Cảm nhận vẻ đẹp người lái đò qua trùng vi thạch trận thứ hai

Cảm nhận vẻ đẹp người lái đò qua trùng vi thạch trận thứ hai

Xuân Vũ
Xuân Vũ
  • Thành Viên 19
Nếu ở đoạn văn thứ nhất Nguyễn Tuân tập trung miêu tả thế trận một chiều từ sông Đà thì ở đoạn văn tiếp theo nhà văn tập trung miêu tả thế trận của ông khách sông Đà ở sự thông minh, linh hoạt và tài nghệ vượt thác dũng mãnh, phi thường.

1. Sông Đà:

+ Ở trùng vi thạch trận thứ hai này, sông Đà “tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Nó khôn ngoan khi để của sinh bố trí lệch qua bờ hữu ngạn, lệch khỏi luồng nước và như thế đường thoát thân của ông khách sông Đà xem như bằng không. Ở đây nhà văn đã sử dụng từ “tập đoàn cửa tử” đầy độc đáo, gợi ra sự đông đảo, hùng mạnh của dòng nước. Vô số cửa tử chực chờ mai phục để chực chờ đón lõng hòng bắt chết chiếc thuyền.

+ Sông Đà tiếp tục dùng thanh thế của mình để tung ra đội quân hùng hậu: “dòng thác hùm beo dang hồng hộc tế mạnh trên sông đá”. Qua cách so sánh liên tưởng độc đáo dòng thác được ví như “hùm beo” – những loài dã thú chốn rừng sâu. Đồng thời dùng từ tả sức mạnh “hồng hộc”, dòng sông trở thành “sông đá" khiến dòng chảy như càng tăng thêm sự hung hãn, bạo liệt, dữ dội, cuồng nộ trong cơn phấn khích man dại.

Phân tích hình tượng sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân - Sổ t...jpg

Vẻ đẹp người lái đò sông Đà. Ảnh Pinterest.

2. Người lái đò:
So với trùng vi một thị trùng vi này khó khăn hơn nhưng không vì thể mà ông đò nao núng. Với kinh nghiệm mười năm trên chiến trường sông nước người lái đò đã “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá” như thuộc một thiên anh hùng ca đến từng dấu chấm dấu phẩy. Cách sử dụng các từ ngữ “thần sông thần đá” gợi ra một cảm nhận bất an khi sức mạnh thiên nhiên vốn đã khủng khiếp mà còn được lực lượng thần linh yểm trợ phía sau khiến trận chiến trở nên ác liệt hơn bao giờ hết.

Ông đò cũng tự triết lý với mình “cưỡi lên thác sông Đà là cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ". Quan niệm này đã thể hiện được ý chí quyết tâm chinh phục con sông, đã đánh là đánh đến cùng, quyết không khuất phục trước sức mạnh thiên nhiên. Vì thế ông Đò tự tin “không một phút nghỉ tay nghỉ mắt mà phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật”. Ở trận này ông đò chủ động đánh phủ đầu với kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. Như một vận động viên đua ngựa, “nắm chắc lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghi cương là bam chặc lấy luồng nước đúng”. Sông Đà lúc này như ngựa bất kham nhưng ông đò vẫn “ghì”, vẫn “bám chặt” rồi bất ngờ tăng tốc “phóng nhanh”, “lái miết về phía cửa đá”...tốc độ di chuyển mau lẹ, tạo nhịp độ dồn dập.

Nhưng con sông Đà cũng không phải dạng vừa, nó nhanh trí xua “bốn năm bọn thủy quân bên bờ trái xô ra định níu chiếc thuyền vào tập đoàn cửa tử”. Ông lái đò vốn đã nắm chắc quy luật trận đánh nên biết trước trận địa mai phục của lũ đá nên linh hoạt trước từng đối thủ: “ đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo”, “đứa thì đè sấn lên chặt đôi ra để mở đường tiến”. Một đoạn văn ngắn thôi mà Nguyễn Tuân đã tung ra một đội quân ngôn ngữ hùng hậu hò reo theo từng nhịp tiến của ông đò. Những động từ: nắm, ghì, phóng, lái, tránh, rảo, đè, chặt.. tái hiện cách đánh dũng mãnh mang đến chiến thắng mà chẳng tốn bao nhiêu sức. Một trùng vi với bao của tử, của sinh mà chỉ và ngón đòn ông lái đò đã đánh sập vòng vây của lũ đá, đồng thời làm cho bọn đá phải thua cuộc với bộ mặt “tiu nghĩu, xanh lè thất vọng”. Qua đó để thấy người lái đò sông Đà quả thật là Trí Dũng song toàn.
 
Từ khóa
3 trùng vi người lái đò sông đà tác phẩm người lái đò sông đà
  • Like
Reactions: Vi Na
717
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top