Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Cây dừa Bình Định ( có dùng yếu tố miêu tả)

Mở bài:

Dừa là một loài cây quen thuộc của đất nước Việt Nam. Trên dải đất cong cong hình chữ S này, đi đến bất cứ nơi đâu ta cũng bắt gặp cây dừa. Ở miền Nam, tỉnh Bến Tre, dừa được trồng rất nhiều. Và đến Bình Đinh, trên những chặng đường dài ở quốc lộ, đâu đâu mọi người cũng thấy cây dừa được trồng thành rừng bạt ngàn, xanh ngắt, cao lớn. Ở xứ sở miền Nam Trung bộ này, cây dừa là loài cây đặc trưng của vùng đất miền Trung đầy nắng, đầy gió. Chính vì vậy, nơi đây có câu ca dao quen thuộc:

Công đâu công uổng công thừa

Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan

Thân bài:

1. Đặc điểm chung của cây dừa:

a. Nguồn gốc:

Cây dừa được các nhà nghiên cứu cho rằng nó có nguồn gốc ở Đông Nam Á, một bộ phận khác lại cho rằng nguồn gốc của chúng ở miền tây bắc Nam Mỹ. Điều này đến nay vẫn chưa có kết luận rõ ràng nhưng cây dừa đã trở nên phổ biến ở trên khắp thế giới. Dừa là một loại cây có khả năng thích nghi vô cùng tốt, nó phát triển mạnh mẽ tại những vùng có đất pha cát, đồng thời nó có khả năng chịu mặn cũng như ưa thích các vùng đất nhiều nắng và mưa. Chính bởi đặc tính này mà cây dừa rất phổ biến ở các bờ biển nhiệt đới, thậm chí ở một số những vùng núi cao cây dừa vẫn phát triển. Ở Việt Nam, cây dừa được trồng phổ biến ở những tỉnh có nền nhiệt cao, mưa nhiều và đặc biệt nó đã trở thành loại cây đặc sản của tỉnh Bình Định.

Nhưng ở xứ sở Bình Định này, nguồn gốc cây dừa được kể lại bằng một câu chuyện truyền thuyết đầy cảm động về tình yêu của một đôi trai tài gái sắc. Đó là chàng Lửa dũng cảm, tài năng và nàng Nếp xinh đẹp, hiếu thảo. Cả hai yêu thương nhau nhưng không đến được với nhau, để rồi khi chết đi hóa thành một loại cây có những chiếc lá như hình cái lược của người con gái, có những chùm quả xanh chi chít ôm tròn quanh ngọn cây, nước ở trong quả ngọt lịm và lớp thịt màu trắng thì béo ngậy.

b.Đặc điểm về cây dừa:

-Hình dáng:

Dừa là một loài cây trong họ Cau. Gốc lớn, tua tủa chùm rễ ăn sâu, bám chắc xuống đất. Cây dừa trông cao lớn như vậy nhưng lại là loại cây thân cỏ, cao đến 10m, ở thân có những khoanh tròn nối nhau. Cây dừa không có cành mà chỉ có tàu dừa mọc trên ngọn thành vòng tròn, xòe đều ra tứ phía. Có khi tàu dừa dài tới hai ba mét khi già khi rụng để lại vết sẹo trên thân.

Trên mỗi tàu dừa có rất nhiều lá. Lá dừa màu xanh bóng mọc xuôi theo theo hai bên cuống của tàu dừa, mỗi lá dừa lại có nhiều khía, tách lá thành nhiều mảnh nhỏ. Từ các nách bẹ, từng chùm quả mập mạp, màu trắng sữa chìa ra, biến dần thành quả có màu xanh. Quả dừa mọc thành chùm, quả tròn, phía đuôi hơi thon lại. Ngoài cùng của quả dừa là lớp xơ bao bọc, trong là cùi dừa trắng tinh, béo ngậy, nước dừa ngọt mát trong lành.

-Nơi trồng:

Cây dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt. Cây dừa rất ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm hàng năm), điều này giúp dừa trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Bình Định là một vùng đất nắng, nóng lại có biển với đất cát nên cây dừa được trồng rất nhiều và phát triển rất mạnh. Ở đây, cây dừa mọc như rừng, ở ven sông, men theo bờ ruộng, trên sườn đồi, rải theo bờ biển… Cả một dãi đất dài của tỉnh từ thành phố Quy Nhơn đến tận Tam Quan, cây dừa được trồng bạt ngàn với nhiều loại. Nào là dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng, dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn…



2 Công dụng của cây dừa nói chung và đối với người dân Bình Định nói riêng:

Có lẽ cây dừa là một loại cây thật đặc biệt bởi mọi bộ phận của cây đều có thể được người Việt Nam nói chung và người dân Bình Định nói riêng tận dụng, không một phần nào bị bỏ phí lại. Chính vì vậy người dân Bình Định đã cất tiếng ngợi ca:

Dừa xanh sừng sững giữa trời

Đem thân mình hiến cho cho đời thủy chung

Từ những chiếc lá dừa to đẹp được thu về để lợp nhà, để đan lại thành những món đồ thủ công mỹ nghệ được mọi người yêu thích. Thân của cây dừa được sử dụng để làm cột, làm những con cầu nhỏ bắc qua mương hay tạo ra những món đồ lưu niệm xinh xắn. Ngay cả phần rễ của cây dừa cũng được con người tận dụng để làm chất đốt hoặc thuốc nhuộm. Rồi những bông dừa già cũng được người dân thu hoạch về để trang trí, củ hủ dừa (hay đọt dừa non) được sử dụng để chế biến thành các món ăn lạ miệng giàu giá trị dinh dưỡng...

Thế nhưng, trên cây dừa phần có giá trị nhất có thể nói chính là những trái dừa. Những trái dừa tươi ngon nhất thường được dùng để lấy nước - một thứ nước giải khát tự nhiên vô cùng có giá trị về dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hoá cũng như giải nhiệt nhanh chóng trong những ngày hè oi bức. Với những trái dừa khô và già hơn, người ta thường sử dụng phần cùi của nó. Cùi dừa được dùng để chế biến các món kho hay đồ xôi, sử dụng làm các loại mứt không thể thiếu trên bàn tiếp khách của mỗi gia đình ngày Tết. Cùi dừa còn được sử dụng để làm sữa dừa, kẹo dừa, chiết lấy dầu hay làm xà phòng. Sau đó, phần bã cùi dừa người ta cũng chẳng vứt đi mà tận dụng để làm phân bón hay một loại thức ăn giàu chất béo cho gia súc. Ngay đến phần vỏ cứng của trái dừa cũng được giữ lại để sử dụng làm các mặt hàng thủ công tinh xảo rất được ưa chuộng.

Sống gắn bó và rất mực thủy chung với người, cây dừa là niềm kiêu hãnh của người dân Bình Định. Cây dừa còn tạo nên vẻ đẹp cho cảnh quan nơi đây. Hàng dừa xanh tạo thành hành lang tự nhiên có mái che nhất là ở Tam Quan- Hoài Nhơn. Đi trong làng rợp mát bóng dừa, gió đầy nắng vờn trên ngọn lá. Không gian tràn ngập tiếng chim, hối hả gọi nhau qua những tàu lá dừa phất phới. Bóng dừa còn làm cho các cô gái nơi đây có làn da trắng mịn.

Cây dừa còn đi vào thơ, ca, nhạc, họa. Những bức tranh về làng quê, những bài hát quê hương hay có hình ảnh cây dừa. Nhà thơ Trần Đăng Khoa có một bài thơ về cây dừa thật đặc sắc:

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu

Dang tay gọi gió, gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa đàn lợn con nằm trên cao

Kết luận:

Cây dừa ngày nay vẫn là một trong những nét đặc trưng của các vùng quê miền ven biển. Bờ biển trong xanh cùng hàng dừa sai trái là hình ảnh làm nên thương hiệu cho biển nước ta trong đó có tỉnh Bình Định. Cây dừa sẽ mãi theo con người Việt Nam nói chung và con người Bình Định nói riêng trong cuộc sống tương lai.
Thêm
140
3
1
Bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt) – bài thơ là lời tâm tình của người cháu hiếu thảo từ nơi xa hướng về người bà thân yêu nơi quê nhà. Dòng cảm xúc được khơi nguồn từ hình ảnh bếp lửa:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!


Những từ “chờn vờn”, “ấp iu” vừa gợi hình ảnh bếp lửa vừa gợi cảm xúc. Bếp lửa ấy với ngọn lửa bốc cao, tỏa sáng, ẩn hiện giữa làn sương sớm, ấp ủ than hồng nồng đượm nhờ sự kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa. Bếp lửa ấy cũng chờn vờn trong nỗi nhớ, ám ảnh tâm trí, và được nhà thơ ấp iu, trân trọng, gìn giữ. Người cháu bồi hồi nhớ về bếp lửa và nhớ thương bà.

Chúng ta cùng nhau đọc bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt) để cùng hòa mình vào tâm tình của đứa cháu hiếu thảo với bà để nói lên nỗi nhớ của người cháu với bà.

BẾP LỬA

(Bằng Việt)


"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?..."


Kiev, 1963

Nguồn:
1. Hương cây – Bếp lửa, NXB Văn học, 1968
2. Bằng Việt, Bếp lửa, NXB Văn học, 2005
3. Bằng Việt, tác phẩm chọn lọc, NXB Hội Nhà văn, 2010
Thêm
  • Like
Reactions: Tiến 2021
763
1
3

Tiến 2021

Thành Viên
27/5/21
94
41
18,000
32
Xu
0
Bếp lửa là lời tâm tình của đứa cháu hiếu thảo ở nơi xa gửi về người bà. Lời tâm tình được dệt bằng biết bao kỷ niệm tuổi thơ, mỗi kỉ niệm được bao bọc trong một nỗi nhớ thương vừa dâng trào vừa...
 
  • Like
Reactions: Trần Ngọc 2021
Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” (Nguyễn Khoa Điềm) – Lời ru của tác giả đã tượng lên vóc dáng người mẹ. Hình ảnh người mẹ được gắn với hoàn cảnh và công việc cụ thể qua từng đoạn thơ. Người mẹ vừa địu con vừa làm biết bao công việc của người dân nơi chiến khu, việc nhà mà cũng là việc nước, việc kháng chiến. Lời ru của tác giả và lời ru của người mẹ nối tiếp, đan cài nhau làm nên khúc hát ru dịu dàng, đằm thắm, lắng sâu, tạo nên sự hòa thanh mới lạ.

5324



KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ

(Nguyễn Khoa Điềm)


“Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi,
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối,
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:

- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,
Mai sau con lớn vung chày lún sân...


Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang trỉa bắp trên núi Ka–lưi
Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,
Em ngủ ngoan em, đừng làm mẹ mỏi.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương làng đói.
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka–lưi...


Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng.
Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối
Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông,
Mẹ địu em đi để dành trận cuối.
Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường,
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.

- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương đất nước.
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ,
Mai sau con lớn làm người Tự Do...”



25-3-1971

Bài thơ được sáng tác khi tác giả đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên.

Nguồn: Thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, 2012
Thêm
Bài thơ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm) (Tác phẩm được dạy trong chương trình Ngữ Văn 9)
  • Like
Reactions: Tiến 2021
632
1
3
“Con cò” (Chế Lan Viên) – Bài thơ mở ra là lời tâm tình thiết tha của người mẹ với đứa con yêu. Lời tâm tình ấy có hướng về con cò. Hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru – ca dao Việt Nam vốn rợp trắng cánh cò. Tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ấy.

Tôi và các bạn cùng nhau đọc bài thơ “Con cò” (Chế Lan Viên) nhé!

5323

CON CÒ

(Chế Lan Viên)


"I
Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay:
"Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ
Con cò Đồng Đăng..."

Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ
"Con cò ăn đêm
Con cò xa tổ
Cò gặp cành mềm
Cò sợ xáo măng..."

Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân
Con chưa biết con cò con vạc
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân

II
Ngủ yên, ngủ yên, ngủ yên
Cho cò trắng đến làm quen
Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi
Mai khôn lớn, con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
Lớn lên, lớn lên, lớn lên...
Con làm gì?
Con làm thi sĩ
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn

III
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
À ơi!
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Ngủ đi, ngủ đi!
Cho cánh cò, cánh vạc
Cho cả sắc trời
Đến hát
Quanh nôi."

Nguồn: Chế Lan Viên toàn tập (Vũ Thị Thường sưu tập và biên soạn), NXB Văn học, 2002.
Thêm
Bài thơ "Con cò" (Chế Lan Viên)
850
2
4
“Ánh trăng” (Nguyễn Duy) như một lời tự nhắc về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc củng cố người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn” ân nghĩa, thủy chung cùng quá khứ.

Chúng mình cùng nhau đọc lại bài thơ “Ánh trăng” (Nguyễn Duy) nhé!

5322

ÁNH TRĂNG

(Nguyễn Duy)


"Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình."

TP. Hồ Chí Minh, 1978

Nguồn:
1. Nguyễn Duy, Ánh trăng, NXB Tác phẩm mới, 1984
2. Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1995

Đọc xong bài thơ “Ánh trăng” (Nguyễn Duy) bạn có những cảm nhận nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Thêm
Bài thơ: Ánh trăng (Nguyễn Duy)
733
0
1

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
Bài thơ "Ánh trăng" giống như một câu chuyện giàu chất thơ, đầy hiện thực đời sống. "Ánh trăng" giản đơn, nhẹ nhàng về câu chữ; tự nhiên thuần thục về kết cấu; bình dị, dễ hiểu về ý thơ mà vẫn...
 
Trong ngày khai trường đầu tiên, mẹ dắt tay con “bước qua cánh cổng trường” cũng chính là đang đưa con vào “một thế giới kì diệu”, như ngày xưa điều kì diệu ấy đã đến với mẹ khi mẹ được bà ngoại đưa đến trường… Đây cũng chính là sự chuyển giao, tiếp nối giữa các thế hệ.

Cùng vanhoctre.com đọc lại văn bản “Cổng trường mở ra” (Lý Lan) nhé!

5046



VĂN BẢN: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

LÝ LAN -

Một ngày kia, sẽ còn xa lắm ngày đó, con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

Con là một đứa trẻ nhạy cảm, mỗi lần mẹ con mình sắp đi chơi xa, thì vào đêm trước ngày đi con háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. Nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con ngủ. thực ra chỉ cần nói: “Ngủ đi, không thôi sáng mai dậy trễ không kịp xe” là con nhắm mắt lại ngay, và chỉ lát sau, con ngủ ngon lành. Đêm nay con cũng có niềm háo hức như vậy: ngày mai con đi học- những sự chuẩn bị áo quần mới, giầy nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự trang trọng của ngày khai trường. Nhưng cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác hơn là ngày mai thức dậy sớm cho kịp giờ.

Mẹ đắp mền cho con, buông mùng, ém góc cẩn thận rồi, mẹ bỗng không biết làm gì nữa. Đầu óc hoàn toàn tỉnh táo, vả lại cũng còn quá sớm so với giờ ngủ thường ngày của mẹ. Mọi ngày, dỗ con ngủ rồi, mẹ dọn dẹp nhà cửa. Căn nhà mình chỉ trông tạm ngăn nắp gọn gàng từ sau khi con ngủ rồi cho đến sáng hôm sau. Mẹ lượm những chiếc xe thiết giáp dưới gầm ghế, cạnh chân bàn, những chú rôbô bằng nhựa đứng ngồi khắp nơi, và giữa nhà là đoàn quân thú dàn trận trong một cuộc chiến tranh Sư tử - Khủng long mà ngày nào con cũng bày ra và không ngày nào kết thúc bằng thắng lợi của phe nào.

Nhưng tất cả những động tác đó con đã giúp mẹ làm từ chiều rồi. Mẹ nói: Ngày mai con đi học, con là cậu học sinh cấp một, con lớn rồi. Vì vậy con hăng hái tranh với mẹ dọn dẹp những món đồ chơi. Khi con cất những món đồ quen thuộc thường chơi ấy vào thùng, mẹ có cảm giác là con chia tay với chúng luôn. Cái cách con bỏ chúng vào thùng giấy như thể con đã ý thức là chúng không còn phù hợp với mình nữa. Con đóng nắp thùng như thể kết thúc một cái gì. Mấy câu mẹ nói: “Con lớn rồi . . . hình như có một ý nghĩa đặc biệt với con. Và con hành động như một đứa bé – lớn rồi.

Mẹ cũng thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Viết một bức thư cho người bạn ở xa, gọi điện thoại cho dì cậu, làm mặt nạ dưỡng da hay bài tập thể dục thẩm mỹ. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vô chuyện gì cả, mẹ cũng không định làm những chuyện ấy tối nay. Mẹ nhìn con ngủ một lát, rồi đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con. Mẹ tự bảo mình cũng đi ngủ sớm đi.

Mẹ lên giường và trằn trọc, cảm thấy mình hơi vô lý, nhưng không biết như thế nào cho hợp lý. Con đã đi học từ ba năm trước, từ hồi ba tuổi vào lớp mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Ngay cả ngôi trường mới của con, trường cấp một, con cũng đã tập làm quen từ những ngày hè. Tuần lễ trước ngày khai giảng, con đã làm quen với các bạn và cô giáo mới, đã được tập xếp hàng đi ra sân, tập đứng, tập ngồi, cho buổi lễ khai trường long trọng. Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu niên học đâu.

Mẹ còn nhớ hồi con đi học Mẫu giáo lần đầu tiên, mẹ chọn trường gần chỗ mẹ làm, để cứ một hai tiếng đồng hồ mẹ lại chạy qua trường ngó chừng con một cái. Mẹ sợ con lần đầu xa mẹ sẽ khóc nhiều rồi sinh bệnh. Nhưng cô giáo con có nhiều kinh nghiệm, bảo mẹ đừng để cho con thấy mặt. Con chỉ khóc mấy bữa đầu, mà cũng chỉ khóc đầu giờ sáng khi vừa xa mẹ và đầu giờ chiều khi ngủ trưa dậy không thấy mẹ. Rồi con quen với cô giáo và bạn bè, đến ngày nghỉ mà cũng đòi đi học, làm mẹ có lúc đâm ghen với cô giáo. Nhưng mẹ tin là cô nhận xét đúng: con có tính hướng ngoại, dễ hòa đồng, thích nghi môi trường tốt, năng động và độc lập. Với những tính cách như vậy, mẹ hy vọng con sẽ sớm coi trường cấp một như nhà mình.

Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ... lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị gần như chu đáo trong thời gian qua. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu? Mẹ không lo. Nhưng mẹ không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là mẹ dường như nghe tiếng đọc bài trầm bổng: Hằng năm cứ vào cuối thu – mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

Cái ấn tượng ghi sâu mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con, để một ngày kia, bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi con nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào.

Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khia trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với Ban giám hiệu, thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh để điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói:“Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Thêm
Văn bản: Cổng trường mở ra (Lý Lan) - Ngữ Văn 7
  • Like
Reactions: Vanhoctre
899
1
0
Con chó Bấc trích tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã. Tác phẩm kể về Bấc, một con chó bị bắt cóc đưa lên vùng Bắc Cực để kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác. Chỉ riêng Giôn Thoóc-tơn là người đã có lòng nhân từ đối với nó, và nó được cảm hoá. Về sau, khi Thoóc-tơn chết, nó hoàn toàn dứt bỏ con người, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành một con chó hoang.
con chó bấc.jpg


Con chó Bấc (trích “Tiếng gọi nơi hoang dã”) - ảnh minh họa


Tình yêu thương, một tình yêu thương thực sự và nồng nàn lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó. Trước kia nó chưa hề cảm thấy một tình yêu thương như vậy lúc ở tại nhà Thẩm phán Mi-lơ[1] dưới thung lũng Xan-ta Cla-ra mơn man ánh nắng. Với những cậu con trai của ông thẩm, trong những buổi đi săn hoặc đi lang thang đây đó, tình cảm ấy chỉ là chuyện làm ăn cùng hội cùng phường[2]; với những đứa cháu nhỏ của ông Thẩm, là trách nhiệm ra oai hộ vệ[3]; còn đối với bản thân ông Thẩm, đó là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng[4].

Nhưng tình thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt thì phải đến Giôn Thoóc-tơn mới khơi dậy lên được.

Con người này đã cứu sống nó, đó là một lẽ; nhưng hơn thế nữa, anh là một ông chủ lí tưởng. Những người khác chăm nom chó của họ xuất phát từ ý thức về nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh; còn anh chăm sóc chó của mình như thể chúng là con cái của anh vậy, bởi vì anh không thể nào không chăm sóc. Và anh còn chăm sóc nhiều hơn nữa kia. Anh không bao giờ quên chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ và ngồi xuống chuyện trò lâu với chúng (mà anh gọi là “tầm phào”), điều mà cả anh và chúng đều thích thú. Anh có thói quen dùng hai bàn tay túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó, hoặc lắc nó đẩy tới đẩy lui, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên những tiếng rủa rủ rỉ bên tai ấy, và theo mỗi cái lắc đẩy tới đẩy lui, nó lại tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể vì quá ngây ngất. Và khi được buông ra, nó bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cứ như vậy trong tư thế đứng yên bất động; những lúc ấy Giôn Thoóc-tơn lại như muốn kêu lên, trân trọng: “Trời đất! Đằng ấy[5] hầu như biết nói đấy!”

Bấc có tài biểu lộ tình thương yêu gần giống như làm đau người ta. Nó thường hay há miệng ra cắn lấy bàn tay Thoóc-tơn rồi ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu. Và cũng như Bấc hiểu các tiếng rủa là những lời nói nựng, con người cũng hiểu cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve.

Tuy nhiên, tình thương yêu của Bấc phần lớn được diễn đạt bằng sự tôn thờ. Mặc dù nó sung sướng đến cuồng lên mỗi khi Thoóc-tơn chạm vào nó hoặc nói chuyện với nó, nhưng nó không săn đón những biểu hiện ấy. Khác với cô ả Xơ-kít[6] có thói quen thọc cái mũi của nó vào dưới bàn tay của Thoóc-tơn rồi hích, hích mãi cho đến khi được vỗ về, cũng khác với Ních[7] thường chồm lên tì cái đầu to tướng của cu cậu lên đầu gối Thoóc-tơn, Bấc chỉ tôn thờ ở xa xa một quãng. Nó thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hàng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc đổi thay trên nét mặt. Hoặc cũng có lúc nó nằm ra xa hơn, về một bên hoặc đằng sau anh, quan sát hình dáng của anh và từng cử động của thân thể anh.

Và thường thường, như mối giao cảm[8] giữa họ với nhau, sức mạnh ánh mắt của Bấc làm cho Giôn Thoóc-tơn quay đầu sang và nhìn lại nó, không nói năng gì, đôi mắt anh toả rạng tình cảm tự đáy lòng, trong khi tình cảm của Bấc ngời ánh lên qua đôi mắt nó toả rạng ra ngoài.

Một thời gian dài sau khi được cứu sống, Bấc không muốn rời Thoóc-tơn một bước. Từ lúc anh ra khỏi lều cho đến lúc anh quay trở về, Bấc luôn bám theo gót chân anh.Việc thay thầy đổi chủ xoành xoạch từ khi nó đến vùng đất phương bắc đã làm nảy sinh trong lòng nó nỗi lo sợ và không người chủ nào có thể gắn bó lâu dài. Nó sợ Thoóc-tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời nó như Pê-rôn và Phơ-răng-xoa và anh chàng người lai Ê-cốt[9] đã đi qua rồi biến mất trước đây. Ngay cả ban đêm, trong các giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh. Những lúc ấy, nó vội vùng dậy không ngủ nữa, trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ...
[1] Thẩm phán Mi-lơ: viên quan toà giàu có, người chủ đầu tiên của Bấc.
[2] Cùng hội cùng phường: ý nói cùng phe cùng cánh với nhau.
[3] Hộ vệ: bảo vệ.
[4] Đường hoàng: thẳng thắn, không sợ hãi, không rụt rè.
[5] Đằng ấy: tiếng xưng hô thân mật, giống như cậu, mày.
[6, 7] Xơ-kít, Ních: tên hai con chó.
[8] Giao cảm: cảm thông lẫn nhau.
[9] Pê-rôn, Phơ-răng-xoa, anh chàng người lai Ê-cốt: một số người chủ cũ của Bấc.


Nguồn: G. Lân-đơn, Tiếng gọi nơi hoang dã, dựa theo bản dịch của Mạnh Chương – Nguyễn Công Ái – Vũ Tuấn Phương, NXB Long An, 1987
Thêm
Con chó Bấc (trích “Tiếng gọi nơi hoang dã”)- Văn bản ngữ văn 9
857
0
0
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả. Truyện rút từ tập Giữa trong xanh in năm 1972. Sa Pa là một huyện thuộc tỉnh Lào Cai, nằm trong khu vực dãy núi Hoàng Liên Sơn, có thị trấn nghỉ mát Sa Pa nổi tiếng. Dãy Hoàng Liên Sơn có nhiều núi cao, trong đó có đỉnh Phan-xi-păng cao nhất nước ta (3.142 mét).
lặng lẽ sa pa- nguyễn thành long.jpg


Lặng lẽ Sa pa Nguyễn Thành Long ( ảnh minh họa)


- Chúng ta vừa qua Sa Pa, bác không nhận ra ư? – Người lái xe bỗng nhiên lại hỏi.

- Có. Tôi có nhận ra. Sa Pa bắt đầu với những rặng đào. Và với những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong lũng hai bên đường.
Chỗ ấy là Tả Phình phải không bác? – Nhà hoạ sĩ trả lời.
- Vâng. Bác không thích dừng lại Sa Pa ạ?

- Thích chứ, thích lắm. Thế nào tôi cũng về hẳn ở đấy. Tôi định thế. Nhưng bây giờ chưa phải lúc.

- Bác sợ Sa Pa buồn chứ gì?

Nhà hoạ sĩ phá lên cười:
- Buồn thì ai mà chả sợ? Nó như con gián gậm nhấm người ta? Tốt hơn là tránh nó để làm việc đời.

Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe. Giữa lúc đó, xe dừng sít lại. Hai ba người kêu lên một lúc:
- Cái gì thế?

Bác lái xe xướng to:
- Cho xe nghỉ một lúc lấy nước. Luôn tiện bà con lót dạ. Nửa tiếng, các ông, các bà nhé.

Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang nhà hoạ sĩ nói vội vã:
- Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.

Không hiểu sao nói đến đây, bác lái xe lại liếc nhìn cô gái. Cô bất giác đỏ mặt lên.
- Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu[1]. Cách đây bốn năm, có hôm tôi cũng đang đi thế này chợt thấy một khúc thân cây chắn ngang đường, phải hãm lại. Một anh thanh niên ở đâu chạy đến, hè với tôi và khách đi xe đẩy khúc cây ra một bên cho xe đi. Hỏi ở đây mà ai đẩy cây ra giữa đường thế này, anh chỉ đỏ mặt. Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kế dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát. Kìa, anh ta kia.

Những lời giới thiệu trước ấy làm nhà hoạ sĩ già xúc động mạnh khi nhìn thấy người con trai tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ.

Ông không chú ý cô con gái cũng víu chặt vào vai ông, nửa vì tò mò, nửa để tự vệ chống lại một cái gì đó. Người con trai đưa cho bác lái xe một gói nhỏ:

- Cái gì thế này? – Bác lái xe hỏi.

- Củ tam thất[2] cháu vừa đào đấy. Cháu gửi bác gái ngâm rượu uống. Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì?

Bác lái xe cũng rút từ túi cửa xe ra một gói giấy:
- Còn đây là sách tôi mua hộ anh.

Người con trai mừng quýnh cầm cuốn sách còn đang cười cười nhìn khắp khách đi xe bây giờ đã xuống đất tất cả. Kẻ đang vươn vai, người ngồi bệt xuống ven đường giở thức ăn mang theo ra. Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội hoạ và cô gái:
- Đây, tôi giới thiệu với anh một hoạ sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh.

Anh thanh niên đỏ mặt, rõ ràng luống cuống:
- Vâng, mời bác và cô lên chơi. Nhà cháu kia. Lên cái bậc tam cấp kia, trên ấy có cái nhà đấy. Nước sôi đã có sẵn, nhưng cháu về trước một tí. Bác và cô lên ngay nhé.

Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến.
- Bác và cô lên với anh ấy một tí. Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta. – Người lái xe lại nói.

Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thây người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong... ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.
- Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tuỳ ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết, nếu cô thích. Tôi không biết kỉ niệm thế nào cho thật long trọng ngày hôm nay. Bác và cô là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà tôi từ Tết. Và cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi từ bốn năm nay.

Người con trai nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ. Cũng là những điều ta ít nghĩ. Việc ấy làm bác già và cô ấy cảm động và bị cuốn hút ngay. Cô ôm bó hoa vào ngực, bạo dạn nhìn thẳng vào mặt anh. Anh thanh niên bắt gặp cái nhìn đó, phủi vội giọt mồ hôi trên sống mũi, mỉm cười, hạ giọng hỏi:
- Cũng đoàn viên, phỏng?

- Vâng. – Cô gái nói sẽ.

- Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa – Người con trai bất chợt quyết định – Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm. Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Những cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có. Dãy núi này có một ảnh hưởng quyết định tới gió mùa đông bắc đối với miền Bắc nước ta. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cái cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang kí[3], ánh nắng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy mà định nắng. Đây là máy Vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm không nhìn máy, cháu nhìn gió lay lá hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm[4] bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bảng báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.

Anh thanh niên đang nói, dừng lại. Và tại sao hoạ sĩ cảm giác mình bối rối? Vì nhác thấy người con gái nhỏ nhẻ, e lệ, đứng giữa các luống dơn, không cần hái hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trong tay, lắng tai nghe? Vì hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài.
- Anh nói nữa đi. – Ông giục.

- Báo cáo hết! – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. – Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.

Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người hoạ sĩ già. Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế. Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách. Hoạ sĩ còn đang nheo mắt cố đọc tên các sách trên giá thì cô gái đã bước tới, dường như làm việc ấy hộ bố. Cô không trở lại bàn giữa và ngồi ngay xuống trước chiếc bàn học con, lật xem bìa một cuốn sách rồi để lại nguyên lật mở như cũ. Anh thanh niên rót nước chè mời bác già, ngoảnh lại tìm cô gái, thấy cô đang đọc, liền bưng cái chén con đến yên lặng đặt trước mặt cô.

Hoạ sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa, nói luôn:
- Ta thoả thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mươi ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm?

Anh thanh niên bật cười khanh khách:
- Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.

Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao lại là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian hổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì, nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:
- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.

- Quê anh ở đâu thế? – Hoạ sĩ hỏi.

- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hoá lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hoà nhé!”. Chưa hoà dâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng để cho bác vẽ hơn.

Phải, người hoạ sĩ già vừa nói chuyện, tay vừa bất giác hí hoáy vào cuốn sổ tì lên đầu gối. Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội hoạ trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời.

Ông thấy ngòi bút của ông bất lực trên từng chặn đường đi nhỏ của ông, nhưng nó như là một quả tim nữa của ông, hay chính là quả tim cũ được “đề cao” lên, do đó mà ông khao khát, mà ông yêu thêm cuộc sống. Thế nhưng, đối với chính nhà hoạ sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan. Làm một bức chân dung, phác hoạ như ông làm đây, hay rồi vẽ dầu, làm thế nào làm hiện lên được mẫu người ấy? Cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như một ngôi sao xa? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà hoạ sĩ vào giữa bức tranh đó? Choa ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách.

Để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:
- Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngọt hơn trước. Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá. Bác về Sa Pa vẽ ông ta đi, bác. Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy. Có thể nói đồng chí ấy trong tư thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choành chạy ra. Như thế mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm. Trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi.

Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.

Cũng may mà bằng mấy nét, hoạ sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng. Ví dụ như quan niệm về cái đất Sa Pa mà ông quyết định sẽ chỉ đến để nghỉ ngơi giai đoạn cuối trong đời, mà ông yêu nhưng vẫn còn tránh.

Những băn khoăn ấy làm cho nhà hội hoạ không nhận xét được gì ở cô con gái ngồi trước mặt đằng kia. Những điều cô cùng nghe, cộng với những điều cô khám phá thấy trên hai trang sách hay đang đọc dở của người con trai làm cô bàng hoàng. Có phải cái ánh sáng trong quyển sách rọi sang, làm cho cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà anh kể, và về con đường cô đang đi tới? Có phải cái cảm giác bàng hoàng, đáng lẽ cô phải biết khi cô yêu, bây giờ cô mới biết, giúp cô đánh giá tốt hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã bỏ, và yên tâm hơn về quyết định của mình? Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô. Và vì một cái gì đó nữa mà lúc này cô chưa kịp nghĩ kĩ. Cô loay hoay tìm trong túi xách. Nhà hoạ sĩ thì còn trở lại, nhưng cô, trong trời đất Tây Bắc bạt ngàn, trong cuộc đời mông mênh nói chung, chốc nữa, chắc là cô sẽ đi luôn, biến mất, có cái gì tặng lại anh ta để, như anh ta nói, kỉ niệm lần gặp gỡ này. Một cái cỏn con gì rồi ta có thể biến thành một chút xíu dịu dàng, một chút xíu dũng cảm trong cuộc sống của anh ta? Một cuốn sách, một món trang trí nhỏ chẳng hạn? Không, hiện giờ trong túi xách của cô không có vật gì như thế.
- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
- Chào anh. – Đến bậu cửa, bỗng nhà hoạ sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ quay trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?

Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
- Chào anh.

Lần đầu, chính là anh thanh niên quay mặt đi. Anh ấn cái làn vào tay bác già và nói vội vã:
- Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Cháu không tiễn bác và cô ra xe được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi, chào bác, chào cô. Bác sẽ trở lại nhé.

Hai ông con theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên, không thấy người con trai đứng đấy nữa. Anh ta đã vào nhà trong. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. Lúc bấy giờ nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo. Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình:
- Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ?

Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng.
[1] Vật lí địa cầu: khoa học nghiên cứu những tính chất vật lí của trái đất và các quá trình vật lí xảy ra trong trái đất và khí quyển.
[2] Tam thất: cây dược liệu, chỉ trồng được ở một số vùng núi cao, khí hậu mát, trồng lâu năm mới có củ, củ dùng làm thuốc bổ dưỡng và chữa bệnh.
[3] Máy nhật quang kí: máy đo cường độ ánh sáng mặt trời.
[4] Máy bộ đàm: máy liên lạc vô tuyến điện thoại nhỏ, có thể di chuyển dễ dàng.
Lào Cai tháng sáu, Hà Nội tháng bảy – 197

Nguồn: 33 truyện ngắn chọn lọc 1945 – 1975, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1976
Thêm
Lặng lẽ Sa Pa (trích)- văn bản ngữ văn 9
2K
0
0
Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985. Văn bản đưa vào sách giáo khoa, lược bỏ một đoạn ở phần đầu truyện.
bến quê- nguyễn minh châu.jpg


Bến quê- Nguyễn Minh Châu ( ảnh sưu tầm )


Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng[1] đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn. Ừ cũng chả phải, Nhĩ vừa ngồi để cho vợ bón từng thìa thức ăn vừa nghĩ, chính vì thời tiết đã thay đổi, đã sắp lập thu[2] rồi, cái nóng hầm hập ở trong phòng cùng cái thứ ánh sáng loa loá vừa nhìn đã thấy chói cả mắt ở ngoài bờ sông Hồng không biết đã rút đi đâu từ bao giờ.

Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.

Nhĩ khó nhọc nâng một cánh tay lên khẽ đẩy cái bát miến trên tay Liên ra. Anh ngửa mặt như một đứa trẻ để cho thằng Tuấn cầm chiếc khăn bông tẩm nước ấm khẽ lau miệng, cằm và hai bên má cho mình.

Anh không dám nhìn vào mặt con. Trong khi lại nghiêng mặt ra ngoài cửa sổ, anh ngạc nhiên nhận thấy những cánh hoa bằng lăng càng thẫm màu hơn – một màu tím thẫm như bóng tối...

Chờ khi đứa con trai đã bưng thau nước xuống nhà dưới, anh hỏi Liên:
- Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì không?

Liên giả vờ không nghe câu chồng vừa hỏi. Trước mặt chị hiện lên một cái bờ đất lở dốc đứng của bờ bên này, và đêm đêm cùng với con lũ nguồn đã bắt đầu dồn về, những tảng đất đổ oà vào giấc ngủ.
- Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ?

Liên vẫn không đáp và biết chồng đang nghĩ gì. Chị đưa những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai chồng:
- Anh cứ yên tâm. Vất vả, tốn kém đến bao nhiêu em với các con cũng chăm lo cho anh được.

Lần đầu tiên Nhĩ thấy Liên đang mặc tấm áo vá.
- Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm... mà em vẫn nín thinh.

- Có hề sao đâu... Miễn là anh sống, luôn luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian nhà này...

Ngừng một lát, Liên nói tiếp:
- Anh cứ tập tành và uống thuốc cho đều. Sang tháng mười, nhất định anh đi lại được.

- Vậy thì đầu hoặc giữa tháng mười một, anh sẽ đi thành phố Hồ Chí Minh một chuyến.

Liên biết chồng nói đùa:
- Đi Thành phố Hồ Chí Minh thì chắc chẳng được nhưng anh có thể chống gậy đi trong nhà. Hoặc tiến triển tốt hơn, em có thể đỡ anh men cầu thang bước xuống một bậc... hoặc giá anh lại khoẻ hơn, chúng mình có thể bước xuống hai bậc.

- Ừ, tưởng gì... nhất định đầu tháng mười anh sẽ đi ra được đến đầu cầu thang...

Liên đặt bàn tay vào sau phiến lưng đã có nhiều mảng da thịt vừa chai cứng vừa lở loét của Nhĩ:
- Em đỡ anh nằm xuống nhé?

- Khoan. Em cần ra chợ hay đi đâu thì cứ đi. Khi nào mỏi anh sẽ gọi con.

Một lát sau Nhĩ còn nghe tiếng vợ đi lại dọn dẹp và dặn dò con điều gì đó. Liên hãm nước thuốc ở cái siêu đất ra chiếc bát chiết yêu[3], Nhĩ đoán thế, nghe tiếng nước rót ra lẫn mùi thuốc bắc bay vào nhà. Rồi Liên xuống thang, vẫn cái tiếng bước chân rón rén quen thuộc suốt cả một đời người đàn bà trên những bậc gỗ mòn lõm.

Chờ Liên xuống tầng dưới rồi Nhĩ mới lên tiếng:
- Tuấn, Tuấn à!

Anh con trai đánh trần ngồi tựa vào bức tường đầu cầu thang, tay nhặt rau muống, mắt cúi xuống một cuốn sách truyện dịch. Nghe bố gọi, Tuấn chạy vào trong tay vẫn cầm quyển sách dày cộm gập đôi:
- Bố mỏi rồi. Con đỡ bố nằm xuống nhé!

- Chưa... - đến lúc này Nhĩ mới ngắm kĩ đứa con trai. Nó là đứa thứ hai, gần một năm nay vắng nhà, đi học tận trong một thành phố phía Nam và vừa mới trở về đêm qua. Anh thấy càng lớn thằng con anh càng có nhiều nét giống anh.

Người cha sắp từ giã cõi đời đang giấu một tâm sự bí mật gì đó trong cái vẻ lúng túng. Anh ngước nhìn ra ngoài cửa sổ một lần nữa rồi quay vào bất chợt hỏi:
- Đã bao giờ Tuấn... sang bên kia chưa hả?

- Sang đâu hả bố?

- Bên kia sông ấy!

Anh con đáp bằng vẻ hờ hững:
- Chưa...

Nhĩ tập trung hết sức còn lại để nói ra cái điều ham muốn cuối cùng của đời mình:
- Bây giờ con sang bên kia sông hộ bố...

- Để làm gì ạ?

- Chẳng để làm gì cả. – Nhĩ có vẻ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra quá ư kì quặc – Con hãy qua đò đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đó một lát, rồi về...

Anh con trai cười:
- Bố đang sai con làm cái việc gì lạ thế?

- Hay là thế này nhé. - Nhĩ vẫn không hề thay đổi ý kiến – Con cầm đi mấy đồng bạc xem bên ấy có hàng quán người ta bán bánh trái gì, con mua cho bố.

Anh con trai miễn cưỡng mặc quần áo, đội chiếc mũ nan rộng vành đề phòng đến trưa có thể nắng to – theo lời yêu cầu khẩn khoản của Nhĩ – giắt vào người mấy đồng bạc.

Vừa nghe tuấn nện lộp bộp đôi dép sa bô[4] xuống thang, Nhĩ đã thu hết tàn lực lết dần, lết dần trên chiếc phản gỗ. Nhấc mình ra được bên ngoài phiến nệm nằm, anh tưởng như mình vừa bay được một nửa vòng trái đất – trong một chuyến đi công tác ở một nước bên Mĩ La – tinh hai năm trước đây. Anh mệt lử. Và đau nhức. Ngồi lại nghỉ một chặng và chỉ muốn có ai đỡ cho để nằm xuống.

Nghe tiếng chân giậm thình thịch đều đặn ở bên kia tường. Nhĩ cúi xuống thở hổn hển để lấy lại sức rồi cất tiếng gọi yếu ớt: “Huệ ơi!”

Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “bác cần nằm xuống phải không ạ?”. Nhĩ đáp trong hơi thở gấp gáp: “Ừ, ừ... chào cháu!”. Cô bé nhảy lên phản, vừa mó vào người Nhĩ đã vội vã nhảy xuống, nó chạy ra đầu cầu thang cầm đoạn dây khẽ phất xuống bên dưới và gọi toáng lên:
- Vân ơi, Tam ơi, Hùng ơi!

Một lát sau không phải chỉ có ba đứa mà cả một lũ trẻ ở tầng dưới lần lượt chạy lên:
- Chúng cháu chào bác ạ!

- Chào bác Nhĩ ạ!

Vây bọc bởi đám trẻ con đứng lố nhố chung quanh, Nhĩ nhận thấy hoàn cảnh của mình thật buồn cười, y như một chú bé mới đẻ đang toét miệng cười với tất cả, tận hưởng sự thích thú được chúng chăm sóc và chơi với.

Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nốt nửa vòng trái đất – từ mép tấm nệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.

Chúng giúp anh đặt một bàn tay lên bậu cửa sổ, kê cao thêm dưới mông anh bằng cả một chiếc chăn gập lại rồi sau đó mới bê cái chồng gối đặt sau lưng.

Chẳng biết thế nào mà sáng nay tất cả những ngón tay của chúng đều chua lòm mùi nước dưa, nhưng không sao, vì thế anh càng yêu lũ trẻ trong ngôi nhà mình.

Ngay lúc ấy, cái vật mà Nhĩ nhìn thấy trước tiên khi được ngồi sát ngay sau khuôn cửa sổ là một cánh buồm vừa bắt gió căng phồng lên. Con đò ngang mỗi ngày chỉ qua lại một chuyến giữa hai bờ ở khúc sông Hồng này vừa mới bắt đầu chống sào ra khỏi chân bãi bồi bên kia, cánh buồm nâu bạc trắng vẫn còn che lấp gần hết cái miền đất mơ ước.

Sát bên bờ của dải đất lở dốc đứng bên này, một đám đông khách đợi đò đứng nhìn sang. Người đi bộ, người dắt xe đạp. Một vài tốp đàn bà đi chợ về đang ngồi kháo chuyện hoặc xổ tóc ra bắt chấy. Nhĩ nhìn mãi đám khách nhưng vẫn không tìm thấy cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo đâu cả.

Thì ra thằng con trai của anh chỉ mới đi được đến hàng cây bằng lăng bên kia đường. Thằng bé vẫn cắp cuốn sách bên nách đang sà vào một đám người chơi phá cờ thế[5] trên hè phố. Suốt đời Nhĩ cũng đã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật là không dứt ra được. Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu? Hoạ chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ[6], và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm say mê pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết.

Nhĩ chợt nhớ ngày bố mẹ anh mới cưới Liên từ một làng bên kia sông về làm vợ anh Liên vẫn đang còn mặc áo nâu và chít khăn mỏ quạ[7]. So với ngày ấy bây giờ Liên đã trở thành một người đàn bà thị thành. Tuy vậy, cũng như cái bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa, và cũng chính nhờ có điều đó mà sau nhiều ngày tháng bôn tẩu[8], tìm kiếm... Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này.

Con đò đã sang quá nửa sông, ngồi đây Nhĩ đã có thể nhìn thấy rõ từng mảnh vá trên lá buồm cánh dơi in bật trên một vùng nước đỏ.

Giữa lúc Nhĩ đang nhìn thấy trong tưởng tượng chính mình trong tấm áo màu xanh trứng sáo và chiếc mũ nan rộng vành, như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước chân lên cái mặt đất dấp dính phù sa – chợt nghe sau lưng có tiếng ho. Nhĩ quay lại.

Ông cụ giáo Khuyến tựa trên chiếc gậy song đang đứng bên phản. Đã thành lệ, buổi sáng nào ông cụ già hàng xóm đi xếp hàng mua báo về cũng ghé vào hỏi thăm sức khoẻ của Nhĩ.

- Cụ ạ - Nhĩ bắt đầu ra hiệu về phía đầu tấm nệm nằm của mình – cháu Huệ có gửi lại chìa khoá cho cụ.

- Hôm nay ông Nhĩ có vẻ khoẻ ra nhỉ?

- Dạ, con cũng thấy như hôm qua...

Chợt ông cụ già hàng xóm hốt hoảng quá! Ông cụ giáo Khuyến chợt nhận thấy mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thường, hai mắt long lanh chứa một nỗi mê say đầy đau khổ, cả mười đầu ngón tay Nhĩ đang bấu chặt vào cái bậu cửa sổ, những ngón tay vừa bấu chặt vừa run lẩy bẩy. Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phái ngoài cửa sổ khoát khoát[9] y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó.

Ngay lúc bấy giờ, chiếc đò ngang mỗi ngày một chuyến chở khách qua lại hai bên sông Hồng vừa chạm mũi vào cái bờ đất lở dốc đứng bên phía này.
[1] Bằng lăng: cây to, tán dày, lá hình bầu dục, hoa mọc thành cụm ở đầu cành, màu tím hồng, nở vào mùa hè. Bằng lăng phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
[2] Lập thu: theo lịch cổ truyền Trung Quốc, mỗi năm có 24 tiết. Tiết lập thu là ngày bắt đầu mùa thu, thường vào đầu tháng tám dương lịch.
[3] Bát chiết yêu: bát to, loe miệng, phần từ giữa đến đáy thắt lại.
[4] Dép sa bô: dép đế dày, không có quai hậu.
[5] Chơi phá cờ thế: một lối chơi cờ tướng, người chơi tìm cách phá những thế cờ được bày sẵn.
[6] Tiêu sơ: (cảnh vật tự nhiên) đơn sơ, tiêu điều và hoang vắng.
[7] Khăn mỏ quạ: khăn chít đầu của phụ nữ, gấp chéo thành góc nhọn như cái mỏ quạ ở trước trán.
[8] Bôn tẩu: ngược xuôi đây đó để lo liệu công việc (bôn: chạy, tẩu: đi).
[9] Khoát khoát: giơ tay đưa mạnh về một hướng để ra hiệu.

Nguồn: Nguyễn Minh Châu, Tuyển tập Truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội, 1999
Thêm
Bến quê (trích)- văn bản ngữ văn 9
  • Like
Reactions: baivanhay
808
1
1

Hộp Bút Chì Màu

Thành Viên
7/4/20
20
2
3,000
32
Xu
0
Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985. Văn bản đưa vào sách giáo khoa, lược bỏ một đoạn ở phần đầu truyện.
bến quê- nguyễn minh châu.jpg


Bến quê- Nguyễn Minh...
 
  • Like
Reactions: baivanhay
Học vấn[1] không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật[2] của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu.
Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích luỹ mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được. Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh[3] vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.
bàn về đọc sách- chu quang tiềm.jpg



Bàn về đọc sách- Chu Quang Tiềm ( ảnh minh họa)


Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích luỹ càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ. Sách tất nhiên là đáng quý, nhưng cũng chỉ là một thứ tích luỹ. Nó có thể làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn. Ít nhất có hai cái hại thường gặp. Một là, sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. Các học giả Trung Hoa thời cổ đại do sách khó kiếm, một đời đến bạc đầu mới đọc hết quyển kinh[4]. Sách tuy đọc được ít, nhưng đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tuỷ, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn. Giờ đây sách dễ kiếm, một học giả trẻ đã có thể khoe khoang từng đọc hàng vạn cuốn sách. “Liếc qua” tuy rất nhiều, nhưng “đọng lại” thì rất ít, giống như ăn uống, các thứ không tiêu hoá được tích càng nhiều, thì càng dễ sinh ra bệnh đau dạ dày, nhiều thói xấu hư danh nông cạn đều do lối ăn tươi nuốt sống đó mà sinh ra cả. Hai là, sách nhiều khiến người đọc lạc hướng. Bất cứ lĩnh vực học vấn nào ngày nay đều đã có sách vở chất đầy thư viện, trong đó, những tác phẩm cơ bản, đích thực, nhất thiết phải đọc chẳng qua cũng mấy nghìn quyển, thậm chí chỉ mấy quyển. Nhiều người mới học tham nhiều mà không vụ thực chất, đã lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt[5], nên không tránh khỏi bỏ lỡ mất dịp đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản. Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây, hoá ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”.

Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thực sự có giá trị. Nếu đọc được 10 quyển sách mà chỉ liếc qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách.

Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất[6]; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ để lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.

Sách đọc nên chia làm mấy loại, một loại là sách đọc để có kiến thức phổ thông mà mọi công dân thế giới hiện nay đều phải biết, một loại là sách đọc để trau dồi học vấn chuyên môn. Muốn có kiến thức phổ thông, hiện nay các bài học ở trung học và năm đầu đại học, nếu chăm chỉ học tập thì cũng đủ dùng. Nếu chăm chỉ học tập mà chỉ đọc thuộc giáo trình thì chằng có ích lợi gì, mỗi môn phải chọn lấy từ 3 đến 5 quyển xem cho kĩ. Môn học kiến thức phổ thông tổng số không quá mười mấy môn, mỗi môn chọn từ 3 đến 5 quyển, tổng cộng số sách cần đọc cũng chẳng qua trên dưới 50 quyển. Đây không thể xem là đòi hỏi quá đáng. Nói chung, số sách mà một người đã đọc, phần lớn không chỉ có thế, nếu họ không thu được lợi ích thật sự là do họ thiếu lựa chọn, khi đọc lẽ ra đọc kĩ thì họ lại đọc qua loa.

Kiến thức phổ thông không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại, mà ngay nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu được. Khoa học cận đại phân loại chặt chẽ, những người chỉ chuyên một học vấn phần nhiều khép kín trong phạm vi của mình, lấy cớ là chuyên môn, không muốn biết đến các học vấn liên quan. Điều này đối với việc phân công nghiên cứu có thể là cần thiết, nhưng đối với việc đào tạo chuyên sâu thì lại là một sự hi sinh. Vũ trụ vốn là một thể hữu cơ, các quy luật bên trong vốn liên quan mật thiết với nhau, động vào bất cứ chỗ nào đều tất liên quan đến cái khác, do đó, các loại học vấn nghiên cứu quy luật, tuy bề ngoài có phân biệt, mà trên thực tế thì không thể tách rời. Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác. Ví như chính trị học[7] thì phải liên quan đến lịch sử, kinh tế, pháp luật, triết học, tâm lí học, cho đến ngoại giao, quân sự,... Nếu một người đối với các học vấn liên quan này mà không biết đến, chỉ có học một mình chính trị học thôi, thì càng tiến lên càng gặp khó khăn, giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát.

Các học vấn khác đại khái cũng như vậy, không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn. Trước hãy biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào. Trong lịch sử học thuật, phàm là người có thành tựu lớn trong bât kì một lĩnh vực nào, đều phải có cơ sở sâu sắc của nhiều môn học vấn khác.
[1] Học vấn: những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập.
[2] Học thuật: hệ thống kiến thức khoa học.
[3] Trường chinh: có hai nghĩa chính: 1) chiến đấu lâu dài; 2) đi xa vì mục đích lớn. Trong văn bản dùng với nghĩa: phấn đấu lâu dài trên con đường học vấn.
[4] Kinh (ở đây dùng với nghĩa kinh điển): sách làm khuôn mẫu cho một học thuyết, một chủ nghĩa.
[5] Vô thưởng vô phạt: chẳng ích lợi, chẳng có tác dụng gì nhưng cũng chẳng có hại.
[6] Khí chất: đặc điểm về mặt cường độ, nhịp độ các hoạt động tâm lí của cá nhân (ví dụ: khí chất bình thản, khí chất mạnh mẽ).
[7] Chính trị học: khoa học nghiên cứu về tổ chức và đời sống chính trị của xã hội, về những vấn đề chính sách đối nội và quan hệ quốc tế,...
Nguồn: Chu Quang Tiềm, trong Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách, Bắc Kinh, 1995, Trần Đình Sử dịch
Thêm
Bàn về đọc sách (trích)- Văn bản ngữ văn 9
700
0
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
  2. hưnga @ hưnga:
    cho em hỏi xu có những tác dụng gì ạ
Top