Soạn văn Câu cá mùa thu (Hay nhất)

Soạn văn Câu cá mùa thu (Hay nhất)

Lan Hương
Lan Hương
  • Thành viên BQT
  • Truyền thông VHT 20
Mùa thu luôn là đề tài được các nhà thơ nhàn văn ưu ái lựa chọn bởi vẻ đẹp man mác, đầy bí ẩn mà hấp dẫn của nó. Chúng ta bắt gặp điều đó trong bài thơ câu cá màu thu của Nguyễn Khuyến, nó là một bài thơ thu của nhà thơ Nguyễn Khuyến nằm trong tập thơ thu gồm ba bài là Thu Vinh, Thu Điếu và Thu ẩm. Dưới đây là bài soạn "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến, mời các bạn cùng tham khảo.

Câu cá mùa thu.jpg

Câu cá mùa thu _ Nguyễn Khuyến
I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Nguyễn Khuyến

– Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ tên là Nguyễn Thắng.
– Sinh ra tại quê ngoại – xã Hoàng Xá (nay là xã Yên Trung), huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
– Lớn lên và sống chủ yếu ở quê nội – làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
– Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo.
– Năm 1864, ông đỗ đầu kì thi Hương. Mấy kì sau thi tiếp lại trượt, đến năm 1871, ông đỗ đầu cả thi Hội và thi Đình. ⇒ Do đỗ đầu cả ba kì thi nên Nguyễn Khuyến được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
– Tuy đỗ đạt cao nhưng ông chỉ làm quan hơn mười năm, còn phần lớn cuộc đời là dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà.
– Nguyễn Khuyến là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.
– Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn, hiện còn trên 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ.
– Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.
– Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau.
– Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuỗm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương.
– Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình.

– Thơ Nguyễn Khuyến nóilên tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bè bạn; phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu, chất phác; châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân, với nước.

II. ĐỌC HIỂU

Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Chú ý cách gieo vần và sử dụng từ láy, từ chỉ màu sắc và âm thanh.

Trả lời:
- Bài thơ gieo vần chân: "eo" – “tử vận”, oái oăm, khó làm à Vần "eo" giúp diễn tả không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc cá nhân.
- Màu sắc: "nước trong veo", "sóng biếc", "trời xanh ngắt", "lá vàng".
- Đường nét chuyển động: "sóng" - "hơi gợn tí", "lá" – "khẽ đưa vèo", "tầng mây" – "lơ lửng"
- Hòa sắc tạo hình: bao trùm lên cảnh vật là một màu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sông, xanh tre, xanh trời, xanh bèo và có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.

Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Những câu thơ nào diễn tả trạng thái tĩnh và động của cảnh vật?

Trả lời:
- Những câu thơ diễn tả trạng thái tĩnh:
+ Ao thu lạnh lẽo nước trong veo.
+ Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
+ Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo.

- Những câu thơ diễn tả trạng thái động:
+ Sóng biếc theo làn hơi gợn tí.
+ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
+ Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt.
+ Tựa gối buông cần lâu chẳng được.
+ Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

III. SAU KHI ĐỌC

Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Từ những thông tin mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Thu điếu. Tìm hiểu bố cục của bài thơ.

Trả lời:
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết trong thờ gian khi Nguyễn Khuyến về ở ẩn tại quê nhà.

- Bố cục: 4 phần.
+ Hai câu đề: quang cảnh mùa thu.
+ Hai câu thực: Những chuyển động nhẹ nhàng của mùa thu.
+ Hai câu luận: Bầu trời và không gian làng quê.
+ Hai câu kết: tâm trạng của nhà thơ.

Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ nào? Phân tích các hình ảnh và từ ngữ trong bài thơ để thấy được nét đặc trưng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

Trả lời:
- Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ.
+ Điểm nhìn của tác giả từ chiếc thuyền câu. Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần. Từ không gian ao làng bên trong thu mở rộng thành không gian mùa thu…
→ Cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động

- Phân tích các hình ảnh và từ ngữ trong bài thơ để thấy được nét đặc trưng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
+ Màu sắc: "nước trong veo", "sóng biếc", "trời xanh ngắt", "lá vàng".
+ Đường nét chuyển động: "sóng" - "hơi gợn tí", "lá" – "khẽ đưa vèo", "tầng mây" – "lơ lửng"
+ Hòa sắc tạo hình: bao trùm lên cảnh vật là một màu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sông, xanh tre, xanh trời, xanh bèo và có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.
+ Ao thu nhỏ, chiếc thuyền câu theo đó cũng “bé tẻo teo”.

→ Đó là nét riêng vùng đồng bằng Bắc Bộ
→ Bức tranh thu trong sáng, thanh đạm mang hồn dân dã của làng quê nước Việt

Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Em có nhận xét gì về không gian được khắc họa trong bài thơ? Không gian ấy liên quan thế nào đến cuộc sống, tâm trạng của một nhà nho ẩn dật như Nguyễn Khuyến?

Trả lời:
- Không gian trong bài thơ ngày càng thu hẹp lại, cái tĩnh mịch, vắng vẻ càng bao trùm. Mây thu, trời thu, ngõ trúc đều mang nét đặc trưng riêng: thanh sơ, dịu nhẹ, yên tĩnh.
- Không gian ấy phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc, cô quạnh của tâm hồn tác giả. Qua hoàn cảnh chúng ta có thể hiểu đó là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Trãi.

Câu 4 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Qua bài thơ Thu điếu, em hiểu gì về tình cảm, nỗi lòng của nhà thơ đối với quê hương, đất nước?

Trả lời:
- Cõi lòng nhà thơ đã hòa vào trời thu, cảnh thu. Cảnh thu rất đẹp, rất sinh động. Phải yêu thiên nhiên, đất nước thì tác giả mới vẽ ra được một bức tranh thiên nhiên cảnh thu với màu sắc sống động, tươi sáng, mang một nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Đặc biệt, hai câu thơ cuối thể hiện tấm lòng của nhà thơ:
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo

Tác giả đi câu cá nhưng thực chất là suy tư, ngẫm ngợi về chuyện dân, chuyện nước, về nhân tình thế thái. Tác giả tuy ở ẩn nhưng không quay lưng với cuộc đời, vẫn nặng lòng với thời cuộc, với đất nước.

Câu 5 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Tìm đọc hai bài Thu vịnhThu ẩm của Nguyễn Khuyến, từ đó, chỉ ra một số nét chung của chùm bài thơ và nét riêng của mỗi bài

Trả lời:
- Giống nhau:
+ Viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
+ Cảnh trí đơn giản gần gũi, quen thuộc với làng quê Viêt, không rườm rà, lòe loẹt mà cũng không gò bó, khuôn sáo
+ Đều thể hiện tâm sự nước non đầy vơi của nhà thơ; tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Khuyến.

- Khác nhau:
+ Thu vịnh: phác họa khái quát những đặc điểm nổi bật về mùa thu
+ Thu điếu: Dừng lại ở một không gian, thời gian cụ thể.
+ Thu ấm: quan sát cảnh thu trong nhiều thời điểm khác nhau để thâu tóm những nét nên thơ nhất

Câu 6 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Em hãy chuyển các câu thơ tả cảnh mùa thu trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến thành một đoạn văn miêu tả (khoảng 8-10 dòng).

Trả lời:
Khung cảnh mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ thật đẹp. Ao thu có chút se lạnh nước trong ao thì trong vắt. Điểm giữa ao là chiếc thuyền câu nhỏ bé. Làn sóng nước nhấp nhô từng đợt li ti, tạo cảm giác bồng bềnh, nhẹ nhàng trôi. Những chiếc lá vàng trên cảnh thổi bị những cơn gió thu nhẹ nhàng thổi bay trên bầu trời cao rộng. Trên trời tầng mây lơ lửng, xanh ngắt, mát mẻ và dịu dàng. Không gian yên tĩnh, lặng lẽ chỉ có những âm thanh nhỏ bé như tiếng cá đớp động. Hình ảnh người thi sĩ ôm cần thả hồn mình vào không gian đó như điểm nhấn nổi bật cho bức tranh thiên nhiên thơ mộng.

Trên đây là bài soạn "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến. Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_
 
Từ khóa
câu cá mùa thu nguyen khuyen thu ẩm thu vịnh thu điếu
683
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top