Đêm đông lạnh lẽo chỉ khiến cho con người ta sớm muốn vùi mình thật sâu vào chăn gối rồi sau đó đánh một giấc đến tận sáng hôm sau. Nhưng tôi không được như vậy, bởi do tính chất công việc nên phải đến khuya hoặc gần sáng tôi mới được về đến nhà.
Hôm nay cũng như mọi ngày, đã là 3h sáng và tôi đã được tan làm. Bụng đói cồn cào làm tôi phải tạm dừng chân ở cửa hàng tiện lợi mà mua chút gì đó về nhà ăn chứ ăn mì mãi nghĩ cũng ngán. Thanh toán xong xuôi tôi liền nhấc chân bước về nhà, đi được một tí thì thấy ở một cái cây to phía xa xa có ông cụ đang nằm đó, thân thì được bao phủ bởi những miếng bìa cartoon, trông ông có vẻ chật vật. Thật thương làm sao, người ta người hay bảo mùa đông chính là khái niệm của sự ấm áp đầy hạnh phúc bên gia đình, có phải vậy không? hay mùa đông chính là cái bất hạnh đầy lạnh lẽo của cô độc?
Tôi bước đến bên ông khi biết ông vẫn còn chưa ngủ rồi chìa tay ra bảo:
“Ông ơi, cháu có ít bánh muốn san sẻ cùng ông, ông nhận cho cháu vui nha ông”
“Ôi trời ơi, cậu trai trẻ, ông già này đội ơn cậu rất nhiều, bụng cả ngày chưa có gì bỏ vào cả, cậu là đang cứu sống mạng già của ta. Ta xin đội ơn cậu” Ông ngẩng đầu dậy với vẻ mặt từ hoang mang khi thấy tôi chuyển sang hạnh phúc khi tôi đưa bánh sang, liên tục nói cảm ơn.
“Không có gì đâu ạ ông không cần phải khách sáo thế đâu” Tôi cười nói
Sau đó ông cười một nụ cười mãn nguyện rồi vội xé bánh ra mà ăn rất nhanh.
“Ông ăn từ từ kẻo nghẹn đấy ạ, ông uống đỡ tí nước này” Tôi vừa nói vừa vuốt lưng ông rồi cầm chai nước trong túi thức ăn đưa đến
“Không không cháu cứ giữ lấy mà uống, cháu cho ta cái bánh này với ta là rất nhiều rồi”
“Chẳng sao đâu ạ, ông giữ lại uống để đỡ khô cổ ạ. Trời đông này mà ít uống nước thì cổ họng sẽ khô khốc rất khó chịu đấy ạ”
Ông gần như sắp khóc đến nơi khi nghe thấy tôi nói như vậy. Cuộc sống thật hẳm hiu làm sao khi mà vẫn còn tồn tại những mảnh đời cơ cực đến vậy. Bỗng tôi lại nghĩ đến mẹ khi ấy, bà cũng từng phải trải qua những điều như vậy khi còn bé và sau này đã có tôi bà không muốn tôi cơ cực giống bà dù chỉ là một chút. Mãi cho đến khi bà mất đi thì bà vẫn còn lo lắng cho tôi mà để lại số vàng đành dụm ngần ấy năm để tôi đỡ đần cuộc sống. Trong mắt mẹ có lẽ tôi vẫn chỉ là một đứa trẻ cần được bao bọc. Nói đến đây tôi liền không tự chủ mà ứa nước mắt.
Ngồi trò chuyện với ông thêm chút nữa rồi sau đó tôi chào tạm biệt ông và đi về nhà. Tôi chủ động bảo ông khi nào không có gì ăn thì cứ vào nhà tôi ăn chung với tôi bởi tôi cũng chỉ ở có một mình. Ông lưỡng lự một tí nhưng sau đó vẫn chấp nhận lời đề nghị của tôi.
Thay vì về đến nhà và đi ngủ thì tôi lại lấy theo cái chăn rồi chạy lại chổ của ông. Lúc này thì ông rơi nước mắt thật rồi, ông bảo chưa từng có ai tốt với ông như thế kể cả con trai ông. Thì ra, ông phải sống ngoài đường thế này là do con ông đã đuổi ông ra khỏi nhà vì vợ của anh ấy chê ông dơ bẩn, thấy ông cũng đã già nên sợ nuôi ông sau này có gì thì lại tốn cơm tốn gạo. MẤT DẠY, KHỐN NẠN là những từ ngữ bần tiện nhất mà tôi có thể dùng cho hai vợ chồng đó. Tôi chẳng biết làm gì ngoài an ủi ông rồi nán lại ở đó một chút để canh ông ngủ.
Lúc tôi đặt chân trước của nhà thì cũng đã gần sáng rồi, tôi cũng không còn thời gian để ngủ nữa. Bởi vì để duy trì cuộc sống yên ổn ở hiện tại thì tôi phải làm hai công việc và hai buổi sáng và tối. Sáng thì tôi làm cho một quán cafe còn tối thì như tôi đã nói ấy, làm ở quán bar. Thay vội bộ đồng phục, gặm nhanh chiếc bánh mì rồi đi đến chổ làm. Tôi ngó sang cái cây kia xem ông còn ở đó không thì như dự đoán, ông vẫn ngủ ngon giấc ở đó. Tôi sợ rằng người qua đường hoặc những người ở khu nhà gần đó sẽ đuổi ông đi, nếu như vậy thì ông sẽ đi đâu?
Rất nhanh đã đến giờ tan làm, tôi phi thật nhanh đến chổ của ông thì thấy ông đã đi đâu mất rồi. Đành phải lủi thủi đi về trong sự lo lắng, bồn chồn. Dù ông không phải cha tôi nhưng tôi vẫn thấy thương ông, thương cho tấm thân bạc bẽo, tần tảo nuôi con để rồi lại thành nuôi ong tay áo.
Đã hơn một tháng trôi qua tôi vẫn không thấy ông ấy đâu. Tuyết thì càng ngày càng dày đặc, tuổi già nếu ở bên ngoài trời lạnh thế này lâu quá thì không tốt cho sức khỏe. Chẳng biết là ông đã tìm được chổ mới ấm cứng hơn chưa nữa, nhưng đã một tháng rồi mà ông không quay lại thì chắc có lẽ ông đã tìm được rồi. Vì vậy tôi ngững không suy nghĩ nữa mà nhấc cái thân lười này đi làm việc.
Gần đây ổ khóa nhà tôi bị hư mà tôi vẫn chẳng thể tìm được thợ sửa khóa nào, nếu không sửa khóa sớm thì chắc chắn khả năng nguy rất cao. Tôi có nên đem theo ảnh của mẹ và số vàng từ mẹ mà tôi chưa hề sử dụng đi đến nơi làm việc không nhỉ. Nhỡ đâu trường hợp xấu nhất xảy ra với tôi thì ít ra bên người tôi vẫn còn vật kỷ niệm của mẹ.
Thật là lúc ở nhà tôi suy diễn linh ta linh tinh nên hôm nay chẳng thể tập trung vào công việc, đã vậy tôi còn cảm thấy là lạ trong người như thể sẽ có việc gì đó không lành xảy ra. May thay hôm nay tôi được tan ca sớm, vội vội vàng vàng chạy về nhà xem có gì không thì bỗng cả người tôi cứng đơ khi thấy ông ấy và một kẻ nào đó đang vật lộn trước cửa nhà tôi. Hắn ta khi thấy tôi thì liền hạ một nhát dao xuống người ông rồi bỏ chạy. Tôi lúc này run rẫy mà chạy đến đỡ lấy ông.
“Ông ơi, ông cố lên. Cháu… cháu sẽ gọi cấp cứu. Ông gắng cầm cự nha ông” Tay tôi phải kiềm chế lắm mới có thể ngưng đi cơn run mà lấy điện thoại gọi cấp cứu
Đang ấn phím thì bỗng ông ngăn tôi lại
“Thôi, đừng gọi chi cháu à, đưa ông đến viện thì chỉ phí tiền cháu hơn thôi. Ông cũng tuổi già sức yếu rồi, sống thêm chi cho chật đất hao của”
“Không… không ông đừng nói bậy, cháu còn vàng của mẹ cháu để lại, cháu sẽ dùng nó để cứu ông” Tôi bật khóc
“Ông đã bảo không cần rồi mà, à thằng ban nãy nó định vào nhà cháu trộm đồ... khụ… đúng lúc ông định qua nhà cháu ăn ké mấy món cháu làm… khụ khụ… ông và nó cứ vật lộn nhau như thế đến khi cháu về. Lát nữa nhớ… kiểm tra xem có mất gì không đấy… khụ… đến lúc đó thì đừng đòi ông già này bồi thường nha haha…”
“Thôi đến đây được rồi… khụ… thân già này đi trước đây, cháu ở lại hãy mạnh mẽ mà vượt qua những chuyện ngoài ý muốn ở tương lai vì đời cháu còn dài còn nếm cay đắng nhiều, à… cảm ơn cháu… vì chiếc bánh hôm đó”
Tay ông ban nãy còn đặt lên tay tôi giờ đây đã vô lực mà buông thõng xuống nền gạch. Máu đỏ thẫm chảy lan ra từng lớp tuyết. Tôi cứ thế ôm lấy ông rồi khóc, dần dần hàng xóm cũng ùa nhau ra mà xem. Tại sao, tại sao ban nãy lúc nguy hiểm mà chẳng một ai đến giúp để rồi giờ đây mọi thứ vô phương cứu chữa thì lại tụm nhau đến bảo tôi gọi cấp cứu? Lòng người bây giờ ích kỷ đến thế sao? Mãi sau này tôi mới biết được rằng suốt một tháng ông mất tích thật ra là ông đã đi qua thành phố bên kia để tránh làm phiền tôi, ông biết tôi ngày nào cũng đến gốc cây ấy tìm ông; cái ngày mà ông trở lại tìm tôi để nói lời tạm biệt cuối cùng là ngày mà ông biết mình cũng gần đất xa trời rồi bởi ông mắc trong mình một khối u não. Đó cũng là lí do chính mà con ông lại đuổi ông ra khỏi nhà vì tiền chạy bệnh rất cao nhưng ông lại không kể lí do đó cho tôi nghe, và sau này tôi cũng biết ra rằng hôm đó khi ông ẩu đả với tên cướp thì mọi người lúc ấy đều chứng kiến tường tận mọi việc nhưng không một ai đứng ra giúp đỡ vì sợ hệ lụy đến bản thân. Bọn họ khi biết ông bị tên cướp làm cho mất mạng như vậy thì liền cảm thấy rất hối hận, hối hận vì không ra cứu giúp, hối hận vì chẳng thể thay tôi gọi cấp cứu nhưng để làm chi cơ chứ, sự ăn năn của họ có giúp ông sống lại hay không?
Gửi đến người mẹ yêu dấu của con, con giờ đây vẫn sống một cuộc sống rất yên ổn nên mẹ ở đó chớ lo lắng, số vàng của mẹ con đã không dùng mà sẽ cất giữ lại sau này truyền đến đời con của con. Mẹ ở trên ấy chắc cũng biết nhiều đêm vì nhớ mẹ, nhớ lại chuyện cũ mà khóc đến cả mắt sưng húp, nhưng mẹ không cần phải lo bởi vì ai đó đã từng dạy cho con biết rằng mỗi khi giọt nước mắt của con rơi xuống chính là lúc con từng bước trưởng thành hơn trên con đường chinh phục cảm xúc. Phải rồi mẹ, ở đấy mẹ có thấy ông lão nào không, một ông lão vơi gương gặp đầy phúc hậu nhưng lại gầy gò ốm yếu. Ông ấy tội nghiệp lắm mẹ à, ông ấy cũng từng giúp con khỏi bị mất trộm đấy ạ. Nếu mẹ có thấy ông ấy thì mẹ gửi lời thăm giúp con nhé! Yêu mẹ.
Cuối cùng, gửi đến ông – người “ba” thứ hai của cháu. Cuộc đời này vất vả ông nhỉ, lòng người thật tàn nhẫn phải không ông khi mà chỉ biết trơ mắt đứng nhìn người khác gặp nguy hiểm và cuối cùng khi người ấy trút đi hơi thở cuối cùng thì mới biết ăn năn hối lỗi. Cháu biết người có lòng vị tha cao cả như ông ở trên thiên đàng sẽ tha thứ cho họ nhưng còn cháu thì không. Vả lại sao ông không bảo sớm với cháu rằng ông bị khối u ở não, cháu thật muốn giận ông nhưng lại thấy thương ông nhiều hơn. Nếu lúc ấy cháu biết được ông như vậy thì sẽ chạy đi tìm ông để bắt ông về nhà cháu. Nhiều khi cháu tự trách mình tại sao hôm ấy không về thật nhanh, nhanh đến độ dù chân có rụng rời thì vẫn phải chạy, để như vậy thì ông chắc hẳn vẫn sẽ ở bên cháu dù thời gian của ông chỉ còn ít ỏi. Không biết là ông có nhận được bánh cháu gửi không ạ, chiếc bánh lần đầu tiên ta gặp ấy. Tuần nào cháu cũng ăn nó, mỗi lần ăn là mỗi lần kí ức ùa về. Nhưng mà thôi ạ ông đã bảo rằng cháu phải mạnh mẽ cơ mà, cháu sẽ không bám quá khứ nữa chỉ là lúc này đây – khi viết thư gửi đến ông thì lòng cháu lại đau lòng chuyện cũ, đau khi nghĩ đến những sự thờ ơ ấy, thờ ơ đến rát buốt tâm hồn.
Hôm nay cũng như mọi ngày, đã là 3h sáng và tôi đã được tan làm. Bụng đói cồn cào làm tôi phải tạm dừng chân ở cửa hàng tiện lợi mà mua chút gì đó về nhà ăn chứ ăn mì mãi nghĩ cũng ngán. Thanh toán xong xuôi tôi liền nhấc chân bước về nhà, đi được một tí thì thấy ở một cái cây to phía xa xa có ông cụ đang nằm đó, thân thì được bao phủ bởi những miếng bìa cartoon, trông ông có vẻ chật vật. Thật thương làm sao, người ta người hay bảo mùa đông chính là khái niệm của sự ấm áp đầy hạnh phúc bên gia đình, có phải vậy không? hay mùa đông chính là cái bất hạnh đầy lạnh lẽo của cô độc?
Tôi bước đến bên ông khi biết ông vẫn còn chưa ngủ rồi chìa tay ra bảo:
“Ông ơi, cháu có ít bánh muốn san sẻ cùng ông, ông nhận cho cháu vui nha ông”
“Ôi trời ơi, cậu trai trẻ, ông già này đội ơn cậu rất nhiều, bụng cả ngày chưa có gì bỏ vào cả, cậu là đang cứu sống mạng già của ta. Ta xin đội ơn cậu” Ông ngẩng đầu dậy với vẻ mặt từ hoang mang khi thấy tôi chuyển sang hạnh phúc khi tôi đưa bánh sang, liên tục nói cảm ơn.
“Không có gì đâu ạ ông không cần phải khách sáo thế đâu” Tôi cười nói
Sau đó ông cười một nụ cười mãn nguyện rồi vội xé bánh ra mà ăn rất nhanh.
“Ông ăn từ từ kẻo nghẹn đấy ạ, ông uống đỡ tí nước này” Tôi vừa nói vừa vuốt lưng ông rồi cầm chai nước trong túi thức ăn đưa đến
“Không không cháu cứ giữ lấy mà uống, cháu cho ta cái bánh này với ta là rất nhiều rồi”
“Chẳng sao đâu ạ, ông giữ lại uống để đỡ khô cổ ạ. Trời đông này mà ít uống nước thì cổ họng sẽ khô khốc rất khó chịu đấy ạ”
Ông gần như sắp khóc đến nơi khi nghe thấy tôi nói như vậy. Cuộc sống thật hẳm hiu làm sao khi mà vẫn còn tồn tại những mảnh đời cơ cực đến vậy. Bỗng tôi lại nghĩ đến mẹ khi ấy, bà cũng từng phải trải qua những điều như vậy khi còn bé và sau này đã có tôi bà không muốn tôi cơ cực giống bà dù chỉ là một chút. Mãi cho đến khi bà mất đi thì bà vẫn còn lo lắng cho tôi mà để lại số vàng đành dụm ngần ấy năm để tôi đỡ đần cuộc sống. Trong mắt mẹ có lẽ tôi vẫn chỉ là một đứa trẻ cần được bao bọc. Nói đến đây tôi liền không tự chủ mà ứa nước mắt.
Ngồi trò chuyện với ông thêm chút nữa rồi sau đó tôi chào tạm biệt ông và đi về nhà. Tôi chủ động bảo ông khi nào không có gì ăn thì cứ vào nhà tôi ăn chung với tôi bởi tôi cũng chỉ ở có một mình. Ông lưỡng lự một tí nhưng sau đó vẫn chấp nhận lời đề nghị của tôi.
Thay vì về đến nhà và đi ngủ thì tôi lại lấy theo cái chăn rồi chạy lại chổ của ông. Lúc này thì ông rơi nước mắt thật rồi, ông bảo chưa từng có ai tốt với ông như thế kể cả con trai ông. Thì ra, ông phải sống ngoài đường thế này là do con ông đã đuổi ông ra khỏi nhà vì vợ của anh ấy chê ông dơ bẩn, thấy ông cũng đã già nên sợ nuôi ông sau này có gì thì lại tốn cơm tốn gạo. MẤT DẠY, KHỐN NẠN là những từ ngữ bần tiện nhất mà tôi có thể dùng cho hai vợ chồng đó. Tôi chẳng biết làm gì ngoài an ủi ông rồi nán lại ở đó một chút để canh ông ngủ.
Lúc tôi đặt chân trước của nhà thì cũng đã gần sáng rồi, tôi cũng không còn thời gian để ngủ nữa. Bởi vì để duy trì cuộc sống yên ổn ở hiện tại thì tôi phải làm hai công việc và hai buổi sáng và tối. Sáng thì tôi làm cho một quán cafe còn tối thì như tôi đã nói ấy, làm ở quán bar. Thay vội bộ đồng phục, gặm nhanh chiếc bánh mì rồi đi đến chổ làm. Tôi ngó sang cái cây kia xem ông còn ở đó không thì như dự đoán, ông vẫn ngủ ngon giấc ở đó. Tôi sợ rằng người qua đường hoặc những người ở khu nhà gần đó sẽ đuổi ông đi, nếu như vậy thì ông sẽ đi đâu?
Rất nhanh đã đến giờ tan làm, tôi phi thật nhanh đến chổ của ông thì thấy ông đã đi đâu mất rồi. Đành phải lủi thủi đi về trong sự lo lắng, bồn chồn. Dù ông không phải cha tôi nhưng tôi vẫn thấy thương ông, thương cho tấm thân bạc bẽo, tần tảo nuôi con để rồi lại thành nuôi ong tay áo.
Đã hơn một tháng trôi qua tôi vẫn không thấy ông ấy đâu. Tuyết thì càng ngày càng dày đặc, tuổi già nếu ở bên ngoài trời lạnh thế này lâu quá thì không tốt cho sức khỏe. Chẳng biết là ông đã tìm được chổ mới ấm cứng hơn chưa nữa, nhưng đã một tháng rồi mà ông không quay lại thì chắc có lẽ ông đã tìm được rồi. Vì vậy tôi ngững không suy nghĩ nữa mà nhấc cái thân lười này đi làm việc.
Gần đây ổ khóa nhà tôi bị hư mà tôi vẫn chẳng thể tìm được thợ sửa khóa nào, nếu không sửa khóa sớm thì chắc chắn khả năng nguy rất cao. Tôi có nên đem theo ảnh của mẹ và số vàng từ mẹ mà tôi chưa hề sử dụng đi đến nơi làm việc không nhỉ. Nhỡ đâu trường hợp xấu nhất xảy ra với tôi thì ít ra bên người tôi vẫn còn vật kỷ niệm của mẹ.
Thật là lúc ở nhà tôi suy diễn linh ta linh tinh nên hôm nay chẳng thể tập trung vào công việc, đã vậy tôi còn cảm thấy là lạ trong người như thể sẽ có việc gì đó không lành xảy ra. May thay hôm nay tôi được tan ca sớm, vội vội vàng vàng chạy về nhà xem có gì không thì bỗng cả người tôi cứng đơ khi thấy ông ấy và một kẻ nào đó đang vật lộn trước cửa nhà tôi. Hắn ta khi thấy tôi thì liền hạ một nhát dao xuống người ông rồi bỏ chạy. Tôi lúc này run rẫy mà chạy đến đỡ lấy ông.
“Ông ơi, ông cố lên. Cháu… cháu sẽ gọi cấp cứu. Ông gắng cầm cự nha ông” Tay tôi phải kiềm chế lắm mới có thể ngưng đi cơn run mà lấy điện thoại gọi cấp cứu
Đang ấn phím thì bỗng ông ngăn tôi lại
“Thôi, đừng gọi chi cháu à, đưa ông đến viện thì chỉ phí tiền cháu hơn thôi. Ông cũng tuổi già sức yếu rồi, sống thêm chi cho chật đất hao của”
“Không… không ông đừng nói bậy, cháu còn vàng của mẹ cháu để lại, cháu sẽ dùng nó để cứu ông” Tôi bật khóc
“Ông đã bảo không cần rồi mà, à thằng ban nãy nó định vào nhà cháu trộm đồ... khụ… đúng lúc ông định qua nhà cháu ăn ké mấy món cháu làm… khụ khụ… ông và nó cứ vật lộn nhau như thế đến khi cháu về. Lát nữa nhớ… kiểm tra xem có mất gì không đấy… khụ… đến lúc đó thì đừng đòi ông già này bồi thường nha haha…”
“Thôi đến đây được rồi… khụ… thân già này đi trước đây, cháu ở lại hãy mạnh mẽ mà vượt qua những chuyện ngoài ý muốn ở tương lai vì đời cháu còn dài còn nếm cay đắng nhiều, à… cảm ơn cháu… vì chiếc bánh hôm đó”
Tay ông ban nãy còn đặt lên tay tôi giờ đây đã vô lực mà buông thõng xuống nền gạch. Máu đỏ thẫm chảy lan ra từng lớp tuyết. Tôi cứ thế ôm lấy ông rồi khóc, dần dần hàng xóm cũng ùa nhau ra mà xem. Tại sao, tại sao ban nãy lúc nguy hiểm mà chẳng một ai đến giúp để rồi giờ đây mọi thứ vô phương cứu chữa thì lại tụm nhau đến bảo tôi gọi cấp cứu? Lòng người bây giờ ích kỷ đến thế sao? Mãi sau này tôi mới biết được rằng suốt một tháng ông mất tích thật ra là ông đã đi qua thành phố bên kia để tránh làm phiền tôi, ông biết tôi ngày nào cũng đến gốc cây ấy tìm ông; cái ngày mà ông trở lại tìm tôi để nói lời tạm biệt cuối cùng là ngày mà ông biết mình cũng gần đất xa trời rồi bởi ông mắc trong mình một khối u não. Đó cũng là lí do chính mà con ông lại đuổi ông ra khỏi nhà vì tiền chạy bệnh rất cao nhưng ông lại không kể lí do đó cho tôi nghe, và sau này tôi cũng biết ra rằng hôm đó khi ông ẩu đả với tên cướp thì mọi người lúc ấy đều chứng kiến tường tận mọi việc nhưng không một ai đứng ra giúp đỡ vì sợ hệ lụy đến bản thân. Bọn họ khi biết ông bị tên cướp làm cho mất mạng như vậy thì liền cảm thấy rất hối hận, hối hận vì không ra cứu giúp, hối hận vì chẳng thể thay tôi gọi cấp cứu nhưng để làm chi cơ chứ, sự ăn năn của họ có giúp ông sống lại hay không?
Gửi đến người mẹ yêu dấu của con, con giờ đây vẫn sống một cuộc sống rất yên ổn nên mẹ ở đó chớ lo lắng, số vàng của mẹ con đã không dùng mà sẽ cất giữ lại sau này truyền đến đời con của con. Mẹ ở trên ấy chắc cũng biết nhiều đêm vì nhớ mẹ, nhớ lại chuyện cũ mà khóc đến cả mắt sưng húp, nhưng mẹ không cần phải lo bởi vì ai đó đã từng dạy cho con biết rằng mỗi khi giọt nước mắt của con rơi xuống chính là lúc con từng bước trưởng thành hơn trên con đường chinh phục cảm xúc. Phải rồi mẹ, ở đấy mẹ có thấy ông lão nào không, một ông lão vơi gương gặp đầy phúc hậu nhưng lại gầy gò ốm yếu. Ông ấy tội nghiệp lắm mẹ à, ông ấy cũng từng giúp con khỏi bị mất trộm đấy ạ. Nếu mẹ có thấy ông ấy thì mẹ gửi lời thăm giúp con nhé! Yêu mẹ.
Cuối cùng, gửi đến ông – người “ba” thứ hai của cháu. Cuộc đời này vất vả ông nhỉ, lòng người thật tàn nhẫn phải không ông khi mà chỉ biết trơ mắt đứng nhìn người khác gặp nguy hiểm và cuối cùng khi người ấy trút đi hơi thở cuối cùng thì mới biết ăn năn hối lỗi. Cháu biết người có lòng vị tha cao cả như ông ở trên thiên đàng sẽ tha thứ cho họ nhưng còn cháu thì không. Vả lại sao ông không bảo sớm với cháu rằng ông bị khối u ở não, cháu thật muốn giận ông nhưng lại thấy thương ông nhiều hơn. Nếu lúc ấy cháu biết được ông như vậy thì sẽ chạy đi tìm ông để bắt ông về nhà cháu. Nhiều khi cháu tự trách mình tại sao hôm ấy không về thật nhanh, nhanh đến độ dù chân có rụng rời thì vẫn phải chạy, để như vậy thì ông chắc hẳn vẫn sẽ ở bên cháu dù thời gian của ông chỉ còn ít ỏi. Không biết là ông có nhận được bánh cháu gửi không ạ, chiếc bánh lần đầu tiên ta gặp ấy. Tuần nào cháu cũng ăn nó, mỗi lần ăn là mỗi lần kí ức ùa về. Nhưng mà thôi ạ ông đã bảo rằng cháu phải mạnh mẽ cơ mà, cháu sẽ không bám quá khứ nữa chỉ là lúc này đây – khi viết thư gửi đến ông thì lòng cháu lại đau lòng chuyện cũ, đau khi nghĩ đến những sự thờ ơ ấy, thờ ơ đến rát buốt tâm hồn.