Baivanhay Cái đáng sợ nhất là căn bệnh không chịu lắng nghe, đó là một tệ nạn hết sức phổ biến - W.Shakespeare

Baivanhay Cái đáng sợ nhất là căn bệnh không chịu lắng nghe, đó là một tệ nạn hết sức phổ biến - W.Shakespeare

Lan Hương
Lan Hương
  • Thành viên BQT
  • Truyền thông VHT 20
Sự sáng suốt không đến từ việc nói mà nó đến từ việc lắng nghe. Bạn càng biết lắng nghe, bạn càng dễ thấu hiểu và hạnh phúc. Thế nhưng, trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không biết lắng nghe, không chịu thấu hiểu. Bàn về vấn đề này, W.Shakespeare nói rằng: “Cái đáng sợ nhất là căn bệnh không chịu lắng nghe, đó là một tệ nạn hết sức phổ biến.
Hãy trình bày suy nghĩ về căn bệnh không chịu lắng nghe trong cuộc sống hiện nay



5385


“Cái đáng sợ nhất là căn bệnh không chịu lắng nghe, đó là một tệ nạn hết sức phổ biến” (W.Shakespeare)


Truyền thuyết kể rằng, khi xưa trái đất sử dụng cùng một ngôn ngữ, loài người đã có thể xây dựng tháp Babel huyền thoại có khả năng chạm được đến thiên đàng. Thế mới biết, khi lắng nghe và thấu hiểu, con người có thể tạo ra được sức mạnh lớn lao như thế nào. Hiểu được ý nghĩa của sự lắng nghe trong cuộc sống, Shakespeare đã viết: “Cái đáng sợ nhất là căn bệnh không chịu lắng nghe, đó là một tệ nạn hết sức phổ biến”.

Sự lắng nghe trong cuộc sống không đơn thuần là việc tiếp nhận thông tin bằng thính giác. Mà đó còn là một thái độ sống tích cực. Khi chúng ta lắng nghe, nghĩa là chúng ta quan tâm đến những người xung quanh, đó là sự yêu thương, chia sẻ. Khi chúng ta lắng nghe, nghĩa là chúng ta có tinh thần cầu thị, sẵn sàng chấp nhận những ý kiến khác biệt của người khác để dần hoàn thiện mình.

Vì vậy, sự lắng nghe trong cuộc sống có vài trò rất quan trọng. Nhờ lắng nghe, con người có thể khiến cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi tiếng nói đòi quyền được giáo dục của cô bé Malala Yousafzai được thế giới lắng nghe, bất chấp những họng súng tàn nhẫn của Taliban, có nghĩa là thêm cơ hội trẻ em Pakistan được giáo dục, được trưởng thành. Nhờ lắng nghe, nhân loại tránh được những xung đột không đáng có, tránh được những đau thương, mất mát.

Xu hướng ngoại giao của thế giới là đối thoại chứ không đối đầu, thông qua tổ chức Liên hiệp quốc và các diễn đàn quốc tế, thế giới lắng nghe nhau trong thái độ ôn hòa, nhằm giải quyết các vấn đề mâu thuẫn mà không gây tổn thất. Chỉ khi biết lắng nghe, nhân loại mới có thể tiếp thu các ý kiến tiến bộ để không ngừng phát triển. Tư tưởng trọng nam khinh nữ, nạn phân biệt chủng tộc sẽ không bao giờ bị loại bỏ, nếu những tiếng nói tiến bộ trong xã hội không được lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng. Trong cuộc sống, chúng ta không chỉ lắng nghe người khác, mà còn phải lắng nghe chính bản thân mình, đó là cách để ta hiểu mình và sống một cuộc đời thật ý nghĩa.

Tuy nhiên, trong cuộc sống, vẫn còn nhiều người mắc căn bệnh không chịu lắng nghe. Đó là những người vô cảm, thờ ơ trước tiếng kêu cứu của cuộc sống. Biết bao chú tê giác đã bị giết, bởi vì vẫn còn những người không chịu nghe và không chịu hiểu, rằng sừng tê giác không phải thứ thuốc trị bách bệnh. Vẫn còn những kẻ bảo thủ, độc đoán, không chấp nhận sự sáng tạo và những ý kiến mới mẻ, do vậy dần tụt hậu. Là học sinh, chúng ta cần học cách lắng nghe nhiều hơn: trở thành một chỗ dựa chia sẻ tâm tình khi bạn bè gặp chuyện buồn; điềm tĩnh, cầu thị trong tranh luận, biết lắng nghe và tôn trọng những ý kiến trái chiều, tránh xúc phạm người khác chỉ vì sự hiếu thắng của bản thân.

Để ngăn chặn con người chạm tay tới thiên đường, Chúa đã chia tách ngôn ngữ của nhân loại để họ không thể hiểu nhau nữa. Nhưng bằng cách lắng nghe mỗi ngày, thế giới đang xích lại gần nhau. Nhờ lắng nghe, con người ngày càng tiến bộ và xây dựng thế giới hòa bình, ổn định: một thiên đường ngay trên mặt đất này, cho bạn, và cho tôi.
Khi bạn lắng nghe, lợi ích được nhân đôi: Bạn nhận được thông tin cần thiết, và bạn khiến đối phương cảm thấy họ quan trọng. Lòng can đảm là thứ cần để đứng dậy và lên tiếng. Lòng can đảm cũng là thứ cần để ngồi xuống và lắng nghe. Hãy loại bỏ căn bệnh không chịu lắng nghe ra khỏi cuộc sóng của chúng ta ngay lập tức và thấu hiểu, chia sẻ nhiều hơn nữa để cuộc sống đực hạnh phúc.

“Người yêu người sống để yêu nhau” (Tố Hữu). Hãy sống mà không giả tạo, yêu mà không phụ thuộc, lắng nghe mà không phòng thủ, nói mà không xúc phạm. Mỗi chúng ta hãy tập lắng nghe nhiều hơn, yêu thương nhiều hơn, cởi mở hơn trước sự đa dạng của cuộc sống. Bởi cuộc sống là một khúc ca tuyệt vời, khi chúng ta biết lắng nghe.
 
Từ khóa
cuoc song hạnh phúc hoàn thiện lắng nghe
2K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top