Ở thi sĩ Xuân Quỳnh ta bắt gặp tiếng thơ chân thành, mãnh liệt với những khao khát hạnh phúc đời thường. Thơ Xuân Quỳnh thể hiện tiếng lòng của một người phụ nữ vừa hồn nhiên, yêu đời, vừa tươi tắn, chân thành, đằm thắm luôn da diết khát vọng tình yêu bình dị sâu sắc. Chu Văn Sơn từng nhận xét về thơ Xuân Quỳnh: “Thơ Xuân Quỳnh là cánh chuồn chuồn bay đi tìm chốn nương thân trong nắng nôi và giông bão cuộc đời”.
Nhận xét về bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu”. Ý kiến khác lại cho rằng “Bài thơ thể hiện quan niệm về tình yêu mang tính truyền thống”. Từ cảm nhận về bài thơ “Sóng”, anh chị hãy bình luận về ý kiến trên.
Có ai yêu một loài hoa không hương, không sắc; Có ai yêu cánh chim bay không gửi lại cuộc đời tiếng hót ngọt ngào, đắm say; Có ai yêu những áng văn chương nghệ thuật ép khô vào trong xác chữ vô cả. Bởi tư tưởng, tình cảm chính là linh hồn của văn chương hay hương sắc, tiếng ca là linh hồn của một đời hoa, đời chim vậy. Đến với trang thơ của Xuân Quỳnh ta nghe được điệu tình đang ngân vang trong những lời thơ mà ở đó chất chứa cả những nhịp đập của 1 trái tim thi sĩ. Một trái tim giàu lòng trắc ẩn, nồng nàn khao khát và luôn thành thực với tình yêu. Tình yêu ấy được Xuân Quỳnh gửi gắm qua “Sóng” - thi phẩm đã tạo nên sức đồng cảm mãnh liệt khi đã thể hiện cùng kiệt nỗi yêu thương và khát vọng về một tình yêu cao cả, bất diệt của nhân vật trữ tình. Nói về quan niệm tình yêu trong “Sóng”, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu”. Ý kiến khác lại khẳng định: “Bài thơ thể hiện quan niệm về tình yêu mang tính truyền thống”.
Hoàng Minh Châu từng khẳng định: “Thơ khởi sự từ tâm hồn, vươn lên bằng tầm nhìn và đọng lại bằng tấm lòng người viết”. Ở thi sĩ Xuân Quỳnh ta bắt gặp tiếng thơ chân thành, mãnh liệt với những khao khát hạnh phúc đời thường. Thơ Xuân Quỳnh thể hiện tiếng lòng của một người phụ nữ vừa hồn nhiên, yêu đời, vừa tươi tắn, chân thành, đằm thắm luôn da diết khát vọng tình yêu bình dị sâu sắc. Chu Văn Sơn từng nhận xét về thơ Xuân Quỳnh: “Thơ Xuân Quỳnh là cánh chuồn chuồn bay đi tìm chốn nương thân trong nắng nôi và giông bão cuộc đời”. Chị là người phụ nữ có tâm hồn nhạy cảm, có sức mạnh phi thường như “cây xương rồng kiên cường và kì diệu trên sa mạc vắt kiệt mình để nở những chùm hoa tuyệt quý cho đời” ( Nguyễn Thị Minh Khai). “Sóng” là bông “Hoa dọc chiến hào” xinh xắn, đáng yêu bậc nhất mà Xuân Quỳnh hái được nhân chuyến đi tới vùng biển Diêm Điền Thái Bình năm 1967, năm 1968 bài thơ được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Thông qua hình tượng sóng và em thi sĩ đã giãi bày những cung bậc cảm xúc và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu. Thi nhân đã huy động tất cả các giác quan, thu thập cảm giác mới bắt trọn làn sóng tín hiệu chuyện giao trong tâm hồn mình rồi hòa điệu chúng thành những vần thơ có khả năng “Thiêu cháy cả rừng cây, khô cạn dòng suối, làm nhũn đi từng ý nghĩ và mê hoặc cả gỗ đá vô tri” (Tạ Ty).
Trần Đình Sử cho rằng: “Văn học dùng hình tượng để phản ánh cuộc sống và tâm hồn con người”. Sắc điệu trữ tình của “Sóng” được dệt nên từ hình tượng sóng và em. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình xôn xao trong lòng người con gái đang yêu trước biển cả ngắm nhìn những con sóng bất tận, vô hồi. Sóng là hình ảnh ẩn dụ, là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của nữ sĩ lúc thì hòa nhập, lúc lại phân thân của cái tôi “em”. Sóng đã khơi gợi một hồn thơ hồn nhiên, tươi mới, sôi nổi khát vọng tình yêu. Với hình tượng sóng Xuân Quỳnh đã có một cách nói rất hay, rất mới về tâm trạng tình yêu nồng nhiệt của người con gái đánh thức bao ấn tượng vốn đã ngủ quên trong lòng người đọc.
Tình yêu đã trở thành một sợi dây kí thác những dòng tâm tình cảm của biết bao nhiêu trái tim thi sĩ. Nhưng không vì thế mà nó lại trở nên đơn điệu và nhàm chán bởi với mỗi nhà thơ tình yêu lại được biểu hiện dưới những góc nhìn khác nhau. Đến với tiếng thơ của Xuân Quỳnh ta không chỉ bắt gặp ở đó một tình yêu giản dị đời thường mà còn chất chứa cả những quan niệm thẩm mỹ mới lạ, độc của nhà thơ về tình yêu. Vì vậy, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu”. Sự mới mẻ ấy trước hết đến từ sự thể hiện và chủ động bày tỏ nhưng cảm xúc của tình yêu của người con gái:
"Dữ dội và dịu êm
Ồ ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nỗi mình
Sóng tìm ra tận bể"
Nhà thơ đã mượn hình tượng sóng để diễn tả những cung bậc tình cản trong tâm hồn mình. Cắt nghĩ “bản thể sóng” hay chính là cắt nghĩa ‘bản thể tình yêu” để người đọc thấy được dòng nội tâm đầy xáo trộn của một kẻ đang yêu. Nhà thơ đã để cái cảm xúc của mình trở thành dòng trạng thái chuyển đổi của những con sóng, tưởng như đối cực nhưng lại thống nhất, luân phiên không ngừng để mãi mãi là mình. Những từ ngữ dữ dội, dịu êm, ồ ào, lặng lẽ đặt ngoài văn cảnh là đối nghĩa nhưng ở đây lại là hai mặt của một thực thể, tạo hình cho con sóng sống động. Đó là con sóng vô cùng nữ tính, nó không mang theo sự hủy diệt, đe dọa, càng không phải con sóng thần mà là con sóng thơ, sóng yêu cho nên nó đổ về trái tim của người phụ nữ đọc lại cuối cùng nơi đáy tâm hồn vẫn là sự dịu êm, lặng lẽ. Hình tượng sóng quả thật mới lạ nó không chỉ lôi cuốn người đọc vào trong từ nhịp vỗ mà còn tạo nên những con sóng cứ dào dạt, cuồn cuộn xoáy lên trong lòng người. Sự thể hiện và bộc rộ cảm xúc chân thực, tinh tế về tình yêu ấy có lẽ chỉ có trong những tứ thơ hiện đại. Trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du khi miêu tả tấm lòng của Kiều đối với Kim Trọng còn e lệ trước những câu thơ “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Thì với Xuân Quỳnh nhà thơ đã đi theo tiếng gọi của tình yêu mà thao thức mà chủ động tìm tới “tận bể” để mong thõa mãn khao khát của chính mình.
Hình trình của sóng từ sông ra biển như hành trình của một tình yêu phá bỏ những giới hạn tù túng chật hẹp, phá bỏ cái song sắt của ngục tù để chạm tới thế giới của tâm hồn rộng mở với khát vọng vươn đến cái vô biên, tuyệt đích. Đây là một quan niệm tình yêu hết sức mới mẻ, tiến bộ của người phụ nữ thời đại. Đặt trong quan niệm ngày xưa: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” mới thấy hết cái mới mẻ trong quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh. Người phụ nữ chủ động tìm đến tình yêu để được sống với chính mình.
Dù vậy với tuổi trẻ , băn khoăn sâu thẳm nhất, dữ dội nhất về bản thể chẳng thể nào nằm ngoài khao khát tình yêu, thứ tình cảm kì lạ khiến bất cứ ai cũng muốn tan ra muốn hòa nhập:
"Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ"
Xuân Quỳnh đã miêu tả nhưng con sóng trong một dòng chảy thời gian bất tận. Sóng trường tồn vĩnh hằng cùng với khát vọng tình yêu của loài người đã có từ xa xưa và còn mãi đồng hành cùng nhân loại. Ta giật mình nhớ đến bước chân “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” của Thúy Kiều sang nhà Kim Trọng.Tình yêu và khát vọng luôn là ước mơ của bao người. Thử nghĩ xem sẽ như thế nào nếu thế giới này không có tình yêu lứa đôi? Tôi tin cuộc sống sẽ chẳng còn gì ý nghĩa không còn gì để tuổi trẻ phải bồi hồi, điên đảo khi:
"Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ"
Sóng khát khao có bờ như em khát khao có anh, sóng vượt qua mọi trở ngại để tới bờ như em bước qua mọi khó khăn để cập bến hạnh phúc. Tình yêu ấy xao động tới đâu, khát khao cháy bỏng đến nhường nào mà có thể cho em có niềm tin lớn lao đến thế!
"Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng vỗ
Con nào sẽ tới bờ
Dù muôn trùng cách trở"
Sóng xa vời cách trở vẫn tìm tới bờ cũng như em tìm tới cội nguồn yêu thương:
"Yêu nhau mất núi cũng trèo
Mất sông cũng lội, mấy đèo cũng qua"
Bắt đầu từ một quy luật tự nhiên bất hủ những con sóng chẳng bao giờ thôi vỗ vào bờ cũng như tình yêu của em chẳng bao giờ vơi cạn. Tác phẩm được viết ra khi nhà thơ đã trải qua những cay đắng của tình yêu, nếm trải những đau khổ mà vẫn có một niềm tin trọn vẹn về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi đáng để chúng ta trân trọng. Để rồi trong bài thơ “Thơ tình cuối mùa thu” chị cũng từng viết:
"Thời gian như là gió
Mùa đi theo tháng năm
Tuổi theo mua đi mãi
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
Đối với người đọc hôm nay, tứ thơ của Xuân Quỳnh vẫn xốn xang, vẫn làm chúng ta dao động. Bởi Xuân Quỳnh đã đi trước thời đại yêu một cách nồng nhiệt, cuồng si, chủ động thôi là chưa đủ, ở đó khao khát được yêu, chiếm trọn tình yêu cho riêng mình đã tạo nên những tứ thơ mới mẻ, hiện đại. Vậy là trái tim đã tìm đến trái tim , điệu hồn đã tìm được những hồn đồng điệu để rồi rung ngân những cung bậc của tình yêu.
Vũ Cao từng nhận xét về “Sóng”: Xuân Quỳnh viết bài thơ này “bợm” thậ”. Có lẽ cái bợm ấy biểu hiện trong cá tính và cách thể hiện tình cảm của nhà thơ như lấn át như bao trùm như muốn ôm trọn tất cả. Song trong cái hiện đại ấy Xuân Quỳnh – một tâm hồn đầy nữ tính, vẫn giữ cho mình những nét truyền thống của tình yêu-nỗi nhớ. Nhà thơ hiểu rằng nỗi nhớ chính là biểu hiện sâu sắc nhất của tình yêu:
"Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức"
Cả đoạn thơ dường như phủ lên là nỗi nhớ cồn cào, da diết, tiềm thức lẫn ý thức, cả khi tỉnh lẫn khi mơ, không thể nào yên, không thể nào nguôi, nó cuồn cuộn dạt dào như những con sóng biển triền miên, vô hạn. Phải chăng, những rung cảm mãnh liệt của một trái tim yêu đã buộc lời thơ phải dài thêm ra để diễn tả cái ngút ngàn của nỗi nhớ. Đó là nỗi nhớ “bổi hổi bồi hồi”, như đứng đống lửa như ngồi đống than. Đó là nỗi nhớ thường trực in đậm trong những câu ca dao:
"Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Cứ mong trời sáng ra đường gặp anh"
(Ca dao)
Hay
"Nhớ ai ai ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai"
Đến văn học trung đại ta cũng bắt gặp nỗi nhớ ấy, nỗi nhớ của người chinh phụ trong thơ của Đoàn Thị Điểm:
"Trời thăm thẳm ra vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong"
Có thể nói, nỗi nhớ như một phương tiện để thể hiện tình yêu. Cũng như sóng là sự sống của biển cả rộng lớn bao la thì nỗi nhớ là sự sống của tình yêu tuyệt đích.
Yêu là nhớ, một nỗi nhớ thường trực cháy bỏng. Nhưng chưa phải là tất cả, tái tim người phụ nữ trong tình yêu còn muốn khẳng định hướng tới những phẩm chất cao đẹp, vững bền của tình yêu truyền thống, đó là sự thủy chung:
"Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu xuôi về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương"
Sự thủy chung ấy dù cho: “Rắn nát mặc dầu” – “Thì em vẫn giữ tấm lòng son” (Hồ Xuân Hương) vẫn một lòng, một dạ nghĩ về anh, yêu anh và chờ anh. Bởi anh chính là bến đỗ tâm hồn, là bến đỗ cho cuộc đời em là nơi mà tình yêu trong em cất cánh. Khoảng cách về thời gian, không gian dẫu có cách xa nhưng không làm vơi bớt đi nỗi nhớ và tình yêu của người phụ nữ. Xuân Quỳnh đã buộc chặt bao sợi nhớ, sợi thương, nghiêng hết tình, dồn hết sức về phương anh. Thế mới biết tình yêu của chị nồng nàn mãnh liệt thế nào. Trước Xuân Quỳnh có lẽ chưa có nhà thơ nào viết về tình yêu bằng những lời tha thiết, nồng nàn cháy bỏng như thế! Để rồi từ những dòng thơ ấy ta cảm nhận được tâm hồn người phụ nữ Việt Nam trong tình yêu táo bạo, mạnh mẽ nhưng vẫn giữ được nét truyền thống sự thủy chung, gắn bó, đáng yêu mang đậm tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam.
Nếu ví nội dung của một tác phẩm như một cánh diều, thì nghệ thuật chính là phương tiện cứu cánh cho cánh diều ấy bay cao, bay xa. Sự thành công của “Sóng” không chỉ đến từ sự mới mẻ, hiện đại nhưng cũng đầy những giá trị truyền thống mà còn ở việc nhà văn xây dựng hình tượng mới mẻ- sóng. Sóng không chỉ là hình tượng trung tâm, mà còn là linh hồn mà Xuân Quỳnh kí thác tâm hồn mình, kí thác phần người vào chữ. Đó là những con sóng lòng người thi sĩ đang bùng cháy đang khát khao chạm tới vẻ đẹp, tình yêu tuyệt đích. Bên cạnh đó, nhà thơ còn vận dụng triệt để các thủ phát gợi hình, gợi tả ẩn dụ, nhân hóa, đối lập để sóng biển hòa nhập với sóng lòng, những con sóng như những sinh thể sống động, mới lạ và đầy hấp dẫn.
Có thể nói hay ý kiến nhận xét về “Sóng”- một “quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu” và “Sóng” là “Bài thơ thể hiện quan niệm về tình yêu mang tính truyền thống” là rất xác đáng. Hai ý kiến, hai góc nhìn mới mẻ tưởng chừng như đối lập nhau nhưng lại mang đến sự cảm nhận riêng về Sóng. Hai ý kiến bổ sung cho nhau, không chỉ đánh giá, tô đậm giá trị của sóng mà còn định hướng cho người đọc khi tiếp cận tác phẩm. Đọc “Sóng” để thấy vẻ đẹp hiện đại mới mẻ sau cái vẻ đẹp truyền thống, tuy mới lạ nhưng không làm mất đi giá trị vẹn nguyên của nó.
Trong nghệ thuật, thơ ca, hội họa, âm nhạc ta chẳng đã từng thấy sóng đã trở thành một đối tượng thẩm mĩ đó sao. Đó là những con sóng đã dào dạt trong các tác phẩm âm nhạc, đã cuồn cuộn vỗ bờ trong những bức tranh đặc tả sóng, đã từng liêu xiêu trong những câu thơ của Nguyễn Du, đã từng dâng ngập bến bờ trong “Biển” của Xuân Diệu. Nhưng ở đó sóng chỉ dừng ở sự miêu tả trạng thái hiện thời, cho đến tiếng thơ Xuân Quỳnh sóng mới được phám phá, phát hiện những cách nhìn đa chiều, phong phú và đặc sắc đến thế. Đó là những con sóng trong trạng thái đối cực, là biểu tượng cho sự sống vĩnh hằng, bất tử . Không phải là một hồn thơ sâu sắc nhạy cảm thì khó có thể đi tới những phát hiện ấy. Qua sóng ta thấy sự hóa thân kì diệu của Xuân Quỳnh vào những con sóng vĩnh hằng giữa đại dương.
Ai đó đã nói rằng: “Một bài thơ hay như một con ốc nhỏ bé mà khi ta áp tai vào đó ta nghe được tiếng sóng dập dờn của cuộc đời, tiếng sóng của tình yêu con người và cả những chiêm nghiệm thâm trầm, sâu xa”. Qua “Sóng” của Xuân Quỳnh ta đã được khám phá những cung bậc cảm xúc và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu. Đó là thứ tình cảm vừa chân thành, vừa hồn hậu, vừa ước muốn hóa thân mãnh liệt với thời gian, không gian cống hiến tận cùng cho tình yêu. Để rồi từ bao giờ đến bây giờ “Sóng” vẫn mang “sức mạnh mãnh liệt quảng đại nó ra đời trước những buồn vui của loài người, nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế.”
Nhận xét về bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu”. Ý kiến khác lại cho rằng “Bài thơ thể hiện quan niệm về tình yêu mang tính truyền thống”. Từ cảm nhận về bài thơ “Sóng”, anh chị hãy bình luận về ý kiến trên.
BÀI VIẾT
Có ai yêu một loài hoa không hương, không sắc; Có ai yêu cánh chim bay không gửi lại cuộc đời tiếng hót ngọt ngào, đắm say; Có ai yêu những áng văn chương nghệ thuật ép khô vào trong xác chữ vô cả. Bởi tư tưởng, tình cảm chính là linh hồn của văn chương hay hương sắc, tiếng ca là linh hồn của một đời hoa, đời chim vậy. Đến với trang thơ của Xuân Quỳnh ta nghe được điệu tình đang ngân vang trong những lời thơ mà ở đó chất chứa cả những nhịp đập của 1 trái tim thi sĩ. Một trái tim giàu lòng trắc ẩn, nồng nàn khao khát và luôn thành thực với tình yêu. Tình yêu ấy được Xuân Quỳnh gửi gắm qua “Sóng” - thi phẩm đã tạo nên sức đồng cảm mãnh liệt khi đã thể hiện cùng kiệt nỗi yêu thương và khát vọng về một tình yêu cao cả, bất diệt của nhân vật trữ tình. Nói về quan niệm tình yêu trong “Sóng”, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu”. Ý kiến khác lại khẳng định: “Bài thơ thể hiện quan niệm về tình yêu mang tính truyền thống”.
Hoàng Minh Châu từng khẳng định: “Thơ khởi sự từ tâm hồn, vươn lên bằng tầm nhìn và đọng lại bằng tấm lòng người viết”. Ở thi sĩ Xuân Quỳnh ta bắt gặp tiếng thơ chân thành, mãnh liệt với những khao khát hạnh phúc đời thường. Thơ Xuân Quỳnh thể hiện tiếng lòng của một người phụ nữ vừa hồn nhiên, yêu đời, vừa tươi tắn, chân thành, đằm thắm luôn da diết khát vọng tình yêu bình dị sâu sắc. Chu Văn Sơn từng nhận xét về thơ Xuân Quỳnh: “Thơ Xuân Quỳnh là cánh chuồn chuồn bay đi tìm chốn nương thân trong nắng nôi và giông bão cuộc đời”. Chị là người phụ nữ có tâm hồn nhạy cảm, có sức mạnh phi thường như “cây xương rồng kiên cường và kì diệu trên sa mạc vắt kiệt mình để nở những chùm hoa tuyệt quý cho đời” ( Nguyễn Thị Minh Khai). “Sóng” là bông “Hoa dọc chiến hào” xinh xắn, đáng yêu bậc nhất mà Xuân Quỳnh hái được nhân chuyến đi tới vùng biển Diêm Điền Thái Bình năm 1967, năm 1968 bài thơ được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Thông qua hình tượng sóng và em thi sĩ đã giãi bày những cung bậc cảm xúc và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu. Thi nhân đã huy động tất cả các giác quan, thu thập cảm giác mới bắt trọn làn sóng tín hiệu chuyện giao trong tâm hồn mình rồi hòa điệu chúng thành những vần thơ có khả năng “Thiêu cháy cả rừng cây, khô cạn dòng suối, làm nhũn đi từng ý nghĩ và mê hoặc cả gỗ đá vô tri” (Tạ Ty).
Trần Đình Sử cho rằng: “Văn học dùng hình tượng để phản ánh cuộc sống và tâm hồn con người”. Sắc điệu trữ tình của “Sóng” được dệt nên từ hình tượng sóng và em. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình xôn xao trong lòng người con gái đang yêu trước biển cả ngắm nhìn những con sóng bất tận, vô hồi. Sóng là hình ảnh ẩn dụ, là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của nữ sĩ lúc thì hòa nhập, lúc lại phân thân của cái tôi “em”. Sóng đã khơi gợi một hồn thơ hồn nhiên, tươi mới, sôi nổi khát vọng tình yêu. Với hình tượng sóng Xuân Quỳnh đã có một cách nói rất hay, rất mới về tâm trạng tình yêu nồng nhiệt của người con gái đánh thức bao ấn tượng vốn đã ngủ quên trong lòng người đọc.
Tình yêu đã trở thành một sợi dây kí thác những dòng tâm tình cảm của biết bao nhiêu trái tim thi sĩ. Nhưng không vì thế mà nó lại trở nên đơn điệu và nhàm chán bởi với mỗi nhà thơ tình yêu lại được biểu hiện dưới những góc nhìn khác nhau. Đến với tiếng thơ của Xuân Quỳnh ta không chỉ bắt gặp ở đó một tình yêu giản dị đời thường mà còn chất chứa cả những quan niệm thẩm mỹ mới lạ, độc của nhà thơ về tình yêu. Vì vậy, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu”. Sự mới mẻ ấy trước hết đến từ sự thể hiện và chủ động bày tỏ nhưng cảm xúc của tình yêu của người con gái:
"Dữ dội và dịu êm
Ồ ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nỗi mình
Sóng tìm ra tận bể"
Nhà thơ đã mượn hình tượng sóng để diễn tả những cung bậc tình cản trong tâm hồn mình. Cắt nghĩ “bản thể sóng” hay chính là cắt nghĩa ‘bản thể tình yêu” để người đọc thấy được dòng nội tâm đầy xáo trộn của một kẻ đang yêu. Nhà thơ đã để cái cảm xúc của mình trở thành dòng trạng thái chuyển đổi của những con sóng, tưởng như đối cực nhưng lại thống nhất, luân phiên không ngừng để mãi mãi là mình. Những từ ngữ dữ dội, dịu êm, ồ ào, lặng lẽ đặt ngoài văn cảnh là đối nghĩa nhưng ở đây lại là hai mặt của một thực thể, tạo hình cho con sóng sống động. Đó là con sóng vô cùng nữ tính, nó không mang theo sự hủy diệt, đe dọa, càng không phải con sóng thần mà là con sóng thơ, sóng yêu cho nên nó đổ về trái tim của người phụ nữ đọc lại cuối cùng nơi đáy tâm hồn vẫn là sự dịu êm, lặng lẽ. Hình tượng sóng quả thật mới lạ nó không chỉ lôi cuốn người đọc vào trong từ nhịp vỗ mà còn tạo nên những con sóng cứ dào dạt, cuồn cuộn xoáy lên trong lòng người. Sự thể hiện và bộc rộ cảm xúc chân thực, tinh tế về tình yêu ấy có lẽ chỉ có trong những tứ thơ hiện đại. Trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du khi miêu tả tấm lòng của Kiều đối với Kim Trọng còn e lệ trước những câu thơ “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Thì với Xuân Quỳnh nhà thơ đã đi theo tiếng gọi của tình yêu mà thao thức mà chủ động tìm tới “tận bể” để mong thõa mãn khao khát của chính mình.
Hình trình của sóng từ sông ra biển như hành trình của một tình yêu phá bỏ những giới hạn tù túng chật hẹp, phá bỏ cái song sắt của ngục tù để chạm tới thế giới của tâm hồn rộng mở với khát vọng vươn đến cái vô biên, tuyệt đích. Đây là một quan niệm tình yêu hết sức mới mẻ, tiến bộ của người phụ nữ thời đại. Đặt trong quan niệm ngày xưa: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” mới thấy hết cái mới mẻ trong quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh. Người phụ nữ chủ động tìm đến tình yêu để được sống với chính mình.
Dù vậy với tuổi trẻ , băn khoăn sâu thẳm nhất, dữ dội nhất về bản thể chẳng thể nào nằm ngoài khao khát tình yêu, thứ tình cảm kì lạ khiến bất cứ ai cũng muốn tan ra muốn hòa nhập:
"Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ"
Xuân Quỳnh đã miêu tả nhưng con sóng trong một dòng chảy thời gian bất tận. Sóng trường tồn vĩnh hằng cùng với khát vọng tình yêu của loài người đã có từ xa xưa và còn mãi đồng hành cùng nhân loại. Ta giật mình nhớ đến bước chân “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” của Thúy Kiều sang nhà Kim Trọng.Tình yêu và khát vọng luôn là ước mơ của bao người. Thử nghĩ xem sẽ như thế nào nếu thế giới này không có tình yêu lứa đôi? Tôi tin cuộc sống sẽ chẳng còn gì ý nghĩa không còn gì để tuổi trẻ phải bồi hồi, điên đảo khi:
"Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ"
Sóng khát khao có bờ như em khát khao có anh, sóng vượt qua mọi trở ngại để tới bờ như em bước qua mọi khó khăn để cập bến hạnh phúc. Tình yêu ấy xao động tới đâu, khát khao cháy bỏng đến nhường nào mà có thể cho em có niềm tin lớn lao đến thế!
"Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng vỗ
Con nào sẽ tới bờ
Dù muôn trùng cách trở"
Sóng xa vời cách trở vẫn tìm tới bờ cũng như em tìm tới cội nguồn yêu thương:
"Yêu nhau mất núi cũng trèo
Mất sông cũng lội, mấy đèo cũng qua"
Bắt đầu từ một quy luật tự nhiên bất hủ những con sóng chẳng bao giờ thôi vỗ vào bờ cũng như tình yêu của em chẳng bao giờ vơi cạn. Tác phẩm được viết ra khi nhà thơ đã trải qua những cay đắng của tình yêu, nếm trải những đau khổ mà vẫn có một niềm tin trọn vẹn về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi đáng để chúng ta trân trọng. Để rồi trong bài thơ “Thơ tình cuối mùa thu” chị cũng từng viết:
"Thời gian như là gió
Mùa đi theo tháng năm
Tuổi theo mua đi mãi
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
Đối với người đọc hôm nay, tứ thơ của Xuân Quỳnh vẫn xốn xang, vẫn làm chúng ta dao động. Bởi Xuân Quỳnh đã đi trước thời đại yêu một cách nồng nhiệt, cuồng si, chủ động thôi là chưa đủ, ở đó khao khát được yêu, chiếm trọn tình yêu cho riêng mình đã tạo nên những tứ thơ mới mẻ, hiện đại. Vậy là trái tim đã tìm đến trái tim , điệu hồn đã tìm được những hồn đồng điệu để rồi rung ngân những cung bậc của tình yêu.
Vũ Cao từng nhận xét về “Sóng”: Xuân Quỳnh viết bài thơ này “bợm” thậ”. Có lẽ cái bợm ấy biểu hiện trong cá tính và cách thể hiện tình cảm của nhà thơ như lấn át như bao trùm như muốn ôm trọn tất cả. Song trong cái hiện đại ấy Xuân Quỳnh – một tâm hồn đầy nữ tính, vẫn giữ cho mình những nét truyền thống của tình yêu-nỗi nhớ. Nhà thơ hiểu rằng nỗi nhớ chính là biểu hiện sâu sắc nhất của tình yêu:
"Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức"
Cả đoạn thơ dường như phủ lên là nỗi nhớ cồn cào, da diết, tiềm thức lẫn ý thức, cả khi tỉnh lẫn khi mơ, không thể nào yên, không thể nào nguôi, nó cuồn cuộn dạt dào như những con sóng biển triền miên, vô hạn. Phải chăng, những rung cảm mãnh liệt của một trái tim yêu đã buộc lời thơ phải dài thêm ra để diễn tả cái ngút ngàn của nỗi nhớ. Đó là nỗi nhớ “bổi hổi bồi hồi”, như đứng đống lửa như ngồi đống than. Đó là nỗi nhớ thường trực in đậm trong những câu ca dao:
"Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Cứ mong trời sáng ra đường gặp anh"
(Ca dao)
Hay
"Nhớ ai ai ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai"
Đến văn học trung đại ta cũng bắt gặp nỗi nhớ ấy, nỗi nhớ của người chinh phụ trong thơ của Đoàn Thị Điểm:
"Trời thăm thẳm ra vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong"
Có thể nói, nỗi nhớ như một phương tiện để thể hiện tình yêu. Cũng như sóng là sự sống của biển cả rộng lớn bao la thì nỗi nhớ là sự sống của tình yêu tuyệt đích.
Yêu là nhớ, một nỗi nhớ thường trực cháy bỏng. Nhưng chưa phải là tất cả, tái tim người phụ nữ trong tình yêu còn muốn khẳng định hướng tới những phẩm chất cao đẹp, vững bền của tình yêu truyền thống, đó là sự thủy chung:
"Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu xuôi về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương"
Sự thủy chung ấy dù cho: “Rắn nát mặc dầu” – “Thì em vẫn giữ tấm lòng son” (Hồ Xuân Hương) vẫn một lòng, một dạ nghĩ về anh, yêu anh và chờ anh. Bởi anh chính là bến đỗ tâm hồn, là bến đỗ cho cuộc đời em là nơi mà tình yêu trong em cất cánh. Khoảng cách về thời gian, không gian dẫu có cách xa nhưng không làm vơi bớt đi nỗi nhớ và tình yêu của người phụ nữ. Xuân Quỳnh đã buộc chặt bao sợi nhớ, sợi thương, nghiêng hết tình, dồn hết sức về phương anh. Thế mới biết tình yêu của chị nồng nàn mãnh liệt thế nào. Trước Xuân Quỳnh có lẽ chưa có nhà thơ nào viết về tình yêu bằng những lời tha thiết, nồng nàn cháy bỏng như thế! Để rồi từ những dòng thơ ấy ta cảm nhận được tâm hồn người phụ nữ Việt Nam trong tình yêu táo bạo, mạnh mẽ nhưng vẫn giữ được nét truyền thống sự thủy chung, gắn bó, đáng yêu mang đậm tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam.
Nếu ví nội dung của một tác phẩm như một cánh diều, thì nghệ thuật chính là phương tiện cứu cánh cho cánh diều ấy bay cao, bay xa. Sự thành công của “Sóng” không chỉ đến từ sự mới mẻ, hiện đại nhưng cũng đầy những giá trị truyền thống mà còn ở việc nhà văn xây dựng hình tượng mới mẻ- sóng. Sóng không chỉ là hình tượng trung tâm, mà còn là linh hồn mà Xuân Quỳnh kí thác tâm hồn mình, kí thác phần người vào chữ. Đó là những con sóng lòng người thi sĩ đang bùng cháy đang khát khao chạm tới vẻ đẹp, tình yêu tuyệt đích. Bên cạnh đó, nhà thơ còn vận dụng triệt để các thủ phát gợi hình, gợi tả ẩn dụ, nhân hóa, đối lập để sóng biển hòa nhập với sóng lòng, những con sóng như những sinh thể sống động, mới lạ và đầy hấp dẫn.
Có thể nói hay ý kiến nhận xét về “Sóng”- một “quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu” và “Sóng” là “Bài thơ thể hiện quan niệm về tình yêu mang tính truyền thống” là rất xác đáng. Hai ý kiến, hai góc nhìn mới mẻ tưởng chừng như đối lập nhau nhưng lại mang đến sự cảm nhận riêng về Sóng. Hai ý kiến bổ sung cho nhau, không chỉ đánh giá, tô đậm giá trị của sóng mà còn định hướng cho người đọc khi tiếp cận tác phẩm. Đọc “Sóng” để thấy vẻ đẹp hiện đại mới mẻ sau cái vẻ đẹp truyền thống, tuy mới lạ nhưng không làm mất đi giá trị vẹn nguyên của nó.
Trong nghệ thuật, thơ ca, hội họa, âm nhạc ta chẳng đã từng thấy sóng đã trở thành một đối tượng thẩm mĩ đó sao. Đó là những con sóng đã dào dạt trong các tác phẩm âm nhạc, đã cuồn cuộn vỗ bờ trong những bức tranh đặc tả sóng, đã từng liêu xiêu trong những câu thơ của Nguyễn Du, đã từng dâng ngập bến bờ trong “Biển” của Xuân Diệu. Nhưng ở đó sóng chỉ dừng ở sự miêu tả trạng thái hiện thời, cho đến tiếng thơ Xuân Quỳnh sóng mới được phám phá, phát hiện những cách nhìn đa chiều, phong phú và đặc sắc đến thế. Đó là những con sóng trong trạng thái đối cực, là biểu tượng cho sự sống vĩnh hằng, bất tử . Không phải là một hồn thơ sâu sắc nhạy cảm thì khó có thể đi tới những phát hiện ấy. Qua sóng ta thấy sự hóa thân kì diệu của Xuân Quỳnh vào những con sóng vĩnh hằng giữa đại dương.
Ai đó đã nói rằng: “Một bài thơ hay như một con ốc nhỏ bé mà khi ta áp tai vào đó ta nghe được tiếng sóng dập dờn của cuộc đời, tiếng sóng của tình yêu con người và cả những chiêm nghiệm thâm trầm, sâu xa”. Qua “Sóng” của Xuân Quỳnh ta đã được khám phá những cung bậc cảm xúc và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu. Đó là thứ tình cảm vừa chân thành, vừa hồn hậu, vừa ước muốn hóa thân mãnh liệt với thời gian, không gian cống hiến tận cùng cho tình yêu. Để rồi từ bao giờ đến bây giờ “Sóng” vẫn mang “sức mạnh mãnh liệt quảng đại nó ra đời trước những buồn vui của loài người, nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế.”
- Từ khóa
- ngữ văn 12 song tinh yeu xuan quynh