Chức năng của văn học

Chức năng của văn học

+ Chức năng nhận thức : Văn học không giống bộ môn khác, nhân thức theo kiểu phân môn mà là trong sự toàn vẹn của đời sống. Nó còn là kho chứa khổng lồ tri thức về đời sống xã hội, dễ dàng tái hiện quá khứ. Văn học còn giúp tìm hiểu thân phận con người, khám phá các tính cách xã hội của 1 giai cấp. Bằng các hình tượng nghệ thuật, văn học giúp ta nhận thức được các giá trị tinh thần kết tinh trong thế giới đối tượng khơi gợi khả năng biến quá trình nhận thức thế giới khách quan thành tự nhận thức chính mình

Văn học giúp ta nhận thức các giá trị tinh thần kết tinh trong thế giới đối tượng, khơi gợi khả năng biến quá trình tự nhận thức thế giới khách quan thành quá trình tự nhận thức về bản thân. => Với người đọc quá trình nhận thức hiện thức đời sống trong tác phẩm đồng nghĩa với quá trình người đọc nếm trải, sồng lại từ đầu một biến cố, một tâm trạng, một tình huống hay số phận để ngộ ra, giác ngộ ra điều mà ta đã biết, đã quen nhưng giờ mới thấy thấm thía. Những ai từng trải sẽ có dịp nghiền ngẫm bình tĩnh và khách quan hơn, còn ai chưa từng sống qua thì nếm trải nó như chính cuộc đời

Đối với tôi văn chương không phải là 1 cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên ; trái lại, văn chương là 1 thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi 1 cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn.
(Thạch Lam)

“Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó.” (Biêlinxki)


+ Chức năng giáo dục : Văn học khêu gợi tư tưởng, tình cảm nuôi dưỡng tâm hồn, niềm tin cho con người. Nó biến sự giáo dục thành khả năng tự giáo dục, giúp con người tự hoàn thiện nhân cách. Nhân cách con người được hình thành 1 cách trọn vẹn thông qua văn học, cách hình tượng văn học đã được nhà văn cẩn thận hconj lọc và gây được cảm xúc tự nhiên trong lòng người đọc. Tác phẩm văn học hiện ra không phải như người thầy thuyết giáo, rao giảng đạo lí mà là đối thoại. Mọi chân lí, đạo đức mà văn học mang lại không khô khan như triết học mà sống động, giàu hình ảnh. Với văn học giáo dục được tác động ở sự lay động tình cảm con người, tác động vào tình cảm là tác động vào khâu then chốt. Người đọc bị xúc động say mê, lôi cuốn bởi những điều viết ra trong tác phẩm người đọc sẽ dễ nhận ra những lầm lạc hoặc làm theo tiếng gọi của những điều tốt đẹp mà tác giả gợi ra. Vậy nghệ thuật cải tạo và giáo dục con người bằng tình cảm và thông qua con đường tình cảm.

Trong quá trình tác động và cải biến con người văn học hiện ra không phải như người thầy, người thuyết giáo mà như người đồng hành, người đối thoại với bạn đọc

Nguyên Ngọc khẳng định: “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người” => Nó là tấm gương để con người tự soi mình tự đối chiếu để phán xét người khác và bản thân. Như vậy nghẹ thuật đã chuyển quá trình giáo dục thành tự giáo dục. Giáo dục bằng nghệ thuật không có tính chất cưỡng bức mà là một hoạt động tự giác

“Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp.” (Ai-ma-tốp)

+ Chức năng thẩm mĩ : là khả năng phản ánh cái đẹp để làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ, khơi dậy cảm xúc thẩm mĩ và bồi đắp phát triển năng lực thị hiệu của bạn đọc. Cái đẹp là mục đích sáng tác, là mối quan tâm hàng đầu của văn chương, nhà văn là người có tư chất đặc biệt trong việc phát hiện cái đẹp đời sống, có quan niệm, lí tưởng thẩm mĩ riêng, gửi gắm khát vọng và còn là như cầu thưởng thức cái đẹp của bạn đọc, nâng cao năng lực thẩm mĩ mà đời sống không thể đáp ứng. Nó giúp tự tin và thêm yêu cuộc sống. Nghệ thuật có khả năng bất tử hóa cái đẹp, viết bằng sự rung cảm của trái tim. Đôi khi có những sự vật xấu xí trong đời sống nhưng lại hóa lung linh trên trang văn bởi có tính thẩm mĩ, tạo nên cái thẩm mĩ từ chính hình thức nghệ thuật. Văn học giúp ta làm giàu kho kinh nghiệm thẩm mĩ, mài sắc các giác quan thẩm mĩ thường xuyên tiếp xúc với văn học nghệ thuật ta sẽ thành người sành sỏi, tinh tế, nhạy bén có chuẩn mực đánh giá riêng của mình để phân biệt cái đẹp và không đẹp trong văn học và trong cuộc sống quanh ta. Văn học còn hình thành lí tưởng thẩm mĩ cho con người. Bởi vì vh bao giờ cũng phản ánh hiện thực đời sống dưới ánh sáng của lí tưởng thẩm mĩ. Lí tưởng thẩm mĩ là hình ảnh các giá trị thẩm mĩ mong muốn cần phải có, là lí tưởng về đời sống phù hợp quan niệm của chúng ta về cái đẹp. Văn học không chỉ khơi dậy khoái cảm thẫm mĩ, mà còn đánh thức bản chất nghệ sĩ và niềm say mê sáng tạo trong mỗi cá nhân. Đó là chức nội dung cơ bản của chức năng thẩm mĩ của văn học nghệ thuật.

Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng.” (CharlesDuBos)

Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái đẹp và cái nhân đạo ( xê – lê – khốp )


+ Chức năng giao tiếp : là sự đối thoại đặc biệt giữa tác giả và bạn đọc. Nếu nhà văn là người mang đứa con tinh thần đến với độc giả thì độc giả lại là người mang đến hơi thở, sự sống cho tác phẩm
 

Đính kèm

  • chuc-nang-cua-van-hoc-la-gi.png
    chuc-nang-cua-van-hoc-la-gi.png
    180.7 KB · Lượt xem: 41
393
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top