Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, con người là nội dung khá phổ biến của ca dao, dân ca. Ẩn chứa trong những câu hát đối đáp, những lời mời mọc, nhắn gửi… là tình yêu chân thành, tha thiết, là niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người là nơi chứa đựng những bài học, những vần thơ sâu lắng về tình cảm quý giá ấy. Chúng ta cùng nhau viết lên những cảm nhận những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người qua bài viết này.
6023

Bức tranh non nước Việt Nam thơ mộng, giàu truyền thống văn hoá (Nguồn ảnh: sưu tầm)

Cảm nhận những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Nếu ca dao – dân ca về tình cảm gia đình thường là những bài hát ru, thì ca dao – dân ca về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường là những bài hát đối đáp, những khúc ca ngẫu hứng tự nhiên cất lên trong sinh hoạt cộng đồng, trong lễ hội, khi ngoạn cảnh, lúc đứng ngắm đồng ruộng quê hương … Chùm ca dao Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người (Ngữ văn 7, tập một) có lẽ là những bài ca tiêu biểu. Điều thú vị là chỉ bốn bài ca ngắn gọn mà chúng ta nghe được nhiều giọng điệu khác nhau, nhìn ngắm, thưởng thức được nhiểu địa danh, nhiều phong cảnh kì thú khác nhau.

Ở bài ca dao thứ nhất, chàng trai, cô gái hỏi - đáp về những địa danh mang những đặc điểm nổi bật. Thành Hà Nội năm cửa, sông Lục Đầu sáu khúc chảy êm đềm, nước sông Thương bên đục bên trong, núi Tản Viên, đền Sòng, thành tiên ở Lạng Sơn... Chàng trai hỏi, cô gái đáp, hỏi đáp rất hài hoà, ăn ý. Đây là một hình thức ca hát dân gian thường xuất hiện trong những lễ hội, hội mùa xuân, hội mùa thu ở nhiều vùng quê Việt Nam : hội hát xoan Phú Thọ, hội Lim Bắc Ninh, hát phường vải Nghệ - Tĩnh, hát ví ghẹo, giao duyên ở đồng bằng Bắc Bộ, ở miền Trung và nhiều tỉnh Nam Bộ,... Qua hát đối đáp, đồi bên nam, nữ (có thể là chàng trai cô gái, cũng có thể là cụ ông, cụ bà,...) thử tài nhau về kiến thức lịch sử, địa lí, văn hoá, cũng là để chia sẻ với nhau tình yêu nam nữ, tình bạn, tình yêu quê hương, đất nước. Lắng nghe lời hỏi, đáp của hai nhân vật trữ tình trong bài ca ơ đâu năm cửa nàng ơi... chúng ta thấy hiện lên nhiều địa danh từ thủ đô Hà Nội đến Hải Dương, Bắc Giang, vào Thanh Hoá, rồi ngược Lạng Sơn. Mỗi vùng có một nét đẹp riêng, hợp thành một bức tranh non nước Việt Nam thơ mộng, giàu truyền thống văn hoá. Không trực tiếp nói ra, nhưng cả nsười hỏi lẫn người đáp đều biểu hiện tình yêu, niềm tự hào vể quê hương, Tổ quốc mình. Bài ca còn kéo dài hơn nữa. Chẳng hạn, chàng trai hỏi tiếp:

Ở đâu có chín từng mây
Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng?
Chùa nào mủ lại ở hang
Ở đâu lắm gỗ thì nàng biết không?...


Cô gái đáp:

Trên trời có chín từng mây
Dưới sông lắm nước, núi nay nhiều vàng
Chùa Hương Tích thì lại ở hang
Trên rừng lắm gỗ, hỡi chàng biết không...


Như vậy, chàng trai, cô gái trong cuộc hát giao duyên này nói riêng, nhân dân lao động Việt Nam ta nói chung không chỉ say đắm, mến yêu, tự hào về giang sơn Việt Nam cẩm tú mà còn tỏ ra là những người lịch lãm, hào hoa, tế nhị và giàu hiểu biết, thật đáng noi theo.

Tiếp sau những cuộc hát đối đáp là những chuyến du lịch. Một nhóm người, hoặc cả đoàn người đông vui chung niềm khao khát được thưởng thức cảnh đẹp ở đất kinh kì, ở xứ Huế cố đô "rủ nhau", gọi nhau… Cảnh ở kinh kì thật phong phú, có hồ (Kiếm Hồ), có cầu (Thê Húc), có đền (Ngọc Sơn), có đài, có tháp, cảnh thiên tạo hài hoà với cảnh nhân tạo, nét đẹp tự nhiên hài hoà với nét đẹp lịch sử, văn hoá. Còn ở Huế, cảnh mới thơ mộng làm sao, đường quanh quanh uốn lượn hài hoà với "non xanh", "nước biếc", sơn thuỷ hữu tình. Với cảnh ở Hà Nội, tác giả dân gian không tả mà chỉ kể, theo kiểu liệt kê, các chi tiết cảnh nối nhau thật phong phú, đa dạng. Còn với Huế, cảnh được miêu tả theo kiểu chấm phá lướt qua: đường, núi, nước. Mỗi đối tượng được nhấn mạnh bằng một tính từ gợi hình. Đường thì "quanh quanh", núi thì "xanh", nước (sông Hương) thì "biếc". Thêm nữa, từ láy hoàn toàn "quanh quanh" và phép so sánh "như tranh hoạ đồ" khiến cho xứ Huế càng… mộng và… thơ. Thăm Hà Nội kinh kì, rồi vô xứ Huế cố đô, chúng ta được ngắm cảnh, được thăm viếng những di tích lịch sử, văn hoá, lòng càng thêm yêu Tổ quốc tươi đẹp, trí càng thêm rộng mờ và lắng sâu, ghi nhớ công ơn người xưa đã tôn tạo và giữ gìn "bức tranh hoạ đồ" quý giá.

Bài ca dao thứ tư, thú vị thay, giọng ca, lời ca phóng khoáng linh hoạt, cảnh thiên nhiên và nhân vật trữ tình hoà hợp, đậm chất đồng quê, khác hẳn hai bài trước:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.


Về bố cục, bài ca dao này gồm hai phần vừa độc lập vừa gắn bó với nhau. Hai câu đầu tả cảnh đồng lúa trong buổi bình minh. Hai câu sau miêu tả dáng hình cô thôn nữ đẹp đẽ, thơ mộng như đồng lúa, như những chẽn lúa... về giọng điệu, đây là loại bài ca tự do, ngôn ngữ được nới rộng theo đối tượng miêu tả và tâm trạng nhân vật trữ tình. Hai câu đầu, mỗi câu kéo dài mười hai tiếng. Câu thứ ba không phái sáu tiếng mà là bảy tiếng. Chỉ câu bốn mới trở lại tám tiếng bắt vần với câu ba giống thể thơ lục bát. Đây là bài ca dao lục bát biến thể, một thể thơ khá phố biến trong kho tàng ca dao Việt Nam.

Điều cần trao đổi về bài ca này là chủ thể trữ tình. Ai "đứng... ngó" cánh đồng? Ai nói: "thân em"? Đây là lời người khác hỏi, hay lời cô gái tự than? Có người cho rằng đây là lời chàng trai làng. Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông, bát ngát, thấy cô gái xinh đẹp, mảnh mai..., tỏ lời ca ngợi cánh đồng, tỏ tình với cô gái. Có người lại hiểu: đây là lời cô gái. Đứng ngắm đồng quê xanh tốt, lúa đang ngậm đòng, cô thôn nữ đã cất lời ca, ca ngợi cảnh giàu đẹp của cánh đồng, từ đó nghĩ về mình, nhan sắc và thân phận mình…

Những bài ca dao trên có giọng điệu khác nhau nhưng mang vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung, ý nghĩa thật phong phú. Điều chúng ta ghi nhớ nhất là: Những câu hát về quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc vê hình thể, cánh trí, lịch sử, văn hoá của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh luôn là tình yên chân chất, tinh tế và niềm tự hào đối với quê hương, đất nước, con người...
Thêm
Cảm nhận những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
405
0
0
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người đó là niềm tự hào về quê hương, đất nước đẹp giàu với những địa danh cụ thể. Mỗi bài ca dao đều chứa diễn tả một cách chân thực giản dị và mộc mạc đời sống tinh thần vốn dĩ rất phong phú của người lao động Việt Nam. Chúng ta cùng nhau soạn những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người (Ngữ văn 7) qua bài viết này nhé!

6022

Địa danh ở vùng Bắc Bộ nước ta (Nguồn ảnh: sưu tầm)




Soạn những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Câu 1: Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây:

a- Bài ca là lời của một người và chỉ có một phần.

b- Bài ca có hai phần: Phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là: lời đáp của cô gái.

c- Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca.

d- Hình thức đối đáp này không phố biến trong ca dao, dân ca

Trả lời

b. Bài ca dao có hai phần: phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần hai là lời đáp của cô gái.

c. Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao - dân ca.

Ví dụ:

- Đố anh chi sắc hơn dao,
Chi sâu hơn bể, chi cao hơn rời?

- Em ơi mắt sắc hơn dao,
Bụng sâu hơn bể, trán cao hơn trời.

- Cái gì nó bé nó cay,
Cái gì nó bé nó hay của quyền?

- Hạt tiêu nó bé nó cay
Đồng tiền nó bé nó hay cửa quyền.

- Em đố anh từ Nam chí Bắc
Sông nào là sông sâu nhất?
Núi nào là núi cao nhất nước tá?
Anh mà giảng được cho ra
Thì em kết nghĩa giao hòa cùng anh.

- Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến ba lần giặc tan
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

Câu 2. Trong bài 1, vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm (của từng địa danh) như vậy để hỏi - đáp?

Trả lời

Trong bài 1, chàng trai và cô gái lại dùng những địa danh với nhưng đặc điểm của từng địa danh như vậy để hỏi - đáp nhau, vì đây là lời mà các chàng trai và các cô gái hát giao duyên trong chặng hát đố – chặng hát thử tài hiểu biết của nhau về lịch sử, địa lí,…của các vùng miền.

Những địa danh trong bài 1 là những địa danh ở vùng Bắc Bộ nước ta. Nó gắn với những đặc điểm lịch sử, địa lí, văn hoá của nhiều vùng đất. Người hỏi đã chọn được nhiều nét tiêu biểu để đố, trong khi đó, người đáp cũng trả lời rất đúng. Cuộc hỏi đáp diễn ra như vậy chính là cơ sở để các chàng trai và các cô gái bày tỏ tình cảm với nhau.

Câu 3. Phân tích cụm từ “Rủ nhau” và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của bài 2. Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì? Suy ngẫm của em về câu hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

Trả lời


Trong bài 2, cụm từ “Rủ nhau” cho thấy cả những người rủ và người được rủ đều tỏ ra thích thú muốn được tham quan cảnh đẹp Hồ Gươm. Đây là một thắng cảnh thiên nhiên, đồng thời là một di tích lịch sử, văn hóa của đất nước ta.

Cách tả cảnh của bài ca dao này là gợi chứ không tả, tức chỉ nhắc lần lượt các địa danh: Kiếm Hồ, Thê Húc, Ngọc Sơn... Nhưng như thế cũng đủ cho người nghe cảm thấy háo hức, vì đó là những cảnh trí tiêu biểu của hồ Hoàn Kiếm.

Địa danh gắn liền với truyền thống đấu tranh (sự tích Hồ Gươm) dân tộc. Cảnh trí đa dạng có hồ, cầu, có chùa, đền đài, tháp... tạo thành cảnh thiên nhiên thơ mộng của đất Thăng Long. Vì thế, địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên niềm tự hào về đất nước, về lịch sử và văn hóa.

“Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

Câu hỏi cuối bài là lời nhắn nhủ nhắc chúng ta phải nhớ đến công lao xây dựng đất nước của các đấng tiền nhân. Câu hỏi còn nhắc chúng ta cùng các thế hệ mai sau phải biết tiếp tục xây dựng, giữ gìn đất nước cho xứng với truyền thống lịch sử, văn hóa nghìn đời của dân tộc.


Câu 4. Nhận xét của em về cảnh trí xứ Huế và cách tả cảnh trong bài 3. Em hãy phân tích đại từ “ai” và chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn gửi: “Ai vô xứ Huế thì vô...”

Trả lời


Cảnh trí xứ Huế rất đẹp và thơ mộng. Đường vào “quanh quanh” uốn khúc, đây có non, đó có nước quần tụ làm nên một không gian mênh mông khoáng đạt. Non thì xanh, nước thì biếc, màu sắc ấy nhuộm cho Huế thêm tươi mát, êm đềm. Khung cảnh Huế sông động về đường nét, quyến rũ về màu sắc chẳng khác nào “tranh họa đồ” nên đã làm say đắm lòng người.

- Bài ca dao này dù có dùng định ngữ (quanh quanh), dùng biện pháp so sánh (như tranh họa đồ), nhưng chủ yếu vần là gợi hơn là tả. Tuy nhiên cảnh đẹp xứ Huế vẫn hiện lên thật sinh động.

- “Ai” trong lời mời, lời nhắn gửi “Ai vô xứ Huế thì vô" là một đại từ phiếm chỉ có nhiều nghĩa. Nó có thể chỉ một người hoặc nhiều người, có thể chỉ người mà tác giả bài ca dao trực tiếp nhắn gửi hoặc hướng tới người chưa quen biết.

-> Lời nhắn gửi trên ẩn chứa một niềm tự hào, lòng yêu mến cảnh đẹp xứ Huế, muôn được cùng nhiều người chia sẻ nỗi niềm ấy. Ngoài ra, biết đâu, lời mời.

Câu 5. Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Nhửng nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì?

Trả lời


Hai dòng thơ đầu bài 4, khác dòng thơ bình thường, được kéo dài ra tới 12 tiếng, có sử dụng các điệp từ, đảo từ và đối xứng (đứng bên tê đồng - đứng bên ni đồng, mênh mông bát ngát - bát ngát mênh mông).

Cách sử dụng các câu thơ kéo dài như thế có tác dụng gợi lên sự dài rộng, to lớn của cánh đồng. Và các điệp từ, đảo từ cho thấy dù đứng ở góc độ nào cánh đồng vẫn bao la, mênh mông. Sự rộng lớn ấy và sự trù phú của cánh đồng báo hiệu một cuộc sống đầy hạnh phúc và tự tin.

Câu 6. Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4

Trả lời


Lúa đòng đòng là lúa sắp trổ bông; nắng hồng ban mai là nắng mới lên. Sự so sánh cô gái như “chẽn lúa đòng đòng/ Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” làm nổi bật hình ảnh một cô gái đương xuân, phơi phới, đầy sức sống.

Ở hai dòng đầu của bài ca dao là một cánh đồng bao la bát ngát. Hai dòng dưới, bây giờ xuất hiện một cô thôn nữ đã mảnh mai dường như còn mảnh mai hơn. Nhưng sự phì nhiêu của cả cánh đồng “Mênh mông bát ngát - bát ngát mênh mông” kia là có một phần công sức của đôi tay nhỏ bé của cô gái. Đứng giữa trời đất, đôi mắt cô gái sáng lẽn niềm tự hào, đôi môi cô nở nụ cười sung sướng trước khi những thành quả lao động của mình đang dàn trải ra trước mặt.

Câu 7. Bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì? Em có biết cách hiểu nào khác về bài ca này và có đồng ý với cách hiếu đó không? Vì sao?

Trả lời


Bài 4 là lời của chàng trai. Người ấy thấy cánh đồng thật là mênh mông bát ngát và thấy cô gái mảnh mai với vẻ đẹp đương xuân đầy sức sống. Chàng trai đã ngợi ca cánh đồng, ngợi ca vẻ đẹp cô gái và qua đó bày tỏ tình cảm của mình một cách tế nhị đối với cô gái.

- Bài ca dao này có thể hiểu một cách khác: Đây là lời của một cỏ gái. Đứng trước cái mênh mông của cánh đồng, cô gái nghĩ về thản phận mình như “chẽn lúa đòng đòng. Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”, đẹp thì có đẹp nhưng sớm nở tối tàn, rồi sẽ ra sao trước cái biển lúa khổng lồ. Từ “phất phơ” bộc lộ rõ tâm trạng lo lắng này. Và nỗi lo đó cũng giống như nỗi lo của cò gái trong bài ca dao:

“Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

(Các em cũng có thể còn nhiều cách hiểu khác. Điều quan trọng là phải lí giải được cách hiểu của mình sao cho phù hợp với lời bài ca dao).

Trên đây là bài soạn những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người. Hy vọng, bài viết này sẽ đem đến nhiều giá trị và độc giả sẽ tiếp cận với chùm ca dao những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người tốt hơn.

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/threads/nhung-cau-hat-ve-tinh-cam-gia-dinh.3110/
Thêm
Soạn những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
716
0
0
Nếu ca dao – dân ca về tình cảm gia đình thường là những bài hát ru, thì ca dao – dân ca về những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường là những bài hát đối đáp, những khúc ca ngẫu hứng tự nhiên cất lên trong sinh hoạt cộng đồng, trong lễ hội, khi ngoạn cảnh, lúc đứng ngắm đồng ruộng quê hương,… Chùm ca dao Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người (Ngữ văn 7, tập một) có lẽ là những bài ca tiêu biểu.

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu chùm ca dao những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người qua bài viết này.

6000

Ca ngợi bức tranh thiên nhiên rộng lớn, trù phụ và đẹp đẽ (Nguồn ảnh: sưu tầm)​

I. Các bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người
1.

- Ở đâu năm cửa, nàng ơi?
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?
Sông nào bên đục bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?
Ở đâu lại có cái thành tiên xây?

...

- Thành Hà Nội năm cửa, chàng ơi!
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương bên đục bên trong,
Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.
Đền Sòng thiêng nhất tỉnh Thanh,
Ở trên tỉnh Lạng, có thành tiên xây.

2.

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai xây dựng nên non nước này.

3.

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Ai vô xứ Nghệ thì vô…

4.

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

II. Tìm hiểu những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu từng bài ở hai khía cạnh nội dung và nghệ thuật

1. Bài 1

* Nội dung:
- Bài ca dao là lời đối đáp của chàng trai với cô gái nói về những cảnh đẹp của nước ta.
- Gồm hai phần: 6 câu đầu là những câu hỏi của chàng trai, 6 câu sau là lời của cô gái.

* Nghệ thuật:

- Lối đối đáp giao duyên tạo ra sự thú vị cho bài ca dao
- Các hình ảnh tiêu biểu đặc trưng của mỗi địa danh:
+ Nơi năm cửa: thành Hà Nội
+ Sông sáu khúc, nước chảy xuôi một dòng: sông Lục Đầu
+ Sông bên đục bên trong: sông Thương
+ Núi thắt cổ bồng mà có thánh sinh: núi Đức Thánh Tản
+ Đền thiêng nhất xứ Thanh: đền Sòng
+ Nơi có thành tiên xây: tỉnh Lạng
=> Thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về phong cảnh thiên nhiên của đất nước. Qua đó, thể hiện tình yêu quê hương tha thiết.

2. Bài 2

- Nội dung: Tình yêu, niềm tự hào về những cảnh đẹp của vùng đất Thăng Long.
- Nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ tự nhiên như lời trò chuyện hằng ngày: “rủ nhau” - cùng nhau làm một việc gì đó, thường đông vui và thú vị.
+ Điệp từ “xem”: nhấn mạnh sự háo hức, mong đợi của con người trước thiên nhiên đẹp đẽ, thơ mộng.
+ Những hình ảnh thiên nhiên tiêu biểu: cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, đài Nghiên, tháp Bút.
+ Câu hỏi tư từ: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” nhằm gợi nhắc công ơn xây dựng đất nước của ông cha ta.

3. Bài 3

- Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp con đường vào xứ Huệ mộng mơ. Đồng thời thể hiện niềm tự hào sâu sắc với thiên nhiên nơi đây.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng từ láy “quanh quanh” gợi sự quanh co, gập ghềnh.
+ Hình ảnh so sánh: “non xanh nước biếc như tranh họa đồ”: phong cảnh thơ mộng, trữ tình giống như một bức tranh.

4. Bài 4

- Nội dung: Ca ngợi bức tranh thiên nhiên rộng lớn, trù phụ và đẹp đẽ.
- Nghệ thuật:
+ Điệp ngữ “đứng bên ...ngó bên” gợi ra một không gian rộng lớn, mênh mông và khoáng đạt khiến cho nhân vật trữ tình có thể phóng rộng tầm mắt.
+ So sánh: “Thân em” - “chẽn lúa đòng đòng” kết hợp với hình ảnh “phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai” gợi ra một sự tươi mới, căng tràn và tràn đầy sức sống.

III. Tổng kết

- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả.
- Những hình ảnh thường được nhắc đến như: tên núi, sông, tên địa danh, vùng đất…
- Qua đó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước cũng như con người.
- Nghệ thuật được sử dụng: lối đối đáp giao duyên, những câu hỏi câu trả lời, thể thơ lục bát…

Bài viết trên đã phân tích nội dung và nghệ thuật của từng bài trong chùm ca dao những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người. Hy vọng bài viết này sẽ đem đến thật nhiều giá trị hữu ích đến bạn đọc.
Thêm
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
550
0
0
Lời hát ru của bà, của mẹ trên cánh võng đong đưa giữa trưa hè nóng bức hay trong những đêm đông giá rét. Âm điệu của lời ca giống như lời tâm tình thủ thỉ, thiết tha, sâu lắng. Lời ru thường gắn liền với những quan hệ tình cảm gia đình và xã hội. Trên đời này, không có bài hát ru nào mà mối quan hệ giữa người nghe và người hát lại gần gũi, ấm áp, thiêng liêng như ở bài này. Chúng ta cùng nhau cảm nhận những câu hát về tình cảm gia đình (Ngữ văn 7) qua bài viết này.

5999

Những câu hát về tình cảm gia đình trong ca dao - dân ca Việt Nam chúng ta đẹp như một bản hợp ca
(Nguồn ảnh: sưu tầm)

Cảm nhận những câu hát về tình cảm gia đình

Bài viết

Ca dao - dân ca là "tiếng hát đi từ trái tim lên miệng", là thơ ca trữ tình dân gian. Ca dao - dân ca Việt Nam là cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân, nhất là những người lao động Việt Nam. Rất tự nhiên, tâm hồn, tình cảm con người bao giờ cũng bắt đầu từ tình cảm, ân nhhĩa đối với những người ruột thịt trong gia đình. Truyền thống văn hoá Việt Nam rất đề cao gia đình và tình nghĩa gia đình. Bài ca tình nghĩa gia đình trong kho tàng ca dao - dân ca Việt Nam vô cùng phong phú. Trong đó, bốn bài ca của văn bản những câu hát về tình cảm gia đình là tiêu biểu, vừa sâu sắc về nội dung, vừa sinh động, tinh tế về ngôn ngữ nghệ thuật:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác me, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.


Lời của những bài ca dao trên là lời của ai, nói với ai thế? Qua âm điệu, ý nghĩa các từ ngữ và hình ảnh những nhân vật trữ tình của chùm ca dao, chúng ta hiểu rằng: đây là lời ru con của mẹ, nói với con; là lời người con gái lấy chồng xa quê hướng về quê mẹ, nói với mẹ; là lời của cháu nói với ông và cuối cùng, ở bài thứ tư thì lời nói nghĩa tình ngân lên một khúc hát nhiều bè, có thể là lời của ông bà, hoặc cô bác nói với cháu, của cha mẹ răn bảo con, hoặc của anh em ruột thịt tâm sự, bảo ban nhau. Những câu hát về tình cảm gia đình trong ca dao - dân ca Việt Nam chúng ta đẹp như một bản hợp ca vừa chân thành, thân mật, ấm cúng, vừa thiêng liêng, trang trọng, xuyên thấm từ đời này sang đời khác.

Câu thứ nhất khẳng định công lao sinh thành, dưỡng dục to lớn của cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở bổn phận, trách nhiệm của con cái là báo đền chữ hiếu:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông.
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!


Đây là lời hát ru của bà, của mẹ trên cánh võng đong đưa giữa trưa hè nóng bức hay trong những đêm đông giá rét. Am điệu của lời ca giống như lời tâm tình thủ thỉ, thiết tha, sâu lắng. Lời ru thường gắn liền với những quan hệ tình cảm gia đình và xã hội. Trên đời này, không có bài hát ru nào mà mối quan hệ giữa người nghe và người hát lại gần gũi, ấm áp, thiêng liêng như ở bài này.

Để khẳng định công cha, nghĩa mẹ, ca dao thường lấy những hình ảnh lớn lao, vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh. Trong văn chương phương Đông, vai trò của người cha thường được ví với trời, với núi; vai trò của người mẹ ví với đất hoặc ví với biển trong các cặp biểu tượng truyền thống (cha – trời, mẹ - đất, cha – núi, mẹ - biển). Những hình ảnh ước lệ đẹp đẽ ấy lại được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ (núi ngất trời – núi cao, biển rộng mênh mông). Bởi vì chỉ có những hình ảnh lớn lao, kì vĩ ấy mới diễn tả nổi công ơn của cha mẹ. Núi ngất trời, biển rộng mênh mông không thể nào đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ đối với các con kể sao cho xiết! Công cha sánh đôi với nghĩa mẹ cũng là cách nói đối xứng truyền thống trong ca dao – dân ca. Nhờ nghệ thuật so sánh tài tình mà lời giáo huấn khô khan về chữ hiếu đã biến thành lời ru ngọt ngào, êm ái. Vì thế mà khái niệm trừu tượng về công cha, nghĩa mẹ cũng trở nên cụ thể, sinh động và thấm thía hơn.

Công cha, nghĩa mẹ được đúc kết lại ở Cù lao chín chữ. (Cách nói đảo ngược của Chín chữ cù lao - thành ngữ thường được dùng để nhắc đến công ơn cha mẹ). Lời nhắn nhủ chan chứa ân tình về công cha, nghĩa mẹ, về đạo làm con dần dần thấm qua dòng sữa ngọt ngào, qua lời ru êm ái, cứ từng ngày, từng ngay nuôi dưỡng tâm hồn và nhan cách của mỗi chúng ta.

Câu hát thứ hai là tâm sự của người con gái lấy chồng xa quê. Trong ca dao, dân ca, không gian ngõ sau và bến sông thường gắn liền với tâm trạng của những người phụ nữ có cảnh ngộ như vậy:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau.
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.


Đó là tâm trạng buồn nhớ da diết, xót xa, thường xuất hiện vào lúc chiều buông. Cảnh chiều hay gợi buồn, gợi nhớ, bởi nó là thời điểm của sự đoàn tụ (chim bay về tổ, con người trở về sau một ngày làm việc mệt nhọc). Vậy mà người con gái lấy chồng xa xứ phải thui thủi một mình nơi đất khách quê người.

Ngõ sau là nơi vắng lặng, và thời điểm ngày tàn đêm đến lại càng vắng lặng. Không gian ấy gợi người đọc nghĩ đến cảnh ngộ cô đơn và thân phận đau khổ của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến gia trưởng. Bao nhiêu tủi hờn dồn nén, chất chứa trong lòng mà họ không biết chia sẻ cùng ai.

Người con gái xa nhà nhớ mẹ, nhớ quê... và băn khoăn day dứt vì chẳng thể trọn đạo làm con là đỡ đần cha mẹ già yếu lúc ốm đau, cơ nhỡ. Bên cạnh đó có cả nỗi nhớ về một thời con gái đã qua cùng nỗi ngậm ngùi thân gái dặm trường, phải chia tay cha mẹ, anh em, khăn gói theo chồng.

Câu hát thứ ba thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà của các con, các cháu.

Sự yêu kính và lòng biết ơn được thể hiện bằng nghệ thuật so sánh khá phổ biến trong ca dao, dân ca:

Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói em thương mình bấy nhiêu
!

Qua cầu ngả nón trông cầu,
Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu
...

Những sự vật bình thường, quen thuộc đều có thể gợi thi hứng và trở thành thi liệu cho người sáng tác.

Cái hay trong câu hát này là ở cách diễn tả tình cảm. Động từ ngó lên bộc lộ thái độ trân trọng, tôn kính. Hình ảnh nuộc lạt mái nhà gợi nên mức độ không thể đo đếm cụ thể của lòng biết ơn cùng sự gắn kết bền chặt của tình cảm huyết thống. Bên cạnh đó, nó còn khẳng định công lao to lớn của tổ tiên, ông bà trong việc gây dựng nên gia đình, họ tộc. Các quan hệ tứ chỉ mức độ tăng tiến (bao nhiêu ... bấy nhiêu) nhấn mạnh thêm ý đó.

Câu hát thứ tư có thể là lời của cha mẹ khuyên nhủ các con hoặc là lời của anh em ruột thịt tâm sự với nhau:

Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác me, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.


Quan hệ anh em khác hẳn với quan hệ của người xa (người dưng) bởi vì nó có nhiều cái chung, cái cùng rất thiêng liêng: Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. Anh em là bát máu sẻ đôi, vui buồn, sướng khổ có nhau dưới một mái nhà.

Quan hệ anh em được ví như thể tay chân biểu hiện sự gắn bó máu thịt, khăng khít không rời.

Câu hát là lời khuyên nhủ anh em phải trên thuận dưới hòa, trên kính dưới nhường, phải biết nương tựa, giúp đỡ nhau để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách bao đền chữ hiếu thiết thực nhất, cụ thể nhất đới với cha mẹ: Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Trong những "tiếng hát trái tim" ấy, những lời ru, những bài ca về tình nghĩa gia đình bao giờ cùng dịu dàng, chân thành, đằm thắm nhất. Tình yêu thương, lòng nhớ ơn cha mẹ, ông bà, tình thân đoàn kết anh em ruột thịt chỉ có giá trị khi con người biết làm những việc nhân nghĩa, có những hành động cụ thể thiết thực đền ơn đáp nghĩa những bậc sinh thành, những người gần gũi ruột thịt từng hi sinh cả cuộc đời cho sự sống của mình. Và thiêng liêng cao cả hơn nữa là có thực hiện được tình nghĩa gia đình tốt đẹp thì chúng ta mới rèn giũa được những tình cảm rộng lớn khác như tình yêu quê hương, đất nước, tình đồng bào, lòng nhân ái, tình thương con người.
Thêm
Cảm nhận những câu hát về tình cảm gia đình
541
0
0
Soạn văn 7 ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình: chúng tôi muốn giới thiệu với độc giả bài soạn này với mục đính giúp các bạn có những nguồn tham khảo để tiếp cận với văn bản những câu hát về tình cảm gia đình tốt hơn.

5997

Tình cảm thiêng liêng nhất, tha thiết nhất trong trái tim mỗi người, tình cảm đối với cha mẹ
(Nguồn ảnh: sưu tầm)


Soạn bài văn 7 những câu hát về tình cảm gia đình
Câu 1 (trang 36, SGK, Ngữ Văn 7): Lời của từng bài ca dao là lời của ai, nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?

Trả lời


Bốn bài ca dao:

- Bài 1: Đây là lời của mẹ ru con và nói với con. Dấu hiệu khẳng định điều đó:
+ Tiếng gọi “con ơi”

- Bài 2: Đây là lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ và quê mẹ. Dấu hiệu khẳng định:
+ Đối tượng mà lời ca dao hướng tới “Trông về quê mẹ”
+ Trong ca dao dân ca, không gian “Ngõ sau”. “Bên sông” thường gắn với tâm trạng của người phụ nữ.

- Bài 3: Đây là lời của con cháu nói với ông bà hoặc nói với người thân. Dấu hiệu khẳng định
+ “Nuột lạt mái nhà” là hình ảnh gợi nhớ người thân gia đình trong ca dao - Dân ca.
+ Đối tượng của nỗi nhớ: “ông bà”

- Bài 4: Nội dung là lời của những người lớn trong gia đình (ông bà, cha mẹ, cô bác…) nói với những người nhỏ (con, cháu) trong gia đình, hoặc là lời của anh em tâm sự với nhau. Vì nội dung câu hát là lời căn dặn, lời tâm sự.

Câu 2 (trang 36, SGK, Ngữ Văn, tập 1): Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì? Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao này. Tìm những câu ca dao cũng nói đến công cha nghĩa mẹ tương tự như bài 1.

Trả lời


Nội dung tình cảm mà bài ca dao muốn diễn đạt
- Có lẽ đây là bài ca dao đã gảy đúng sợi dây tình cảm thiêng liêng nhất, tha thiết nhất trong trái tim mỗi người, tình cảm đối với cha mẹ.
- Nội dung của bài ca dao là lời nhắc nhở con cái về công lao trời biển của cha mẹ. Là sự nhắn nhủ bổn phận và trách nhiệm làm con không bao giờ được quên công lao ấy.
Cái hay của bài thơ.
- Dùng biện pháp nghệ thuật so sánh ví von.
- Công cha được so sánh với núi "ngất trời". Nghĩa mẹ được so sánh với nước "biển Đông". Đây là lối ví von quen thuộc ta thường gặp trong ca dao.
+ Núi và biển là những cái to lớn, mênh mông cao rộng, vĩnh hằng của thiên nhiên được đưa ra làm đối tượng để so sánh. Điều đó muốn nói rằng công cha nghĩa mẹ là vô cùng to lớn không thể nào kể hết được.
+ Cha uy nghiêm, vững chãi được so sánh với núi. Mẹ dịu dàng, bao dung được so sánh với biển. Cách so sánh đầy thú vị phù hợp với tính cách của mỗi người.
- Biện pháp đối xứng: làm khắc sâu thêm ấn tượng công cha đối xứng với nghĩa mẹ, núi đối xứng với biển.
- Từ "công" là nghĩa trừu tượng, tác giả đã cụ thể hóa thành "cù lao chín chữ" để bất kì ai cũng có thể nhìn thấy được một cách rõ ràng.
- Thể thơ lục bát mền mại và sự ngọt ngào của điệu hát ru đã làm cho bài ca dao giống như lời thủ thỉ tâm tình sâu lắng: Mẹ ru cái lẽ ở đời Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.

Câu ca dao nói đến công cha nghĩa mẹ:

-"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".

-"Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang"

Câu 3 (trang 36, SGK, Ngữ văn 7): Bài 2 là tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa quê. Hãy nói rõ tâm trạng đó qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật.

Trả lời


Bài 2 là tâm trạng của người phụ nữ lấy chồng xa quê nhớ mẹ và nhớ quê nhà.
- Tâm trạng đó được khắc họa bởi thời gian “chiều chiều”. Trong ca dao, buổi chiều là lúc dễ gợi buồn, nhớ. Ở dây lại là người con gái “lấy chồng xa xứ™ cho nên nỗi nhớ cha mẹ, anh em và nỗi thèm khát được đoàn tụ gia đình càng thêm khắc khoải.
- Không gian “Ngõ sau” thường là nơi ít người lui tới, nhất là vào buổi chiều, ngõ sau lại càng vắng lặng. Người con gái về nhà chồng, khi đứng ngõ sau thường là đứng thui thủi một minh che dấu nỗi niềm riêng, có khi đó là những giọt nước mắt buồn tủi, bơ vơ.
- Và trong ca dao, khi nhân vật trữ tình “ra đứng” ở một không gian nhất định nào đó, chẳng hạn: ngõ sau, bờ sông, cổng làng ... thì đó là lúc tâm sự buồn không biết tâm sự cùng ai, nỗi niềm dâng lên. Người con gái “trông về quê mẹ” với bao nỗi lo cha mẹ già yếu sớm hôm không ai đỡ đần. Cũng có thể là nỗi tiếc về thời con gái đã qua, nỗi đau về thân phận làm dâu nhà chồng.
Đọc bài ca dao, không ai tránh khỏi niềm yêu thương, nỗi xót xa xé buốt trong lòng.

Câu 4 (trang 36, SGK, Ngữ văn 7): Bài 3 diễn tả nồi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà. Tình cảm đó được diễn tả như thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó.

Trả lời


Nỗi niềm nhớ thương và tôn kính với ông bà được thể hiện:
- Hành động: "Ngó lên" thể hiện sự thành kính tôn trọng.
- Sự vật so sánh: "nuột lạt mái nhà" – hình ảnh rất đỗi bình thường gắn bó thân thương.
Gợi nhắc đến công lao của ông bà ngày xưa đã xây dựng lên ngôi nhà, bàn tay ông bà đã buộc từng nuột lạt ấy. Nuột lạt ấy dường như còn hơi ấm của tay, của tình thương ông bà để lại.
- Lối so sánh: "Bao nhiêu… bấy nhiêu".
+ Cụ thể hóa nỗi nhớ.
+ Nỗi nhớ trùng điệp nhiều vô kể, không thể nào kể xiết. Đây là lối so sánh mức độ, tương tự như câu ca dao:

"Qua cầu ngả nón trong cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấu nhiêu"

Câu 5 (trang 36, SGK, Ngữ văn 7): Trong bài 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào? Bài ca dao này nhắc nhở chúng ta điều gì?

Trả lời


Trong bài 4, tình cảm anh em được diễn tả như sau:
- Khác với “người xa”, anh em có những cái “cùng”, “chung”, “một “. Trong đó, “cùng chung bác mẹ” và “một nhà” là cùng huyết thống và cùng những kỉ niệm sướng khổ với nhau trong mái ấm gia đình. Như thế, anh em tuy hai là một.
- Lời khuyên yêu thương gắn bó được so sánh “như thể tay chân”. Tay, chân cùng là những bộ phận của một cơ thể. Sự so sánh ấy cho thấy sự gắn bó anh em thật là máu thịt, tình cảm anh em thật là thiêng liêng.
Bài ca dao nhắc nhở chúng ta: anh em là ruột thịt với nhau, phải biết thương yêu và giúp đỡ nhau để cho cha mẹ được vui lòng.

Câu 6 (trang 36, SGK, Ngữ văn 7): Những biện pháp nghệ thuật nào được cả bốn bài ca dao sử dụng?

Trả lời

Những biện pháp nghệ thuật được cả bốn bài ca dao sử dụng là:

- Thể thơ lục bát.
- Cách ví von, so sánh.
- Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong đời sống hàng ngày.
- Đặc biệt, ngôn ngữ vẫn mang tính chất hướng ngoại nhưng không theo hình thức đối đáp mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình.

Trên đây là phần soạn bài lớp 7 ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ yêu thích những câu ca dao, dân ca.
Thêm
Soạn văn 7 ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
599
0
0
Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình (Ngữ văn 7, tập 1) các nhân vật trữ tình xuất hiện trong trùm bài này là những con người, người cháu, người vợ, người chồng, những chàng trai, cô gái… Họ trực tiếp cất lên lời ca, bày tỏ suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình với các mối quan hệ trong gia đình.

Chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm ca dao, dân ca và cùng nhau phân tích nội dung, nghệ thuật về những câu hát về tình cảm gia đình bài viết này nhé!

5995

Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao, dân ca
(Nguồn ảnh: sưu tầm)


Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
I. Ca dao, dân ca là gì?

- Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, dùng để diễn tả đời sống nội tâm của con người.

- Để phân biệt ca dao và dân ca, hiện nay, người ta đưa ra hai khái niệm như sau:

+ Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng

+ Ca dao là lời thơ của dân ca. Ca dao còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca. Khái niệm ca dao còn được dùng để chỉ một thể thơ dân gian – thể ca dao.

II. Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

Bài 1


"Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao, biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
"

Bài 2

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều


Bài 3

Ngó lên nuột nạt mái nhà

Bao nhiêu nuột nạt nhớ ông bà bấy nhiêu


Bài 4

"Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà tình thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy"


1. Nội dung ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

- Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh em và tình cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người.

- Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương, coi trọng gia đình.

2. Nghệ thuật ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

- Sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối xứng, tăng cấp ...

- Có giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm.

- Diễn tả tình cảm qua những mô típ.

- Thể thơ lục bát và lục bát biến thể gợi âm điệu tâm tình, nhắn nhủ.

- Ngôn ngữ thơ nhưng vẫn rất gần với lời nói hằng ngày của nhân dân và mang màu sắc địa phương.

- Dùng hình ảnh phủ định để khẳng định.

- Các vế trong bài có quan hệ nhân - quả.

- Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao, dân ca.

- Những câu thuộc chủ đề này thường là lời ru của mẹ, lời ru của mẹ cha, ông bà với con cháu, lời con cháu nói với cha mẹ và ông bà.

- Thường dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc. Mục đích:

+ Bày tỏ tâm tình
+ Nhắc nhở về công ơn sinh thành dưỡng dục, tình mẫu tử.
+ Ca ngợi tình anh em ruột thịt.

Với khái niệm về ca dao, dân ca; nội dung và nghệ thuật của chùm ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình được trình bày ở trên. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại cho đọc giả nhiều giá trị. Nếu thấy hay các bạn chia sẻ cho những độc giả khác cùng đọc nhé!
Thêm
Những câu hát về tình cảm gia đình
1K
0
0
Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình đã diễn tả một cách sinh động và sâu sắc đời sống tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của người lao động. Chính vì vậy, nhân vật trữ tình trong ca dao, dân ca thường là người mẹ, người vợ, người chồng, người con trong quan hệ gia đình; chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu; người phụ nữ, người dân cày trong quan hệ xã hội... Mời bạn đọc tìm hiểu về chủ đề ca dao, dân ca trong bài viết này.

5992

Chủ đề gia đình và tình yêu, quê hương đất nước (Nguồn ảnh: sưu tầm)​



1. Khái niệm ca dao, dân ca

- Ca dao, dân ca là những thuật ngữ Hán Việt dùng để chỉ những bài thơ, bài hát trữ tình dân gian.

- Khái niệm ca dao: chỉ phần lời thơ của các bài dân ca hoặc các bài thơ dân gian.

Ví dụ: "Trống cơm khéo vỗ nên vông

Một bầy con sít lội sông đi tìm

Thương ai con mắt lim dim

Một bầy con nhện đi tìm giăng tơ
"


- Khái niệm dân ca: dùng để gọi những sáng tác kết hợp giữa thơ và nhạc dân gian hoặc một hình thức sinh hoạt ca hát của nhân dân nhưng chúng vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Ví dụ: "Tình bằng có cái trống cơm, khen ai khéo vỗ ấy mấy vông nên vông.

Một bầy tang tình con sít, ấy mấy lội, lội sông, ấy mấy đi tìm.

Em nhớ thương ai, đôi con mắt ấy mấy lim dim.

Một bầy tang tình con nhện ới a, ấy mấy giăng tơ, giăng tơ ấy mấy đi tìm, em nhớ thương ai duyên nợ khách tang bồng
".


2. Đặc điểm nghệ thuật của ca dao, dân ca

Ngoài những đặc điểm chung của thơ trưc tình, ca dao, dân ca còn mang những nét đặc thù riêng:

+ Về hình thức thơ: gắn gọn, sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể

+ Về kết cấu: có hiện tượng trùng lặp kiểu kết cấu toàn bài, kết cấu trong từng dòng, từng hình ảnh…

+ Về hình ảnh, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, chân thực, hồn nhiên, gợi cảm…

Chùm bài ca dao, dân ca về chủ đề gia đình và tình yêu, quê hương đất nước chiếm một vị trí khá quan trọng trong ca dao, dân ca Việt Nam.

Bài viết trên chúng tôi đã đề cập đến khái niệm ca dao, dân ca; đặc điểm nghệ thuật của ca dao, dân ca. Hi vọng bài viết đem lại giá trị hữu ích cho bạn đọc.
Thêm
Ca dao, dân ca
598
0
0
Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở lên có nghĩa, dễ hiểu.

Để văn bản có tính liên kết, người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau, đồng thời, phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện, ngôn ngữ (từ, câu…) thích hợp.

Chúng ta cùng nhau trả lời tất cả các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ Văn 7 để hiểu thêm về bài Liên kết trong văn bẳn (Soạn văn Liên kết trong văn bản ngắn nhất)

1. Soạn bài tính liên kết của văn bản

a. Theo em, nếu bố En-ri-cô chỉ viết như vậy thì En-ri-cô có thể hiểu được điều bố muốn nói chưa?


- Hãy đọc đoạn văn sau:

Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố.

b) Nếu En-ri-cô chưa hiểu được điều bố muốn nói thì tại sao? Hãy xem xét các lí do sau:

- Vì có câu văn viết chưa đúng ngữ pháp;

- Vì có câu văn nội dung chưa thật rõ ràng;

- Vì các câu văn chưa gắn bó với nhau, liên kết lỏng lẻo.

c) Vậy, muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có phẩm chất gì?

Trả lời

a) Nếu chỉ có đoạn văn đó En-ri-cô sẽ không thể hiểu được điều bố muốn nói.

b) Vì: các câu văn chưa gắn bó với nhau, liên kết lỏng lẻo.

c) Các câu trong đoạn văn, nếu tách rời, đều là những câu hoàn chỉnh, nội dung rõ ràng. Nhưng cả đoạn, với sự nối kết các câu lỏng lẻo, thì ý nghĩa không được biểu đạt rõ ràng. Muốn để người khác hiểu được ý của mình, ngoài việc tạo ra những câu đúng, người viết (nói) còn phải tổ chức mối liên kết chặt chẽ giữa các câu.

2. Soạn văn phương tiện liên kết trong văn bản

a)
Đọc kĩ đoạn văn trên và cho biết do thiếu ý gì mà nó trở nên khó hiểu. Hãy sửa lại đoạn văn để En-ri-cô có thể hiểu được ý bố mình.?

b) Chỉ ra sự thiếu liên kết trong đoạn văn sau và sửa lại:

Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của đứa trẻ tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

c) Qua hai đoạn văn trên, hãy tự rút ra:

- Một văn bản như thế nào thì được xem là có tính liên kết?

- Các câu trong văn bản phải sử dụng những phương tiện gì để văn bản có tính liên kết?

Trả lời

a)
Trong đoạn văn trên, vì thiếu ý "sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy" sau hành vi En-ri-cô thiếu lễ độ với mẹ và "Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con" mà nó trở nên khó hiểu.

Muốn cho En-ri-cô hiểu được ý bố, phải bổ sung các ý trên.

b) Đoạn văn:

Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của đứa trẻ tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

- Đoạn văn này thiếu liên kết vì giữa các câu không gắn bó gì với nhau.

- Đây là đoạn văn được lấy từ văn bản cổng trường mở ra. Để cho đoạn văn có nghĩa, chỉ cần thêm cụm từ "Còn bây giờ" trước câu thứ hai và thay từ "đứa trẻ" bằng từ "con" ở câu thứ ba.

c) Một văn bản có tính liên kết phải có điều kiện: Người nói (hoặc người viết) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. Cùng với điều kiện ấy, các câu trong văn bản phải được kết nối với nhau bằng những phương tiện ngôn ngữ thích hợp (từ, cụm từ hoặc câu kết nối).
Thêm
625
0
0
Từ ghép có hai loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập

Từ ghép chính phụ có ý nghĩa phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

Chúng ta cùng nhau Soạn văn Từ ghép lớp 7


5633

Soạn văn Từ ghép lớp 7​


I. Soạn bài các loại từ ghép

Câu 1, trang 13, SGK

Trong các từ ghép bà ngoại, thơm phức, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ ấy?


(1) Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại [...].

(Lí Lan)

(2) Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy lại thu cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ [...].

(Thạch Lam)

Trả lời

+ Các tiếng chính: bà, thơm.

+ Các tiếng phụ: ngoại, phức.

+ Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau; tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.

Câu 2, trang 14, SGK

Các tiếng trong hai từ ghép: quần áo, trầm bổng có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?


- Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường.

- Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng [...].

Trả lời

Các tiếng trong hai từ ghép "quần áo", "trầm bổng" không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Hai tiếng bình đẳng với nhau, ghép lại tạo thành từ.

II. Soạn văn Nghĩa của từ ghép

Câu 1, trang 14, SGK

So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà, nghĩa của từ thơm phức với nghĩa từ thơm, em thấy có gì khác nhau.

Trả lời


So sánh nghĩa:

- Bà ngoại và bà:

+ Giống nhau: đều chỉ người phụ nữ lớn tuổi, đáng kính trọng.

+ Khác nhau:

Bà ngoại: chỉ người phụ nữ sinh ra mình

Bà: chỉ người phụ nữ sinh ra cha hoặc mẹ.

- Thơm phức và thơm

+ Giống nhau: cùng chỉ tính chất của sự vật, đặc trưng về mùi vị.

+ Khác nhau:

Thơm phức: chỉ mùi thơm đậm đặc, gây ấn tượng mạnh.

Thơm: chỉ mùi thơm nói chung.

Câu 2, trang 14 SGK

So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng với nghĩa mỗi tiếng trầm, bổng em thấy có gì khác nhau?

Trả lời


Nghĩa của từ quần áo khái quát hơn nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng khái quát hơn nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng.

Ví dụ:

- Áo quần:

+ Do hai tiếng tạo thành

+ Tiếng áo và tiếng quần đều có nghĩa.

+ Cả hai tiếng đều dùng để chỉ vật dụng trang phục của con người.

=> Từ áo và từ quần nghĩa hẹp hơn so với từ áo quần.

- Trầm bổng:

+ Cả hai tiếng đều ngang hàng nhau.

+ Không có tiếng nào phụ.

+ Là âm thanh khi cao khi thấp rất êm tai.

- Xét riêng từng tiếng:

+ Trầm: âm thanh ở âm vực thấp

+ Bổng: âm thanh ở âm vực cao

=> Nghĩa hẹp hơn so với từ trầm bổng.
Thêm
Từ ghép
1K
0
0
Soạn văn lớp 7 Tập 1

Bài 1

Cổng trường mở ra
Mẹ tôi
Từ ghép
Liên kết trong văn bản

Bài 2

Cuộc chia tay của những con búp bê
Bố cục trong văn bản
Mạch lạc trong văn bản

Bài 3

Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
Từ láy
Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự và miêu tả
Quá trình tạo lập văn bản

Bài 4

Những câu hát than thân
Những câu hát châm biếm
Đại từ
Luyện tập tạo lập văn bản

Bài 5

Sông núi nước Nam
Phò giá về kinh
Từ hán việt
Trả bài tập làm văn số 1
Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

Bài 6

Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
Bài ca Côn Sơn
Từ hán việt (tiếp theo)
Đặc điểm của văn bản biểu cảm
Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

Bài 7

Sau phút chia li
Bánh trôi nước
Quan hệ từ
Luyên tập cách làm văn biểu cảm

Bài 8

Qua đèo ngang
Bạn đến chơi nhà
Chữa lỗi về quan hệ từ
Viết bài tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm

Bài 9

Xa ngắm thác núi Lư
Từ đồng nghĩa
Cách lập ý của bài văn biểu cảm

Bài 10

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Từ trái nghĩa
Luyện nói : văn biểu cảm về sự vật, con người

Bài 11

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Từ đồng âm
Trả bài tập làm văn số 2
Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm

Bài 12

Cảnh khuya, Rằm tháng giêng
Thành ngữ
Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm
Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Bài 13

Tiếng gà trưa
Điệp ngữ
Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
Làm thơ lục bát

Bài 14

Một thứ quà của lúa non: Cốm
Chơi chữ
Chuẩn mực sử dụng từ
Ôn tập văn biểu cảm

Bài 15

Sài Gòn tôi yêu
Mùa xuân của tôi
Luyện tập sử dụng từ
Trả bài tập làm văn số 3

Bài 16

Ôn tập tác phẩm trữ tình
Ôn tập phần tiếng việt
Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1

Bài 17

Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo)
Ôn tập phần tiếng việt (tiếp theo)
Chương trình địa phương (phần tiếng việt): Rèn luyện chính tả

Soạn văn lớp 7 Tập 2
Bài 18

Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)
Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Bài 19

Tục ngữ về con người và xã hội
Rút gọn câu
Đặc điểm của văn bản nghị luận
Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Bài 20

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Câu đặc biệt
Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

Bài 21

Sự giàu đẹp của tiếng việt
Thêm trạng ngữ cho câu
Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

Bài 22

Thêm trạng ngữ cho câu
Cách làm văn lập luận chứng minh
Luyện tập lập luận chứng minh

Bài 23

Đức tính giản dị của Bác Hồ
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Viết bài tập làm văn số 5: Văn lập luận chứng minh

Bài 24

Ý nghĩa của văn chương
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)
Luyện tập viết đoạn văn chứng minh

Bài 25

Ôn tập văn nghị luận
Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích
Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
Trả bài tập làm văn số 5

Bài 26

Sống chết mặc bay
Cách làm bài văn lập luận giải thích
Luyện tập lập luận giải thích
Viết bài tập làm văn số 6: Văn lập luận giải thích

Bài 27

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo)
Luyện nói: Bài văn giải thích một số vấn đề

Bài 28

Ca Huế trên sông Hương
Liệt kê
Trả bài tập làm văn số 6
Tìm hiểu chung về văn bản hành chính

Bài 29

Quan Âm Thị Kính
Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
Văn bản đề nghị

Bài 30

Ôn tập phần văn
Dấu gạch ngang
Văn bản báo cáo

Bài 31

Kiểm tra phần văn lớp 7 học kì 2
Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo
Ôn tập về phần tập làm văn

Bài 32

Ôn tập phần Tiếng Việt kì 2
Kiểm tra tổng hợp cuối năm

Bài 33

Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) - Kì 2
Hoạt động ngữ văn

Bài 34

Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả (Lớp 7)
Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
Thêm
619
0
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
  2. hưnga @ hưnga:
    cho em hỏi xu có những tác dụng gì ạ
Top