Cảm nghĩ về cụ Bơ-men và hình ảnh chiếc lá cuối cùng

Cảm nghĩ về cụ Bơ-men và hình ảnh chiếc lá cuối cùng

Lan Hương
Lan Hương
  • Thành viên BQT
  • Truyền thông VHT 20
O.Hen-ri là một nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ. “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn góp phần làm cho tên tuổi của O.Hen-ri. Trong câu chuyện ấy, ta thấy thấm đượm tình cảm cao đẹp giữa những người họa sĩ nghèo khổ và đặc biệt là xúc cảm sâu sắc nhất với nhân vật cụ Bơ-men.
Cảm nghĩ về cụ Bơ-men và hình ảnh chiếc lá cuối cùng.png

Cảm nghĩ về cụ Bơ-men và hình ảnh chiếc lá cuối cùng

Đọc truyện “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Mĩ O.Hen-ri ta bồi hồi xúc động về tấm lòng nhân ái cao cả của một người hoạ sĩ nghèo, cô đơn. Vì tình thương yêu con người, để đem lại niềm tin và sự sống cho một người, cụ Bơ-men đã sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình.

Cái chết của cụ Bơ-men thật là cao cả. Ông không chỉ thương xót, mà đã tìm ra cách để chữa căn bệnh nguy hiểm trong trí não Giôn-xi, dù ông có phải xông pha trong bão tuyết. Bơ-men trở về và làm việc thầm lặng dưới ngọn đèn bão tuyết tù mù. Trong đêm mưa rét ấy, một kiệt tác đã hoàn thành, kịp thời thay thế cho chiếc lá vừa rụng xuống. Và cũng trong đêm mưa gió bão bùng ấy, sau khi vẽ bức kiệt tác trong tình thương của mình lên bức tường cáo tới sáu thước, bước xuống khỏi cái thang chông chênh, ông già đã bị viêm phổi nặng, rồi hai ngày sau ông đã lặng lẽ đi vào cõi vĩnh hằng. Cái chết lặng lẽ, sự hi sinh thầm lặng của ông ít ai biết đến, nhưng chính nó đã cứu sống được một mạng người- một con người còn rất trẻ và biết đâu, đó lại là một tài năng vĩ đại sau này sẽ tiếp tục con đường nghệ thuật chân chính mà Bơ-men đã theo đuổi suốt đời. Cái chết là rất đáng ghét nhưng trong trường hợp của Bơ-men, nó vô cùng đang kính trọng, bởi nó càng khẳng định lòng yêu thương con người, sự hi sinh cao cả vì con người của người nghệ sĩ già. Cụ Bơ-men đã chết nhưng tác phẩm kiệt xuất của cụ vẫn sống mãi với hai cô gái nghèo, vẫn sống mãi trong lòng các thế hệ bạn đọc. Bởi vì tác phẩm đó đã biểu hiện tất cả phẩm chất cao đẹp của cụ: nghèo nhưng vô cùng nhân hậu, giàu lòng yêu thương và đức hi sinh. Cụ là biểu tượng của nghệ thuật vị nhân sinh cao cả.

Không phải ngẫu nhiên hình ảnh chiếc lá trường xuân cuối cùng đã trở thành nhan đề một truyện ngắn bất tử của nhà văn Mĩ lừng danh O.Hen-ri. Đó là một chi tiết cảm động, biểu tượng nghệ thuật bất ngờ, độc đáo mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Chiếc lá thường xuân nhỏ bé tầm thường, do bàn tay một hoạ sĩ vô danh tạo ra rất giống chiếc lá thật. Bức tranh “lá” thật sinh động đến nỗi con mắt chuyên môn tinh trẻ của Giôn xi nhìn ngắm hoài mà sao không thể phân biệt nổi lá thật hay lá vẽ ? “Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài cả một đêm, tưởng chừng không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Tuy ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, tuy vậy chiếc lá dũng cảm vẫn bám vào cành cách mặt đất chừng sáu thước”. Và “ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc bám lấy cái cuống của nó trên tường và rồi, cùng với màn đêm buông xuống, gió bấc lại lồng lộn, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và mái hiên thấp kiểu Hà Lan mưa rơi lộp độp xuống mặt đất. Chiếc màn xanh lại được kéo lên khi buổi sáng lại về. Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”.

Chiếc lá dũng cảm đó đã cứu sống một con người. Nhờ chiếc lá giả – lá vẽ (nhưng có thật) vào mặt bức tường trước khuôn cửa sổ mà cô hoạ sĩ trẻ Giôn Xi dần khỏi bệnh. Hoạ sĩ già Bơ-men đã cứu được cô gái đáng thương bằng kiệt tác đầu tiên – và cũng là cuối cùng của mình, hay chính cô đã tự cứu cô bởi niềm hi vọng lớn dần, mạnh ấm dần khởi nguồn từ chiếc lá lạ lùng, gan lì bám trụ, quyết không chịu lìa khỏi ngọn dây leo loằng ngoằng.

Chiếc lá cuối cùng xuất hiện kịp thời đúng lúc đó đã đem lại niềm tin vào sự sống cho Giôn xi, đã thăng hoa nội lực cho Giôn xi, giúp cô chiến thắng căn bệnh viêm phổi dai dẳng hiểm ác. Cô chợt hiểu ra: “có một cái gì đó làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy để em thấy rằng mình đã tệ như thế nào » và hi vọng « một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na Plơ” lại trỗi dậy trong cô; cùng với niềm hi vọng ấy nhựa sống lại lên men, nghị lực và mầm sống lại hồi sinh, khiến bác sĩ phải thốt lên: “được năm phần mười rồi. Chăm sóc chu đáo thì chị sẽ thắng và « cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng”. Không hẳn chiếc lá của cụ Bơ-men đã cứu Giôn xi khỏi tắt lịm đi như ngọn đèn mờ con con trước gió đông lạnh buốt mà chính bàn tay già nua của người hoạ sĩ láng giềng nghèo, cô đơn trong đêm gió tuyết ấy chỉ cố tạo nên niềm hi vọng, khơi bùng lên ngọn lửa tình đời sắp lụi tàn nơi trái tim người đồng nghiệp trẻ không may.

Chiếc lá ấy được vẽ bằng trái tim của tình yêu thương con người. Cụ Bơ-men vẽ chiếc lá ấy trong cái đêm rét khủng khiếp, khi chiếc lá cuối cùng đã rụng xuống. Do đắm mình trong mưa tuyết giá lạnh, cụ Bơ-men đã nhiễm bệnh sưng phổi và đã qua đời sau đó hai ngày. Chắc chắn khi dầm mình trong mưa tuyết để vẽ chiếc lá, cụ không phải không cảm thấy giá buốt, không phải không cảm thấy nguy hiểm cho tính mạng mình. Nhưng lòng thương yêu Giôn xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để cứu sống cô đã thúc đẩy cụ vượt lên trên giá buốt, hiểm nguy để vẽ chiếc lá cuối cùng.

Thực ra chiếc lá cuối cùng đã rụng, còn lại mãi trên tường không phải là thần dược, nó là tác phẩm nghệ thuật được tạo nên bởi tình yêu thương con người, của sự hi sinh cao cả, quên mình tuyệt đối, vô tư tuyệt đối, là lòng yêu mến cuộc sống bỏng cháy của người hoạ sĩ già. Chiếc lá cuối cùng,, sáng tạo một đêm kết quả của tình yêu thương trĩu nặng dồn qua ngòi bút xuất thần của cụ Bơ-men. Chiếc lá nối dài một cuộc đời, cướp đi một cuộc sống, để lại trong bao thế hệ người đọc niềm xót xa, thương kính người hoạ sĩ nghèo không may mắn, đồng thời lại vô cùng kinh ngạc về sức mạnh diệu kì của nghệ thuật- đem lại cuộc sống và hi vọng cho con người. Dù phải đổi giá cực đắt, nhưng nghệ có nghệ sĩ chân chính nào không vui lòng đánh đổi tất cả để lấy một “chiếc lá cuối cùng”.

Từ kiệt tác “chiếc lá cuối cùng”, người đọc hiểu thêm ý nghĩa nào của truyện. Nghệ thuật chân chính được tạo ra từ tình yêu thương con người. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật của tình yêu thương, vì sự sống của con người.

Cụ Bơ men qua đời tại bệnh viện vì tuổi già, sức yếu, cảm lạnh nặng do phải đứng vẽ trên bậc thang cao khấp khểnh giữa trời tuyết cóng cũng là một cách kết thúc một cuộc đời nghệ sĩ không mấy niềm vui. O.Hen ri chọn cách kết thúc truyện đau đớn ấy mà không viết những dòng cuối nhẹ nhàng, êm ái hơn. Nhà văn Mĩ đã gia tăng chất muối, cho gắt mặn hơn ấn tượng đậm chát trong lòng người đọc, cho độ căng của nghịch cảnh càng tăng, cho giọt nước mắt ân hận, biết ơn, nhớ tiếc càng chảy dài trên má Giôn xi, Xiu, và cả mỗi chúng ta.

Người đọc cứ bị ám ảnh mãi về tính hai mặt của biểu tượng “chiếc lá cuối cùng”. Chiếc lá cứu người- đó là mặt phải. Chiếc lá lại giết người- đó là mặt trái. Làm sao không nghĩ, không chiêm nghiệm về triết lí nhân sinh cao cả mà nghiệt ngã do nhà văn gợi ra từ một chiếc lá trường xuân nhỏ bé tầm thường, do bàn tay một hoạ sĩ bình thường. Cụ Bơ men đáng thương, đáng kính và cũng nhiều khi đáng ngại, khi uống rượu say- đã để trọn cuộc đời dài trong nghèo túng và thất bại bằng thành công loé sáng cuối cùng. Chiếc lá thật sinh động đến nỗi con mắt chuyên môn tinh trẻ của Giôn xi nhìn ngắm hoài mà sao không thể phân biệt nổi là lá thật hay lá vẽ ? Hoạ sĩ già đã vui lòng đổi kiệt tác của mình bằng cả xác, hồn và tình thương người nồng nhiệt, nỗi đam mê nghề nghiệp đến quên cả tuổi tác, nỗi cay cú vì cả đời lao động nghệ thuật kiệt lực mà thành công chưa một lần mỉm cười.

Một điều hết sức cảm động là khi đứng giữa trời đêm gió lạnh, tay miệt mài đưa bút vẽ lên tường, cụ Bơ men chắc không hề nghĩ đến việc mình đang làm nghệ thuật, đang thực hiện công trình có thể lưu danh hậu thế. Đơn giản, cụ chỉ nghĩ đây là cách tốt nhất cụ có thể làm, để cứu Giôn xi. Bức tranh vẽ hoàn thành, hoạ sĩ già vào viện và thanh thản sang thế giới bên kia trong niềm vui Giôn xi khỏi bệnh, chẳng hề bận tâm đến “chiếc lá” kia có thành kiệt tác hay không ?

Bức tranh của hoạ sĩ Bơ-men là nghệ thuật chân chính vì nó hướng tới con người, vì con người. Nghệ thuật chân chính mang trong lòng nó chức năng sinh thành và tái tạo để phục vụ con người. Tình yêu thương là nguồn sức mạnh của ông già và tài năng nghệ thuật hướng ngòi bút của ông vào việc hoàn thành một tác phẩm mang thiên chức vĩ đại của nghệ thuật: nghệ thuật vị nhân sinh. Và người nghệ sĩ đã đem cả sinh mệnh của mình để trả lại màu xanh cho chiếc lá đã úa vàng, trả lại màu hồng cho đôi má của người thiếu nữ xanh xao trả lại niềm tin nghị lực cho những người yếu đuối. Chiếc lá cuối cùng trở thành niềm hi vọng của sự hồi sinh được xây dựng bằng tình người.

Trên đây là bài viết cảm nghĩ về cụ Bơ-men và hình ảnh chiếc lá cuối cùng do cụ vẽ. Hi vọng đây sẽ trở thành tài liệu tham khảo giúp các bạn đạt điểm cao trong học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_
 
Từ khóa
chiếc lá cuối cùng cụ bơ-men hi sinh
  • Like
Reactions: Trần Ngọc 2021
455
1
1

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
Hình ảnh "Chiếc lá cuối cùng" với một thông điệp nhân văn - nghệ thuật chân chính tạo ra từ tình yêu thương còn người. Và người nghệ sĩ Bơ-men đã đem cả sinh mệnh của mình để trả lại màu hồng cho đôi má của người thiếu nữ xanh xao, mất niềm tin vào cuộc sống.
 
  • Love
Reactions: Lan Hương

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top