Dự thi Cảm Nhận Ngóng Mẹ Tới Ngày Cuối Hạ - Thanh Nga

Dự thi Cảm Nhận Ngóng Mẹ Tới Ngày Cuối Hạ - Thanh Nga

Ngóng Mẹ Tới Ngày Cuối Hạ, chỉ riêng việc tác giả đặt tên cho tác phẩm đã khiến tôi tò mò phải đọc tác phẩm ấy, và rồi tôi đọc nắn nót từng chữ để cảm nhận giá trị của tác phẩm. Hình ảnh minh họa của một bé gái mười tuổi đang đứng ngoài đường với ánh mắt nhìn thăm thẳm đang ngóng đợi một ai đó, đang mong chờ một điều gì mà đối với bé rất quan trọng trong cuộc đời. Đó là bé Na.

Ngay từ đầu tác phẩm, tác giả Thanh Nga đã khắc họa bé Na với một cuộc đời thật đau xót, khiến người đọc phải ngậm ngùi xót xa cho bé. Bé Na đã trở thành một đứa trẻ “mồ côi” mẹ khi mẹ bé đi lấy chồng, làm vợ rồi sau này sẽ làm mẹ của những đứa trẻ khác. Ngày mẹ Na đi lấy chồng, Na khóc rất nhiều. và, cũng như bao nhiêu đứa trẻ khác, Na đã gào khóc lên mà trách móc mẹ mình : “Mẹ! mẹ ở lại với con, mẹ đừng đi lấy chồng nữa, mẹ bảo mẹ thương con, mẹ thương con như thế à?”. Trong đám cưới, mọi người ai cũng đều vui tươi niềm nở, kể cả mẹ Na. Chỉ riêng mỗi Na thì không, niềm vui hạnh phúc được thay bằng nỗi bất hạnh sẽ cuốn lấy đời Na ngay khi mẹ lên xe hoa theo về nhà chồng. “Lá cúc tần vẫn xanh, cúc tần chỉ vẫy vẫy theo gió nhưng không rời đi đâu, chỉ có mẹ Na đi mất rồi.”

Và, từ đó Na phải sống với ngoại và cậu mợ. Cuộc đời của Na cũng bắt đầu phải thay đổi để thích nghi với cuộc sống không mẹ, phải nhìn sắc mặt của người khác để mong được sống bình yên hơn.

Na trở nên một đứa trẻ bất hạnh, lầm lũi và buồn bã hơn nhiều. Đôi lúc, chỉ vì lời ru con của mợ Mai vô tình hay ác ý đã khiến Na chợt tủi phận

À ơi! Trời mưa bong bóng phập phồng, mẹ đi lấy chồng con ở với ai? À ơi!”

Dù lời ru ấy
“nhịp nhàng bên cánh võng. Thằng em no sữa chóp chép cái miệng nghe lời ru rồi thiu thiu ngủ. Chỉ có Na nghe tiếng ru rồi nước mắt lã chã rơi.”

Na nhớ mẹ lắm, Na buồn, Na khóc, nhưng Na không muốn cho ai biết, kể cả mợ Mai. Na đành giấu giọt nước mắt vào trong sâu thẳm của nỗi tủi phận, “Na lau vội dòng nước mắt. Tay Na quệt ngang má, đôi dòng nước mắt khác lại rơi xuống như thách thức với nỗi buồn”.

Phải công nhận tác giả quá tài tình trong việc khắc họa nội tâm của nhân vật mà tuổi đời mới lên mười. Tôi đọc mà cứ nghĩ đó chính là tự truyện của chính tác giả được miêu tả qua nhân vật bé Na

Tác giả Thanh Nga cũng thật khéo léo sử dụng những âm thanh của thiên nhiên như tiếng sấm, tiếng mưa rơi để che lấp đi những tiếng nấc, tiếng khóc mà bé Na có thể bung lên thật to, đánh thức tất cả mọi người và cả không gian yên tĩnh của màn đêm. Nhưng: “Thật may những tiếng sấm bập bùng trên bầu trời hòa cùng dòng mưa ồn ã, chẳng ai nhận ra Na đang khóc cả.” Ngay cả khi hai mắt Na sung húp vì khóc quá nhiều, nhưng qua ngòi bút của Thanh Nga, bé Na nào đâu có khóc, mà chỉ vì: “hai mí mắt cứ díp lại như buồn ngủ” thôi.

Ở với ngoại và cậu mợ, Na đã trải qua một tuổi thơ có vui có buồn đan xen lẫn nhau.



  • Đó là những ngày phải trĩu nặng cả thân xác phụ mợ Mai trông em, Na bế em hết ngõ này đến ngõ khác đến nỗi muốn “vẹo cả sườn”. Thằng em thì to, nặng, trong khi Na mới mười tuổi.
  • Là việc Na không được đi học nữa mà phải ra đồng chăn trâu chỉ vì mải chơi cùng đám bạn mà quên để em bốc cát vào miệng. Mà Na càng chơi càng hay và học rất nhanh: ” Na học cách chơi chuyền nhanh chóng và chơi rất giỏi”
  • Đó là hai cái tát tai như trời giáng của mợ Mai dành cho “thưởng” cho Na vì thành tích mải chơi cùng đám bạn mà quên nhiệm vụ chăn trâu mà để trâu “chạy ra cánh đồng lúa ăn mất một góc lúa nhà bác Toàn. Chú vệ nông đang giữ con trâu lại cho về sân kho hợp tác giải quyết”. Và người giải quyết hậu quả đó không ai khác là mợ Mai. Ngoài hai cái tát như trời giáng ấy, mợ Mai cũng không quên dành tặng cho Na những câu nói cay nghiệt, chẳng khác nào lại xoáy vào nỗi đau xa mẹ, nỗi nhớ mẹ da diết của Na: “Mẹ mày đi lấy chồng nên tao phải khổ lây vì mày. Mày bảo mẹ mày về mang thóc ra hợp tác xã mà chuộc trâu cho tao.” Trong cơn tức giận, mợ Mai mắng Na té tát, Na đứng im một chỗ cho mợ Mai mắng. Mười ngón chân trần vẫn lấm lem bùn đất của Na bấm chặt xuống đất. Na khóc, Na sợ, nhưng Na chẳng biết làm gì. Chằng có ai ở nhà ngoài mợ Mai lúc này. Những lúc như thế Na chỉ muốn có mẹ ở đây để ôm mẹ vào lòng rồi khóc cho thỏa nỗi buồn. “Mẹ ơi! Mẹ ở đâu, sao mẹ không về với con.” Na khóc thầm trong lòng, những câu từ như thế cứ vang vang trong tâm trí Na.
Nhưng, trong những nỗi đau, nỗi buồn, những hình phạt mợ Mai dành cho Na, tác giả vô hình chung lại tạo cho Na niềm vui, đem lại chon Na những ngày hè đúng nghĩa của một tuổi thơ không phải đi học, được chơi đùa cùng đám trẻ cùng làng, giúp Na phần nào quên đi nỗi nhớ mẹ.

  • Đó là những lần nhập cuộc chơi cùng đám bạn và Na học rất nhanh, chơi rất giỏi: “Na nhập hội chơi chuyền với các bạn cùng lứa. Một quả bưởi non nhỏ bằng quả trứng gà và mười que chắt được vót từ thân cây tre rải ra đất. Các bạn tung quả bưởi lên cao, túm nhanh một que chắt khi ở bàn Mốt rồi đón lấy quả bưởi. Na học cách chơi chuyền nhanh chóng và chơi rất giỏi.”
  • Cái hình phạt bắt Na phải đi chăn trâu ấy của mợ Mai hóa ra lại là những ngày hạnh phúc của Na. “Thực ra được đi chăn trâu mỗi buổi chiều hè lại là khoảng thời gian hạnh phúc của Na khi cả đám bạn quê có đủ các trò để làm Na vui hơn.” Đó Là những ngày có nắng chiều đồng quê cùng đám bạn nô đùa trên đồng cỏ xanh rì. Là những buổi “cả đám bạn rủ ra ao đình tập bơi” và Na biết bơi thật sự khi cho “chuồn chuồn cắn rốn”. Tác giả đã vẽ ra cả một khung trời tuổi mộng cho Na đầy ắp nắng hồng trên đồng cỏ xanh cùng đám bạn cùng trang lứa.


Dù tác giả có cho Na những buổi chiều đầy ắp tiếng cười, thì đối với Na mùa hè “trôi đi thật chậm chạp”. Na vẫn bế em ra đường cái lớn để ngóng mẹ mà “chẳng có bóng dáng nào quen thuộc giống mẹ Na cả”

Đợi chờ là hạnh phúc, cho dù phải đánh đổi biết bao nhiêu tủi nhục, đau buồn.

Hạnh phúc nào cũng phải đánh đổi bằng những giọt nước mắt, bằng những nỗi đau thể xác lẫn tinh thần.

Hợp rồi tan, tan rồi hợp cũng là một quy luật của tự nhiên.

Và cuối cùng, những ngày cuối hạ nơi đường cái lớn ngóng Mẹ, Na đã tìm lại được vòng tay hơi ấm của mẹ. Chiếc xe hơi ngày nào đưa mẹ rời xa Na, để lại cho Na một cuộc sống đau buồn, tủi phận, thì hôm nay một chiếc xe hơi khác lại đem mẹ về lại với Na cùng với một tương lai tươi đẹp hơn chờ đợi Na phía trước.

Na không giấu được niềm vui hạnh phúc, Na hét to ““Mẹeeee!” và Na chạy thật nhanh ra ôm lấy mẹ cùng những câu hỏi vừa mừng vừa trách mẹ của Na: “Sao hôm nay mẹ mới về với con? Con đợi mẹ suốt cả mùa hè, ngày nào con cũng ngóng mẹ”.

Câu hỏi của Na chỉ khiến mẹ Na thêm đau thắt khi nhìn thấy Na “gầy và đen đi nhiều quá!”

Mẹ Na chỉ biết nói lời xin lỗi, rồi
lau những giọt nước mắt còn đọng lại trên má Na. Hai mẹ con dắt tay nhau đi về phía đường làng. Trời cuối hạ, một cơn gió mát thoảng qua làm tóc Na bay bay với một cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn chờ đợi Na phía trước.

mùa thu tới con sẽ được học ở trường mới.”.



Trầm Từ Thương

03/07/2022



Link Tác Phẩm https://forum.vanhoctre.com/threads/ngong-me-toi-ngay-cuoi-ha-thanh-nga.5798/







1656856142234.png
 
771
5
3

Thu Vân 2022

Thành Viên
11/2/22
99
161
33,000
58
Xu
46,135
Một review hay cho một tác phẩm hay.
 
Sửa lần cuối:

Thanh Nga

Thành Viên
10/1/22
66
119
33,000
37
Xu
73,991
Oà, Cảm ơn bạn nhiều nhé! Mình biết bạn rất giỏi cảm nhận bởi vì bạn thường có cách nhìn nhận rất tinh tế thông qua mỗi lần trò truyện. Cảm ơn bạn cho mình sống lại với "ngóng mẹ ... "một lần nữa.
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top