Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Triều Anh

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Triều Anh

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
f14d6a340bf8d3a68ae9.jpg

Ảnh: Triều Anh

Các sĩ tử của kì thi THPT 2022-2023 đã khởi động chưa? Hãy cùng Triều Anh khởi động sớm cho kì thi quan trọng này ở môn Ngữ văn nhé!


Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn


Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)


Có thể cho:

- Văn bản thơ

- Hoặc văn bản văn xuôi (văn nghị luận hoặc văn bản thông tin).

Nếu là văn bản thơ thường tập trung vào các vấn đề sau:

- Xác định thể thơ; phương thức biểu đạt;

- Xác định kiến thức về lịch sử, văn hoá, xã hội có trong văn bản.

- Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng;

- Xác định từ ngữ hoặc câu thơ và nêu nội dung của những từ ngữ và câu thơ đó;

+ Nêu nội dung câu thơ, đoạn thơ.

+ Nêu nội tư tưởng tình cảm của tác giả;

- Quan điểm của cá nhân (đồng tình hay không đồng tình hoặc vừa đồng tình vừa không đồng tình) được gợi ra từ văn bản. Lý giải vì sao.

+ Đó có thể là quan niệm, thái độ, nhận thức, lí tưởng sống;

+ Đó có thể là một đạo lí, cách ứng xử đẹp;

+ Đó có thể là triết lí nhân sinh về cuộc sống;

+ Đó có thể là ý thức, trách nhiệm của tuổi trẻ;

+ Đó có thể là một vấn đề xã hội mang tính thời sự,... mà học sinh cần bày tỏ ý kiến, quan điểm thái độ của mình. (Không vi phạm những chuẩn mực về đạo đức và quy định của pháp luật).

Nếu là văn bản văn xuôi (nghị luận hoặc văn bản thông tin) thường tập trung vào các vấn đề sau:

- Xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận chính của văn bản;

- Xác định thông tin được gợi ra từ văn bản;

- Nêu nội dung chính về câu, đoạn của văn bản;

+ Nêu nội dung câu đoạn;

+ Nêu tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả;

- Quan điểm của cá nhân (đồng tình hay không đồng tình hoặc vừa đồng tình vừa không đồng tình) được gợi ra từ văn bản. Lý giải vì sao.

+ Đó có thể là quan niệm, thái độ, nhận thức, lí tưởng sống;

+ Đó có thể là một đạo lí, cách ứng xử đẹp;

+ Đó có thể là triết lí nhân sinh về cuộc sống;

+ Đó có thể là ý thức, trách nhiệm của tuổi trẻ;

+ Đó có thể là một vấn đề xã hội mang tính thời sự,... mà học sinh cần bày tỏ ý kiến, quan điểm thái độ của mình. (Không vi phạm những chuẩn mực về đạo đức và quy định của pháp luật).

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. Nghị luận xã hội (2,0 điểm)


Viết một đoạn văn nghị luận (200 chữ), thường tập trung vào các dạng bài sau:

- Viết đoạn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí;

- Viết đoạn nghị luận về một hiện tượng đời sống;

- Thông điệp được rút ra hoặc trích dẫn từ phần Đọc – hiểu.

Câu 2. Nghị luận văn học (5,0 điểm)

Tập trung vào các dạng bài sau:

- Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Từ đó nhận xét về quan điểm nghệ thuật, cách phản ánh hiện thực về thiên nhiên, con người của nhà văn.

- Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi. Từ đó nhận xét về quan điểm nghệ thuật, cách phản ánh hiện thực về thiên nhiên, con người của nhà văn.
 
Từ khóa
cấu trúc cấu trúc đề thi môn ngữ văn học văn luyện thi ngữ văn ôn văn triều anh
457
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top