Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
“Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” cho thấy phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Chủ đề của văn bản: Quyền sống của con người và quyền bảo vệ trẻ em. Bản tuyên bố được trình bày chặt chẽ, khoa học, cụ thể và toàn diện các vấn đề nêu ra.

xkk (14).png


Đề bài: Phân tích tác phẩm “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Bài văn mẫu
“Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” trích từ “Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em” họp tại trụ sở Liên hợp quốc, ngày 30 tháng 9 năm 1990 với nội dung bày tỏ thái độ quan tâm toàn diện, sâu sắc của cộng đồng quốc tế trước vấn đề bảo vệ quyền lợi và chăm sóc sự phát triển của trẻ em.

Bản tuyên bố được trích gồm 17 điều, được chia làm 4 dề mục khá rõ ràng. Hai điều đầu tiên là lời thông báo “cam kết” và “kêu gọi khẩn thiết với toàn thể nhân loại”. Điều đó có nghĩa là những thành viên cấp cao đã thấy rõ nguy cơ khủng hoảng về con người trong thế giới tương lai, kiên quyết cùng nhau hành động và trịnh trọng kêu gọi mọi chính phủ, mọi người: "Hãy-bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn”. Đi đôi với lời kêu gọi khẩn thiết ấy là nhận định về đặc tính và công việc của trẻ: “trong trắng, dễ bị tổn thương, còn phụ thuộc, ham hoạt động...”, “tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ”.

Được như vậy, lớp trẻ này lớn lên, trưởng thành mới mong xây dựng được một thế giới hòa bình. Hội nghị phải kêu gọi khẩn thiết như vậy vì hiện tại (1990) có quá nhiều trở ngại thách thức. “Những nhà lãnh đạo chính trị” đã chỉ ra 3 thách thức lớn (điều 4, 5, 6): “chiến tranh, phân biệt chủng tộc, thảm họa dịch bệnh, nợ nước ngoài, bệnh AIDS, thiếu nước sạch và ma túy". Ngoài thảm họa do thiên nhiên gây ra, tất cả những thách thức còn lại là do con người. Trở ngại do thiên nhiên gây ra, con người có thế khắc phục được, còn trở ngại do con ngươi tạo ra thì khó mà vượt qua, nhất là với các nước nghèo, chậm phát triển. Trở ngại do con người tạo ra trướcc hết là ở tư tương bá quyền xâm lược, chiếm đóng và thôn tính. Một số trẻ em Việt Nam là nạn nhân của chất độc màu da cam đang làm xót xa lương tri của thế giới. Các cuộc nội chiến vì phân biệt chủng tộc, tranh giành quyền lực khiến đất nước phải mang nợ nước ngoài vì mua vũ khí, đạn dược đã đẩy người dân vào các trại tị nạn. Họ sống thiếu thốn đủ mọi thứ, trẻ con thiếu cả ăn uống thì làm sao có sự học hành? Người dân Nam Phi phải mất 339 năm đấu tranh mới xóa được chế độ A-pác-thai (apartheid). Bài học về sự thách thức này quá lớn!

Một thách thức gây cản trơ khác trong việc lành mạnh hóa đời sống của trẻ em là các tập đoàn buôn bán ma túy, một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Con số được đưa ra là:“Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo..., có tới 40.000 em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật...” do hậu quả của những thách thức trên gây ra.
Sau khi nêu ra những thực trạng chung như là nguyên nhân gây ra những thảm họa cho trẻ em trên toàn thế giới, ở điều bảy, “những nhà lãnh đạo chính trị” tham dự hội nghị cùng cam kết là “phải đáp ứng”, nghĩa là phải cùng nhau giải quyết.
Chăm lo cho trẻ em thế giới nêu có những thách thức thì cũng có những cơ hội. Cơ hội thứ nhất (điều 8) là “các nước chúng ta có đủ phương tiện và kiến thức để bảo vệ sinh mệnh của trẻ em” nếu các nước chịu liên kết và thực hiện Công ước về quyền của trẻ em. Được như thế thì cả về mặt pháp lí và về của cải vật chất không chỉ “bảo vệ sinh mệnh của trẻ em ” mà còn giúp trẻ “phát triển đầy đủ tiềm năng..., nhận thức được quyền của mình ”.

Một cơ hội thuận lợi khác là “bầu không khí chính trị quốc tế” đã được cải thiện theo chiều hướng các nước hợp tác vơi nhau để “phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường...”,“giải trừ quân bị". Chỉ cần ngưng phát triển và sản xuất vũ khí hạt nhân như nhà văn Mác-két đã kêu gọi, lấy số tiền ấy “tăng cường phúc lợi cho trẻ em” thì sự sống và phát triển cùa trẻ chắc chắn tốt đẹp hơn.

Tám điều cuối, bản Tuyên bố tập trung nói về “nhiệm vụ” của “chúng ta”. Trong 8 nhiệm vụ ấy có 6 nhiệm vụ hướng trực tiếp đến đối tượng thụ hưởng là trẻ em và các bà mẹ, còn nhiệm vụ cuối cùng (điều 17) là đốc thúc và phối hợp trong thực hiện về trẻ em thì “tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng”, và hạ thấp“tỉ lệ tử vong của trẻ em nói chung và tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh nói riêng"', chăm sóc nhiều hơn cho “trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn”; “đối xử bình đẳng và có cơ hội đồng đều” cho các em gái và các em trai ngay từ đầu; xóa mù chữ và “bảo đảm sao cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở”. Cũng không quên nhiệm vụ giúp trẻ em mồ côi, thất lạc gia đình “tìm biết được nguồn gốc lai lịch của mình”,“phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do”, về phụ nữ thì “Mọi biện pháp có thể áp dụng được để đảm bảo an toàn khi mang thai và sinh đẻ”.

Có thể nói rằng 6 nhiệm vụ của bản Tuyên bố đề ra để thực hiện cho trẻ em và phụ nữ là rất nhân bản. Nếu làm được, người lớn đã đặt nền móng để con trẻ biết đâu là phần nhiệm vụ của con trẻ trước khi biết đâu là bổn phận người lớn. Hai điều cuối của bản Tuyên bố đề cập đến nhiệm vụ phát triển kinh tế của mỗi nước, “nỗ lực liên tục và phối hợp hành động mới hoàn thành được các nhiệm vụ trên”.

Tác giả khẳng định việc bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước và của toàn nhân loại.


Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
TẠI ĐÂY
Thêm
Quyền sống của con người và quyền bảo vệ trẻ em
348
0
0
Bằng giọng văn sôi nổi, với lương tâm của nhà văn, G.G.Mác-két đã đề cập đến ba luận điểm có quan hệ chặt chẽ đến sự tồn vong và hạnh phúc của nhân loại qua “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”. Đó là sự tiến bộ và nguy cơ hủy diệt của vũ khí hạt nhân; loài người còn phải sống khổ cực vì sự tốn kém để phát triển và duy trì nó; kêu gọi giải trừ vũ khí và hướng về tương lai.

xkk (12).png


Đề bài: Phân tích tác phẩm “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” (G. Mác-két)
Bài viết mẫu
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất; nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Tác phẩm “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” có chủ đề chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.

Bằng giọng văn sôi nổi, với lương tâm của nhà văn, G.G.Mác-két đã đề cập đến ba luận điểm có quan hệ chặt chẽ đến sự tồn vong và hạnh phúc của nhân loại. Đó là sự tiến bộ và nguy cơ hủy diệt của vũ khí hạt nhân; loài người còn phải sống khổ cực vì sự tốn kém để phát triển và duy trì nó; kêu gọi giải trừ vũ khí và hướng về tương lai.

Trước hết, tác giả đã để đề cập sự tiến bộ và vai trò quyết định của “công nghiệp hạt nhân”, điều mà tác giả cho rằng “không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới”. “Đứa con tài năng con người” ấy ra đời vào năm nào? Vào năm 1945 (41 năm trước năm 1986), vừa mới chào đời là nó đã gửi ngay thông điệp giết người hàng loạt hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki (Nhật Bản) để kết thúc thế chiến lần thứ hai. Hai thành phố lớn ấy đã trở thành đống gạch vụn, hàng trăm ngàn người chết và bị thương. Còn bây giờ (1986) thì đã có tới “50.000 đầu đạn hạt nhân”,“mỗi người đang ngồi trên một thùng bốn tấn thuốc nổ". Từ những dẫn chứng cụ thể ấy, nhà văn đã suy diễn ra sự khủng khiếp mà chúng gây ra. Nếu 50.000 đầu đạn ấy nổ tung thì “sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất". Không chỉ tàn hại trái đất, nó còn “có thể tiêu diệt tất cả hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa...”. Bởi sự khủng khiếp mà nó gây ra cho toàn vũ trụ nên “đứa con tài năng của con người” nắm vai trò quyết định đối vơi chính sinh mệnh của con người trên thế giới.

Luận điểm thứ hai là nhà văn chứng minh sự tốn kém do sự tồn tại của nó: “các bệ phóng cái chết”. Người ta đã dùng tiền để chế tạo “các bệ phóng cái chết” khiến “tất cả chúng ta mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn", Nhà văn đã nêu các dẫn chứng cụ thể và dùng phép so sánh đối chứng để chứng minh cho luận điểm của mình.

Năm 1981, UNICEF có chương trình cứu trợ khẩn cấp cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ trên thế giới, nhưng không tìm ra đưực 100 tỉ đô la. Trong lúc đó, Mỹ đã dùng cũng với số tiền ấy để chế tạo ra 100 máy bay B.1B và khoảng 7.000 tên lửa vượt đại châu.
Số tiền giúp hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em, chỉ riêng ở châu Phi, bằng giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân kiểu tàu Ni-mit cũng không ai chịu đóng góp.

Theo báo cáo của Tổ chức Lương-Nông Quốc tê FAO, năm 1985 có khoảng 575 triệu người thiếu dinh dường, số tiền giúp số người này không bằng số tiền bỏ ra để chế tạo 149 tên lửa MX, và chỉ cần bớt đi 27 tên MX “là đủ tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm bốn năm tới ”.

Chi phí để xóa nạn mù chữ cho toàn thê giới chỉ bằng giá của hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân.
Đoạn văn như một cái cân nhân ái do nhà văn đưa ra để bạn đọc nhận định. Một bên là hàng trăm triệu trẻ thơ và người nghèo đói, một bên là vũ khí hạt nhân và “các bệ phóng cái chết”. Cán cân nghiêng về phía “dịch hạch” hạt nhân, nghiêng về phía quyền lực bá chủ lạnh lùng.
Trong những đoạn văn kế tiếp, nhà văn đã trình bày luận điểm thứ ba: Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí" của con người và của cả tự nhiên vì "trái đất là nơi độc nhất có phép màu của sự sống trong hệ mặt trời”. Cái duy nhất là cái có giá trị, đáng quý nhất Mác-két đã đưa ra những dẫn chứng về quá trình hình thành sự sống và ý nghĩa của nó. Con bướm “đã phải trải qua 380 triệu năm’’ mới bay được; con người “phải trải qua bốn kỉ địa chất mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu”. Đấy là chưa nói đến khoảng thời gian dài con người mới có được tâm tư, hình hài như hiện tại. Thiên nhiên đã sắp xếp núi cao, biển rộng, đồng bằng, sông ngòi,... và muôn loài. Còn con người dùng trí tuệ của mình để mưu cầu cuộc sống hạnh phúc. Như thế cuộc sống đáng quý biết chừng nào. Vậy mà “chí cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó " thì phát minh đó đi ngược lại lí trí. “Chẳng có gì để tự hào” nếu không bảo là đáng kết án, đáng nguyền rủa. Nghệ thuật biện luận tương phản đã làm cho tiếng nói của nhà văn trở nên đanh thép hơn.

Trên cơ sở đó, Mác-Két đã cất lời kêu gọi đấu tranh cho “một thê giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng”. Đồng thời nhà văn cũng kêu gọi “mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân”. Như thế là nhà văn tiên lượng lời kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân không được đáp ứng và ai đó trong số những ông chủ của các kho vũ khí có sức tàn phá khủng khiếp kia “bấm nút một cái” là có thể kéo theo bấm nút dây chuyền. Chiến tranh hủy diệt xảy ra, nhân loại hiện tại không còn. Nhưng nhờ “nhà băng lưu trữ trí nhớ” ấy mà “nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại ở đây biết đến tên những thủ phạm...” đã làm cho “cuộc sống đó đã bị xóa bỏ khỏi vũ trụ này”.

Hiện tại, kho vũ khí hủy diệt kinh hoàng ấy ngày càng nhiều hơn. Ngoài các cường quốc đã sở hữu chúng, nay có thêm Ân Độ, Pa-ki-xtan, Cộng hòa Dân chu Nhân dân Triều Tiên, I ran... Hy vọng tiếng chuông cảnh báo khẩn thiết sáng ngời tính nhân bản hường họ về nẻo chính, xây dựng một thê giới hòa bình và nhân ái.

Bài viết của nhà văn G. Mác-két đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh nhân loại về nguy cơ một cuộc chiến tranh hạt nhân thảm khốc có khả năng hủy diệt toàn bộ sự sống trên hành tinh xanh. Tiếc thay phương tiện của cuộc chiến tranh ấy lại là hệ quả của sự phát triển khoa học như vũ bão do con người tạo ra.

Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề: TẠI ĐÂY
Thêm
Sự tồn vong và hạnh phúc của nhân loại qua “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” (G. Mác-két)
343
0
0
Lối sống riêng ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu từ đâu? Từ “cuộc đời đầy truân chuyên của mình”. Cái gian nan, vất vả của Người không giống sự gian nan, khó nhọc vì chuyện áo cơm của người bình thường, mà là nỗi truân chuyên của người mang hồn dân tộc tìm đường cứu nước mang “cái gốc văn hóa không gì lay chuyến được ở Người”… tất cả đều được thể hiện qua “Phong cách Hồ Chí Minh” (Lê Anh Trà).

xkk (13).png


Đề bài: Phân tích lối sống giản dị nhưng thanh cao của Bác qua “Phong cách Hồ Chí Minh”
Bài viết mẫu
Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. Tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh” có chủ đề: hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Viết ca ngợi chung về một lãnh tụ thì không khó, nhưng viết về một đặc tính nào đó của một lãnh tụ thì không dễ chút nào. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ đa tài. Tài chính trị và quân sự xuyên suốt trong sự nghiệp đấu tranh và nắm giữ chính quyền; tài lí luận qua Tuyên ngôn Độc lập; tài viếi truyện, làm thơ,... nhưng nổi bật là tài tổng hợp các tinh hoa văn hóa để xác lập phong cách sống của riêng mình: Phong cách Hồ Chí Minh.
Lốì sống riêng ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu từ đâu? Từ “cuộc đời đầy truân chuyên của mình”. Cái gian nan, vất vả của Người không giống sự gian nan, khó nhọc vì chuyện áo cơm của người bình thường, mà là nỗi truân chuyên của người mang hồn dân tộc tìm đường cứu nước mang“cái gốc văn hóa không gì lay chuyến được ở Người”, ở thầy giáo Nguyễn Tất Thành quyết thực hiện chí nguyện của mình từ bến Nhí Rồng. Từ ấy,
Dời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con dường cách mạng dang tìm di
(Chế Lan Viên,
Người đi tìm hình của nước)

“Cái gốc văn hóa" của Người chính là sự năng động và ham học hỏi. “Người đã ghé lại nhiều hai cảng, đã thăm các nước châu Phi châu Á, châu Mỹ. Người dã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh”. "Sống dài ngày như thế thì lây gì để sống? “Người đã làm nhiều nghề" từ lao công xúc tuyết ở Luân Đôn cho tời thợ chụp ảnh ở Paris không phái để làm giàu, mà để “am hiểu về các dân tộc và nhân dân thế giới", để “học hói, tìm hiếu văn hóa nghệ thuật"“tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản". Lê Anh Trà đã nêu những điều ấy để chứng minh tính năng động, ham học hỏi, phê phán những tiêu cực từ thực tế nơi mà Người đã sống, đã chịu bao "truân chuyên" để đạt được kết quả là “Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Nga, Hoa,...",“khá uyên thâm” về kiến thức văn hóa, nghệ thuật. Và như thế người đọc nhận ra đoạn văn nghị luận viết theo phép diễn dịch của Lê Anh Trà khá mạch lạc, chặt chẽ, không chỉ đề cập đến tính ham học hỏi, năng động mà còn khơi gợi cho ngươi đọc nghĩ về khả năng sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã “nhào nặn" những kết quả đó với cái gốc văn hóa dân tộc“để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị,... nhưng cũng đồng thời rất mới...” Để chứng minh cho nhận xét này, Lê Anh Trà đã so sánh đối chiếu về điều kiện ăn, ở của các lãnh tụ trong lịch sử Việt Nam và thế giới với lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về nơi ở thì Người “lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao lùm “cung điện” của mình”, đồ đạc để làm việc và ngủ “rất mộc mạc đơn sơ”, trang phục thì “bộ áo quần bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp”, các thức ăn uống thì “cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”. Chắc chắn lối sống đó khác, rất khác với lối sống của các vị vua chúa ngày xưa, khác với các vị vua, tổng thống trên khắp thế giới. Nhưng khi tiếp xúc với Người trong khung cảnh đơn sơ, giản dị ấy người ta lại thấy ở Người cung cách “rất mới, rất hiện đại”. Tại sao thế? Là nhờ vốn ngoại ngữ nên Ngươi dễ dàng cập nhật kiến thức; là nhờ khá uyên thâm về kiến thức văn hóa nghệ thuật khiến Người tiếp xúc, ứng xử một cách rất tự nhiên với bất cứ một ai ở bất cứ giai tầng nào trong xã hội. Và tất cả những đặc tính tốt đẹp ấy dã được Lê Anh Trà phân tích, so sánh đối chiếu và quy nạp lại một cách cô đọng, đầy ý nghĩa: Phong cách Hồ Chí Minh.
Có lẽ vì ngương mộ “nhân cách rất Việt Nam..., rất mài, rất hiện đại’’ nên trong bài viết Lê Anh Trà đã so sánh Người như “một vị tiên” trong truyện thần thoại, nghĩ về Người như nghĩ đến “các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ờ Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà vơi những thú quê thuần đức:
“Thu ăn măng trúc, dông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao..."

Đúng là so sánh đối chiếu mang ý nghĩa nhắc nhở về đạo đức như là “một quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống” chứ “hoàn toàn không phải dể "thần thánh hóa” một con ngươi.

Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới, một vấn đề được đặt ra và cần giải quyết tốt, đó là tiếp thu tinh hoa văn hóa, văn minh của nhân loại, của thế giới, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là một nhiệm vụ to lớn và không dễ dàng. Phong cách Hồ Chí Minh là một rấm gương về phương diện này. Vì thế, học tập phong cách của Bác Hồ sẽ giúp cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, có được một bài học sinh động về việc kết hợp tinh hoa văn hóa thế giới với bản sắc văn hóa dân tộc.


Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
TẠI ĐÂY
Thêm
Lối sống giản dị nhưng thanh cao của Bác qua “Phong cách Hồ Chí Minh”
415
0
0
Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh – sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, đó là nội dung mà tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà đã mang đến cho độc giả. Tác giả đã giúp người đọc có thêm những sự hiểu biết về nếp sống đời thường vô cùng giản dị của Bác. Vì vậy, mời các bạn cùng tham khảo bài bình giảng tác phẩm "Phong cách Hồ Chí Minh" của nhà văn Lê Anh Trà dưới đây nhé!

6332



“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...

Chiều nay con chạy về thǎm Bác

Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!

Con lại lần theo lối sỏi quen

Đến bên thang gác, đứng nhìn lên

Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?


Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!”

Lặng lòng những dòng suy tư về từng năm tháng trôi qua, những câu tâm tình trong bài thơ “Bác ơi” của Tố Hữu như tiếng kêu than của muôn triệu người con đất Việt về sự ra đi vĩnh hằng của Bác. Dẫu Người đã đi xa nhưng những đức tính tốt đẹp mà Người để lại vẫn là tấm gương quý báu cho hơn chín mươi triệu con người Việt Nam hôm nay và mai sau mãi mãi nương theo. Trong chương trình Ngữ văn 9, tập 1, nhà văn Lê Anh Trà đã thể hiện tấm lòng kính mến của nhà văn bằng những dòng văn nghị luận thể hiện đầy đủ những phẩm chất thanh cao ở Bác.

Mở đầu bằng những câu từ khái quát về nguồn gốc cội nguồn văn hóa của chủ tịch Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà tái hiện lại chặng đường bôn ba nơi đất khách, trải dài từ nhiều châu lục như châu Phi, châu Á, châu Mĩ của Bác. Cũng nhờ vậy mà Người đã tích lũy được vốn ngôn ngữ phong phú. Cùng với đó là vốn uyên thâm về văn hóa của các dân tộc trên thế giới. Không phải chỉ tiếp nhận mà thiếu đi sự chọn lọc, Người vừa tiếp tu những điều tốt đẹp từ những nền văn hóa ấy vừa phê phán những quan niệm tiêu cực để không ngừng học hỏi và làm đầy vốn sống của bản thân. Chính vì những lý do trên đã nhào nặn nên “một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại”.

Tiếp đến, người đọc được dịp hiểu rõ ràng hơn về cuộc sống của Bác thông qua ngòi bút miêu tả hoàn cảnh sống vô cùng giản dị của Người. “Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao” là nơi mà Bác nghỉ ngơi mỗi khi mỏi mệt. Khác hẳn với tưởng tượng của nhiều người về cảnh xa hoa, trang hoàng khi nghĩ đến nơi ở của chủ tịch nước thì Bác lại chọn cho mình một nơi mà “chỉ có vỏn vẹn vài phòng tiếp khách”. Đó vừa là nơi Bác “tiếp khách, họp Bộ Chính trị” cũng vừa là nơi Bác “làm việc và ngủ”. Thật đơn sơ biết bao! Bên cạnh sự mộc mộc của nơi sinh hoạt hằng ngày thì trang phục của Bác cũng chỉ có “bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp” cùng với thực phẩm “rất đạm bạc” và “những món ăn dân dã không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”. Đôi khi những sự giản dị ấy lại là thách thức không hề nhỏ đối với những người chỉ quen ăn uống cầu kì. Đó chính là điểm đặc biệt trong cách sinh hoạt của Bác, một nét giản dị quá đỗi thanh cao.

Qua đoạn thứ ba, tác giả đã thể hiện sự kính mến của mình trước lối sống giản dị của Bác bằng nhận định như một lời thốt lên từ sâu thẳm tâm can: “Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy”. Để rồi, bất chợt nhà văn nghĩ đến đời sống của những vị hiền triết xưa kia. Đây cũng là dịp để người đọc từ nhìn nhận lại cuộc sống của chính mình. Khi cuộc sống xô bồ với đủ sự hưởng thụ vật chất cao sang thì một sống bình an mới thật sự là một liều thuốc hiệu nghiệm để làm tiêu tan những sự muộn phiền của cuộc sống thường nhật.

Cuối cùng, tác giả Lê Anh Trà đã khẳng định một cách mạnh mẽ rằng: “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác”. Đây là một nhận định của một người con đất Việt, thể hiện lòng kính yêu đối với Bác bằng cách nhìn trọn vẹn về sự giản dị thanh cao của Bác.

Tóm lại, từng câu từng chữ tái hiện cuộc sống dù giản dị nhưng hết sức thanh cao của Bác đã mang đến một bài học quý giá cho giới trẻ Việt Nam hôm nay và cả mai sau: “Suốt đời học tập và làm theo tấm đạo đức Hồ Chí Minh”.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này của chúng tôi. Nếu bạn muốn đọc thêm các tài liệu liên quan thì có thể đọc lại các bài viết dưới đây:


Lê Anh Trà - Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác
Sự nghiệp văn học của nhà văn Lê Anh Trà
Hỏi đáp Lê Anh Trà là ai?
Những sáng tác nổi bật của nhà văn Lê Anh Trà
Thêm
Bình giảng "Phong cách Hồ Chí Minh" của nhà văn Lê Anh Trà
407
0
0
Tác phẩm "Phong cách Hồ Chí Minh" của Lê Anh Trà được giảng dạy trương chương trình Ngữ văn 9, tập 1. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề: “Những sáng tác nổi bật của nhà văn Lê Anh Trà”. Tác giả đặc biệt nổi bật ở mảng văn nghị luận (thuộc văn bản nhật dụng trong nhà trường). Dưới đây là những sáng tác của ông:

6322


  1. Nguyễn Bỉnh Khiêm – nhà thơ triết lý năm 1952;
  2. Giáo dục thẩm mỹ và xây dựng con người mới Việt Nam năm 1982;
  3. Mấy đặc điểm văn hóa đồng bằng Sông Cửu Long năm 1984;
  4. Thỏa mãn nhu cầu văn hóa và nâng cao thị hiếu thẩm mỹ năm 1986;
  5. Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1987;
  6. Đường vào văn hóa năm 1993;
  7. Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ năm 1997.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Các bạn muốn tham khảo các tài liệu liên quan có thể theo dõi các bài viết sau đây:

Lê Anh Trà là ai?
Sự nghiệp văn học của nhà văn Lê Anh Trà
Lê Anh Trà - Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác
Thêm
Những sáng tác nổi bật của nhà văn Lê Anh Trà
590
0
0
Tronh chương trình Ngữ văn 9, các bạn học sinh được tìm hiểu tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà. Các bạn có muốn biết Lê Anh Trà là ai không? Hãy cùng chúng tôi trả lời câu hỏi này nhé!

6216

Câu trả lời:

Lê Anh Trà là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Nhà văn Lê Anh Trà sinh ngày 02 tháng 4 năm 1927 tại xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Lê Anh Trà được biết như một tác giả mang song song trong mình hai vai trò: Vừa là một nhà quân sự vừa là một tác gia.

Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Chủ tịch liên đoàn văn hóa cứu quốc Quảng Ngãi, kiêm chủ bút báo Tiến hóa; Ban biên tập báo Thép mới tại Liên khu 4; Uỷ viên ban giám đốc Sở Thông tin Tuyên truyền Nam Trung Bộ; Ban liên hiệp đình chiến tại Quảng Ngãi; Tổng biên tập tạp chí Văn hoá Nghệ thuật; Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam,…

Sự nghiệp văn chương của nhà văn, nhà thơ Lê Anh Trà đặc biệt nổi bật ở mảng văn nghị luận. Trong những sáng tác tiêu biểu để định hình và khẳng định tên tuổi của nhà văn, tác phẩm “Phong cách chủ tịch Hồ Chí Minh” được xem như là một kiệt tác. Tác phẩm thu hút độc giả đương thời bằng việc hiểu thêm về lối sống giản dị cùng cách làm việc của Bác với những lời lẽ thuyết phục và lập luận chặt chẽ của tác giả. Một số tác phẩm tiêu biểu khác của ông: Giáo dục thẩm mỹ và xây dựng con người mới Việt Nam; Mấy đặc điểm văn hóa đồng bằng Sông Cửu Long; Thỏa mãn nhu cầu văn hóa và nâng cao thị hiếu thẩm mỹ,…

Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian để đọc bài viết này của chúng tôi. Các bạn muốn tìm hiểu thêm các thông tin về Lê Anh Trà thì có thể tham khảo bài viết liên quan:

Lê Anh Trà - Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác
Thêm
Lê Anh Trà là ai?
626
0
0
Có phải bạn đang muốn tìm hiểu thêm các thông tin về sự nghiệp văn học của nhà văn Lê Anh Trà hay không?
Trong phạm vi bài viết này, Vui Học Văn sẽ nêu lên một vài nét khái quát về nhà văn Lê Anh Trà cũng như sự nghiệp văn học của tác giả để các bạn tham khảo nhé!


6215

Sự nghiệp văn học của nhà văn Lê Anh Trà​

Khái quát chung về nhà văn Lê Anh Trà
  • Lê Anh Trà sinh ngày 02 tháng 4 năm 1927 và mất năm 1999;
  • Quê quán: Xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi;
  • Chức vụ từng đảm nhiệm:
    • Từ năm 1943 đến 1945: Giảng dạy tại trường Nguyễn Văn Khuê;
    • Năm 1945: Chủ tịch liên đoàn văn hóa cứu quốc Quảng Ngãi, kiêm chủ bút báo Tiến hóa;
    • Năm 1946: Ban biên tập báo Thép mới tại Liên khu 4;
    • Năm 1948: Về công tác tại Liên khu 5;
    • Từ năm 1949 đến 1952: Uỷ viên ban giám đốc Sở Thông tin Tuyên truyền Nam Trung Bộ;
    • Từ năm 1952 đến1953: Hiệu trưởng một trường trung học tại Quảng Ngãi;
    • Năm 1954: Ban liên hiệp đình chiến tại Quảng Ngãi;
    • Từ năm 1955 đến 1956: Cán bộ Ban liên hiệp đình chiến liên khu 5 - cán bộ Ban thống nhất Trung ương;
    • Từ năm 1956 đến 1959: Học Đại học Tổng hợp Hà Nội rồi giảng dạy tại trường;
    • Từ năm 1961 đến 1964: Nghiên cứu sinh tại trường Đại học Tổng hợp quốc gia Matxcơva;
    • Từ năm 1965 đến 1975: Tổng biên tập tạp chí Văn hoá Nghệ thuật;
    • Năm 1975: Thư kí khoa học kiêm Thường trực Viện Nghệ thuật;
    • Năm 1977: Phó Viện trưởng Viện Nghệ thuật;
    • Năm 1984: Viện trưởng Viện Văn hoá;
    • Từ năm 1988 đến 1991: Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam;
    • Từ năm 1988 đến 1993: Chủ tịch Hội đồng biên tập tạp chí Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật.
Sự nghiệp văn học của nhà văn Lê Anh Trà

Nhà văn Lê Anh Trà vừa là một nhà văn hóa, nhà quân sự vừa là một nghệ sĩ sáng tác văn chương. Ông được biết đến như một trong những cây bút tiêu biểu của Văn học hiện đại Việt Nam.

Trong những sáng tác tiêu biểu để định hình và khẳng định tên tuổi của nhà văn, tác phẩm “Phong cách chủ tịch Hồ Chí Minh” được xem như là một kiệt tác. Tác phẩm thu hút người độc giả đương thời bằng việc hiểu thêm về lối sống giản dị cùng cách làm việc của Bác với những lời lẽ thuyết phục và lập luận chặt chẽ của tác giả.

Bên cạnh đó, Nhà văn Lê Anh Trà cũng đã cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị khác như:

  • Nguyễn Bỉnh Khiêm – nhà thơ triết lý năm 1952;
  • Giáo dục thẩm mỹ và xây dựng con người mới Việt Nam năm 1982;
  • Mấy đặc điểm văn hóa đồng bằng Sông Cửu Long năm 1984;
  • Thỏa mãn nhu cầu văn hóa và nâng cao thị hiếu thẩm mỹ năm 1986;
  • Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1987;
  • Đường vào văn hóa năm 1993;
  • Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ năm 1997.
Lê Anh Trà luôn giữ cho bản thân một ngòi bút sắc sảo để làm nên những tác phẩm nghị luận với ngôn từ hấp dẫn, lôi cuốn biết bao thế hệ độc giả. Ông cũng đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều giải thưởng danh giá như: Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Huy hiệu Chiến sĩ Văn hóa, Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng nhì, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất,… để ghi nhận sự cống hiến to lớn của nhà văn trên bước đường hoạt động cách mạng và sáng tạo nghệ thuật văn chương.

Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian để đọc bài viết này của chúng tôi. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các bài viết khác có liên quan thì có thể tham khảo:

Lê Anh Trà – Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác;
Lê Anh Trà là ai?
Thêm
Sự nghiệp văn học của nhà văn Lê Anh Trà
596
0
0
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em chương trình ngữ văn 9 đã đề cập tới vấn đề: Bảo vệ quyền lời, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu. Bản Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30/09/1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại. Dưới đây là bài cảm nhận về văn bản này.
Câu hỏi:

Đề bài: Nội dung chính của văn bản là gì?

Key:
- Văn bản phần nào cho ta thấy được thực trạng về cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và tầm quan trọng của việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

Đề bài: Qua bản Tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?

Key:
- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước, của toàn nhân loại.

- Qua những chủ trương, chính sách, qua những hành động cụ thể đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em mà ta nhận ra trình độ văn minh của một xã hội.

- Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành sự quan tâm thích đáng với các chủ trương, nhiệm vụ đề ra có tính cụ thể, toàn diện.

Đề bài: Thể loại của văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em” là gì?

Key:
Thể loại: Nghị luận về vấn đề chính trị- xã hội.

Đề bài: Nêu bố cục của văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em”

Key:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến “những kinh nghiệm mới”): khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ em trên Trái đất, kêu gọi nhân loại hãy quan tâm nhiều hơn đến điều này

- Đoạn 2 ( Sự thách thức): những thách thức cho sự phát triển của nhiều trẻ em trên thế giới

- Đoạn 3 ( Cơ hội): Những điều kiện thuận lợi để thế giới có thể đẩy mạnh việc quan tâm, chăm sóc trẻ em

- Đoạn 4 (Nhiệm vụ): Nhiệm vụ cụ thể từng quốc gia và cả cộng đồng cần làm vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Đề bài: Vì sao cộng đồng quốc tế phải ra “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em”?

Key:
Cộng đồng quốc tế phải ra tuyên bố về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em vì:

- Trẻ em là tương lai của một dân tộc, của nhân loại, là lực lượng xây dựng xã hội mai sau.

- "Được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển" là quyền lợi tất nhiên của mọi trẻ em. "Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc" nên rất cần được bảo vệ, chăm sóc.

- Vậy mà thực tế cuộc sống của nhiều trẻ em trên thế giới đang bị đe doạ từ nhiều phía, đang rơi vào những hiểm hoạ.

Câu 4: Nhận xét gì về cách nêu vấn đề của tác giả ở phần mở đầu?

Key:
Mở đầu văn bản chính là lời kêu gọi, đồng thời nêu ra những lý do một cách cụ thể, trực tiếp và ngắn gọn hướng tới đối tượng đó là toàn thể nhân loại, cho thấy tính cộng đồng của lời kêu gọi, ý thức rằng việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em là nhiệm vụ của toàn bộ các quốc gia trên toàn thế giới. Nội dung của lời kêu gọi rất ngắn gọn và xúc tích "Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn", thể hiện tính nhân đạo sâu rộng, là truyền thống thống tốt đẹp của con người.

Câu 6: Nhận xét gì về cách lập luận ở đoạn văn nghị luận về những thách thức đặt ra

Key:
Phần Sự thách thức tuy ngắn gọn nhưng đã nêu lên khá đầy đủ và cụ thể cuộc sống khổ cực của hàng trăm triệu trẻ em trên thế giới hiện nay. Trẻ em không được sống trong hạnh phúc mà còn trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, của sự xâm lược. Hằng ngày, có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó.

Câu 9: Nêu những hiểu biết của em về công ước quốc tế về quyền trẻ em?

Key:
Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, hoặc UNCRC, là cơ sở của tất cả các công việc của UNICEF. Đây là tuyên bố đầy đủ nhất về quyền trẻ em từng được sản xuất và là hiệp ước quốc tế về quyền con người được phê chuẩn rộng rãi nhất trong lịch sử. Công ước có 54 điều khoản bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc sống của trẻ và đặt ra các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa mà tất cả trẻ em ở khắp mọi nơi đều được hưởng. Nó cũng giải thích cách người lớn và chính phủ phải làm việc cùng nhau để đảm bảo tất cả trẻ em đều có thể được hưởng tất cả các quyền của mình.
Câu hỏi trắc nghiệm:

Q1: Văn bản này được chia làm mấy phần?
A. 2 phần
B. 3 phần
C. 4 phần
D. 5 phần

Key: C

Q2: Ở phần “nhiệm vụ” bản tuyên bố nêu nhiều điểm mà quốc gia, cộng đồng quốc tế phải nỗ lực phối hợp hành động?
A. Tăng cường sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cho trẻ em tàn tật và có hoàn cảnh khó khăn
B. Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ vì lợi ích của trẻ em toàn cầu
C. Để trẻ nhận thức được nguồn gốc, giá trị của bản thân trong môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tựa an toàn
D. Cả 3 đáp án trên

Key: D

Q3: Ở phần cơ hội, em nhận thấy có điều gì thuận lợi trong sự bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh hiện nay?
A. Sự liên kết về phương tiện, kiến thức giữa các quốc gia về công ước, quyền trẻ em
B. Sự hợp tác, đoàn kết quốc tế mở ra khả năng giải quyết vấn đề phát triển kinh tế
C. Ngăn chặn dịch bệnh, giải trừ quân bị, tăng cường phúc lợi trẻ em
D. Cả 3 đáp án trên

Key:D

Q4: Nhận định nào nói đúng nhất về văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ?
A. Là một văn bản biểu cảm
B. Là một văn bản tự sự
C. Là một văn bản thuyết minh
D. Là một văn bản nhật dụng

Key: D

Q5: Việc nhắc lại nhiều lần từ “phải” và “được” trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Nhấn mạnh những việc người lớn cần làm cho trẻ em
B. Nhấn mạnh những quyền lợi mà trẻ em được hưởng
C. Nhấn mạnh những việc mà trẻ em cần làm
D. Nhấn mạnh những điều trẻ em cần tránh

Key: A

Q6: Những nhiệm vụ được đặt ra trong bản tuyên bố này?
A. Cụ thể và toàn diện
B. Không có tính khả thi
C. Chưa đầy đủ
D. Không thực tế

Key: A

Q7: Ở phần “Sự thách thức”, bản Tuyên bố nêu lên thực tế của trẻ em trên thế giới ra sao?
A. Bị trở thành nạn nhân chiến tranh, bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng, thôn tính của nước ngoài
B. Chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp
C. Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng, bệnh tật
D. Cả 3 đáp án trên

Key: D
Thêm
581
0
0
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em chương trình ngữ văn 9 đã đề cập tới vấn đề: Bảo vệ quyền lời, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu. Bản Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30/09/1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại.

6036

Nguồn ảnh: Internet
Dưới đây là bài phân tích về văn bản này.

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em đã nêu ra những nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền được sống và được phát triển, vì tương lai của trẻ em của toàn bộ các quốc gia trên toàn thế giới. Bản tuyên bố có sức thuyết phục lớn nhờ bố cục kết cấu chặt chẽ, lí lẽ lập luận sắc sảo, luận cứ toàn diện, cụ thể. Tất cả đã làm nên một bản tuyên bố có giá trị nhân đạo, tính cộng đồng và tính pháp lý to lớn, có sức lan tỏa mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến nhận thức của người đọc, khuyến khích các hành động chung tay góp sức vì tuổi thơ của trẻ em trên toàn thế giới.

Qua bài văn, tác giả giúp chúng ta thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng có ý nghĩa toàn cầu. Bản Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30-9-1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn và phát triển của trẻ em, tương lai của toàn nhân loại.

Các nhiệm vụ đó đòi hỏi tất cả các nước cần phải có những nỗ lực liên tục và phối hợp với nhau trong hành động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế. Tác giả khẳng định việc bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước và của toàn nhân loại.Trong đoạn văn này tác giả đã nêu lên sự thách thức, phản ánh tình trạng, điều kiện sống của trẻ em trên thế giới. Thực tế đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ trên thế giới là vô số trẻ em phải chịu những nỗi đau do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-pác-thai. Những cuộc chiến tranh xâm lược, chế độ phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo đã gây ra những thảm hoạ, bất hạnh cho nhiều quốc gia, nhiều khu vực. Hàng triệu người đã bị đẩy vào cảnh không nhà, thậm chí phải rời bỏ quê hương mình, trở thành những ngưòi tị nạn sống lang thang trên đất người trong đó tỉ lệ rất lớn là trẻ em. Không những thế, ở các quốc gia đang phát triển và kém phát triển, trẻ em không được đáp ứng ngay cả những nhu cầu tối thiểu để tồn tại: lương thực, chăm sóc sức khoẻ. Chính vì vậy, hình ảnh những đứa trẻ bị chết vì đói, vì bệnh dịch, ốm đau trở nên rất quen thuộc và diễn ra hằng ngày ở các khu vực này. Ở nhiều quốc gia, trẻ em còn trở thành nạn nhân của hành động bóc lột, lạm dụng sức lao động một cách vô nhân đạo. Vì các em còn quá nhỏ lại không thể tự đứng ra bảo vệ cho quyền lợi của mình nên đã bị những ông chủ bóc lột một cách tàn tệ, thậm chí có thể dẫn đến kiệt quệ. 0 Điều 6, tác giả còn nêu lên một con số đáng sợ: mỗi ngày trên thế giới có 40.000 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), hoặc do điều kiện sông quá tồi tệ. Con số đó chắc chắn sẽ làm nhiều người giật mình và thậm chí nghi ngà. Nhưng đó là một thực tế không thể phủ nhận nếu chúng ta tiếp tục duy trì một môi trường sống với quá nhiều sự đe doạ, hiểm hoạ. Tất cả những thực trạng về điều kiện sống của trẻ em đã nêu lên những điều kiện tốt đẹp nhất để phát triển thì lại phải gánh chịu bao nỗi bất hạnh cả về thể xác và tâm hồn. Hậu quả là tỉ lệ trẻ em tử vong, vì rất nhiều nguyên nhân trở thành một con số khổng lồ. Nếu các em may mắn vượt qua được thì cũng khó để trở thành những con người hoàn thiện về thể chất và nhân cách.

Đoạn văn rất ngắn nhưng đã nêu lên thực trạng của trẻ em trên thế giới và nguyên nhân của những nỗi bất hạnh. Tác giả không nói đến một quốc gia nào cụ thể nhưng lại khiến bất cứ người đọc dù là ở quốc gia, khu vực nào cũng phải suy nghĩ. Những thông tin bản Tuyên bố đưa ra gợi lên trong lòng chúng ta sự xót thương cho nỗi bất hạnh của vô số trẻ em không may mắn trên thế giới.

Con người trước khi trưởng thành và chính thức bước vào cuộc sống thì bản thân ai cũng có một tuổi thơ, cũng từng là trẻ em, ai cũng biết rằng đó chính là lúc chúng ta cần được quan tâm, chăm sóc và bảo bọc nhất. Và với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới thì trẻ em luôn luôn có những quyền chính đáng là quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển và quyền được yêu thương. Chính vì thế trong hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp ở trụ sở Liên hợp quốc, tại New York vào ngày 30-9-1990, đã đưa ra bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em nhằm khẳng định việc bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách và có ý nghĩa toàn cầu.

Mở đầu văn bản chính là lời kêu gọi, đồng thời nêu ra những lý do một cách cụ thể, trực tiếp và ngắn gọn hướng tới đối tượng đó là toàn thể nhân loại, cho thấy tính cộng đồng của lời kêu gọi, ý thức rằng việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em là nhiệm vụ của toàn bộ các quốc gia trên toàn thế giới. Nội dung của lời kêu gọi rất ngắn gọn và xúc tích "Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn", thể hiện tính nhân đạo sâu rộng, là truyền thống thống tốt đẹp của con người. Để đưa ra lý do cho lời kêu gọi, văn bản đã đưa ra ba nguyên nhân lớn, thứ nhất tất cả trẻ em trên thế giới đều rất trong trắng, non nớt, dễ bị tổn thương và phụ thuộc và người lớn, thứ hai là trẻ em có quyền được sống trong hòa bình trong ấm no, có quyền được ăn học, vui chơi, phát triển, cuối cùng là trẻ em có quyền và phải được lớn lên trong sự hòa hợp và tương trợ. Như vậy xét về tổng thể lời kêu gọi được đưa ra đã đảm bảo được nhu cầu thiết yếu của trẻ em trên toàn thế giới, là hòa bình, ấm no, hạnh phúc và có tương lai. Đặc biệt lời kêu gọi còn mang tính nhân loại rộng lớn và tính cộng đồng, nhân đạo sâu sắc.

Nếu như lời kêu gọi đưa ra nội dung vì quyền thiết yếu của trẻ em trên toàn thế giới với tư tưởng nhân đạo và tính cộng đồng đồng sâu sắc, thì chúng ta lại phải đặt ra câu hỏi rằng vậy liệu rằng có phải tất cả trẻ em trên toàn thế giới đã hoàn toàn nhận được những quyền cơ bản ấy, đã thực sự có một cuộc sống hòa bình và tương lai tốt đẹp chăng? Để trả lời cho câu hỏi này tác giả đã dẫn dắt người đọc đến những thực trạng, những thách thức mà những nhà lãnh đạo chính trị phải đáp ứng và đối mặt. Trong 5 mục từ mục 3 đến mục thứ 3, tác giả đã dám nhìn thẳng vào hiện thực để nêu lên khái quát những thực trạng cơ bản nhất của trẻ em trên toàn thế giới một cách khá chân thực, cụ thể và toàn diện nhất. Thực tế rằng cho đến ngày hôm nay trẻ em trên toàn thế giới vẫn là nạn nhân của chiến tranh, của bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chính vì thế có những em đã trở thành người tị nạn tha hương, có em phải chịu cảnh tàn tật, thậm chí có em đã mãi mãi dừng lại ở tuổi thơ tươi đẹp nhất. Cho đến tận hôm nay đã gần 30 năm kể từ khi bản tuyên ngôn ra đời, chúng ta vẫn phải chứng kiến những hình ảnh đau lòng, của một em bé Syria nằm ngủ bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, em đã mãi mãi dừng lại ở tuổi đời thứ hai khi còn chưa kịp biết gì về thế giới vốn còn nhiều điều tốt đẹp ngoài kia. Đó là một cú giáng mạnh, một nỗi đau đớn không thể phai nhòa, ám ảnh trong lòng của toàn thể nhân loại về hậu quả của chiến tranh và các cuộc di dân tị nạn vẫn còn đang tiếp diễn. Không dừng lại ở đó, bản tuyên bố còn đưa ra ở những nước đang phát triển hàng triệu trẻ em phải sống trong cảnh đói nghèo, mù chữ và môi trường sống thấp. Đáng sợ hơn bằng những số liệu cụ thể, bản tuyên bố cho thấy mỗi ngày có đến 40000 trẻ em tử vong do đói, suy dinh dưỡng và bệnh tật, ô nhiễm môi trường. Trước những thực trạng đau lòng như thế, có thể thấy rằng trẻ em đang sống một cuộc đời có quá nhiều đau khổ, đã nằm ngoài giới hạn mà có thể chịu các em đựng, có thể nói chẳng khác nào các em đang bị đày ải giữa địa ngục trần gian. Điều đó đã gióng lên một hồi chuông báo động về hiểm họa mà trẻ em trên toàn thế giới đang phải chịu đựng, những hiểm họa ấy không phải thay năm theo tháng mà được tính đến hàng ngày, hàng giờ, thậm chí hàng phút. Bản tuyên bố đã đưa ra những sự thực vừa mang tính chọn lọc, vừa toàn diện nhất cho những hiểm họa mà trẻ em trên toàn thế giới phải gánh chịu, tác động mạnh mẽ đến lương tri của toàn nhân loại, với sức thuyết phục mạnh mẽ bởi đó là những sự thực không thể nào chối cãi. Tuy nhiên tuyên bố lại có lối viết tế nhị, không chỉ trích hay đề cập đến một quốc gia cụ thể nào, mang đến tính pháp lý, công bằng, khái quát và sâu sắc cho bản tuyên bố.

Trước những thách thức to lớn như thế tác giả chuyển sang nói về những cơ hội mà toàn nhân loại đang có được, chỉ ra hai cơ hội to lớn nhất để đảm bảo quyền sống, quyền được phát triển của trẻ em. Cơ hội thứ nhất đó là sự liên kết giữa các nước và đặc biệt là công ước quốc tế về quyền trẻ em, tạo một cơ hội mới cho quyền và phúc lợi của trẻ em được tôn trọng được thực thi ở mọi quốc gia trên toàn thế giới. Cơ hội thứ hai xuất phát từ sự cải thiện bầu không khí chính trị, sự hợp tác quốc quốc tế ngày càng toàn diện và được đẩy mạnh, chiến tranh dần được đẩy lùi. Kinh tế tăng trưởng, môi trường được cải thiện, giúp các em có cuộc sống tốt đẹp hơn, an toàn hơn, có tương lai hơn. Tất cả những cơ hội ấy ấy chính là vấn đề tiên quyết để trẻ em có cơ hội được hưởng quyền chính đáng, cũng là sự thuận lợi khả quan để công ước được thực hiện.
Vậy từ những thách thức và cơ hội ấy, chúng ta cần phải làm gì để có thể bảo vệ trẻ em trên toàn thế giới? Trong bản tuyên bố tác giả đã đặt ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện (từ mục 10 đến mục thứ 17), thứ nhất là phải tăng cường sức khỏe dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em, đây chính là nhiệm vụ hàng đầu. Thứ hai đối với trẻ em thiệt thòi hơn phải tăng cường hỗ trợ, tăng cường các điều kiện phúc lợi xã hội, thứ 3 là phấn đấu cố gắng thực hiện quyền bình đẳng, quyền được giáo dục. Thứ tư là phải tạo cho trẻ em được một môi trường sống an toàn như gia đình, xã hội, thứ năm là phải đảm bảo phúc lợi cho trẻ em bằng việc phát triển kinh tế xã hội. Thêm nữa là phải khuyến khích sự phát triển của trẻ em để các em biết sống có trách nhiệm, hướng ra thế giới. Đặc biệt nhất đến mục số 17 không còn xoay quanh cuộc sống của trẻ em mà nhấn mạnh rằng để thực hiện được tất cả những nhiệm vụ trên thì vấn đề quan trọng hàng đầu là sự hợp tác quốc tế, sự nỗ lực không ngừng của các quốc gia trên toàn thế giới. Từ những nhiệm vụ được đề ra ta nhận thấy rằng đây đều là những nhiệm vụ toàn diện và mang tính khả thi, đưa vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em trở thành một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của toàn nhân loại. Với cách nêu vấn đề vừa cụ thể vừa toàn diện như vậy đã mang đến tính thuyết phục cao cho bản tuyên bố, đánh động vào tâm hồn nhân đạo của toàn nhân loại, có hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ.

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em đã nêu ra những nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền được sống và được phát triển, vì tương lai của trẻ em của toàn bộ các quốc gia trên toàn thế giới. Bản tuyên bố có sức thuyết phục lớn nhờ bố cục kết cấu chặt chẽ, lí lẽ lập luận sắc sảo, luận cứ toàn diện, cụ thể. Tất cả đã làm nên một bản tuyên bố có giá trị nhân đạo, tính cộng đồng và tính pháp lý to lớn, có sức lan tỏa mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến nhận thức của người đọc, khuyến khích các hành động chung tay góp sức vì tuổi thơ của trẻ em trên toàn thế giới.

Tổng hợp
Thêm
Phân tích "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em"
579
0
0
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em chương trình ngữ văn 9 đã đề cập tới vấn đề: Bảo vệ quyền lời, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu. Bản Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30/09/1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại.

6035

Nguồn ảnh: Internet
Dưới đây là bài cảm nhận về văn bản này.

Mẫu 1:
Trong các quyền về trẻ em trên thế giới, không thể thiếu được một quyền quan trọng đối với trẻ em là quyền bảo vệ trẻ em, tạo những cơ hội cho trẻ em học tập, phát triển và bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ trong cuộc sống.

Trước những thách thức to lớn khiến trẻ em bị kiềm hãm, khó phát triển và cũng là nạn nhân của các cuộc khủng hoảng kinh tế, đói nghèo, bệnh tật hay thậm chí là tệ nạn xã hội... Đối với những thách thức đó, thế giới đã tạo ra những thay đổi tạo cơ hội cho trẻ em phát triển. Bằng cách là các nước trên thế giới đã liên kết với nhau đặt ra các quyền lợi dành cho trẻ em hay nói cách khác là tạo nên những phúc lợi cho quyền trẻ em. Hay tạo ra những điều kiện để trẻ em tránh khỏi những cuộc chiến tranh hay các cuộc xuy đột chính trị, hạn chế sự bóc lột, hành hạ, bạo lực hay rơi vào đường của tệ nạn xã hội.
Để làm những việc đó chúng ta phải vạch ra một kế hoạch, hành động cụ thể nhằm đảm bảo cho trẻ em. Như tạo cơ hội hổ trợ kinh tế cho trẻ em nghèo để trẻ em có thể cắp sách tới trường. Xây dựng trường học, cơ sở vật chất hay thiết bị dạy học ở những nơi trẻ em nghèo khổ, không có điều kiện đi học hoặc những nơi trẻ em không biết chữ. Kêu gọi mọi người hỗ trợ, đóng góp để giúp đỡ các em nghèo, khuyết tật, bị mù chữ...Chỉ cần ta mở rộng tấm lòng, mỗi người đóng góp một ít thì có thể giúp cho trể em có hoàn cảnh khó khăn được hạnh phúc. Như các em bị chất độc màu da cam, cần có một lớp học tình thương, các trung tâm cứu trợ trẻ em bị mồ côi, khuyết tật và không có nơi nương tựa...Trẻ em cần phải được gia đình và xã hội bảo vệ khỏi sự hành hạ, mua bán, bắt cóc và nên hướng dẫn trẻ em những hành động phù hợp để phòng tránh. Ngoài ra trẻ em còn phải được nuôi dạy, chăm sóc, dạy dỗ về thể chất, trí tuệ, tinh thần và quan trọng nhất là đạo đức. Trẻ em còn phải được chăm lo về việc học tập và giáo dục, môi trường sống tốt. Trẻ em còn có quyền được tự do tham gia những hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động của Đoàn, Đội hoặc của bộ Giáo dục để trẻ em đươc giải trí, phát triển và rèn luyện những kĩ năng cần thiết có ích trong cuộc sống.

Trẻ em sẽ là những con người trong tương lai giúp đất nước phát triển và sánh vai với các nước hiện đại khác. Nên về vấn đề tạo cơ hội để bảo vệ, chăm sóc để trẻ em phát triển đã được cộng đồng quốc tế nói chung và nước Việt Nam nói riêng, ý thức đầy đủ cụ, cụ thể, thiết thực. Để xứng đáng với việc bảo vệ, quan tâm, chăm sóc ấy, chúng ta cần phải không ngừng nỗ lực trong học tập, rèn luyện để có thể gánh vác trọng trách tương lai đất nước sau này.

Mẫu 2:

"Bảo vệ và phát triển trẻ em" là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở mỗi đất nước. Bởi ;" Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai " . Đây là câu nói mang đầy đủ ý nghĩ về trẻ em.Mọi đứa trẻ đều ngây thơ như một tờ giấy trắng, lại rất dễ bị tổn thương nên cần được nâng niu, yêu thương, cần được khuyến khích cho chúng can đảm hơn trong cuộc sống, được thoải mái vui chơi, học tập, không âu lo, buồn tủi.

Vào những năm gần đây, trẻ em đã bị mắc phải vào những tệ nạn xã hội chẳng hạn như nghiện ma tuý, cờ bạc, tham gia các hoạt động không lành mạnh, làm mất đi nét văn hoá của xã hội. Có nhiều trẻ em các vùng miền phải chịu đói, nghèo khổ và bị mồ côi, không nơi nương tựa. Theo như chúng ta đã biết có hơn 2,6 triệu trẻ em bị mắc phải bệnh hiểm nghèo nhưng lại không có người thân kề bên chăm sóc. Vậy nên chúng ta hãy cùng chung tay giúp đỡ các trẻ em đó, có gì giúp nấy, có ít giúp ít, có nhiều giúp nhiều và chúng ta nên đưa đến cô nhi viện cho những trẻ em bị mồ côi để họ có thể chăm sóc và nuôi dưỡng. Bên cạnh đó cần phải giúp đỡ cho những mảnh đời khó khăn hơn như đóng góp vào chiên dịch nụ cười hồng để các bạn nghèo khó có tập sách để đi học.
Hiện nay ở các nơi trên thế giới , sự phát triển của trẻ em không được đảm bảo hoàn toàn. Nhất là ở những nước nghèo, trẻ em không được đáp ứng đủ các nhu cầu về vật chất: đó nghèo, không có nhà ở; và thiếu thốn về cả tinh thần: không có cha mẹ, không được đến trường. Và có khi là bị tước đi những quyền lợi ích của chính mình
Chăm sóc, giáo dục hay quan trọng hơn là việc bảo vệ trẻ em chưa bao giờ là một chuyện dễ dàng. Đây không phải là việc riêng của một cá nhân nào mà chính là trách nhiệm của toàn xã hội. Tuy nhiên, bảo vệ trẻ em hiện nay vẫn đang là sự việc không được mọi người thực sự xem trọng nên vẫn còn nhiều thách thức. Số trẻ em bị tai nạn thương tích ngày càng giảm, tuy nhiên nổi lên những năm gần đây là số lượng trẻ em bị bạo hành, xâm hại ngày càng cao. Có tình trạng trẻ em gái bị rủ rê, lừa gạt, ép buộc đi khỏi địa phương, đi nơi khác làm việc hoặc bị bán ra nước ngoài nhưng các cơ quan chức năng, kể cả gia đình chưa chủ động nắm bắt, vẫn còn lơ là trong việc bảo vệ trẻ nhỏ. Thậm chí vấn đề bất bình đẳng giữa trẻ em giàu- nghèo, người dân tộc thiểu số hay nông thôn- thành thị vẫn còn khá rõ rệt. Tuyên truyền các điều luật về bảo vệ trẻ em còn kém, nhất là ở nông thôn, miền núi và vùng sâu vùng xa.

Trẻ em cũng có quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển trí tuệ và thể lực một cách toàn diện như được học tập đầy đủ , được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao của trường lớp ,... Nhưng trong thực tế hiện nay, có hơn 100 triệu trẻ em không được đến trường hoặc chưa trải qua giáo dục cơ sở. Vì vậy cần phải đấu tranh cho trẻ em có quyền được đi học và vui chơi giải trí để phát triển một cách toàn diện sau này là những nhân tài cho đất nước .

Để chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất, hướng các em đến một môi trường lành mạnh, cơ bản, để phát triển toàn diện, sẽ cần rất nhiều thời gian. Điều này không đơn thuần chỉ là trách nhiệm, mà chúng ta, mỗi gia đình, cả cộng đồng xã hội đều phải vào cuộc bằng cả cái nhìn tích cực và trái tim yêu thương dành cho trẻ. Hơn thế, còn phải biết lắng nghe trái tim trẻ em nói bằng sự tôn trọng của người lớn, chỉ như thế, chúng ta mới dễ dàng vượt qua được những thách thức.

Ngày nay, nước ta vẫn còn rất nhiều trẻ em không được đến trường để phát triển về tri thức. Mỗi trẻ em có khả năng tiếp thu kiến thức tốt hơn rất nhiều so với người lớn. Việc trẻ em không được đi học sẽ khiến cho đất nước mất đi rất nhiều nhân tài và nguồn nhân lực lớn cho phát triển nước ta. Ngoài ra, có nhiều trẻ em đã không đc đi học còn bị bóc lột sức lao động bằng những công việc nặng nhọc. Bên cạnh đó nước ta cũng đã quản lí chặc chẽ hơn về quyền bảo vệ trẻ em. Trẻ em ngày càng được học tập trong môi trường cải thiện hơn trước và được bảo vệ hết sức nghiêm ngặc. Là một người học sinh, cảm nhận của chúng em về việc bảo vệ và phát triển trẻ em nước ta đang có những đổi mới tốt hơn giúp cho cuộc sống trẻ em phần nào lành mạnh hơn.

Vấn đề bảo vệ trẻ em đã được thế giới nói chung và Việt nói riêng ý thức đầy đủ và xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo tất cả các trẻ em được an toàn và phát triển một cách toàn diện

Để xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc của mọi người,mỗi người học sinh chúng ta phải có ý thức vươn lên, cố gắng trong học tập và rèn luyện sánh đất nước có thể sánh cùng năm châu như Bác Hồ đã nói.

Tổng hợp
Thêm
Cảm nhận "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em"
436
0
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
Top