Soạn văn Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh)

Soạn văn Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh)

Lan Hương
Lan Hương
  • Thành viên BQT
  • Truyền thông VHT 20
Các bạn nhỏ thường đặt ra câu hỏi: "Cái gì sinh ra trước nhất?" Cùng soạn bài "Chuyện cổ tích về loại người" của nhà thơ Xuân Quỳnh để hiểu nội dung chính của bài và tìm ra câu trả lời cho câu hỏi vừa rồi nhé!

6613


Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh)

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):


- Một số truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam hoặc văn học nước ngoài là:

+ Giê-hô-va sáng tạo ra con người (châu Âu)
+ Thần Pờ-rô-mê-tê sáng tạo ra con người (Hy Lạp)
+ Bản Cổ khai thiên lập địa và Nữ Oa sáng tạo con người (phương Đông), …

- Các truyện có điểm kì lạ là đều giải thích nguồn gốc loài người do Trời sinh ra. Đó là cách giải thích mang màu sắc hoang đường, kì ảo.

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Một số bài thơ viết về tình cảm gia đình như:

LÀM ANH (Phan Thị Thanh Nhàn)

Làm anh khó đấy
Phải đâu chuyện đùa
Với em gái bé
Phải “người lớn” cơ.

Khi em bé khóc
Anh phải dỗ dành
Nếu em bé ngã
Anh nâng dịu dàng.

Mẹ cho quà bánh
Chia em phần hơn
Có đồ chơi đẹp
Cũng nhường em luôn.

Làm anh thật khó
Nhưng mà thật vui
Ai yêu em bé
Thì làm được thôi

THƯƠNG ÔNG (Tú Mỡ)

(Trích)


Ông bị đau chân
Nó sưng nó tấy
Đi phải chống gậy
Khập khiễng khập khà
Bước lên thềm nhà
Nhấc chân quá khó
Thấy ông nhăn nhó
Việt chơi ngoài sân
Lon ton lại gần
Âu yếm nhanh nhảu:
- Ông vịn vai cháu
Cháu đỡ ông lên!

Ông bước lên thềm
Trong lòng sung sướng
Quẳng gậy cúi xuống
Quên cả đớn đau
Ôm cháu xoa đầu
- Hoan hô thằng bé
Bé thế mà khỏe
Vì nó thương ông.


* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Theo dõi: Số lượng tiếng trong một dòng thơ.


- Một dòng thơ có 5 tiếng.

2. Hình dung: Hình ảnh trái đất khi trẻ con được sinh ra.

+ Trên trái đất trần trụi
+ Không dáng cây ngọn cỏ
+ Mặt trời cũng chưa có
+ Chỉ toàn là bóng đêm
+ Không khí chỉ màu đen
+ Chưa có màu sắc khác.


3. Hình dung: Sự thay đổi của trái đất sau khi trẻ con được sinh ra qua miêu tả của nhà thơ.

+ Mặt trời nhô cao.
+ Màu xanh cỏ cây bắt đầu có
+ Cây cao bằng gang tay
+ Có lá cỏ và hoa
+ Hoa có màu đỏ
+ Chim bấy giờ sinh ra
+ Có tiếng hót của chim trong và cao
+ Có gió truyền âm thanh
+ Có sông, có biển
+ Biển sinh ý nghĩ, cá tôm, những cánh buồm
+ Đám mây cho bóng rợp
+ Có đường cho trẻ tập đi

4. Theo dõi: Các nhân vật, sự việc được kể trong bài thơ.

- Các nhân vật: mẹ, bà, bố, thầy giáo

- Các sự việc:

+ Cái bống, cái bang
+ Cái hoa
+ Cánh cò
+ Vị gừng
+ Vết lấm
+ Đầu nguồn cơn mưa
+ Bãi sông cát vắng ,…

5. Hình dung: Sự chăm sóc, yêu thương của mẹ dành cho con.

+ Mẹ cho con tình yêu và lời ru
+ Mẹ bế bồng chăm sóc

6. Hình dung: Hình ảnh bà kể chuyện và thế giới trong những câu chuyện cổ bà kể.

+ Chuyện con cóc nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác …

+ Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện.


7. Hình dung: Sự yêu thương, chăm sóc mà bố dành cho con.

+ Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ


8. Hình dung: Khung cảnh mái trường thân yêu.

+ Có lớp, có bàn, có thầy giáo, có cái bảng bằng cái chiếu, cục phấn từ đá,…

* Sau khi đọc

Nội dung chính:


Bài thơ kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp,… đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con. Qua đó bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho tuổi thơ.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):


- Những căn cứ để xác định văn bản “Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ” là:

+ Mặc dù có yếu tố tự sự nhưng “Chuyện cổ tích về loài người” vẫn là một bài thơ vì nhà thơ chỉ mượn phương thức tự sự để bộc lộ cảm xúc, tình cảm yêu thương dành cho trẻ thơ.
+ Về hình thức: mỗi dòng thơ có 5 tiếng, các dòng được sắp xếp theo khổ và không giới hạn số lượng dòng trong một bài.
+ Bài thơ sử dụng vần chân ở hầu hết các dòng thơ, ví dụ:

“Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”


+ Mỗi dòng thơ đều được ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, tạo âm điệu nhịp nhàng. Ví dụ:

“Trời sinh ra/ trước nhất
Chỉ toàn là/ trẻ con
…..
Màu xanh/ bắt đầu cỏ
Màu xanh/ bắt đầu cây”


Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi sau khi trẻ con ra đời là:

+ Mặt trời nhô cao.
+ Màu xanh cỏ cây bắt đầu có
+ Cây cao bằng gang tay
+ Có lá cỏ và hoa
+ Hoa có màu đỏ
+ Chim bấy giờ sinh ra
+ Có tiếng hót của chim trong và cao
+ Có gió truyền âm thanh
+ Có sông, có biển
+ Biển sinh ý nghĩ, cá tôm, những cánh buồm
+ Đám mây cho bóng rợp
+ Có đường cho trẻ tập đi


→ Theo cảm nhận của nhà thơ, mỗi sự thay đổi trên thế giới đều bắt nguồn từ sự sinh ra của trẻ con. Các sự vật, hiện tượng xuất hiện đều để nâng đỡ, nuôi dưỡng, góp phần giúp trẻ con trưởng thành cả về thể chất và tâm hồn.

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/soan-van-6.1064/
 
Từ khóa
chuyện cổ tích về loài người trái đất trẻ em xuan quynh
849
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top