đều với thịt gấc thêm 1 thìa cà phê muối trộn đều, một phần giữ nguyên và cũng thêm muối.

- Bước 4: Sau khi ngâm, cho gạo nếp vào nồi đồ xôi, để lửa lớn để hạt gạo nếp được nở chín đều. Sau 30 phút dùng đũa để xới tơi, nếu thấy xôi có vẻ khô thì có thể rưới thêm chút nước lên trên.

Lưu ý khi làm xôi ngũ sắc:

- Nếu bạn có nồi đồ xôi lớn thì có thể đồ cả 5 loại màu 1 lúc, còn tùy kích thước nồi mà đồ 2 hay 1 loại một nhé bạn.
- Khi thấy xôi bị khô, có thể rưới chút nước lên, và nếu bạn rưới nước cốt dừa thì càng ngon nhé.
- Bạn có thể không sử dụng nước cốt dừa, nhưng khi ngâm gạo với nước cốt dừa thì xôi sẽ dẻo bùi, mùi vị còn tuyệt hơn nữa đấy.
- Phần xôi màu trắng, nếu thích bạn có thể chuyển thành xôi đỗ xanh cho thêm đẹp nhé.

Món xôi ngũ sắc cho mâm cỗ ngày lễ Tết thêm đẹp phải không bạn? Chỉ cần chịu khó một chút với công thức đơn giản này để mâm cỗ thêm trọn vẹn, ngày đầu năm thêm phấn khởi với đầy đủ sắc vị, đem lại may mắn cả năm cho gia đình bạn nhé.

4. LÀM ỚT CHUÔNG XÀO CHAY CHO 4 NGƯỜI

Cách làm ớt chuông xào chay dinh dưỡng thơm ngon đơn giản cho gia đình. Nguyên liệu chính:
  • Ớt chuông 3 trái
  • Nấm mỡ 6 cái*(khoảng 100gr)*
  • Tỏi 2 tép
  • Dầu oliu 2 muỗng cà phê
  • Gia vị thông dụng 1 ít (/ muối/ tiêu/ hạt nêm)
CÁCH CHẾ BIẾN ỚT CHUÔNG XÀO CHAY

- Sơ chế ớt chuông: Ớt chuông mua về các bạn mang rửa sạch, sau đó dùng dao chẻ đôi, bỏ hạt rồi tiếp tục cắt ớt thành các miếng vừa ăn
- Sơ chế các nguyên liệu còn lại: Nấm mỡ bạn đem rửa với nước cho sạch, để ráo. Dùng dao cắt nấm thành các lát dày khoảng 1/2 lóng tay nhỏ.
- Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn.
- Xào ớt chuông: Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, sau đó cho phần tỏi băm vào phi thơm.Khi tỏi đã dậy mùi, các bạn trút tiếp phần nấm mỡ vào chảo và xào ở lửa vừa khoảng 2 phút cho đến khi nấm vừa chín tới.

Tiếp theo, cho ớt chuông vào. Mở lửa lớn, đồng thời cho thêm 1 muỗng cà phê đường, 1/3 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê hạt nêm rồi đảo thật đều tay khoảng 2 - 3 phút cho các nguyên liệu thấm đều gia vị thì tắt bếp.

Cho ớt chuông xào chay ra đĩa trang trí lại cho đẹp mắt là hoàn thành.

Nguồn sưu tầm
Thêm
Món ngon cho người ăn chay
403
3
3

Vanhoctre

Văn Học Trẻ
Thành viên BQT
19/8/19
803
679
362,999
Việt Nam
vanhoctre.com
Xu
1,330,599
Cảm ơn @Hoa Phù Sa đã sưu tầm và chia sẻ tài liệu hay.

1660196887681.png


Tuy vậy, bạn cần biên soạn lại chút để bài viết có hình thức tốt hơn nhé. Mình sẽ biên tập lại cho bạn. Chỉ cần hơn 5p thôi.
 

Trang cá nhân

Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Hiện tại có cuộc thi nào không các bạn
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. hưnga @ hưnga:
    cho em hỏi xu có những tác dụng gì ạ
Top