Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Đề bài:

Chế Lan Viên viết trong bài thơ “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”: “Hãy biết ơn vị muối của đời cho thơ chất mặn”

Trong bài “Làm thế nào để có tác phẩm tốt?”, Lưu Trọng Lư cho rằng: “Sự sống phải được chắt lọc, phải được trau chuốt, phải được nâng lên, phải được “tập trung” cao độ, nó mới biến thành nghệ thuật, cũng như dầu xanh phải biến thành kén vàng, gạo trắng phải bốc thành men rượu. Sự sống phải được sáng tạo, phải được nâng cao lên đôi cánh của tư tưởng để lại tác động vào lòng người còn sâu mạnh hơn cả sự sống”

Bằng hiểu biết về văn học, anh chị hãy bình luận những quan niệm trên.

Bài làm

Cuộc sống vẫn còn lắm bất công, nỗi đau vẫn hiện hữu bên trong mỗi con người. Có lẽ vậy mà, qua nhiều cuộc bể dâu, sứ mệnh của người nghệ sĩ dường như không thay đổi. Đó phải là người mang cả trái tim và khối óc mà dấn thân vào đời, để rồi vọng lên những lời ca thống thiết vì con người và xã hội. Cho nên, Chế Lan Viên đã nói: “Hãy biết ơn vị muối của đời cho thơ chất mặn”. Bắt gặp Lưu Trọng Lư, quan niệm ấy lại càng thêm sáng rõ: “Sự sống phải được chắt lọc, phải được trau chuốt, phải được nâng lên, phải được “tập trung” cao độ, nó mới biến thành nghệ thuật, cũng như dầu xanh phải biến thành kén vàng, gạo trắng phải bốc thành men rượu. Sự sống phải được sáng tạo, phải được nâng cao lên đôi cánh của tư tưởng để lại tác động vào lòng người còn sâu mạnh hơn cả sự sống”.

Ở luận đề thứ nhất, Chế Lan Viên đã mượn hình ảnh “vị muối của đời” kết hợp với hành động “biết ơn” cho thấy sự chấp nhận, sự từng trải của người nghệ sĩ khi đứng trước cuộc đời đầy rẫy những mất mát, thất bại và khổ đau. Có thể nói, đứng trước khổ đau thì ai cũng đau khổ, những con người nhạy cảm còn đau hơn gấp bội phần. Thế nhưng, theo Chế Lan Viên chính những nốt trầm của đời sống mới làm nên thi sĩ với đầy đủ tấm lòng và xúc cảm, từ đó thêu dệt “chất mặn” cho trang thơ. Từ đây ta thấy, Chế Lan Viên đang đề cập đến mối quan hệ giữa văn học và đời sống. Văn học phải gần gũi với đời sống, phải là tấm gương soi chiếu hiện thực để rồi lên tiếng, bênh vực và cảm thông với con người. Đồng ý rằng sức sống của một tác phẩm còn phụ thuộc vào tài năng và tâm huyết của người cầm bút hay sự lĩnh hội sâu sắc của người đọc. Nhưng nếu tác phẩm không chọn chất liệu từ đời sống, không lấy cảm hứng từ con người thì tác phẩm ấy cũng giống như cây đàn không có dây, đi vào đời sống mà chỉ chờ ngày tan biến giữa thinh không.

Và nói vậy để thấy, bất kì tác phẩm nghệ thuật nào cũng bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống – khu vườn muôn màu, muôn vẻ, đa dạng và biến đổi không ngừng, có hạnh phúc thì cũng có đớn đau, có ánh sáng của hân hoan thì cũng có phút giây cho tuyệt vọng,... Thế nhưng, khi đi vào trang văn, ta chỉ còn thấy những màu buồn lặng lẽ. Có hay không câu hỏi: “Tại sao văn chương đa phần lại thu nhận đớn đau, sao không phải là gam màu của hạnh phúc?”. Bởi xuất phát từ bản chất của văn chương, tác phẩm nghệ thuật phải là tiếng chuông vọng ra từ đời sống để rồi chất vấn về những bất công, bạo lực mà con người phải trải qua trong cuộc sống. Bên cạnh đó, chỉ có đau đớn thì mới chạm đến được chiều sâu tâm hồn con người một cách chân thực nhất. Và cũng chính khi đó, con người mới cần đến đôi tay dìu dắt mình bước qua những vực sâu, nghịch cảnh. Như lời tâm sự của nhà thơ Phùng Quán:

“Có những lúc ngã lòng

Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy!”

Nhưng nếu nhìn theo góc độ khác, văn chương không thể chỉ là tấm gương phải chiếu, sao chép đời sống. Bởi nghệ thuật bao giờ cũng là sự chắt chiu, nhào nặng những điều tinh túy nhất. Nên nếu người nghệ sĩ chỉ chăm chú khai thác và đưa vào trang văn hết thảy cái ồn áo, phức tạp của đời sống thì đó khác chi chỉ là chiếc máy ảnh chụp lại nguyên si cuộc sống ở bề nổi, mãi mãi chẳng thể chạm đến được chiều sâu số phận con người. Mà nói như Belinxky: “Tác phẩm văn học sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó”.

Vì vậy, dường như quan niệm của Lưu Trọng Lư có phần sâu sắc và suy tư hơn. Theo nhà thơ, sự sống nếu muốn trở thành nghệ thuật, phải trải qua một quá trình xây dựng đầy gắt gao, bao gồm “chắt lọc”, “trau chuốt”, “nâng lên” và “tập trung cao độ”. Vì vậy, nó cần nhiều thời gian cũng như tâm huyết, lòng kiên nhẫn của người nghệ sĩ chân chính để có thể từ những nguyên liệu thô sơ của đời sống như “dầu xanh”, “gạo trắng” được chưng cất trở thành “kén vàng”, “men rượu”. Muốn sáng tác được một tác phẩm nghệ thuật có giá trị, người nghệ sĩ trước hết phải là người có tư tưởng cao cả, có ước vọng lớn lao, mang nỗi bận tâm về nhân thế cùng với sự “sáng tạo” để không chỉ chắt lọc những “vị muối của đời” mà còn phải biến những điều tinh túy ấy trở thành một sinh thể có hồn để “tác động vào lòng người đọc còn sâu mạnh hơn cả sự sống”.

Bởi vậy, với lương tâm và trách nhiệm của người cầm bút, với thiên chức cao quý của người nghệ sĩ sẽ không cho phép anh buông lơi hiện thực, xa lìa những thứ thuộc về quyền sống của nhân dân. Qua lăng kính nghệ thuật độc đáo của người nghệ sĩ, ta có thể nhìn thấy cả một thời đại đang trôi trước mắt mình. Từ những chuyện vặt vảnh hằng ngày, những cuộc xung đột nội tâm bên trong mỗi nhân vật, Balzac lại có thể phản ánh cả một xã hội tư sản Pháp bị “biến sắc” bởi đồng tiền trong bộ tiểu thuyết lừng danh “Tấn trò đời” đến bi kịch của người trí thức nghèo, có hoài bão, có tài năng và muốn sống có ích bằng văn chương nhưng lại vỡ mộng trước xã hội phong kiến ngột ngạt, tù túng, bóp nghẹt hết ước mơ và lí tưởng của con người trong “Đời thừa” của Nam Cao. Ta còn thấy “vị muối của đời” được “chắt lọc”, “trau chuốt” và “tập trung cao độ” trong thi phẩm “Tây Tiến” của Quang Dũng khi khắc họa lại hình ảnh những người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

Có thể nói, hoạt động giữa nơi “rừng thiêng nước độc”, thường xuyên phải đối mặt với những cơn sốt rét rừng khủng khiếp đã bào mòn đi cả tuổi xuân và sức trẻ của người lính, điều này được thể hiện ở những đường nét miêu tả ngoại hình “không mọc tóc” vì thời tiết quá khắc nghiệt khiến cho người lính trụi tóc và làn da xanh xao, yếu ớt khi phải ngày đêm chống trọi với những cơn cuồng nộ của thiên nhiên “quân xanh màu lá”. Ta cũng có thể hiểu người lính đang cạo trọc để thuận lợi cho cuộc chiến đấu hay cái xanh là màu của lá ngụy trang, của chiếc áo lính. Nhưng người ta thường hiểu theo nghĩa thứ nhất, bởi cuộc sống chiến đấu khó khăn, gian khổ vì những cơn sốt rét đã nhiều lần xuất hiện trong thơ ca, điển hình là thơ của Chính Hữu: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi”. Ta thấy Quang Dũng không né tránh hiện thực nặng nề, khô ráp, khóc liệt của chiến tranh mà trái lại còn miêu tả mọi thứ hết sức chân thực. Thế nhưng, bằng sức mạnh tiềm tàng bên trong mỗi người lính, ta thấy họ chủ động trong mọi tình huống và hiện lên trong khí phách ngang tàn, mạnh mẽ, đầy ngạo nghễ trước khó khăn tựa như những chúa tể sơn lâm oai phong, lẫm liệt “dữ oai hùm”.

Những người lính mạnh mẽ, cứng cõi là thế. Nhưng khi phủ bỏ lớp áo bào, khi không phải gồng mình lên mà chiến đấu, họ cũng chỉ là những người lính trẻ giàu lòng yêu thương, không tránh khỏi cảm giác đau đớn, chênh vênh khi phải chứng kiến đồng đội mình lần lượt ngã xuống vì một lí tưởng lớn lao:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Đọc đến đây, ta có thể khẳng định Quang Dũng là nhà thơ của thời đại, là người nghệ sĩ của nhân dân. Bởi hòa chung không khí hào hùng của cuộc kháng chiến, nhìn chung các tác phẩm thơ ít nói đến những mất mát, hi sinh. Thế nhưng Quang Dũng đã khắc họa lại một không khí thê lương, bi thảm trước sự ra đi của nhiều người lính. Hình ảnh nhiều nắm mồ nằm “rải rác” trên đường hành quân gợi lên một không khí xa xôi, lạnh lẽo và đau buồn. Nhịp ngắt 4/3 khiến trọng âm rơi vào từ “mồ” vừa cho ta cảm nhận về khoảng không vời vợi giữa sự sống và cái chết, vừa diễn tả thực tế đau thương nơi chiến trường. Nếu mộ là những công trình được xây dựng đàng hoàng, tử tế thì “mồ” có chi chỉ là nắm đất đơn sơ được người bạn đồng chí thương xót mà vội vàng chôn cất. Đau đớn là thế, nhưng sang đến câu thơ thứ hai “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” lại một lần nữa khẳng định tinh thần quyết tâm, ý chí kiên cường của người chiến sĩ. Biết bao yêu thương và hứa hẹn cho hai tiếng “đời xanh” ấy, thế nhưng vì hòa bình đất nước, vì độc lập dân tộc những chàng trai trẻ sẵn sàng cống hiến cả đời mình.

Hình ảnh “áo bào thay chiếu” là một thực tế được Quang Dũng kể lại: “Tử sĩ nằm xuống không đủ manh chiếu để liệm”. Song để xóa đi cái bi thương, tạo niềm an ủi, trân trọng đối với người lính, tác giả đã phủ lên thi thể của người lính một cái nhìn lãng mạn bằng hình ảnh chiếc “áo bào” cao quý, thường được vua ban cho những vị tướng có công với đất nước. Bằng ngôn ngữ độc đáo, Quang Dũng vừa bày tỏ lòng tự hào, tôn kính đối với những người chiến sĩ đã hi sinh, vừa cho người đọc cảm nhận nỗi đau đớn vô vàn của cuộc đời người lính, tựa như tiếng “gầm” thét vang vọng của núi sông trong nỗi cô đơn, trống vắng “khúc độc hành”. Quả thật, nhà thơ không chỉ khắc họa lại hiện thực khóc liệt nơi chiến trường mà còn sáng tạo, đan cài chất lãng mạn trên cái nền của hiện thực, khiến cho những chất liệu thô sơ của đời sống khi đi vào trang thơ mang đậm giá trị nghệ thuật. Bên cạnh đó, Quang Dũng còn sử dụng nhiều từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc khiến cho trang thơ chạm vào và làm rung động mạnh mẽ đến trái tim người đọc. Để họ một lần nữa cảm nhận và trân trọng cuộc sống của mình, biết sống làm sao cho xứng đáng với sự hi sinh quên mình của thế hệ cha anh!

Thế nhưng, khi bàn về văn học và đời sống, sẽ ra sao nếu ta chỉ mãi là người đứng ngoài cuộc và đặt ra những yêu cầu cho người nghệ sĩ? Đồng ý rằng văn học phải phản ánh nhưng không được sao chép đời sống, văn học phải cất lên những tiếng chuông cảnh tỉnh và cứu rỗi những kiếp người. Nhưng liệu văn học có làm được điều đó không? Tiếng nói nhỏ nhoi của người nghệ sĩ làm sao vang vọng khắp đất trời? Có lẽ, đây cũng chính là điều khiến cho nhiều độc giả phải day dứt khi đến với “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Trong đó, ta đặc biệt quan tâm đến chi tiết ở cuối tác phẩm – khi Phùng đã hoàn thành nhiệm vụ trở về. Với tư cách của một người nghệ sĩ chân chính, Phùng không thể nào quên những sự thật lấm lem, trần trụi, đau đớn về cuộc sống mưu sinh của gia đình người đàn hàng chài đằng sau bức ảnh nhiệm màu mà ống kính đã ghi lại được. Nhưng còn vị trưởng phòng, những gia đình sành nghệ thuật đang ngày ngày ấp yêu, nâng niu tấm ảnh, có biết về sự thật đó không? Biển người mênh mông, lòng người lại quá hẹp, làm sao Phùng có thể giải thích và những người ngoài cuộc có thể lắng nghe, thấu hiểu? Ta không thể trách họ, cũng không thể trách người nghệ sĩ vì đã chụp được “một cảnh đắt trời cho”, ta chỉ có thể công nhận và tận hưởng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng đừng bao giờ bằng lòng với những gì mình đang thấy bởi “Người ta chỉ nhìn rõ được bằng trái tim. Con mắt thường mù lòa trước những điều cốt tủy” (Saint – Ex).

Nhìn lại bản thân, tôi cảm thấy mình thật may mắn vì đã được tiếp cận với văn học. Bởi những trang sách dù mỏng hay dày, dù cạn hay sâu ít nhiều cũng đều mang hơi thở của đời sống, để khi gấp sách lại mà bước vào đời, tôi có thể chấp nhận và trân trọng hết thảy những hạnh phúc và khổ đau của cuộc đời tôi đang sống. Thế nên người nghệ sĩ chân chính ơi, dẫu biết rằng nghệ thuật và đời sống mãi mãi tồn tại một khoảng cách vô hình và anh chắc cũng đang bất lực trên từng trang viết. Nhưng xin anh đừng bao giờ bỏ cuộc, hãy dấn thân vào đời mà quan sát, chiêm nghiệm, phát hiện những nét đẹp bằng nhịp đập trái tim anh. Đồng thời, cũng đừng quên gia cố, sáng tạo để những khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc đời bất tử trong thơ anh. Về phía bạn đọc, tôi thiết nghĩ ta không nên chỉ lĩnh hội những điều mình nghe thấy. Bằng những trải nghiệm sâu sắc trên dòng đời, những phút giây trầm mặt rồi lại vỡ òa trên trang sách, ta cũng nên đối chiếu với hiện thực, để tác phẩm “nhích gần” hơn với đời sống!

Nói tóm lại, cuộc đời là nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác văn chương, là con suối mát vẫn ngày đêm âm ỉ, là cánh rừng bạt ngàn những gió cuốn lao xao – đẹp đẽ nhưng cũng ẩn chứa nhiều bí ẩn luôn mời gọi, khơi dậy cảm xúc của các nghệ sĩ yêu văn chương. Dẫu biết rằng giờ đây, đã xuất hiện nhiều máy ảnh ghi lại được tiếng suối, diễn tả cả khu rừng bạt ngàn. Nhưng tôi tin chẳng có thiết bị tinh vi nào có thể chụp lại được nỗi đau, tiếng lòng của một người khi đứng trước cuộc đời ngoài trang văn!​
Thêm
  • Like
Reactions: Vanhoctre
264
1
0
Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống “ra người” hơn, sống tốt hơn, nếu ta biết tìm trong mỗi quyển sách những vệt sáng, những nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con người (Theo Nhà văn nói về môn Văn – Văn học và tuổi trẻ – NXB GD, 2015)

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào, bằng việc tìm hiểu một số truyện ngắn hiện đại, hãy làm sáng tỏ.
--------

1. Giải thích ý kiến. – “Văn chương”: là loại hình nghệ thuật bao gồm các sáng tác dùng ngôn từ nghệ thuật để phản ánh cuộc sống con người.

– “Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc”: văn chương thầm lặng đem đến cho người đọc những trải nghiệm mà một cuộc đời khó lòng thấu trải hết. Nó giúp người đọc thỏa mãn nhu cầu nếm trải sự sống muôn hình vạn trạng. Đến với văn học, ta không chỉ khám phá, nhận thức hiện thực mà còn cảm nhận, hiểu biết tư tưởng, tình cảm, ước mơ, khát vọng của nhân loại và chính mình.

– Nó giúp con người sống “ra người” hơn, sống tốt hơn, nếu ta biết tìm trong mỗi quyển sách những vệt sáng, những nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con người:
+ Nếu ta biết tìm trong mỗi quyển sách những vệt sáng, những nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con người: Vệt sáng, nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con người: sự phát hiện của nhà văn về những vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong thế giới tâm hồn con người, có tác động tích cực đối với con người, cuộc đời. Người đọc sẽ nhận ra ý nghĩa của văn chương với tâm hồn mình từ chính điều này. Nếu người đọc chủ động tìm kiếm cái đẹp ẩn kín, tiềm tàng cũng như nhận ra sự thể hiện những vẻ đẹp sâu thẳm trong hình tượng nghệ thuật ở tác phẩm thì sẽ nhận ra được những thông điệp thẩm mĩ sâu xa. Nó giúp con người sống “ra người” hơn, sống tốt hơn: tác phẩm văn học đem lại cho con người niềm vui trong sáng, thánh thiện, làm nảy nở trong tâm hồn ta những xúc cảm cao đẹp, hướng ta đến những phẩm chất tốt đẹp mang tính nhân văn.

2. Bàn luận về ý kiến. – Văn học nghệ thuật phản ánh cuộc sống một cách tổng hợp, toàn vẹn trong mọi quan hệ đa dạng, phức tạp, tập trung khám phá chiều sâu khôn cùng của tâm hồn con người.
– Văn học có sứ mệnh cao cả bởi tác động sâu sắc tới đời sống tinh thần con người: văn học làm giàu thêm nhận thức của con người về thế giới xung quanh, về chính bản thân mình; văn học bồi đắp, nâng đỡ, thanh lọc tâm hồn con người, khiến con người trở nên hoàn thiện, người hơn, sống tốt hơn.
– Văn học luôn đồng hành với nhân loại, có vị trí không thể thay thế được trong đời sống của con người.
– Mỗi tác phẩm là một thế giới. Văn học giúp chúng ra trải nghiệm cuộc sống thông qua thế giới hư cấu nhưng sinh động và chân thực.

3. Làm sáng tỏ ý kiến bằng việc tìm hiểu một số truyện ngắn hiện đại trước 1945.

Thí sinh được tự do lựa chọn một vài truyện ngắn hiện đại mà mình yêu thích để thấu hiểu vấn đề. Tuy nhiên, đây không phải là cảm nhận toàn bộ tác phẩm mà cần tập trung vào hai phương diện:

– Chỉ ra các thông điệp nghệ thuật, những trải nghiệm về cuộc sống, số phận, nhân cách hay chiều sâu tâm hồn con người trong tác phẩm. Từ tác phẩm, khám phá những điều mới mẻ trong cái bình thường, phát hiện chân lí sâu xa trong những điều giản dị.

– Từ việc phát hiện cái Đẹp sâu xa của nội dung tác phẩm ở những vệt sáng, nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của nhân vật, hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm mà nhận ra giá trị nâng đỡ, thanh lọc tâm hồn con người của tác phẩm. Đó cũng chính là sứ mệnh cao cả muôn đời của văn chương nghệ thuật.

4. Bình luận ý kiến.

– Ý kiến là lời tâm sự, chia sẻ của một người cầm bút luôn yêu quý và trân trọng văn chương, chỉ ra sứ mệnh cao cả của văn chương với con người.
– Ý kiến là định hướng để người đọc tìm hiểu, tiếp cận tác phẩm trong chiều sâu tư tưởng của nó.
– Bồi dưỡng tình yêu, niềm say mê văn học nói riêng, tình nhân ái, tư tưởng sống đẹp cho bạn đọc nói chung.
Thêm
  • Like
Reactions: Vanhoctre and VHT
516
2
0
Vincent Van Gogh từng nói rằng “Chúng ta càng tiến bước trên đường đời, mọi việc lại càng khó khăn hơn, nhưng chính trong khi chống lại sự gian khổ mà sức mạnh nội tâm của con tim được”. Chính trong sự kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ ấy mà con người có thể khám phá ra những sức mạnh nội lực của bản thân bởi nhiều khi chúng ở sâu đến nỗi chính ta cũng không nhận ra.

Thầy Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã bại liệt cả hai tay. Không đầu hàng số phận, từ nhỏ, thầy đã miệt mài tập viết bằng chân. Biết bao lần thất bại khiến thầy đau đớn và muốn bỏ cuộc nhưng nhờ sự kiên trì phi thường, thầy đã không những viết được chữ bằng chân mà còn viết rất đẹp và su này trở thành thầy giáo ưu tú.

Thomas Edison: Ông là một trong những nhà phát minh nổi tiếng nhất trong lịch sử và đã thành công trong việc phát minh đèn huỳnh quang và hệ thống phát điện. Trong quá trình nghiên cứu, ông đã thử nghiệm hơn 10.000 mẫu trước khi tìm ra vật liệu phù hợp để tạo ra bóng đèn. Ông từng nói: "Tôi không thất bại. Tôi chỉ tìm ra 10.000 cách không thành công."

J.K. Rowling: Tác giả của loạt truyện Harry Potter đã trải qua nhiều thất bại và gặp nhiều khó khăn trước khi cuốn sách đầu tiên của cô được xuất bản. Cô đã bị từ chối bởi nhiều nhà xuất bản trước khi cuối cùng tìm được nhà xuất bản cho cuốn sách. Nhưng J.K. Rowling không từ bỏ và tiếp tục viết, với lòng kiên trì, cuối cùng bà đã tạo nên một hiện tượng văn học toàn cầu.

sưu tầm dẫn chứng về lòng kiên trì.
Thêm
1K
2
5
Thói dối trá quả là một biểu hiện của sự suy đồi đạo đức. Do đó chúng cần kiên quyết và đấu tranh cho sự thật góp phần xây dựng xã hội phát triển và văn minh hơn.

Bài tham khảo 1

Nói dối là một cách nói khác đi không đúng với sự thật, không đúng với tâm trạng, suy nghĩ của mình, cố ý che giấu một cái gì đó, thậm chí xuyên tạc, nói chệch đi khiến người nghe phải tin để đạt được mục đích cho mình. Ông cha ta đã cảnh tỉnh rằng trong xã hội không thiếu những kẻ bề ngoài thơn thớt nói cười, bề trong nham hiểm giết người không dao, rồi những hạng người ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa cũng không phải ít trong cuộc đời. Thử đi tìm nguyên nhân của căn bệnh này thì thấy rằng: Do thiếu trung thực, xa thực tế, chỉ muốn cầu lợi, chỉ thích được khen, không muốn bị nhắc nhở, thích được ve vuốt, được tung hô thì ắt có kẻ lợi khẩu uốn éo và khi ấy và khi ấy nói dối trở thành nghệ thuật luồn lách của những kẻ vụ lợi, háo danh. Khi đã quen nói dối và nghe nói dối rồi thì người ta sẽ dửng dưng với tất cả, coi thường tất cả. Cái đáng lo ngại là khi âm hưởng ngọt ngào của nói dối đã trở thành bùa hộ mạng có hiệu quả cho những kẻ bất tài luôn hành xử theo phương châm công thì của tôi, còn tội thì chúng ta. Do đó họ cố tình khai khống, kê khống thành tích, bằng cấp để tô son trát phấn cho mình, để oai với người khác và để... tự huyễn hoặc mình. Báo cáo không trung thực - căn bệnh thành tích này chính là nói dối vậy. Và khi cấp trên lại quan liêu nữa thì quả là một đại họa đối với xã hội. Làm thể nào để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng này? Thiết nghĩ, cần phải nâng cao tinh thần phê bình và tự phê bình. Đồng thời, thực hiện dân chủ sinh hoạt trong cộng đồng. Phê bình phải như một ngọn roi quất vào, gột rửa và hạn chế căn bệnh này. Phải biết tôn trọng sự thật, nói đúng sự thật. Chẳng hạn, ông huấn luyện viên Alfred Riedl - người có ấn tượng khá sâu đậm đối với người hâm mộ bóng đá Việt Nam, trong một lần trả lời Hãng thông tấn Pháp AFP nói: Bóng đá được cấu thành từ các câu lạc bộ. Các vị chủ tịch, các nhà quản lí, các huấn luyện viên và trước hết là các cầu thủ ở các câu lạc bộ cần phải nhìn lại mình trong gương mỗi khi đội tuyển thất bại. Nếu giải vô địch quốc gia tồi, chúng ta chỉ có thể có một đội tuyển quốc gia tồi. Tôi nghĩ rằng đây là một nhận xét chân tình, mặc dù người hâm mộ không mong muốn, nhưng dù sao đó là sự thật mà chúng ta phải bình tĩnh đánh giá - không thể khác được đâu!

suu tầm
Thêm
  • Like
Reactions: Macaronn001
581
1
3
Bất kì một tác phẩm văn chương nào cũng được hình thành trên sự thống nhất hữu cơ giữa tư tưởng và tình cảm. Giữa cảm xúc của trái tim và lí trí của bộ não. "Nếu tư tưởng trong các dạng thức khác - tác giả viết - làm cho đầu óc của con người ta sáng ra phân biệt được đúng sai, phải trái... thì tư tưởng nghệ thuật - tình cảm được tạo nên bởi cái đẹp - làm cho người ta say mê và làm theo!" Trách nhiệm của mỗi nhà văn luôn có ý thức lách sâu, chắt lọc những vỉa quặng của cuộc đời, kết đọng hạt ngọc tinh túy bên trong tâm hồn người. Những khía cạnh của đời sống cần anh ta khai thác và làm rõ, “ những sự thực” ở đời phải nhờ đến ngoài bút đầy sắc sảo, tinh túy đến từ anh ta,” làm công việc cảnh tỉnh nhân loại và báo hiệu trước tai họa”. Nhưng tất cả những chiều sâu lí tưởng đang nảy mầm bên trong bộ não của anh ta phải được hòa quyện, được ngấm ngầm bầu nóng của trái tim nếu không no sẽ trở thành thứ lí thuyết giáo điều, sáo rỗng, như cái loa phát thanh cho riêng anh ta. Và ngược lại, chỉ có giãi bày tâm tư, những xung đột hay cảm xúc thiết yếu sâu thẳm tâm hồn mình thì rất dễ trở thành thứ tình cảm mông lung, vô vị thay vì tác phẩm cho nhiều thời đại, cho ngàn thế hệ. Khác với đạo đức triết học, những con số của lịch sử hay địa lí, văn học nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng đi qua bờ sông của lí tính,cảm xúc rồi đổ ra biển cả nhân bản.Vừa đồng thời là “ nhà tư tưởng”, vừa là “ sự giãi bày và gửi gắm tâm tư”. Cáo tật thị chúng chính là bài thơ tồn tại trên sự thống nhất hữu cơ ấy. Nó mang một cốt cách, một quan niệm sống đẹp của vị Thiền sư đức trọng tài cao. Tư tưởng Phật giáo hoà quyện với chất thơ, tầm cao sâu triết lí đạo Phật được trang phục bằng lời thơ đẹp, giàu hình tượng và cảm xúc. Ấy là một tư tưởng về sinh lão bệnh tử, cách nhìn về cái chết, sự tan biến của loài người. Chính nó đã và đang dẫn lối bạn đọc, mở mang chiều kích tư duy về bản thể con người hay sự sống trên trái đất. Chẳng có gì biến mất, cũng chẳng có gì tự nhiên xuất hiện, chỉ có sự biến đổi từ dạng này sang dạng khác. Sự thay đổi chính là hiện tượng, sự miên viễn là vĩnh hằng. “Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết/ Ðêm qua sân trước một cành mai” Với thiền sư, chết không phải là biến mất hoàn toàn nơi cõi tạm mà là để hóa thân vào một kiếp đời khác, để tiếp tục được sinh sôi, nảy mầm. Chính cái nhìn đầy lạc quan, an nhiên trước cái chết ấy đã mang lại những ý tứ, triết lí sâu xa. Phải có cảm xúc yêu cuộc sống lắm, nhìn cuộc đời bằng con mắt thiết tha thì Thiền sư mới có thể khơi gợi vẻ đẹp trắng muốt của cành mai nở hoa buổi xuân tàn bên trong tâm hồn độc giả. . Một thứ cảm xúc bay bổng, một con mắt tinh tường nhìn đời với bao quyến luyến. Phải chăng khi đã đủ giác ngộ, trong chính những câu thơ Thiền của Mãn Giác Thiền Sư đã không băn khoăn về sự còn, mất, thăng trầm của bản thân, của vạn hữu vì chính trong sự biến thiên ấy, Ngài đã trực ngộ cái trường cửu bất diệt, không phải một thế giới hay một cái gì bất diệt ở ngoài cuộc đời hay bên kia cuộc đời, mà chính ngay trong cuộc đời này? Đến ngay cả bạn đọc, họ được khai sáng, được truyền tải một cách nhìn đầy độc đáo, khác lạ. Sự khác lạ ấy có thể mang tới sự thanh thản cho tâm hồn người, sự an nhiên suốt cả một đời và bình lặng mà đối diện với những biến thiên vô thường. Cảm xúc nhựa sống của Thiền sư nhiều bao nhiêu thì bạn đọc cũng tràn trề bấy nhiêu. Mảnh đất của tác phẩm được nhà thơ cày xới. Vun vén từ hạt giống của tư tưởng mà nguồn nước trong lành của cảm. Độc giả vừa thức tỉnh vừa say đắm lòng mình, vừa trăn trở trước điều anh ta gửi gắm những cũng được tắm đẫm trong cảm xúc dôi dào

Văn chương có thể gửi gắm,giãi bày qua ngôn từ nghệ thuật. Thơ ca có thể khai sáng nên những ý tứ quảng đại qua hàng hàng lớp lớp vỏ bọc chữ nghĩa. Nhưng nó không bao giờ có thể nói hết , kể hét những gì mình mong muốn truyền tải. Khoảng trống, khoảng trắng sinh ra để tạo nên sự “ lắng đọng ở ô nề”, để bạn đọc có cơi hội bước vào khám phá, khai thác thế giới nghệ thuật mà anh ta thiết lập nên. Thơ ca chỉ là bộ mã hóa kí hiệu mà độc giả khao khát được giải mã, anh ta cũng chỉ là kẻ sáng tác nghệ thuật thông qua các phương tiện biểu hiện khác nhau trên văn bản. Đặc biệt, từ ngữ hay chính xác là ngôn từ nghệ thuật vố có tính đa nghĩa, đa thanh, gợi hình,gợi cảm. Bản chất của thi phẩm là một cấu trức mời gọi, là sự xác lập chưa thông nhất giữa các chữ nghĩa luôn hối thúc bạn đọc phải đi vào sông trong thế giới nghệ thuật mà anh ta tạo nên. Nguyễn Văn Trung trong sách Lược khảo văn học cũng có ý tương tự khi viết: “Cái không viết ra là cái muốn nói lên.”. Với tác phẩm tuyên truyền có thể buộc phải nói rõ ràng rành mạch, phải kể sao cho hết những gì anh ta mong muốn truyền đạt nhưng văn chương nói chung và thơ ca nói riêng thì không. Đành rằng thơ ca thì luôn bị giới hạn trong khuôn khổ nhất định, câu chữ nhất định, nó sẽ chẳng cơ hội đễ phơi trải, diễn giải nhiều như tiểu thuyết thì càng phải dựng lên những khoảng trống khoảng trắng. Bất kì tác phẩm nào cũng thế thôi, đều có “ sự chông chênh giữa khả giải và bất khả giải”.Một quãng nghỉ như bức tranh thủy mặc để độc giả tĩnh tâm, lăng động lòng mình hơn, và thậm chí là ám ảnh về nó Thơ haiki – phải chăng một thể thơ được xem là ngắn nhất thể giới thì khả dĩ đã tồn tại những khoảng trống, khoảng trắng rất đặc biệt:

Từ bốn phương trời xa

Cánh hoa đào lả tả

Gợn sóng hồ Bina

Vạn vật đều chỉ là những nét chấm phá, gợi mở để bạn đọc liên tưởng đến những sự vật, hiện tượng khác nhau. Cánh hoa vốn mỏng manh thì làm sao có thể gợn sóng cả một mặt hồ sông lớn. Nhưng bởi có khoảng trắng nên người ta có thể liên tưởng trước mặt mình là khung cảnh của những mối tương giao màu nhiệm ấy. Một vũ trụ được thiết lập rồi lại tách thành các tiểu vũ trụ, rofip sẽ lay động đến nhau mặc cho khoang cách , sự dài rộng của thời gin. Nếu chỉ trên mặt, nó đơn thuần là miêu tả cảnh tượng bình thường thì đằng sau đó là cả trường liên tưởng với 17 âm tiết và được xếp 3 dòng theo thứ tự 5-7-5, sử dụng thành thạo nghệ thuật tương phản cũng gop phần biểu lộ, tạo dựng khoảng trắng. Khoảng trốn sinh ra để mang đến những cách lí giải khác nhau, sự trường tồn vĩnh cửu nhăm phụ họp với tầm tiếp nhận của mỗi người, Haiku cũng chẳng phải ngoại lệ. Bạn đọc còn có thể lí giải rằng từ bốn phương trời xa, nhà thơ nhìn hoa đào rụng xuống và chợt nhớ lại cảnh tượng trên hồ Bina, trên quê hương mình từng gắn bó.gợn sóng có dừng lại chỉ là tác động về sóng nước? Hay nó chính là gợn lòng, là những xáo trộn biến đổi. Sẽ chẳng có một đáp án cuối cùng cho qúa trình tiếp nhận hay lí giải khoảng trống ấy. Tùy vào cách đối diện với mỗi trang văn, đồng điệu của anh ta sẽ mang tới con mắt, cách cảm thụ mới mẻ, đa dạng mà khó lòng giống nhau. Có khoảng trống, khoảng trắng, văn học mới vươn tầm cao, mới không nhàm chán nhạt nhẽo mà luôn nỗ lực làm mới,đổi mới chính mình

Khoảng trống, khoảng trắng – sự bí ẩn mà tác giả để lại cho đời sau còn thấm đẫm trong lời thơ Nguyễn Bính. Người ta thấy thơ ông bình dị, chân quê nhưng là chất quê theo cách rất riêng rất lưng chừng, và rất dễ khiến cho ta phải băn khoăn, phải trăn trở đi tìm lời giải đáp cho những chỗ trống còn sót lại.

“Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”

Kết cấu câu nghi vấn đã gợi lên những trường liên tưởng cho độc giả, để lại một khoảng trống để độc giả tự do suy nghĩ, diễn giải. Hình ảnh cau, giầu ở đây không chỉ dừng lại ở sự vật đơn thuần. Nó đại diện cho sính lễ trong ngày đại trọng, thể như tình yêu hứa hẹn trăm năm, sự khăng khít gắn kết đến bền chặt. Cau thôn đoài là đại diện cho người con trai, đại diện cho tình cảm nhớ nhung và khao khát một cuộc hôn nhân viên mãn, trọn vẹn với người con gái. Liệu thôn nào là đại diện cho thôn Đông? Hay chỉ là sự lấp lửng, bỏ ngỏ để bạn đọc có thể tưởng tượng theo nhiều chiều hướng khác nhau. Khoảng trống, khoảng trắng đọng lại trên từng câu chữ, trong kết cấu câu hỏi, lưng chừng mà chưa có đáp án nào thoả đáng. Tuỳ vào mỗi vốn liếng thẩm mĩ khác nhau của chúng ta, trường liên tưởng sẽ đưa ta tự do bước trên câu thơ Nguyễn Bính, trên những dấu chấm lửng mà ông còn lỡ dở. Không nói hết, không nói trắng toàn vẹn, chỉ làm công việc khơi gợi nhưng sự khơi gợi đã đủ mang lại giá trị sâu sắc với tác phẩm. Sự bí ẩn sẽ được khám phá, khám phá nhờ vào tiềm thức
Thêm
SỰ HÒA HỢP GIỮA LÍ TRÍ VÀ CẢM XÚC TRONG VĂN CHƯƠNG
841
0
0
THƠ DUYÊN

Thơ Xuân Diệu thường quy chiếu thế giới thành hai hình mẫu tổng quát: Mảnh vườn tình ái và Sa mạc cô liêu. Trong “Thơ duyên”, hai hình ảnh này vừa tương sinh lại vừa tương khắc. Ở phía này, thế giới hiện ra như một mảnh vườn tình ái, trong đó vạn vật đang rạo rực đắm say, đang giao duyên tình tự, bao trùm lên là một bầu sinh khí ngập tràn ánh sáng và hơi ấm: “Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên, Cây me ríu rít cặp chim chuyền/ Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá/ Thu đến nơi nơi động tiếng huyền/ Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu/ Lả lả cành hoang nắng trở chiều”. Ở phía kia, thế giới lại hiện ra trong diện mạo một hoang mạc cô liêu, tất cả cứ như một cõi hoang vắng, sinh khí suy biến tiêu tán; tạo vật lẻ loi, lạnh lẽo, âu sầu “Mây biếc về đâu bay gấp gấp/ Con cò trên ruộng cánh phân vân/ Chim nghe trời rộng giang thêm cánh/ Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần”. Nếu mảnh vườn tình ái là thiên nhiên gợi tình, thì sa mạc cô liêu là thiên nhiên gợi buồn. Một đằng đánh thức dậy trong con người khát khao luyến ái yêu đương, một đằng lại đánh thức nỗi cô đơn cố hữu trong từng cá thể. Nhưng tịu chung lại, chúng đều dẫn lối cho con người đến một cái đích duy nhất: tình yêu! Bởi chỉ đến với tình yêu, con người mới được thoả mãn những khát khao tình ái, cũng chỉ đến với tình yêu mỗi cá thể mới vượt thoát khỏi nỗi cô đơn. Có thể nói, đó là 2 nguyên cớ chính để bén duyên cho những con người xa lạ. XD đã khéo giăng mắc trong thiên nhiên tạo vật hai sợi tơ tình như thế và sẵn sàng se duyên cho mọi lứa đôi. Mong ước của nhà thơ có gì ngoài biến lứa đôi từ chỗ vô tâm đến kẻ hữu tình, từ chỗ bạn bầy “đảo ngói” thành “anh-em”, từ chỗ sắc màu riêng lẻ đến một “cặp vần” – với ngầm ý không thể chia lìa và cũng không thể tách nhau. Như vậy, “Thơ duyên” là một vỡ lẽ, một khám phá về tơ duyên đã được nảy sinh như thế nào trên mặt đất này. Không phải tơ duyên hình thành từ kiếp trước một cách siêu hình theo quan niệm nhà Phật, mà chính lẽ đời đã se duyên cho họ. Đó là một quan niệm rất trần thế và cũng rất mực nhân văn của Xuân Diệu.

VỘI VÀNG

“Vội vàng” của XD được viết ra từ một cảm niệm triết học: ý thức về sự sống và phải sống như thế nào? Mở đầu bài thơ, thi sĩ thể hiện một ước muốn kì lạ: “tắt nắng”, “buộc gió” như muốn cưỡng chế lại qui luật tự nhiên, nhằm vĩnh viễn hoá cái đẹp cuộc sống vốn ngắn ngủi mong manh ở hiện tại. Tuy nhiên, cái ham muốn lạ lùng kia đã hé mở cho chúng ta một lòng yêu bồng bột vô bờ với cái thế giới thắm sắc đượm hương này: “Của ong bướm này đây tuần tháng mật…Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Thế giới này luôn được Xuân Diệu cảm nhận theo một cách riêng. Hãy xem cái cách mà XD diễn tả vồ vập về một thiên nhiên ở thì xuân sắc, một thiên nhiên rạo rực xuân tình. Nó hiện diện vừa như một mảnh vườn tình ái, vạn vật đang lúc lên hương, vừa như một mâm tiệc với thực đơn quyến rũ, lại vừa như một người tình đầy khiêu gợi. Xuân Diệu cũng hưởng thụ mâm tiệc ấy theo một cách riêng. Đó là hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ ái tình, yêu thiên nhiên mà thực chất là tình tự với thiên nhiên. Tuy nhiên, thực tế thì luôn phũ phàng. Ngay trong lúc “sung sướng” nhất nhưng “tôi lại vội vàng một nửa”, “tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Ở đây, chàng thi sĩ vốn nhạy cảm nhanh chóng nhận thức về tính hạn chế của thời gian và tuổi trẻ. “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua… Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”. Con người thời trung đại lấy sinh mệnh vũ trụ để đo đếm thời gian nên hình như họ yên trí với quan niệm thời gian tuần hoàn, với cái chu kì bốn mùa, cũng như cái chu kì ba vạn sáu nghìn ngày của kiếp người. Con người hiện đại lại lấy sinh mệnh cá thể làm thước đo nên họ sống với quan niệm thời gian tuyến tính. Thời gian như một dòng chảy vô thuỷ vô chung mà mỗi một khoảnh khắc qua đi là mất đi vĩnh viễn. Cho nên Xuân Diệu đã nồng nhiệt phủ định và nhận thấy “trong gặp gỡ đã có mầm li biệt”: “Mùi tháng năm đã rớm vị chia phôi”. Là người đã tiếp thu ở mức nhuần nhuyễn phép "tương giao" của lối thơ tượng trưng, Xuân Diệu đã phát huy triệt để sự tương giao về cảm giác để cảm nhận và mô tả thế giới. Ở đây, thời gian được cảm nhận bằng khứu giác: "Mùi tháng năm". Một chữ "rớm" lại cho thấy khứu giác đã chuyển thành thị giác. Nó nhắc ta nhớ đến hình ảnh giọt lệ. Chữ "vị" liền đó, lại cho thấy cảm giác thơ đã chuyển qua vị giác. Và đây là một thứ vị hoàn toàn phi vật chất: "vị chia phôi"! Cái tinh tế của Xuân Diệu nằm ở chỗ thi sĩ cảm thấy mỗi khoảnh khắc hiển hiện là mỗi phút giây đang cố lìa bỏ hiện tại để trở thành quá khứ. Thời gian đang chia tay với con người, chia tay với không gian và với cả chính thời gian nữa. Tựa như một phần đời của mỗi cá thể đang vĩnh viễn ra đi. Cho nên thi sĩ nghe thấy một lời thở than âm vang khắp sông núi: "than thầm tiễn biệt". Đối diện với thực tế phũ phàng ấy, thi sĩ làm gì? Không như Vũ Hoàng Chương, trốn chạy trong thế giới trụy lạc, XD lựa chọn cách ứng xử tích cực: sống vội vàng, gấp gáp. Nếu chọn một đoạn thơ trong đó cái giọng sôi nổi, bồng bột của Xuân Diệu thể hiện đầy đủ nhất, thì đó phải là đoạn cuối bài thơ này. Ta cảm nghe thấy giọng nói, nhịp đập con tim ham hố, khát thèm cuộc sống của Xuân Diệu trong đoạn thơ ấy. Ông đứng giữa trần gian, dang rộng vòng tay, nới rộng tâm hồn để ôm cho kì hết, cho cùng khắp mọi cảnh sắc mơn mởn trinh nguyên nơi trần thế. Điệp ngữ:"Ta muốn" lặp đi lặp lại với mật độ dày đặc và các động thái yêu đương mỗi lúc một mạnh mẽ, mãnh liệt, nồng nàn: ôm - riết - say - thâu - cắn. Hành động như vậy là để cuối cùng đạt được trạng thái hưởng thụ thoả thuê: chếnh choáng - đã đầy - no nê, ta thấy Xuân Diệu như một con ong hút nhuỵ đã no nê đang lảo đảo bay đi, lại thấy thi sĩ như một tình lang trong một cuộc tình men say chếnh choáng. Như vậy, với XD, Sống là cả một hạnh phúc lớn lao kì diệu. Mà sống là phải tận hưởng và tận hiến! Đời người thì ngắn ngủi, thời gian như thoi đưa, cái chết hiện hữu như là kết cục không thể tránh khỏi mai hậu, vì vậy cần tranh thủ sống, sống hết mình, sống đã đầy, chớp lấy từng khoảnh khắc, chạy đua với thời gian. Ý thức ấy luôn giục giã. Thế là, Vội vàng chính là cách duy nhất để đến với hạnh phúc, là chính hạnh phúc và dường như cũng là cái giá phải trả cho hạnh phúc! Xuân Diệu quả đã mang trong mình nguồn sống trẻ. Xuân Diệu là thi sĩ của nguồn sống trẻ. Ta hiểu vì sao, khi Xuân Diệu xuất hiện, lập tức thi sĩ đã thuộc về tuổi trẻ!

ĐÂY MÙA THU TỚI

Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của đất trời. Mùa thu vốn là một nguồn đề tài rạt rào cho những tâm hồn thi sĩ đa sầu đa cảm từ cổ chí kim. Mỗi thi sĩ thường có một cách cảm nhận riêng: Nguyễn Du thấy thu về trong sắc đỏ lá phong, Lưu Trọng Lư nghe thấy tiếng thu trong tiếng lá kêu xào xạc, Nguyễn Đình Thi nhận ra thu trong làn hương cốm mới, Trần Đăng Khoa lại biết thu về khi hoa cau rụng vào những thoáng heo may..., nhưng với XD, cảm hứng về mùa thu là cảm hứng nghiêng về thời gian. Và theo bước đi của thời gian, mùa thu về dần lộ rõ dáng vẻ của nó, các trạng thái sự vật ngả dần sang thu, đất trời cứ thu dần, thu dần để rồi thu hẳn. Dấu hiệu chuyển giao mùa thu bắt đầu với dáng liễu “đứng chịu tang”. Đó là lúc thi sĩ biết rằng mùa thu đã hiện diện ở xứ sở này. Hành trình xâm lấn của mùa thu, từ đó, dường như cứ loang dần ra khu vườn, rặng núi, dòng sông, tầng trời... và cuối cùng, nó xâm chiếm lòng người. Mùa thu tới, cảnh sắc cũng theo đó phôi pha. Sắc lá rũa phai đi, cành nhánh gầy guộc đi, trăng ngẩn ngơ đi, dáng núi nhạt nhoà hơn, sông vắng vẻ hơn, khí trời lạnh lẽo hơn, lòng người u sầu hơn... Khi thiếu nữ cũng "buồn không nói, tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì", ấy là lúc mùa thu đã làm xong phần việc của nó: chuyển toàn bộ xứ sở này thành thu. Như thế, hành trình của mùa thu cũng chính là trình tự cấu tứ của Đây mùa thu tới. Cái đặc biệt nhất có lẽ là những phát hiện tinh vi và biết biểu đạt những phát hiện đó của thi sĩ bằng ngôn ngữ tiếng Việt theo một lối nói rất Tây. Chẳng hạn, chỉ với một chữ "rũa" mà đã có thể lột trần được bộ mặt của kẻ luôn nhạy cảm với mọi biến thái trong hồn người và hồn tạo vật. Có người đã hiểu đây là chữ "rữa", nhưng “rữa” là từ diễn tả sự phân huỷ của xác lá. Còn thi nhân lại muốn diễn tả sự phôi pha trên màu lá. Nói về sự chuyển màu trên thảo mộc cỏ cây, Nguyễn Du từng viết:

Người lên ngựa kẻ chia bào

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san

Nguyễn Bính cũng nói:

Ngày qua ngày lại qua ngày

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng

Hay Tố Hữu cũng phát hiện tinh tế:

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Bốn chữ “rũa”, “nhuốm”, “nhuộm”, “đổ” đều muốn diễn tả khoảnh khắc chuyển màu của lá để sang thu nhưng "nhuốm" là mới bắt đầu, đang diễn ra, chưa hoàn kết; "nhuộm" là đã kết thúc, hoàn tất, "đổ" lại nhấn mạnh sắc thái mau lẹ. Còn với chữ “rũa”, thi sĩ phát hiện thấy sự phôi pha trong từng hạt diệp lục. Nếu màu xanh thuộc về mùa hạ, thì màu đỏ là mùa thu. Trên từng chiếc lá, thu về và đương tranh chấp với mùa hạ. Màu đỏ lấn tới đâu làm màu xanh phôi pha tới đó. Mùa thu lan tới đâu, mùa hạ lùi bước tới đó. "Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh", câu thơ như đã thu nhỏ cả cuộc đổi mùa lớn lao vào một góc vườn, vào từng chiếc lá đang phai. Như vậy, trong cảm quan của XD, thiên nhiên cũng như một giai nhân đầy nhan sắc. Dù thời kì rực rỡ hoàng kim thuộc về mùa xuân nhưng cái tàn phai trong mùa thu của giai nhân ấy vẫn cứ kiêu sa, đài các, lộng lẫy và nó gieo vào hồn người nỗi cô đơn, nỗi buồn chất chứa, tái tê.

TỎA NHỊ KIỀU

Trên đời này, cái đáng sợ nhất cho cuộc đời mỗi con người không phải là cái nghèo, cái đói hay cái khổ, mà chính là sự nhạt nhòa vô vị của cuộc sống. Sống mà không có lấy một cái gì để chờ đợi và hi vọng, để yêu thương và giận hờn, để khổ đau và hạnh phúc, thì sao có thể gọi là sống? Viết truyện ngắn ý tưởng “Tỏa nhị Kiều” với trung tâm cảm xúc của “tôi” đặt lên lối sống của 2 cô Quỳnh và Giao, Xuân Diệu đã ngầm truyền đạt đến người đọc một mệnh đề đã được ông bày tỏ rất nhiệt tình trong thơ: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối/ Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm” (Giục giã). Đã từng “bỏng lưỡi” hay “đau răng vì uống tham lam vào suối mặt trời, ăn hăm hở vào trái mùa xuân”, cũng từng “uống tình yêu đến dập cả môi”, làm sao thi sĩ của niềm ham sống mãnh liệt ấy có thể chịu đựng được một lối sống nhàng nhàng, có mà như không. Nơi ấy thế giới là dãy phố không một chút sinh khí, nhà cửa ngẩn ngơ, con đường không rộng cũng không hẹp, ánh đèn không sáng cũng không tối, đồ đạc không nhiều không ít, gia cảnh không giàu cũng không nghèo,… Nơi ấy lại có sự cư ngụ của những cái bóng uể oải, dật dờ, những pho tượng không trọng lượng, ngẩn ngơ, trống rỗng. Đặc biệt, hình ảnh hai nàng Kiều Quỳnh và Giao: không xinh, không xấu, không ngây thơ mà chỉ ngây ngây thơ thơ, không vui, không buồn, k làm, k nói, k hi vọng, k ngổ ngáo cũng chẳng từ bi, chỉ có duy nhất hiền lành, suốt ngày ngồi trên trường kỉ “chờ đợi một cái gì không xảy đến”… Lối mô tả cái phủ định lặp đi lặp lại tạo nên một nhịp điệu chán ngán, mệt mỏi. Tất cả những cái “không” làm rõ nét cái lưng chừng, lỡ cỡ của các sự vật và nhân vật. Ở đây, tác giả không đánh giá nhân vật ở góc độ đạo đức, luân lí hay thẩm mĩ, mà đơn giản chỉ là một tiếng thở dài về cái vô nghĩa của sự tồn tại. Nhìn 2 nàng Kiều, “Tôi” liên tưởng đến những đồ vật và loài vật: hột cơm, hai cái cây, 2 cánh đồng, 2 con vật ngẩn ngơ giữa rừng lạnh khi chiều buông lưới. “Tôi” lại liên tưởng đến nhịp sống, điệu sống của những người già cả. Tệ hơn, họ còn k được như ng già bởi họ còn k ý thức được về cái đơn điệu tẻ nhạt đó. “Tôi” mong ước giá họ đừng chỉ có hiền lành, “Tôi” sẽ cười nếu thấy họ đàng điếm, hung dữ, trơ trẽn, lẳng lơ, có nghĩa là một chút phản ứng sinh động lại với “cuộc đời cũng đìu hiu như dặm khách”, cũng nghĩa là chỉ ước được thấy hai cô có được sự bứt phá, vươn lên. Giận và thương hai cô Kiều, Xuân Diệu đã bày tỏ xót thương cho bao nhiêu kiếp người dễ dàng thỏa hiệp với Ao đời bằng phẳng ngoài kia. Trình bày ý tưởng bằng hình thức phản đề, tác giả lay thức những con người trót đánh rơi niềm hạnh phúc kì diệu của mình là được “sống”. “Tỏa nhị Kiều” gây cho ta một cảm giác nghèn nghẹn ở lồng ngực. Ta trân trọng những cảm xúc đầy tính nhân văn của nhà thơ và hình như cũng cảm thấy rằng cần chỉnh đốn cái tôi một cách mạnh mẽ, sống làm sao cho có bản sắc, cá tính, có ý nghĩa, sống hết mình với cuộc đời này, đem tất cả tài năng và tâm huyết của mình đốt lên ngọn lửa chói lọi làm rạng rỡ cho đời, giống như ngọn núi Hi Mã Lạp Sơn: “Cao vút thẳm giữa muôn ngàn đỉnh núi/ Ta là một, là riêng, là thứ nhất/ Không có chi bè bạn nổi cùng ta”.



PHẤN THÔNG VÀNG

Truyện ngắn là một bức thông điệp ý nghĩa, đồng thời cũng khẳng định thêm tuyên ngôn về tình yêu đã được nói đến rất nhiều trong thơ của Xuân Diệu: xem tình yêu là “phần ngon nhất của cuộc đời”, thi sĩ bộc lộ niềm khát khao yêu đương rạo rực cho thỏa nỗi khát thèm. Cốt truyện được xây dựng rất mờ nhạt, chủ yếu là những dòng cảm xúc của một chàng họa sĩ buồn rầu sau 3 lần thất bại trong tình yêu. “Lòng chàng đương mệt mỏi và trống không như một tòa lầu bị cướp”. Nhưng bên cạnh mạch cảm xúc còn là mạch luận lí. Hành trình vô tình lạc vào rừng thông với phấn thông vàng nhuộm lên trong nắng cũng là hành trình họa sĩ nhận thức được ý nghĩa của tình yêu. Cũng giống như “phấn thông vàng không gặp hoa cái thì phấn cũng đã làm lộng lẫy không gian. Sự phung phí đã thành mĩ thuật. Phấn thông vàng không hề uổng công”, chàng cảm thấy tình yêu của mình sau 3 lần hay trăm lần thất bại cũng không hề phung phí. Hiểu được điều đó, lòng chàng bỗng vui trở lại. Chàng nghĩ rằng mình sống là để cho đi, để cống hiến cho đời những cái hay, cái đẹp – cho dù không phải ai cũng sẵn sàng đáp lại. Từ cảm giác “mất trắng”, chàng trai đột nhiên yêu đời như có được tất cả. Ấy là do chàng đã tìm thấy lẽ sống của đời mình. Đó là yêu. Không chỉ bởi bài học từ phấn thông vàng, họa sĩ cũng nhận thức được khi không có tình yêu, “tranh chàng vẽ dẫu đẹp, song không có tinh thần sự sống, sắc màu không hồi hộp niềm yêu”. Bởi vậy, giải pháp duy nhất của chàng chỉ có thể là tiếp tục yêu say đắm, cuồng nhiệt thêm trăm nghìn bận nữa, “miễn lòng chàng yêu; miễn tình chàng đẹp” bởi “cuộc đời, nhờ bọn đa tình, sẽ kém bề hững hờ nhạt tẻ...” hơn. Qua đó, ta bỗng nhìn rõ chân dung kẻ “tù nhân chung thân” của chữ Tình như Chu Văn Sơn khẳng định về Xuân Diệu. Với ông, yêu là một hành động sống, là cách để tồn tại, là cách để làm rộn ràng ấm nóng lên cái “cuộc đời cũng đìu hiu như dặm khách”. Vì vậy, dẫu thừa biết “yêu là chết ở trong lòng một ít”, dù “nước đổ lá khoai”, thi sĩ vẫn lao vào như tự nguyện được cuốn theo cái guồng máy vận hành sự sống ấy: “Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ không thương một kẻ nào” (Bài thơ tuổi nhỏ).
Thêm
Bình Thơ, Văn Xuân Diệu
497
0
0
Đề: Mỗi người viết trẻ hôm nay là một “người chữ”, nên đều trình diện mình dầy bản lĩnh tự tin với phông nền văn hóa văn chương triết mỹ vững chắc. Họ hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa…Họ xác tín định nghĩa rằng phàm những tác phẩm lấy tự thân mình làm mục đích, chứ không làm công cụ, thì đó là văn học; rằng phàm cái không mang tính chức năng sứ mệnh, chỉ cốt thỏa mãn nhu cầu văn hóa thẩm mỹ, thì đó là văn học… Họ nỗ lực đột xuất mình lên để không chỉ thêm vào bức tranh văn hóa một sắc gam mới, mà còn là một sức sống mới.


MB
TB:
  • Giải thích:
  • “người chữ”: con người nghệ sỹ, sáng tạo nghệ thuật chứ không phải là con người xã hội, chính trị,…
  • đều trình diện mình dầy bản lĩnh tự tin với phông nền văn hóa văn chương triết mỹ vững chắc… Họ hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa: tư cách của người viết trẻ, là những người nghệ sỹ ngôn từ, có bản lĩnh, tự tin, có phông nền tri thức, văn hóa,…+ những người viết trẻ khao khát và có khả năng làm nên những điều khác biệt, mới mẻ
  • Quan niệm mới về văn học của những người viết trẻ: Nếu những tác phẩm lấy tự thân mình làm công cụ, chức năng sứ - tức là những tác phẩm nghệ thuật chỉ được sáng tác nhằm mục đích chính trị, như cái loa phát thanh cho tư tưởng giai cấp nào đó để hướng đến phục vụ cho một tầng lớp chính trị thì không phải là văn chương nghệ thuật>< Những tác phẩm lấy tự thân mình làm mục đích, cốt thỏa mãn nhu cầu văn hóa thẩm mỹ, thì đó là văn học: tức là những tác phẩm đề cao tính nghệ thuật, tự thân nó mang những giá trị riêng, những lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp.
  • Ý kiến muốn nói đến tư tưởng, suy nghĩ đổi mới của những người viết trẻ về một tác phẩm văn học đích thực: văn chương đích thực không phải là công cụ, không hướng đến thực hiện sứ mệnh, chức năng chính trị, đạo đức, để tuyên truyền hay làm vũ khí. Nó phải hướng đến những giá trị tự thân mang tính văn hóa, thẩm mĩ- tức giá trị nghệ thuật.
  • Bàn luận
Ld1: “Mỗi người viết trẻ hôm nay là một “người chữ”, nên đều trình diện mình dầy bản lĩnh tự tin với phông nền văn hóa văn chương triết mỹ vững chắc. Họ hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa… “ và “Họ nỗ lực đột xuất mình lên để không chỉ thêm vào bức tranh văn hóa một sắc gam mới, mà còn là một sức sống mới.”

  • Văn học phải cách tân trong quan niệm, tư duy nghệ thuật, thay đổi phù hợp vs thời đại. Bất kể tpvh nào, nhà văn cũng luôn bám sát thời đại mình trên hành trình sáng tạo. Thời đại luôn biến chuyển nên người nghệ sĩ buộc phải thích ứng với xã hội mình, phải viết khác đi để phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ, nhu cầu cao của bạn đọc như hiện nay.
  • Tư chất nghệ sỹ: người nghệ sỹ luôn mang tư duy đổi mới, cách tân không ngừng.
  • So sánh với người viết cũ/xưa: Nếu văn học trước đó đề cao con người cộng đồng, xã hội. Thì văn học sau này đã được cởi trói, người viết trẻ lúc này không còn mang trên mình trách nhiệm của chính trị, mà họ được trở thành một người nghệ sỹ thực thụ. Họ được thoải mái phô bày vốn kiến thức văn hóa, xã hội của mình.
D/c: điểm qua nhà văn, nhà thơ của thời chiến và thời hậu chiến.



Ld2: Họ xác tín định nghĩa rằng phàm những tác phẩm lấy tự thân mình làm mục đích, chứ không làm công cụ, thì đó là văn học; rằng phàm cái không mang tính chức năng sứ mệnh, chỉ cốt thỏa mãn nhu cầu văn hóa thẩm mỹ, thì đó là văn học…

- Văn chương đích thực không nhằm làm công cụ hay mang tính chức năng, sứ mệnh

+ Đành rằng văn học là hình thái ý thức xã hội đặc thù, phản ánh tồn tại xã hội. Nó mang chức năng nhận thức, giáo dục, phản ánh và cải biến xã hội-> cũng thực hiện những chức năng, sứ mệnh đối với lịch sử, chính trị. DC: bài thơ tỏ lòng, tỏ chí; tác phẩm văn học cách mạng 45-75…

Nhưng nếu sa vào công cụ hay hướng đến sứ mệnh chính trị, lịch sử, đạo đức… thì văn chương sẽ:

+ Người nghệ sỹ sáng tác nghệ thuật là để thể hiện tư tưởng, suy nghĩ , cách nhìn của mình về cuộc đời, về con người. Nhưng nếu văn chương chỉ đóng vai trò như một công cụ, là cái loa phát thanh tư tưởng chính trị thì tác phẩm sẽ trở nên khuôn mẫu, sáo mòn, chỉ tác động về mặt tư tưởng, đạo đức, chỉ hướng đến phản ánh và cải tạo xã hội mà quên đi tính nghệ thuật, thẩm mĩ

+ Tư chất của người nghệ sỹ: Một nhà văn không thành thực không bao giờ trở thành một người nghệ sỹ chân chính. Văn học không thể chấp nhận và không bao giờ chấp nhận những lọc lừa trí trá của nhà văn. Do đó, những tác phẩm chỉ lấy tự thân mình làm công cụ, chức năng sứ mệnh thì ắt sẽ đánh mất đi sự thành thực. Bởi, khi đó, người nghệ sỹ cầm bút chỉ để viết cho chính trị, lo việc che chắn. Họ xoay trở, vặn vẹo cây bút, làm động tác giả để được yên ổn tồn tại. Lâu dần, nhà văn phải viết theo kiểu “ca ngợi một chiều”, một lối văn minh họa”.

+ Văn chương từ lâu đã trở thành nơi để người nghệ sỹ kí thác nỗi lòng, giải tỏa cảm xúc thầm kín, riêng tư. Do đó, nếu văn chương chỉ được xem như là công cụ mang chức năng sứ mệnh chính trị thì nó đó là thứ văn phi nghệ thuật. Người nghệ sỹ lúc này đã mất sự tư do ngay trước trang giấy trắng của mình. Lúc đó, người cầm bút sẽ không thể thăng hoa trong sáng tạo mà bị kìm hãm, kìm kẹp bởi mục đích chính trị.

+ Công cụ hay sứ mệnh chỉ mang tính nhất thời, phù hợp với một giai đoạn lịch sử, với một lớp người-> đề cao tính chức năng, sứ mệnh với lịch sử, xã hội thì dễ triệt tiêu this nhân loại. Khi tác phẩm hoàn thành xong sứ mệnh của mình thì sinh mạng của nó chấm dứt. Nó không thể tồn tại lâu dài

Dẫn chứng: văn chương Nguyễn Đình Chiểu tải đạo, ngôn chí, hướng đến số đông -> ngôn từ, hình tượng nghệ thuật thiếu sự trau chuốt, gọt dũa. Nhiều đoạn giống như lời wan tiếng nói hàng ngày nôm na, dễ dãi

Dẫn chứng: những hạn chế của văn học cách mạng: tuy hoàn thành tốt chức năng cổ vũ, tuyên truyền cách mạng nhưng phản ánh hiện thực một chiều theo chiều hướng tô hồng; đề tài cũ mòn; cách viết, cách kết cấu tác phẩm có phần đơn điệu.





- Văn chương đích thực chỉ lấy tự thân mình làm mục đích, cốt thỏa mãn nhu cầu văn hóa thẩm mĩ

+ Khi tác phẩm lấy tự thân mình làm mục đích -> nó sẽthoát khỏi sự trói buộc của trách nhiệm phản ánh, của chính trị, của những nguyên tắc đạo đức mà giai cấp áp dặt để đầu tư hơn vào việc tìm kiếm đề tài mới lạ, độc đáo + ngôn ngữ được trau chuốt, gọt dũa + hình tượng nghệ thuật….-> mang tính nghệ thuật

+ Khi lấy tự thân làm mục đích và hướng tới nhu cầu văn hóa thẩm mĩ-> nhà văn được tồn tại với tư cách là người chữ- anh ta được thỏa sức sáng tạo với ngôn từ + bộc lộ cá tính, phong cách riêng của mình, được tự do bộc lộ quan điểm, được viết về những điều yêu thích->Chỉ khi được giải phóng, nhà văn mới tự do phát huy sở trường, mới có thể tạo nên được dấu ấn, bản sắc riêng

+ Khi tác phẩm lấy mình làm mục đích thì nó sẽ chạm tới những vân đề của nhân loại, ở mọi thời kì, giai đoạn lịch sử -> trường tồn

+ Một trong những chức năng quan trọng của tác phẩm văn học là chức năng thẩm mĩ- mang đến cho con người cảm xúc về cái Chân – Thiện – Mỹ. Văn học là nghệ thuật của cái đẹp. Do đó, chức năng hàng đầu của văn học chính là thỏa mãn nhu cầu văn hóa thẩm mỹ. Phan Bình Kế từng nói: "văn là vẻ đẹp, chương là vẻ sáng. Lời của người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp vẻ sáng cho nên gọi là văn chương".

+Người đọc khi tìm đến tác phẩm văn chương thì mối quan tâm hàng đầu là: sự mới mẻ, độc đáo, hấp dẫn trên cả nội dung và hình thức nghệ thuật + thỏa mãn nhu cầu thâm mĩ chứ không tiếp cận tác phẩm văn chương như một bài học đạo đức/xã hội học…-> đòi hỏi tác phẩm phải có sự tìm tòi, phát hiện, sáng tạo về nội dung + trau chuốt về hình thức= hoàn thiện.

Cánh đồng bất tận – Nguyễn Ngọc Tư => chân lý tình thương

Bộ 3 Kiếm sắc – Vàng lửa – Phẩm tiết=> giải thiêng lịch sử. Nếu trước đó, người ta ca ngợi hình mẫu anh hùng lớn lao thì NHT lại đi sâu vào bản năng, hình ảnh con người đời thường
KB : Khái quát lại
Thêm
  • Like
Reactions: Haneul
455
1
0
TRĂNG TỰ TỬ

Trăng tự tử là thi phẩm thể hiện sâu sắc trạng thái hoảng loạn khôn cùng của con người khi vừa bị đày ải trong thế giới lạnh lẽo cô liêu, vừa nhận thức được sự ra đi vĩnh viễn của cái đẹp. “Lòng giếng lạnh” là một liên tưởng thực đến ám ảnh, nơi đó âm u, không ánh sáng, lạnh lẽo và đượm mùi tử khí. Nơi đó giam cầm và nuốt chửng mọi thứ: mùa thu, âm dương tụ họp, mây ngừng lại, nuốt ực bao la, vì sao rơi rụng… và cũng nuốt chửng cả trăng lẫn con người như một kiểu chôn sống! Với hình ảnh liên tưởng này, dường như thi nhân cảm nhận rõ nét cái chết đang đến rất gần. Khoảng trống nho nhỏ của miệng giếng chỉ đủ để nhân vật bị nhốt trong đó ý thức được mình đang thuộc về cõi âm, thuộc về cái chết, đủ để nhân vật trữ tình hoảng loạn. Những hoang tưởng hoảng loạn mạnh đến mức xâm nhập, chuyển hoá thành cảm giác thực, con người không còn kiểm soát được đâu là hiện thực, đâu là chiêm bao, mình đang sống trong cõi trần như bao người khác hay mình bị giam cầm trong lòng giếng lạnh? Cho nên thi sĩ mới trấn tĩnh “để nghe, à để nghe” và như một phút lóe lên hiếm hoi của nhận thức tỉnh táo, những giai âm thân thương của cõi đời (trai gái tự tình bên miệng giếng) như vẫy gọi ông đương mê man trở về thực tại. Từ đây, tâm lí hoảng loạn cuồng nộ khiến nhân vật trữ tình không kiểm soát được hành vi và nhận thức của mình nữa. Thi sĩ bật lên tiếng kêu thảm thiết: “Loạn rồi! Loạn rồi, ôi giếng loạn/ Ta hoảng hồn, hoảng vía, ta hoảng điên” cùng hành động rồ dại: “Nhảy ùm xuống giếng vớt xác trăng lên”. Thế nhưng, nhận thức quá muộn màng. “Trăng” chỉ còn là “xác trăng”. Sự vận động từ “trăng” đến “xác trăng” đã hoàn tất quá trình tự tử của nó. Hình ảnh cuối thi phẩm đậm chất siêu thực: Trăng - cái đẹp tinh khiết, trinh nguyên. Tử thi trăng khiến cái tôi trữ tình chợt tỉnh, nhận ra cái chết không thể cứu vãn của cái đẹp, và thi sĩ rơi vào hẫng hụt. Đó là khoảng hẫng sau hoảng loạn, là sự đau xót tột độ trước cái đẹp mãi mãi ra đi, sự sống con người bị tận diệt. Điều bài thơ Trăng tự tử thể hiện không phải là cái chết, mà là giai đoạn khủng hoảng trước cái chết. Nơi ấy là một cõi dương mà âm khí bao phủ. Nơi ấy chỉ có buồn thương, oán hận. Hàn bị nhốt trong cõi sâu hun hút ấy, như bị ngợp trong một cảm giác rợn lạnh đến ghê người! Phải chăng thi sĩ đã diễn tả một cách chân thực cái cảm giác “lưỡi hái tử thần đã huơ lạnh sống lưng” từ bi kịch đau đớn của chính cuộc đời ông.





MÙA XUÂN CHÍN

Bài thơ có một nhan đề rất đằm thắm: “Mùa xuân chín”, phải chăng nó đã gợi hướng cho người đọc hình dung về một bức tranh xuân nồng nàn, tươi thắm ở cái giai đoạn đỉnh điểm nhất. Thật vậy, Mùa xuân bắt đầu chín dần với những dấu hiệu: "Trong làn nắng ửng khói mơ tan/ Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng/ Sột soạt gió trêu tà áo biếc/ Trên giàn thiên lí bóng xuân sang". Điều đáng nói là tác giả đâu chỉ gợi cái sắc xuân mà còn gợi cái tình xuân. Tình dậy lên bên trong và phát lộ thành cảnh sắc bên ngoài. Khi xuân chín, nắng vàng ửng lên, mái nhà tranh lấm tấm vàng thêm, gió sột soạt trêu tà áo, giàn thiên lí đổ bóng xuân xanh… Đó đâu chỉ đơn thuần là bức tranh thiên nhiên nữa mà đã là cái đẹp ái tình của nàng xuân hay của một người thiếu nữ tràn ngập xuân tình. Và dấu hiệu chín nhất của mùa xuân, phải kể đến là tiếng hát tình tứ của bao cô thôn nữ trên đồi. Đoạn thơ dồn dập âm thanh “vắt vẻo”, “hổn hển”, “thầm thì”, “ý vị”, “thơ ngây” là các cung bậc của tiếng hát tạo sự chuyển đổi cảm giác rất mực tinh tế. Tâm hồn thi sĩ như ngất ngây thêm. Rõ ràng đã có một độ chín nhất của tuổi xuân, tình xuân. Thế nhưng, nghịch lí thay, đỉnh điểm cũng là giao điểm. “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”. Giờ xuân chín cũng là giờ xuân mãn. Xuân chín cũng là chấm dứt xuân. Nó chấm dứt vào cái ngày cuối cùng của quãng đời thiếu nữ. Và dấu mốc nhận thấy sự chuyển biến rõ rệt đó là “Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”. Cô gái đi lấy chồng! Từ đây, ta phải xác lập một từ ngữ chính xác hơn: hậu xuân chín. Qua cái thời điểm đẹp nhất, nắng chuyển thành “chang chang”, gay gắt trên những bờ sông trắng. Còn cô thôn nữ không còn hát trên đồi, cô trở thành chị gái gánh thóc giữa trời nắng. HMT với con mắt của một người lữ khách qua gặp lúc mùa xuân chín, ông không chỉ trầm trồ trước cái đẹp rực rỡ, tươi thắm, mà còn nuối tiếc, hụt hẫng vì mùa xuân sẽ trôi qua mau, tuổi xuân đời người có thì, tuổi xuân của đời con gái lại còn ngắn hơn nữa. Sự việc đi lấy chồng của người con gái như là một sự mất mát không gì sánh được. Cái “sực nhớ” của thi sĩ cũng là một dự báo se lòng về hậu xuân chín. Hôm nay họ là những người con gái ngây thơ, trong trẻo, ngày mai họ sẽ phải gánh vác cuộc sống vất vả, lam lũ trên vai. Cái nắng chang chang chắc chắn sẽ làm tiêu tan cái “nắng ửng” trên gò má thiếu nữ ngày nào. Và như vậy vui sướng chỉ là thoáng qua, nhọc nhằn mới là vĩnh viễn. Hiếm có bài nào HMT thơ mộng đến vậy, nhưng rồi ta cũng ngỡ ngàng nhận ra trong thi sĩ vẫn là một cái tôi thống nhất: yêu đời, yêu cuộc sống nhưng vẫn sớm hụt hẫng vì cái bất hạnh của cuộc đời, cái hữu hạn của cái đẹp và đời người.





ĐÂY THÔN VĨ DẠ

Tương truyền ĐTVD được khơi gợi từ mối tình đơn phương của HMT với cô gái thôn Vĩ Hoàng Thị Kim Cúc. Vì vậy, người ta thường cho rằng cảm hứng chủ đạo của bài thơ là tình yêu đơn phương chân thành nhưng mặc cảm chia lìa, xa cách. Tuy nhiên, dựa trên mạch cấu tứ của bài thơ, đây còn là lời tỏ tình với cuộc đời của một niềm tha thiết đến đau thương, một tình yêu mãnh liệt mà vô vọng. Cấu tứ của bài thơ được kết nối bởi 3 câu hỏi không có lời giải đáp vang lên ở mỗi khổ. Câu hỏi đầu tiên là một lời mời, cũng có thể là một lời trách cứ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Câu hỏi gợi lên sự gắn bó, thân thuộc, nhắc nhở về một việc cần làm: thăm lại chốn cũ, cảnh xưa. Tại sao phải thăm? Bởi thôn Vĩ – nơi có người Tử thương – đẹp đến nao lòng: “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên/ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Cái nắng đầu tiên của một ngày mới trên hàng cau, khu vườn xanh như một viên ngọc lớn, người con gái hiền hậu lấp ló sau lá trúc che ngang... là “chốn nước non thanh tú” với vẻ đẹp tinh khôi, cao sang, quý giá trong niềm yêu trần thế dâng trào của thi sĩ. Nhưng cách đẩy cái đẹp lên mức tột đỉnh, “quá ngưỡng” ấy cũng là cách thi nhân bày tỏ một cảm giác đau thương: Tử không còn cơ hội nào để trở về Vĩ Dạ nữa. Vậy nên, câu hỏi thứ 2 xuất hiện như một sự níu kéo tuyệt vọng cuối cùng của nhà thơ: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?”. Trong cơn bấn loạn, lòng vội vàng, gấp gáp, “trăng” như một nơi bám víu duy nhất, một cứu tinh mỏng manh. Lòng người đã thế thì sao thiên nhiên còn có thể tinh khôi, trong trẻo được nữa, thế giới ánh sáng đã chuyển thành bóng tối âm u. Vạn vật đang lìa bỏ nhau và dường như cũng lìa bỏ cả con người: “Gió theo lối gió, mây đường mây/ Nhìn nắng hàng cau hoa bắp lay”. Từ “kịp” đã diễn tả một cách chuẩn xác cả 2 sắc thái: Hi vọng và Tuyệt vọng. Nếu trăng về kịp, đó sẽ là sự xoa dịu phần nào linh hồn cô đơn của cô cung nữ bị số phận oan nghiệt đày vào lãnh cung. Nhưng nếu không kịp, kẻ bị số phận bỏ rơi sẽ hoàn toàn lâm vào tuyệt vọng, vĩnh viễn đau thương. Quỹ thời gian đang vơi đi từng giờ khắc, cuộc chia lìa vĩnh viễn đã sát gần. Nếu Xuân Diệu tìm cách tận hưởng tối đa phút giây hạnh phúc của tuổi trẻ, thì HMT chỉ mong tối thiểu được sống thôi đã là hạnh phúc rồi. Tưởng như đó đã là đỉnh điểm của bi kịch thân phận, nhưng không, câu hỏi thứ ba mới là cú hạ gục cuối: “Ai biết tình ai có đậm đà?”. Ta biết rằng trong thơ HMT vốn tách biệt 2 thế giới: Ngoài kiaTrong này, thi sĩ tự xếp mình vào thế giới trong này đau đớn, mặc cảm, bi thương. Nhưng Tử vẫn khát thèm thiên đường trần gian một cách mạnh mẽ. Vậy nên, một lần nữa, thế giới ngoài kia lại xuất hiện một cách mời gọi: “Mơ khách đường xa, khách đường xa/ Áo em trắng quá nhìn không ra”. Người con gái với sắc áo trắng tinh khôi là ao ước thường trực, triền miên trong cơn mê của thi sĩ. Nhưng có giấc mơ nào mà không tỉnh, thi sĩ trở về với thực tại: “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/ Ai biết tình ai có đậm đà?”. Thế đấy, tồn tại “ở đây”, ở “trời sâu này” thật quá đỗi mong manh. Chỉ có cái tình kia là sợi dây duy nhất níu buộc Tử với “ngoài kia”. Vậy mà cái tình kia cũng mong manh, không chắc.

Tôi không hiểu tình đời

Người có hiểu tình tôi?

Câu hỏi cuối cùng khép lại dòng tâm tư bất định như một tiếng thở dài của nỗi cô đơn trống vắng hay một hồn thơ đau thương vẫn không thôi khao khát được sống, được yêu. Cuối cùng, Hàn cũng không thể thoát khỏi sự truy đuổi của số phận để bật ra tiếng thơ, nhiệt liệt tỏ tình với cuộc đời để rồi giành lấy phần bất hạnh, đau đớn!
Thêm
Bình Thơ Hàn Mặc Tử
666
2
1
Nhà vănmột nhà văn chỉ được coi là lớn khi có tư tưởng, dù rằng tư tưởng ấy có khi là bi kịch. ! Đâu chỉ có năng khiếu, có tài – cái năng khiếu, cái tài dành riêng cho nghệ thuật. Đó còn là kết quả của những cảm xúc lớn, tri thức khổng lồ, của những dằn vặt, suy ngẫm “hành xác” tinh thần, kết quả của một trí tuệ luôn hướng tới những khái quát, suy tư triết học, từ mọi vật, mọi điều cụ thể trong cuộc sống. Mỗi người cầm bút phải tự thắp cho mình một ngọn lửa, tìm cho mình một lối đi trên con đường hun hút, tránh dẫm lên dấu chân người khổng lồ để rồi bị lọt thỏm, mờ nhòa và biến mất. . “Nhà văn tồn tại ở đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi , dồn đến chân tường.
Nhà văn lúc này có cơ hội sống thật với chính mình. Nhìn từ nhu cầu xã hội, vai trò của nhà văn và văn học trở nên khiêm nhường, ít quan trọng hơn nhưng bản chất nghệ thuật của văn học và tính nghệ sĩ của nhà văn được phát huy cao độ trong nhu cầu thẩm mĩ. nhà văn lại phải đồng thời sống trong hai tư cách: tư cách công dân và tư cách nghệ sĩ. Và “Nhà văn cũng chỉ là một con người bình thường, có thể anh ta nhạy cảm hơn một số người khác, nhưng chính vì thế mà cũng yếu đuối hơn. Nhà văn không phải là người phát ngôn cho mọi người, cũng như không đại diện cho lẽ phải. Giọng của anh ta có thể rất yếu ớt, nhưng chính đó mới là giọng thực của một con người”. Vai trò đích thực mà nhà văn trong hướng tới đó là làm giàu cho suy tư và cảm xúc của nhân loại, góp kinh nghiệm sống cho đời và làm phong phú thêm tiếng mẹ đẻ.
Nhà văn không phải là người phán truyền những chân lý. “Nhà văn và tác phẩm của họ không có nhiều sức mạnh như đã từng bị ngộ nhận”- Nguyễn Huy Thiệp đã thẳng thắn nhìn vào sự thật này và dũng cảm chấp nhận chúng, chấp nhận những giới hạn trong sứ mệnh của người nghệ sĩ để từ đó đảm nhận những sứ mệnh mới của mình. Nguyễn Huy Thiệp đặc biệt yêu cầu nhà văn, văn học là phải hướng đến những giá trị nhân văn. Đó là một hằng số tồn tại vĩnh viễn: “Điều khốn nạn, trớ trêu và cũng là điểm yếu của một nhà văn là dù hiểu đời, lịch lãm đến đâu cuối cùng anh ta vẫn phải hành xử và biết trình bày tư tưởng nhân đạo một cách nghệ thuật. Giá trị nhân đạo là lí do duy nhất để văn học tồn tại”. Thường người ta xếp nhà văn cao trên ăn mày một bậc, nhà văn đứng đầu trong đám thảo dân, đứng cuối trong các phẩm trật triều đình.
Dùng cho phản biện : Và khi bàn về những người làm nghề văn chương, chữ xuất hiện dưới ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp thường là: sơ xuất, nhầm lẫn, sự bắt chước lố bịch, vị kỉ, hư đốn, đểu cáng, bất lương… Thậm chí còn cho đó là một nghề "thật nguy hiểm" và "hễ mà loạn thì phải bắt ngay"… Thực ra đây cũng là một cách hành xử nghệ thuật, một việc làm tự phản tỉnh với mình và với cả những ai đang nuôi ảo tưởng hão huyền với danh vị nhà văn. Nhà văn là gì? Chẳng là gì cả. Nó chỉ là một linh hồn nhỏ đầy lỗi lầm và luôn tìm cách sám hối vượt khỏi lỗi lầm ấy”. Và văn học - cái mà nhà văn viết ra cũng không phải là "tấm gương soi của thời đại" gì hết. "Thật nực cười cho nhiều người viết ở ta ôm ấp ý định viết ra những khuôn vàng thước ngọc, biến những câu chuyện bịa đặt của mình thành sách đạo đức hay luân lý"
Nghề văn khác với nghề khác ở chỗ nó vô chiêu, không hình tướng. Nghề văn gần với tôn giáo và chính trị. Nó đi tìm Đạo, tìm ý nghĩa cuộc sống, tìm sự giác ngộ. “Văn học không phải trò chơi, là câu chuyện phiếm. Muốn văn hay phải hiểu biết và từng trải nhiều. Văn chương chữ nghĩa không phải là lời nói suông. Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có núi sông kỳ lạ của thiên hạ thì không thể làm văn được”. Nhà văn dùng ngôn ngữ văn học để hướng người đọc về “cái đang là” với đích đến là đạo đức. Nghề văn cũng giống như những nghề khác. Như nấu ăn, thợ xây, buôn bán v.v.. Có thành bại, vinh nhục, giầu nghèo.
Thế giới cũng là một thế giới cực kỳ phức tạp, “thế giới” mà mỗi nhà văn nhìn thấy cũng đều chỉ là một phần của thế giới. Chỉ nhà văn vĩ đại và khác biệt mới có thể nhìn thấy phần thuộc riêng về anh ta, chứ không phải là nhìn thấy phần mà người khác nhìn thấy.
( DIÊM LIÊN KHOA ) Tôi không hy vọng thứ tôi nhìn thấy, người khác cũng nhìn thấy, thứ người khác nhìn thấy, tôi cũng có thể nhìn thấy. Tôi nghĩ cách tiếp cận riêng nhất về bản chất của hiện thực chắc chắn là cách tiếp cận nghệ thuật nhất và cách tiếp cận nghệ thuật nhất cũng chính là cách tiếp cận cá tính nhất. Nếu mỗi người trên thế giới này đều trả lời được tác phẩm hay nhất của mình là cuốn nào, thì đối với tôi, có nghĩa là sáng tác của tôi quá giản đơn. Tôi hy vọng sáng tác ở mỗi giai đoạn có sự thay đổi. Nếu mỗi người trên thế giới này đều trả lời được tác phẩm hay nhất của mình là cuốn nào, thì đối với tôi, có nghĩa là sáng tác của tôi quá giản đơn. Tôi hy vọng sáng tác ở mỗi giai đoạn có sự thay đổi.
PHẢN BIỆN : Đương nhiên kiểm duyệt là điều vô cùng tệ hại. Bởi kiểm duyệt làm mất đi sự tự do ngôn luận, tính sáng tạo, những gì anh muốn nói, muốn giãi bày hay muốn lên tiếng Trong một nhà văn, văn hóa, nhân cách, nội tâm mạnh mẽ hoặc yếu đuối cấu thành quan hệ đối ứng. Những người nội tâm không mạnh mẽ lắm, viết chủ yếu để xuất bản thì sẽ hy vọng được kiểm duyệt nhiều hơn
Nguyễn Nhật Ánh cho rằng nghề văn phải bắt đầu từ con chữ, Tô Hoài nói văn nhân phải học hỏi suốt đời, còn Nguyễn Ngọc Tư định nghĩa nhà văn là người kể câu chuyện của mình. Nghề văn rất đơn giản, chỉ cần một cây bút, một xấp giấy là có thể ung dung hành nghề Nhưng không phải ai có chữ, có giấy, có bút cũng có thể trở thành nhà văn. “Nhà văn ắt nhiên phải giỏi dùng chữ”,
người viết phải dùng chữ tạo ra nghĩa. “Chữ chứa nghĩa như con thuyền chứa món đồ mà nó chuyên chở. Nó không phải là con thuyền rỗng không” . Với văn chương nghệ thuật, có cái gọi là năng khiếu trời cho, nhưng cũng có vốn sống tạo nên. Nhà văn viết tác phẩm không phải chỉ bằng chất liệu, bằng cảm hứng mà còn bằng các hiểu biết về nghề nghiệp.
"Người viết văn là người rất nặng nợ với đời. Cuộc đời của anh ta là một cuộc đời không bao giờ được phép ngừng lăn lộn trong cuộc sống thực tế, không bao giờ ngừng nghiên cứu và quan sát xã hội".- NGUYỄN MINH CHÂU
“Tôi tin người ta luôn có những câu chuyện giống nhau, cùng sở hữu một vốn từ ngữ gần như nhau, nhưng mỗi người sẽ có một cách kể của riêng mình, từ cách chạm vào đời sống, cách người ta đặt tấm gương đón nhận những hình ảnh phản chiếu của đời sống ấy, tái tạo lại với tài năng thiên bẩm, sự trắc ẩn và tinh tế”, Nguyễn Ngọc Tư viết. nhà văn không cao hơn, nổi trội hơn các nghề khác nhưng vẫn được quý mến, bởi bản tính, lối sống, thần thái của họ là cô đọng của bản sắc nhân dân trong thời đại họ đang sống. Do vậy, thời đại nào thì văn nhân cũng vừa gần gũi, thân cận lại có vẻ lạ lùng, hơi tách biệt, dễ gây chú ý. Ý Thức trách nhiệm của người cầm bút: “Tôi viết cho ai? Cho cả mọi người” (Nghĩ về thơ).
nhà thơ cần phải quan tâm đến người đọc, phải xem những nhu cầu của người đọc là mục đích sáng tạo của thơ ca: “Tả một môi son, có khi anh chỉ nói sắc sen hồ/Phải giấu tình cảm của anh đi như ém quân trong rừng vắng/Chỉ vì anh nghĩ đến người độc giả mai sau có cái thú đi tìm vàng trên trang giấy
Thêm
Một số suy nghĩ về nhà văn và quá trình sáng tác
1K
0
1
Thơ :

Đọc thơ của Lâm thị mỹ dạ, nguyễn quang thiều là được trao một cái thoáng nhìn vào đời sống Việt Nam mà tất cả những gì bà đọc từ lịch sử nước này chưa hề mang đến ( nhà thơ mĩ collins )

Thơ là:

- "viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời" (Sóng Hồng).

- "thần hứng" (Platon).

- "ngọn lửa thần" (Đecgiavin).


Nỗi buồn đó là nỗi buồn chung của con người, bọn thi sĩ chúng tôi nhẹ lòng nhẹ

dạ mang nhờ tất cả cho nhân gian. (Xuân Diệu)

Hồn thơ là nguồn suối nguyên sinh của cái đẹp nghệ thuật tìm thấy trong một

sáng tạo đam mê. (Trần Nhựt Tân)

Chất thơ như chút đường hòa vào cốc nước đã mặn mòi chất hiện thực của truyện ngắn để truyện thêm dư vị, thêm tinh chất, để người đọc càng uống lại càng khát, càng say.

Thơ hay, tự nó, khi đọc lên đã thấm vào hồn. Thơ hay, tự nó, khi ngân lên đã

gây những xúc động, những thổn thức

Đừng làm những câu thơ khuôn mình theo văn phạm

Như những cây quá thẳng chim không về.

(Sổ tay thơ – Chế Lan Viên)

Thơ ca nếu không có người tôi đã mồ côi

Cuộc sống tối sẩm nếu không có thơ

Không thấy mặt trời, sẽ không còn khái niệm

Giống một vòm đêm không ngôi sao nào hiển hiện

Bài “ Nếu ngày mai em không làm thơ nữa “ Xuân Quỳnh

“Nếu ngày mai em không làm thơ nữa

Cuộc sống sẽ trở thành bình yên

Ngày nối nhau trên đường phố êm đềm

Không nỗi khổ, không niềm vui kinh ngạc …”

Ngôn ngữ :

( Mai a cốp xki ) Phải phí tốn nghìn cân quặng chữ...

Ngôn ngữ thơ theo Phú Hưng “không phải là thứ ngôn ngữ xác ve sau mùa hè đã im bặt tiếng kêu mà đó là một thứ ngôn ngữ không ngừng biến sinh mãnh liệt”

Người hạ bút làm thơ mà không am hiểu ngôn ngữ chẳng khác gì anh chàng

mất trí lao xuống dòng sông cuồn cuộn mà không biết bơi. (Gamzatov)

Đỗ Phủ cũng từng có câu “Ngữ bất kinh nhân tử bất hưu” tức “Chữ không kinh động người thì chết không nhắm mắt”

“Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo..Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay” ( Nguyễn Tuân)

“Ngôn ngữ của tác phẩm phải gãy gọn, chính xác, từ ngữ phải được chọn lọc kĩ càng. Chính các tác giả cổ điển đã viết bằng một ngôn ngữ như vậy, đã kế tục nhau trau dồi nó từ thế kỷ này sang thế kỉ khác.” (M. Go-rơ-ki)

Những câu thơ mỏng tựa cánh chuồn

Cái mong manh thắng được cả sắt thép

Bền vững đến muôn đời. (Trần Nhuận Minh)

Tác phẩm thật ra chỉ tạo thành bởi những kí hiệu câm lặng, những ngôn ngữ chết (Mosac)

Văn xuôi :

Tôi quan niệm văn chương phải là phương tiện đấu tranh của những người cầm bút muốn loại khỏi xã hội loài người những bất công, nhen lên trong lòng người nỗi xót

thương đối với kẻ bị chà đạp nhân phẩm (Vũ Trọng Phụng)

Tề Bạch Thạch : Văn chương vừa giống vừa không giống cuộc đời. Nếu hoàn toàn... là nt mị đời. Còn nếu nt hoàn toàn không.... là nt dối đời

Tất cả nghệ thuật đều thể hiện ảnh hưởng của thời đại lịch sử mà nó thuộc về ( Matisse)

“Văn học nằm ngoài các định luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết.” (Sê-đrin, Nga)

Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ . Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương , loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người .(Nguyễn Văn Siêu).

M.Gorki có viết: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước chân lên, tôi tách khỏi con thú để nâng lên tầm một con người”.

Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ ( Lâm Ngữ Đường )

Tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa thì cũng không vượt ra ngoài

quy luật của chân – thiện – mĩ, quy luật nhân bản. ( Lã Nguyên )

Đồi trung du phất phơ bóng thông già

Rừng thông đứng hồn trong chiều gió lặng

Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ

Như đám mây ngũ sắc ngủ trên đầu. (Simonov)

“Nói nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn...Có khi nhà văn miêu tả một cái nhìn rất xấu, một tội ác, một tên giết người nhưng cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả.” (Nguyễn Đình Thi)

Văn chương phải hút nguồn nhựa sống từ cuộc đời, “ lấy thanh sắc trần gian làm tài liệu ( Thế Lữ )

Văn học, nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã hội. -> Phạm Văn Đồng

Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật sống trên trái đất ( Bectonbrech )

Diêm Liên khoa “ văn học vô cùng đa dạng phong phú nhưng văn học càng phức tạp, càng sâu sắc phải viết bằng thứu ánh sáng trong bóng tối, cái thiện và tình yêu thương trong sự đen tối

tòa án lương tâm sẽ phán quyết, quỷ thần hai vai sẽ chứng ngộ, mọi liên tưởng của con người đều được suy xét, khi ấy tiếng nói của lương tri sẽ lên ng

Trước một thế giới tan vỡ hay có nguy cơ tan vỡ, nhà văn nhặt nhạnh những mảnh vỡ để tái tạo lại chính nó, đồng thời kích hoạt những dây đàn cảm xúc của con người. Vì vậy xã hội càng bất an, càng cần đến văn học” ( Nguyễn Văn Trung )

Nhà văn :

Puskin : “ Rồi nhân dân sẽ còn trìu mến tôi mãi vì tôi đã dùng thơ để đánh thức những tình cảm tốt đẹp, vì trong thế kỷ tàn khốc của chúng ta, tôi ca ngợi tự do và lòng yêu thương những kẻ khốn cùng”

Thơ tôi đã làm nên tôi, và tôi đã làm ra thơ của tôi. Không có nhau, hai chúng tôi đều chết ( Deghxtan của tôi )

Người làm xiếc đi dây rất kho / Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn / Đi trọn đời trên con đường chân thật ( Phùng Quán )

Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ. (Thạch Lam)

Tâm hồn tôi còn ẩn nấu sâu kín, kín đáo hơn những cái xương, cột sống, và lá phổi của tôi. Nhưng những tia sáng.Thơ ca đã rọi chiếu qua tôi, và mỗi một rung động nhỏ trong tâm hồn tôi trở thành cái mọi người đều biết

Qua giọng hát, anh nhận ra người hát. Qua nét khắc, anh nhận ra người thợ bạc

Người nghệ sĩ chân chính là người dẫn bạn đọc đến với xứ sở của cái đẹp (pautopxki)

Lecmontop : Có những đêm không ngủ, mắt rực sáng và thổn thức, lòng ngập tràn nhớ nhung

Người vẫn còn mang vết thương đã toan đi chữa vết thương cho người khác. Tôi nghĩ nghề viết và người viết cũng đơn giản vậy, chữa lành, an ủi những vết thương của người đời để làm dịu vết thương của chính mình. (Nguyễn Ngọc Tư)

Đời cho anh nắm đất

Anh làm nên cái bình

Đời cho anh nhành hoa

Anh vẽ nên mùi sứ. (Di cảo thơ – Chế Lan Viên)

Các nhà thơ có ích chi nếu chỉ có tham vọng nhắc lại như nhà viết sử? Thi

nhân phải đi xa hơn và cố hết sức cho ta thấy những gì cao quý tốt đẹp hơn. (Gocthe)

Bất cứ thi sĩ vĩ đại nào, sở dĩ họ vĩ đại là bởi những đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ lịch sử xã hội, thời đại và nhân loại ( beelinxki)

Nhà văn rất cần thiết trên đời để làm công việc cảnh tỉnh nhân loại và báo hiệu trước tai họa. Nhà văn tồn tại trên đời để bênh vực những kẻ không còn ai để bênh vực ( nguyễn minh châu)

Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là bất lương. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật đê tiện ( Nam cao )

Và những người coi đời là thơ, là tất cả

Thì họ xứng đáng được gọi là nhà thơ ( gamzatov )
Thêm
Nhận định về Nghị Luận Văn Học
704
0
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
  2. hưnga @ hưnga:
    cho em hỏi xu có những tác dụng gì ạ
Top