11 yêu cầu then chốt người viết bài online cần phải thực hiện tốt

11 yêu cầu then chốt người viết bài online cần phải thực hiện tốt

Viet Phong
Viet Phong
  • Du Mục Số 39 đến từ Vietnam
Trên đời có 3 nhóm người viết bài trực tuyến là: viết theo ý mình thích, muốn một đằng mà viết một nẻo, và cuối cùng, viết có nhiều người đọc trung thành. Trải qua nhiều trải nghiệm, siêng năng viết và tìm cho mình hướng viết phù hợp sẽ có nhiều độc giả. Những người đó, theo quan sát của mình họ luôn có nguyên tắc viết. Sau đây, xin chia sẻ vắn tắt các nguyên tắc cơ bản đó.

Các danh mục đầu việc bạn cần phải luôn thực hiện

1. Xác định mục tiêu của bài viết

Đây là khâu vô cùng quan trọng. Nó xác định đối tượng để chúng ta sáng tác trong bài viết và kết quả mong muốn. Mục tiêu càng cụ thể, đơn giản hoá thì bạn càng dễ viết. Chẳng hạn, bạn viết bài truyền thông du lịch hướng đến người đọc 1 địa phương khác với người đọc toàn quốc.
  • What: Bài viết bạn đang đề cập đến vấn đề gì? Hãy cố gắng vận dụng tư duy, phác thảo các vấn đề mà bạn cần gửi đến trong bài viết. Sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn không bỏ sót những vấn đề chính cần truyền tải.
  • Where: Bài viết của bạn sẽ được đăng ở đâu? Facebook, Website, Zalo v.v.. Việc xác định rõ nơi đăng tải thông tin viết giúp bạn điều tiết nội dung và độ dài phù hợp hơn. Sắp xếp bố cục bài viết hợp lý hơn.
  • When: Khi nào nội dung bài viết được đăng?
  • Why: Tại sao bạn cần thực hiện bài viết này? Bài viết được ra đời nhằm mục đích giới thiệu doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm hay chia sẻ kiến thức, thủ thuật hữu ích?
  • Who: Đối tượng nội dung bài viết của bạn là ai? Bạn cần tìm hiểu một cách tổng quan về đối tượng mục tiêu hướng đến, từ đó giúp bạn chủ động trong từng cách xưng hô khi truyền tải nội dung. Dùng đại từ nhân xưng nào hợp lý nhất để người đọc cảm thấy dễ chịu và được tôn trọng?
  • How: Bài viết sẽ được thực hiện như thế nào? Bài viết cần được xuất bản với một lối văn phong cuốn hút, dễ hiểu, đơn giản và thật rõ ràng. Đồng thời cần đưa ra các ví dụ điển hình giúp người đọc dễ dàng hình dung hơn.
Lucky Cryptocoin diendankienthuc.jpg

Phải luôn có chất riêng, đó chính là phong cách. Ảnh sưu tầm.​

2. Lập kế hoạch và lên lịch viết
Lập kế hoạch là việc bạn nghiên cứu, tổ chức kế hoạch sáng tác sao cho khoa học và hiệu quả nhất. Bạn phải trả lời được một số câu hỏi sau:
  • Bài viết đơn hay bài viết trong chùm chủ đề, kế hoạch lớn? Nếu trong kế hoạch lớn, phân loại và liên kết nó ra sao, từ ý tưởng, tiêu đề, phân đoạn, ảnh,...?
  • Khảo sát đối tượng và thu thập nguyên liệu cho việc viết đủ chưa? Đảm bảo chất lượng chưa?
  • Dàn ý ra sao?
  • Tính logic?
  • Văn phong, cảm xúc?
  • Ảnh/video?
  • SEO ra sao?
Sau khi bạn trả lời được các câu hỏi trên đồng thời bạn đã phác hoạ được kế hoạch viết và đăng bài của mình. Nếu bạn viết trực tiếp trên website, thời gian có thể rút ngắn đáng kể song chắc chắn bạn vẫn cần phải có kế hoạch viết. Dù thói quen lên kế hoạch tốt, bạn vẫn cần phải phác hoạ nó ra giấy để không bỏ sót ý, công việc.

3. Từ khoá và tag
Trong việc viết bài trực tuyến, từ khoá quan trọng hàng đầu. Từ khoá có hai ý nghĩa, thứ nhất, giúp cho bài viết luôn đảm bảo kế hoạch viết, không lan man. Vì bộ từ khoá cho bài viết có từ khoá gốc, từ khoá liên quan, từ khoá ngắn, từ khoá dài,.. Việc bạn sử dụng các từ khoá ấy khiến cho các phân đoạn logic, không xa rời trọng tâm. Thứ hai, trên nền tảng trực tuyến, từ khoá giúp các công cụ tìm kiếm hiểu nội dung bạn hơn. Qua đó, là một cách để phân phối nội dung đến nhiều người - khách hàng bạn hướng đến. Từ khoá xuất hiện và phân bố khắp bài, với mật độ tự nhiên ở tiêu đề chính, tiêu đề phụ, đoạn mở đầu, các phân đoạn và kết bài.

Tags là từ khoá của bài viết. Bạn có thể gắn từ bộ từ khoá lên thẻ tag của website, nhiều hay ít tuỳ dụng ý của bạn. Tags giúp cho tính liên kết nội bộ được tăng cường, và hỗ trợ SEO.

4. Các tiêu đề
Tiêu đề là cái bắt tay với khách hàng. Tiêu đề đúng, hấp dẫn thì khách hàng sẵn sàng nhấp chuột chọn đọc bài của bạn ngay. Việc viết đúng, tối ưu, thẩm mĩ với tiêu đề là một kĩ năng cần rèn luyện lâu dài.

Trên là tiêu đề chính, còn với tiêu đề phụ vai trò của nó là phân đoạn, điểm nhấn trình diễn trong bài viết của bạn. Mỗi phân đoạn, bạn có thể sử dụng các tiêu đề phụ bậc 2, bậc 3 tuỳ dụng ý để diễn đạt ý nghĩa, tăng tính hấp dẫn đối với người đọc. Và thường, sau khi kết thúc phân đoạn sẽ xuất hiện tiêu đề phụ để báo hiệu một nội dung mới, liên quan. Và tuỳ mục tiêu viết bài mà có tiêu đề phụ hay không.

5. Đoạn mô tả, mở đầu bài viết
Sau tiêu đề, đoạn mô tả sẽ giữ chân độc giả lâu hơn. Và nó cũng góp phần quyết định khách có đọc toàn bài hay không. Vì thường, đoạn mô tả tóm tắt, nén nội dung của toàn bài trong nó. Đoạn mô tả vừa tóm tắt, vừa gợi mở các thông tin, nội dung tiếp theo sẽ có trong bài. Trong đoạn này, bạn cũng cần thể hiện từ khoá chính.

Sau đoạn mô tả là tiêu đề phụ bậc 2 (H2) và ảnh minh hoạ đầu.

6. Khoảng trắng và các phân đoạn nội dung
Nhiều người viết lâu năm không biết kĩ thuật này khiến tính thẩm mĩ của bài viết kém đi rất nhiều. Các khoảng trắng giữa các đoạn với tiêu đề, giữa các đoạn với các đoạn. Và giữa ảnh với các đoạn, tiêu đề. Mỗi nền tảng web, mạng xã hội có giãn cách tự động 1 lần xuống dòng, hoặc 2 lần xuống dòng.

Sau khi có khoảng trắng phân đoạn, các đoạn thể hiện các nội dung khác nhau. Chính các phân đoạn này làm cho bài viết mạch lạc, người đọc dễ dàng theo dõi và nắm được nội dung. Và hơn hết, độc giả có quãng nghỉ trong tư duy, nhớ. Họ có bị ngắt thì cũng dễ dàng theo dõi lại. Ngoài ra, tính cấu trúc của bài viết đảm bảo, logic.

Khoảng trắng và các phân đoạn ảnh hưởng rất lớn đến văn phong muốn thể hiện của tác giả và cảm xúc của người đọc.

7. Liên kết
Kĩ thuật liên kết này thường có ở các web trang tin, blog, và diễn đàn. Trên mạng xã hội là việc chia sẻ. Nó có ý nghĩa liên kết chùm bài, chuỗi bài để tăng sức mạnh cho nội dung. Đồng thời, giữ chân người đọc ở lại lâu hơn trên website, kênh của tác giả. Có liên kết bên trong và liên kết bên ngoài.
Tuy vậy, nếu bạn quá lạm dụng kĩ thuật này sẽ khiến người đọc bị lợi dụng bỏ đi ngay, thành phản tác dụng. Ví dụ, bạn chia sẻ bài viết vô tội vạ lên các nhóm, trang Facebook.

8. Ảnh hấp dẫn
Ảnh luôn hấp dẫn thị giác người đọc không ai phủ nhận. Song thể hiện ảnh đúng, hấp dẫn thì không phải ai cũng làm được. Nếu bạn muốn đảm bảo chất lượng bài viết, website, kênh của bạn, hãy dành thêm thời gian chọn ảnh chất lượng.

9. Cá nhân hoá/chuyên gia
Đương nhiên rồi, bài viết của bạn thể hiện cá tính chuyên môn thì độc giả nào cũng mê đắm. Từng con chữ, ngắt đoạn cũng khiến họ tâm đắc đọc rồi muốn đọc lại. Bạn lấy được nhiều người hâm mộ ít hay nhiều là ở khía cạnh này. Hãy luôn thể hiện mình, và có chiều sâu nhé. Văn phong của bạn sẽ làm cho độc giả nhớ mãi.

10. Mở nhận xét, bình luận
Sáng tác của chúng ta xuất bản thì sẽ có độc giả, và độc giả có nhu cầu kết nối với tác giả, cộng đồng. Vậy nên, chúng ta cần có chức năng để kết nối. Các mạng xã hội hay nhiều website hiện đã có sẵn, các bạn chỉ việc bật nó lên. Chẳng hạn, tại forum Văn Học Trẻ mình thấy luôn bật chức năng bình luận, điều đó rất tự nhiên. Mọi người có thể cùng nhau đọc, thảo luận, chia sẻ cảm xúc, quan điểm bất cứ khi nào.
Những tương tác ấy sẽ làm cho cộng đồng, web của bạn sôi nổi hơn. Qua đó, sẽ ngày càng tiếp cận nhiều độc giả hơn nữa.

11. Sửa bài đăng
Dù bạn là người viết kinh nghiệm lâu năm hay mới đây thì kĩ năng này không thể bỏ qua. Trong công việc sai sót có thể xảy ra bất cứ khi nào. Và sẽ thật tai hại nếu sai sót xảy ra mà chúng ta không biết, không sửa kịp thời.

Vậy nên, bạn có 1h để viết bài, dành 20p tìm tài liệu, 30p viết bài thì ít nhất cũng dành 5p để đọc lại và kiểm tra bài viết của mình. Người viết đẳng cấp, đôi khi, họ chỉ cần sửa cái sai kịp thời, sửa lại cái tốt cho tốt hơn ban đầu chưa biết.

Nghề viết lách trực tuyến ngày nay đã hình thành rõ rệt. Cộng đồng viết ngày càng đông đúc hơn đáp ứng nhu cầu thuê viết càng nhiều. Ai có tố chất viết lách cộng với tính nghiêm túc với nghề sẽ sống khoẻ. Ai ẩu, làm việc hời hợt sớm muốn cũng bị đào thải.

Với kinh nghiệm viết lách, học hỏi gần đây mình chia sẻ một số kĩ năng thấy tâm đắc. Hi vọng được mọi người có đánh giá, góp ý chia sẻ những thiếu sót để mình hoàn thiện hơn. Cảm ơn mọi người đã đọc.
 
Từ khóa
noi dung viết bài trực tuyến viết lách viết lách trực tuyến độc giả
1K
2
1

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
Trên đời có 3 nhóm người viết bài trực tuyến là: viết theo ý mình thích, muốn một đằng mà viết một nẻo, và cuối cùng, viết có nhiều người đọc trung thành. Trải qua nhiều trải nghiệm, siêng năng viết và tìm cho mình hướng viết phù hợp sẽ có nhiều độc giả. Những người đó, theo quan sát của mình họ luôn có nguyên tắc viết. Sau đây, xin chia sẻ vắn tắt các nguyên tắc cơ bản đó.

Các danh mục đầu việc bạn cần phải luôn thực hiện

1. Xác định mục tiêu của bài viết

Đây là khâu vô cùng quan trọng. Nó xác định đối tượng để chúng ta sáng tác trong bài viết và kết quả mong muốn. Mục tiêu càng cụ thể, đơn giản hoá thì bạn càng dễ viết. Chẳng hạn, bạn viết bài truyền thông du lịch hướng đến người đọc 1 địa phương khác với người đọc toàn quốc.
  • What: Bài viết bạn đang đề cập đến vấn đề gì? Hãy cố gắng vận dụng tư duy, phác thảo các vấn đề mà bạn cần gửi đến trong bài viết. Sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn không bỏ sót những vấn đề chính cần truyền tải.
  • Where: Bài viết của bạn sẽ được đăng ở đâu? Facebook, Website, Zalo v.v.. Việc xác định rõ nơi đăng tải thông tin viết giúp bạn điều tiết nội dung và độ dài phù hợp hơn. Sắp xếp bố cục bài viết hợp lý hơn.
  • When: Khi nào nội dung bài viết được đăng?
  • Why: Tại sao bạn cần thực hiện bài viết này? Bài viết được ra đời nhằm mục đích giới thiệu doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm hay chia sẻ kiến thức, thủ thuật hữu ích?
  • Who: Đối tượng nội dung bài viết của bạn là ai? Bạn cần tìm hiểu một cách tổng quan về đối tượng mục tiêu hướng đến, từ đó giúp bạn chủ động trong từng cách xưng hô khi truyền tải nội dung. Dùng đại từ nhân xưng nào hợp lý nhất để người đọc cảm thấy dễ chịu và được tôn trọng?
  • How: Bài viết sẽ được thực hiện như thế nào? Bài viết cần được xuất bản với một lối văn phong cuốn hút, dễ hiểu, đơn giản và thật rõ ràng. Đồng thời cần đưa ra các ví dụ điển hình giúp người đọc dễ dàng hình dung hơn.
View attachment 5355
Phải luôn có chất riêng, đó chính là phong cách. Ảnh sưu tầm.​

2. Lập kế hoạch và lên lịch viết
Lập kế hoạch là việc bạn nghiên cứu, tổ chức kế hoạch sáng tác sao cho khoa học và hiệu quả nhất. Bạn phải trả lời được một số câu hỏi sau:
  • Bài viết đơn hay bài viết trong chùm chủ đề, kế hoạch lớn? Nếu trong kế hoạch lớn, phân loại và liên kết nó ra sao, từ ý tưởng, tiêu đề, phân đoạn, ảnh,...?
  • Khảo sát đối tượng và thu thập nguyên liệu cho việc viết đủ chưa? Đảm bảo chất lượng chưa?
  • Dàn ý ra sao?
  • Tính logic?
  • Văn phong, cảm xúc?
  • Ảnh/video?
  • SEO ra sao?
Sau khi bạn trả lời được các câu hỏi trên đồng thời bạn đã phác hoạ được kế hoạch viết và đăng bài của mình. Nếu bạn viết trực tiếp trên website, thời gian có thể rút ngắn đáng kể song chắc chắn bạn vẫn cần phải có kế hoạch viết. Dù thói quen lên kế hoạch tốt, bạn vẫn cần phải phác hoạ nó ra giấy để không bỏ sót ý, công việc.

3. Từ khoá và tag
Trong việc viết bài trực tuyến, từ khoá quan trọng hàng đầu. Từ khoá có hai ý nghĩa, thứ nhất, giúp cho bài viết luôn đảm bảo kế hoạch viết, không lan man. Vì bộ từ khoá cho bài viết có từ khoá gốc, từ khoá liên quan, từ khoá ngắn, từ khoá dài,.. Việc bạn sử dụng các từ khoá ấy khiến cho các phân đoạn logic, không xa rời trọng tâm. Thứ hai, trên nền tảng trực tuyến, từ khoá giúp các công cụ tìm kiếm hiểu nội dung bạn hơn. Qua đó, là một cách để phân phối nội dung đến nhiều người - khách hàng bạn hướng đến. Từ khoá xuất hiện và phân bố khắp bài, với mật độ tự nhiên ở tiêu đề chính, tiêu đề phụ, đoạn mở đầu, các phân đoạn và kết bài.

Tags là từ khoá của bài viết. Bạn có thể gắn từ bộ từ khoá lên thẻ tag của website, nhiều hay ít tuỳ dụng ý của bạn. Tags giúp cho tính liên kết nội bộ được tăng cường, và hỗ trợ SEO.

4. Các tiêu đề
Tiêu đề là cái bắt tay với khách hàng. Tiêu đề đúng, hấp dẫn thì khách hàng sẵn sàng nhấp chuột chọn đọc bài của bạn ngay. Việc viết đúng, tối ưu, thẩm mĩ với tiêu đề là một kĩ năng cần rèn luyện lâu dài.

Trên là tiêu đề chính, còn với tiêu đề phụ vai trò của nó là phân đoạn, điểm nhấn trình diễn trong bài viết của bạn. Mỗi phân đoạn, bạn có thể sử dụng các tiêu đề phụ bậc 2, bậc 3 tuỳ dụng ý để diễn đạt ý nghĩa, tăng tính hấp dẫn đối với người đọc. Và thường, sau khi kết thúc phân đoạn sẽ xuất hiện tiêu đề phụ để báo hiệu một nội dung mới, liên quan. Và tuỳ mục tiêu viết bài mà có tiêu đề phụ hay không.

5. Đoạn mô tả, mở đầu bài viết
Sau tiêu đề, đoạn mô tả sẽ giữ chân độc giả lâu hơn. Và nó cũng góp phần quyết định khách có đọc toàn bài hay không. Vì thường, đoạn mô tả tóm tắt, nén nội dung của toàn bài trong nó. Đoạn mô tả vừa tóm tắt, vừa gợi mở các thông tin, nội dung tiếp theo sẽ có trong bài. Trong đoạn này, bạn cũng cần thể hiện từ khoá chính.

Sau đoạn mô tả là tiêu đề phụ bậc 2 (H2) và ảnh minh hoạ đầu.

6. Khoảng trắng và các phân đoạn nội dung
Nhiều người viết lâu năm không biết kĩ thuật này khiến tính thẩm mĩ của bài viết kém đi rất nhiều. Các khoảng trắng giữa các đoạn với tiêu đề, giữa các đoạn với các đoạn. Và giữa ảnh với các đoạn, tiêu đề. Mỗi nền tảng web, mạng xã hội có giãn cách tự động 1 lần xuống dòng, hoặc 2 lần xuống dòng.

Sau khi có khoảng trắng phân đoạn, các đoạn thể hiện các nội dung khác nhau. Chính các phân đoạn này làm cho bài viết mạch lạc, người đọc dễ dàng theo dõi và nắm được nội dung. Và hơn hết, độc giả có quãng nghỉ trong tư duy, nhớ. Họ có bị ngắt thì cũng dễ dàng theo dõi lại. Ngoài ra, tính cấu trúc của bài viết đảm bảo, logic.

Khoảng trắng và các phân đoạn ảnh hưởng rất lớn đến văn phong muốn thể hiện của tác giả và cảm xúc của người đọc.

7. Liên kết
Kĩ thuật liên kết này thường có ở các web trang tin, blog, và diễn đàn. Trên mạng xã hội là việc chia sẻ. Nó có ý nghĩa liên kết chùm bài, chuỗi bài để tăng sức mạnh cho nội dung. Đồng thời, giữ chân người đọc ở lại lâu hơn trên website, kênh của tác giả. Có liên kết bên trong và liên kết bên ngoài.
Tuy vậy, nếu bạn quá lạm dụng kĩ thuật này sẽ khiến người đọc bị lợi dụng bỏ đi ngay, thành phản tác dụng. Ví dụ, bạn chia sẻ bài viết vô tội vạ lên các nhóm, trang Facebook.

8. Ảnh hấp dẫn
Ảnh luôn hấp dẫn thị giác người đọc không ai phủ nhận. Song thể hiện ảnh đúng, hấp dẫn thì không phải ai cũng làm được. Nếu bạn muốn đảm bảo chất lượng bài viết, website, kênh của bạn, hãy dành thêm thời gian chọn ảnh chất lượng.

9. Cá nhân hoá/chuyên gia
Đương nhiên rồi, bài viết của bạn thể hiện cá tính chuyên môn thì độc giả nào cũng mê đắm. Từng con chữ, ngắt đoạn cũng khiến họ tâm đắc đọc rồi muốn đọc lại. Bạn lấy được nhiều người hâm mộ ít hay nhiều là ở khía cạnh này. Hãy luôn thể hiện mình, và có chiều sâu nhé. Văn phong của bạn sẽ làm cho độc giả nhớ mãi.

10. Mở nhận xét, bình luận
Sáng tác của chúng ta xuất bản thì sẽ có độc giả, và độc giả có nhu cầu kết nối với tác giả, cộng đồng. Vậy nên, chúng ta cần có chức năng để kết nối. Các mạng xã hội hay nhiều website hiện đã có sẵn, các bạn chỉ việc bật nó lên. Chẳng hạn, tại forum Văn Học Trẻ mình thấy luôn bật chức năng bình luận, điều đó rất tự nhiên. Mọi người có thể cùng nhau đọc, thảo luận, chia sẻ cảm xúc, quan điểm bất cứ khi nào.
Những tương tác ấy sẽ làm cho cộng đồng, web của bạn sôi nổi hơn. Qua đó, sẽ ngày càng tiếp cận nhiều độc giả hơn nữa.

11. Sửa bài đăng
Dù bạn là người viết kinh nghiệm lâu năm hay mới đây thì kĩ năng này không thể bỏ qua. Trong công việc sai sót có thể xảy ra bất cứ khi nào. Và sẽ thật tai hại nếu sai sót xảy ra mà chúng ta không biết, không sửa kịp thời.

Vậy nên, bạn có 1h để viết bài, dành 20p tìm tài liệu, 30p viết bài thì ít nhất cũng dành 5p để đọc lại và kiểm tra bài viết của mình. Người viết đẳng cấp, đôi khi, họ chỉ cần sửa cái sai kịp thời, sửa lại cái tốt cho tốt hơn ban đầu chưa biết.

Nghề viết lách trực tuyến ngày nay đã hình thành rõ rệt. Cộng đồng viết ngày càng đông đúc hơn đáp ứng nhu cầu thuê viết càng nhiều. Ai có tố chất viết lách cộng với tính nghiêm túc với nghề sẽ sống khoẻ. Ai ẩu, làm việc hời hợt sớm muốn cũng bị đào thải.

Với kinh nghiệm viết lách, học hỏi gần đây mình chia sẻ một số kĩ năng thấy tâm đắc. Hi vọng được mọi người có đánh giá, góp ý chia sẻ những thiếu sót để mình hoàn thiện hơn. Cảm ơn mọi người đã đọc.
Viet PhongCảm ơn những chi sẻ của anh. Gần đây, mình cũng lang thang trên các web và các page để đi tìm câu trả lời: "Làm thế nào để có một bài viết online chất lượng?". Hôm nay, mình được đọc bài viết này của @Viet Phong như được "mở tấm lòng".
 
  • Like
Reactions: Viet Phong

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top