Baivanhay Cảm nhận về tình cha con trong bài thơ "Nói với con" của Y Phương

Baivanhay Cảm nhận về tình cha con trong bài thơ "Nói với con" của Y Phương

Tình cảm gia đình và tình yêu quê hương tổ quốc luôn là hai phạm trù tuy tách biệt nhưng lại vô cùng hòa hợp và tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn. Và bài thơ “Nói với con” của Y Phương cũng thể hiện được trọn vẹn điều đó. Thông qua sự đan cài tinh tế và khéo léo, Y Phương chẳng những giáo dục con về tình yêu gia đình mà còn làm nổi bật tình yêu nước, yêu dân tộc là một nét văn hóa truyền thống ngàn đời của cha ông ta.

Xanh dương và Xanh mòng két Màu chuyển tiếp Công nghệ và Chơi trò chơi Dịch vụ Trang web (62).png


Đề bài: Em hãy viết 1 đoạn văn để thể hiện cảm nhận về tình cha con trong bài thơ "Nói với con" của Y Phương

BÀI LÀM MẪU

Tình cảm gia đình và tình yêu quê hương tổ quốc luôn là hai phạm trù tuy tách biệt nhưng lại vô cùng hòa hợp và tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn. Và bài thơ “Nói với con” của Y Phương cũng thể hiện được trọn vẹn điều đó. Thông qua sự đan cài tinh tế và khéo léo, Y Phương chẳng những giáo dục con về tình yêu gia đình mà còn làm nổi bật tình yêu nước, yêu dân tộc là một nét văn hóa truyền thống ngàn đời của cha ông ta. Cảm nhận đầu tiên về bài thơ này đó chính là hình ảnh đứa con lớn lên trong tình yêu thương sự đùm bọc chở che và chờ mong của cha mẹ. Y Phương đã vẽ ra một ngôi nhà hạnh phúc nhất, nơi mà đứa trẻ sinh ra được nhận đầy đủ tình yêu thương của người cha, người mẹ. Mái ấm gia đình là chiếc nôi đầu tiên mà một em bé cần có. Chiếc nôi này sẽ chấp cánh cho con những giấc ngủ ngon, với những ước mơ đẹp, nuôi dưỡng tâm hồn con khi trưởng thành. Tác giả muốn con không được quên những tinh hoa truyền thống lâu đời của những người dân tộc. Nó chính là bản sắc văn hóa, là tiếng nói riêng của mỗi vùng miền, nên con phải giữ lấy, nhớ lấy và đừng bao giờ đánh mất nghe con. Tác giả gợi nhớ cho con mình về những kỷ niệm ngọt ngào, về cha mẹ, có cha mẹ thì mới có con hôm nay. Tác giả muốn con mình hãy nhớ ơn sinh thành dưỡng dục, nhớ ân nghĩa tình làng xóm. Cha mẹ nào cũng muốn con cái mình hãy sống xứng đáng với những truyền thống tốt đẹp mà dân làng tổ tiên ban tặng. Muốn con mình sau này sẽ có ích có sự đóng góp cho sự phát triển của quê hương, dân tộc mình. Tác giả muốn dạy con mình cách sống hiên ngang, kiên cường, vượt lên trên số phận. Trong đường đời nhiều gập ghềnh sỏi đá, nhiều cám dỗ, khiến con vấp ngã trong những lúc như vậy tác giả muốn con mình hãy bền lòng, vững chí kiên cường anh dũng bước qua, đứng lên để trưởng thành hơn, để xứng đáng với truyền thống lâu đời mà người dân quê mình vẫn có. Bài thơ “Nói với con” đi vào trong lòng người đọc bởi sự dịu dàng, nhưng nhiều triết lý sâu sắc, bởi tình yêu âm thầm nhưng mãnh liệt của tình cha dành cho con. Bằng những lời thơ giản dị của mình nhưng tác giả Y Phương đã đưa chúng từ chỗ là một đứa trẻ nằm trong nôi chưa hiểu sự đời tới chỗ hiểu biết những điều hay lẽ phải trong cuộc sống, từ chỗ ngu ngơ mới tập đi tới chỗ có ý chí kiên cường hiên ngang vượt qua sóng gió, biết phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình để làm người. Cuộc sống có thể vất vả có thể nghèo đói tuy nhiên con người luôn luôn tự hào và gắn bó với mảnh đất quê hương của mình. Và cuối cùng người cha muốn gửi gắm đến người con của mình dù có ở bất cứ đâu, làm bất cứ điều gì thì phải luôn biết nhớ về quê hương. Biết vượt qua mọi cam go thử thách trong cuộc sống bằng ý chí và niềm tin mãnh liệt. Không được chê bai và phản bội quê hương. Quả thật, nhà thơ Y Phương đã diễn tả trọng vẹn tình cảm gia đình trong sự đồng hành cùng tình yêu quê hương đất nước mà mỗi người con đất Việt đều phải ngàn đời lưu giữ.

Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề: TẠI ĐÂY
 
Từ khóa
bài thơ nói với con nói với con y phương
734
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top