Đề thi Bộ đề vào lớp 10 theo cấu trúc Hà Nội

Đề thi Bộ đề vào lớp 10 theo cấu trúc Hà Nội

Phong Cầm
Phong Cầm
  • Thạc sĩ lang thang ^^ 32 đến từ Nam Định
BỘ ĐỀ ÔN LUYỆN VÀO LỚP 10 THEO CẤU TRÚC HÀ NỘI
Đề 1:

PHẦN I. (6.5 điểm)
Mở đầu bài thơ
Mùa xuân nho nhỏ , Thanh Hải đã bộc lộ tình cảm của mình trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên :
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Và ở khổ thơ thứ tư, nhà thơ bày tỏ ước nguyện :
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến

(Trích SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2018)

1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm? (1.5 điểm)
2. Theo em, việc chuyển đổi đại từ nhân xưng từ đại từ “tôi” sang đại từ “ta” trong hai khổ thơ trên có ý nghĩa gì? (1.0 điểm)
3. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 đến 12 câu theo kiểu lập luận diễn dịch phân tích khổ thơ thứ tư của bài thơ để thấy khát vọng được hòa nhập và dâng hiến của tác giả cho mùa xuân của đất nước, của cuộc đời. Đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và thành phần biệt lập tình thái. (Gạch chân và chú thích rõ) (3.5 điểm)
4. Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có một tác phẩm có nội dung ca ngợi những con người lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho quê hương, đất nước. Nêu tên tác phẩm và tác giả của tác phẩm đó. (0.5 điểm)

PHẦN II. (3,5 điểm)
Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:

Nhà tâm lí học Angela Lee Duckworth đã bỏ ra nhiều năm tìm hiểu về chìa khoá để thành công. Sau thời gian nghiên cứu, bà chỉ ra rằng: Điều cơ bản làm nên thành công của con người là sự bền bỉ. Bà nói: “Bền bỉ là sự đam mê, tính kiên trì cho những mục tiêu dài hạn. Bền bỉ là có khả năng chịu đựng khó khăn. Bền bỉ là tập trung vào tương lai của mình một cách liên tục, không phải tính theo tuần, theo tháng mà là năm. Bền bỉ là làm việc thật chăm chỉ để biến tương lai thành hiện thực. Bền bỉ là việc sống một cuộc đời như thể nó là một cuộc chạy marathon, chứ không phải là một cuộc đua nước rút”. Không phải chỉ số IQ, không phải ngoại hình, hay sức mạnh thể chất, hay kỹ năng xã hội. Sự bền bỉ là yếu tố quyết định để thành công.
(Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn, NXB Nhã Nam, 2017)​

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? (0,5 điểm)
Câu 2. Theo em,vì sao nhà tâm lí học Angela Lee Duckworth cho rằng điều cơ bản làm nên thành công của con người là sự bền bỉ? (1,0 điểm)
Câu 3. Trong hoàn cảnh học trực tuyến hiện nay, là một học sinh lớp 9, em có suy nghĩ gì về ý kiến: “Sự bền bỉ là yếu tố quyết định để thành công”? Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một văn bản khoảng 2/3 trang giấy. (2,0 điểm)

Gợi ý


Phần I (6.5 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
1
(1.5 đ)​
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, khi đất nước đã thống nhất nhưng cuộc sống còn nhiều khó khăn, tác giả đang lâm trọng bệnh.
- Hoàn cảnh đặc biệt đó có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm vì khi tác giả nằm trên giường bệnh trong những ngày mùa đông lạnh giá nhưng ông vẫn có những cảm nhận đẹp về mùa xuân thiên nhiên đất nước, vẫn có những ước nguyện cống hiến chân thành thiết tha.
- Từ đó làm nổi bật chủ đề cùa tác phẩm: Tiếng lòng thiết tha yêu cuộc sống, ước nguyện được cống hiến cho cuộc đời của tác giả.
0.5


0.5



0.5
2
(1.0)​
Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta
- “Tôi”: vừa biểu hiện một cái tôi cụ thể rất riêng của nhà thơ, vừa thể hiện được sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân.
- “Ta”:
+ Tạo được sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời ước nguyện.
+ Cái tôi của tác giả đã nói thay cho nhiều cái tôi khác, nó hoá thân thành cái ta.
+ Cái “tôi” đã hòa vào cái “ta” chung. Trong cái “ta” chung vẫn có cái “tôi” riêng.


0.25


0.25
0.25

0.25​
3
(3.5)​
- Hình thức: đúng kiểu đoạn, đủ số câu. Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn. Nếu câu chủ đề không khái quát đúng, đủ nội dung hoặc sai NP trừ 0.25 điểm
- Kĩ năng TV: có câu cảm thán, TP biệt lập tình thái, chú thích rõ
- Nội dung: Cần đảm bảo những nội dung chính sau:
+ Muốn làm những việc hữu ích dâng hiến cho đời bày tỏ qua những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp.
+Làm "con chim hót" giữa muôn ngàn tiếng chim vô tư cống hiến tiếng hót vui, làm "một cành hoa" giữa vườn hoa xuân rực rỡ vô tư cống hiến hương sắc cho đời, làm "một nốt trầm" giữa bản hoà tấu muôn điệu, làm "một mùa xuân nho nhỏ" góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.
+ Ở phần đầu bài thơ, tác giả đã phác hoạ hình ảnh mùa xuân bằng các chi tiết bông hoa và tiếng chim hót. Cấu tứ lặp đi lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng chặt chẽ. Hình ảnh chọn lọc ấy trở lại đã mang một ý nghĩa mới : niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên.
- Điệp từ "ta" và sự chuyển đổi từ đại từ “tôi” sáng “ta” như một lời khẳng định : Nó không chỉ là lời tâm niệm thiết tha, chân thành của nhà thơ mà còn đề cập đến một vấn đề lớn là khát vọng chung của nhiều người.
Lưu ý : Nếu HS không phân tích NT cho điểm nội dung tối đa là 1.0 điểm.
1.0


0.5
2.0​
5
(0.5)​
- Tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa
- Tác giả: Nguyễn Thành Long
0.25
0.25​
Phần II 3,5 điểm
Câu 1
(0,5đ)
- Phương thức biểu đạt chinh: Nghị luận
0,5
Câu 2
(1,0đ)
Nhà tâm lí học Angela Lee Duckworth cho rằng điều cơ bản làm nên thành công của con người là sự bền bỉ vì: Bền bỉ là sự đam mê, tính kiên trì, là khả năng chịu đựng khó khăn, là tập trung vào tương lai của minh, là sự chăm chỉ để biến tương lai thành hiện thực…
1,0​
Câu 3
( 2,0đ)
a. Về hình thức: Là một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi ngữ pháp, chính tả…
b. Về nội dung: Đảm bảo các ý cơ bản sau.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận; “Sự bền bỉ là yếu tố quyết định để thành công”
1. Giải thích:
- Bền bỉ: kiên trì, nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, kiên trì với những gì mình đang làm, đang theo đuổi …
- Nỗ lực phấn đấu, không chùn bước, bỏ cuộc trước khó khăn
- Quyết tâm, kiên trì vượt qua thử thách để theo đuổi mục đích đã đề ra…
2. Biểu hiện: Dẫn chứng: những người bền bỉ, kiên trì đạt được thanh công (nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí, hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, cô gái xương thuỷ tinh Nguyễn Phương Anh…
3. Vai trò, ý nghĩa:
- Giúp con người rèn luyện ý chí, nghị lực, vượt qua những khó khăn, thử thách…
- Làm cho con người trưởng thành, bản lĩnh.
- Là chìa khóa dẫn đến sự thành công…
4. Bàn luận:
- Phê phán những người dễ nản chí, bỏ cuộc, chán nản khi gặp khó khăn … khó đạt được thành công
5. Bài học liên hệ:
- Nâng cao ý thức rèn luyện sự bền bỉ, kiên trì
- Học sinh: khắc phục khó khăn trong hoàn cảnh học trực tuyến nỗ lực từng ngày, kiên trì chăm chỉ học tập để đạt được ước mơ…
0,5




0,25





0.25

0,5





0,25


0,25​

Đề 2:

PHẦN I: (6,5 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.

(Nói với con – Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập I)

Câu 1. Hãy cho biết tên tác giả và hoàn cảnh đất nước trong thời điểm bài thơ “ Nói với con” ra đời. (1,0 điểm)
Câu 2. Chỉ rõ và phân tích tác dụng một tín hiệu nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên.(1,0 điểm)
Câu 3. Bằng đoạn văn khoảng 12 câu theo mô hình Tổng- phân – hợp, hãy trình bày cảm nhận của em về phẩm chất của người đồng mình được biểu đạt trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và thành phần biệt lập cảm thán.(gạch chân, chú thích rõ câu bị động và thành phần cảm thán). (3,5 điểm)
Câu 4. Kể tên một bài thơ trong chương trình Ngữ văn 9 cũng thể hiện niềm tự hào và ngợi ca quê hương đất nước. Cho biết tên tác giả. (1,0 điểm)

PHẦN II: (3,5 điểm)

Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người phát triển. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn sẵn sàng sử dụng những làn gió lạnh như cắt để phê phán và thường ngần ngại khi tặng người thân của mình những tia nắng ấm áp từ những lời khen tặng. Ngẫm nghĩ kĩ, chúng ta sẽ thấy có những lời khen đã làm thay đổi hẳn cuộc đời của một ai đó.
... Từ kết quả của nhiều cuộc thí nghiệm, nhà tâm lí học B.F. Skinner kết luận rằng, lời khen luôn luôn khiến cho những hành vi tốt được tăng lên và những vi xấu giảm đi.


(Trích Đắc nhân tâm, NXB Thế giới, 2017)

Câu 1. Lời kết luận của nhà tâm lí học B.F. Skinner được trích dẫn theo cách nào? Hãy chỉ rõ. (0,5 điểm)
Câu 2. Theo em, vì sao tác giả của đoạn ngữ liệu trên cho rằng Lời khen như tia nắng mặt trời? Câu nhận định này có sử dụng phép tu từ nào? (1,0 điểm)
Câu 3. Bằng một văn bản khoảng 1 trang giấy thi, hãy trình bày suy nghĩ của em về giá trị của lời khen trong cuộc sống. (2,0 điểm)
------------------------ Hết ------------------------​

Gợi ý

PHẦN I – 6,5 ĐIỂM

CÂUNỘI DUNGĐIỂM
1.
- Tên TG: Y Phương
- Hoàn cảnh đất nước: Bài thơ ra đời năm 1980- đất nước vừa thống nhất được 5 năm lại phải đối mặt với các cuộc chiến tranh biên giới …Đây là giai đoạn vừa phải khắc phục hậu quả sau chiến tranh, vừa xây dựng phát triển, cả nước phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, nhất là đồng bào vùng cao…
(mỗi ý chấm 0,25 đ)
0.25
0,75
2.
- HS chỉ rõ (gọi tên) được một tín hiệu nghệ thuật trong đoạn thơ: phép tương phản, điệp ngữ, ẩn dụ
- Phân tích rõ ý nghĩa cụ thể của biện pháp đã chọn
- Đánh giá cách sử dụng từ ngữ tinh tế, đặc sắc góp phần làm nổi bật ý nghĩa của hình ảnh thơ.
0,25
0,5
0,25
3.
Yêu cầu đoạn văn:
a. Hình thức
: đúng mô hình T-P-H, rõ câu chủ đề, đảm bảo số câu, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
b. Tiếng Việt: Sử dụng hợp lý hai yêu cầu tiếng Việt (câu bị động và TP cảm thán), có chú thích rõ ràng, chính xác. Mỗi yêu cầu được 0.25đ
c. Nội dung: Biết bám sát ngữ liệu – 4 câu thơ đề cho - để khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ...)
Ý chủ đề: Ca ngợi ý chí mạnh mẽ, sức sống bền bỉ và tinh thần tự lực tự cường, lòng tự tôn dân tộc của “người đồng mình”.
- Người đồng mình mộc mạc, giản dị, cuộc sống lam lũ, vất vả nhưng không nhỏ bé về tâm hồn, ý chí. ( khai thác h/a ẩn dụ và phép tương phản trong 2 câu đầu đoạn thơ)
- Người đồng mình cần cù, bề bỉ, chủ động trong cuộc sống và khát vọng xây đắp quê hương (khai thác h/a ẩn dụ, điệp ngữ…)
- Người đồng mình có lòng tự tôn DT, ý thức bảo vệ bản sắc VH truyền thống -> quê hương là chỗ dựa vững chắc cho tâm hồn -> Niềm tự hào và tình yêu quê hương tha thiết.
-> giọng thơ tràn đầy niềm tự hào, niềm tin của người cha về những vẻ đẹp cao quý của người đồng mình và cũng đầy suy ngẫm trong lời tâm tình với con.
Lưu ý: Nếu HS diễn xuôi thơ mà không chú ý khai thác phân tích giá trị ý nghĩa của hình ảnh và các tín hiệu nghệ thuật … giám khảo chấm không quá 1,0 điểm.

0.5

0,5

2,5


0,5

1,0
0,5

0,5

Câu 4
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
TG: Thanh Hải
0,5
0,5

PHẦN II – 3.5 ĐIỂM


CÂUNỘI DUNGĐIỂM
1.
- Lời của nhà tâm lí học B.F. Skinner được dẫn theo cách dẫn gián tiếp
- Dấu hiệu: không trích dẫn nguyên văn lời kết luận mà diễn đạt bằng lời của người dẫn - đảm bảo ND; có từ “rằng” trước nội dung được trích dẫn.
0.25
0,25
2.
- Giải thích nhận định lời khen như tia nắng mặt trời mỗi lười khen mang lại sự ấm áp và có giá trị khích lệ người được khen; lời khen có tác động tích cực, có khi làm thay đổi hẳn cuộc đời một ai đó…vì thế nên mỗi người không nên tiết kiệm lời khen…

- Lời nhận định được sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
0.5

0,5

3.
Yêu cầu đoạn văn nghị luận xã hội
a. Hình thức: đúng hình thức của 1 văn bản có kết cấu 3 phần, đảm bảo độ dài, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
b. Nội dung: Đảm bảo kĩ năng nghị luận xã hội (kiến thức XH và lập luận). Học sinh có thể có các cách diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo nội dung:
*Nêu vấn đề - Giải thích lời khen là lời động viên, cổ vũ, khích lệ tinh thần cho người đạt được một thành quả hoặc hoàn thành công việc nào đó - trình bày biểu hiện
* Bàn luận: Phân tích rõ ý nghĩa của lời khen trong cuộc sống:
- Lời khen là động lực thúc đẩy con người cần cố gắng hơn nữa, nhân lên những hành vi tích cực, giảm đi hành vi xấu…
- Người khen và người được khen cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, bao dung, vị tha…
- Lời khen phải xuất phát từ thái độ chân thành, tích cực. Tránh nhầm lẫn lời khen với lời nịnh nọt, dối trá, lợi dụng…
- Khen đúng chỗ, đúng lúc, đúng người, đúng việc sẽ tạo mối thiện cảm và lan tỏa những điều tốt đẹp, xây dựng con người và XH…
*Mở rộng: Tuy nhiên trong cs vẫn có những người tiết kiệm lời khen, vô cảm trước thành công của người khác hoặc khắt khe trong đánh giá người khác.
- Bài học nhận thức và hành động chung cho mọi người và Liên hệ bản thân.
(Trên đây chỉ là gợi ý, trân trọng những ý kiến, quan điểm thuyết phục của học sinh)

0.5

1.5


0,25

0,75






0,25

0,25​

Đề 3:

Phần I (7,0 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Anh thanh niên đỏ mặt, rõ ràng luống cuống:
- Vâng, mời bác và cô lên chơi. Nhà cháu kia. Lên cái bậc tam cấp kia, trên ấy có cái nhà đấy. Nước sôi đã sẵn, nhưng cháu về trước một tí. Bác và cô lên ngay nhé.
Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến.
- Bác và cô lên với anh ấy một tí. Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta - Người lái xe lại nói.”

(SGK
Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2005)

Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.
Câu 2 (1,0 điểm): Cách đặt tên cho các nhân vật của tác giả trong văn bản có đoạn đoạn văn trên có gì đặc biệt? Vì sao tác giả lại đặt tên cho các nhân vật của mình như vậy?
Câu 3 (0,5 điểm): Câu văn: “Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta - Người lái xe lại nói.” sử dụng thành phần biệt lập nào? Hãy chỉ rõ thành phần biệt lập đó.
Câu 4 (4,0 điểm): Viết một đoạn văn theo cách lập luận tổng- phân- hợp (khoảng 15 câu) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong văn bản có đoạn văn trên. Trong đoạn văn có sử dụng một phép nối để liên kết câu và một thành phần khởi ngữ (gạch chân, ghi chú thích).
Câu 5 (0,5 điểm): Kể tên một tác phẩm khác viết về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong những năm chống Mỹ mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9, ghi rõ tên tác giả.

Phần II (3,0 điểm): Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“… Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì thì lên tiếng. Muốn gì thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì ở trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, dông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời.
… Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được em.”

(Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, NXB Hội nhà văn, 2017)


Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra các biện pháp tu từ trong câu văn: “Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời.”.
Câu 3 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn văn bản trên và hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của lối sống chủ động của con người.

..................... Hết ...................​

Đề 4:

Phần I (6,5 điểm)

Sang thu” là một bài thơ ngắn mà tinh tế của Hữu Thỉnh.
1. Em hãy cho biết năm sáng tác của bài thơ? (0.5 điểm)
2. Ở khổ thơ thứ hai, tác giả viết:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã”

Chỉ ra sự “khác biệt” trong sự “thống nhất” của hai câu thơ trên. Sự khác biệt ấy có ý nghĩa gì? (1.5 điểm)
3. Khổ cuối bài thơ “Sang thu”, nhà thơ viết:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)​
Em hãy viết đoạn văn tổng - phân - hợp (khoảng 10-12 câu) phân tích khổ thơ để thấy những suy ngẫm về quy luật thiên nhiên và cuộc đời của nhà thơ trong bước chuyển mùa từ cuối hạ sang đầu thu; đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú (gạch chân thành phần phụ chú). (3.5 điểm)
4. Nêu tên một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9 có cùng thể thơ với bài “Sang thu”, ghi rõ tên tác giả. (1.0 điểm)

Phần II (3,5 điểm). Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế…
Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng.
(...) Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi.

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5điểm)
2. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu văn sau: " Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi"? Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó. (1.0 điểm)
3. Từ văn bản trên, kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò của niềm tin trong cuộc sống (2.0 điểm)

---------------------HẾT---------------------​

Đề 5:

PHẦN I (6,5 ĐIỂM):
Cho đoạn văn sau:

...“Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế…”

(Trích “Những ngôi sao xa xôi”, SGK Ngữ văn 9, Tập 2 trang 118)
Câu 1: “Tôi” và “chúng tôi” ở đây là ai?
Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn ý nghĩa nhan đề của tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”?
Câu 3: Đoạn văn trên sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Dấu hiệu nào giúp em nhận ra điều đó? Hình thức ngôn ngữ này em còn gặp trong văn bản nào của chương trình Ngữ văn lớp 9? Kể tên văn bản đó và nêu tên tác giả.
Câu 4: Từ sự hiểu biết của em về tác phẩm kể trên, hãy viết đoạn văn nghị luận theo kiểu diễn dịch khoảng 12 câu, trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Tôi trong tác phẩm. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú và phép nối để liên kết câu.

PHẦN II (3,5 ĐIỂM):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Hãy làm việc tốt vì bản chất của chúng ta là như thế. Hãy làm việc tốt vì nó không những giúp ích cho người khác mà còn mang lại cho bạn cảm giác thực sự thoải mái và mãn nguyện. Hãy làm điều tốt vì chính những điều đó sẽ là ngọn đuốc thắp sáng con đường đi tìm ý nghĩa của cuộc sống cũng như giá trị của bản thân bạn. Bạn là người duy nhất cần được biết điều đó. Cuộc sống này là của bạn, vì vậy dù bất cứ giá nào đi chăng nữa thì bạn cũng nên sống hết lòng với nó, không phải vì bất kỳ ai mà vì chính bạn.
(Kent M. Keith Ph. D, 10 nghịch lí cuộc sống, NXB Trẻ, 2008)
1. Trong đoạn văn, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?
2. Nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong ba câu văn đầu đoạn?
3. Viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Hãy làm việc tốt vì chính bạn.

……Hết…….
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Đề 6:

PHẦN I (7.0 điểm):

Mở đầu bài thơ của mình, có một nhà thơ viết:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.


và ở cuối bài, nhà thơ bày tỏ nguyện ước: “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.

Câu 1. Em hãy cho biết những câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. (1,0 điểm)
Câu 2. Trong những câu thơ trên, hình ảnh hàng tre trong câu thơ nào là hình ảnh tả thực, hình ảnh hàng tre trong câu thơ nào là hình ảnh ẩn dụ? Ý nghĩa của hình ảnh hàng tre trong khổ đầu và trong câu kết bài thơ em vừa nêu có giống nhau không? Vì sao? Việc lặp lại hình ảnh hàng tre ở câu kết bài thơ có ý nghĩa gì? (2,0 điểm)
Câu 3. Viết đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch (từ 9 đến 11 câu) nêu cảm nhận của em khổ cuối của bài thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một thành phần tình thái (chú thích rõ). (3,5 điểm)
Câu 4. Cây tre đã trở thành hình ảnh trung tâm của nhiều tác phẩm văn học Việt Nam. Trong chương trình Ngữ văn THCS, có tác phẩm văn học nào em đã học cũng xuất hiện hình ảnh cây tre làm trung tâm? Tác giả của tác phẩm đó là ai ? (0,5 điểm)

PHẦN II (3.0 điểm):
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này - các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.

(Phê-đê-ri-cô May-o, Giáo dục - chìa khóa của tương lai, Ngữ văn 9, tập 2)
Câu 1. Hãy chỉ rõ một thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết của bản thân, em hãy lí giải tại sao tác giả lại cho rằng: “Giáo dục tức là giải phóng.”? (0,5 điểm)
Câu 3. Dựa vào nội dung đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của giáo dục đối với thế hệ trẻ nói chung và bản thân mình nói riêng. (2,0 điểm)
----------------Hết-----------------

Đề 7:

PHẦN I (6,0 điểm):


Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”


(Trích “Sang thu” – Hữu Thỉnh)

Câu 1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Sang thu”? Xác định thể loại? Kể tên một bài thơ trong Ngữ văn 9 tập II có cùng thể lọai với bài thơ trên? Nói rõ tác giả.

Câu 2: Từ bố cục của văn bản, hãy trình bày mạch cảm xúc của bài thơ ?

Câu 3:Viết đoạn văn tổng phân hợp độ dài 12 câu trình bày suy nghĩ của em về khổ thơ trên trong đó có sử dụng thành phần tình thái và phép lặp. (Chú thích thành phần tình thái, phép lặp)

Câu 4: Trong chương trình Ngữ Văn lớp 9, cũng có những nhân vật dù còn rất trẻ nhưng đầy bản lĩnh đã vượt qua bao khó khăn thử thách của cuộc sống. Đó là những nhân vật nào? Trong tác phẩm nào?.

PHẦN II (4,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

THỜI GIAN LÀ VÀNG

Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.


(Ngữ văn 9, tập hai, trang 36, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và chỉ ra luận điểm chính của văn bản trên.

Câu 2: Theo tác giả, “bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp” nhằm khẳng định điều gì?

Câu 3: Từ những quan điểm của tác giả được nêu ra trong văn bản, kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội.

- Hết



Đề 8:


PHẦN I. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Tôi tin rằng, mái nhà nào cũng từng có lúc đồng nghĩa với niềm vui và cả sự bình yên. Nhưng bạn của tôi ơi, sự bình yên của nhà không phải điều có sẵn. “Nhà” là phần cứng, còn sự bình yên, hạnh phúc, niềm vui là phần mềm. Gia đình là phần cứng, còn tình yêu và sự thấu hiểu là phần mềm.”

(Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, Phạm Lữ Ân)

Câu 1 (0,5 điểm). Câu “Gia đình là phần cứng, còn tình yêu và sự thấu hiểu là phần mềm.” thuộc kiểu câu gì xét theo cấu tạo?

Câu 2 (0,5 điểm). Theo em, tại sao tác giả khẳng định “sự bình yên của nhà không phải điều có sẵn”?

Câu 3 (2 điểm). Từ gợi dẫn của đoạn văn trên, cùng với hiểu biết của bản thân, hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) với nội dung “Kết nối yêu thương để nhà luôn là nơi đồng nghĩa với niềm vui và sự bình yên”.

Phần II: (7 điểm
)

Trong lời bài hát "Xe ta đi trong đêm Trường Sơn" có đoạn:

"Những đêm Trường Sơn
Đường tiền tuyến uốn quanh co
Mây trời đẹp quá,
Vỡ kính rồi, trăng tràn cả vào xe..."


(Nhạc và lời: Tân Huyền)

Câu 1 (1,5 điểm). Đoạn lời bài hát trên gợi em liên tưởng đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9? Nêu tên tác giả và giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ đó?

Câu 2 (1,5 điểm). Trong bài thơ có hai câu thơ sau:

“Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”


Hai câu thơ trên sử dụng phép tu từ nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng phép tu từ ấy?

Câu 3 (4 điểm). Dựa vào khổ thơ cuối của bài thơ trên, hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ hình ảnh những chiếc xe và chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối và mở rộng thành phần câu (Gạch chân, chú thích rõ)


<Sưu tầm>
 
Từ khóa
hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng phép tu từ mua xuan nho nho nếu biết trăm năm là hữu hạn
2K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top