Hướng dẫn Bạo lực học đường

Hướng dẫn Bạo lực học đường

Lan Hương
Lan Hương
  • Thành viên BQT
  • Truyền thông VHT 20
Hiện nay, xã hội đang lên đà phát triển cùng với đó là hàng loạt những vấn đề được quan tâm. Trong đó nổi bật là vấn đề bạo lực học đường.
Hôm nay, chúng ta hãy cùng www.vanhoctre.com nghị luận về vấn đề bạo lực học đường của học sinh hiện nay nhé!

4987



Nghị luận về vấn đề bạo lực học đường
I. MỞ BÀI
Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, bệnh thành tích trong giáo dục... Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là vấn nạn “Bạo lực học đường”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.

II. THÂN BÀI
1. Trước hết ta cần hiểu “Bạo lực học đường” là gì?
Bạo lực học đường là những hành vi bạo lực diễn ra trong môi trường học đường, bao gồm hai hành vi: bạo lực bằng vũ lực lên cơ thể của nạn nhân và bạo lực bằng lời nói xúc phạm nhân phẩm người khác.
Hai hành vi đó gọi là bạo lực học đường.
Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) kết quả google tìm kiếm là trên 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động.
2. Bàn luận
2.1. Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng khó lường:
Nói sao cho hết những nỗi đau mà Bạo lực học đường để lại. Nó không chỉ để lại nỗi đau cho nạn nhân mà còn là nỗi đau của phụ huynh, của gia đình và xã hội. Trước hết đối với nạn nhân của bạo lực học đường. Bạo lực làm cho nạn nhân tổn thương về tinh thần và thể xác để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Về mặt thể xác: nạn nhân nếu bị nhẹ thì xây xát, nặng thì gãy tay gãy chân, nặng hơn nữa là chấn thương sọ não hoặc dẫn đến cái chết. Nhắc đến hậu quả nghiêm trọng này chắc chúng ta còn nhớ cách đây mấy năm về trước tại Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, học sinh trường THPT Hồng Bàng là La Đức Hiến đã dùng dao đâm chết bạn học là Lưu Thanh Tú. Giết bạn chỉ vì một xích mích nhỏ, Tú từ giã tuổi học trò của mình khi mới chỉ là cậu học sinh lớp 10, còn Hiến phải vào con đường tù tội. Nỗi đau để lại không chỉ cho hai cậu học trò mới lớn mà còn là của gia đình, nhà trường và xã hội. Về mặt tinh thần: học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim, chụp ảnh tung lên mạng xã hội sẽ dễ bị chấn thương tâm lí nặng nề. Bị đau đớn về thể xác, nhân phẩm bị chà đạp, lăng nhục sinh ra trầm cảm, ức chế. Dẫn đến nhiều học sinh phải bỏ học để điều trị tâm lí. Nhiều học sinh phải gián đoạn việc học tạm thời hoặc bỏ học vĩnh viễn.
Về phía người gây ra bạo lực học đường: phải đối mặt với toà án lương tâm khi chúng ta gây ra nỗi đau cho người khác. Nặng hơn là bị cảnh cáo, bị buộc thôi học, bị tù tội. Cũng như thế thì việc học cũng dở dang. Cả nạn nhân và phạm nhân đều đánh rơi tuổi trẻ và tương lai của mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Những thông tin này trong một bài viết ngắn không thể đem lên hết được nhưng cũng đủ để chúng ta gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về sự suy đồi đạo đức của một bộ phận giới trẻ Việt Nam.

2.2. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường nhưng chủ yếu là ở những nguyên nhân sau: nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như "thích thì đánh cho nó chừa" "nhìn đểu"... Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể còn do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt dẫn đến việc các em có lối cư xử hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè.

2.3. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này.
Toàn xã hội cần phải củng cố nâng cao chất lượng môi trường xã hội văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.
Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình người lớn phải làm gương giao tiếp ứng xử đúng mực mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.
Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa đạo đức và
chấp hành luật pháp của mọi người dân. Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.

3. Từ việc phân tích ở trên chúng ta cần rút ra bài học cho bản thân:
Trước hết phải lấy tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường. Bản thân cần nghiêm túc kiểm điểm, biết kiềm chế để không
nổi nóng biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm. Rèn luyện nhân cách, đạo đức, có lối sống lành mạnh, chuẩn mực. Hãy tiên phong trong phong trào chống lại Bạo lực học đường.

III. KẾT BÀI
Vì một môi trường học đường lành mạnh, học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG".
 
Từ khóa
bạo lực học đường
1K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top