sáng tác Chiếc lá rơi muộn ( Phần I )

sáng tác Chiếc lá rơi muộn ( Phần I )

nauyeee
nauyeee
  • Thành Viên 20
Thu đã về trên con phố, về đến con ngõ và các ngách nhỏ. Làn gió heo may cuốn đi biết bao lòng người nhung nhớ giờ đã trở về sum vầy. Rồi một năm qua ở chốn nào không hay. Lá vàng rụng đầy gốc từ bao giờ mà để người ta quét đi. Nó vàng rồi khô lại mà kêu xào xạc. Một làn gió cuốn những lá trên cây đi, chỉ còn vài chiếc cố bám chặt vào cành. Lơ lửng trên không trung rồi chao đảo lượn vài vòng hạ cánh xuống mặt đất. Tất cả như khiến chúng ta phải đâm đầu vào mà đỡ lấy những khoảnh khắc, những rung động tinh tế mà vạn vật ban tặng. Đó là một vài giây phút bỏ lửng khiến trái tim không khỏi thổn thức mà nhung nhớ.

5441

Trong suy nghĩ của chú Lành cái mùa thu đến như vậy ấy. Gió chen chúc qua các lỗ căn nhà để lùa được đến tận cái bàn làm việc của ông. Giấy tờ rơi vương vãi khắp nhà, vài bài đang viết dở với những nét mực khô. Nó rơi không có hướng, gặp đâu rơi đấy, gió to thì bay xa hơn rồi đậu trên cái ghế và cái bàn uống nước. Chú vội đứng dậy, tay vịn vào bàn lọ mọ đi nhặt từng tờ giấy. Rồi gom lại thành một tập ông đặt nhẹ xuống bàn. Cái tiết trời này làm ông nhớ đến câu chuyện "Chiếc lá cuối cùng" của O.Henry. Chú cứ đăm chiêu suy nghĩ một lúc lâu, như đang cố tìm ra một ý tưởng cho bài viết mới của mình.

Chú Lành viết sách cũng được vài chục năm rồi. Chú lấy bút danh của mình là nhà văn Thành. Chú thích cái tên Thành hơn, "thành" trong "trưởng thành" và "thành công". Chú đã từng xuất bản một cuốn tiểu thuyết mang tên " Chiếc lá rơi muộn" và nhận được lời khen từ nhiều độc của mình. Đó là cái thời mới cưới và hạnh phúc lắm. Chú viết nó trước khi lấy vợ và hoàn thành sau khi sinh cháu đầu tiên. Có thể nói, ấy là cuốn sách để đời và sáng giá nhất đối với chú đến lúc này. Không chỉ dừng lại ở đó, hàng ngày chú vẫn cố gắng viết ra những tác phẩm độc đáo hơn và hay hơn để mang đến với độc giả. Nhưng thời gian qua dần, hết lần này đến lần khác cái thùng đựng những bản viết sai của chú đã đầy ắp và bị vo vụn. Cái thùng rác cứ đứng trơ trọi ở đấy, nó không quan tâm ai cũng chẳng màng gì. Mặc kệ khi trong mình càng ngày càng đầy những nét chữ nghệch ngoạc gạch xoá đen sì.

- Chị Huệ ơi, chị Huệ !

- Ơiiii

- Chị bán cho em một chai rượu. Chị đong giúp em nhé.

Dưới tầng 1, tiếng gọi cô Huệ bán hàng đã vang vọng đến tận cái bàn làm việc của chú Thành. Cô Huệ là vợ chú Thành, họ cưới nhau cũng được 22 năm rồi. Đứa con lớn giờ cũng đã 19 tuổi. Ở nhà, cô Huệ một tay bếp núc, một tay bán hàng. Cô chắt rượu bán cho người ta mà cái nắp chai còn dính đầy dầu mỡ. Bán xong cô quay vào nhà làm tiếp việc còn dở dang. Chú Thành cũng đang cặm cụi với những thứ chưa hoàn tất.

Khoảng 10 giờ hơn, cô Huệ đi ra nhà trẻ đón đứa con út đi học về. Vừa thấy mẹ, nó sà vào lòng như để chuẩn bị kể cho mẹ biết bao là chuyện của ngày hôm nay. Nó kể cho mẹ chuyện miếng đậu của con bị bạn Bình ăn mất, cái dép của con bị bạn Phương giấu đi. Cơ man bao chuyện chưa kể nó cứ léo nhéo ngồi đằng sau mẹ nó. Chíu cha chíu chít như con chim ri được mẹ bón mồi. Nhưng trong đầu mẹ nó giờ đây chỉ là chậu quần áo còn chưa giặt.

Cún chạy vào chào bà nội, bà vừa bên nhà bà hàng xóm về. Bà nội "Ừ" một câu rồi đi thẳng vào nhà. Hương - đứa con gái lớn vừa mới đi học về, cũng sắp lên lớp 12 năm cuối cấp rồi nên học hành nhiều hơn. Con bé Hương luôn đạt thành tích học tập giỏi suốt từ hồi đi học đến giờ. Cô Huệ làm việc vất vả nhưng thấy con học tập tốt bà mừng lắm. Cô cho con đi học thêm ở nhiều thầy cô bên ngoài đến nỗi con bé chật kín cả lịch học. Hương cả ngày chỉ học, cô được rất nhiều giải thưởng lớn của trường học. Cô được giải nhất môn văn cấp tỉnh năm và được giải nhì học sinh giỏi văn quốc gia lớp 10. Năm lớp 11, cô chuyển sang thi môn hoá học và đạt rất nhiều huy chương. Trong cái phố này, ai cũng biết tới cái Hương nhà cô Huệ, chúLành học giỏi hiền lành dễ mến. Mỗi lần khách tới mua hàng là hỏi han cái Hương và khen ngợi. Bà Huệ mừng lắm, mặt mũi cởi mở.

Bữa cơm trưa không ai nói một câu gì, mặt bà nội lạnh tanh. Bữa cơm im lặng mà không có lấy một tiếng động nào. Hình như ngày nào cũng vậy, con Cún cũng biết điều nên chỉ cứ lẳng lặng mà ăn. Chẳng ai muốn lên tiếng để nói chuyện hỏi han nhau về ngày hôm nay như thế nào. Như thể, những câu chuyện ấy chỉ là mình mình biết chứ không có một ai biết thêm điều gì cả. Có thể, một trong số người ấy cũng muốn nói đấy chứ nhưng không phải lúc này hay hoàn cảnh này.

Cách đây 19 năm trước, cô Huệ sinh ra một cậu con trai. Giờ cậu Nam ấy đã đi làm ra tận trên Hà Nội, nghe đâu cậu ấy bảo làm tài xế taxi thuê. Nam với Hương cách nhau có hai tuổi, thế nên hồi cô sinh cái Hương vất vả lắm. Cô Huệ một lúc chăm hai đứa con liền. Rồi tã quần áo, tiếng khóc của nó khiến cô mất ngủ bao ngày. Cô trở nên cằn nhằn hơn và cáu hơn. Cô rất mệt nên tính tình của cô trở nên khó chịu hẳn. Bà nội hồi đấy cũng không chăm cháu nhiều để giúp đỡ con dâu. Hàng đêm, cháu khóc quấy mà bà nội không quan tâm đến. Một mình cô Huệ với các con trong phòng dỗ nhau ngủ. Chú Lành đi làm xa, đợt ấy chú được điều đi một nơi khác làm việc. Vì lúc ấy, cuốn sách của chú được đón nhận nồng nhiệt. Chú hay gọi điện về cho vợ hỏi han con cái dạo này có ngoan không. Mà tiếng khóc của con che lẫn tiếng chuông điện thoại, mà không nghe được. Khi chú Lành có dịp về thăm con, thì bà nội mới vào phòng dỗ cháu mình và bế cháu trên tay.

- À ơi, nín đi con. Bà thương, bà thương con.

- Ồ thế mà càng nhìn càng giống ba mày ghê nhá.

Chú Lành đưa tay đón lấy con mình, âu yếm và ru con ngủ. Một hơi ấm, tình thương của người cha dành cho đứa con thơ ngây của mình. Thằng bé nghịch ngợm lắm, còn con bé thì cũng hay khóc nhưng so với ngày trước thì ngoan hơn thằng anh nhiều rồi. Cô Huệ mệt quá ngủ thiếp đi, đêm đến chú Lành chăm con hộ. Được vài ngày, chú Lành lại phải đi làm xa. Cô Huệ tiễn ông chồng đi, trên tay còn bồng bé cái bé Hương.

- Mau về sớm ông nhé !

- Tôi sẽ về sớm. Bà ở nhà chăm con nhé, tôi sẽ nhớ chúng nó lắm.

Rồi chú ngồi trên con xe ô tô của người ta, con xe chạy tít xa mãi...

Có lẽ từ hồi đấy đến giờ mà cô Huệ hay cáu gắt hơn, cô hay nhộn ầm lên khi nhà cửa bẩn thỉu chưa ai lau dọn và hay cáu vô cớ mỗi khi cô bực tức. Người ta không còn nhìn thấy cô gái của chục năm trước đâu mà chỉ nhìn thấy một người phụ nữ lớn tuổi hay làu bàu. Cô lúc nào cũng có thể nói lớn và la rầy chúng nó. Cô suốt ngày ở trong nhà làm việc bếp núc với bán hàng tạp hoá.Một cửa hàng con nhỏ của cô để có tiền ra vào.

Hồi ấy nhà cô còn có mấy sào ruộng, bà lắm tất. Mấy đứa con để ở nhà bà nội trông nom. Nhiều lúc thấy thương mẹ, con Cún cứ sa vào lòng mẹ mỗi đêm và ôm mẹ nó. Mẹ nó chằng nói chẳng rằng ngủ thiếp đi...

Nghẹt thở. Bức bối. Nước mắt. Và sự cô quánh vây bủa. Tất cả đều làm hẹp những con đường mà đôi chân trần đang bước đi. Những tưởng là một ngày, hai ngày nhưng dường như đang tiếp diễn chả biết đến khi nào. Cũng chả muốn đếm nữa, vì càng đếm càng dính chặt. Dính cũng dứt ra được và chỉ thấy đau đớn. Nhưng trong cái nỗi khổ ấy, vẫn có tình yêu thương và sự trân trọng đáng quý. Nhận ra được sự cảm thông và yêu quý của những trái tim. Và đôi mắt đen sì sâu hoắm ấy không khác chính là hố chôn vùi những nỗi khổ và bi ai.

Chiều tàn, nắng đang dần tắt. Trời cũng bắt đầu trở lạnh. Những rèm cửa bay nhè nhẹ trong gió. Cái Hương đi học về cầm trên tay cuốn "đời thừa" của nhà văn Nam Cao. Nó đi qua phòng ba mình, nhìn một hồi lâu...

Tác giả: Nguyễn Kim Ngân
Bản quyền bài viết thuộc về Văn học trẻ

Xem thêm:
Chiếc lá rơi muộn ( Phần II )
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
cuoc song gia đình tieu thuyet
  • Love
Reactions: Long lanh
557
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top