Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Soạn văn lớp 11 chuẩn do Mods diễn đàn thực hiện, thầy cô GV Văn nhiều năm kinh nghiệm kiểm tra.


Soạn văn lớp 11 Tập 1
Tuần 1

Vào phủ Chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự)
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội

Tuần 2

Tự tình - Hồ Xuân Hương
Câu cá mùa thu (Thu điếu)
Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
Thao tác lập luận phân tích

Tuần 3

Thương vợ - Trần Tế Xương
Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến
Vịnh khoa thi Hương - Trần Tế Xương
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)

Tuần 4

Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát)
Luyện tập thao tác lập luận phân tích

Tuần 5

Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu)
Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)
Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh)
Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học

Tuần 6

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 1: Tác giả Nguyễn Đình Chiểu
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 2: Tác phẩm
Thực hành về thành ngữ, điển cố

Tuần 7

Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)
Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ)
Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

Tuần 8

Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
Thao tác lập luận so sánh

Tuần 9

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945
Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

Tuần 10

Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
Ngữ cảnh

Tuần 11

Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
Luyện tập thao tác lập luận so sánh
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

Tuần 12

Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
Phong cách ngôn ngữ báo chí

Tuần 13

Một số thể loại văn học: thơ, truyện
Chí Phèo - Phần 1: Tác giả Nam Cao
Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)

Tuần 14

Chí Phèo - Phần 2: Tác phẩm
Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
Bản tin

Tuần 15

Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh)
Vi hành (Nguyễn Ái Quốc)
Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan)
Luyện tập viết bản tin
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Tuần 16

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng)
Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

Tuần 17

Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)
Ôn tập phần Văn học

Tuần 18

Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1
Trả bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1

Soạn văn lớp 11 Tập 2
Tuần 19

Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)
Nghĩa của câu
Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học

Tuần 20

Hầu trời (Tản Đà)
Nghĩa của câu (tiếp theo)

Tuần 21

Vội vàng (Xuân Diệu)
Thao tác lập luận bác bỏ

Tuần 22

Tràng Giang (Huy Cận)
Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội

Tuần 23

Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mạc Tử)
Chiều tối (Hồ Chí Minh)

Tuần 24

Từ ấy (Tố Hữu)
Lai tân (Hồ Chí Minh)
Nhớ đồng (Tố Hữu)
Tương tư (Nguyễn Bính)
Chiều xuân (Anh Thơ)
Tiểu sử tóm tắt

Tuần 25

Đặc điểm loại hình của tiếng Việt

Tuần 26

Tôi yêu em (Pu-Skin)
Bài thơ số 28 (Ta-go)
Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt

Tuần 27

Người trong bao (Sê-khốp)
Thao tác lập luận bình luận

Tuần 28

Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-Gô)
Luyện tập thao tác lập luận bình luận

Tuần 29

Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh)
Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh)

Tuần 30

Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ph.Ăng-ghen)
Phong cách ngôn ngữ chính luận

Tuần 31

Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh)
Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)

Tuần 32

Một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Tuần 33

Ôn tập phần văn học (Kì 2)
Tóm tắt văn bản nghị luận

Tuần 34

Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2
Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2
Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Thêm
716
0
0
Bố cục
Phần 1 (từ lớp I đến lớp VI): Cuộc trò chuyện giữa Vũ Như Tô với Đan Thiềm, cung nữ và nội giám, Vũ Như Tô bàng hoàng nhận ra bi kịch đang cận kề.
Phần 2 (từ lớp VII đến lớp IX): Quân phản loạn đốt Cửu Trùng Đài và kết án Vũ Như Tô.
Câu 1 (trang 193 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Mâu thuẫn thứ nhất: giữa phe nổi loạn với phe Lê Tương Dực:

+ Phe nổi loạn: dân chúng, thợ xây Cửu Trùng Đài
+ Phe đối lập trong triều đứng đầu là Trịnh Duy Sản
+ Đỉnh điểm mâu thuẫn trong hồi V được giải quyết.
+ Trịnh Duy Sản, Ngô Hạch giết chết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm và phá bỏ Cửu trùng đài
- Mâu thuẫn thứ hai: mâu thuẫn quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy muôn đời và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân
+ Mâu thuẫn này có nguồn gốc từ nguyên nhân sâu xa: người chiến sĩ thiên tài có khát vọng, hoài bão muốn mang cái đẹp đến cho đời, làm dân tộc tự hào vì trong một xã hội thối nát, người dân đói khổ triền miên trong lầm than
+ Hoàn cảnh đất nước không tạo điều kiện cho Vũ Như Tô thực hiện điều đó
+ Vũ Như Tô nghe theo lời khuyên của Đan Thiềm mượn uy quyền, tiền bạc của hôn quan Lê Tương Dực để thực hiện khát vọng xây dựng công trình nguy nga
+ Niềm khao khát sáng tạo, cống hiến lại đối nghịch với thực trạng lợi ích và mong muốn của nhân dân.
→ Các mâu thuẫn cơ bản trên tác động qua lại, có quan hệ mật thiết với nhau

Câu 2 (Trang 193 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Tính cách và diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô
- Vũ Như Tô là kiến trúc sư thiên tài, hiện thân cho niềm khao khát, say mê và kiến tạo cái đẹp
+ Tài năng được thể hiện qua lời nhân vật khác nhận xét về ông: ngàn năm chưa dễ có một
+ Chỉ vẩy bút chim hoa hiện lên mảnh lụa thần tình biến hóa như cảnh hóa công, sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân
+ Có thể dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây…
- Là nghệ sĩ có nhân cách cao cả, chí lớn, có lý tưởng nghệ thuật
+ Dù bị dọa giết nhưng Vũ Như Tô vẫn vạch trần bộ mặt hôn quân của Lê Tương Dực và kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài
+ Ông không phải người hám lợi
+ Ông có lí tưởng nghệ thuật của Vũ Như Tô chân chính, cao siêu
+ Nhưng ông không nhìn vào thực tế rằng Cửu Trùng Đài được xây bằng xương máu, nước mắt của nhân dân
→ Vũ Như Tô là nhân vật bi kịch, say mê khát vọng nhưng mâu thuẫn với hiện thực, suy nghĩ và hành động của ông có sự sai lầm

- Đan Thiềm là người mê cái đẹp.
+ Bệnh Đan Thiềm là bệnh của người mê cái đẹp, sự siêu việt của người sáng tạo nghệ thuật và sáng tạo ra cái đẹp
+ Vì đam mê tài năng và cái đẹp mà nàng luôn động viên Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài, sẵn sàng hi sinh bản thân mình để bảo vệ cái tài ấy
+ Đan Thiềm là người tri âm, tri kỉ của Vũ Như Tô
+ Đan Thiềm tỉnh táo, sáng xuất trong mọi trường hợp: biết chắc chắn việc xây Cửu Trùng Đài không thành nên Đan Thiềm nhiều lần giục Vũ Như Tô chạy trốn
+ Nàng sẵn sàng đổi mạng sống lấy sự an toàn của Vũ Như Tô
→ Đoạn trích cho thấy bi kịch của các nhân vật, qua đó làm nổi bật chủ đề tác phẩm.
Câu 3 (trang 193 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Mâu thuẫn giữa nhân dân với bọn hôn quân bạo chúa cùng phe cánh của chúng được giải quyết triệt để theo quan niệm của nhân dân:
+ Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ – tự sát, đám cung nữ kẻ nổi loạn nhục mạ, bắt bớ

- Mâu thuẫn thứ hai quan điểm nghệ thuật cao siêu, thuần túy với lợi ích của nhân dân chưa được tác giả giải quyết triệt để:
+ Vũ Như Tô tới lúc chết cũng không nhận ra lỗi lầm của mình
+ Vũ Như Tô không đứng về phía hôn quân, nhưng lại muốn lợi dụng quyền uy, tiền bạc của hắn để thực hiện ước mơ của mình
- Những câu hỏi không có đáp án:
+ Vũ Như Tô có công hay tội, ông đúng hay người giết ông đúng
- Tác giả thể hiện tâm tư qua lời đề từ, cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm, điều này là cách lí giải hợp lí
Câu 4 (trang 193 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch:
- Thuộc thể loại bi kịch, tạo dựng được mâu thuẫn, nhưng không thể giải quyết được hết mâu thuẫn
+ Nhân vật anh hùng có khao khát lớn lao
- Mâu thuẫn kịch tập trung dẫn tới cao trào, hành động kịch đẩy lên kịch tính
- Ngôn ngữ điêu luyện, có tính tổng hợp cao
- Xây dựng nhân vật kịch đặc sắc, có tính cách, tâm trạng thông qua ngôn ngữ
- Cách chuyển hóa linh hoạt các lớp kịch tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
Luyện tập
Phần đề từ của tác giả viết vào 6/2/ 1942 sau một năm viết xong tác phẩm
Qua phần đề từ ta hiểu được những chân thành, sự băn khoăn của chính tác giả “Lẽ phải thuộc về Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô?
- Chính ông cũng thú nhận “ta chẳng biết” nghĩa là không có lời giải đáp thỏa đáng. Qua vở kịch có thể nhận thấy lẽ phải, chân lí không thuộc hoàn toàn vào bên nào.
Nguồn TH
Thêm
597
0
1

Sơn Ca

Cộng tác viên
26/9/19
536
45
27,999
30
Vietnam
forum.vanhoctre.com
Xu
0
Tóm tắt

Văn bản là hồi V (Một cung cấm) của vở bi kịch lịch sử “Vũ Như Tô” của tác giả Nguyễn Huy Tưởng. Hồi V cũng là hồi cuối cùng của vở kịch. Ở hồi này, mâu thuẫn giữa dân chúng...
 
I. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

1. Hoạt động phỏng vấn khi cuộc trò chuyện ấy được thực hiện nhằm mục đích rõ ràng là để thu thập thông tin về một chủ đề quan trọng, có ý nghĩa
2. Tôn trọng hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là tôn trọng sự thật, tôn trọng quyền được bày tỏ ý kiến của công chúng, đó là biểu hiện của tinh thần dân chủ trong xã hội văn minh
II. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn
1. Các yếu tố có trong bài phỏng vấn: người phỏng vấn, người trả lời phỏng vấn, chủ đề, mục đích, phương tiện phỏng vấn
- Trong câu hỏi chưa nhắc tới phương tiện phỏng vấn (máy quay, máy ghi âm, bút, sổ…)
- Các yếu tố kết hợp với nhau, tác động qua lại với nhau phù hợp với mục đích, chủ đề phỏng vấn

- Khi trả lời phỏng vấn, câu hỏi vô cùng quan trọng
+ Ngắn gọn, rõ ràng
+ Phù hợp với mục đích, đối tượng phỏng vấn
+ Làm rõ chủ đề
+ Liên kết với nhau, sắp xếp theo trình tự hợp lí
2. Khi phỏng vấn, người phỏng vấn không chỉ nêu ra những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Hơn nữa, trong quá trình lắng nghe lời đáp, để đưa ra câu hỏi có tính chất “ngẫu hứng”, “ ứng đối”:
- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc
- Khéo léo lái được người trả lời vào chủ đề phỏng vấn khi họ lạc đề, né tránh vấn đề
- Gợi mở để người trả lời có câu trả lời rõ ràng hơn
b, Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn cần lịch thiệp, biết lắng nghe, đồng cảm và hợp tác, cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến, lắng nghe và ghi chép

c, Kết thúc phỏng vấn người phỏng vấn không nên quên việc cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện.
3. Buổi phỏng vấn có thể phát trực tiếp trên truyền hình, trên sóng phát thanh, có thể được biên tập lại và công bố. Kết quả phỏng vấn phải được ghi lại trung thực. Bài phỏng vấn phải được trình bày rõ, trong sáng và hấp dẫn
Người trả lời phỏng vấn phải trung thực, rõ ràng ý kiến của mình về thứ được hỏi, với thái độ chân thành, thẳng thắn, cần trình bày cho hấp dẫn
Cách hay nhất để trả lời câu hỏi là thành thật chỉ ra điểm yếu của bạn và đồng thời chỉ cách thức bạn biến điểm yếu thành điểm mạnh của mình
Luyện tập
Bài 1 (trang 182 skg ngữ văn 11 tập 1):
- Phóng viên chuẩn bị kĩ lưỡng
- Câu hỏi phong phú, đa dạng, khai thác được thông tin
- Cách dẫn dắt tự nhiên, khéo léo, lối giao tiếp thân tình, nhã nhặn
Bài 2 (trang 182 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Nêu nhược điểm nhưng không nêu những nhược điểm gây khó khăn, trở ngại cho cơ hội tìm kiếm việc làm của bản thân
- Muốn như thế cần tìm được những nhược điểm dễ được thông cảm: thường ngủ dậy muộn, rất hay tin người, thỉnh thoảng nóng tính…
Bài 3 (trang 182 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Chuẩn bị các câu hỏi xoay quanh chủ đề xem phim:
+ Bạn thích nhất bộ phim nào? Đó là phim thuộc thể loại gì?
+ Nội dung phim nói về điều gì?
+ Thông điệp phim gửi gắm tới người xem là gì?
+ Bạn ấn tượng với nhân vật nào trong phim, tại sao?
+ Cảnh quay nào gây ấn tượng mạnh mẽ nhất cho bạn về cảm xúc?

+ Nếu được thay đổi cái kết, bạn muốn thay đổi như thế nào? Tại sao bạn lại muốn cái kết diễn ra như vậy?
+ Các bộ phim cùng loại bạn biết?
Nguồn TH
Thêm
1K
0
1

Sơn Ca

Cộng tác viên
26/9/19
536
45
27,999
30
Vietnam
forum.vanhoctre.com
Xu
0
I. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Câu 1 (trang 180 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

+ Một vài hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn: trong chương trình...
 
Bài 1 (trang 178 sgk ngữ văn 11 tập 1):
- Cấu trúc: bản tin triển khai nhan đề, khai trừ thông tin khái quát cụ thể tới chi tiết, phần sau lí giải cho phần trước

- Dung lượng: độ dài bản tin trung bình (thông tin về kết quả và sự kiện)
- Với những đặc điểm trên bản tin thuộc bản tin thường
Bài 2 (trang 179 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Nội dung chủ yếu: chỉ ra cách thức đọc nhanh, đọc chính xác bản tin
a, Nội dung bản tin: dự án phát triển, đưa cây dược liệu Việt Nam ra thị trường thế giới được lựa chọn vào danh sách 10 ứng cử viên cho giải thưởng “Môi trường và phát triển 2007”
b, Cách thức để nhanh chóng nắm được nội dung của bản tin:
- Dựa vào nhan đề
- Dựa vào nội dung chính, thông tin quan trọng liên quan tới sự kiện được nhắc tới trong nhan đề.

Bài 3 (trang 179 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Sắp xếp nội dung bản tin cho hợp lí
- Bản tin cho điểm không hợp lí về việc đưa thông tin về số lượng các trường đại học, đăng kí dự thi vào vị trí như đã có trong bài là không hợp lí, vì trước và sau đều là câu hỏi về thể thức cuộc thi
- Rời vị trí câu “đến nay đã có 50 trường đại học trong cả nước đang kí tham gia cuộc thi” xuống cuối của bản tin
Bài 4 (trang 179 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Để viết được bản tin một trong những tình huống đã cho
- Thu nhập và lựa chọn tư liệu. Tư liệu gồm:
+ Thời gian, địa điểm xảy ra sự kiện
+ Diễn biến, nội dung sự kiện
+ Kết quả sự kiện
- Đặt tên cho bản tin, viết mở bài, triển khai bản tin theo yêu cầu, mục đích của mỗi phần
Nguồn TH
Thêm
1K
0
1

Sơn Ca

Cộng tác viên
26/9/19
536
45
27,999
30
Vietnam
forum.vanhoctre.com
Xu
0
Câu 1 (trang 178 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

+ Cấu trúc bản tin:
- Câu đầu giới thiệu sự kiện trong bản tin
- Các câu tiếp theo là diễn biến của các sự kiện
- Câu cuối cùng là nhận xét đánh...
 
Câu 1 (trang 177 sgk ngữ văn 11 tập 1):
- Bố cục của văn bản có nét đặc biệt:

+ Phần 1 (từ đầu.. Lê Thăng): lệnh của quan trên qua trát quan tới làng
+ Phần 2 (tiếp… “vâng”): Những người bị bắt đi xem bóng van xin ông lí
+ Phần 3 (còn lại): Cảnh lùng sục, bắt người đi xem thể thao
- Cách dựng tình huống và cốt truyện thể hiện được mâu thuẫn, tính trào phúng giữa nội dung và hình thức của phong trào thể dục thể thao do Pháp đề ra
+ Sự thúc ép, bắt bớ, hành hạ nhân dân để làm vừa lòng bọn thực dân
+ Xem bóng không trên tinh thần tự nguyện, mà bị bắt như tù binh
+ Bọn hương lí thừa cơ bòn rút, bóc lột tiền của của nhân dân
+ Tinh thần thể dục diễn ra trong cảnh tượng lộn xộn, nhố nhăng của xã hội thối nát với nhiều bi kịch
→ Tác giả muốn người đọc thấy cảnh đời éo le, số phận đáng thương của con người sống trong xã hội nực cười đó.

Câu 2 (trang 177 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Mâu thuẫn trào phúng:
+ Mẫu thuẫn giữa chính quyền với người dân nghèo
+ Sự khuếch trương của quan lại thực dân phong kiến với mong muốn ở nhà lao động của người dân
+ Sự lùng sự ráo riết của thực dân >< sự trốn tránh đến cực nhục của người dân
→ Mâu thuẫn tạo ra sự hài hước, bộc lộ bản chất xảo trá, dã man của xã hội thực dân phong kiến
Mâu thuẫn của các cảnh:
- Anh Mịch thảm thiết lạy xin được ông Lí tha cho để đi làm trừ nợ cho ông Nghị nhưng không được chấp nhận
Đáp lại là sự dọa dẫm, vô tình của ông Lí
- Lệnh nghiêm ngặt oái oăm từ quan trên kéo theo sự khốn khổ của dân quê. Tinh thần thể dục vui vẻ tới mức nhiều người khốn khổ vì nó.
- Bác Phô gái xin ông Lí tha cho chồng vì chồng còn đang ốm, nhưng đáp lại ông Lí “ ốm gần chết cũng phải đi… lấy cớ ốm yếu mà không đi thì người ta đá bóng cho chó xem à.”

- Bà cụ Phó Bính hối cho quan ba hào bỏ túi, khiến cho bọn như ông Lí được dịp “đục nước béo cò”
- Thằng Cò ốm trốn trong đống rơm cũng bị lôi ra với tình cảnh thảm thương, mai mất buổi làm thì tôi với cháu nhịn đói
→ Tất cả hoàn cảnh éo le, dở khóc dở cười tạo ra tiếng cười mỉa mai bọn chính quyền thực dân, phong kiến và tay sai. Nhà văn cảm thông với những người dân nghèo- nạn nhân của tinh thần thể dục lố bịch của bọn xâm lược
Câu 3 (Trang 177 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Ý nghĩa phê phán:
Xuất phát từ mâu thuẫn giữa việc phải đi cổ vũ cho “tinh thần thể dục” giả tạo với thái độ chống trả quyết liệt của người dân làm nổi bật tiếng cười hài hước, châm biếm bản chất giả tạo, bịp bợm, lố lăng của chính quyền thực dân phong kiến.
Truyện lột trần được bản chất, âm mưu của thực dân khi chúng bày ra “phong trào thể thao”, “sức khỏe nòi giống” thực chất đánh lạc hướng tinh thần cứu nước.
Nguồn TH
Thêm
1K
0
1

Sơn Ca

Cộng tác viên
26/9/19
536
45
27,999
30
Vietnam
forum.vanhoctre.com
Xu
0
Tóm tắt

Truyện ngắn "Tinh thần thể dục" là câu chuyện về việc bắt bớ người đi xem thể thao ở xã Ngũ Vọng theo lệnh của quan tri huyện. Đi xem đá bóng nhưng cuộc vận động diễn ra không...
 
Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến “vi hành” đấy): Cuộc trò chuyện của đôi trai gái trên chuyến tàu ngầm
- Phần 2 (còn lại): Nhận định và thái độ mỉa mai đối với vua Khải Định

Câu 1 (Trang 171 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Nghệ thuật trào phúng của truyện:
- Tạo ra tình huống đặc sắc bất ngờ:
+ Đó là hai người khách nước ngoài tưởng nhân vật tôi là vua xứ Việt, và không biết nhân vật tôi biết tiếng Anh nên họ thản nhiên đưa ra phán xét
+ Từ những lời phán xét tác giả tố cáo bộ mặt thật của vua Khải Định: chỉ như trò hề, con rối, với chân dung được dựng lên cụ thể, ngộ nghĩnh
- Sự trào phúng đó nằm ở: sự nhầm lẫn giữa hình thức với bản chất – sa đọa, bù nhìn trước việc làm của thực dân khi đưa Khải Định sang thăm Pháp.
Câu 2 (trang 171 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Tình huống truyện độc đáo:
- Mở đầu với tình huống nhầm lẫn của cặp đôi người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm

+ Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và nghĩ đó là vua Khải Định
+ Tình huống ngỡ như nhầm lẫn, vô lí nhưng thực chất lại có lí: người Tây không phân biệt được người da vàng
+ Tình huống nhầm lẫn vừa lột tả khách quan vừa hài hước, sâu cay khiến nhân vật tôi hiểu nhiều điều qua câu chuyện thầm tinh quái của họ.
+ Vua Khải Định xuất hiện trong truyện như sự tình cờ, ngẫu nhiên nhưng truyện dựng được chân dung hình ảnh y cụ thể, châm biếm
Câu 3 (trang 171 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Hình tượng nhân vật Khải Định:
- Ngoại hình:
+ da vàng bủng như chanh, mũi tẹt, mắt xếch
+ Trang phục lố lăng như khoe của
+ Điệu bộ lấm lét, lúng túng như phường ăn cắp vụng trộm

- Hành vi: nhút nhát, lén lút
→ Bản chất vua bù nhìn, vô dụng được hiện lên chân thực, khách quan: ông vua nhưng không khác thằng hề, con rối mua vui cho dân Pháp, sang Pháp để làm tay sai cho thực sân Pháp
- Sức chiến đấu mạnh mẽ của tác phẩm:
+ Tố cáo chế độ chính sách dã man, bịp bợm của thực dân
+ Lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện, rượu
+ Bản chất của những tên thực dân lừa bịch, mang danh khai hóa nhưng thực chất cướp nước
+ Tố cáo chế độ nhà tù giam cầm người yêu nước trên khắp đất Pháp
Câu 4: Đặc sắc nghệ thuật trong truyện Vi hành
- Tác giả sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật độc đáo, đầy sáng tạo thể hiện là một người viết truyện ngắn già dặn.
- Sáng tạo độc đáo nhất là hư cấu ra cuộc nhầm lẫn của đôi thanh niên nam nữ trong tàu điện ngầm ở Pa-ri để qua đó khách quan tố cáo, lên án tên vua bù nhìn Khải Định.
- Các dựng cảnh sinh động, đối thoại tự nhiên, hợp lí, trần thuật truyện linh hoạt.

- Sử dụng hình thức bức thư gởi cô em họ để có thể dung nạp trong một truyện ngắn nhiều giọng điệu phong phú, nhiều liên tưởng thật thú vị…
- Giọng điệu châm biếm tự nhiên nhưng sâu cay, sắc sảo qua những chi tiết chọn lọc đắt giá, qua cách viết đa nghĩa gợi nhiều suy nghĩ lên tưởng cho người đọc, cách dùng ngôn từ hàm chứa nhiều ý nghĩa…
- Giọng văn chế giễu thâm thúy, nhìn bề ngoài có vẻ nhẹ nhàng, hóm hỉnh, không hề có ý thoái mạ nhưng thực chất có sức mạnh đả kích rất quyết liệt An Nam Khải Định và chiêu bài khai hóa giả dối của thực dân Pháp.
Nguồn TH
Thêm
1K
0
1

Sơn Ca

Cộng tác viên
26/9/19
536
45
27,999
30
Vietnam
forum.vanhoctre.com
Xu
0
Tóm tắt

"Vi hành" nói về chuyến đi của một người An Nam – nhân vật “tôi” trên tàu điện ngầm ở Pháp, Trong chuyến đi ấy, nhân vật “tôi” bị một đôi trai gái người Pháp hiểu nhầm là vua...
 
Bố cục
- Phần 1 (từ đầu ... buồn rầu khổ cực nữa): tâm trạng của Trần Văn Sửu khi trên cầu Mê Tức
- Phần 2 (tiếp … trở lại liền): cuộc gặp gỡ cảm động của hai cha con
- Phần 3 (còn lại): cuộc đoàn tụ của hai cha con

Câu 1 (trang 167 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Câu chuyện kể về người nông dân Trần Văn Sửu hiền lành, thương vợ, thương con. Một hôm anh bắt gặp vợ ngoại tình dù cả hai vợ chồng đã có với nhau 3 mặt con. Vợ anh là Hồ Thị Lựu hỗn láo và níu chồng để tình nhân chạy thoát. Anh vô tình đẩy xô vợ ngã, thị chết, anh bỏ chốn. Một thời gian sau, anh trở về thăm con nhưng sợ ảnh hưởng tới con nên anh định nhảy sông tự tử, nhưng thằng Tí đuổi theo cha. Hai cha con gặp nhau trên Mê Tức, nó khuyên cha trở về, Trần Văn Sửu được xóa án, cha con, gia đình đoàn tụ.
Câu 2 (Trang 167 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Tình cảm cha con trong bài:
- Người cha đi biệt xứ vẫn nhớ tới con, lo lắng cho con
+ Không sợ nguy hiểm tới bản thân, không sợ liên lụy tới con nên vội trốn đi
+ Có ý định tự tử để bảo toàn sự an toàn cho con
+ Dù ở xa con nhưng vẫn dõi theo con từng ngày.
→ Người cha bao dung, nhân hậu hết lòng vì con cái, không màng tới sự an nguy của bản thân.

Người bố sẵn sàng xa con, chịu cực khổ để con có cuộc sống yên bình.
- Tình cảm của người con dành cho cha tha thiết, mãnh liệt:
+ Ban đầu Tí nghĩ cha đã chết, nên khi cha trở về nó bất ngờ khôn cùng
+ Khi nghe ông ngoại nói, Tí càng thêm thương cha, quý trọng cha
+ Gặp cha trên cầu Mê Tức nó nắm tay cha nó, ôm chặt cha nó nghẹn ngào
→ Đứa con thương cha, hiếu nghĩa, thấu hiểu nỗi khổ cha
Câu 3 (Trang 167 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Để tạo ra tình huống giàu kịch tính tác giả tạo ra nhiều những mâu thuẫn:
- Người cha muốn bỏ đi để con tìm hạnh phúc (vì không ai chịu gả con gái cho người con một người đi tù)

- Tình huống truyện đặt ra căng thẳng, phức tạp khi cuộc gặp gỡ của hai cha con sau 11 năm nhưng bóng đen quá khứ vẫn ám ảnh
→ Cuộc đối thoại của hai cha con đi tới kết thúc tốt đẹp, người đọc cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng, người sống trong đạo lí bao giờ cũng có kết quả tốt đẹp.
Câu 4 ( trang 167 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Nhân vật người con Trần Văn Tí có tính cách mạnh mẽ không chịu bó tay trước hoàn cảnh:
+ Tí đã đưa lối thoát cho tình huống tưởng như bế tắc, làm yên lòng mình, dịu được lòng cha, vẹn được nhiều bề dù còn khó khăn.
+ Bằng tình yêu thương, hiếu thảo với cha Tí đã giúp cha vượt qua khó khăn về tâm lý
- Người cha trong truyện thương con vô hạn, sẵn sàng hi sinh tất cả vì hạnh phúc của con
→ Hai cha con thể hiện tính cách người Nam Bộ mạnh mẽ và kiên quyết.
- Tình cảm của hai cha con chân thật, cảm động, thấm đẫm tình người.
Câu 5 (trang 167 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Nghệ thuật kể chuyện:
+ Kể theo trình tự thời gian tạo người đọc dễ theo dõi, nắm được cốt truyện
+ Đoạn đối thoại giữa hai cha con lên tới cao trào, nhanh và cảm động
+ Cách miêu tả nhân vật giản dị, chân thật
+ Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ
→ Tác giả Hồ Biểu Chánh để lại ấn tượng với người đọc bởi cốt truyện cảm động, lời thoại nhân vật có chiều sâu của cảm xúc, có diễn biến tâm lý nhân vật
Nguồn TH
Thêm
611
0
1

Sơn Ca

Cộng tác viên
26/9/19
536
45
27,999
30
Vietnam
forum.vanhoctre.com
Xu
0
Tóm tắt

Ông Sửu, cha của anh em Tí, là người cha thương con, yêu vợ, do vô tình xô vợ ngã chết nên phải lẩn trốn. Sau một thời gian, ông lẻn về quê thăm con, được biết con sống rất...
 
I. Mục đích, yêu cầu cơ bản của bản tin
1. Bản tin thông báo kết quả kì thi O-lym-pic toán quốc tế của đoàn học sinh Việt Nam.

Kết quả dự thi của đoàn, khẳng định tài năng, trình độ của học sinh nước ta, và thành tựu của việc bồi dưỡng nhân tài toán của nền giáo dục
2. Tin trên có tính thời sự bởi vì sự việc mới xảy ra vào ngày 16/7, ba ngày sau được đăng tin
3. Thông tin bổ sung trong trường hợp này không cần thiết, thậm chí thừa vì vi phạm nguyên tắc dẫn chứng ngắn gọn, súc tích của bản tin
4. Các sự kiện của bản tin: thời gian, địa điểm, kết quả cuộc thi được nêu cụ thể, chính xác, đảm bảo tính chính xác của văn phong báo chí

5. Yêu cầu với bản tin: có tính thời sự, có ý nghĩa xã hội, chân thực, chính xác
II. Cách viết bản tin
1. Trước khi viết cần khai thác, lựa chọn sự kiện có tính ý nghĩa, cụ thể, chính xác để có bản tin có giá trị
b, Khi được lựa chọn sự kiện để đưa vào bản tin, sự kiện đó phải có đầy đủ nội dung yêu cầu
+ Nội dung
+ Không gian, địa điểm
+ Con người
+ Diễn biến, tính chất
+ Kết thúc
2. Viết bản tin
- Đặt tiêu đề
- Cách mở đầu bản tin
- Cách triển khai chi tiết bản tin
Luyện tập
Bài 1 (trang 163 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Trừ sự kiện c (Gia đình một bạn trong lớp vừa ăn mừng nhà mới” thì tất cả các sự kiện còn lại đều có thể viết bản tin
Bài 2 (trang 163 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Giống nhau: cả ba đều có mục đích cung cấp thông tin
- Khác nhau: Bản tin chỉ đơn thuần thông báo tin tức.
+ Thông tin quảng cáo ngoài truyền tin có mục đích chủ yếu là quảng cáo, chào mời khách dùng dịch vụ
+ Phóng sự điều tra có độ dài lớn hơn bản tin, vì miêu tả cụ thể các sự việc, bình luận sự kiện
Bài 3 (trang 163 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Chuyển bản tin thường thành bản tin vắn:
- Ví dụ bản tin 1: Trong khuôn khổ bán kết cúp bóng đá quốc gia Nam Mĩ, Bra-xin đã vượt qua U-ru-goay với tỉ số 5-3 những loạt luân lưu đầy may rủi khi hai độ hòa 1- 1 trong hiệp chính. Với chiến thắng này, Bra-xin sẽ gặp Ác-hen-ti-na trong trận chung kết
Nguồn Th
Thêm
597
0
1

Sơn Ca

Cộng tác viên
26/9/19
536
45
27,999
30
Vietnam
forum.vanhoctre.com
Xu
0
I. Mục đích, yêu cầu cơ bản của bản tin

Câu 1 (trang 160 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Bản tin thông báo kết quả của đội tuyển Olympic toán Việt Nam trong cuộc thi Olympic Toán...
 
I. Trật tự trong câu đơn
1.
a, Nếu thay đổi thành phần in đậm thành “đó là một con dao rất sắc nhưng nhỏ” về mặt ngữ pháp không sai

+ Nhưng khi đặt vào đoạn văn không phù hợp với mục đích của hành động: đe dọa, uy hiếp Bá Kiến của nhân vật Chí Phèo
b, Khi đổi vị trí từ nhỏ của cụm từ rất sắc thì ý mà tác giả muốn biểu đạt không được nhấn mạnh mà bị cắt giảm, dụng ý tác giả không được thực hiện
c, Cách sắp xếp lại vấn đề không hợp lý với những tình huống khác, ngữ cảnh khác thì sắp xếp lại phù hợp hơn
2.
Cách viết thứ nhất phù hợp hơn, trong đó cụm từ “rất thông minh” là trọng tâm thông báo, luận cứ quan trọng nhất dẫn tới kết luận

3.
- Đoạn 1: cụm từ “ một đêm khuya” được đặt đầu câu nhằm nêu hoàn cảnh, thời gian cho các sự kiện xảy ra. Trạng ngữ “sáng hôm sau” có tác dụng liên kết câu vì thế phải nằm đầu câu
- Đoạn 2: trạng ngữ chỉ thời gian “một buổi sáng tinh sương” đặt giữa câu, đằng sau hành động của chủ thể.
- Đoạn 3: “đã mấy năm” nằm cuối câu mục đích thông báo, nó biểu thị phần tin mới, phần trọng tâm. Tuy giữ vai trò thứ yếu về mặt ngữ pháp nhưng nó lại giữ vai trò quan trọng về mặt thông báo nên nó cần đặt ở cuối câu.
II. Trật tự câu ghép
Câu 1 (trang 159 sgk ngữ văn 11 tập 1)

a, Vế chỉ nguyên nhân (in đậm) cần đặt sau vế chính ( Hắn lại nao nao buồn). Vế in đậm cũng cần gắn với câu sau, vì câu sau chính là câu cụ thể hóa cho một cái gì đó xa xôi.
- Vế chính đặt trước liên kết dễ với những câu đi trước, vế phụ sau liên kết dễ dàng với những câu sau đó
b, Câu ghép, vế chỉ nhượng bộ (tuy đối với chị cháu cũng như đối với quan huyện) được đặt sau để nhấn mạnh ý cũng như bổ sung
Câu 2 (trang 159 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Câu văn thích hợp: C
Vì: Các câu trong đoạn còn lại đều nói về các thời kì trước, nhiều người nổi tiếng phát triển phương pháp đọc nhanh, nắm vững nó. Như vậy, câu đầu sẽ nói tới những năm gần đây
- Giữa hai vế của câu ghép đặt vế “nó không phải là điều lạ” ở sau, bởi nó chứa thông tin quan trọng và có tác dụng liên kết
Nguồn TH
Thêm
670
0
1

Sơn Ca

Cộng tác viên
26/9/19
536
45
27,999
30
Vietnam
forum.vanhoctre.com
Xu
0
I. Trật tự trong câu đơn

Câu 1 (trang 157 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
a. Không thể sắp xếp theo trật tự “rất sắc, nhưng nhỏ”.
b. Sắp xếp theo trật tự “nhỏ, nhưng rất sắc” nhấn mạnh...
 
Tóm tắt
Chí Phèo vốn không cha không mẹ, được dân làng truyền tay nhau nuôi lớn. Rồi đến làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Bá Kiến ghen tuông nên đã đẩy anh vào tù. Bảy tám năm sau, Chí ra tù và trở về làng với bộ dạng của một tên lưu manh. Hắn chuyên uống rượu, rạch mặt ăn vạ. Cả làng lánh xa hắn, Chí bị Bá Kiến lợi dụng thành công cụ cho hắn.

Chí gặp Thị Nở, hai người ăn nằm với nhau. Chí tỉnh rượu rồi ốm, được Thị Nở chăm sóc. Bát cháo hành và những cử chỉ chân thật của Thị Nở đã làm sống dậy khát vọng sống cuộc đời lương thiện của Chí. Nhưng bà cô Thị Nở ngăn cấm. Chí tuyệt vọng khi bị Thị Nở từ chối. Anh xách dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Anh đâm chết Bá Kiến và tự vẫn.
Bố cục
- Phần 1 (từ đầu … "mau lên"): Chí Phèo từ lúc sinh ra tới khi biến thành quỷ dữ làng Vũ Đại
- Phần 2 (còn lại): khát vọng hoàn lương của Chí và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
Câu 1 (trang 155 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Tác giả vào truyện độc đáo, mang ý nghĩa sâu sắc từ tiếng chửi của Chí Phèo
+ Chí Phèo vừa đi vừa chửi, nhưng điều lạ lùng là không có người chửi và người nghe hắn chửi
+ Lời chửi của Chí nghe ghê gớm: chửi đời, chửi trời, đất, chửi làng Vũ Đại

- Tiếng chửi là phản ứng của Chí với toàn bộ cuộc đời
+ Bộc lộ nội tâm của người bất mãn ý thức được con người ít nhiều ý thức được mình bị gạt ra khỏi xã hội loài người
+ Tiếng chửi thảm hại khi mà “đáp lại lời hắn chỉ có lũ chó cắn xôn xao trong xóm”
⇒ Tình cảnh xót xa của người nông dân bị tha hóa, đơn độc
Câu 2 (trang 145 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Cuộc đời Chí có bước ngoặt khi gặp Thị Nở:
+ Ban đầu Chí gặp Thị và bị hấp dẫn đơn giản vì Chí là thằng say “ngứa ngáy” thịt da, hai người ân ái với nhau. Sau đó, Chí đau bụng rồi Thị dìu Chí vào nhà tìm manh chiếu rách đắp cho Chí
+ Chí tỉnh dậy sáng hôm sau và cảm thấy lòng “bâng khuâng”, “mơ hồ buồn” khi nghe thấy âm thanh quen thuộc của sự sống

- Ý nghĩa trong cuộc gặp Chí Phèo- Thị Nở:
+ Đó là những giây phút Chí được trở lại “làm người”, mong được sống hạnh phúc
+ Sự săn sóc, quan tâm của người đàn bà xấu xí, khốn khổ khơi dậy bản chất lương thiện vốn bị chèn ép từ lâu trong con người Chí
+ Tác giả thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của mình đối với hình tượng người nông dân bị tha hóa khi sáng tạo ra chi tiết gặp gỡ của Chí Phèo với Thị Nở
+ Giúp Chí tỉnh táo nhìn lại cuộc đời trong quá khứ, hiện tại, tương lai, ước mơ có gia đình nhỏ, với cuộc sống giản dị
+ Chí ý thức được sự cô độc, bất hạnh của đời mình, và khát khao được sống cuộc đời của con người
Câu 3 (trang 145 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Chí mong Thị trở thành chiếc cầu nối cho Chí hòa nhập với mọi người, chấm dứt đoạn đời thú vật để sống đúng với kiếp người.
- Thị Nở từ chối Chí phèo do lời nói của bà cô thị, kiên quyết ngăn cản mối tình này:
+ Thị trút tất cả những lời cay độc lên Chí Phèo đang khát khao lương thiện, chờ được làm hòa với mọi người
- Tâm trạng của Chí diễn biến phức tạp: thức tỉnh- hy vọng- thất vọng, đau xót- phẫn uất- tuyệt vọng
+ Chí rơi vào tuyệt vọng khi thấm thía bi kịch tinh thần sinh ra là người nhưng không được làm người.
+ Chí càng uống rượu càng tỉnh, Chí khóc rưng rức và ý thức được tội ác của kẻ cướp đi của mình cả bộ mặt và hồn người. Tiếng khóc của Chí là khóc thương cho thân phận.
+ Khi lòng sôi sục Chí đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình
⇒ Chí tuyệt vọng trước bi kịch bị cự tuyệt ước muốn làm người, nên đã kết liễu bản thân và kẻ thù. Cái chết của Chí có tác dụng tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy người nông dân lương thiện vào đường cùng, lưu manh hóa họ, đẩy họ vào chỗ chết
Câu 4 (trang 145 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Nghệ thuật điển hình hóa nhân vật của Nam Cao:
+ Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời của tình trạng bị đè nén, áp bức trước CM tháng Tám
+ Người lao động bị lưu manh hóa, từ những nhân vật hiền lành trở nên mất nhân tính
+ Tâm lý nhân vật được miêu tả sắc sảo, tinh tế, đi sâu vào bộc lộ nội tâm diễn tả những chuyển biến phức tạp trong cuộc sống
+ Xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ, tác giả muốn thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, tấm lòng yêu thương, trân trọng con người khốn khổ
+ Chí Phèo là nhân vật hiện lên sắc nét, vừa có ý nghĩa tiêu biểu, vừa hết sức sinh động, có trạng thái tâm lí phức tạp.
Câu 5 (trang 145 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Ngôn ngữ trong tác phẩm sống động, điêu luyện, nghệ thuật, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày
+ Giọng điệu của nhà văn biến hóa, đan xen lẫn nhau
+ Nhà văn có khả năng hòa nhập nhiều vai, chuyển đổi điểm nhìn của tác giả, trần thuật
+ Sự am hiểu về ngôn ngữ sống một cách chung chung, nắm vững dạng thức sống của từng loại ngôn ngữ
+ Tác giả sử dụng ngôn ngữ có cả khẩu khí, cú pháp lẫn “phong cách học” cả lối tu từ học của nó nữa.
Câu 6 (trang 145 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong truyện ngắn này mới mẻ, sâu sắc:
- Phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay khi họ bị xã hội tàn ác cướp mất bộ mặt, linh hồn người
- Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp, bản chất thiện lương của con người
Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao có những nét mới và sâu sắc riêng.
Luyện tập
Bài 1 (Trang 156 sgk ngữ văn 11 tập 1)
“Văn chương không cần đến người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho… những gì chưa từng có”
- Ý kiến trên khẳng định yêu cầu quan trọng của tác phẩm nghệ thuật và nghệ sĩ đó là sáng tạo, khơi nguồn những cái mới
- Tác giả phản ánh đúng bản chất của nghệ thuật, được nhiều người thừa nhận, diễn đạt theo những cách khác nhau.
- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh để diễn tả nhiệm vụ, bản chất cơ bản của văn chương. Soi tỏ vào sự nghiệp sáng tác của Nam Cao
- Những tác phẩm của ông là minh chứng rõ rệt nhất cho triết lý đó.
+ Tác phẩm viết về người nông dân ông đi theo lối riêng, khám phá sự tha hóa của những con người bị dồn tới đường cùng trở thành lưu manh
+ Con đường sáng tác của Nam Cao là con đường của người không bao giờ muốn lặp lại mình
Bài 2 (trang 156 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Tác phẩm Chí Phèo được coi là kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại:
- Hệ giá trị tư tưởng sâu sắc, độc đáo, mới mẻ
- Nam Cao là bậc thầy về ngôn ngữ, cách xây dựng nhân vật, lối kết cấu, xây dựng cốt truyện
- Gía trị nhân đạo còn tồn tại mãi về sau, làm nên tên tuổi của nhà văn có trái tim nhân hậu, Nam Cao.
Nguồn TH
Thêm
686
0
1

Sơn Ca

Cộng tác viên
26/9/19
536
45
27,999
30
Vietnam
forum.vanhoctre.com
Xu
0
Tóm tắt

“Chí Phèo” là câu chuyện về cuộc đời bi kịch, về số phận bị đẩy đến bước đường tha hóa của nhân vật Chí Phèo – vốn là một anh nông dân hiền lành chất phác đã bị xã hội phong...
 

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
  2. hưnga @ hưnga:
    cho em hỏi xu có những tác dụng gì ạ
Top