Cảm nhận về khổ thơ cuối trong bài thơ" Đây thôn Vĩ Dạ" của nhà thơ Hàn Mặc Tử

Cảm nhận về khổ thơ cuối trong bài thơ" Đây thôn Vĩ Dạ" của nhà thơ Hàn Mặc Tử

Sen Biển
Sen Biển
  • Cộng tác viên 36
Thân chào các em! Chương trình học ngữ văn lớp 11 lại gặp lại các em. Hôm nay chúng mình cùng đi tỉm hiểu về bài thơ” đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử nhé!Các thầy cô giáo của Văn học trẻ đã xem xét và đưa ra 1 đề bài rất hay chúng mình cùng với một dàn ý chi tiết và một bài văn mẫu sịn sò. Mục tiêu của văn học trẻ là cùng các em chinh phục môn ngữ văn một cách dễ dàng nhất!

Hãy nêu cảm nhận của các em về khổ thơ cuối trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mạc Tử. "Mơ khách đường xa khách đường xa/ Áo em trắng quá nhìn không ra/ Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/ Ai biết tình ai có đậm đà?’’


Dàn ý chi tiết

Mở bài: giới thiệu về khổ 3 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Thân bài: phân tich khổ 3 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Câu 1+ câu 2:

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra...

Tâm trí nhà thơ hoàn toàn chìm vào trong ảo mộng, mờ mờ ảo ảo

Hình ảnh khách đường xa là hình ảnh ảo mộng như hình ảnh gây tuyệt vọng nhất

Tác giả nhìn không ra để làm nổi bật lên sự trắng

Một hình ảnh ảo huyền nhưng rất sâu sác

Câu 3+ câu 4:

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,

Ai biết tình ai có đậm đà

Nhà thơ trở về với thực tại, tưởng tượng nên sự gặp gỡ nhân duyên

Nỗi trống vắng, nỗi cô đơn của nhà thơ được thể hiện rõ nét

Thể hiện nên sự sống mong manh của nhà thơ

Kết bài: nêu cảm nhận của em về khổ 3 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ



Bài Làm Mẫu

Nói đến Hàn Mặc Tử là nói đến một hồn thơ điên, quằn quại với những đau thương của riêng mình. Thế nhưng bên cạnh đó người ta,cũng biết rằng Hàn Mặc Tử cũng có những bài thơ rất trong trẻo và thiết tha, một trong số đó phải kể đến là” Đây thôn Vỹ Dạ”. Chỉ từ một từ tấm bưu thiếp và những lời hỏi thăm của Hoàng Thi Kim Cúc, người con gái thôn Vĩ mà Hàn Măc Tử đã từng thầm thương trôm nhớ mà tác giả đã cho ra đời một thi phẩm sống mãi với thời gian, bài thơ là là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mốì tình xa xăm, vô vong; một tấm lòng thiết tha của nhà thơ đối với thiên nhiên, cuôc sông, con người. Đặc biệt khổ thơ cuối cùng, những ám ảnh về tình đời, tình người ... còn lưu dấu mãi trong tâm tưởng người đọc:

“Mơ khách đường xa khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ớ đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?”

Nếu như ở hai khổ thơ đầu, thi nhân Hàn Măc Tử hướng tới thiên nhiên xứ Huế để bộc lộ tâm tư, tình cảm. Hình ảnh thôn Vĩ chỉ hiên lên trong hồi tưởng nhưng chân thực và đầy sự sống, ở đó có “nắng hàng cau”, có khu vườn xanh mướt màu ngoe bích, có khuôn măt chữ điền của người thôn Vĩ thuần hâu, chất phác,có dòng sông Hương êm đềm thơ mông, có vầng trăng xứ Huế huyền ảo thơ mộng. Khung cảnh thiên nhiên đep nhưng đươm buồn bởi cái nhìn hướng về quá khứ chất chứa đầy tâm trang thì sang khổ thơ cuối cùng, nhà thơ trưc tiếp bộc lô nỗi niềm tâm sư của mình với người xứ Huế. Bến sông trăng, thuyền trăng đưa thi nhân vào cõi mộng. Ký ức dừng lai với hình ảnh con người: Khách đường xa. Hình ảnh ảo nhiều hơn là thực. Tất cả đều xa xôi, mờ ảo. Màu trắng của áo, của sương khói, của ký ức, hoài vong xa xôi không bao giờ có thưc. Khách đường xa có thể là Hoàng Cúc, là cô gái Huế, là người có thưc mà nhà thơ găp và nhớ. Và biết đâu đấy đó chính là tác giả. Hàn Măc Tử mong muốn đươc trở về thôn Vĩ những đó cũng chỉ có thể là môt cuôc trở về trong mộng tưởng. Và tôi nghiệp thay, trong mộng tưởng nhà thơ giờ đây cũng chỉ là một vị khách - khách đường xa - mờ ảo, la lẫm mà thôi. Điệp ngữ “mơ khách đường xa” mở đầu khổ thơ như nhấn manh nỗi xót xa, như lời thầm tâm sư của nhà thơ với chính mình: Trước lời mời của cô gái thôn Vĩ (mà cũng có thể là lời tư trách cứ, tư hỏi mình: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”), có lẽ nhà thơ chỉ là người khách quá xa xôi, hơn thế nữa, chỉ là người khách trong mơ mà thôi. Và sau mỗi lần “mơ” ấy, khoảng cách lai bi kéo ra xa hơn, diệu vơi hơn. Nếu như vi khách đường xa còn khiến cho người ta băn khoăn thì hình ảnh “Áo em trắng quá nhìn không ra” lai là một hình ảnh gợi đến một người con gái thôn Vĩ mà tác giả goi là “em”. Nếu vi khách là người thôn Vĩ thì đó giờ đây cũng đã trở thành khách đường xa mờ ảo. Còn nếu như người đó chính là Hàn Măc Tử thì vi khách ấy càng trở nên tội nghiệp. Cuộc trở về trong mộng đã không khiến cho nhà thơ cảm thấy hanh phúc hơn. Cay đắng, thảng thốt, tuyệt vọng là âm hưởng của “mơ khách đường xa” và “áo em trắng quá nhìn không ra”.

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?”

Thêm một lần nữa những câu thơ của Hàn Măc Tử khiến cho người ta phải băn khoăn bởi câu hỏi chơi vơi khắc khoải. “Ai” là ai? “Tình ai” là tình của ai? Chỉ biết rằng cái tình đó giờ đây cũng thật mong manh. Với một người đang mang trong mình măc cảm bênh tât và cái chết nhưng vẫn hướng về thôn Vĩ với những tình cảm thương yêu, ắt hẳn sẽ không có gì phải băn khoăn về tình cảm của mình. Có lẽ. điều mà nhà thơ băn khoăn ở đây chính là liêu có ai ở thôn Vĩ kia hiểu đươc cho những tình cảm của tác giả, khi đó “ai” là tác giả và “tình ai” sẽ là tình của chính nhà thơ. Và băn khoăn hơn nữa đó là nhà thơ (“ai”) cũng không thể dám chắc đươc tình cảm của người ở thôn Vĩ (“tình ai”) dành cho mình. Dường như ở đây đang có một khoảng cách tuy mờ ảo (Sương khói mờ nhân ảnh) nhưng lai là một khoảng cách không thể nào xóa tan nổỉ. Và nhà thơ, đang đớn đau để chông choi với bệnh tật giờ đây lai phải chiu dưng thêm nỗi đớn đau về măt tinh thần: khát khao được trở về, được san sẻ tình cảm mà không được. Giữa nhà thơ và cuộc sông giờ đây không chỉ đươc ngăn cách bằng bức tường của trai phong Tuy Hòa, bằng nỗi măc cảm của chính nhà thơ mà còn bởi nỗi cái mờ ảo của tình người làm tăng thêm nỗi trống vắng, cô đơn trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời.

Khổ thơ cuối cùng càng tăng thêm chất ảo diệu lung linh với những nỗi niềm đau đáu của thi nhân tài hoa bạc mệnh. Nỗi niềm đó sẽ mãi mãi được các thế hệ bạn đọc về sau trân trọng và nâng niu. Đây thôn vĩ dạ sẽ cùng với các thi phẩm khác của nhà thơ trường tồn mãi trong vườn thơ nước Việt.
 

Đính kèm

  • images (8).jpeg
    images (8).jpeg
    6.4 KB · Lượt xem: 122
Từ khóa
ai biết tình ai có đậm đà áo em trắng quá nhìn không ra mơ khách đường xa khách đường xa mối tình hàn mặc tử và hoàng thị kim cúc ở đây sương khói mờ nhân ảnh đây thôn vỹ dạ
485
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top