Chia Sẻ Cảm nhận về "Thị trấn bên kia sông" của Lương Kim Phương

Chia Sẻ Cảm nhận về "Thị trấn bên kia sông" của Lương Kim Phương

Đôi dòng cảm nhận về "Thị trấn bên kia sông" của Lương Kim Phương
Bài làm
Tôi từng nghe nói “Thơ ca là cái nhụy của cuộc sống người nghệ sĩ tựa như con tằm, con ong cần mẫn, mê say chắt chiu từng giọt sống gieo vào đầu ngọn bút những mùa hạ của cuộc đời”. Và điều ấy thật xác đáng khi soi chiếu vào bài thơ “Thị trấn bên kia sông” của Lương Kim Phương. Bài thơ cho thấy sự gắn bó tha thiết giữa con người và quê hương nói chung và tình cảm đặc biệt với chuyến phà trên sông nói riêng. Đồng thời là sự nuối tiếc khôn nguôi trước cuộc sống đang đổi thay từng ngày. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do nhưng điều đặc biệt khơi dậy sự tò mò của người đọc đó là cả bài thơ không viết hoa ở đầu câu. Phải chăng tác giả muốn xây dựng bài thơ như một câu chuyện bị chi phối bởi dòng chảy hồi tưởng về quá khứ. Mở đầu bài thơ là hình ảnh “chuyến phà cuối cùng/chen chúc người đi”. Chất xúc tác khơi gợi nỗi nhớ ấy bùng lên mãnh liệt là sự kiện “ngày mai cây cầu được khánh thành bắc qua thị trấn”. Từ tín hiệu ấy đánh thức trong lòng người những hồi ức tươi đẹp đồng thời là bao tiếc nuối xót xa “có phải người ta thường nuối tiếc khi thời gian không thể trở lại”. Bà lão “nhớ” thời con gái từ khi đạp xe vội kịp chuyến phà đến khi trở thành sinh viên xa quê. Ông lão chống gậy “bồi hồi nhớ sông dù đang ở trước nó”. Phải chăng ông lão đang nuối tiếc quãng thời gian gắn bó như tri kỷ với dòng sông và những chuyến phà năm nào? Chị gái xe thồ “nhớ” lần chen lẫn trên phà đến mức rơi cả gánh rau xuống sông. Còn anh chở rươi làm bắn tung tóe vào người trên phà vì di chuyển vội vàng. Thị trấn đang được dần khoác lớp áo mới lộng lẫy trở thành đô thị qua đời. Trước sự thay đổi nhanh chóng của thị trấn, con người từ già đến trẻ đều chất chứa hoài niệm gắn với chuyến phà năm xưa. Hình ảnh “chuyến phà cuối cùng” trở lại lần nữa kết hợp cùng điệp ngữ “chở” khơi dậy “ký ức về thị trấn”, nuối tiếc vì “đời người mãi trôi”. Chuyến phà mang “những cơn gió từ cánh đồng hoa ngô bên bờ sông ve vuốt mái tóc cô gái bé nhỏ từ ngày thơ ấu đến khi thành cô thiếu nữ rời thị trấn” và chứa đựng “những buổi chiều câu cáy, nướng khoai, tắm chuồng của chàng trai năm xưa”. Những dư âm của nó vang vọng như một cầu nối gắn kết con người với quê hương đến mức chàng trai ấy “dù đã đi khắp thế gian chưa thấy có dòng sông nào có những buổi chiều lấp lánh lạ thường hơn thế”. Tác phẩm được viết theo cấu trúc đầu cuối tương ứng hình ảnh chuyến phà một lần nữa trở lại “có người lên hoảng hốt/đánh rơi cả hoàng hôn”. Những chuyến phà nay chỉ còn trong tiềm thức của mỗi người con miền sông nước từng gắn bó nhưng nó mãi mãi là hào quang soi sáng trong tâm hồn trở thành sợi dây liên kết giữa con người cùng quê hương của mình dẫu ở phương trời nào. “Mỗi người đều có thanh xuân, mỗi thanh xuân đều có câu chuyện, mỗi câu chuyện đều có tiếc nuối, mỗi tiếc nuối đều có hồi ức đẹp đẽ vô tận”. Và đối với tác giả Lương Kim Phương, thanh xuân ấy chính là chuyến đò cuối cùng trở về quê hương. Gấp lại những trang viết ấy, tôi đoán chắc hẳn nhà thơ Lương Kim Phương đã lắng nghe mọi thăng trầm của cuộc đời, lớp sóng phế hưng của thời đại để viết lên những dòng thơ sâu sắc như thế hóa thành vĩnh cửu, vượt qua sự băng hoại của thời gian.
ttbks.jpg
 
Từ khóa
nlvh thị trấn bên kia sông
  • Like
Reactions: Triều Anh
244
1
1

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
611
436
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Một bài cảm nhận hay. Mình chưa đọc “Thị trấn bên kia sông “ nhưng vẫn bị cuốn vào bài viết. Nếu được, bạn nên dẫn thơ nhiều hơn.
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Dành cho học sinh

Top