Bài tập về các phương châm hội thoại

Bài tập về các phương châm hội thoại

Phương châm hội thoại là phương pháp, cách thức mà chúng ta cần biết để điều khiển tư tưởng và ngôn ngữ khi giao tiếp trong xã hội. Chúng ta cùng nhau làm một số bài tập về Các phương châm hội thoại.

5771

Bài tập về các phương châm hội thoại

Câu 1: Đọc đoạn thoại sau và cho biết phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?

Trông thấy thầy giáo, A chào rất to:

- Chào thầy.

Thầy giáo trả lời và hỏi:

- Em đi đâu đấy!

- Em làm bài tập rồi. - A đáp.


Trả lời

- Trong lượt thoại 1: "Chào thầy" đã không tuân thủ phương châm lịch sự.

Chào thầy giáo nhưng không có thưa gửi, nói trống không (thiếu từ nhân xưng và tình thái từ)

- Trong lượt thoại 2: Không tuân thủ phương châm quan hệ.

Thầy giáo hỏi "Đi đâu" thì A lại trả lời "Em làm bài tập rồi"

=> Nói lạc đề.

Câu 2: Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, đoạn kể về Thúy Kiều bị đưa vào lầu xanh, Từ Hải - một bậc anh hùng cái thế - gặp Kiều nơi này, song vẫn tâm sự:

"Thiếp danh đưa đến lầu hồng"

Theo em Từ Hải có vi phạm phương châm hội thoại nào không? Vì sao?

Trả lời

- Lời nói của Từ Hải vi phạm phương châm về chất.

- Vì: Kiều đang sống ở lầu xanh, một nơi mà Kiều cho là chốn bùn đen nhơ nhớp, ô uế. Từ Hải lại gửi thiếp danh đến "lầu hồng" - chỉ nơi ở của người con gái đài các.

Song chính cách nói đó của Từ Hải khiến người đọc ngỡ ngàng để rồi thấm thía hơn tình cảm nhân văn bình dị của một bậc anh hùng cái thế, luôn trân trọng nhân phẩm của Thúy Kiều, cảm thông với cuộc sống bị đọa đày của nàng.

Câu 3: Hãy cho biết các câu sau có mâu thuẫn với nhau không? Vì sao?

(Dựa vào phương châm hội thoại đã học để lí giải điều đó)

"Lời nói gói vàng"

"Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".


- Các câu trên không mâu thuẫn với nhau.

Trả lời

- Vì:

+ Lời nói gói vàng là sự so sánh giá trị của lời nói (gói vàng) khi ta phát huy được hiệu quả của lời nói trong giao tiếp, làm thỏa mãn người nghe.

+ Lời nói chẳng mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau: Không có nghĩa là lời nói không có giá trị mà là tài sản chung của cộng đồng xã hội. Khi giao tiếp chúng ta sử dụng, lựa chọn sao cho phù hợp để lời nói phát huy được hiệu quả trong giao tiếp.

Câu 4: Hãy cho biết các câu sau liên quan đến phương châm hội thoại nào đã học:

1. Nói dơi nói chuột.

2. Nói như dùi đục chấm mắm cáy.

3. Ăn lắm thì hết miếng ngon,

Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ.

4. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

Trả lời

1. Phương châm về chất.

2. Phương châm lịch sự.

3. Phương châm về lượng.

4. Phương châm lịch sự.
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
bài tập về các phương châm hội thoại phương châm hội thoại vi phạm phương châm về chất
28K
5
2

QuangNhat

Thành Viên
15/7/22
175
217
43,000
Xu
1,103,427
Còn nhiều phương châm nữa mà bạn ơi. Tiếp tục chia xẻ thêm cho mọi người thấy sự phong phú của tiếng Việt nhé.
 

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
Bài tập Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
Câu 5: Đọc các văn bản sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?

a. Một anh không làm nghề ngỗng gì, chỉ ăn bám vào bố. Có ông thầy coi tướng cho, bảo:

- Cả hai bố con anh đều sống thọ. Bố anh sống đến tám mươi còn anh ít ra cũng hơn bảy mươi.

Nghe nói thế, anh ta khóc òa lên. Thầy tướng lấy làm lạ, hỏi:

- Tôi bảo bố con anh đều sống thọ cả, cớ sao anh lại khóc?

Anh ta mếu máo:

- Như thế thì đến khi bố tôi chết, tôi còn sống mười năm nữa, ông bảo thế ai nuôi tôi mà tôi chẳng khóc?

(Truyện cười dân gian)

b. Một ông trọc phú đang tiếp những khách sang. Bỗng có một người đầy tớ cầm cái giấy vào thưa rằng:

- Thưa ông, có người nhà cụ Chánh đưa thư này và đang đợi ông trả lời.

Ông trọc phú vốn dốt đặc, nhưng trước mặt các quý khách không lẽ nhờ người đọc hộ, mới giả vờ mở giấy ra đọc, rồi trả lời rằng:

- Bảo nó cứ về đi, rồi chốc nữa tao sang.

Nhưng tên người nhà cụ Chánh đã bước vào, gãi đầu gãi tai thưa rằng:

- Thưa cụ, ông chủ con sai con sang mượn cụ con ngựa kia ạ.

(Truyện cười dân gian)

Trả lời

a. Phương châm về chất.

b. Phương châm về chất.

Câu 6: Hãy cho biết lời của người trồng nho trong câu chuyện sau vi phạm phương châm hội thoại nào?

Người và chim sáo


Một hôm, người trồng nho bắt gặp trong vườn mình con sáo nhỏ đang rỉa những quả nho chín mọng trên cành. Ông bèn lớn tiếng nhiếc móc con chim kia là đồ trộm cắp đáng khinh. Chim bèn hỏi lại:

- Thế nếu không có tôi bắt sâu bọ suốt mùa qua thì liệu có vườn quả hôm nay không?

- Mi ăn sau bọ như người ta ăn thịt trứng. Ta không đòi hỏi trả tiền thì thôi, lại còn kể công sao?

- Một vài quả nho mà đổi được vườn nho, sao ông lại tiếc?

- Ta không cần mi, hãy cút đi, đồ ăn hại.

Người trồng nho giận dữ ném đất đánh đuổi chim đi.

Mùa sau, chim đi biệt không trở lại. Sâu bọ phá hết vườn nho không còn một lá. Bấy giờ, người trồng nho mới cất tiếng than: "Ôi, ta tiếc vài chùm nho nhỏ để làm mất cả vườn nho!".

(Truyện ngụ ngôn)

Trả lời

Lời của người trồng nho vi phạm phương châm lịch sự.

Câu 7: Hãy cho biết lời của nhân vật trong câu chuyện sau vi phạm phương châm hội thoại nào?

Đánh quân ngũ sách


Lính huyện đi tuần đêm, bắt được đám đánh tổ tôm. Sáng hôm sau, đem lên công đường để tâng công.

Quan chưa biết việc gì, cứ bảo nọc ra đánh. Lính cầm roi, hỏi:

- Bẩm quan, đánh bao nhiêu ạ?

Quan đang dở ngủ dở thức mơ màng đến quan bài đánh cho cụ thượng ù lúc gà gáy, bảo:

- Đánh quân ngũ sách!

(Truyện cười dân gian)

Trả lời

Lời của quan vi phạm phương châm quan hệ

Câu 8: Lời của người trả lời trong các trường hợp sau vi phạm phương châm hội thoại nào?

a. Bà già đi chợ cầu Đông

Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng

Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.

(Ca dao)

b.

- Chồng: Bao nhiêu tiền một cân cá rô vậy em?

- Vợ: Bốn nhăm ngàn đồng cả mớ này đấy anh ạ!

Trả lời

a. Lời của thầy bói vi phạm phương châm quan hệ.

b. Lời người vợ vi phạm phương châm về lượng.

Qua việc làm Bài tập về Các phương châm hội thoại
 
  • Like
Reactions: Vanhoctre

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top