Buổi tối cuối cùng, ngày ba mươi mốt tháng năm, một cảm giác kỳ lạ xâm chiếm tôi trong khi tôi đang ngồi ở bàn làm việc: một bầu không khí trống vắng trong phòng. Sau đó, tôi nhận ra chú chuột cỏ của tôi đã im tiếng gáy, trái với thói quen thường ngày của chú, cho dù chú dính bẫy của tôi. Tôi đến bên chiếc chuồng câm lặng, thấy chú nằm chết bên một đống xì quách, xám xịt và cứng như đá. Rõ ràng chú bị bỏ đói trong ba bốn ngày, nhưng chỉ vào đêm trước lúc chết chú mới cất lên tiếng gáy thật du dương nên tôi đã ngu ngốc tưởng rằng chú hài lòng hơn mọi khi. Ca, bạn tôi, vốn rất yêu động vật, thường hay cho chú ăn, nhưng Ca đã về quê nghỉ 1 tuần nên nhiệm vụ chăm sóc chú được giao cho Lan cộng sự của tôi. Lan không phải là người giàu tình cảm, cô nói với tôi không quên sinh vật bé nhỏ này đâu - nhưng không còn xì quách nữa thì phải thay bằng cá hay thịt gà! Khi tôi quở trách Liên, cô tỏ ra ăn năn theo đúng bổn phận, nhưng điệu nhạc thần tiên đã tắt rồi, bầu không khí vắng lặng như oán trách, còn căn phòng lạnh lẽo dù trời Sài Gòn luôn nóng hừng hực 38 độ 7! Những thói quen suy nghĩ về những nhu cầu của sinh vật, dù là nhu cầu của chuột cỏ chết - cũng có thể dần tạo ra mối quan tâm giàu tưởng tượng và gắn bó mà người ta chỉ cảm nhận được khi mối quan hệ đó không còn nữa. Ngoài ra, tôi cũng cảm nhận rất nhiều, trong cái im lặng của màn đêm, về sự hấp dẫn của 1 giọng điệu thanh thoát - kể về kiếp sống nhỏ bé lệ thuộc vào ý muốn và niềm vui ít kỉ của tôi. Kể cho tôi nghe về sinh linh bé xíu kì bí và về sinh linh bé xíu kỳ bí trong tôi muôn đời muôn kiếp chỉ là một và ko khác trong cái thăm thẳm bao la của vũ trụ. Rồi cứ nghĩ đến sinh vật bé xíu ấy chịu đói khát từ đêm này này qua đêm khác, ngày này qua ngày khác, còn vị thần bảo hộ của nó mải mê dệt những ước mơ! Vậy mà chú vẫn hiên ngang cất cao tiếng gáy đến ngày cuối cùng - 1 cái cuối cùng ác độc, vì chú phải ăn chân của chính mình.