Soạn văn Các thế hệ Xô- man anh hùng

Soạn văn Các thế hệ Xô- man anh hùng

Xuân Vũ
Xuân Vũ
  • Thành Viên 19
Những con người Xô- man đều là một hình tượng bất tử cho phẩm chất con người Việt Nam trong những năm tháng chống giặc ngoại xâm. Hãy cùng tìm hiểu qua những nhân vật tiêu biểu của "Rừng xà nu" để hiểu hơn nhé!

Rừng xà nu.jpg

Rừng xà nu. Ảnh mạng.


1. Cụ Mết - thế hệ cây Xà Nu đại thụ:
- Cụ Mết có ngoại hình rắn chắc: ông cụ khỏe mạnh quắc thước như bức tượng đồng hun là cây xà nu đại thụ. Khi cụ nắm vai Tnú, Tnú cảm nhận được: “Một bàn tay nặng trịch nắm chặt lấy vai anh như một cái kìm sắt". Hình ảnh của cụ Mết lại rất oai dũng như một vị thần: “Ông cụ vẫn quắc thước như xưa, râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt vẫn sáng và xếch ngược, vết sẹo ở mả bên phải vẫn láng bóng. Ông ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn”.

- Cụ Mết có giọng nói uy nghiêm: Lời của cụ là lời của người chỉ huy thiêng liêng và tự hào như hơi thở của người Tây Nguyên: “Sáu mươi tuổi rồi mà tiếng nói vẫn ồ ô, dội vang lồng ngực”. Lời cụ nói là chân lý “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ chết, cây con mọc lên, đố chúng nó giết hết được cả rừng xà nu này”. Tiếng nói vang trầm, âm hưởng thiết tha mà hùng tráng như tiếng cồng tiếng chiêng vang vọng giữa đại ngàn Tây Nguyên kì vĩ. Lời của cụ là lời của cội nguồn, lỗi phán quyết mang cái thiêng liêng của lịch sử “Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên! Tất cả người già người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông Đốt lửa lên”. Khi khen người khác cụ không khen giỏi, khen hay mà chỉ nói “Được”.
Tiếng nói của cụ như lời phán quyết bọn giặc ác ôn “Chém ! chém hết !” Cụ yêu thương dân làng hết mực: Nhớ nằm lòng cái quá khứ đau thương của Tnú, cụ tự hào về Tnú “Nó đấy, người Strá mình đấy, đời nó khổ nhưng cái bụng nó sạch như nước suối làng ta”.

2. Mai, Dít -Thế hệ cây Xà Nu trưởng thành
* Mai

+ Hồi còn bé đã gan dạ, bản lĩnh, thông minh: xung phong vào rừng nuôi giấu cán bộ; đi rẫy cùng mẹ; học cái chữ rất nhanh “học một tháng biết viết cái chữ trong bụng mình muốn, sáu tháng làm toán hai con số”.
+ Đến lúc trưởng thành, Mai trở thành người mẹ giàu tình mẫu tử. Lúc bị giặc tra tấn, Mai đã nhận hết đòn roi cho con. Bản lĩnh của cô gái trẻ ấy trước kẻ thù thật mạnh mẽ, kiên nghị, rắn rỏi: “Mai mở đôi mắt rất lớn nhìn thằng Dục”. Đôi mắt mở to, im lặng ấy là đôi mắt vốn đã quen với đau khổ, cay đắng, đôi mắt ấy có lẽ sau này cũng truyền cả vào Tnú để Tnú trước kẻ thù cũng với đôi mắt ấy “trừng trừng nhìn vào bọn giặc” trong cái đêm anh bị giặc đốt cụt mười đầu ngón tay.

* Nhân vật Dít:
-Dít là nhân vật tiêu biểu cho những cô gái Tây Nguyên thời chống Mĩ, trưởng thành từ những đau thương và quật khởi của dân làng. Trong thời gian dân làng Xô Man chuẩn bị chiến đấu, rồi bị địch bao vây, cụ Mết và Tnú dẫn đám thanh niên vào rừng. Chỉ có con Dít nhỏ, lanh len, “ tối lại bò theo máng nước đem gạo ra rừng cho cụ Mét. Tnú và thanh niên". Khi bị bắt, Dít bị chúng bắn dọa, "đạn chỉ sượt qua xém tóc, cày đất quanh hai chân con nhỏ"... lúc đầu nó khóc ré lên, sau đến viên đạn thứ mười đôi mắt nó nhìn bọn giặc thật bình thản...Ngày Mai bị giặc giết hại, trong khi mọi người, cả cụ già, đều khóc vì cái chết của Mai thì Dít vẫn lầm lì, không nói gì cả, mắt ráo hoảnh. Tất cả chi tiết trên thể hiện tính cách kiên cường, sức chịu đựng phi thường của Dít, biết dồn nén đau thương để nung nấu lòng căm thù.

-Khi Tnú về thăm làng, Dít đã là bí thư chi bộ vừa là chính trị viên xã đội. Như ngày nào, đôi mắt Dít mở to, bình thản, trong suốt khi gặp lại Tnú. Dù trong lòng rất đỗi vui mừng nhưng Dít vẫn thực hiện trách nhiệm kiểm tra giấy về phép của anh. Rồi từ chỗ gọi Tnú là đồng chí, Dít chuyển sang gọi là anh, xưng em thật tự nhiên, như người em gái nhỏ của Mai và Tnú ngày xưa và tỏ bày tình cảm thắm thiết: "Sao anh về có một đêm thôi? ...Bọn em đứa nào cũng nhắc anh mãi”.

3. Nhân vật bé Heng - thế hệ măng non của núi rừng Tây Nguyên
-Heng tuy tuổi còn ít nhưng đã có dáng vẻ của một tiểu anh hùng, còn nhỏ nhưng em rất mong được như những anh chị du kích, anh giải phóng. Em hăng hái, háo hức, tha thiết được tham gia cách mạng.

Nét chung của các nhân vật này đó chính là phẩm chất anh hùng. Họ đều là những con người yêu dân, yêu nước bất khuất kiên trung, thủy chung với Cách mạng. Điều đặc biệt, tuy cùng mang phẩm chất anh hùng như trên nhưng mỗi người do tuổi tác, giới tính, cương vị khác nhau nên mỗi người có những cách biểu hiện khác nhau làm nên vẻ đẹp riêng, đa dạng, sinh động và hấp dẫn.
 
Từ khóa
nhân vật rừng xà nu rừng xà nu
612
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top