Baivanhay Bản chất của con người là gì ?

Baivanhay Bản chất của con người là gì ?

Meele
Meele
  • Thành Viên 21
Ranh giới u tối giữa thiện và ác vô cùng mỏng manh, chỉ một bước đi sai lầm, bạn hoàn toàn có thể sa chân vào một cái hố sâu của đạo đức mà không thể tự mình tìm được lối ra. Nhưng đôi khi, để đạt được mục đích, bạn phải bước chân vào cái hố đó, nếu đó thực sự là con đường duy nhất có thể đem lại được kết quả tốt nhất cho bạn. Vậy thực sự, bản chất của con người là gì ? Họ đang hướng đến cái thiện, hay đó cũng chỉ là cái cớ để che lấp cho cái ác thuần túy bên trong họ ? Đâu mới là lựa chọn tốt nhất ? Khi chính bản thân bạn đang nằm trong cái hoàn cảnh trớ trêu đó, bạn sẽ lựa chọn cái gì ? Cái thiện hay cái ác ?

Bản chất thật sự của con người là một câu hỏi muôn thuở được nhắc đi nhắc lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ biến cố này tới biến cố kia trong dòng chảy lịch sử của nhân loại. Các nhà triết học luôn cố gắng đào sâu và tìm ra câu trả lời thích đáng nhất của mình về bản chất của con người và xã hội. Chính việc nó là câu hỏi đã dấy lên bao nỗi băn khoăn về cái mà chúng ta đang làm, về những suy nghĩ đang hiện hữu trong đầu của chúng ta, rằng nếu con người là một giống loài nguyên thủy, thì căn nguyên của chúng ta, là cái thiện hay cái ác ? Bước chân ra ngoài xã hội kia, đến bản thân tôi hay bao đứa trẻ khác được sống trong sự dạy dỗ, dìu nâng của cha mẹ, gia đình và nhà trường, có lẽ đều có chung một nỗi sợ hãi, một nỗi băn khoăn lớn.... Tại sao, con người ở ngoài xã hội kia, lại đáng sợ đến thế ? Liệu có phải, con người họ coi trọng bản thân mình hơn việc họ sống vì người khác, phải không ? Khi một ai đó khen bạn vì bạn đã làm được một cái gì đó tốt cho xã hội ngoài kia, họ sẽ nghĩ bạn đang sống vì cộng đồng, họ sẽ thấy bạn đang đem lại ích lợi cho cái xã hội này, nhưng.... Bạn có cảm thấy vui vì điều đó không ? Bản thân bạn có cảm thấy tự hào về mình không ? Chẳng phải trong một phút chốc nào đó, bạn đang nghĩ về bản thân mình nhiều hơn là cái thế giới ngoài kia, phải không ? Hay đơn cử như khi đứa con của bạn đạt được thành tích đáng nể trong những cuộc thi ngoài kia, có phải trong lòng bạn đang mừng thầm, đang tự hào về những gì mà nó làm được, phải không ? Liệu có phải trong một phút chốc nào đó, bạn đang thầm nghĩ về bản thân mình nhiều hơn là những người ngoài kia có phải không ? Thậm chí, khi đâm sâu vào gốc rễ của vấn đề, bạn sẽ còn thấy những thì mà chính đôi mắt của bạn cũng đang từ chối cái phân cảnh đáng sợ đó: cái thiện đáng sợ hơn cái ác. Phải, đôi khi, trên thế giới này, bạn sẽ thấy được khi một cái gì đó đi vượt quá lằn ranh của chính nó, thì nó sẽ chính là mối nguy hại, nó sẽ là một thứ đáng lẽ ra không nền tồn tại mà phải được đặt trong một khuôn khổ nhất định, nếu không, thì đó chính là tai ương. Có một số người sẽ thắc mắc rằng tôi lấy đâu ra cái luận điểm đó trong khi những gì mà họ được tiếp thu lại chính là điều ngược lại ? Phải, điều tôi muốn nói đến ở đây chính là sự quá đà của công lý, sự tuyệt đối đến đáng sợ của pháp luật, sự cứng rắn mà tại nơi đó tình cảm và nhân tính bị đạp bỏ sang một bên, chỉ còn lại trắng và đen đối đầu nhau. Để chứng minh cho cái luận điểm này, tôi sẽ nêu lên hai ví dụ đơn giản, nhưng sát với thực tế xã hội nhất: thứ nhất, khi bạn và một tập thể gồm rất nhiều người của một khu vực nào đó bắt được một tên trộm chó, hay đơn cử là một ông bố say rượu đánh đập trẻ nhỏ đi, bạn và nhóm người đó sẽ làm gì ? Giảng đạo lí thế nào là đúng, thế nào là sai và mong chờ rằng người đó sẽ thay đổi và trả lại kết quả là một lời xin lỗi ư ? Không! Thực tế phũ phàng hơn rất nhiều, sự thật là bạn và cả một tập thể người đó sẽ tiếp tục hành hạ, đánh đập người đàn ông đó mặc cho họ sống chết vì trong thâm tâm của bạn những việc làm của họ là sai trái và đáng bị trừng phạt. Nhưng nếu đánh đập đến chết một ai đó là sai thì chẳng phải chính bạn và cả cái nhóm người đó đã vô tình trở thành những kẻ sát nhân rồi sao ? Ồ không đâu, lúc này đây, công lý bị đem ra làm cái cớ giúp cho họ tránh khỏi những lời thị phi, giúp cho họ lấy được thiện cảm của vô số những tập thể khác, rằng bọn họ đang nhân danh công lý, rằng bọn họ đang đánh đập một sinh mạng đến chết và đó chính là việc làm mà công lý sẽ thực hiện. Còn đối với pháp luật thì sao ? Tôi lấy đơn cử như một cái ví dụ đơn giản thôi: trong một phiên tòa án, khi mà bị cáo là một bà lão lú lẫn không phân biệt được đâu là cái này, đâu là cái kia, đang bị cáo buộc với tội danh vận chuyển 50kg ma túy qua đường biên giới, mặc dù trong lời khai của bác sĩ có ghi bà lão không thể phân biệt được giữa một cái bánh xà phòng và một bịch ma túy, rằng bà lão chỉ đang mua 50kg bánh xà phòng về phát cho các hộ nghèo. Và các bạn nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra ? Các bạn tưởng rằng bên luật sư sẽ cứu rỗi được bà lão đó khỏi phán quyết của quan tòa chỉ bằng tình thương và những dòng chữ mà vị bác sĩ kia ghi trong tờ giấy ư ? Không đâu, phạm tội là phạm tội, và ma túy là ma túy. Tại một cuộc chiến giữa pháp luật và tội ác, chỉ có trắng và đen, chỉ có tang chứng và vật chứng, chỉ có trật tự và hỗn loạn, mọi thứ cản đường đều bị đạp đổ, không thương tiếc. Án tử hình dành cho bà lão nọ là điều không thể tránh khỏi. Khi pháp luật nới lỏng, thì tội phạm trong quốc gia đó sẽ lộng hành, nhưng khi pháp luật được thắt chặt tuyệt đối, thì chỉ có sống và chết.

Thật ra lần ranh giữa thiện và ác rất khó phân biệt, đôi khi sống trong một xã hội hiện đại, nếu bạn quá cả tin, quá trung thực thì người thiệt sẽ mãi mãi là bạn. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta nên cổ xúy cái ác là đúng, nó sẽ đúng khi cái thiện là vô dụng và chính cái ác mới có thể giải quyết được vấn đề. Những người đi trước chúng ta họ đã sống đủ lâu để có thể đúc kết lên một câu nói: " Hãy nghe theo tiếng gọi của con tim, hãy làm theo tiếng gọi của trí tuệ ". Trong một cuộc chơi, kẻ thông minh nhất chính là kẻ chiến thắng, kẻ tỉnh táo nhất, chính là kẻ mạnh nhất, và kẻ mạnh nhất, chính là kẻ sống lâu nhất. Hãy thay đổi cuộc sống của chính bạn, hãy trở nên thông minh hơn, vì đó mới chính là con người của bạn.
 
  • Like
Reactions: Anh Tony
540
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Bình luận mới

Top