Hướng dẫn Bàn về những vấn đề mang tính nhân văn cao đẹp

Hướng dẫn Bàn về những vấn đề mang tính nhân văn cao đẹp

Lan Hương
Lan Hương
  • Thành viên BQT
  • Truyền thông VHT 19
Nghị luận xã hội có rất nhiều đề tài khác nhau. Mỗi đề tài đều mang tính chất và cách làm riêng. Cùng www.vanhoctre.com tìm hiểu cách làm với dạng đề bàn về những vấn đề mang tính nhân văn cao đẹp nhé!

4986


Dạng đề bàn về những vấn đề mang tính nhân văn cao đẹp
* Ví dụ: lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí nghị lực, tôn sư trọng đạo... Đề thi thường ra dưới dạng một ý kiến, một câu nói, một hay vài câu thơ hoặc tục ngữ, ngạn ngữ...
* Ta làm bài theo cấu trúc sau:

I. MỞ BÀI
* Trong trường hợp là đề yêu cầu bàn về một câu nói, một ý kiến thì chúng ta nêu nội dung của ý kiến (hoặc câu nói) rồi dẫn ý kiến vào.
Ví dụ:
Đề ra: Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”
Ta mở bài như sau: (thường dùng kiểu đối lập trong mở bài – kiểu này xác định đúng vấn đề, sau đó tìm một vấn đề đối lập. Chẳng hạn như đề sau: Ý chí thì đối lập với hèn nhát)
Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu là khó khăn và thử thách. Nếu hèn nhát và yếu đuối chắc chắn ta sẽ thất bại nhưng nếu có ý chí và nghị lực thì chắc chắn ta sẽ đạp bằng mọi gian khó để vươn đến thành công. Có lẽ đó cũng chính là ý nghĩa của câu nói mà chị Đặng Thùy Trâm muốn gửi đến tất cả chúng ta: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.
* Trong trường hợp đề thi chỉ yêu cầu bàn về một đức tính của con người thì ta mở bài như sau:
Ví dụ:
Đề ra: Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng tự trọng trong cuộc sống.
Ta có mở bài như sau: mở đơn giản mà trọng tâm nhé.
Trong cuộc sống, con người có nhiều phẩm chất đáng quý như: lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng tự trọng, ý chí nghị lực, niềm tin... Trong đó, lòng tự trọng là phẩm chất quý báu nhất của con người.

II. THÂN BÀI
1. Giải thích: Câu sau phải thuộc vì nó là câu dẫn dắt vào phần giải thích: Trước hết ta cần hiểu ý kiến (dẫn ý kiến vào) có ý nghĩa như thế nào?
Nếu có 2 vế thì : giải thích vế 1, vế 2 rồi giải thích cả câu.
Ví dụ: Suy nghĩ của Anh/chị về câu nói: “Không có mục tiêu nào quá lớn, không có ước mơ nào quá xa vời” (Nick Vujicic)
Trước hết ta cần hiểu câu nói của Nick Vujicic: “Không có mục tiêu nào quá lớn, không có ước mơ nào quá xa vời” có ý nghĩa như thế nào? . (Vế 1) “Mục tiêu” là điểm là đích mà chúng ta hướng đến trong cuộc đời, là một dự định, một định hướng được đề ra trước mắt ta. (Vế 2) “Ước mơ” là khát vọng, là mong muốn đạt được những điều mình đang ấp ủ trong lòng. (Cả câu) Như vậy, điều Nick muốn gửi đến chúng ta là gì: trong cuộc sống mỗi con người hãy xây dựng cho mình một mục tiêu, một ước mơ. Hãy thực hiện nó vì nó không có gì “quá lớn”, không có gì quá “xa vời”.

2. Bàn luận
a. Theo cách giải thích ở trên ta thấy đây là một (ý kiến, câu nói) có nhiều tác dụng và ý nghĩa nhân văn cao đẹp: (nêu biểu hiện và chứng minh.
- Thường trả lời các câu hỏi như: Tại sao ? Thế nào ? (Xem và làm theo như đã hướng dẫn ở trên nhé)
- Phần bàn luận này cần ít nhất có từ 3 luận điểm. Viết thành ba đoạn văn.
b. Tuy nhiên bên cạnh những ý nghĩa nhân văn cao đẹp đã phân tích ở trên ta còn thấy nhiều tư tưởng trái ngược cần lên án: (nêu biểu hiện, chứng minh)
- Phần này chỉ cần viết 5-6 dòng là được.

3. Từ việc phân tích ở trên mỗi cá nhân cần rút ra cho mình bài học nhận thức và hành động.
Về nhận thức, ta thấy đây là một ý kiến (hoặc câu nói) đúng cần học tập và noi theo. Về hành động, chúng ta cần: học tập và rèn luyện nhân cách, sống cao đẹp, có ý chí trong cuộc sống và luôn hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Phải có thái độ và hành vi đúng đắn, trong sáng (tiếp theo các em thấy điều gì phù hợp với nội dung đề bài thì thêm vào nhé)
- Phần này các em viết chỉ một đoạn văn. Khoảng 7-8 dòng nhé. Thuộc lòng mục 3 để áp dụng.

III. KẾT BÀI (Nên kết có đoạn sau nhé)
Tóm lại, (...) là một tư tưởng đúng có nhiều tác dụng và ý nghĩa cao đẹp. Mỗi chúng ta cần ý thức được vai trò của mình trong đời sống. Cần rèn luyện bản thân có lối sống thật chuẩn mực, có nhân cách phẩm giá để sống cho đúng danh nghĩa con người.
 
Từ khóa
liệt sĩ đặng thuỳ trâm tính nhân văn cao đẹp đức tính của con người
1K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top